Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Địa Lí 10: bài thực hành về kênh đào Xuyê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.13 KB, 6 trang )

Bµi thùc
hµnh:

Viết báo cáo ngắn
về kênh đào Xuy-ê.

Học sinh:Nguyễn Thị Thu Hiền
Lớp
:
10a1


ªnh Xuy-ª
K

A,Giớithiệu

-Kênh đào Xuy-ê là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo
hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Xuy-ê tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải
với vịnh Xuy-ê –một nhánh của biển Đỏ.
-Kênh xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, làm xích
gần hai khu công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên
khoáng sản và các loại nông nghiệp
-Kênh Xuy-ê dài 195km (121 dặm). Kênh thiết kế cho tàu 150 nghìn tấn tổng trọng tải
chở đầy hàng qua được kênh. Qua lần tu bổ năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua
được kênh.
-Kênh Xuy-ê không cần âu tàu vì mực nước biển ở Địa Trung Hải và Vịnh Xuy-ê gần
như bằng nhau.
-Thời gian qua kênh trung bình là 11-12h.



B, Lịch sử
-Kênh Xuy-ê bắt đầu được khởi công xây dựng vào ngày 25-4-1859 và được mở cho
tàu đi lại ngày 17-11-1869 do Đế quốc Anh quản lí .
-Tháng 6-1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào và có ý định xây dựng một
căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này được hậu thuẫn bởi Liên Xô và gây lo ngại
sâu sắc cho Mĩ, Anh Pháp và Israel gây nên cuộc khủng hoảng kênh đào Xuy-ê. Ngày
29-10-1956, Israel tấn công bán đảo Sinai và dải Gâz để trả đũa. Năm 1957, Liên Hợp
Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến đây để bảo đảm tính trung lập của kênh.
-Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 đến 1975 trong cuộc chiến tranh Ả Rập
-Israel.

Một số hình ảnh của kênh Xuy-ê trong suốt quá trình lịch sử
C, Vai Trò
* Kênh đào Xuy-ê đem lại rất nhiều lợi ích cho ngành hàng hải thế giới:
-Kênh Xuy-ê rút ngắn quãng đường vận chuyển:


Tuyến

Khoảng cách(hải lý)
Qua Xuy-ê Vòng châu Phi
Ô-đet-xa – Mum-bai
4198
11818
Mi-na-al A-hma-đi – Giê-noa
4705
11609
Mi-na-al A-hma-đi - Rôt-tec-đam
5560
11932

Mi-na-al A-hma-đi – Ban-ti-mo
8681
12039
Ba-lik-pa-pan - Rôt-tec-đam
9303
12081

Quãng đường rút ngắn
Hải lí
%
7620
64,5
6364
57,5
6372
53,4
3358
27,9
2778
23,0

=>Thay vì phải đi những quãng đường quá dài, nếu qua kênh Xuy-ê, tàu bè các
nước có thể rút ngắn quãng đường từ 23%-65%.Do đó thời gian đi lại trên biển được rút
ngắn. Mà biển là nơi tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm như mưa bão, sóng thần, cướp
biển, ... Nên nhờ đó, con người có thể tránh được thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và
hàng hóa so với đi lại đường dài. Thêm nữa, nó cũng giúp giảm chi phí đi lại, từ đó hạ giá
thành sản phẩm giúp các thương nhân dễ cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Thuyền bè các nước qua kênh đào Xuy-ê
* Kênh đào Xuy-ê mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ai Cập thông qua thuế hàng hải.



Tiền thuế thu được từ kênh đào Xuy-e là một trong những nguồn thu
quan trọng của Ai Cập
*Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời kì 8 năm (1967-1975) thì sẽ là một tổn thất lớn
đối với Ai Cập và các nước ven Địa Trung Hải,Biển Đen nói riêng, với toàn thể nhân loại
nói chung:
-Đối với Ai Cập:
+Mất đi một nguồn thu nhập lớn từ thuế hải quan.
+Giao lưu, trao đổi buôn bán với các nước khác bị hạn chế.
-Đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen:
+Lộ trình di chuyển trên biển dài ngày, tăng chi phí đi lại => tăng giá cả hàng
hóa => khó cạnh tranh và mở rộng thị trường.
+Đối mặt với nhiều mối nguy hiểm trên biển, mất an toàn cho cả người và hàng
hóa.
*Ngoài ra, kênh đào Xuy-ê còn mang nhiều ý nghĩa khác:
-Tạo thuận lợi cho sự giao lưu buôn bán =>ngoại thương phát triển
-Kênh đào Xuy-ê là kết tinh của những bộ óc lớn, cho thấy tầm nhìn xa trông rộng
và sự tính toán đại tài của thế hệ đi trước.
-Có ý nghỉa lớn lao trong lịch sử hàng hải.


=>Có thể nói, kênh Xuy-ê là cầu nối cho sự thông thương trở nên thuận tiện, thúc
đẩy sự trao đổi hàng hóa, mua bán, mở rộng thị trường ngoại thương, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Kênh Xuy-ê – niềm tự hào của người Ai Cập




×