Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

hút thuốc lá thụ động và các tác động trên sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 34 trang )

Hút thuốc lá thụ động và các tác động trên sức khoẻ
Jonathan Samet, MD, MS
Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health


Hút thuốc lá thụ động là gì (Secondhand Smoke, hay SHS)?

Dòng khói chính
(Mainstream Smoke, hay
MS): Dòng khói mà người
hút thuốc lá hít vào trực
tiếp qua đầu điếu thuốc

Dòng khói phụ
(Sidestream Smoke, hay
SS): Khói tỏa ra từ đầu
điếu thuốc đang cháy âm
ỉ giữa hai lần rít thuốc

Khói thuốc thụ động
(SHS): Kết hợp dòng
khói phụ và
dòng khói chính thở ra

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

2



Khói thuốc thụ động (SHS) hay khói thuốc trong môi
trường (ETS)?
Khói thuốc thụ động (SHS) hay khói thuốc trong môi trường
(ETS)?

 Khói thuốc thụ động (SHS) là từ ngữ được ưa chuộng hơn
 Khói thuốc trong môi trường (ETS) là từ ngữ phát sinh từ công
nghiệp thuốc lá

Hút thuốc chủ động
Hút thuốc thụ động
Hút thuốc không tự nguyện

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

3


Những thành phần của khói thuốc thụ động
Khói thuốc thụ động chứa cùng những loại khí và phần tử tìm
thấy trong dòng khói chính
Khói thuốc thụ động là một hỗn hợp biến thiên, thay đổi theo
thời gian

Về chất lượng, khói thuốc thụ động tương đương với dòng khói
chính nếu nói về độc tính tiềm tàng

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

4



Khói thuốc thụ động và những tác động trên sức khoẻ
Chứng cứ rút ra từ kiến thức về các thành phần cấu tạo khói thuốc
thụ động và độc tính của chúng
Chứng cứ về hút thuốc lá chủ động và ảnh hưởng đến sức khoẻ là
cơ sở

Các nghiên cứu đã đánh giá mức phơi nhiễm và liều lượng bằng
cách sử dụng các thông số sinh học
Các nghiên cứu dịch tễ học cung cấp chứng cứ trực tiếp về những
nguy cơ đến sức khoẻ

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

5


Nghiên cứu của Hirayama

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng theo Hirayama, T. (1990).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

6


Báo cáo năm 1986 của Bác sĩ trưởng Hoa Kỳ
C. Everett Koop, MD
Nguyên Bác sĩ trưởng Hoa Kỳ


Nguồn tham khảo: Wikipedia Commons. Được phép sử dụng cho mục tiêu giáo dục.
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

7


1986: Ba báo cáo chủ chốt

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

8


IARC, năm 2004

Hút thuốc lá không tự nguyện
(phơi nhiễm khói thuốc thụ
động hoặc phơi nhiễm “khói
thuốc trong môi trường”) gây
ung thư ở người (Nhóm 1)

Nguồn tham khảo: Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư
(International Agency for Research on Cancer - IARC). (2004).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

9


Hút thuốc thụ động và ung thư phổi: 1986


“Hút thuốc lá không tự
nguyện là nguyên nhân gây
bệnh tật, kể cả ung thư
phổi, ở người không hút
thuốc lá”

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

10


Báo cáo năm 2006 của Bác sĩ trưởng Hoa Kỳ: Công bố vào
ngày 27 tháng 6, 2006

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

11


Báo cáo năm 2006 của Bác sĩ trưởng Hoa Kỳ
“Báo cáo của Bác sĩ trưởng Hoa Kỳ
mà chúng tôi phát hành hôm nay,
nhan đề Phơi nhiễm khói thuốc lá
không tự nguyện và hậu quả trên
sức khoẻ (The Health Consequences
of Involuntary Exposure to Tobacco
Smoke), đã chứng minh không thể
chối cãi được là hút thuốc lá thụ
động gây tổn hại đến sức khoẻ con
người. Trong 20 năm vừa qua, cộng

đồng khoa học đã đi đến kết luận
thống nhất về điểm này.”

— Phó đô đốc Richard H. Carmona,
MD, MPH, FACS
Bác sĩ trưởng Hoa Kỳ
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ,
27 tháng 06, 2006
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

12


Báo cáo năm 2006 của Bác sĩ trưởng:
Những kết luận chính
Hút thuốc lá thụ động gây chết sớm và bệnh tật ở trẻ em và người
lớn không hút thuốc lá
Trẻ em phơi nhiễm khói thuốc thụ động có nguy cơ gia tăng bị hội
chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, bị
những vấn đề về tai và bị suyễn nặng hơn (cha và mẹ hút thuốc lá
khiến con em của họ có những triệu chứng hô hấp và chậm phát
triển phổi)
Người lớn phơi nhiễm khói thuốc thụ động bị tác hại tức thời ảnh
hưởng đến hệ tim mạch và gây bệnh tim mạch vành và ung thư
phổi

Nguồn tham khảo: Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

13



Báo cáo năm 2006 của Bác sĩ trưởng:
Những kết luận chính
Chứng cứ khoa học cho thấy rằng không có mức không nguy cơ an
toàn đối với phơi nhiễm khói thuốc thụ động
Có cả triệu người Mỹ, cả trẻ em và người lớn, vẫn còn phơi nhiễm
khói thuốc thụ động ngay trong nhà và tại nơi làm việc của họ,
mặc dù đã có nhiều tiến triển trong hoạt động kiểm soát thuốc lá
Bài trừ toàn diện nạn hút thuốc lá trong không gian trong nhà sẽ
bảo vệ người không hút thuốc khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ
động (cách ly người hút thuốc khỏi người không hút thuốc, làm
sạch không khí và thông gió các tòa nhà không thể bài trừ phơi
nhiễm khói thuốc thụ động cho người không hút thuốc)

Nguồn tham khảo: Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

14


Các bệnh và tác hại đến sức khoẻ do hút thuốc lá
thụ động

Nguồn hình ảnh: CTLT phỏng theo Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

15



Tác hại do hút thuốc lá thụ động đối với sức khoẻ trẻ em
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Nhân tố rủi ro đối với SIDS bao gồm:




Hút thuốc chủ động từ người mẹ: nguy cơ càng tăng nếu người
mẹ càng hút nhiều hơn trong thời kỳ mang thai
Sinh non và trọng lượng của trẻ sơ sinh thấp khi chào đời: cả hai
đều có liên quan đến việc người mẹ hút thuốc lá

Hút thuốc lá thụ động trực tiếp kích ứng
đường dẫn khí và gây nhiễm khuẩn hô hấp
Phơi nhiễm nicotine có thể thay đổi
đáp ứng của trẻ sơ sinh đối với tình trạng
giảm oxi-huyết
Nguồn chủ đề: Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006); Nguồn hình ảnh: Đĩa CD hình miễn bản quyền của Hemera Photo-Objects.
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

16


Hút thuốc lá thụ động và nguy cơ bị SIDS:
Phân tích tổng hợp

Rủi ro tương
đối gộp chung*

(95% CI†)


Người mẹ hút thuốc trước khi sinh

2,8

(2,5–3,1)

Người mẹ hút thuốc sau khi sinh

1,9

(1,6–2,4)

Phơi nhiễm khói thuốc thụ động

* OR: tỉ lệ chênh lệch (odds ratio)
‡ CI: khoảng tin cậy (confidence interval)

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng theo Anderson và Cook. (1997).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

17


Suyễn
Người mẹ hút thuốc lá trong lúc có thai có thể ảnh hưởng đến
sự phát triển và đáp ứng của phổi
Hút thuốc lá thụ động làm tăng độ kích ứng của đường dẫn khí
Hút thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ dị ứng nội sinh ở
tuổi thơ ấu

Hút thuốc lá thụ động khiến trẻ thơ có nguy cơ gia tăng bị
nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Nguồn tham khảo: Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

18


Suyễn và các triệu chứng hô hấp: Phân tích tổng hợp

Rủi ro tương đối
gộp chung*†

(95% CI‡)

Suyễn

1,23

(1,14–1,33)

Thở khò khè

1,26

(1,20–1,33)

Ho kinh niên


1,35

(1,27–1,43)

Bị đờm kinh niên

1,35

(1,30–1,41)

Hụt hơi

1,31

(1,14–1,50)

Triệu chứng

* OR: tỉ lệ chênh lệch (odds ratio)
† Cha hoặc mẹ hút thuốc lá
‡ CI: khoảng tin cậy (confidence interval)

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng theo Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

19


Bệnh hô hấp mạn tính
Các triệu chứng hô hấp phổ biến ở tuổi thơ ấu bao gồm:






Ho
Đờm hoặc chảy nước dãi
Thở khò khè

Phơi nhiễm khói thuốc thụ động có thể tăng nguy cơ có triệu
chứng do kích ứng hay gây viêm phổi

Nguồn tham khảo: Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

20


Hút thuốc lá thụ động và các triệu chứng hô hấp mạn tính:
Phân tích tổng hợp

Triệu chứng

Rủi ro tương
đối gộp chung*

(95% CI†)

Ho kinh niên


1,45‡
1,27

1,34–1,58‡
1,21–1,33

Bị đờm kinh niên

1,35

1,30–1,41

* OR: tỉ lệ chênh lệch (odds ratio)
† CI: khoảng tin cậy (confidence interval)
‡ Cho thấy các giá trị không điều chỉnh

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng theo Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

21


Giảm chức năng và sự phát triển của phổi
Ở tuổi thơ ấu, sự phát triển của phổi được hoàn chỉnh khi các phế
nang thành hình
Sự phát triển chức năng của phổi diễn tiến song song với sự thay
đổi chiều cao trong suốt thời kỳ thơ ấu

Hút thuốc lá thụ động tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp và có thể
tác hại đến chức năng phổi

Thai nhi phơi nhiễm hoạt động hút thuốc lá của người mẹ có thể bị
những tác hại lâu dài ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi
Trẻ lớn tuổi hơn hút thuốc lá chủ động bị giảm chức năng phổi

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

22


Bệnh viêm tai giữa
Rối loạn chức năng vòi nhĩ là căn nguyên chủ yếu gây viêm tai giữa
Hút thuốc lá thụ động có thể góp phần gây rối loạn chức năng vòi
nhĩ qua những hiện tượng sau:






Giảm thanh thải niêm dịch-lông rung
Tăng sản hạch vòm họng
Phù niêm mạc
Tăng tần suất bị viêm đường hô hấp trên

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

23


Hút thuốc lá thụ động và viêm tai giữa:

Phân tích tổng hợp

Rủi ro tương đối
gộp chung*†

(95% CI‡)

Viêm tai giữa tái phát

1,37

(1,10–1,70)

Tràn dịch tai giữa (viêm tai keo)

1,33

(1,12–1,58)

Kết quả

* OR: tỉ lệ chênh lệch (odds ratio)
† Cha hoặc mẹ hút thuốc lá; sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên để gộp chung
các tỉ lệ chênh lệch
‡ CI: khoảng tin cậy (confidence interval)

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng theo Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ. (2006).
 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

24



Hút thuốc lá thụ động và bệnh hô hấp cấp tính
Những phần tử trong khói thuốc thụ động rất nhỏ và có thể xâm
nhập vào các đường dẫn khí và phế nang của phổi
Những thành phần khí của khói thuốc thụ động có thể tác hại đến
các chức năng bảo vệ của phổi

Hút thuốc lá thụ động có thể tăng mức nghiêm trọng của bệnh hô
hấp cấp tính do kích ứng và làm viêm phổi

 2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

25


×