Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

chu the phi quoc gia trong cuc dien chinh tri dong a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.46 KB, 10 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ PHI QUỐC GIA TRONG CỤC DIỆN
CHÍNH TRỊ KHU VỰC ĐÔNG Á
ĐOÀN KHẮC NAM

Chủ thể phi quốc gia là một trong những thành tố và chủ thể quan
trọng trong hệ thống quốc tế; có thể hiểu “phi quốc gia” là những chủ thể
không phải quốc gia. Xét trên phương diện chủ thể của Hệ thống quốc tế
có thể chia các chủ thể phi quốc gia ra thành 3 nhóm chính: các tổ chức
liên chính phủ (INGO) với thành viên là các quốc gia; các tổ chức phi chính
phủ(NGO) với thành viên là các cá nhân riêng biệt hoặc các nhóm; và các
nhóm chính trị - tôn giáo, các nhóm lợi ích, các công ty xuyên quốc gia…
Bài viết này tập trung đề cập đến các Cơ chế hợp tác đa phương, Các công
ty xuyên quốc gia, và các phong trào, nhóm chính trị - tôn giáo, các nhóm
lợi ích và tác động của nó đến cục diện chính trị tại khu vực Đông Á.
Tác động của các cơ chế đa phương đến cục diện chính trị khu
vực Đông Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia
Nations - ASEAN), Hiệp hội bao gồm 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á với diện tích khoảng 4,523,000km² và dân số 568 triệu người. Mặc dù
cho đến thời điểm hiện tại ASEAN chưa trở thành một trung tâm quyền
lực hàng đầu tại khu vực Đông Á, song tổ chức này đã và đang cho thấy
vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn đối với cục diện tại khu vực. Vai trò
trung tâm tại Đông Nam Á, và tiếng nói to lớn tại khu vực Đông Á đã và
đang được ASEAN thể hiện ngày càng rõ ràng, mạnh mẽ và được cộng
đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Vị trí địa chính trị quan trọng, đồng thời sự thành công trong hợp tác về
kinh tế, chính trị, vấn đề an ninh và giải quyết các khủng hoảng và tranh
chấp tại khu vực…khá thành công, đã mang lại uy tín, ảnh hưởng ngày
càng lớn hơn đối với khu vực của tổ chức này. ASEAN đang là nhân tố thúc
đẩy sự hợp tác tại khu vực bởi các lý do sau:



Nghi kỵ giữa các nước lớn đã tạo điều kiện cho ASEAN đóng vai trò
“đầu tàu” trong việc xây dựng các cơ chế hợp tác trong khu vực. Các






nước lớn sẽ dễ dàng chấp nhận các cơ chế hợp tác, đối thoại do
ASEAN khởi xướng và điều phối.
Thành công đáng ghi nhận về kinh tế của từng nước ASEAN theo
hướng công nghiệp hóa, cũng như thành công của cả khối trong duy
trì hòa bình và an ninh trong khu vực, đã và đang đưa ASEAN tiến
tới một “cộng đồng thành công nhất”.
ASEAN đang củng cố và đi đến thiết lập một “Cộng đồng chung” dựa
trên ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội, đẩy mạnh việc hợp tác đi sâu vào thực
chất. Chính điều này đã làm cho tiếng nói của ASEAN tăng lên,
ASEAN đã và đang sẵn sàng đứng ra giữ vai trò điều phối, xây dựng
và giải quyết các vấn đề của khu vực, các cơ chế hợp tác… trong bối
cảnh các nước lớn có nhiều những mâu thuẫn về lợi ích và thiếu
lòng tin vào nhau.

Với vị trí địa chính trị quan trọng, ASEAN cũng tác động đến cục diện
chính trị khu vực Đông Á như là một nguồn, một địa bàn cạnh tranh chiến
lược của các nước lớn tại đây. Sự lớn mạnh của nhân tố Trung Quốc, sự
cạnh tranh của nhân tố Ấn Độ, Nhật Bản, Nga… đặc biệt là sự chuyển
hướng chiến lược của Mỹ đã làm bàn cờ địa chính trị tại khu vực thêm
phần phức tạp, mà cộng đồng các nước ASEAN là một trong những nhân

tố chịu nhiều tác động, và cũng đóng vai trò trung tâm điều phối lớn nhất.
Như vậy, trong tiến trình phát triển và lớn mạnh của mình cơ chế ASEAN
đã và đang có nhiều tác động khá to lớn đối với cục diện chính trị tại khu
vực Đông Á. ASEAN đang là cơ chế, là tổ chức đóng vai trò lớn trong điều
phối tại khu vực thông qua các diễn đàn, các hội nghị thượng đỉnh và liên
kết mở rộng; trong giải quyết các tranh chấp tại khu vực; trong phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội và gìn giữ hòa bình. Với xu thế phát triển và liên
kết ngày càng chặt chẽ của hiệp hội này, trong tương lai vai trò của hiệp
hội cũng như những bước đi, hành động của hiệp hội này sẽ ngày càng có
nhiều tác động đến tình hình chung cũng như cục diện chính trị tại đây.
Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia
Pacific Economic Cooperation - APEC). APEC là tổ chức tập hợp các nước
ở ven biển Thái Bình Dương, tổ chức này được thành lập năm 1989 và
hiện tại có 21 thành viên. Hiện nay, các thành viên của tổ chức này đã và
đang đóng góp khoảng 19,000 tỷ USD mỗi năm cho GDP toàn cầu, chiếm
khoảng 47% sản lượng thương mại, và 70% tăng trưởng toàn cầu.


Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế
bao trùm, APEC đã ra đời đúng lúc để đáp ứng nhu cầu hội nhập, liên kết
của các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong xu thế sự
phụ thuộc giữa các quốc gia đang tăng dần. APEC đã và đang là một diễn
đàn hợp tác hàng đầu trên thế giới trong việc thúc đẩy tự do hóa thương
mại, đầu tư và hợp tác kinh tế. Diễn đàn này bao gồm hàng loạt những
quốc gia có nền kinh tế năng động và phát triển hàng đầu thế giới, đồng
thời cũng là động lực phát triển của kinh tế toàn cầu trong những năm
qua cũng như thời gian tới . Có thể khái quát mục tiêu hoạt động của tổ
chức này qua 4 luận điểm chính:
Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung
của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự

tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;
• Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới
do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến
khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ;
• Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi
ích của các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;
• Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và
đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của
GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các
nền kinh tế khác.
Từ phương diện kinh tế, APEC đã tác động đến chính trị và cục diện khu
vực Đông Á bằng chính cách thức của mình, theo luật chơi mà mình quy
định. Cụ thể, APEC là cơ sở để hài hòa lợi ích, góp phần xoa dịu những bất
đồng trong những xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia dựa vào những
cam kết của các quốc gia này với nhau; cũng như dựa vào sự lệ thuộc và
lợi ích kinh tế không thể chối bỏ giữa các thành viên trong diễn đàn này.
Trong một thế giới mà sự hòa bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế
chung; lợi ích về mặt kinh tế và chính sức mạnh mà kinh tế mang lại có
sức hút và hấp dẫn không thể từ bỏ đối với mỗi quốc gia.
Với nguyên tắc hoạt động rõ ràng, cơ chế hòa bình, tôn trọng chủ quyền và
sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau giúp các quốc gia trong diễn đàn có thể tìm hiểu
và hợp tác sâu rộng hơn. Diễn đàn cũng là nơi các nhà lãnh đạo cấp cao
các nước gặp mặt, chia sẻ quan điểm chính trị, lợi ích của từng nước từ đó
các quốc gia dễ đi đến sự thông hiểu lẫn nhau.



Một phương diện không thể thiếu về tác động của diễn đàn này đối với
chính trị là các nhân tố: Mỹ, Nga, Trung Quốc đây là ba quốc gia lớn, đồng
thời với tư cách Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,

APEC có tiếng nói to lớn hơn trong khu vực và cả quốc tế.
Như vậy, với tư cách là một diễn đàn kinh tế khu vực APEC đã và đang
bằng những cách thức của mình có những tác động nhất định đến tình
hình chính trị, cán cân quyền lực và cục diện tại khu vực Đông Á.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) được
thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các
vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực. Khẩu hiệu của ARF là "Xúc tiến
hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương”.
Với mục tiêu là : “Tăng cường đối thoại hợp tác và hội đàm các vấn đề
chính trị và an ninh của các nước có chung lợi ích và mối quan tâm; và
đóng góp đáng kể vào những nỗ lực nhằm xây dựng một khu vực
đáng tin cậy và dân chủ ở châu Á – Thái Bình Dương. Cho đến nay ARF đã
thực hiện được 21 cuộc hội nghị và tạo ra được những thành công ban
đầu đối với vấn đề hợp tác và an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương cũng như trên thế giới.
ARF thực sự đã một diễn đàn có sức hút lớn và ngày càng thể hiện tốt vai
trò của mình trong giải quyết các vấn đề khu vực; minh chứng cho vấn đề
này là đây là tổ chức duy nhất có sự tham gia của hầu hết các cường quốc
lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ…
ARF chính là một hiện thân của sự thành công được mang đến từ tổ chức
ASEAN, sức thu hút mạnh mẽ từ ARF cho thấy vai trò, khả năng chèo lái,
trung tâm giải quyết các vấn đề của tổ chức này; đây cũng đồng thời là
hiện thân của vai trò của ASEAN đối với cục diện Đông Á, cũng như khu
vực châu Á – Thái Bình Dương.
ARF tác động đến bối cảnh khu vực, thông qua việc lôi kéo được tất cả các
quốc gia đến gần nhau hơn, cùng bàn luận về những vấn đề khó khăn
hoặc gây tranh cãi có thể là nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh tại khu
vực. Thông qua con đường chính trị và những biến đổi trong môi trường
an ninh, cũng như những nguy cơ tiềm tàng về xung đột và bất ổn ARF

đóng góp vào cục diện khu vực thông qua gỡ bỏ các khó khăn này, bằng
con đường xúc tiến sự trao đổi, gặp gỡ và thỏa thuận.


ARF đã và đang thực sự là cơ chế thành công, một tổ chức cho thấy khả
năng và sự hiện diện của ASEAN; sự thành công của tổ chức này đã có
ngay từ khi được thành lập. ARF đã ra đời trong xu thế các nguy cơ gây
mất an ninh đăng tăng cao và tại một môi trường mà rất ít có các cơ chế
hợp tác về an ninh trong lịch sử. Tất nhiên, trong quá trình hoạt động
cũng như nội tại ARF vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần được
khắc phục để diễn đàn này hoạt động có hiệu quả hơn. Đáng kể nhất là
ARF hoạt động theo “nguyên tắc đồng thuận” nên việc đi đến thống nhất
quan điểm chung thường rất khó khăn; bên cạnh đó diễn đàn này tuy do
ASEAN sáng lập và giữ vai trò lãnh đạo chính song các quan điểm đưa ra
lại thường bị chi phối bởi các nước lớn; đồng thời với mục tiêu giữ hòa
bình, ổn định cho khu vực song tổ chức này vẫn chưa tìm ra biện pháp
ngăn chặn việc tiến hành “chạy đua vũ trang” trong khu vực trong những
năm qua.
Hội nghị cấp cao Đông Á (East Asia Summit) ra đời năm 2005 với
việc tổ chức Hội nghị Cấp cao EAS lần đầu tiên tại Kuala Lumpur. Tại Hội
nghị Cấp cao EAS-1, các nước đã đề cập đến 17 lĩnh vực hợp tác: Chống
khủng bố; An ninh hàng hải; An ninh năng lượng; Quản lý và chống tham
nhũng; Ổn định tài chính và ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư; Tăng cường
các dòng thương mại và đầu tư; FTA Châu Á (Pan-Asian) (đề nghị của Thủ
tướng Ấn Độ); Phát triển hạ tầng cơ sở; Chuyển giao kỹ thuật; Xoá đói
giảm nghèo; Thu hẹp khoảng cách phát triển và xây dựng năng lực; Bảo
vệ môi trường và chống khói mù; Giảm nhẹ thiên tai; Dịch bệnh truyền
nhiễm; trao đổi văn hoá; Giao lưu nhân dân; Tăng cường hợp tác tại các
diễn đàn khu vực và quốc tế.
Hội nghị Cấp cao Đông Á, tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề chính trị;

song về một số phương diện nhất định Hội nghĩ cấp cao này đã tác động ít
nhiều đến cục diện khu vực thông qua các cơ chế hoạt động và mục đích
của mình. Cũng như các Hội nghị cấp cao, các Diễn đàn khác, đây cũng là
cơ sở để thúc đẩy các nước xích lại gần nhau hơn, hợp tác sâu rộng và
chặt chẽ hơn để cùng hướng tới một khu vực ổn định, phát triển và giảm
bớt đi các rủi ro.
Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement) viết tắt là TTP, và Hiệp định
Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực(Regional Comprehensive Economic
Partnership) viết tắt là RCEP.


TTP và RCEP là hai khu vực mậu dịch tự do đang tiến hành đàm phán tại
khu vực Đông Á, đây là hai khu vực mậu dịch tự do nếu được thành lập sẽ
lớn hàng đầu thế giới; đồng thời đây cũng là hai đối trọng của nhau trong
suốt tiến trình từ khi chuẩn bị tiến hành đàm.
TPP là Hiệp định do Mỹ khởi xướng và đứng đầu, đây được coi là cơ chế
đa phương nhằm đối trọng, kìm chế trước một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Đồng thời TTP cũng là một biện pháp về kinh tế không thể thiếu của Hoa
Kỳ trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á – Thái Bình Dương; đây được
coi như là một “miếng bánh” hấp dẫn nhằm lôi kéo các nước tại khu vực
này về phía mình của Mỹ. Hiện nay, có 9 quốc gia đang tham gia tiến trình
đàm phán việc gia nhập Hiệp định mậu dịch tự do này, bao gồm: Brunei,
Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, New Zealand, Peru, Việt Nam và Singapore.
RCEP là Hiệp định của các quốc gia Đông Nam Á và 6 quốc gia khác trong
khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New
Zealand. Tuy không đóng vai trò to lớn như Hoa Kỳ, song nhân tố Trung
Quốc trong Hiệp định này khá quan trọng, đây cũng là một trong những
con đường để Trung Quốc chứng minh vai trò của mình và tìm đường đi
ra quốc tế. Chính vì yếu tố này, nên RCEP đã luôn được coi như là một đối

trọng với TPP trên bàn cờ địa chính trị thế giới.
Sức hấp dẫn, sự cạnh tranh và lôi kéo của hai Hiệp định này đã tác động to
lớn đến bức tranh chính trị tại khu vực Đông Á trong suốt thời gian qua.
Đây có thể là nguy cơ gây phân hóa trong khu vực, chia rẽ nội khối hoặc
tiến thoái lưỡng nan trong chính sách và bước tiến của mình. Đặc biệt các
quốc gia nhỏ tại Đông Nam Á, nguy cơ như con cá ở giữa hai dòng nước
đã và đang diễn ra. Sự tác động của hai cơ chế đa phương này đang ngày
càng thể hiện rõ đối với cục diện chính trị tại đây.
Các công ty đa quốc gia
Trong số các chủ thể Phi quốc gia (Nonstate Actor), thì Công ty xuyên quốc
gia là một trong những chủ thể quan trọng nhất trong hệ thống chính trị
quốc tế. Để hiểu một cách đầy đủ nhất về công ty Đa quốc gia phải hiểu
theo cách hiểu của ngành Kinh tế học, theo đó có sự phân biệt giữa Công
ty Quốc tế (International Corporation), Công ty Đa quốc gia
(Multinational Corporation) và Công ty Xuyên quốc gia (Transnational
Corporation). Trong đó, Công ty Quốc tế là công ty có sự quốc tế hóa thị
trường; Công ty Đa quốc gia là công ty có sự quốc tế hóa nguồn vốn, Công
ty Xuyên quốc gia là công ty có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh.


Ở phạm vi nghiên cứu Quan hệ quốc tế, ba hình thức công ty trên thường
không được phân định rạch ròi mà thường được gọi chung là Công ty Đa
quốc gia; bài nghiên cứu này cũng sẽ sử dụng cách gọi này tựu chung cho
cả ba loại hình công ty như trên.
Trước tiên ở góc độ chủ thể quan hệ quốc tế, không bỗng dưng mà các
Công ty Đa quốc gia lại được liệt kê vào là một trong những chủ thể quan
trọng của quan hệ quốc tế. Có được điều này sở dĩ bởi vì sức mạnh kinh tế,
phạm vi hoạt động của các Công ty Đa quốc gia này lớn, dẫn đến mức độ
chi phối từ đó cũng tăng lên.
Ở khu vực Đông Á, có thể kể đến một số những Công ty Đa quốc gia lớn

mạnh như: Toyota, Huyndai, Samsung, Sony, Honda… đây là những Công
ty Đa quốc gia lớn mạnh, có tiềm lực và tác động vô cùng to lớn đến
không chỉ kinh tế, diện mạo khu vực Đông Á mà cả toàn cầu. Về cơ bản,
các Công ty Đa quốc gia nhắm đến mục tiêu kinh tế mạnh mẽ hơn, làm
thay đổi và tác động đến quan hệ quốc tế qua kinh tế và thương mại là yếu
tố dễ dàng nhận thấy nhất; song ở một mức độ nhất định các công ty này
cũng có khả năng tác động nhất định và làm thay đổi một số yếu tố chính
trị.
Các cuộc vận động hành lang, nhằm tạo ra cơ chế pháp luật thông thoáng
hơn, việc thúc đẩy cơ chế hợp tác song phương, đa phương hay ký kết các
hợp đồng thương mại giữa các quốc gia… chính là việc các Công ty Xuyên
quốc gia vẫn thường xuyên tiến hành. Chính những hoạt động này vô hình
chung đã tạo ra những chuyển biến và tác động nhất định đến hành động
của mỗi quốc gia để từ đó tác động đến cục diện khu vực.
Đơn cử như việc hợp tác chặt chẽ của Việt Nam với công ty Samsung và
Honda của Nhật Bản đã lôi kéo Việt Nam đến việc thiết lập mối quan hệ
hữu nghĩ bền chặt hơn nữa đối với quốc gia này. Tuy các công ty này
không nhằm đến mục đích chính trị là xây dựng và phát triển mối quan hệ
giữa hai quốc gia; song những hợp đồng và thỏa thuận liên kết kinh tế với
hai công ty này đã đưa Việt Nam và Nhật Bản đến gần nhau hơn.
Các phong trào chính trị - tôn giáo, các nhóm lợi ích…
Đây có thể hiểu là những đảng phái, nhóm người có chung tư
tưởng, văn hóa, tiếng nói hoặc một lợi ích chung cụ thể nào đấy. Nhũng
nhóm này đã và đang có nhiều những tác động đến bức tranh chính trị
toàn thế giới cũng như tại chính khu vực Đông Á.


Đáng kể nhất trong khu vực Đông Á là các “Nhóm chính trị sắc tộc”, các
phong trào tôn giáo và chủ nghĩa ly khai. Các vấn đề về tôn giáo tại
Indonesia, Malaysia trở thành cuộc khủng hoảng có tác động không hề

nhỏ đối với hai quốc gia này và kể cả với khối nước ASEAN; thông qua đây
các phong trào tôn giáo này đóng góp một phần không hề nhỏ vào những
chuyển biến trong tình hình khu vực; đặc biệt là về cách nhìn nhận, đánh
giá và vai trò của phong trào này với chính trị.
Phong trào ly khai và các nhóm chính trị là hai nhóm có tác động lớn hơn
cả đến cục diện khu vực. Đáng kể đến hơn cả là các vấn đề tại Hong Kong,
Đài Loan, khu tự trị Tân Cương… và trước đây là vấn đề Đông – Timor.
Chính những vấn đề không hề nhỏ này đã tác động đến bàn cờ địa chính
trị và quan hệ tại khu vực bị tác động đáng kể; đặc biệt là về vấn đề Đài
Loan – một bài toán khó cho các quốc gia trong khu vực khi tiến hành
quan hệ với hai chủ thể này.
Như vậy, trong những năm qua các chủ thể phi quốc gia qua nhiều
hình thức, cách thức hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã có nhiều những tác
động đến cục diện khu vực Đông Á. Dù biểu hiện của những tác động này
rõ ràng, nhiều hay ít thì không thể phủ nhận yếu tố phi quốc gia trong bức
tranh toàn cảnh của khu vực này. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ; cùng những hứa hẹn về việc ra đời
thêm nữa những cơ chế mới, tình hình biến động mới bàn cờ “địa chính
trị” hay “cục diện chính trị” Đông Á trong những năm tới sẽ còn nhiều
những chuyển biến rất đáng kể; đây đồng thời cũng sẽ trở thành địa bàn
chiến lược về chính trị và tâm điểm chú ý của thế giới.
Tài liệu tham khảo
1.
2.

3.
4.

Tiếng Việt
Phạm Tuấn Anh(2004), Một góc nhìn phương Đông phương Tây và

cục diện thế giới, NXB. Thanh Niên, Hà Nội.
Lê Văn Cương(2008), “Xu hướng phát triển cục diện chính trị thế
giới năm 2020: Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”, Tham luận
tại Hội thảo khoa học “Cục diện thế giới 2020” do Học viện Ngoại
giao tổ chức ngày 14/08/2008, Hà Nội.
Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (chủ biên 2006), Cục diện châu Á –
Thái Bình Dương, NXB. Chính trị, Hà Nội.
Phạm Bình Minh(2010), “Xu hướng phát triển của cục diện chính trị
thế giới đến năm 2020 và định hướng chiến lược đối ngoại của Việt


Nam”, Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, Học viện
Ngoại giao – Bộ ngoại giao, Hà Nội.
5. Lê Văn Sang(chủ biên,2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên
đầu thế kỷ XXI, NXB. Thế giới, Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Bosworth, Stephen và Ambramowizt(2006), Chasing the Sun:
Rethingking East Asia Policy New York: Century Foundation.
2. Melly, Caballero – Authony, Emmers, Raff and Amvitav,
Acharya(2006), Non – Traditional Security in Asia: Dilemas in
Seuritarization.
3. “The future of the ARF”(1999), Institute of Defence and strategic
studies, Singapore.
Tài liệu Internet
1. Các chủ thể phi quốc gia và thách thức đối với quản trị toàn cầu
/>encuuqucte.net-186-Chu-the-phi-quoc-gia-va-thach-thuc-doi-voiquan-tri-toan-cau.pdf.
2.

Công ty xuyên quốc gia – chủ thể quan hệ quốc tế
/>

3.

Cục diện thế giới đến 2020
/>9483/Cuc-dien-the-gioi-den-2020.aspx.

4.
Giới thiệu chung về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương(APEC)
/>NVietNam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=61.
5.

Hội nghị cấp cao Đông Á(EAS)
/>2/ns131114120946.

6.
Những chuyển dịch quan trọng trong cục diện địa chính trị Đông Á
hiện nay


/>7.

Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia
/>
8.

Thử bàn về cục diện chính trị quốc tế hiện nay
/>
9.
9.


/> />


×