Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

vai trò của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.17 KB, 78 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO VĂN CHƯƠNG CỦA PHAN KHÔI
1.1. Khái quát diện mạo báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.1.1. Những tiền đề lịch sử - xã hội
1.1.2. Những nội dung, thể loại tiêu biểu của báo chí đầu thế kỷ XX
1.2. Phan Khôi và hành trình sáng tạo văn chương
1.2.1. Phan Khôi - Cuộc đời và văn nghiệp
1.2.2. Những chặng đường sáng tạo văn chương
1.3. Vị trí của Phan Khôi trong dòng chảy báo chí Việt Nam đầu
thế kỷ XX
Chương 2. VAI TRÒ CỦA PHAN KHÔI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX NHÌN TỪ
BÌNH DIỆN NỘI DUNG
2.1. Từ những cải cách về văn hóa, văn học
1


2.1.1. Cải cách về văn hóa
2.1.2. Cải cách về văn học
2.2. Cho đến những đấu tranh cải cách xã hội
2.2.1. Phê phán, lên án những bất công, đàn áp
2.2.2. Đấu tranh đòi quyền bình đẳng, dân chủ


Chương 3. VAI TRÒ CỦA PHAN KHÔI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX NHÌN TỪ
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
3.1. Sự đa dạng về thể loại
3.1.1. Tiểu phẩm báo chí
3.1.2. Bình luận, chuyên luận
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1. Ngôn ngữ chính luận, triết lý
3.2.2. Ngôn ngữ bình dân, đời thường
3.3. Giọng điệu
3.3.1. Giọng lập luận, đanh thép
3.3.2. Giọng châm biếm, đả kích
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Nửa đầu thế kỷ XX, Phan Khôi là nhà báo nổi bật. Ông là cây bút nổi
tiếng về sự sắc sảo và thẳng thắn, thường đề cập đến các vấn đề thời sự, nhạy
cảm trong xã hội, khởi xướng và tham gia những cuộc tranh luận sôi nổi trên
báo chí thời bấy giờ. Phan Khôi đóng vai trò quan trọng trong lịch sử báo chí
Việt Nam. Ông đã ý thức một cách sâu sắc thiên chức và đạo đức của một nhà
báo chân chính, có chính kiến và lập trường dân tộc. Từ sự nghiệp báo chí của
ông, những người làm báo hôm nay học được biết bao điều.
Vốn là người thông minh, nhạy cảm trước cái mới và giàu tinh thần
nhập thế, ông sớm bỏ lối học khoa cử, để chuyển sang học chữ quốc ngữ và
tiếng Pháp. Với sức lao động phi thường, thể hiện ở số lượng tác phẩm báo

chí khổng lồ đăng tải trên báo chí khắp ba miền từ những năm 20 đến những
năm 50 của thế kỷ XX (các tờ: Đông Tây, Đăng Cổ Tùng báo, Nam Phong,
Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh, Hà Nội báo, Phụ nữ Thời đàm… ở Hà
Nội; Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ Tân văn, Trung lập…ở Sài
Gòn; Tràng An và thành lập tờ Sông Hương ở Huế…), Phan Khôi thực sự là
tên tuổi lớn của báo chí Việt Nam.
Từ số lượng khổng lồ các tác phẩm báo chí, có thể nói, ông là người có
những đóng góp to lớn thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX. Trong bài viết tham dự tọa đàm nhân dịp 120 năm ngày sinh của
Phan Khôi (1887-2007), nhà nghiên cứu, sưu tầm danh nhân lịch sử nước
Việt Lê Minh Quốc viết: “Nếu chỉ chọn lấy một nhà báo tiêu biểu nhất của xứ
Quảng trong thế kỷ XX, tôi sẽ chọn lấy Phan Khôi. Đó là một hình ảnh kỳ lạ
nhất, cô độc nhất, bản lĩnh nhất của lịch sử báo chí Việt Nam hiện đại”. Thời
kỳ làm báo sung sức nhất của Phan Khôi là những năm 1928-1939, đặc biệt là
quãng thời gian ông làm chủ bút tờ Phụ nữ Tân văn (từ 02/5/1929 đến
21/4/1935).
3


Lựa chọn đề tài “Vai trò của Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam đầu
thế kỷ XX”, chúng tôi muốn cho độc giả và bạn đọc trong và ngoài nước thấy
được những đóng góp thiết thực, vai trò vô cùng quan trọng của Phan Khôi
đối với nền báo chí Việt Nam lúc bấy giờ. Qua đó, chúng tôi cũng muốn nhìn
nhận lại toàn bộ quá trình hoạt động năng động, nhiệt tình của ông từ khi
bước chân vào nghề báo, thông qua việc tìm hiểu và rà soát lại từng bài viết
của ông trong các mốc thời gian khác nhau. Việc làm này mong muốn góp
một tiếng nói nhằm khẳng định về một con người rất có công trong lịch sử xã
hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Đồng thời việc tìm hiểu, đánh giá
lại con người và vai trò sự nghiệp của Phan Khôi còn có ý nghĩa tích cực về
mặt quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu di sản văn học quá khứ. Với

mong muốn thế hệ trẻ hôm nay có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về ngòi
bút tài năng, sắc sảo này, và quan trọng hơn là vai trò của Phan Khôi đối với
nền báo chí nước nhà.
Như vậy, việc tìm hiểu, tổng kết “Vai trò của Phan Khôi đối với báo
chí Việt Nam đầu thế kỷ XX” là nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng và cấp
thiết, góp phần phác họa chân dung một trong số những nhà báo hàng đầu
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Phan Khôi, đồng thời bổ sung tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng
thêm một lần tìm đến sự đánh giá tương đối công bằng về những đóng góp
của Phan Khôi đối với báo chí cũng như nền văn hóa Việt Nam.
2.

2. Lịch sử vấn đề

Phan Khôi là một nhà báo nổi tiếng trong những năm đầu thế kỷ XX.
Ông tham gia viết cho nhiều tờ báo khác nhau lúc bấy giờ như Đăng cổ tùng
báo, tạp chí Nam Phong, Lục tỉnh Tân văn, Thực nghiệp dân báo, Thần
chung, Phụ nữ Tân văn, Phụ nữ Thời đàm… Tuy nhiên trước thời cuộc nhiều
biến động, những tác phẩm của Phan Khôi hầu như bị lãng quên trong một
thời gian dài nên không có nhiều công trình nghiên cứu về ông. Ngoài những
nghiên cứu nhỏ lẻ không có hệ thống có thể kể đến những tập sau: Phan Khôi
4


tiếng Việt, báo chí và thơ mới (2003) của Vu Gia, Thiếu Sơn, Nghệ thuật và
Nhân sinh (2000) của Lê Quang Hưng… Đặc biệt phải kể đến bộ sách sưu tập
các tác phẩm báo chí của Phan Khôi do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu
tầm và biên soạn, gồm 08 cuốn: Phan Khôi, tác phẩm đăng báo 1928 (2003),
Phan Khôi, tác phẩm đăng báo 1929 (2004), Phan Khôi, tác phẩm đăng báo
1930 (2005), Phan Khôi, tác phẩm đăng báo 1931 (2006), Phan Khôi, tác

phẩm đăng báo 1932 (2009), Phan Khôi, tác phẩm đăng báo năm 1933-1934
(2010), Phan Khôi, tác phẩm đăng báo năm 1935 (2011), Phan Khôi, tác
phẩm đăng báo 1936 (2012) và Phan Khôi, tác phẩm đăng báo năm 1937
(2013). Đây là công trình sưu tầm số lượng khổng lồ các tác phẩm báo chí của
Phan Khôi từ năm 1928 đến năm 1937, cũng là thời kỳ cây bút Phan Khôi
sung sức nhất trên diễn đàn báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, với đủ các
thể loại báo chí: Thời sự trong nước và quốc tế, tùy bút, ghi chép, bình luận
chính trị, văn hóa, nghệ thuật, phiếm luận, ý kiến, nói chuyện nghề báo, tranh
luận về các lĩnh vực văn hóa, chính trị… Theo tác giả Lại Nguyên Ân: “Phan
Khôi là một trong những tên tuổi lớn của báo chí, văn học và tư tưởng Việt
Nam thế kỷ XX. Tìm hiểu các lĩnh vực ấy, người ta không thể bỏ qua vai trò
Phan Khôi và vì vậy không thể không tìm hiểu ít ra là một phần trong số
những điều Phan Khôi đã viết ra, đã đăng báo, in sách suốt hơn nửa thế kỷ
sống và hoạt động của ông” [1, tr.6].
Bước chân hoạt động trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành quả
nhất định, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong sự nghiệp của ông vẫn là
lĩnh vực báo chí. Phần lớn các bài viết của Phan Khôi, đến nay vẫn còn
nguyên giá trị thời sự. Đọc các bài báo của ông không chỉ biết chuyện thế sự,
mà cao hơn nữa, những bài báo của ông có tính chất khảo cứu, đề xuất nhiều
ý kiến mới mẻ, độc đáo về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

5


Đương thời, ngòi bút Phan Khôi sắc sảo trên nhiều lĩnh vực, người ta
thường biết đến ông với tư cách là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng và
là một học giả với vốn hiểu biết uyên thâm trên tất cả các lĩnh vực. Với đề tài
“Vai trò của Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX”, chúng tôi

muốn tìm hiểu những đóng góp to lớn của ông trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt
là vai trò quan trọng của ông đối với nền báo chí nước ta giai đoạn đầu thế kỷ
XX.
Như vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hội Việt Nam đầu
thế kỷ XX, hệ thống các tác phẩm, các hoạt động của Phan Khôi trong lĩnh
vực báo chí, những ý kiến đánh giá về Phan Khôi và hoạt động báo chí của
ông qua các thời kỳ để làm rõ những đóng góp của Phan Khôi đối báo chí
Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Phạm vi nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, khóa luận tập trung khảo sát các
tác phẩm báo chí của Phan Khôi từ năm 1928 đến năm 1939. Đây là thời gian
nhà báo Phan Khôi hoạt động nghề nghiệp sung sức nhất, để lại dấu ấn đậm
nét nhất đối với nền báo chí Việt Nam. Những kết quả lao động báo chí của
ông thời kỳ này đã góp phần tạo nên diện mạo báo chí Việt Nam đầu thế kỷ
XX.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn, cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê, phân tích: Rà soát, thống kê những ấn phẩm
báo chí của nhà báo Phan Khôi; thu thập và phân tích những tài liệu nghiên
cứu lịch sử báo chí về Phan Khôi cũng như một số nhà báo cùng thời với ông.
Phương pháp so sánh: Khảo cứu tư liệu để so sánh những đóng góp
và hạn chế của Phan Khôi (thông qua các hoạt động và ấn phẩm báo chí của
ông) với các nhà hoạt động báo chí Việt Nam khác trong cùng thời điểm cũng

6


như theo tuần tự thời gian trong suốt sự nghiệp báo chí của ông, đặc biệt là
giai đoạn 1928 - 1939.

Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở phân tích tư liệu thu được, khóa
luận sẽ tổng hợp và làm rõ những đóng góp cũng như những hạn chế về
những mặt khác nhau (như mục tiêu, quan điểm chính trị - xã hội, văn hóa,
ngôn ngữ, thể loại, bản lĩnh nghề nghiệp…) của Phan Khôi đối với báo chí
Việt Nam.
5. Kết cấu khóa luận
Khóa luận có kết cấu chung gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba
chương chính của phần nội dung:
Chương 1. Báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX và hành trình sáng tạo văn
chương của Phan Khôi
Chương 2. Vai trò của Phan Khôi đối với sự phát triển của báo chí Việt
Nam đầu thế kỷ XX nhìn từ bình diện nội dung
Chương 3. Vai trò của Phan Khôi đối với sự phát triển của báo chí Việt
Nam đầu thế kỷ XX nhìn từ phương thức thể hiện

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO VĂN CHƯƠNG CỦA PHAN KHÔI
1.1. 1.1. Khái quát diện mạo báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.1.1. 1.1.1. Những tiền đề lịch sử - xã hội
Năm 1918, Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất kết thúc. Sau chiến tranh,
một cục diện thế giới mới với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản,
phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ra đời sau thắng lợi
của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.
Trong bối cảnh chung đó, thực dân Pháp vừa ra sức bóc lột nhân dân
chính quốc, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa cả cũ và mới. Thêm vào đó,

Pháp còn có những điều chỉnh trong chính sách thuộc địa để cho việc khai
thác hiệu quả hơn, trong đó Đông Dương được Pháp đặt vào kế hoạch khai
thác trước hết.
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ năm 1919 cho đến khi cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. Sự chuyển biến của nền kinh tế, cùng với sự
thay đổi trong chính sách thuộc địa - lấy “hợp tác với người bản xứ” làm cho
xã hội Việt Nam có sự thay đổi về kết cấu dân cư, sự phân hóa xã hội trở nên
phức tạp hơn, mâu thuẫn xã hội quyết liệt hơn xung quanh vấn đề cách mạng
dân tộc, dân chủ.
Sự phân hóa sâu sắc bên trong xã hội Việt Nam, trong cơ cấu nền kinh
tế cũng như cơ cấu xã hội đã ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước, giải
phóng dân tộc của nhân dân ta trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX.
Những biến đổi đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp thu chủ nghĩa MácLênin - vũ khí cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế, cũng như những ảnh
hưởng mạnh mẽ từ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Sự ra đời của các Đảng
Cộng sản Pháp, Trung Quốc và các nước trên thế giới vừa là nguồn cổ vũ
8


động viên các chiến sĩ cộng sản Việt Nam, vừa tạo ra những thuận lợi cho sự
du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin

và những tư tưởng tiến bộ vào Việt Nam.

Đây là thời kỳ phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân
dân ta diễn ra sôi nổi cả ở trong và ngoài nước, dưới những hình thức khác
nhau, in đậm dấu ấn của những giai cấp, những tầng lớp xã hội tiến hành
những cuộc đấu tranh đó. Ở nước ngoài, đó là những hoạt động xuất sắc và
công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp, tại Liên xô cũng như tại các nước
láng giềng: Trung Quốc, Lào, Miên, Xiêm; những hoạt động rất đa dạng tại
nhiều quốc gia của các cá nhân cũng như những nhóm người Việt Nam yêu

nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Mai Lão Bạng, Nguyễn Thượng
Hiền...; hoạt động sôi nổi đầy nhiệt huyết trong nhóm Tâm Tâm xã ở Quảng
Châu cũng như ở trong nước của các trí thức tiểu tư sản.
Có thể nói, 30 năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử mang tính bản lề
quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Đây chính
là giai đoạn quyết định chiều hướng phát triển của Việt Nam trong những giai
đoạn tiếp theo, tạo ra những tiền đề tư tưởng, tổ chức và lực lượng cho sự
phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở những giai đoạn sau, mà sớm
nhất là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo [31, tr.11].
1.1.2. 1.1.2. Những nội dung và thể loại tiêu biểu của báo chí đầu
thế kỷ XX
Sang đầu thế kỷ XX, quá trình đô thị hoá cũng như sự phát triển của
tầng lớp thị dân, lối sống thị dân, những hoạt động công thương nghiệp của
giới doanh nghiệp Việt Nam, và ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng dân chủ
mới đã tạo điều kiện cho báo chí phát triển phong phú hơn. Báo chí thời kỳ
này không còn là của riêng chính quyền thực dân nữa mà đã xuất hiện những
tờ báo tư nhân. Về nội dung, các báo cũng không đơn thuần là những tờ công
báo nữa mà bước đầu phản ánh quyền lợi của giới kinh doanh công thương
nghiệp cũng như phản ánh những chuyển biến trong tình hình kinh tế, chính
9


trị, xã hội và văn hoá của Việt Nam lúc bấy giờ. Đáng chú ý là có một số tờ
như Nông cổ mín đàm (1901- 1924), Đại Việt tân báo (1905), Đại Nam Đăng
cổ tùng báo (1907), Lục tỉnh Tân văn (1907-1921) đã bàn nhiều về vấn đề văn
hoá, xã hội như tuyên truyền cho xu hướng canh tân hoặc đả phá chế độ khoa
cử lỗi thời, những hủ tục trong lối sống. Năm 1913, Đông Dương tạp
chí được xuất bản, ra số đầu tiên ngày 15/5 tại Hà Nội. Trong những năm
1913, 1914, Đông Dương tạp chí mang tính chất là một tờ báo ngôn luận

thông thường: tổng hợp, đăng tải các bài về tin tức thời sự chính trị xã hội lẫn
văn chương, học thuật. Có thể nói, đầu những năm 20 của thế kỷ, đã định
hình một nền báo chí Việt Nam. Bên cạnh những tờ báo thời sự chính trị xã
hội, đã có báo chí văn hóa văn nghệ, báo chí kinh tế, báo chí chuyên ngành,
chuyên giới. Chiếm dòng chủ lưu trong báo chí hồi ấy vẫn là những cơ quan
chuyên lo việc tuyên truyền, tô điểm cho chế độ thực dân, kêu gọi nhân dân
hợp tác với nhà cầm quyền. Những tiếng nói phản kháng tuy đã có cất lên
song vẫn còn rất yếu ớt và luôn luôn bị bóp nghẹt. Tuy nhiên những tiếng nói
này lại biểu thị một ý thức dân tộc đang tự khẳng định qua những khuynh
hướng yêu nước thương nòi, đòi quyền dân chủ, lên án chế độ cai trị hà khắc
và bất công xã hội... Đó là tín hiệu báo trước sự xuất hiện tất yếu của một nền
báo chí thật sự cách mạng.
Nhìn chung, đầu thế kỷ XX, các tờ báo đã chuyển dần từ vai trò là công
cụ cai trị của chính quyền thực dân, thông báo các mệnh lệnh của chính quyền
tới dân chúng sang vai trò là một kênh truyền bá tư tưởng học thuật, tạo nên
một không gian văn hóa tư tưởng, nơi mọi người có thể thảo luận các vấn đề
về văn hóa và lối sống, vận động duy tân, phê phán những hủ tục, chế độ tảo
hôn, chế độ đa thê, vận động học chữ quốc ngữ, phê phán tâm lý “trọng nông,
ức thương”, tuyên truyền, cổ vũ, đề cao tư tưởng thực nghiệp, phát triển kinh
doanh công thương nghiêp, coi “chấn hưng thực nghiệp” như một giải pháp
cho tình trạng yếu kém của Việt Nam. Có một hiện tượng đáng chú ý là ngay
từ rất sớm vấn đề phụ nữ đã được đưa lên mặt báo, vừa là bàn về vấn đề của
10


phụ nữ vừa mượn lời phụ nữ để bàn về những vấn đề chung của xã hội như
các mục Nhời đàn bà trên Đăng cổ tùng báo và Đông Dương tạp chí.
Từ sau chiến tranh thế giới I cho tới những năm đầu thập niên 1930, bất
chấp chế độ kiểm duyệt hà khắc của chính quyền thuộc địa, báo chí tiếng Việt
đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và nội dung. Sự phát triển của báo

chí tiếng Việt đã tạo nên những không gian tương đối dân chủ cho sự giao lưu
văn hóa và truyền bá tư tưởng mới, cũng như diễn đàn trao đổi về các vấn đề
liên quan tới đời sống văn hóa, chính trị và tư tưởng ở Việt Nam, nơi phổ biến
thông tin, liên kết cộng đồng trong những mối quan tâm chung. Có thể nhận
rõ một số khuynh hướng thể hiện trên báo chí thời kỳ này:
·

Giới thiệu và truyền bá tư tưởng, văn hóa, văn minh thế giới

Điển hình theo khuynh hướng này là Tạp chí Nam Phong. Ra đời vào
thời gian trước khi chiến tranh thế giới I kết thúc, năm 1917, trong bối cảnh
chính quyền thuộc địa có chủ trương đẩy mạnh truyền bá văn hóa, văn minh
Pháp, Nam Phong dưới sự dẫn dắt của Phạm Quỳnh đã không chỉ dừng lại ở
việc tuyên truyền cho văn hóa văn minh Phương Tây mà còn dùng báo chí để
giới thiệu, phổ biến di sản văn hóa, văn học phương Đông và Việt Nam. Từ
các bài khảo cứu về triết học, lịch sử, khoa học, văn hóa và văn chương của cả
phương Đông và phương Tây; dịch các tác phẩm triết học, văn học từ tiếng
Pháp và chữ Hán ra tiếng Việt; sưu tầm và giới thiệu văn học cổ của Việt
Nam… Qua Nam Phong, người Việt Nam có thể tiếp cận với những học
thuyết chính trị, những tư tưởng về dân chủ, tư tưởng nữ quyền, các tác phẩm
văn chương… không chỉ của nhân loại mà cả di sản của ông cha để lại.
Vận động và cổ vũ Chấn hưng thực nghiệp
Đầu thế kỷ XX, bên cạnh khuynh hướng yêu nước chủ trương bạo động
chống Pháp giành độc lập, đã xuất hiện khuynh hướng duy tân, chủ trương
khai sáng dân trí, chấn hưng dân khí, phục hưng đất nước bằng con đường
chấn hưng thực nghiệp. Các trí thức yêu nước thuộc khuynh hướng này đã
nhanh chóng nắm lấy báo chí như một công cụ truyền bá tư tưởng duy tân, hô
11



hào đổi mới và cổ động chấn hưng nền kinh tế bằng các hoạt động kinh doanh
và sản xuất. Những tờ báo tiêu biểu cho khuynh hướng cổ động thực nghiệp
này có thể kể đến là Thực nghiệp dân báo, Khai Hóa, Hữu Thanh tạp chí…
Tuyên truyền vận động yêu nước, phê phán chính quyền thuộc địa
Một khuynh hướng nổi bật của báo chí thời kỳ này đó là vận động và
tuyên truyền yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và phê phán chính quyền thuộc
địa. Báo Tiếng Dân do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút, báo Đông Pháp thời
báo của nhóm thanh niên yêu nước, có tư tưởng cấp tiến như Nguyễn Kim
Đính, Trần Huy Liệu, báo Đuốc Nhà Nam của Dương Văn Giáo, báo Thần
Chung của Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Văn Bá, báo Công luận… đã đăng tải nhiều
bài báo về tình cảnh của dân chúng, phê phán chế độ thực dân, khơi dậy tinh
thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của người dân trước vận mệnh đất nước.
Hình thành diễn đàn phụ nữ
Trong lịch sử Việt Nam, do ảnh hưởng của Nho giáo, phụ nữ chưa bao
giờ có tiếng nói trong đời sống cộng đồng làng xã, cũng như đời sống chính
trị của đất nước. Từ sau chiến tranh thế giới thứ I, phong trào phụ nữ thế giới
ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội Việt Nam, ở Việt Nam đã xuất hiện vấn đề
phụ nữ được báo chí và cả xã hội quan tâm. Rất nhiều tờ báo đã dành một số
trang để bàn về vấn đề phụ nữ, hoặc có mục dành riêng cho phụ nữ. Các mục
như Văn Nữ giới hoặc Tiếng Oanh được coi như một diễn đàn để phụ nữ trao
đổi ý kiến về các vấn đề của mình hoặc là nơi để phụ nữ tập viết các bài báo.
Các cuộc thảo luận trên báo chí về vấn đề phụ nữ thời kỳ đó tập trung phân
tích vai trò, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội, vấn đề trách nhiệm
của phụ nữ đối với vận mệnh quốc gia dân tộc cũng như vấn đề bình đẳng
nam nữ và giải phóng phụ nữ.
Thời kỳ từ 1930 đến1945, tình hình chính trị ở Việt Nam có rất nhiều
biến động, nhưng báo chí đã có sự phát triển vượt bậc, bất chấp tình trạng khó
khăn trong chiến tranh. Sự phát triển của báo chí còn thể hiện ở sự phân hóa
và hình thành những dòng báo chí chuyên biệt, đại diện cho tiếng nói của các
12



giai tầng xã hội và các khuynh hướng tư tưởng khác nhau: dòng báo chí cách
mạng, dòng báo phụ nữ và dòng báo chí tôn giáo, báo thể thao, báo văn học,
báo cho thiếu nhi.
Có thể nói, đầu thế kỷ XX, gần như toàn bộ cuộc sống văn chương, học
thuật diễn ra sôi nổi trên báo chí. Các khuynh hướng chính trị, học thuật, văn
chương tuy rằng khác nhau, nhưng điểm giống nhau là khuynh hướng nào
cũng hướng tới việc ra báo như một điều tất yếu. Thời kỳ này, không khí học
thuật, văn chương cũng hoàn toàn khác trước, với sự xuất hiện của một hiện
tượng xưa nay gần như vắng bóng trong lịch sử Việt Nam: những cuộc tranh
luận thường xuyên nảy lửa và không ít lần lôi kéo hàng loạt tờ báo vào vòng,
như đợt cãi vã giữa Phong hóa, Loa, Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu và Hà Nội
báo; sự phê bình, tranh luận đã lan tràn giữa những người cùng thời, chủ yếu
là những người cùng thời, một lời phê bình có thể được đáp trả ngay vào ngày
hôm sau, rồi tiếp tục sau đó là những bài viết tranh luận xoay quanh mãi
không ngừng. Người đặc biệt quan tâm tới các cuộc tranh luận này là Thanh
Lãng. Trong cuốn sách Phê bình văn học thế hệ 1932, Thanh Lãng đã liệt kê
và bình luận những cuộc tranh luận nổi bật của giai đoạn 1932-1945, trong đó
có những vụ như cuộc tranh luận Phan Khôi - Trần Trọng Kim xung quanh
bộ Nho giáo của Trần Trọng Kim, cuộc tranh luận Tản Đà - Phan Khôi xung
quanh cách hiểu Tống Nho và truyền thống, cuộc tranh luận lớn xung quanh
vấn đề “quốc học” với sự tham gia của những người như Lê Dư, Trịnh Đình
Rư, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Trọng Thuật, cuộc tranh luận xung
quanh Thơ Mới với rất đông thành phần, nổi bật là Phan Khôi, Lưu Trọng
Lư… Một điều rất dễ thấy là có một số nhân vật luôn luôn có mặt trong các
cuộc tranh luận, đặc biệt Phan Khôi luôn ở vị trí trung tâm trong mọi cuộc
tranh luận, nếu không phải là người châm ngòi thì cũng là người tham gia hết
sức tích cực và có tiếng nói rất trọng lượng.
Một điều rất mới mẻ mà báo chí mới xuất hiện đưa lại cho công chúng

và đời sống văn học thời gian ấy: dịch thuật. Có thể nói rằng trước đây, trong
13


một nền văn hóa sử dụng tiếng Hán làm ngôn ngữ sáng tác và chưa có các
quan hệ với những nền văn hóa khác, dịch thuật chưa bao giờ là một vấn đề to
tát. Đến thời này, báo chí đăng rất nhiều tác phẩm dịch, các nhà văn nổi tiếng
cũng dịch, tạo thành một hình ảnh mới mẻ chưa từng có, hình ảnh nhà văn dịch giả: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam đều đã từng dịch, các nhà phê
bình văn học cũng từng dịch, như Kiều Thanh Quế, ngay cả Phan Khôi cũng
dịch bộ tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas đăng nhiều
kỳ trên Đông Pháp thời báo vào năm 1928. Khát vọng học hỏi từ các nền văn
hóa mới, mong muốn học thêm nhiều điều, qua sách vở Tân Thư cũng như
ngoài Tân Thư, khiến cho số lượng dịch phẩm thời kỳ trước 1945 tại Việt
Nam rất lớn. Cũng phải nói rằng, chính cách vận hành sôi nổi của báo chí thời
gian này đã đòi hỏi lượng cung ứng bài vở khổng lồ, báo chí lại sống bằng
tiền bán báo nên thị hiếu độc giả luôn được quan tâm hết mức.
Nhưng báo chí không chỉ đem lại những điều mới mẻ ở bề mặt có thể
gọi tên một cách dễ dàng như vậy. Ở tầng sâu hơn, có thể chỉ ra rằng chính sự
xuất hiện của báo chí và hoạt động của nó đã mang tới cho Việt Nam những
thể loại văn học mới. Chưa nói tới Thơ Mới, một thành tựu lớn hơn cả của sơ
kỳ hiện đại trong văn chương Việt Nam, cũng có được vị thế chủ yếu nhờ vào
vai trò của báo chí thời ấy, ta có thể điểm qua một vài sự mới mẻ bắt nguồn từ
báo chí ở mặt thể loại này.
Vấn đề “thi thoại” còn có thể bàn về độ mới, nhưng thể loại “tiểu
thuyết trinh thám” thì chắc chắn là một điều hoàn toàn mới mẻ. Nguyễn Đình
Vĩnh trong luận án tiến sĩ nhan đề Vai trò của văn học dịch đối với quá trình
hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX cho biết tên
của nhiều tiểu thuyết trinh thám nước ngoài đã được dịch tại Việt Nam, từ
năm 1929 Nguyễn Cổn đã dịch một cuốn trinh thám tiếng Anh qua tiếng
Trung, rồi sau đó có nhiều tác phẩm khác được dịch. Vũ Ngọc Phan và Nhất

Linh đều đã từng phân tích tiểu thuyết trinh thám. Báo chí cũng góp phần
không nhỏ trong việc phổ biến, đưa trinh thám vào tâm trí độc giả đương thời.
14


1.2. Phan Khôi và hành trình sáng tạo văn chương
1.2.1. Phan Khôi – Cuộc đời và văn nghiệp
Phan Khôi sinh ngày 20/8/1887, quê làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng
Nam. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Thân phụ
ông là Phan Trần, tri phủ Diên Khánh thời nhà Nguyễn, ông ngoại là Tổng
đốc Hoàng Diệu. Năm 1906, ông đỗ tú tài Hán học. Tuy nhiên, ông bỏ khoa
cử, để học quốc ngữ và chữ Pháp, hoạt động trong phong trào Duy Tân.
Năm 1913, ông kết hôn với bà Lương Thị Tuệ, quê huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam. Trong những năm 1913/1916 Phan Khôi mở trường dạy học chữ
Nho và quốc ngữ tại quê nhà. Năm 1916 triều đình bỏ thi lối cũ, Phan Khôi
nghỉ dạy, trở lại trường học tiếng Pháp với thầy Lê Hiển cùng với học trò.
Từ năm 1918 đến cuối đời, ông làm báo, viết văn, thơ, biên dịch, làm
công tác văn hóa, nghệ thuật.
Phan Khôi can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng
tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách
người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Ở Việt Nam, rõ
nhất là ở Nam Kỳ, từ nửa cuối thế kỷ XIX, nếu đời sống văn học bắt đầu dạng
thức tồn tại trên hai loại hình (hoặc hai kênh) chính của truyền thông hiện đại
là xuất bản và báo chí, thì hoạt động văn chương và học thuật của Phan Khôi
lại chỉ thực hiện chủ yếu trên kênh báo chí.
Trong văn học hiện đại, không có ranh giới nào phân biệt giữa nhà văn
và nhà báo. Bất kỳ nhà báo nào cũng ít nhiều có chất văn và bất kỳ nhà văn,
nhà thơ nào cũng đã từng có tác phẩm đăng báo. Với Phan Khôi, người ta
thường nhắc đến ông với tư cách là nhà báo nhưng ông còn là con người của
văn chương. Văn phẩm của ông chủ yếu là những bài luận thuyết, phê bình,

thảo luận, bên cạnh đó ông còn làm thơ và hướng ngòi bút mình vào thể loại
văn xuôi tự sự. Thơ văn Phan Khôi mang dấu ấn con người và tâm thức ông,
người đọc không thể có sự ngộ nhận đối với các tác giả khác, mang một dấu
ấn riêng đậm chất “Phan Khôi”. Một con người cần mẫn đi tìm những cái

15


mới, khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có. Văn ông
giản dị mà sáng sủa, ý ông mới mẻ mà thâm trầm.
Phan Khôi đỗ tú tài năm 19 tuổi, do đó ông nắm không những khá rành
phép làm thơ mà còn biết làm thơ từ rất sớm. Năm 1923, trên tờ Phụ nữ Tân
văn, số 122, ngày 10/3, Phan Khôi có viết: “Trước kia dầu tôi không có tên
tuổi như ông Nguyễn Khắc Hiếu, ông Trần Tuấn Khải, song ít ra trong một
năm, tôi cũng có được dăm bảy bài, hoặc bằng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm,
mà năm bảy bài của tôi, không phải là nói phách, đều là năm bảy bài nghe
được” [10, tr.280]. Cái cách nói của ông mang đậm cốt tính con người xứ
Quảng, có chút ngông nghênh, nhưng là cái ngông nghênh của con người có
tài năng, có khí phách. Sau vụ “Trung kỳ dân biến”, ông bị ở tù cùng một số
nhà thi sĩ yêu nước khác ở nhà lao Hội An. Khi Huỳnh Thúc Kháng bị thực
dân Pháp đẩy đi Côn Đảo, các bạn tù có làm thơ tiến và đương nhiên không
thể thiếu thơ Phan Khôi. Trong Thi tù tùng thoại, Huỳnh Thúc Kháng có ghi
lại: “Trong thi các bạn tiễn, có mấy bài tứ tuyệt của ông tú Phan Khôi là xuất
sắc hơn” [10, tr.28]. Người làm thơ chữ Hán được cụ nghè Huỳnh Thúc
Kháng khen như vậy kể không nhiều. Từ năm 1919 đến 1932 trên báo Nam
Phong tạp chí, Đông Pháp thời báo, Phụ nữ Tân văn, ông đã đăng hàng loạt
bài báo do chính ông viết, lấy tên là Nam âm thi thoại, sau này tập hợp và in
thành cuốn Chương dân thi thoại được xem là mở đầu cho thể loại thơ hiện
đại, đem lại một cách hiểu mặn mà, lý thú về những bài thơ Nôm, thơ Quốc
Ngữ mà mới xem tưởng tầm thường. Trong Chương dân thi thoại, nếu theo

thứ tự thời gian ta có thể nhận thấy sự tiến bộ trong cách thẩm định thơ, kể cả
trong cách viết của Phan Khôi. Từ chỗ nhận xét ngắn hơn, Phan Khôi đi đến
những nhận định có tính tổng quát và sâu xa hơn. Bằng tâm huyết của mình,
Phan Khôi đã cố công đi tìm lại những cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng
câu chữ, qua đó nói lên những quan niệm của mình về thơ ca. Ngoài ra, Phan
Khôi còn làm một số bài thơ chữ Hán như Độc da quá trù tịch, Bài thơ lúc
cuối đời, bài thơ Tung Lỗ Tấn, trước ngày chết một tháng ông còn viết một
16


bài đề là Chết. Về thơ làm bằng chữ Quốc ngữ, thì bài thơ đăng báo đầu tiên
của Phan Khôi có lẽ là bài thơ Khai bút đầu xuân khi ông cộng tác với Nam
Phong tạp chí. Bài này ông làmt heo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đặc
biệt trên báo Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng kèm
bài Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ là bài thơ Tình già. Bài thơ
Tình già của ông là bài thơ mở đầu cho phong trào thơ mới đã gây nên tiếng
vang mạnh mẽ. Phan Khôi được xem như là một nhà cách mạng trong nền thi
ca Việt Nam, thể mới tự do, không theo lối thơ Đường luật, đã ảnh hưởng lâu
đời của các thi nhân lão thành. Ông đã can đảm như Cristoforo Colombo đi
tìm miền đất hứa hẹn cho thế hệ mai sau mà không mảy may hay ảo tưởng về
chính mình khi làm cái việc công bố bài thơ này chỉ muốn “rắp toan bày ra
một lối thơ mới lạ, đem ý thực có trong tâm khảm mình tá ra bằng những câu
có vần mà không bó buộc bằng những niêm luật gì hết” [10, tr.308]. Phan
Khôi là người tắm mình trong thơ cũ nhưng lại là người sớm thức tỉnh về cái
gánh nặng của khuôn sáo thơ cũ. Và người ủng hộ Phan Khôi đầu tiên bằng
giấy trắng mực đen là Lưu Trọng Lư với Lá thư gởi Phan tiên sinh, kèm theo
bài thơ Trên đường đời đăng trên Phụ nữ Tân văn, số 153, tháng 7/1932.
Phong cách thơ ông đã có sức thuyết phục sau những phản hồi, bình phẩm
của dư luận, để rồi theo dấu chân ông, nhiều tài năng chớm nở như Lưu Trọng
Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử… nhiều tác phẩm thơ ra đời

với lối thơ rành rọt, ý thơ trong sáng, góp phần làm phong phú cho lĩnh vực
thi ca.
Không chỉ đặt chân khai phá mảnh đất mới trong thơ ca, Phan Khôi còn
hướng ngòi bút của mình vào thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở thể loại
này, ông tìm thấy những cảnh đời với muôn sắc màu khác nhau, khiến ông
trăn trở, suy tư. Thông qua hai truyện ngắn Hoạn hải ba đào, Mộng trung
mộng và tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra, dù chưa đạt đến độ viên mãn của thi pháp
hiện đại, nhưng ông đã thành công khi tái hiện lại hiện thực xã hội trực dân

17


phong kiến, khắc họa đầy đủ hiện thực trì trệ ngưng đọng, đẩy những chìm
nổi của phận người , đặc biệt là tình cảnh của tầng lớp Nho sĩ cuối mùa.
Với hai truyện ngắn đầu tay của mình, Phan Khôi thoát khỏi lối văn
chương truyền thống, đó là viết bằng Hán văn. Truyện ngắn Hoạn hải ba đào
và Mộng trung mộng đăng trên Nam Phong tạp chí số 15 và 18 có khoảng
5000 chữ, và sau này là truyện ngắn Ông Năm Chuột (1958) khoảng 6000
chữ. Ông Năm Chuột thực chất là dòng hồi ức, Phan Khôi kể về gia đình
mình thông qua hình ảnh người thợ bạc có tên là Năm Chuột, để gửi gắm
những tâm sự về nhân tình thế thái, nhằm nói lên tính cách của một con
người. Suốt từ đầu truyện cho tới cuối, chưa chỗ nào Phan Khôi lên giọng bắt
ai học tập hết, nhưng cũng vì truyện ngắn này, Phan Khôi càng bị lên án trong
vụ Nhân văn Giai Phẩm.
Nói đến sự hình thành, hoàn thiện và phát triển của bộ môn phê bình
văn học ở nước ta, thì Phan Khôi là một cây bút có đóng góp rất lớn, ông là
người phê bình văn học đầu tiên và xuất sắc ở nước ta. Ông thường đăng
những ví dụ cụ thể trong đời sống thường ngày để giải thích các thuật ngữ,
các quy luật, làm cho các vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, sinh động. Ông đã
bình dẫn các lý thuyết cao siêu, trừu tượng và đồng thời có những cách so

sánh, ví von kết hợp cách dùng thành ngữ, tục ngữ linh hoạt rất quen thuộc
với dân gian làm cho vấn đề ông đang trình bày trở nên gần gũi, sáng rõ, vừa
mang ý nghĩa châm biếm. Ông cũng là người đề ra các chuyên mục như “Nhớ
đâu nói đó”, “Có có không không”. Đặc biệt ông còn khai sinh ra thể loại
nhãn đàm hiện đại bao gồm các tiểu phẩm, hoạt kê, châm biếm. Thông qua
góc nhìn của mình, Phan Khôi đưa người đọc quay về với thực tại, nhìn nhận
cuộc sống quẩn quanh với những tư tưởng cổ hủ, đang từng ngày, từng giờ
cướp đi quyền sống thực sự của người dân, với ngôn ngữ hóm hỉnh, nhưng
sắc cạnh, thâm túy, đầy tính nghị luận khiến người đọc phải suy ngẫm về hiện
trạng xã hội đương thời.
1.2.2. Những chặng đường sáng tạo văn chương
18


Từ năm 1918-1927
Năm 1918, Phan Khôi bắt đầu viết cho tạp chí Nam Phong với bút
danh Chương Dân. Mục Nam âm thi thoại do ông xây dựng bắt đầu xuất hiện
trước công chúng từ tạp chí này. Ở Nam Phong, ngòi bút Chương Dân bộc lộ
tiềm năng của một cây bút viết cả chữ Hán lẫn chữ Việt, cả nghị luận, khảo
luận lẫn sáng tác văn chương, tuy vậy, ngoài mục Nam âm thi thoại, tác giả
chưa tỏ rõ được gì nhiều ở các bài mục khác. Phan Khôi đã cố xây dụng mục
Nam âm thi thoại và mục này đã bắt đầu xuất hiện và được công chúng ngày
càng biết đến một cách rộng rãi từ tạp chí Nam Phong. Với Phan Khôi – một
người luôn đi tìm cái mới thì ông không hề ngần ngại. Ông dám làm, dám đối
đầu với cái mới, khó khăn trở ngại, dám đặt cược sự nghiệp của bản thân để
chọn một con đường riêng. Thế mới biết con người ông đã cố công tìm hiểu
văn chương, thế sự đến mức độ nào để có được sự am hiểu sâu sắc, cảm nhận
tinh tế, thấu suốt trong lĩnh vực này. Chọn con đường đi riêng tuy khó, nhưng
Phan Khôi đã nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và để lại dấu chân
của mình khi đi qua. Ông đã tạo dựng được hình ảnh của mình từ đây qua hai

mươi câu chuyện thơ.
Chỉ hơn một năm sau, Phan Khôi rời Hà Nội vào Sài Gòn. Tờ báo đầu
tiên ở Sài Gòn mà Phan Khôi cộng tác là tờ Lục tỉnh Tân văn. Ban đầu ông
đăng sáng tác: hai bài ca Đưa chồng và Nhớ chồng, thác lời người vợ có
chồng là lính tòng chinh sang Pháp tham gia thế chiến thứ nhất, đều là bản
dịch hai bài thơ chữ Hán đã đăng Nam Phong.
Từ năm 1928-1945
Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển biến về chất của ngòi bút Phan Khôi.
Lại xin dẫn lời nữ ký giả Phan Thị Nga (1936, Hà Nội báo): “Ông bắt đầu
viết được lối văn sát sóng như lối văn ông hiện giờ, từ hồi ông làm cho Đông
Pháp thời báo ở Nam”. Phần văn học Phan Khôi góp với Đông Pháp thời
báo khá đa dạng, bao gồm nhiều thể loại: sáng tác thơ (Dân quạ đình công,
2/6/1928 ; Cái chết của con nhà nghèo, 21/7/1928), bình luận văn học (Cấm
19


sách, sách cấm, 1/9/1928; Thi văn với thời đại, 6/10/1928 ; Văn chương và
văn chương của nhà báo, 27/10/1928), khảo chứng (Cái dốt của triều
Huế, 8/5/1928; Một bài vận văn rất có giá trị về lịch sử: “Hà Nội chánh khí
ca”, 4/10/1928), giới thiệu văn sĩ và văn chương nước ngoài (Cái thế lực của
nhà văn hào, 5/6/1928; Hồ Thích với Quốc dân đảng, 18/12/1928 ; Ông
Eroshenko, thi nhân mù nước Nga, 19/5/1928), dịch thuật văn chương (dịch
bài Quan về vườn, 5/5/1928 của nhà thơ Pháp H. de Racan; dịch một số tác
phẩm của Eroshenko (qua bản dịch chữ Hán của Lỗ Tấn); dịch phần đầu tiểu
thuyết Bá tước Monté Cristo của A. Dumas-père (cũng qua một bản dịch chữ
Hán) và cho đăng đều kỳ như một cuốn “tiểu thuyết chánh trị”).
Chính trên tờ Đông Pháp thời báo, Phan Khôi đã bắt đầu thử nghiệm
một thể tài văn chương gắn liền với báo chí là thể tài hài đàm. Dưới bút danh
Tân Việt trong mục Câu chuyện hằng ngày do chủ báo Diệp Văn Kỳ đặt ra,
Phan Khôi trở thành tay bút chính tìm tòi thể nghiệm dạng sáng tác mới mẻ

này, và nhân đây xây dựng một “mặt nạ tác giả” hay là một kiểu tác giả đặc
thù mà sự tồn tại “ảo” của nó là hệ quả kiểu giao tiếp gián cách giữa tác giả
với độc giả thông qua kênh truyền thông báo chí. Trong việc tìm tòi cách viết
tản văn cho thể hài đàm, Phan Khôi chú trọng kinh nghiệm của hai nhà báo
Pháp là Clément Vautel (1876-1954) và Georges de la Fouchardière (18741946) trên các tờ Le Journal và L’ Oeuvre xuất bản ở Paris đương thời để tạo
ra văn hài đàm trên báo chí Việt Nam.
Trong số bài vở Phan Khôi góp cho mặt báo Thần chung, dễ thấy nhất
là việc duy trì mục “Câu chuyện hằng ngày” dưới bút danh Tân Việt, với đủ
loại nội dung có thể nói tới, từ các sự việc xảy ra hằng ngày tại đô thị Sài Gòn
và các miền trong nước đến các sự việc ở nước ngoài. Nhờ mục này mà nay
đọc lại chúng ta biết các chuyện bầu cử hội đồng quản hạt, chuyện thiếu nước,
chuyện nghiện hút ở Sài Gòn, rồi chuyện thi hào Tagore đến thăm thành phố,
chuyện phế đế Phổ Nghi và các tay quân phiệt bên Tàu, chuyện thi sắc đẹp

20


bên Tây… và nổi bật lên là cái giọng riêng của tác giả, khi cười cợt khi
nghiêm chỉnh.
Trên Phụ nữ Tân văn, Phan Khôi đảm nhận vai trò người sửa văn, dọn
vườn văn mà ông cao hứng tự phong cho mình “vai ngự sử trên đàn văn”. Ở
phương diện thuần văn học, trên Phụ nữ Tân văn, Phan Khôi còn có những
bài mang tính khái quát lý thuyết về thể loại: Giới thiệu lối văn phê bình nhân
vật (30/7/1931); Một lối văn mà xứ ta chưa có, nhật ký (23/6/1932); Sự nghị
luận sai lầm bởi dùng chủ quan (15/9/1932); Cái địa vị khôi hài trên đàn văn
(3/11/1932); Sử với tiểu thuyết (1/12./1932); Lối văn học của bình dân
(15/12/1932), về văn chương và nghề văn nói chung, gồm: Một ít nghiên cứu
văn học về thần mùa xuân (4/2/1932); Sự dùng điển trong thơ văn và sự chú
thích (18/8/1932); Cái bịnh ăn cắp của Tàu (1/9/1932); Văn học chữ Hán của
nước ta (22/9/1932); Sách tiếu lâm đời xưa (22/12/1932). Tất nhiên trong số

bài vở đó, ta không thể quên bài báo Một lối thơ mới trình chánh giữa làng
thơ (Phụ nữ Tân văn, ngày 10/3/1932). Bài báo này đề xướng “một lối thơ
mới” được coi như tín hiệu phát động phong trào thơ mới tiếng Việt (19321945), mở ra một cuộc cách tân sẽ đưa tới thành tựu lớn nhất trong thơ Việt
Nam thế kỷ XX.
Đọc lại một cách tương đối hệ thống loạt bài Phan Khôi đăng Phụ nữ
Tân văn ở Sài Gòn những năm 1928-1932, chúng ta sẽ có thể thấy Phan Khôi
như một trong những cây bút hàng đầu đã tạo cơ sở và chuẩn bị về nhiều mặt
cho những thay đổi trong văn hoá, học thuật và văn chương của người Việt
giai đoạn 1930-1940, trong đó có phong trào thơ mới, có tiểu thuyết của Tự
Lực văn đoàn, có văn nghị luận hiện đại mà phê bình văn học là một bộ phận.
Lượng bài Phan Khôi viết và đăng trên tờ Trung lập có lẽ là lớn nhất so
với lượng bài của ông đăng bất cứ tờ nào trong số ba tờ báo Sài Gòn đã nêu
trên. Trước hết là mục hài đàm “Những điều nghe thấy” mà toà soạn dành
riêng cho ông viết với bút danh Thông Reo. Về văn chính luận, một việc rất
đáng kể là chỉ hơn một tháng từ ngày ra tờ Trung lập đổi mới, Phan Khôi đã
21


khởi ra cuộc bút chiến giữa hai tờ Trung lập – Đuốc nhà Nam xoay quanh thái
độ đối với các sự biến vừa xảy ra lúc đó ở Nam Kỳ. Ông đã đi từ việc bình
luận về thái độ của những người được coi là làm chính trị trước những sự biến
liên quan đến vận mệnh dân chúng. Bắt đầu từ bài Ý kiến Trung lập: Phải nói
minh bạch (20/6/1930) đến loạt bài Về các cuộc biểu tình ở Nam Kỳ vừa rồi
[ kỳ I – IV] (từ ngày 26/6/1930 đến ngày 30/6/1930), chuyển sang bình luận
về các vấn đề của đảng Lập hiến Nam Kỳ (Nói về đảng Lập hiến ở Nam Kỳ,
từ kỳ I, 2/7/1930, đến kỳ XIII, 25/7/1930, với những tiểu mục từng kỳ
như: Cái chủ nghĩa của đảng Lập hiến; Đảng Lập hiến có thế lực mà không
biết dùng; Cái sai lầm của đảng ấy trong đường chánh trị; Đảng viên và cơ
quan của đảng ấy; Đảng Lập hiến với thanh niên; Hiệp quần với phân đảng
…). Đó là những bình luận xã hội chính trị mà về nội dung thì những người

nghiên cứu lịch sử hiện đại có lẽ có thẩm quyền đánh giá hơn những người
nghiên cứu về văn học sử hiện đại. Một bài bình luận cũng rất đáng kể nữa là
bài báo đăng 4 kỳ nhan đề Vấn đề cải cách (Trung lập, ngày 9/8; ngày 12/8;
ngày 13/8; ngày 18/8/1930), trong đó Phan Khôi nêu kinh nghiệm Nhật Bản
và Trung Hoa để khẳng định ý kiến mình: “Muốn duy tân cải cách thì phải
bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước”, đó là một chủ kiến
có không ít căn cứ.
Về phương diện văn học, một điều khá nổi bật là khi Phan Khôi (cùng
với ông Bùi Thế Mỹ) làm cho tờ Đông Pháp thời báo trong năm 1929 đã ra
được Phụ trương văn chương, thì đến khi hai ông này làm với Trung lập,
cũng ra được Phụ trương văn chương vào mỗi thứ bảy hằng tuần (khởi đầu
vào đúng ngày 2/5/1931, như lặp lại điểm thời gian đáng nhớ của giới làm
báo ở Sài Gòn), cũng do Bùi Thế Mỹ là chủ bút; từ ngày 2/5/1931 đến ngày
29/5/1933 ra được cả thảy 104 kỳ. Ở mỗi kỳ, ngoài những mục nhỏ như “Văn
uyển” đăng sáng tác thơ, “Giấy thừa mực vụn” đăng tạp văn hoặc chuyện làng
văn, còn có một lượng khá lớn bài vở trong đó bước đầu giới thiệu những
khái quát văn học sử Việt Nam (Ngôn ngữ và văn chương Việt Nam của Bùi
22


Kỷ từ Phụ trương văn chương số 8, 20/6/1931, đến Phụ trương văn chương
số 13, 25/7/1931), nêu các vấn đề mang tính lý luận văn nghệ, giới thiệu văn
chương nước ngoài, bàn thảo để nhận diện những hiện tượng như “đạo văn”.
Riêng ở Trung lập, Phan Khôi còn có những bài về ngôn ngữ, về thể
loại văn chương. Ông tham gia cuộc thảo luận về văn nghị luận của báo chí
ngoài Bắc, bênh vực lối văn Hoàng Tích, nhận xét chỗ được và chưa được ở
bộ Việt Nam tân tự điển của hội Khai trí Tiến đức. “Phụ trương văn
chương” của báo Trung lập cũng đăng nhiều bài Phan Khôi trích dịch Sử
ký của Tư Mã Thiên, Tùy Viên thi thoại của Viên Mai… Nhân đây cũng cần
nhắc lại rằng hầu hết các bài trong mục Những điều nghe thấy chính là một

dạng sáng tác của văn chương báo chí; không có báo chí thì không có đất
sống cho loại tản văn này. Ngoài ra, trong khá nhiều loại đề tài mà các bài
trong mục này đề cập cũng có nhiều bài về văn chương nghệ thuật, khá nhiều
bài bàn đến văn chương Truyện Kiều, đến các sáng tác đương thời.
Trong năm 1936, Phan Khôi cộng tác với Hà Nội báo (chủ nhiệm Lê
Cường, chủ bút Lê Tràng Kiều), góp những bài về thể loại văn chương như
bài Thơ tình trong kinh điển (20/5/1936); Văn học tiểu thuyết là cái quái gì?
(27/5/1936) hoặc về nhân vật như Cái chỗ buồn cười của ông Lương Khải
Siêu (1/7/1936). Trong năm 1939, ông có bài đăng khá đều đặn trên tạp
chí Tao đàn của Nhà xuất bản Tân dân (chủ nhiệm Vũ Đình Long, chủ bút
Lan Khai): Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta (16/3/1939), Tục ngữ
phong dao và địa vị của nó trong văn học (16/8/1939), Tôi với thi sĩ Tản Đà,
Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm (16/9/1939), Vận ngữ với
thơ (16/10/1939). Cũng trong năm 1939, ông cho in tiểu thuyết Trở vỏ lửa
ra trên Phổ thông bán nguyệt san (16/8/1939) của nhà xuất bản Tân dân.
Từ năm 1945-1959
Thời gian ở Việt Bắc (1947-1954), ông tập trung vào hai loại công
việc: nghiên cứu tiếng Việt và dịch thuật. Ông chủ yếu cộng tác với tạp chí
Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam, mỗi năm đăng một vài bài: Thơ tặng
23


một vệ quốc quân (12/1948), Vì sao tôi viết tiểu thuyết (tháng 6, 7/1948);
Chúc phước (tháng 1- 2/1949), Tìm tòi trong tiếng Việt I (tháng 9, 10/1949);
Tìm tòi trong tiếng Việt II (tháng 1/1950), giới thiệu tiểu thuyết Thời gian,
tiến lên của V. Katayev (tháng 4/1950), Giới thiệu thơ Trung Hoa hiện
đại (tháng 6/1950), Đọc cuốn Sử cách mạng cận đại Việt Nam của Trần Huy
Liệu (tháng 8/1950), Phát biểu tranh luận sân khấu (tháng 9/1950); Phấn đấu
để sáng tạo những tác phẩm văn học ngày càng hay hơn (tháng 2/1954).
Trở về Hà Nội sau hòa bình lập lại, Phan Khôi cũng tập trung vào dịch

thuật, trước hết là các tác phẩm của Lỗ Tấn. Ông cho xuất bản một loạt cuốn
sách: Ánh lửa đằng trước (dịch truyện của Lưu Bạch Vũ, 1954), Việt ngữ
nghiên cứu (1955), Tuyển tập tiểu thuyết Lỗ Tấn (dịch, 1955), Tuyển tập tạp
văn Lỗ Tấn (dịch, 1956), Tuyển tập tiểu thuyết Lỗ Tấn, tập II (dịch, 1957).
Trong dịp kỷ niệm 20 năm mất văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn (1881-1936),
Phan Khôi có một loạt bài nói và viết: Lỗ Tấn, một đại văn hào của Trung
Quốc và thế giới (Nhân dân, 28/8/1955), Sự đấu tranh về văn học của Lỗ
Tấn (Văn nghệ, 27/10/1955), Đời sống và sự nghiệp văn học của Lỗ
Tấn (30/10/1955). Trong những năm 1954 và 1958, Phan Khôi cũng như
không ít văn nghệ sĩ khác đã mạnh dạn lên tiếng góp ý với lãnh đạo về một số
khuyết điểm trong công tác quản lý; không chỉ viết trên các báo nhà nước và
đoàn thể, họ còn viết và đăng trên các ấn phẩm tư nhân. Bài báo Phê bình
lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi (Giai phẩm mùa thu tập I, Minh Đức xuất
bản, Hà Nội, 29/8/1956, tr. 3-16) nói về những bất cập trong việc xét giải
thưởng văn học 1954-1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam, đã gây ra những
thảo luận trong giới văn nghệ. Ông cũng góp một bài Không đề cao Vũ Trọng
Phụng, chỉ đánh giá đúng cho tập sách Vũ Trọng Phụng với chúng ta (1956)
của nhà xuất bản Minh Đức. Ông có các bài ngắn trên các tập giai phẩm của
Minh Đức: Ông bình vôi (Giai phẩm mùa thu, tập II, 30.9.1956), ba bài
thơ Hồng gai, Hớt tóc trong bệnh viện quân y, Nắng chiều (Giai phẩm mùa
thu tập III, 30/10/1956).
24


Đầu năm 1957, Phan Khôi tham dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ
hai (từ ngày 20 đến 28/2/1957), tham gia Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt
Nam (từ ngày 1 đến 4/4/1957), được kết nạp làm hội viên của Hội, tham gia
các cuộc thảo luận về thơ do tuần báo Văn (Hội nhà văn Việt Nam) tổ chức.
Ông cũng cộng tác với Tạp chí Văn nghệ mà bài đăng sau cùng của ông là
bản dịch tạp văn Lỗ Tấn nhan đề Chúng ta không bị lừa lần nữa đâu (Tạp chí

Văn nghệ, số 6, tháng 11/1957). Tác phẩm ông đăng báo cuối cùng trong sinh
thời có lẽ là truyện ngắn Ông Năm Chuột (Văn, số 36, 10/1/1958).
1.3.

Vị trí của Phan Khôi trong dòng chảy của báo chí Việt Nam

đầu thế kỷ XX
Gần 40 năm cầm bút, trên diễn đàn báo chí, Phan Khôi đã hoạt động
liên tục, có tờ ông làm chủ nhiệm, chủ bút: Phụ nữ Thời đàm (1933), Tràng
An (1936), Sông Hương (1936-1937); đặt dấu ấn đậm nét trên các tờ Đông
Pháp thời báo, Thần chung và đặc biệt là Phụ nữ Tân văn. Nơi đầu tiên Phan
Khôi chọn để phát huy sở học, trí lực của mình là Hà Nội. Năm 1918, Phan
Khôi bắt đầu viết cho tạp chí Nam Phong với bút danh Chương Dân. Luôn đi
tìm cái mới, Phan Khôi đã không dấn thân theo lối mòn đã được vạch sẵn,
ông không sử dụng khả năng ngoại ngữ của mình để dịch sách báo của Tây,
của Tàu để tìm hiểu nền văn minh Tây phương, đặc biệt là nền văn minh Pháp
như mong muốn của người bỏ tiền thành lập tờ Nam Phong.
Trên Nam Phong, ngòi bút Chương Dân sớm bộc lộ tiềm năng của một
cây bút viết cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ, cả nghị luận, khảo luận lẫn sáng
tác văn chương. Tờ báo đầu tiên ở Sài Gòn mà ông cộng tác là tờ Lục tỉnh
Tân văn. Ông có bài đăng báo này hầu như ngay sau khi thôi cộng tác với
Nam Phong. Bài cuối cùng của ông trên tờ Nam Phong là bài Về việc cấm
rượu ở các nước cùng việc rượu lậu ở nước ta, ra số 23, tháng 5/1919 thì
cũng ngay trong tháng ấy, tức ngày 7/5/1919 trên tờ Lục tỉnh Tân văn ở Sài
Gòn đã có bài của Phan Khôi.

25



×