Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Liên môn về môi trường Thùng rác nhỏ, ý nghĩa lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.19 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA
TRƯỜNG THCS DANH THẮNG

Địa chỉ: xã Danh Thắng - huyện Hiệp Hòa
Điện thoại: 0240 3872 042
Email:
Họ và tên học sinh:
Vũ Thị Hằng - Lớp 9A
Nguyễn Văn Huy- Lớp 9A

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỂN

MÔ HÌNH

“THÙNG RÁC NHỎ, Ý NGHĨA LỚN”


Danh Thắng, tháng 11 năm 2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA
TRƯỜNG THCS DANH THẮNG

THÔNG TIN VỀ HỌC SINH

2



Họ và tên: Vũ Thị Hằng

Họ và tên: Nguyễn văn Huy

Ngày sinh: 19/9/2001

Ngày sinh:19/11/2001
Lớp: 9A

Lớp: 9A
I. TÌNH HUỐNG CẦN GIẢI QUYẾT LÀ:

Hưởng ứng phong trào “ Em làm kế hoạch nhỏ” của liên đội, các lớp của
trường chúng em thi đua gom giấy vụn để nộp cho cô tổng phụ trách đội. Lớp
nào cũng mong số lượng giấy vụn của lớp mình vượt chỉ tiêu để được cộng điểm
thi đua. Nhìn đống giấy vụn, chúng em bỗng nhận ra, có bạn nộp cả những cuốn
sách tham khảo rất bổ ích. Những cuốn sách ấy thiết thực, vậy tại sao các bạn lại
đem nộp giấy vụn? Lại có nhiều bạn không kiếm đủ lượng giấy vụn để nộp nên
đề nghị cô giáo cho nộp tiền. Chúng em chợt nghĩ: Mỗi lần trực ban dọn vệ sinh
hố rác của nhà trường, chúng em thấy lượng giấy vụn thải ra rất lớn, tại sao lại
bảo không có giấy vụn để nộp? Tại sao lại phải nộp bằng tiền ? Và ý tưởng
“Thùng rác nhỏ, ý nghĩa lớn” chợt nảy trong đầu chúng em.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG LÀ:
- Giải quyết tình huống trên, mục đích của chúng em là giúp các bạn học sinh
thấy được tác hại của việc vứt giấy rác bừa bãi. Có ý thức gom rác thải hàng
3


ngày và phân loại rác, giữ gìn vệ sinh môi trường,có ý thức bảo vệ môi trường
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuyên truyền cho bạn bè thông điệp “

Hãy hành động vì một môi trường không rác”.Có ý thức học tập sáng tạo, vận
dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết tình huống trong
thực tiễn.Và điều quan trọng là giúp các bạn thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn
của mô hình trong việc giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
-Tìm hiểu về tình trạng vứt giấy, rác thải bừa bãi và đề ra một số giải pháp
khắc phục tình trạng trên.
- Giải quyết tình huống trên, hi vọng các bạn cũng rèn được kỹ năng tổ chức,
phân công nhiệm vụ, kỹ năng làm việc theo nhóm, tự chịu trách nhiệm trước
công việc...
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng kiến thức các môn học :
Ngữ văn, Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân,
Công nghệ, Mĩ thuật, Âm nhạc và các tư liệu thực tế ở nơi mình học tập ….
Đồng thời chúng em có sử dụng thêm các tư liệu tìm kiếm trên mạng intenet,
sách báo và các phương tiện truyền thông ...
-

Phương pháp thu thập số liệu.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn.
-

Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.

- Phương pháp xác định khối lượng và thành phần trong rác thảỉ.
- Xác định thành phần trong rác thải, khối lượng rác thải trong trường học.
- Điều tra kiến thức và nhận thức của các bạn học sinh về rác thải và phân
loại rác.
-


Các biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức cũng như hành
động của học sinh về phân loại rác tại trường học.

- Tham khảo ý kiến đóng góp của các bạn học sinh trong việc xử lý rác và
tiết kiệm, tái chế...
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
4


Để giải quyết tình huống thực tiễn đề ra, chúng em đã vận dụng các kiến thức
liên môn cụ thể là:
- Môn Ngữ văn: Vận dụng kiến thức nghị luận xã hội (Nghị luận xã hội
về một sự việc, hiện tượng trong đời sống); Biện pháp tu từ liệt kê; Văn bản “
Thông tin về trái đất năm 2000”.
- Môn Toán: Thống kê xử lý số liệu xả rác và số tiền thu được từ bán phế
liệu, giấy vụn của các bạn học sinh trong trường THCS Danh Thắng.
- Môn Vật lý: Độ khuếch tán của mầm bệnh trong môi trường có nhiều
rác.
- Hóa học: Thành phần trong rác thải, phân loại rác.
- Môn Địa lý: Vẽ biểu đồ thống kê thực trạng xả rác của các bạn học sinh
trong trường, nguyên nhân các bạn học sinh không xả rác đúng nơi quy định;
Chống xói mòn, rửa trôi.
- Môn Sinh học: Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khỏe con người.
- Môn GDCD: Vận dụng kiến thức của bài “Lý tưởng sống của thanh
niên” ở lớp 9. Tuyên truyền giáo dục cho các bạn học sinh biết giữ gìn vệ sinh
môi trường . Giáo dục những đức tính tốt, sống tiết kiệm, biết quan tâm, chia sẻ,
thông cảm và giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Môn Công nghệ: Hướng dẫn các bạn học sinh biết sử dụng giấy bỏ để
gấp hoa,sử dụng lon côca làm đèn ngủ tự xoay, làm đèn lồng bằng hộp sữa chua,

làm hộp đựng bút bằng giấy báo cũ.
- Môn Mĩ thuật: Hướng dẫn bạn bè trang trí thật đẹp, bắt mắt cho bìa
của những tập giấy nháp chứa những thông điệp bảo vệ môi trường. Vẽ tranh
tuyên truyền bảo vệ môi trường...
- Môn Âm nhạc: Bài hát “ Em yêu trường em” của nhạc sĩ Hoàng Vân;
“ Em làm kế hoạch nhỏ” của nhạc sĩ Phong Nhã.
V. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Lập kế hoạch
Thời gian

Nội dung công việc
5

Người thực hiện


- Gặp gỡ, trao đổi, thu thập ý kiến
của các bạn học sinh trong trường.
- Cả nhóm

Ngày 17/9->
18/9/2015

- Lên kế hoạch nội dung tình huống.
- Phân công công việc cho từng

Ngày 19/9->
24/9 /2015

thành viên trong nhóm.

- Thu thập thông tin .
- Chụp ảnh lấy tư liệu ...

- Cả nhóm

- Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo,
Ngày 5/10
->10/10/2015

- Cả nhóm

Internet...
- Tham khảo ý kiến của các thầy cô

giáo bộ môn có liên quan.
Ngày15/10 ->
Lập dàn ý
22/10/2015
Viết bài, sửa chữa và nộp bài.
Ngày 10/11
->17/11/2015

- Cả nhóm

- Cả nhóm

2. Bài viết giải quyết tình huống:
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở
các quốc gia tiên tiến, việc giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng. Người
dân được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp, nên hiện

tượng xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Nhưng thật đáng
buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công
cộng vẫn diễn ra rất phổ biến. Không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay tại
một ngôi trường nhỏ như trường THCS Danh Thắng, việc giữ gìn vệ sinh của
các bạn vẫn chưa đạt kết quả cao. Vẫn còn hiện tượng học sinh vứt giấy, xả rác
bừa bãi. Vì vậy, để tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho các bạn học sinh,
chúng em đã đề ra một mô hình hết sức ý nghĩa nhằm giáo dục cho các bạn về
tầm quan trọng của việc đổ rác đúng nơi quy định: Đó là mô hình“Thùng rác
nhỏ, ý nghĩa lớn”.
6


Trước hết, chúng ta cần hiểu ý nghĩa của mô hình trên. Thùng rác là một
loại thùng dùng để đựng rác được thiết kế nhỏ gọn, có nắp đậy, bánh lăn để tiện
cho việc đổ rác, màu sắc tươi sáng, thường có màu vàng cam hoặc màu xanh lá
cây biểu tượng cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Thùng rác rất thuận tiện. Vì
vậy, nó được đặt ở nhiều nơi như: Ở những nơi công cộng, ở các cơ quan nhà
nước, trong bệnh viện và cả ở các trường học. Thùng rác nhỏ nhưng có ý nghĩa
rất lớn: nó giúp chúng ta đổ rác đúng nơi quy định, giúp bảo vệ sức khỏe cho
mọi người nói chung và cho học sinh nói riêng. Quan trọng hơn là giữ cho ngôi
trường luôn xanh - sạch - đẹp và làm tăng thêm sự sống động cho trường học.
Tuy nhiên, trong trường THCS Danh Thắng vẫn còn hiện tượng các bạn
học sinh xả rác bừa bãi, không vứt rác đúng nơi quy định, thiếu ý thức bảo vệ
môi trường, không giữ gìn trường lớp xanh - sạch - đẹp. Có rất nhiều biểu hiện
cụ thể đã chứng minh điều đó, ví dụ như: Ăn xong một cái kẹo, học sinh vứt rác
ngay xuống đất. Uống xong một chai nước suối hay một lon nước ngọt thì vứt
ngay tại chỗ, thậm chí còn lấy chân đá lung tung khắp nơi hay ném ngay vào
dưới ghế đá hoặc bồn hoa mà không vứt đúng nơi quy định mặc dù thùng rác để
cách đó rất gần. Trong lớp học,các bạn cũng ngang nhiên xả rác , trong ngăn bàn
hoặc hành lang....Đi đến đâu trong trường, chúng em cũng bắt gặp “vu vơ”

những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao
su cũng được dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế… Chúng em thấy cực kì
khó chịu khi cứ phải nhìn thấy trên sân trường, trong lớp học thấp thoáng rác.
Đáng buồn nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ như: vỏ kẹo,
vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí cả muối ớt... Không hiểu ý thức của các bạn
xả rác bừa bãi bỏ đi đâu nữa? Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh

7


này, bạn Thao (lớp 9C) hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có
nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa,
đã có tổ trực nhật vệ sinh rồi lo gì.” Khăng khăng với những suy nghĩ đó, bạn
ấy chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến
lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình. Theo quan sát từ 533 bạn học sinh trong
trường THCS Danh Thắng cho thấy: Trung bình mỗi ngày một lớp xả 0.1kg
giấy vụn; 0.1kg rác vô cơ (vỏ kẹo, túi nilon, vỏ chai...) và bình quân 1 tháng xả
3kg giấy vụn, 3kg rác vô cơ. Như vậy, một tháng 14 lớp sẽ xả ra 42kg giấy vụn,
42kg rác vô cơ. Con số này có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba lần trong các kì thi.
Cuối giờ thi, học sinh ném đề, tài liệu, giấy nháp khắp nơi hay gấp máy bay
để phi khắp sân trường. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa các bạn học
sinh xả rác tại khắp nơi ở trường THCS Danh Thắng.

(Ảnh minh họa học sinh xả rác ở khắp nơi trong trường, lớp)
Trước thực trạng này, chúng em đã có rất nhiều trăn trở, nhiều câu hỏi
được đặt ra. Vì sao các bạn lại xả giấy rác bừa bãi như vậy? Để làm rõ thực
trạng xả rác và nguyên nhân xả rác, chúng em đã khảo sát thu thập ý kiến từ các
bạn học sinh. Sau đây là câu hỏi qua phiếu điều tra khảo sát.
+ Bạn có suy nghĩ như thế nào về mức độ xả rác ở trường ta? Đánh dấu x vào
một trong những hành vi sau đây:

1. Bạn có thường xuyên xả rác không?
2. Bạn thỉnh thoảng xả rác
8


3. Bạn hiếm khi xả rác
4. Bạn không bao giờ xả rác
+ Và theo bạn nguyên nhân nào dẫn đến việc xả rác không đúng nơi quy định?
1.

Do thùng rác quá xa

2. Ai sao mình vậy
3. Do thói quen
4. Ý kiến khác
Chúng em khảo sát từ 100 bạn học sinh và thu được kết quả như sau:
- Thứ nhất là mức độ xả rác.
+ Thường xuyên xả rác: 39%
+ Thỉnh thoảng xả rác: 33%
+ Hiếm khi xả rác: 16%
+ Không bao giờ xả rác: 12%
- Thứ hai là nguyên nhân xả rác không đúng nơi quy định.
+ Do thùng rác quá xa: 74%
+ Ai sao mình vậy: 4%
+ Do thói quen: 15%
+ Ý kiến khác: 7%
Chúng em đã lập biểu đồ thống kê số liệu để cho tất cả các bạn học sinh trong
trường thấy rõ được thực trạng xả rác, và nguyên nhân xả rác không đúng nơi
quy định.
BIỂU ĐỒ SỐ LIỆU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG XẢ RÁC CỦA HỌC SINH

9


BIỂU ĐỒ SỐ LIỆU KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN
CÁC BẠN HỌC SINH XẢ RÁC KHÔNG ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH

Qua khảo sát thực tế từ các bạn học sinh, chúng em nhận thấy có rất nhiều
nguyên nhân gây ra hiện tượng xả rác bừa bãi. Trước hết là nguyên nhân khách
quan: Do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống cho học sinh
chưa được quan tâm thường xuyên. Do cô tổng phụ trách đội chưa kiểm tra chặt
chẽ, nên vẫn còn hiện tượng xả rác. Do liên đội, đội cờ đỏ của các lớp chưa làm
việc hết trách nhiệm, còn lơi lỏng trong công tác chấm trực ban các lớp nên hiện
tượng vứt rác bừa bãi vẫn xảy ra.. Nhưng theo chúng em, quan trọng nhất vẫn là
ý thức của mỗi bạn học sinh. Một số bạn có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền
lợi của cá nhân. Họ sống theo kiểu “cha chung không ai khóc”, thấy bạn vứt rác
được mình cũng vứt được, trường học không phải là của mình, việc gì phải mất
10


công giữ gìn, họ cứ ném rác, xả rác bừa bãi, không cần quan tâm. Thói quen xấu
này đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở của người khác mới làm
nhưng lần sau lại không thực hiện. Hoặc do bắt đầu từ một chút lười thấy “thùng
rác quá xa” nên ngại đến hình thành thói quen xấu“bạ đâu vứt rác đó”, vô tình
nhiều bạn đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp.
Lâu ngày, nó trở thành một thói quen dễ lây lan và dần dần từ thiểu số trở thành
đa số. Một bạn, rồi kéo nhiều bạn theo nhau “lười”. Bạn Ly- lớp 9A một chuyên
gia quà vặt, thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn
dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?”. Do đó mà thái độ tuân thủ

nội quy vứt rác đúng nơi quy định của các bạn học sinh vẫn chưa đi vào nề nếp.
Đặc biệt, trong bài “Lí tưởng sống của thanh niên” (Sách Giáo dục Công Dân
lớp 9) chúng em đã biết được: “Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay
là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thanh niên, học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất
và năng lực cần thiết, nhằm thực hiện lí tưởng sống đó”. Tuy nhiên, hiện tượng
xả rác bừa bãi của một số bạn học sinh hiện nay chính là đang đi ngược lại lí
tưởng sống đó. Họ chưa tự ý thức, chưa làm chủ được bản thân mình. Họ cho
rằng cứ xả rác ra thì sẽ có lớp trực ban, tổ trực nhật dọn dẹp. Họ sống thiếu trách
nhiệm, thiếu quan tâm đến việc giữ gìn cho ngôi trường xanh - sạch - đẹp. Họ
sống ích kỉ, chỉ biết mình, sống thiếu lí tưởng, chưa chú ý rèn luyện nhân cách
của bản thân... Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng xả rác bừa
bãi của học sinh trong trường chúng em hiện nay.
Hiện tượng xả rác bừa bãi của các bạn học sinh để lại rất nhiều tác hại.
Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chúng ta cần nhận biết về
thành phần, tính chất, mầm bệnh có trong rác. Rác chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng
gây bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh như: E.coli, Coliform, giun sán... Sau đó các
sinh vật như ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi,
gây hại đến sức khỏe con người. Các kim loại nặng như: Chì (Pb), thủy ngân
11


(Hg), Crom (Cr)... có trong rác không bị phân hủy sinh học mà tích tụ trong sinh
vật, tham gia chuyển hóa sinh học gây ra nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe con
người. Trong quá trình hóa học lớp 9, chúng em hiểu được rõ rác thải chia làm
hai loại: Rác vô cơ và rác hữu cơ. Rác hữu cơ gồm: vỏ các loại trái cây, bánh, lá
cây... trong loại rác này, hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn, dễ bị lên men, bốc
mùi hôi thối, rất khó chịu gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng không

nhỏ đến sức khỏe con người. Rác vô cơ gồm: túi ni lông, chai nhựa, giấy, lon
nước ngọt, hộp sữa, hộp đựng xôi... mà độc hại nhất là những túi ni lông và
những chất khó phân hủy. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, cứ hai bao ni
lông được sản xuất ra thì có khoảng 0,1gam chất thải phát sinh, gây ô nhiễm
không khí, nguồn nước. Bao ni lông lẫn vào đất có thể làm chậm sự tăng trưởng
của cây trồng, ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất... ni lông khó tiêu hủy
dù hằng trăm năm chôn vùi dưới đất, làm cho đất khô cằn và độc hại. Và khi học
bài “Thông tin về trái đất năm 2000”( Sách giáo khoa Ngữ văn 8), chúng em
cũng đã biết được: “Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng
của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện
tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì nilon vứt xuống cống làm tắc các
đường nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc
nghẽn hệ thống cống rãnh làm muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni
lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt khi bao bì
ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như
chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi . Nguy
hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt các khí độc thải ra , đặc biệt là
chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến
các tuyến nội tiết giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư,
và các dị tật cho trẻ sơ sinh”. Thật khủng khiếp , đó là những hậu quả không
nhỏ. Ngoài ra, các bãi rác cũng chính là nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng: Trong các bãi rác vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại
15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng
gây bệnh này thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh
12


tồn tại trong các bãi rác như ổ chuột, ruồi, muỗi…và nhiều loại ký sinh trùng
gây bệnh cho người, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:
chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền

bệnh tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi
cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa
và tạo nên mùi khó chịu cho con người.các chất thải khí phát ra từ các quá trình
này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 Sau đây là một vài đại diện:
+ Amoniac
Amoniac có mùi khó chịu và gây viêm đường hô hấp cho người, động vật,
gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản. Amoniac thường gây nhiễm độc cấp
tính.
+ Khí cacbonic CO2
Khí CO2 gây rối loạn hô hấp và tế bào do chiếm mất chỗ của oxy. Một số
đặc trưng gây độc của CO 2 như sau: Nồng độ CO2 : 5% gây khó thở nhức đầu ;
10% gây ngất ngạt thở. Nồng độ CO 2 trong không khí sạch chiếm 0,003 0,006%. Nồng độ tối đa cho phép của CO2 là 0,1%. Khí CO2 còn gây nên hiện
tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho bầu khí quyển nóng lên. Chính vì thế, ảnh
hưởng của độc tố đến phổi: Các độc chất tiếp xúc khi hít thở sẽ hấp thụ qua
phổi. Các độc chất thuộc nhóm này thường là các khí như CO, NO 2, SO2. Chúng
có thể ở dạng khí, cũng có thể ở dạng hạt bụi. Những hạt này có thể sẽ kết lắng
ở bề mặt cơ quan hô hấp theo một trong ba quá trình sau:
1. Phân tán hạt: xảy ra đối với những hạt có kích thước vài micron khi
luồng khí gặp bề mặt dốc.

13


2. Lắng đọng theo lực hấp dẫn: Phụ thuộc vào khối lượng và hình dạng
của hạt. Đối với hạt có đồng mật độ thì quá trình này thường có ở hạt có đường
kính từ 0,5 - 5 micro.
3. Khuếch tán: Hiện tượng này thường có ở hạt có kích thước nhỏ
Trung bình khoảng 1/2 các chất sẽ thâm nhập vào cơ thể trong vòng một
ngày, điều này cũng còn phụ thuộc vào bản chất của độc chất. Phần còn lại sẽ

được thâm nhập trong những ngày tiếp theo, thậm chí hàng năm sau. Bên cạnh
đó, những chất độc trong rác gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau, cụ thể là:
- Bệnh ung thư: có một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có
khả năng gây ung thư.
- Có thể gây ra bệnh hạch cầu và ung thư thận nếu như tiếp xúc trong thời
gian lâu dài.
- Gây ra những bệnh về da: nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu
gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. Ngoài ra chất hữu cơ
dễ bay hơi cũng có thể gây ra viêm loét da.
- Gây ngứa mắt.
- Tạo cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc, từ đó gây ra một số bệnh
như: Mất ngủ, tinh thần bất ổn, dễ nổi nóng…
- Bệnh cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác, rác thải chứa
nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

(Ảnh minh họa bãi rác làm ô nhiễm môi trường)
14


Trường học là nơi giáo dục ý thức của học sinh, nhưng với những hình ảnh
rác thải ở khắp nơi sẽ làm mất đi mĩ quan vốn có của trường học.

( Ảnh minh họa rác thải làm mất mỹ quan trường học)
Những hình ảnh trên, đã làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp, sự trong lành, thân
thiện của ngôi trường. Hơn nữa, việc xả rác bừa bãi cũng ảnh hưởng đến kết quả
học tập, bởi vì sẽ mất rất nhiều thời gian để nhặt rác, thu gom, phân loại rác.
Trên sân trường, trong lớp học nếu rác thải không được thu dọn sạch sẽ bốc mùi
hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh cũng
như sự truyền đạt kiến thức của các thầy cô giáo.Trước hình ảnh một lớp học
nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng

cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp học có
nhiều rác, học sinh sẽ bị phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài
được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do các bạn học sinh
phải gánh chịu. Nếu cứ như vậy thì chất lượng dạy và học sẽ giảm đi rõ rệt. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ chất lượng giáo dục các trường học nói chung và
trường Trung học cơ sở Danh Thắng nói riêng.
Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường và mang trong mình
bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Vậy nên, trước hậu quả không nhỏ của rác thải như
thế, chúng em nghĩ rằng: Chúng em nói riêng và các ban ngành đoàn thể nói
chung chắc chắn sẽ có rất nhiêù băn khoăn trăn trở làm thế nào để giảm thiểu
được hiện tượng xả rác này? Nhà trường cần phối hợp với các ban ngành thường
xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của các bạn học sinh về
việc giữ gìn vệ sinh chung. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối
với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự
15


sống của mọi người, vì tác hại của nó đối với xã hội. Vậy mỗi học sinh chúng ta,
cần có ý thức góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.
Chính vì lẽ đó,từ mô hình “ Thùng rác nhỏ, ý nghĩa lớn” của chúng em, trường
THCS Danh Thắng đã đưa ra các quy định chung về việc phân loại rác thải
nhằm mục đích xử lý, tái chế rác thải, bảo vệ môi trường. Bố trí các dụng cụ,
thiết bị phân loại và xử lý rác thải ở vị trí phù hợp. Thùng rác vô cơ bao gồm:
giấy báo, hộp nhựa, túi nhựa, hộp sữa chua, hộp để xôi…. Thùng rác hữu cơ:
Như vỏ các loại trái cây, lá bánh, lá cây...Đảm bảo các dụng cụ, thiết bị phân
loại được duy trì ở điều kiện và vệ sinh tốt.

THÙNG RÁC

THÙNG RÁC


VÔ CƠ

HỮU CƠ

(Ảnh minh họa học sinh phân loại rác)
Tính hiệu quả của biện pháp này đó là rác thải sẽ được phân loại trước khi
xử lí: Loại rác có khả năng phân huỷ sẽ được xử lí tại trường, loại rác không có
khả năng phân huỷ sẽ được chuyên chở đến khu chứa rác của xã để xử lí tiếp và
cuối cùng là loại rác có khả năng tái chế sẽ được thu gom lại và bán lại cho các
cửa hàng thu mua phế liệu. Rác thải sẽ được phân loại và xử lí theo từng ngày,
từng tuần. Như vậy, sẽ chấm dứt tình trạng thùng rác luôn đầy ắp và bốc mùi
hôi thối như trước đây. Các loại rác thải có khả năng tự phân huỷ như: vỏ hạt
hoa quả, bánh trái, lá cây…được lọc ra và đổ vào các hố đất trong vườn cây để
16


rác tự phân huỷ tạo chất thành phân bón cho việc trồng cây cảnh, chăm bón bồn
hoa. Các loại rác thải như: túi giấy bóng, giấy kẹo, hộp xốp…không phân huỷ
được thì được cho vào bao để đem đi xử lí. Các loại rác thải tái chế như giấy
vụn, đồ nhựa vỡ hỏng thì được thu gom lại bỏ vào thùng bán cho các cửa hàng
phế liệu.Việc làm này diễn ra thường xuyên đều đặn có sự phân công rõ ràng
của các lớp,có sự đôn đốc của cô tổng phụ trách đội ,các thầy cô chủ nhiệm, bạn
liên đội trưởng và đội cờ đỏ của của trường. Đặc biệt là cô Thúy- tổng phụ trách
đội, đã đưa tiêu chí chấm điểm thi đua giữa các lớp.Từ việc chấm điểm thi đua
ấy nên khi lớp nào, bạn nào không thực hiện nghiêm túc sẽ bị trừ điểm và nhắc
nhở, phê bình ở trước cờ vào sáng thứ 2 đầu tuần. Còn lớp nào ,bạn nào thực
hiện nghiêm túc sẽ được tuyên dương. Phong trào này được các thầy cô chủ
nhiệm và các bạn học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình.
Ngoài ra, trong giờ học ngoại khóa, các thầy cô dậy môn công nghệ hướng

dẫn học sinh sử dụng giấy thừa để gấp hoa trang trí cho lớp học thêm đẹp hơn.
Một số bạn còn rất sáng tạo và khéo tay, từ vỏ lon cô ca bỏ các bạn ấy làm được
một chiếc đèn ngủ tự xoay xinh xắn,các bạn còn biết làm đèn lồng từ hộp sữa
chua, làm hộp bút từ giấy báo cũ...

( Ảnh minh họa học sinh gấp hoa từ giấy vụn)

17


(Ảnh minh họa học sinh làm
đèn ngủ tự xoay từ lon nước ngọt)

(Ảnh minh họa học sinh
làm đèn lồng từ hộp sữa chua)

Trong giờ mĩ thuật, các bạn học sinh cũng dùng những tờ giấy thừa vẽ
những hành động đẹp để bảo vệ môi trường, các thầy cô hướng dẫn các bạn học
sinh trang trí thật đẹp mắt, bắt mắt cho những tập bìa giấy nháp chứa những
thông điệp bảo vệ môi trường.

(Ảnh tranh vẽ của học sinh về đề tài bảo vệ môi trường)
Hơn thế nữa, nhà trường còn tổ chức giao lưu giáo dục cho học sinh ý thức
bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nói chung và trong trường
học nói riêng. Giáo dục cho học sinh biết thực hành tiết kiệm, biết yêu thương
chia sẻ, đoàn kết tương trợ, biết cảm thông và giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh
khó khăn hơn mình bằng các hoạt động như: Cho học sinh thi vẽ tranh tuyên
truyền bảo vệ môi trường, hãy đổ rác đúng nơi quy định, mắt nhìn thấy rác là
tay nhặt liền, trường học là nhà, bạn bè là anh em... qua những tiểu phẩm thật ý
nghĩa : “Hãy chia sẻ với bạn nhiều hơn”; “Mình sai rồi”... hay bằng những ca

khúc thật xúc động: “Em yêu trường em” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Em làm kế
18


hoạch nhỏ” của nhạc sĩ Phong Nhã...Và một hành động thật thiết thực là vừa qua
trường em đã phát động phong trào thu gom giấy vụn, làm kế hoạch nhỏ.

( Hình ảnh học sinh thu gom giấy vụn)
Phong trào đó được cả trường hưởng ứng rất nhiệt tình. Sau hai tháng triển
khai mô hình, chúng em đã thu được kết quả cụ thể như sau: một tháng chúng
em thu gom được 42kg giấy vụn bán với giá 3000đ/1kg được 126000đ. Và
khoảng 42kg nhựa, lon nước ngọt...Bán với số tiền là 2000đ/1kg số tiền thu
được là 84000đ. Vậy sau hai tháng, chúng em thu được số tiền là 42000đ. Số
tiền thu được từ bán phế liệu, giấy vụn hàng tháng và tiền kế hoạch nhỏ được sử
dụng vào mục đích khuyến học như: Chung tay tiếp bước chân em tới trường,
đàn gà khăn quàng đỏ, hỗ trợ cho những bạn học sinh nghèo có thành tích cao
trong học tập...Những việc làm đó thật có ý nghĩa!

19


( Ảnh Minh họa tặng xe đạp, tặng quà cho học sinh nghèo)
Với kết quả đạt được như trên, chúng em rất vui mừng và tự hào vì mình
đã góp phần bảo vệ ngôi trường của chúng em luôn xanh - sạch - đẹp và góp
phần nhỏ bé vào việc giúp đỡ bạn nghèo.
Nói tóm lại xử lí rác thải không phải là một vấn đề mới xuất hiện, mới được
đề cập. Tuy nhiên, nó đã và đang là một vấn đề nhức nhối đối với một đất nước,
một xã hội, một tổ chức. Thử hỏi, chẳng hạn như trường học - nơi đào tạo ra
những chủ nhân tương lai của đất nước - mà lại học trong môi trường toàn rác và
rác thì sẽ như thế nào? Việc kết kợp các kiến thức liên môn : Văn học, Toán học,

Sinh học, Vật lí, Hóa học, Địa lý, Công nghệ ,Công dân, Mĩ thuật ,Âm nhạc
nhằm làm rõ hơn tác hại của rác đối với sức khỏe con người, giúp cho mọi
người, cụ thể hơn là các bạn học sinh nhận thức được tầm nguy hiểm của chất
thải. Từ đó, chúng em đã đề ra một vài biện pháp xử lí rác thải để nó không còn
là một mớ kiến thức suông nữa, mà được đưa vào vận dụng trong thực tiễn đời
sống. Giúp học sinh hiểu được cặn kẽ hơn, thiết thực, gần gũi hơn, góp phần cải
thiện tình trạng rác thải ở trường học. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ rằng “ Bảo
vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Qua việc giải quyết tình huống trên, chúng em thấy tình huống và cách
giải quyết tình huống nêu lên ý nghĩa: Giúp các bạn học sinh nói riêng và toàn
xã hội nói chung, nhận thấy được thực trạng vứt giấy rác bừa bãi và tác hại của
nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Giúp các bạn biết sống tiết kiệm,
biết quan tâm, chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra tình huống còn có một ý nghĩa nữa là: Chính các bạn học sinh sẽ
là những tuyên truyền viên xuất sắc để giúp mọi người trong gia đình, bạn bè và
ngoài xã hội hiểu được rõ hơn về thực trạng vứt rác bừa bãi ở địa phương và hậu
quả của việc vứt rác bữa bãi đối với sức khỏe của con người. Từ đó, mọi người
sẽ có hành động đúng đắn vứt rác đúng quy định để bảo vệ môi trường.
20


Nếu các giải pháp trên được áp dụng lâu dài và nhân rộng, chúng ta sẽ giữ
gìn được môi trường trong lành, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi
người nói chung, và của học sinh- những chủ nhân tương lai đất nước nói riêng.
Công tác bảo vệ môi trường có được duy trì một cách bền vững hay không điều
đó phụ thuộc rất lớn vào mỗi bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Chúng em rất mong được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, để
việc bảo vệ môi trường tích cực hơn nữa. Ủng hộ vật chất và tinh thần để công
tác giáo dục môi trường trong trường học ngày càng cụ thể, thiết thực, đồng bộ

và hiệu quả. Góp phần cho chúng em được phát triển một cách hoàn thiện hơn
về trí tuệ và nhân cách, biết sống thân thiện với môi trường, để việc bảo vệ môi
trường dần dần trở thành thói quen, thành nếp nghĩ, thành hành động cụ thể của
mỗi bạn học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Như vậy việc kết hợp các kiến thức liên môn để giải quyết một tình
huống trong thực tiễn rất có ý nghĩa. Kiến thức liên môn tạo điều kiện cho chúng
em chủ động, tích cực, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt, tăng cường khả năng tự
học, tự nghiên cứu. Giúp cho chúng em hứng thú hơn trong học tập, tin tưởng
lạc quan vào khoa học và cái quan trọng hơn là kiến thức mà chúng em có được,
không còn gò bó trong phạm vi hạn hẹp của từng môn.
Ngoài những ý nghĩa thiết thực trên, việc vận dụng kiến thức liên môn
còn làm cho các em nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, nâng cao kỹ năng
học tập như: Kỹ năng khai thác tài liệu trên internet, bạn bè, các phương tiện
truyền thông, và đặt biệt là kỹ năng sống. Giúp chúng em ý thức hơn trong việc
tổng hợp các kiến thức cần thiết, Và để củng cố kiến thức đã học thì phải “Học
đi đôi với hành”.
Danh Thắng, tháng 11/2015
Người viết

Nguyễn Văn Huy
21

Vũ Thị Hằng


22




×