Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

tác hại của thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.15 KB, 25 trang )

I.

MỤC LỤC
Đặt vấn đề .........................................................................................2

II.

Thực trạng và những tác hại của thuốc lá .........................................3
1. Thực trạng hút thuốc lá và việc phòng chống tác hại thuốc lá hiện
nay 3
2.

Tại sao người ta lại nghiện thuốc lá? ............................................7

3.

Những chất độc có trong thuốc lá và khói thuốc lá .......................8

4.

Những nguy hại của việc hút thuốc lá ...........................................9
4.1.

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe .....................................9

4.2.

Tác hại về kinh tế của việc hút thuốc lá .................................13

4.3.


Tác hại của thuốc lá đối với môi trường .................................14

4.4.

Thùc tr¹ng ph¸p luËt vÒ phßng, chèng t¸c h¹i thuèc l¸ ............17

III.

Sự cần thiết phải có Luật phòng chống tác hại của thuốc lá ..........18

IV.

Một số ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật ......................................19

V.

Kết luận ...........................................................................................24

1


I. Đặt vấn đề
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá gồm 5 Chương và 30
Điều (lần thứ 3) do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, đã được các bên liên quan,
chuyên gia và các bộ ngành đóng góp ý kiến, quy định về các biện pháp
giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, giảm nguồn cung cấp thuốc lá và các
điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trong đó
chương I quy định về Những quy định chung; chương II quy định về Các
biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá; chương III quy định Các biện
pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá; chương IV quy định Các điều

khoản bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá; chương V là Điều
khoản thi hành. Nội dung của dự thảo Luật đã đưa ra quy định về các
biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá cũng như các điều kiện bảo
đảm để công tác phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả. Bên cạnh việc
quy định chế tài pháp lý là các biện pháp phối hợp đa ngành trong quản
lý trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vận động,
tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá để mỗi người dân tự hiểu về
tác hại của việc hút thuốc để thay đổi hành vi nhằm có lợi cho sức khoẻ
bản thân và người khác. Nội dung của dự án Luật cũng thể hiện theo
hướng chỉ cấm hoặc hạn chế hút thuốc lá ở một số địa điểm. Dự Luật
vẫn bảo đảm quyền được hút thuốc lá của mỗi người (vì thuốc lá không
phải là hàng hoá cấm như ma tuý)...
Hút thuốc lá ở Việt Nam là vấn đề đang gây ra nhiều tác hại đối với
sức khỏe con người, kinh tế - xã hội. Trong phạm vi chuyên đề này
chúng tôi xin nêu ra một số vấn đề về thực trạng và tác hại của hút thuốc
lá. Để từ đó có những kiến nghị cụ thể nhăm hoàn thiện Dự thảo Luật
phòng chống tác hại thuốc lá, dự kiến sẽ trình ra Quốc hội cho ý kiến tại
kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII. Đây được coi là một trong số dự án
Luật khá nhạy cảm giải quyết vấn đề mang tính truyền thống, thói quen
và tác động lớn đến an sinh xã hội và sức khỏe, tính mạng của cả cộng
đồng vì vậy thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
2


II. Thực trạng và những tác hại của thuốc lá
1. Thực trạng hút thuốc lá và việc phòng chống tác hại thuốc lá
hiện nay
Trên thế giới, theo số liệu điều tra năm 1990 của Tổ chức Y tế Thế
Giới: nam giới hút thuốc lá ở các nước phát triển là 30-40%, các nước
đang phát triển là 40-70%; ở nữ giới tỷ lệ này là 20-40% ở các nước

phát triển và các nước đang phát triển là 2-10%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 'thuốc lá là một trong những mối
đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng mà con người hiện nay phải
đương đầu'. Mỗi năm có hơn năm triệu người trên thế giới chết vì các
bệnh liên quan thuốc lá. Con số này còn có thể tăng lên hơn tám triệu
người vào năm 2030 nếu như chúng ta không hành động để kiểm soát
bệnh dịch liên quan thuốc lá. Hơn 80% trong số một tỷ người hút thuốc
trên thế giới là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. WHO cho
biết, khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 hóa chất, trong đó có khoảng 250
chất có hại và hơn 50 chất gây ung thư. Thuốc lá gây hại cho cả người
trực tiếp sử dụng và những người chung quanh, những người hít phải
khói thuốc lá hay còn gọi là người hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá thụ
động có thể gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng cho người lớn, kể cả
bệnh tim mạch và hô hấp như động mạch vành và ung thư phổi. Đối với
trẻ sơ sinh, hít phải khói thuốc lá có thể đột tử và phụ nữ mang thai hút
thuốc thụ động gây đẻ con thiếu cân. Cứ 100 người chết thì có một
người chết do hút thuốc thụ động. Hút thuốc lá thụ động cướp đi sinh
mạng gần 600 nghìn người/năm trên thế giới, trong đó có khoảng 165
nghìn trẻ em. Ước tính hằng năm có 43.375 trẻ em châu Phi chết do
khói thuốc so 9.514 người lớn. Trong khi đó, ở các nước châu Âu thu
nhập cao, chỉ có 71 trẻ em chết do khói thuốc so 35.388 người lớn.
Thế giới đã rung chuông cảnh báo về tác hại nguy hiểm của thuốc
lá đối với sức khỏe con người. Chính phủ nhiều nước đã triển khai
3


chương trình hành động nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng chất gây
nghiện này như: cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin
đại chúng; yêu cầu các nhà sản xuất in lời cảnh báo về tác hại của thuốc
lá đối với sức khỏe con người trên bao bì sản phẩm; đánh thuế cao đối

với ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá, đưa ra các dịch vụ hỗ trợ giúp
những người muốn bỏ thuốc; tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức cộng đồng và thay đổi tập quán xã hội về hút thuốc lá... Nhiều
quốc gia châu Âu và một số nước ở châu Á đã ban hành luật về cấm sử
dụng thuốc lá ở một số nơi quy định và đạt những kết quả đáng khích lệ.
Mới đây, Chính phủ Ba Lan đã đưa ra đạo luật cấm hút thuốc tại các
quán bar, nhà hàng và nơi công cộng. Đạo luật mới quy định các cơ sở
kinh doanh có diện tích hơn 100m2 phải thiết kế phòng riêng cho người
hút thuốc lá, nhưng bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn điều
hòa không khí. Người đứng đầu WHO tại nước này P.Mít-ki-uých coi đây
là một quyết định đúng đắn của Ba Lan và đề nghị Vác-xa-va hành động
nhiều hơn nữa nhằm bảo đảm ngày càng nhiều người Ba Lan bỏ thuốc
lá hoặc không bao giờ hút thuốc lá. Theo đó, những người không tuân
thủ lệnh cấm ở những quốc gia này có thể phải chịu mức phạt rất nặng,
hoặc bị buộc phải đóng cửa nhà hàng, quán bar... Các nước Mỹ la-tinh
và vùng Ca-ri-bê đang tích cực đẩy mạnh cuộc chiến chống hút thuốc lá
trong toàn khu vực với việc đồng loạt thông qua các luật, sắc lệnh cấm
hút thuốc, cấm quảng cáo và luật phải in những thông tin cảnh báo tác
hại của thuốc lá trên bao thuốc. Nhiều nước Mỹ la-tinh đã thông qua luật
cấm các công ty sản xuất thuốc lá tham gia các cuộc thương lượng hoặc
thảo luận về chính sách sản xuất và tiêu thụ thuốc lá hay bảo trợ cho các
chương trình văn hóa, lễ hội với các mục tiêu quảng cáo cho những
công ty này.
Theo điều tra năm 1997, tại Việt Nam: Có 50 % nam giới và 3,4%
nữ giới hút thuốc lá; 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút
thuốc lá; Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá.
4


Theo điều tra năm 2007 (sau 10 năm so với lần điều tra nêu trên), tỷ

lệ nam, nữ hút thuốc lá tại Việt Nam có sự thay đổi tuy không nhiều:
Có khoảng 56,1% nam giới và 1,8% nữ giới hút thuốc; 31,6% nam
và 1,2% nữ là thanh thiếu niên độ tuổi 15-24 hút thuốc; Có đến 17.6%
nam và 5.5% nữ học sinh dưới 10 tuổi đã từng thử hút thuốc; Tỷ lệ học
sinh nam hút thuốc trước 10 tuổi là 17%, trước 13 - 15 tuổi là 6.5%,
khoảng 23.2 % nam giới bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi dưới 18; 78,1%
nam giới hút thuốc tại nhà; 60% nam giới hút thuốc tại nơi làm việc; tỉ lệ
phơi nhiễm với khói thuốc ở nhà của phụ nữ gần 70%, tỉ lệ phơi nhiễm
với khói thuốc lá của trẻ em gần 50%, số ngày trung bình trong một tuần
phụ nữ phải tiếp xúc với khói thuốc lá ở nhà là 5,7 ngày, nơi làm việc là
5,1 ngày và nơi công cộng là 4,2 ngày1.
Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao
nhất thế giới. Điều tra năm 2010 cho thấy, Việt Nam có tới 47% nam giới
hút thuốc lá. Không chỉ có hại cho sức khỏe, thuốc lá còn gây ra những
tổn thất lớn về kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã hội. Ước tính, phần
đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá cho ngân sách Nhà nước chỉ
chiếm 1/3 số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng/năm) mà người dân tiêu vào
khói thuốc.
Đã hơn một năm trôi qua kể từ ngày 1.1.2010, Qui định cấm hút
thuốc lá nơi công cộng của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực theo Quyết
định số 1315/QĐ - TTg. Tuy nhiên, hành vi hút thuốc lá tại những nơi
công cộng được coi là cấm thì lại vẫn như “chẳng có gì xảy ra”.
Thanh tra chuyên ngành của các bộ, ngành, UBND có nhiệm vụ
kiểm soát việc thực hiện và xử phạt. Triển khai thực hiện quyết định của
Chính phủ, UBND các cấp đã triển khai đặt biển cấm hút thuốc lá nơi

1

Dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá dưới góc độ giới (Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên chuyên trách, UB
Tư pháp) Nguồn: http://


5


làm việc và có các thông báo, phối hợp với các bệnh viện, trường học tổ
chức triển khai vận động, tuyên truyền, nhắc nhở người dân.
Nhưng buồn thay, khi tới bệnh viện, trường học, nhà văn hóa, thư
viện... hay đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi làm việc
trong nhà vẫn đều dễ dàng bắt gặp người hút thuốc lá và vô tư xả khói
vào người khác. Thậm chí, có cả những cán bộ, công chức trong lúc hội
họp vẫn thoải mái hút thuốc lá.
Còn tại các nơi công cộng trong nhà (nhà thi đấu thể thao, sân vận
động có mái che, trung tâm triển lãm, phòng đợi nhà ga, bến xe, khu vui
chơi giải trí trong nhà, các nhà hàng, khách sạn) thì cũng chưa thấy có
“khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá” nên ở đây, nhiều người cứ
hút thuốc ngang nhiên. Theo Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, hành vi hút thuốc lá nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ
hình thức nhắc nhở, cảnh cáo đến phạt tiền từ 50.000 - 100.000
đồng/lần vi phạm nhưng không qui định rõ ràng đối tượng nào tham gia
công tác xử phạt.
Các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế cũng như trường học, thư viện, nhà
văn hóa mới chỉ dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở mọi người, học sinh
không hút thuốc lá chứ chưa xử phạt.
Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là gánh
nặng kinh tế với cá nhân, gia đình và xã hội. Ngoài ra, thuốc lá còn có
nguy cơ gây ra những vụ hỏa hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn
phá tài nguyên, thiên nhiên. Tác hại của thuốc lá là rất lớn, trên thế giới
cũng như ở Việt Nam đã tuyên truyền cũng như thể chế hóa thành pháp
luật nhằm hạn chế sự gia tăng những người hút thuốc nhưng hiệu quả
vẫn còn hạn chế. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao người ta lại nghiện thuốc

lá?

6


2. Tại sao người ta lại nghiện thuốc lá?
Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một
loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao
người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào
Pháp. Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 – 10%.
Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử
dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt
mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ
thể, liều cao sẽ gây chết người.
Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ
cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh
trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận
Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc
sáng suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng, lo
âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh
hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung
gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng
lại

các

stress

của




thể

như

cathecolamine

(epinephrine,

norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol.
Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tỉnh, tự tin,
bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu
chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên
tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng
khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt
và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn những người
nghiện thuốc lá lại không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà
không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc
càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Sự
thèm muốn hút thuốc còn xuất hiện khi người nghiện tiếp xúc với điếu
thuốc lá, tẩu thuốc (pipe), hộp quẹt, cùng với hương vị của các loại thuốc
7


lá lúc đốt lên, hoặc khi nhìn những người khác đang hút thuốc. Mùi vị
của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng là một yếu tố gây nghiện. Một số
cảm xúc xuất hiện khi hút thuốc lá như cảm giác êm dịu hoặc hưng phấn
sau khi hút đối với một số người. Cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện
và giao tiếp với người xung quanh. Hút thuốc lá còn giúp cho sự tập

trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo (các nghệ sĩ
thường hay hút thuốc lá). Thanh niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước
người lớn và như một cách khẳng định mình không còn ở độ tuổi trẻ con
nữa. Sống, học tập và làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc
lá, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị nghiện hút theo họ. Trong
gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá thì con cũng dễ bị nghiện. Cuối
cùng vấn đề quảng cáo của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần
tác động rất mạnh đến vấn đề nghiện hút thuốc lá của nhiều thế hệ.
3. Những chất độc có trong thuốc lá và khói thuốc lá
Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng
Nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g
thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ
cần uống một vài gram sẽ tử vong.
Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc: khói thuốc chính và khói
thuốc phụ.
Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa
hơn 4700 chất khác nhau gồm những chất chính sau:
- Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là
một chất gây nghiện và rất độc như đã trình bày phần trên.
- Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml
CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu,
như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói thuốc sẽ làm
cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
8


- Các chất gây kích thích (aldehyd, acid, phenol…) gây viêm phế
quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất
gây


ung

thư,

Dibenzoanthracène,

đó



các

chất

như:

Benzofluenthène,

Benzopyrens,
Dibenzopyrène,

cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng…
Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi
không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng
tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy
nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ
động.
Khói thuốc lá, thuốc lào đã được phân loại là chất gây ung thư bảng
A. Khói thuốc chứa hơn 4700 loại hoá chất, trong đó có hơn 200 loại độc
hại và có ít nhất 69 loại gây ung thư. Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ

đã xếp khói thuốc lá vào nhóm A trong bảng danh sách các chất gây ung
thư. Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn
nhìn thấy hoặc ngửi thấy được nữa.
Chính vì vậy khi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý (nêu ở phần
tiếp theo) cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.
4. Những nguy hại của việc hút thuốc lá
4.1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe
Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua
hai giai đoạn: Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người hút hít
khói thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động, Những
người có mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải
ra và khói từ điếu thuốc đang cháy dở.
4.1.1. Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động
a. Bệnh lý ở hệ hô hấp

9


- Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng
mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm
họng, ung thư thanh quản.
- Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen
suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản.
- Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi.
b. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch
vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não.
c. Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung
thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.
d. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:
- Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g,

sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất
sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh.
- Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng
đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay
liệt dương.
e. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần
đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong
não.
4.1.2. Nguy cơ của việc hút thuốc lá thụ động
Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng
làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con
vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công
nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ
tương tự:
+ Đối với người lớn: gây ung thư phổi và các bệnh khác.
10


+ Trẻ em: rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế
quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai - Mũi – Họng,
nhức đầu.
Điều đáng nói là không có ngưỡng an toàn cho việc phơi nhiễm với
khói thuốc thụ động. Khói thuốc thụ động là mối nguy cơ sức khoẻ cho
tất cả những người tiếp xúc, dù chỉ trong một thời gian ngắn và thậm chí
cho cả những người bước vào phòng mà trước đó vừa có người hút
thuốc. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ,
các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và nhiều bệnh khác ở người hút
thuốc thụ động. Trong đó, trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng
đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc. Khói thuốc có thể gây ra hội chứng đột
tử ở trẻ sơ sinh, các bệnh đường hô hấp, bệnh viêm tại giữa, hen, chậm

phát triển các chức năng phổi ở trẻ em. Ngoài ra, phụ nữ mang thai
thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động có thể bị sảy thai, làm thai nhi
chậm phát triển hoặc sinh non.
Đã có rất nhiều những bằng chứng về tác hại của khói thuốc thụ
động đối với sức khoẻ. Điển hình như báo cáo năm 2002 của Cơ quan
Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO kết luận rằng khói thuốc thụ
động gây ung thư phổi, bệnh tim và các bệnh khác; nghiên cứu của tạp
chí New England Journal of Medicine 1993 đã khẳng định rằng trẻ em bị
bệnh hen thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động bị cơn hen nhiều
hơn 70% so với trẻ bị hen nhưng không tiếp xúc hoặc tiếp xúc ít với khói
thuốc thụ động; Nhóm nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế
Cộng đồng Hà Nội và HeathBridge tiến hành đã khẳng định trẻ em dưới
6 tuổi trong gia đình có người hút thuốc mắc các bệnh về đường hô hấp
nhiều hơn 40% so với trẻ em sống trong các gia đình không có người
hút thuốc…
Khói thuốc thụ động độc hại là thế, vậy mà hàng ngày, hàng giờ,
hàng phút qua đi, rất nhiều người trên thế giới và Việt Nam vẫn phải hít
11


phải khói thuốc của người khác. Theo các nghiên cứu trên thế giới,
khoảng 700 triệu trẻ em (1/2 số trẻ em trên thế giới) thường xuyên hít
phải khói thuốc thụ động. Đặc biệt, mỗi năm khoảng 50 triệu phụ nữ
mang thai trên thế giới bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động trong thời gian
mang thai. Tại Mỹ, khói thuốc thụ động gây ra 3.400 ca tử vong vì ung
thư phổi và 23.000 – 70.000 ca tử vong về bệnh tim mỗi năm. Khói thuốc
thụ động cũng là nguyên nhân gây ra 430 ca đột tử ở trẻ sơ sinh, 24.500
trẻ sơ sinh nhẹ cân, 71.900 ca đẻ non, 200.000 trường hợp hen suyễn
và 790.000 ca khám bệnh vì viêm tai giữa.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu khẳng định rằng cứ 3 trong 5 trẻ em

tuổi 13-15 có tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và 2/3 phụ nữ cho
biết họ thường xuyên hít phải khói thuốc. Điều tra về thực trạng tiếp xúc
bị động với khói thuốc lá và ảnh hưởng của nó đến tình trạng sức khoẻ
của nhân dân tại hai phường nội thành Hà Nội của Đào Ngọc Phong và
cộng sự cũng khẳng định rằng, khoảng một nửa người dân thường
xuyên hít phải khói thuốc thụ động. Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng
phải tiếp xúc thụ động nhiều với khói thuốc (55-56%)…
Thuốc lá thụ động đem lại rất nhiều những tác hại như vậy nhưng
các biện pháp phòng chống khói thuốc thụ động lại không đạt được các
kết quả như mong muốn. Theo WHO, các biện pháp như sử dụng hệ
thống thông khí, phân chia khu vực giành riêng cho người hút thuốc ở
môi trường khép kín trong nhà đã được chứng minh là không có hiệu
quả để bảo vệ con người khỏi việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động…
4.1.3. Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra:
a. Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá
tràng
b. Bệnh lý về Tai – Mũi – Họng.

12


c. Bệnh về hệ hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi
răng
d. Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt,
Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.
4.2. Tác hại về kinh tế của việc hút thuốc lá
Ảnh hưởng kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một
khoảng tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của
gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc
chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên,

chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút
thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu
đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính…).
Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất
các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá
vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn
các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác rưởi do thuốc lá cũng ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những
người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là
những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá.
Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và
những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia!….
Chi phí liên quan tới hút thuốc lá là những chi phí không chỉ những
người hút thuốc phải chi trả, mà cả gia đình, xã hội, những người không
hút thuốc, trong đó có đa số là phụ nữ, trẻ em phải gánh chịu. Tổn thất
kinh tế do phơi nhiễm khói thuốc thụ động còn đem lại những tổn thất
kinh tế đối với cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội nói chung. Tổn thất
kinh tế này bao gồm những chi phí y tế chữa trị các bệnh do hút thuốc lá
bị động gây ra; tổn thất năng suất lao động do ốm và tử vong; chi phí vệ
13


sinh bảo dưỡng đồ đạc… Tại Hồng Kông, mỗi năm chi phí y tế trực tiếp,
điều trị và thất thoát năng suất lao động do phơi nhiễm khói thuốc thụ
động gây ra ước tính vào khoảng 156 triệu đô la Mỹ; Hội Thống kê Mỹ
ước tính mỗi năm phơi nhiễm khói thuốc thụ động tiêu tốn hơn 5 tỷ đô la
Mỹ chi phí y tế trực tiếp và hơn 5 tỷ đô la Mỹ chi phí gián tiếp…
Ở Việt Nam, ước tính phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc
lá cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng

-theo thống kê năm 1997) mà người dân dùng để hút thuốc lá.
4.3. Tác hại của thuốc lá đối với môi trường
Ngoài tác hại đối với sức khoẻ, kinh tế thì thuốc lá cũng góp phần
không nhỏ vào việc huỷ hoại môi trường:
+ Chặt phá cây để sấy thuốc lá là một nguyên nhân chính của nạn
phá rừng.
+ Chất thải hoá học trong quá trình sản xuất thuốc lá gây ô nhiễm
đất và nước.
+ Hút thuốc lá mà không chú ý cũng là nguyên nhân gây nên cháy,
thảm hoạ môi trường và thiệt hại về kinh tế.
+ Rác thải từ đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra
một khối lượng rác lớn.
+ Nước miếng nhổ ra khi nhai thuốc gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi
trường.
+ Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong
nhà.
Thuốc lá ảnh hưởng đến môi trường thông qua nhiều lĩnh vực khác
nhau:
- Phá rừng:

14


+ Rừng bị tàn phá cho mục đích lấy gỗ phục vụ sấy thuốc lá, và xây
lò sấy. Trên thế giưói, 1,7% diện tích rừng bị phá cho mục đích này,
nhưng chủ yếu tập trung ở 66 nước trồng cây thuốc lá (hầu hết các
nước này là những nước đang phát triển), chiếm 4,6 diện tích của mỗi
quốc gia này.
+ Việt Nam là nước có mức tác động trung bình đến rừng cho mục
đích sản xuất thuốc lá. 1,4 diện tích rừng hàng năm được dùng để lấy gỗ

sấy thuốc lá.
+ Ngoài ra rừng còn bị phá cho mục đích sản xuất giấy cuốn thuốc
lá và bao bì thuốc lá.
- Chất thải:
+ Trong qua trình sản xuất thuốc lá nhiều chất thải được thải ra, bao
gồm các dung môi, bùn than, dầu nhựa, giấy và gỗ cũng như các chất
thải hoá học độc hại khác.
+ Các chất thải trong qua trình sử dụng thuốc lá được sản xuất như
đầu mẩu thuốc lá, vỏ bao thuốc lá và vỏ kiện thuốc lá. Chỉ tính đến năm
1995, ước tính có tới 5.535 triệu tỷ đầu mẩu thuốc lá, 27.675 triệu vỏ
kiện thuốc lá và 276.753 triệu vỏ bao thuốc lá được bán trên phạm vi
toàn cầu. Đầu mẩu thuốc lá là thành phần chính được vớt lên trong
chiến dịch làm sạch nước biển. Lao công ở Mỹ lên tiếng phàn nàn rằng,
họ phải làm thêm giờ hàng tháng vì quét đầu mẩu thuốc trên đường.
Đầu lọc thuốc lá cần 5 đến 7 năm để phân huỷ hết.
+ Chính các đầu mẩu thuốc lá gây ra tác hại tới sức khoẻ động vật,
chẳng hạn như trường hợp bò đi tự do trên phố ở khu vực Đông Nam á
và kể cả trẻ nhỏ khi vô tình ăn phải chúng. Những loài động vật ăn phải
đầu lọc thuốc lá sẽ không thể tiêu hoá được các hoá chất trong đó và
chúng có thể chết vì những chất hoá học này.
- Gây ảnh hưởng đến đất và nước:
15


+ Thuốc lá là cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Không
có loại cây nào hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong đất (kali, phốtpho
và nitơ) nhiều như cây thuốc lá dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày
càng nhanh do đất bị bạc màu, đặc biệt ở những nước nơI mà thuốc lá
chủ yếu được trồng ở vùng đất dốc như Zimbabuê, Zambia, và Srilaka.
+ Thuốc lá là một loại cây sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ,

bao gồm các chất độc hại mà các chất này tích tụ ở bồn nước ngầm,
nước mặt (sông, suối, ao..), nước mưa, nước ăn. Một khía cạnh khác
của việc sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu là nó làm cho việc kiểm soát
các bệnh ở người do côn trùng gây ra sẽ khó khă hơn, ví dụ như việc
phòng chống sốt rét gặp khó khăn do muỗi và ruồi vẫn tiếp tục phát triển
do các loài thiên địch đã bị tiêu diệt.
- Cháy:
+ Hút thuốc gây nên cháy. ở Anh, hầu hết các vụ chết người do
cháy gây ra là do hút thuốc lá và sử dụng diêm, người hút thuốc gây nên
hơn 9000 vụ cháy nghiêm trọng ở Anh mỗi năm, làm chết 200 người và
bị thương 2000 người.
+ Cháy rừng ở Trung Quốc đã quét sạch rừng Đông Bắc năm 1985,
cán bộ lâm nghiệp bị bắt do vứt đầu mẩu thuốc lá xuống cỏ. Trong vụ
cháy này, 1,3 triệu ha đất bị tàn phá, 300 người bị chết, và 5000 người bị
mất nhà.
+ Trên phạm vi toàn cầu, hút thuốc gây nên thiệt hại ước tính
khoảng 100.000 đô la Mỹ và khoảng một triệu vụ cháy mỗi năm. Hút
thuốc gây nên khoảng 30% tổng số người chết ở Mỹ vì cháy và 10% trên
toàn thế giới, với tổng chi phí 5,34-22,8 tỷ đô la Mỹ cho nước Mỹ, và 8,289,2 đôla Mỹ cho toàn thế giới.
- Ô nhiễm không khí:

16


+ Hỳt thuc lỏ l nguyờn nhõn chớnh gõy nờn ụ nhim khụng khớ
trong nh v ngoi tri do thi ra ngoi khụng khớ hng ngn cht hoỏ
hc c hi. Khi tin hnh cỏc hot ng nhm gim ụ nhim khụng khớ
thỡ chỳng ta khụng th khụng tớnh n ụ nhim khụng khớ trong nh.2
4.4. Thực trạng pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá
Các văn bản pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá đ-ợc ban

hành rải rác từ những năm 1990-2001 đến nay nên không theo kịp các
yêu cầu mới nảy sinh. Nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá nằm rải
rác trong các văn bản do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều
chỉnh trong từng phạm vi hẹp nên ch-a mang tính hệ thống, ch-a toàn
diện; các quy định về xử phạt ch-a mạnh nên không có hiệu quả; các văn
bản quy định về sản xuất, kinh doanh thuốc lá ch-a chú trọng đến các
quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt các giá và thuế
còn ở mức thấp. Do đó, hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống tác
hại của thuốc lá ch-a đồng bộ, còn nhiều khoảng trống, hiệu lực pháp lý
thấp, một số văn bản đã bộc lộ những mâu thuẫn, chồng chéo. Ví dụ,
quy định về in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá cũng thể hiện sự
không thống nhất, chồng chéo giữa các văn bản của Chính phủ, Thủ
t-ớng Chính phủ và Bộ Y tế (Quyết định số 02/2007/QĐ-BYT ngày
15/01/2007 của Bộ tr-ởng Bộ Y tế về in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao
thuốc lá, Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ t-ớng
Chính phủ về việc tăng c-ờng phòng, chống tác hại của thuốc lá, Nghị
định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/10/2007 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh thuốc lá)3.
Ngày 11/11/2004, Việt Nam đã tham gia Công -ớc khung về kiểm
soát thuốc lá. Hiện nay, Công -ớc đã có hiệu lực áp dụng tại Việt Nam từ
ngày 17/3/2005. Do vậy, cần thiết phải nội luật hóa Công -ớc này thành
2

Tỏc hi ca thuc lỏ i vi mụi trng (Ngun: )

3

Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc
lá năm 2008.


17


luật để có cơ sở pháp lý đủ mạnh cho việc tổ chức có hiệu quả công
tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở n-ớc ta.
III. S cn thit phi cú Lut phũng chng tỏc hi ca thuc lỏ
D kin cui nm 2011, d ỏn lut phũng chng tỏc hi thuc lỏ s
c Chớnh ph trỡnh Quc hi cho ý kin ti k hp th 2 Quc hi
khúa XIII. Trờn c s cỏc phõn tớch ó nờu cựng cỏc vn bn quy nh
v vn ny cng nh tỡnh hỡnh thc t v hỳt thuc lỏ, tỏc hi do
thuc lỏ gõy ra i vi sc khe cng ng, n kinh t-xó hi... Chỳng
tụi xin a ra mt s quan im vỡ sao cn phi xõy dng Lut phũng
chng tỏc hi thuc lỏ c th nh sau:
Mt l, trc thc trng s dng thuc lỏ ang gõy ra nhng tn
tht nghiờm trng v sc khe, kinh t cho ngi dõn v xó hi Vit
Nam v cho cỏc th h tng lai ca t nc, nờn quan im khi xõy
dng lut l bo v sc khe con ngi, nõng cao sc khe cng
ng, khụng nhm mc ớch iu chnh cỏc hot ng mang tớnh cht
kinh doanh nhm phỏt trin kinh t. Vỡ vy tờn ca lut phi l lut
Phũng chng tỏc hi thuc lỏ phự hp v th hin rừ quan im
ny.
Hai l, Mc tiờu Cụng c Khung (FCTC) m Vit Nam ó tham
gia, th hin rừ cam kt chớnh tr ca Vit Nam Bo v cỏc th h hin
ti v tng lai khi cỏc hu qu tn phỏ v sc khe, xó hi, mụi trng
v kinh t ca vic tiờu th thuc lỏ v phi nhim vi khúi thuc...nhm
lm gim ỏng k t l ngi s dng thuc lỏ v phi nhim vi
khúi thuc (iu 3 FCTC)
ỏp ng mc tiờu ny, ni dung Cụng c ch quy nh cỏc
bin phỏp gim nhu cu s dng v cỏc bin phỏp nhm gim
cung cp thuc lỏ. FCTC khụng quy nh cỏc bin phỏp qun lý sn

xut kinh doanh thuc lỏ. Da trờn c s ny Lut PCTH thuc lỏ ca
Vit Nam ch ni lut húa cỏc ni dung m FCTC ó cp nhm gim
t l s dng v t l phi nhim vi khúi thuc bao gm: (1) cỏc bin
phỏp gim nhu cu s dng: bin phỏp v giỏ v thu, bo v khi phi
18


nhiễm với khói thuốc lá, quy định về hàm lượng, nhãn mác của sản
phẩm thuốc lá, giáo dục truyền thông, quảng cáo khuyến mại tài trợ, cai
nghiện thuốc lá. (2) các biện pháp nhằm giảm cung cấp sản phẩm thuốc
lá: buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá, bán thuốc lá cho và
bởi trẻ vị thành niên, cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động
thay thế khả thi về kinh tế,...và một số hoạt động liên quan đến giảm việc
tiếp cận với sản phẩm thuốc lá như cấp phép bán lẻ thuốc lá, số lượng
điếu thuốc trong bao gói, phòng chống thuốc lá lậu, thuốc lá giả...
Ba là: Khái niệm kiểm soát thuốc lá trong Công ước khung: “Kiểm
soát thuốc lá là một loạt các chiến lược giảm cung, cầu và tác hại của
thuốc lá nhằm tăng cường sức khỏe nhân dân bằng cách loại trừ hoặc
giảm tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá hoặc giảm phơi nhiễm với khói
thuốc lá”. Do đó mặc dù một số nước đã ban hành luật có tên gọi là luật
kiểm soát thuốc lá nội dung cơ bản cũng như luật của Việt Nam. Hơn
nữa đây không phải là luật phòng chống thuốc lá mà là luật Phòng
chống tác hại thuốc lá theo cách tiếp cận y tế công cộng, nội luật hóa
Công ước khung nên tên của luật phải là luật Phòng chống tác hại thuốc
lá.
IV. Một số ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, khi đưa ra lấy ý
kiến đã nhận được một số ý kiến góp ý cụ thể như sau:
Phạm vi điều chỉnh (Điều 1) và tên chương III có nội dung “ Các
biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá”. Chúng tôi cho rằng trong

quy định về phạm vi điều chỉnh cũng như trong tên gọi và nội dung
chương III cần khẳng định rõ hơn về chủ trương chính chính sách của
Nhà nước ta về từng bước “ giảm nguồn cung thuốc lá”. Nên cân nhắc
quy định về thuế và giá đối với thuốc lá.
Việc giảm nguồn cung thuốc lá thực hiện thông qua quy hoạch kinh
doanh thuốc lá là vấn đề có liên quan tới chính sách lao động, việc làm
của công nhân, nông dân sản xuất nguyên liệu thuốc lá, sản xuất, kinh
doanh thuốc lá mà chiếm đa số là phụ nữ. Đây là vấn đề có tác động
19


giới. Do đó việc thực hiện giảm nguồn cung thuốc lá phải gắn liền với
việc chuyển đổi nghành nghề, tạo công ăn việc làm cho những người lao
động sẽ bị mất việc do thu hẹp sản xuất, kinh doanh thuốc lá. Dự thảo
chưa có quy định giải quyết vấn đề này (mới chỉ dừng lại ở một quy định
duy nhất trong Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác
hại của thuốc lá, theo đó: Nghiên cứu mô hình khả thi về kinh tế và lộ
trình để từng bước chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng thuốc lá,
sản xuất thuốc lá theo nhu cầu tự nguyện của họ. Nếu chỉ đặt ra vấn đề
nghiên cứu thì đây chỉ là một quy định mang tính rất hình thức.4
Tại khoản 1 Điều 7 quy định: các hành vi bị nghiêm cấm trong đó
có: sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc
lá ngoại nhập lậu, thuốc lá giả, sản phẩm mô phỏng thuốc lá. Việc
nghiêm cấm sử dụng thuốc lá nhập lậu là một quy định thiếu tính khả thi.
Thực tế, thời gian qua có rất nhiều thuốc lá nhập lậu đã được sử dụng
rộng rãi ở nước ta: ước tính có khoảng 800 triệu bao thuốc lá nhập lậu
hàng năm trong đó có rất nhiều nhãn hàng đã trở nên rất quen thuộc với
người tiêu dùng Việt Nam như thuốc Jet, Hero... Trong khi việc kiểm
soát thuốc lá ngoại nhập lậu đang là vấn đề nan giải chưa có một giải
pháp hữu hiệu từ phía các cơ quan chức năng thì việc người sử dụng

thuốc lá ngoại nhập lậu liệu có kiểm tra, kiểm soát được không? Cơ
quan chức năng có thể kiểm tra và phát hiện ra cá nhân, tổ chức nhập
lậu thuốc lá được mặc dù còn rất khó khăn thì việc kiểm tra để xác định
một cá nhân nào đó đang sử dụng ( hút) là thuốc lá có nguồn gốc là
nhập lậu là điều không thể thực hiện được. Do đó, khi xây dựng Luật
cần phải bỏ quy định này, vì quy định này nếu vẫn được ban hành thì
không có tính khả thi.
Cũng tại Điều 7 khoản 4 của dự Luật quy định: nghiêm cấm quảng
cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức. Hiện nay, loại hình
4

Dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá dưới góc độ giới (Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên chuyên trách, UB
Tư pháp) Nguồn: http://

20


quảng cáo đã thay đổi và rất tinh vi, nhất là đối với các loại thuốc đắt
tiền, như cho người trực tiếp mang thuốc đến từng bàn để tiếp thị bán và
khuyến mại hiện vật kèm theo. Quy định này cần phải cụ thể hơn nữa về
cấm quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị. Tình trạng rất phổ biến hiện nay
là nhiều phim ảnh thể hiện cảnh quay khá rõ nét về hút thuốc lá. Không
thiếu trong các cảnh quay, diễn viên dùng thuốc để hút với mục đích để
lột tả tâm trạng phục vụ cho ý tưởng của đạo diễn cũng như hiệu ứng
cho phim. Việc hút thuốc như thế này liệu có được coi là quảng cáo
thuốc lá hay không? Đây cũng là điều cần phải bàn.
Theo kết quả khảo sát năm 2010 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật
quốc gia Trung Quốc trong 11.000 học sinh phổ thông có 35% số em
thừa nhận hút thuốc do bắt chước diễn viên mà họ nhìn thấy trên màn
ảnh. Đây là con số không nhỏ nếu không được ngăn chặn kịp thời. Ở

nước ta, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng nhìn chung, giới trẻ bị ảnh
hưởng rất lớn từ phim ảnh, nếu có một thần tượng nào đó ở trên phim
cầm điếu thuốc hút thì họ thường bắt chước thần tượng mang tính trào
lưu. Vì thế, việc nghiêm cấm quảng cáo thuốc lá trá hình trên phim ảnh,
có tác dụng rất lớn đối với giáo dục thế hệ trẻ trong việc bảo vệ sức
khoẻ bản thân cũng như cho cộng đồng. Thực tế, cho thấy: rất nhiều bộ
phim được tài trợ bởi các nhãn hàng và trong các cảnh quay thường
xuất hiện các nhãn hàng của nhà tài trợ. Việc xác định đâu là ý đồ của
đạo diễn phim ảnh, đâu là ý đồ quảng cáo sản phẩm của nhà tài trợ là
điều rất khó xác định. Vì thế việc quy định như trong khoản 4 của Điều 7
này cần phải cụ thể hơn để xác định đâu là hành vi quảng cáo trá hình
từ đó có chế tài xử phạt tương xứng.
Khoản 6, điều 7 của dự luật quy định: nghiêm cấm sử dụng thuốc lá
khi người đó chưa đủ 18 tuổi; bán thuốc lá khi người đó chưa đủ 18 tuổi;
thuê hoặc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá. Có thể nói đây là
một quy định mang tính nhân văn rất cao nhưng với quy định của luật là
21


nghiêm cấm bán thuốc lá khi người đó chưa đủ 18 tuổi liệu có tính khả
thi không? Trên thực tế, việc bán lẻ thuốc lá xuất hiện tràn lan trên các
vỉa hè, đường phố, các cửa hàng bán lẻ thuốc lá khi khách đến mua
thuốc có kiểm tra được chứng minh thư nhân dân của khách hàng
không? Kiểm tra chứng minh thư thấy chưa đủ 18 tuổi thì không bán?
Trong điều kiện kinh doanh như hiện nay, lợi nhuận luôn đặt ra mục tiêu
hàng đầu và việc mua bán các điếu thuốc lẻ của các cửa hàng nhỏ lẻ
diễn ra thường xuyên thì quy định như thế này liệu có tính thực tiễn
không? Có lẽ khi xây dựng quy định này, ban soạn thảo cần phải tính
đến tính thực tiễn của luật. Vì lẽ đó, nên thay thế quy định này bằng việc
cấm sử dụng trẻ em chưa đủ 18 tuổi đi mua thuốc lá sẽ hợp lý và có thể

kiểm soát được.5
Quy định về địa điểm cấm hút thuốc (các điều 9, 10) là một biện
pháp giải quyết vấn đề giới đã được xác định trong dự thảo. Đây là quy
định rất quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe của những người không hút
thuốc, tránh tình trạng hút thuốc thụ động (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em).
Hút thuốc lá là hành vi hợp pháp liên quan đến quyền con người. Tuy
nhiên, quyền được sống trong bầu không khí không khói thuốc lá, quyền
được sống khỏe mạnh, an toàn của đại bộ phận dân chúng (trong đó đa
phần là phụ nữ, trẻ em) phải được ưu tiên so với quyền được thể hiện
sở thích cá nhân là hút thuốc lá của một bộ phận người dân (chủ yếu là
nam). Tuy nhiên, quy định về vấn đề này còn chưa xác định “địa điểm
công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn” (tại điểm b khoản 2 Điều 9) khác
với “địa điểm công cộng khác theo quy định của pháp luật” (điểm c
khoản 1 Điều 10) như thế nào? cơ quan nào có thẩm quyền quy định
“địa điểm công cộng khác”? Đây là vấn đề cần được xác định rõ để từ
đó có thể xác định ai sẽ là người đứng đầu địa điểm công cộng và phải

5

Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá: một số quy định còn thiếu tính khả thi - Nguyễn Tùng (Báo
Người đại biểu nhân dân)

22


chịu trách nhiệm treo biểu tượng “cấm hút thuốc lá”, chịu trách nhiệm về
việc để xảy ra việc hút thuốc lá tại địa điểm công cộng (Điều 12).
Đồng thời, cũng cần cân nhắc lại quy định về chính sách “Chính phủ
thực hiện độc quyền sản xuất và nhập khẩu thuốc lá” (trong mối quan hệ
với Điều 18, 20; chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp;…)

Dự thảo Luật không có các quy định về bảo vệ sức khỏe cho người
lao động trong ngành thuốc lá, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Như
trên đã trình bày, công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá
cũng bị những nguy cơ tương tự như đối với người hút thuốc lá. Việc
quy định vấn đề này sẽ là biện pháp giải quyết vấn đề giới trong sản
xuất, kinh doanh thuốc lá.
Bên cạnh đó thì dự thảo Luật cũng còn một số quy định chưa chặt
chẽ. Điểm a, Khoản 1, Điều 24 của dự thảo Luật quy định: Doanh
nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán
thuốc lá theo quy định của Chính phủ. Liệu quy định như thế này thì có
cần thiết không khi mà việc cấp giấy phép bán thuốc không có tác dụng
là giảm được tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và nền kinh tế và
thực tế việc cấp phép này chỉ mang tính hình thức. Thực tế cho thấy,
hầu như chưa có nước nào quy định phải cấp giấy phép cho doanh
nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá. Và với việc chỉ cấp phép
cho đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thì các cơ sở bán lẻ thuốc lá thì có cấp
giấy phép không? Đây là bài toán cần phải đặt ra vì thực tế các cơ sở
này là một trong những nơi cung cấp thuốc trực tiếp tới tay người sử
dụng và đang là một “kênh” phân phối khá lớn nhưng thực tế vẫn chưa
có một cơ quan nào kiểm soát được các cơ sở này. Nếu vẫn quy định về
việc cấp phép bán thuốc lá đối với các doanh nghiệp, đại lý bán buôn
bán lẻ thuốc lá mà bỏ qua việc cấp phép cho các cơ sở này vô hình
trung chúng ta tạo điều kiện cho việc tiêu thụ thuốc lá lậu trên thị trường.

23


Hỗ trợ việc cai nghiện là vấn đề không chỉ liên quan tới người hút
thuốc (chủ yếu là nam giới) mà còn tác động tới các gia đình và toàn xã
hội. Dự án Luật cần có quy định về việc Nhà nước hỗ trợ cho việc cai

nghiện thuốc lá ở một mức độ phù hợp với điều kiện của đất nước. (Ở
Pháp, Chính phủ hỗ trợ cho các "con nghiện" thuốc lá 65
USD/người/năm để cai thuốc. Đồng thời, cho phép các cơ quan được
phép xây dựng các phòng đặc biệt để hút thuốc lá ở ngoài nơi làm việc)
Quy chuẩn đối với thuốc lá là vấn đề có liên quan trực tiếp tới sức
khỏe của những người hút thuốc lá chủ động và thụ động. Theo quy
định của pháp luật thì Bộ trưởng quản lý ngành là người có thẩm quyền
quy định về quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tuy
nhiên, trong luật cũng nên có quy định các nguyên tắc chung về yêu cầu
đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn đối với thuốc
lá.6
V. Kết luận
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá là dự án luật khá
nhạy cảm, giải quyết vấn đề mang tính truyền thống, thói quen và tác
động lớn đến an sinh xã hội và sức khỏe của cá nhân cũng như cộng
đồng, được dư luận quan tâm, ủng hộ.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy
các đạo luật và những biện pháp nhằm cấm hoặc hạn chế hút thuốc lá
đã vấp phải không ít phản ứng gay gắt từ phía những nông dân trồng
cây thuốc lá và các nhà sản xuất. Nhóm những người trồng cây thuốc lá
ở châu Phi cho biết, luật cấm thuốc lá có thể cướp đi kế sinh nhai của
khoảng 3,6 triệu nông dân châu Phi. Một số nước nghèo nhất ở khu vực
này, vốn phụ thuộc cây thuốc lá, có thể sẽ phải đối mặt một cuộc đại
khủng hoảng về kinh tế và xã hội nếu như các văn bản về cấm thuốc lá
6

Dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá dưới góc độ giới (Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên chuyên trách, UB
Tư pháp) Nguồn: http://

24



của WHO được thông qua. Cùng với mối lo của nông dân trồng cây
thuốc lá, các nhà sản xuất đối mặt nguy cơ phải đóng cửa nhà máy, và
hàng triệu công nhân trên thế giới lâm vào cảnh thất nghiệp. Điều này
cũng sẽ đúng với Việt Nam khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
được thông qua và áp dụng vào thực tế. Do vậy, cần phải xem xét và có
những chính sách cụ thể đối với những nhóm người chịu tác động từ
Luật này.
Luật này ra đời cùng những chế tài xử phạt đối những người hut
thuốc lá ở nơi công cộng sẽ góp phần giảm đáng kể số người hút. Tuy
nhiên, ý thức của mỗi con người đóng vai trò quan trọng hơn trong cuộc
chiến này. Do vậy, cần phải có những chương trình hành động cụ thể
nhằm giáo dục, tuyên truyền trong việc nâng cao ý thức người dân hiểu
rõ những tác hại của thuốc lá cũng như tạo điều kiện giúp đỡ người dân
trồng thuốc lá, các nhà sản xuất và công nhân trong các nhà máy sẽ
phải đối mặt nguy cơ thất nghiệp cao có điều kiện chuyển đổi ngành
nghề sản xuất, kinh doanh mới đảm bảo an sinh xã hội.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×