Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nghiên cứu chiều dài làm việc được xác định bằng máy định vị chóp thế hệ thứ năm trong điều trị nội nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.71 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HỒ THỊ THU PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CHIỀU DÀI LÀM VIỆC
ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY ĐỊNH VỊ CHÓP
THẾ HỆ THỨ NĂM TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HUẾ - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HỒ THỊ THU PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CHIỀU DÀI LÀM VIỆC
ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY ĐỊNH VỊ CHÓP
THẾ HỆ THỨ NĂM TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 60720601

Người hướng dẫn khoa học:


TS. PHAN ANH CHI

HUẾ - 2016


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDLV
Cs
ĐTNC
ĐVC
HTT
Lo
LoNaCl
LoNaOCl
LoR
LXQ:
LXQR:
OT
RC
RCL
RCN
VTC
VTM
VTKHP
XQ

Chiều dài làm việc
Cộng sự
Đối tượng nghiên cứu
Định vị chóp

Hoại tử tủy
Chiều dài đến điểm Apex được xác định bằng máy Locapex
Five
CDLV được xác định bằng máy Locapex Five có ống tủy còn
dung dịch NaCl 0,9%
CDLV được xác định bằng máy Locapex Five trên ống tủy
có NaOCl 2,5%.
Chiều dài làm việc thực sự được xác định bằng máy Locapex
Five
Chiều dài trâm xác định trên X quang
Chiều dài làm việc thực sự được xác định bằng X quang
Ống tủy
Răng cửa
Răng cối lớn
Răng cối nhỏ
Viêm tủy cấp
Viêm tủy mạn
Viêm tủy không hồi phục
X quang


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÊNH LỆCH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (MM) XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE
TRONG ĐIỀU KIỆN ỐNG TỦY KHÔ VÀ ỐNG TỦY CHỨA DUNG DỊCH NACL 0,9%..........................................28
BẢNG 2.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÊNH LỆCH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (MM) XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE
TRONG ĐIỀU KIỆN ỐNG TỦY KHÔ VÀ ỐNG TỦY CHỨA DUNG DỊCH NAOCL 2,5%.......................................28
BẢNG 2.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÊNH LỆCH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG HAI PHƯƠNG PHÁP 30
BẢNG 3.1. PHÂN BỐ BỆNH NHÂN THEO GIỚI........................................................................................... 24
BẢNG 3.2. PHÂN BỐ BỆNH NHÂN THEO NHÓM TUỔI...............................................................................24
BẢNG 3.3. VỊ TRÍ VÀ LOẠI RĂNG TỔN THƯƠNG.......................................................................................25

BẢNG 3.4. PHÂN BỐ LOẠI RĂNG THEO BỆNH LÝ.......................................................................................25
BẢNG 3.5. TRUNG BÌNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (MM) VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY
LOCAPEX FIVE TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU TRONG ỐNG TỦY.................................................26
BẢNG 3.6. KHOẢNG CHÊNH LỆCH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (MM) XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE TRONG
ĐIỀU KIỆN ỐNG TỦY KHÔ VÀ ỐNG TỦY CHỨA DUNG DỊCH NACL 0,9%......................................................26
BẢNG 3.7. KHOẢNG CHÊNH LỆCH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (MM) XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE TRONG
ĐIỀU KIỆN ỐNG TỦY KHÔ VÀ ỐNG TỦY CHỨA DUNG DỊCH NAOCL 2,5%...................................................26
BẢNG 3.8. KẾT QUẢ CHIỀU DÀI LÀM VIỆC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG X QUANG............................................27
BẢNG 3.9. TRUNG BÌNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (MM) VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG HAI
PHƯƠNG PHÁP...................................................................................................................................... 27
BẢNG 3.10. KHOẢNG CHÊNH LỆCH KẾT QUẢ CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (MM) XÁC ĐỊNH BẰNG X QUANG VÀ
BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE TRÊN TOÀN MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................28
BẢNG 3.11. ĐỘ ĐỒNG NHẤT CỦA MÁY LOCAPEX FIVE SO VỚI X QUANG..................................................29
BẢNG 3.12. ĐỘ ĐỒNG NHẤT CỦA MÁY LOCAPEX FIVE SO VỚI X QUANG..................................................29
THEO LOẠI RĂNG.................................................................................................................................... 29
BẢNG 3.13. ĐỘ ĐỒNG NHẤT CỦA MÁY LOCAPEX FIVE SO VỚI X QUANG..................................................30
THEO BỆNH LÝ......................................................................................................................................... 30
BẢNG 3.14. TRUNG BÌNH VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN CỦA CDLV (MM) Ở CÁC MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU TRONG
ỐNG TỦY................................................................................................................................................. 30


DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1: HÌNH THÁI TỦY RĂNG [7]........................................................................................................ 10
HÌNH 1.2: GIẢI PHẨU VÙNG CHÓP RĂNG [3]............................................................................................ 12
HÌNH 1.3: HÌNH THỂ GIẢI PHẪU VÙNG CHÓP RĂNG [16]..........................................................................12
HÌNH 1.4: BỆNH LÝ TỦY RĂNG [5]............................................................................................................ 14
HÌNH 2.1: (1), (2): ĐO VÙNG CHÓP CHÂN RĂNG, (3): ĐO QUÁ CHIỀU DÀI.................................................27


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................................. 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................................................ 9
1.1. HÌNH THÁI HỌC TỦY RĂNG TRONG NỘI NHA
9
1.1.1. Hình thái học của tủy răng...............................................................................................................9
1.1.1.1. Buồng tủy................................................................................................................................................9
1.1.1.2. Hệ thống ống tủy.....................................................................................................................................9
1.1.1.3. Lỗ chóp chân răng.................................................................................................................................10

1.1.2. Những thay đổi tổng quát của tủy răng........................................................................................12
1.2. BỆNH LÝ CỦA TỦY RĂNG
13
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC
15
1.3.1. Xác định chiều dài làm việc bằng cảm giác của tay......................................................................15
1.3.2. Xác định chiều dài làm việc bằng X quang kỹ thuật số..................................................................16
1.3.3. Xác định chiều dài làm việc bằng máy định vị chóp......................................................................18
1.3.4. Xác định chiều dài làm việc bằng côn giấy....................................................................................20
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC
21
1.4.1. Trên thế giới...................................................................................................................................21
1.4.2. Trong nước.....................................................................................................................................22
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................. 23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................... 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
23
2.1.1. Mẫu nghiên cứu.............................................................................................................................23
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh....................................................................................................................23

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................................................23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................................................................23
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu................................................................................................................24
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu................................................................................................................24
2.2.4. Tóm tắt các bước tiến hành...........................................................................................................24
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá.......................................................................26
2.2.5.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................26
2.2.5.2. Khảo sát chiều dài làm việc được xác định bằng máy định vị chóp Locapex Five và X quang................26
2.2.5.3. So sánh chiều dài làm việc được xác định bằng X quang và máy Locapex Five......................................29

2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................................30
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
30
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................. 24
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 24
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
24
3.1.1. Giới.................................................................................................................................................24
3.1.2. Tuổi................................................................................................................................................24
3.1.3. Vị trí và loại răng tổn thương........................................................................................................25
3.1.4. Phân bố loại răng theo bệnh lý......................................................................................................25
3.2. KẾT QUẢ CHIỀU DÀI LÀM VIỆC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE VÀ X QUANG
26
3.2.1. Kết quả chiều dài làm việc được xác định bằng máy Locapex Five...............................................26


3.2.2. Kết quả chiều dài làm việc được xác định bằng X quang..............................................................27
3.3. SO SÁNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG X QUANG VÀ MÁY LOCAPEX FIVE

27
3.3.1. So sánh trên toàn mẫu nghiên cứu................................................................................................27
3.3.2. So sánh theo loại răng...................................................................................................................29
3.3.3. So sánh theo bệnh lý......................................................................................................................30
3.3.4. So sánh theo đặc điểm môi trường trong ống tủy........................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 24

CDLV 1
CHIỀU DÀI LÀM VIỆC 1
CS 1
CỘNG SỰ 1
ĐTNC 1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1
ĐVC 1
ĐỊNH VỊ CHÓP 1
HTT 1
HOẠI TỬ TỦY 1
LO 1
CHIỀU DÀI ĐẾN ĐIỂM APEX ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE 1
LONACL 1
CDLV ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE CÓ ỐNG TỦY CÒN DUNG DỊCH NACL 0,9% 1
LONAOCL 1
CDLV ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE TRÊN ỐNG TỦY CÓ NAOCL 2,5%. 1
LOR 1
CHIỀU DÀI LÀM VIỆC THỰC SỰ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE 1
LXQ: 1
CHIỀU DÀI TRÂM XÁC ĐỊNH TRÊN X QUANG 1
LXQR: 1
CHIỀU DÀI LÀM VIỆC THỰC SỰ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG X QUANG 1
OT 1

ỐNG TỦY 1
RC 1
RĂNG CỬA 1
RCL 1


RĂNG CỐI LỚN 1
RCN 1
RĂNG CỐI NHỎ 1
VTC 1
VIÊM TỦY CẤP 1
VTM 1
VIÊM TỦY MẠN 1
VTKHP 1
VIÊM TỦY KHÔNG HỒI PHỤC 1
XQ 1
X QUANG 1
DANH MỤC BẢNG 2
DANH MỤC HÌNH 3
MỤC LỤC 4
- SƠ ĐỒ TÓM TẮT CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU: 25
- KHẢO SÁT KẾT QUẢ CHIỀU DÀI LÀM VIỆC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE 26
+ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE: 26
+ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIỀU DÀI LÀM VIỆC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
KHÁC NHAU TRONG ỐNG TỦY 27
* TRONG ĐIỀU KIỆN ỐNG TỦY KHÔ: SAU KHI BƠM RỬA BẰNG DUNG DỊCH NACL 0,9% ỐNG TỦY ĐƯỢC THẤM KHÔ BẰNG CÔN
GIẤY NHIỀU LẦN CHO ĐẾN KHI KHÔ, SAU ĐÓ XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC BẰNG MÁY LOCAPEX FIVE (LOR). 27
ĐỘ CHÊNH LỆCH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC (∆LOR-NAOCL) 27
N 27
% 27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội nha là một lĩnh vực rất quan trọng trong nha khoa, nội nha có sự liên
quan mật thiết với nha chu, phục hình, chỉnh hình. Trong những năm gần đây
số lượng răng được điều trị nội nha đã tăng lên đáng kể [38]. Tuy nhiên, bên
cạnh đó số lượng răng điều trị nội nha thất bại cũng tăng lên đến con số hàng
triệu răng mỗi năm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Dental Products Report,
1996) [38].
Trong quá trình điều trị nội nha, bước xác định chiều dài làm việc được coi là
chìa khóa nội nha, quyết định thành công hay thất bại của điều trị. Chiều dài làm
việc được định nghĩa là khoảng cách từ một điểm mốc xác định trên răng đến
điểm kết thúc việc sửa soạn và trám bít ống tủy [5], [15]. Nếu chiều dài làm việc


không được xác định đúng thì ống tủy không thể được làm sạch, tạo hình và trám
bít chính xác. Các dụng cụ và vật liệu trám bít không được giữ trong ống tủy từ đó
có thể gây tổn thương mô quanh chóp, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị [13], [34].
Xác định chiều dài làm việc ống tủy là một công đoạn khó khăn. Có rất
nhiều phương pháp xác định chiều dài làm việc ống tủy, trong đó hai phương
pháp chụp X quang cận chóp và sử dụng máy định vị chóp điện tử đang được
nhắc đến nhiều trong y văn [22].
X quang cận chóp được xem là phương pháp kinh điển, tuy nhiên, vị trí của
nút thắt chóp không thể được xác định chính xác trên X quang mà chỉ là sự ước
tính dựa trên các nghiên cứu về giải phẫu học. Những ảnh hưởng của cấu trúc giải
phẫu hoặc sự không đồng nhất trong đánh giá có thể đưa đến kết quả đánh giá bị
sai lệch [14], [24]. Quá trình thực hiện đòi hỏi phải mất nhiều thời gian của nha sỹ
và bệnh nhân. Đặc biệt những ảnh hưởng của tia X cũng như biện pháp đảm bảo
an toàn bức xạ cho bệnh nhân và người chụp cũng được đề cập tới [4] [27]. Chính
vì thế trong những năm gần đây nhiều tác giả đã đưa ra khuyến cáo nên xác định
chiều dài làm việc bằng máy định vị chóp và tránh việc chụp X quang [38].

Sự ra đời máy định vị chóp điện tử bắt đầu vào năm 1942 là một bước đột
phá trong nội nha, giúp việc xác định chiều dài làm việc ống tủy dễ dàng, nhanh
chóng và chính xác hơn [22], [33]. Trên thế giới gần 60 năm qua đã có rất nhiều
thế hệ máy định vị chóp kế tiếp nhau ra đời, thế hệ sau độ chính xác cao hơn
những thế hệ đầu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như không xác định
hoặc xác định không chính xác do một số yếu tố làm ảnh hưởng đến độ chính
xác của máy (máu, mủ, dung dịch NaOCl, NaCl…) [33].
Máy định vị Locapex Five (Ionyx, Pháp) là máy định vị chóp thế hệ thứ
năm. Máy được nhà sản xuất khuyến cáo là an toàn, dễ sử dụng, độ chính xác
cao ngay cả khi ống tủy có chứa mủ, máu và các dung dịch sát khuẩn như
NaClO, EDTA...


Để so sánh kết quả xác định chiều dài làm việc ống tủy giữa X quang và
máy định vị chóp điện tử, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu, tuy nhiên ở
Việt Nam hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì thế tại khoa
Răng Hàm Mặt Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế năm 2016 chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chiều dài làm việc được xác định

bằng máy định vị chóp thế hệ thứ năm trong điều trị nội nha” với
mục tiêu sau:
1- Khảo sát chiều dài làm việc được xác định bằng máy Locapex Five và X
quang kỹ thuật số.
2- So sánh chiều dài làm việc được xác định bằng máy Locapex Five và
X quang kỹ thuật số.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HÌNH THÁI HỌC TỦY RĂNG TRONG NỘI NHA

Tủy răng là mô liên kết non giàu mạch máu và thần kinh, nằm trong hốc
tủy, được bao bọc toàn bộ bởi ngà răng ngoại trừ ở lỗ chóp. Mạch máu của tủy
răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy ở lỗ chóp nên khi bị viêm, dễ bị xung
huyết, đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử [5],[8].
1.1.1. Hình thái học của tủy răng
Hệ thống ống tủy (OT) thường đa dạng về số lượng, hình dạng và phân
nhánh, đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng điều trị nội nha.
Hình thể của tủy răng gồm có tủy thân (buồng tủy) ở phần thân răng và tủy
chân ở phần chân răng.
1.1.1.1. Buồng tủy
Được giới hạn bởi trần tủy, sàn tủy và các thành bên.
- Trần tủy có hình thể tương ứng với mặt nhai hoặc bờ cắn của răng, được
ngà ở phía mặt nhai hay bờ cắn bao quanh.
- Sàn tủy chỉ có ở răng nhiều chân, sàn tủy hơi song song với trần tủy, được
ngà cổ răng bao quanh, sàn tủy luôn cong lồi.
- Thành bên được gọi tên theo mặt răng tương ứng, gồm: thành gần, thành
xa, thành ngoài, thành trong [5].
1.1.1.2. Hệ thống ống tủy
Hệ thống ống tủy (OT) là phần tủy nối buồng tủy với lỗ chóp chân răng,
được chia thành ba phần: 1/3 cổ, 1/3 giữa và 1/3 chóp.
Số lượng OT thường phụ thuộc vào số chân răng tương ứng. Tuy nhiên,
một chân răng có thể có nhiều hơn một OT.
Hệ thống ống tủy được phân loại gồm:


- Ống tủy chính: đi trực tiếp từ buồng tủy tới lỗ chóp chân răng.
- Ống tủy phụ: xuất phát từ OT chính, không đi đến lỗ chóp chân răng [7].

Hình 1.1: Hình thái tủy răng [7].
1.1.1.3. Lỗ chóp chân răng

Lỗ chóp chân răng là nơi mạch máu và thần kinh đi vào và ra khỏi hốc tủy
để nuôi sống răng. Số lượng và vị trí lỗ chóp chân răng thường không phụ thuộc
vào số chân răng và số OT [5].
Ba diện phân biệt của chóp răng thường được đề cập khi bàn về giải phẫu
vùng chóp và xác định chiều dài làm việc (CDLV): chóp răng trên phim X
quang (XQ) (radiographic apex) là điểm tận cùng của chân răng được thấy trên


XQ, lỗ chóp (apical foramen, major foramen) và nút thắt chóp (apical
constriction).
Giải phẫu vùng chóp răng thay đổi theo tuổi. Ở người trẻ, lỗ chóp chân răng
nằm gần ngay chóp răng giải phẫu, hơi có dạng hình phễu mở rộng về phía chóp,
miệng phễu bị lấp bởi màng nha chu mà sau này được thay thế bằng lớp ngà và
xê - măng [5]. Lỗ chóp không phải luôn luôn nằm ở chóp răng giải phẫu. Lỗ
chóp của OT chính có thể nằm ở một bên chóp răng giải phẫu, đôi khi khoảng
cách này lên đến 3 mm trong 50 - 98% chân răng [16]. Xu hướng phổ biến là
khoảng cách từ chóp răng đến lỗ chóp ở răng sau và răng của người lớn tuổi lớn
hơn răng trước và răng ở người trẻ tuổi [13], [16].
Khi chân răng phát triển, lỗ chóp trở nên hẹp lại, mặt trong của lỗ chóp
được lót bởi lớp xê - măng bên trong OT. Giao điểm xê - măng và ngà chân răng
là mốc giải phẫu và mô học, nơi mô tủy kết thúc và mô nha chu bắt đầu. Mặc dù
không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, giao điểm xê - măng và ngà
thường được xem như trùng với nút thắt chóp - phần hẹp nhất của OT với mạng
mạch nuôi dưỡng có đường kính nhỏ nhất. Kết thúc việc sửa soạn OT ở nút thắt
chóp đưa đến diện tổn thương nhỏ và điều kiện lành thương tốt nhất [5], [16],
[23], [28].
Hình (a)
a- (a)
Chóp răng người trẻ
Hình

b, c- Chóp
răng thay
a- Chóp
răng người
trẻ đổi do sự
hình
- măng
cấpsự h g
b, c-thành
chópxê
răng
thay thứ
đổi do
Hình
Hình
(b) (b)
1- Chóp
phẫu
1- Chóp
răngrăng
giảigiải
phẫu
2- Lỗ chóp
3- Nút thắt chóp
4- Khoảng cách từ chóp răng
giải phẫu đến lỗ chóp
5- Khoảng cách từ lỗ chóp
đến nút thắt chóp răng



Hình 1.2: Giãi phẫu vùnrăng
Hình 1.2: Giải phẩu vùng chóp răng [3]
- Từ kết quả các nghiên cứu giải phẫu cho thấy khoảng cách từ lỗ chóp đến
nút thắt chóp thường khoảng 0,5 mm ở người trẻ và 0,8 mm ở người lớn tuổi cho
mọi loại răng đã đưa đến qui định thực hành phổ biến là vị trí của nút thắt chóp
cách chóp răng trên phim XQ từ 0,5 - 1 mm. Khoảng cách này thay đổi do nhiều
yếu tố: loại và tuổi răng, bệnh lý vùng quanh chóp, tăng bồi đắp xê - măng, tiêu
ngót chân răng... [2], [16], [23].
Theo Dummer (1984), có 4 dạng hình thể giải phẫu vùng chóp răng:
Loại A: dạng thắt chóp điển hình, OT có một điểm thắt đột ngột.
Loại B: vùng thắt chóp có dạng thuôn từ từ.
Loại C: vùng thắt có nhiều chổ thắt.
Loại D: vùng thắt có dạng song song.
Ngoài ra còn có loại thứ 5: chóp răng được bao phủ hoàn toàn bởi ngà thứ
cấp hay xê - măng, cũng được ghi nhận trong 6% trường hợp [16].

Hình 1.3: Hình thể giải phẫu vùng chóp răng [16].
Những thay đổi vị trí nút thắt chóp gây nên thách thức lớn cho các nhà lâm
sàng trong việc xác định CDLV, điểm ngưng của trâm trong việc sửa soạn OT
cũng như của vật liệu trám bít [35].
1.1.2. Những thay đổi tổng quát của tủy răng


- Thay đổi sinh lý: hình dạng, kích thước và số lượng các OT chân răng bị
ảnh hưởng theo tuổi. Ở người trẻ, sừng tủy dài, buồng tủy, OT, lỗ chóp rộng.
Khi càng lớn tuổi, sừng tủy ngắn lại, buồng tủy, OT và lỗ chóp trở nên hẹp hơn
do sự bồi đắp của ngà và xê - măng. Sự thu hẹp hốc tủy liên quan đến quá trình
lão hóa của tủy [2]
- Thay đổi bệnh lý: dưới ảnh hưởng của các tác nhân kích thích mãn tính,
hốc tủy có sự thay đổi theo hai hướng: thu nhỏ thể tích hoặc tăng thể tích [5].

1.2. BỆNH LÝ CỦA TỦY RĂNG
Phân loại theo triệu chứng, bệnh lý tủy răng gồm các bệnh lý sau:
- Viêm tủy có khả năng hồi phục
+ Triệu chứng cơ năng:
Có những cơn đau tự nhiên thoáng qua hoặc có đau buốt sau khi hết kích
thích, cơn đau ngắn thường vài phút, khoảng cách các cơn đau xa.
+ Triệu chứng thực thể:
• Có lỗ sâu, hay có tổn thương mô cứng nhưng chưa đến tủy, có thể hở tủy
do tai nạn trong điều trị.
• Răng không đổi màu.
• Gõ không đau.
• Thử nghiệm tủy: tủy sống.
• X quang không có tổn thương vùng chóp.
- Viêm tủy không hồi phục (VTKHP):
+ Viêm tủy cấp: đau kéo dài, tự phát hoặc do kích thích; khám thấy răng
sâu lộ tủy hay nướu xung quanh viêm đỏ, có túi nha chu, gõ ngang đau nhiều, gõ
dọc đau nhẹ hoặc không đau; kích thích nóng đau, lạnh giảm đau.
• Triệu chứng cơ năng:
Đau tự nhiên, đau từng cơn, cơn đau kéo dài từ vài phút cho tới hàng giờ,
khoảng cách gữa các cơn đau ngắn, cơn đau xuất hiện và mất đi đột ngột.


Đau theo nhịp mạch đập, đau lan lên nửa đầu, đôi khi không xác định được
điểm đau.
Đau nhiều về đêm, đau tăng khi có kích thích.
• Triệu chứng thực thể:
Răng có lỗ sâu, đáy có nhiều ngà mủn, có thể có điểm hở tủy. Nếu không
có lỗ sâu có thể có vết rạn nứt.
Gõ ngang đau hơn gõ dọc.
Thử nghiệm tủy: thử nghiệm lạnh rất đau, thử nghiệm điện ngưỡng kích

thích điện thấp.
X quang: phát hiện lỗ sâu, vùng cuống răng có phản ứng nhẹ, dây chằng hơi
giãn rộng.

Hình 1.4: Bệnh lý tủy răng [5]
+ Viêm tủy mạn
• Viêm tủy phì đại:
Đây là một dạng viêm tủy không hồi phục, do sự phát triển mô tủy viêm mạn
tính về phía mặt nhai. Thường được phát hiện ở trong lỗ sâu ở bệnh nhân trẻ.
Triệu chứng cơ năng: đau tự nhiên, đau tăng khi thức ăn lọt vào, đau keo
dài sau khi hết kích thích nóng hay lạnh.


Triệu chứng thực thể: tủy phì đại lấp đầy lỗ sâu, bề mặt sùi đỏ, khám dễ
chảy máu. Thử tủy, ngưỡng kích thích điện cao mới đáp ứng.
• Viêm tủy thoái hóa: bệnh sinh do cục máu đông trong mạch máu và vỏ
màng collagen xung quanh thành mạch gây ổ calci hóa. Trên phim X quang thấy
buồng tủy và các ống ngà bị tắc một phần hoặc hoàn toàn.
•Nội tiêu: thường không có triệu chứng, răng đáp ứng bình thường với
những thử nghiệm tủy và quanh cuống, trên X quang phát hiện ống tủy được
mở rộng.
+ Hoại tử tủy (HTT):
Nếu HTT bán phần, có thể có những triệu chứng như VTKHP.
Nếu HTT toàn phần thì không có triệu chứng cơ năng, răng bị đổi màu sậm
hơn, khoan mở tủy có thể có mùi hôi, gõ không đau, không còn đáp ứng với
nhiệt, điện [5].
Chỉ định điều trị nội nha được đặt ra tùy thuộc vào tình trạng nha chu, giá
trị của việc bảo tồn răng, trình độ, điều kiện làm việc của nha sĩ và khả năng chi
trả của bệnh nhân [4], [14].
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI LÀM VIỆC

1.3.1. Xác định chiều dài làm việc bằng cảm giác của tay
- Dùng cây trâm nạo số nhỏ (số 8 hoặc số 10, 15) tùy theo ống tủy hẹp hay
rộng) đưa từ từ vào OT đến điểm bị thắt thì ngưng, kéo nút chặn xuống bề mặt
răng để làm dấu.
- Sau đó rút trâm ra, đo chiều dài trâm trên thước đo, so sánh với chiều dài
giải phẫu xem có phù hợp không. Nếu thấy còn ngắn, lau khô buồng tủy, đưa
chất làm trơn và phá canxi vào. Tiếp tục dùng cây trâm đầu tiên với động tác lên
dây cót đồng hồ để đưa trâm xuống thêm cho đến khi không thể xuống được
hoặc bị hẫng tay, bệnh nhân có cảm giác đau thì dừng lại. Kéo nút chặn xuống,
lấy trâm ra đo lại chiều dài và trừ đi 1 mm. Sau đó đưa lại trâm vào OT đến hết


chiều dài, nếu bệnh nhân không có cảm giác đau thì chiều dài đó có thể chấp
nhận. Tuy nhiên, khi lên trâm số lớn hơn (20, 25), bệnh nhân có thể bị đau, ta
bớt đi 0,5 mm nữa, đây là CDLV trong quá trình sửa soạn OT [4].
Dùng cảm giác tay để xác định CDLV có nhiều mặt hạn chế như sau:
- Nhiều răng không có vùng thắt chóp do tiêu.
- Chỉ có thể phán đoán khi vùng thắt có dạng thắt đột ngột.
- Phụ thuộc kích thước trâm dùng để đo.
Cần nhiều kinh nghiệm, cảm giác tinh tế [24].
1.3.2. Xác định chiều dài làm việc bằng X quang kỹ thuật số
Sử dụng trị số trung bình từ các nghiên cứu giải phẫu với giả định rằng
đường nối xê - măng và ngà xảy ra tại nút thắt chóp đã đưa đến qui định thực
hành xác định CDLV là ngắn hơn 0,5 - 1 mm so với điểm tận cùng của chân
răng được thấy trên XQ [5].
- XQ là phương pháp kinh điển, được đánh giá cao và thường được sử dụng
nhất, đặc biệt còn đem lại các thông tin về số chân và kích thước, hình dạng và
độ cong của OT. Tuy nhiên, ngay cả ở điều kiện tốt nhất, XQ chỉ có thể cho sự
phỏng chừng về vị trí của lỗ chóp nên vẫn có thể dẫn đến trám bít OT thừa hoặc
thiếu. Mặt khác, mật độ xương dày đặc và các cấu trúc giải phẫu có thể che

khuất chóp khiến không thể quan sát các trâm đo chiều dài OT.
- Hiện nay, XQ kỹ thuật số giúp tiết kiệm thời gian, giảm độ nhiễm xạ, tuy
nhiên, không hơn hẳn XQ thường qui về chất lượng, ngay cả về độ phân giải và
đặc tính đo [22], [24], [29].
- Những ảnh hưởng của bức xạ đến cơ thể sống của chúng ta cũng được
nhắc tới, có hai loại ảnh hưởng là “ảnh hưởng ngắn” xuất hiện sau vài phút, vài
ngày sau chiếu xạ gây ra những “hội chứng tia xạ cấp tính” và “ảnh hưởng lâu
dài”. Trong nha khoa người ta chỉ dùng liều thấp nên thường gặp “ảnh huởng lâu


dài”. Những ảnh hưởng này có thể gây nên tổn thương thực thể như: ung thư, dị
vật bào thai, đục thể thủy tinh, rút ngắn vòng đời, đột biến gen…[33].
- Những yếu tố quyết định tổn thương do tia xạ bao gồm: tổng liều, tần xuất
liều chiếu, vùng bị chiếu xạ, tuổi, độ nhạy cảm của từng cá thể, từng tế bào.
Chính vì an toàn trong chiếu xạ cần tìm hiểu về những yếu tố trên.
- Kỹ thuật chụp X quang gốc răng: đường phân giác.
+ Bằng cảm giác của tay, đặt trâm vào ống tủy, đưa trâm xuống dần và
dừng lại ở lỗ chóp răng (chặt tay, hẫng tay hoặc bệnh nhân có cảm giác đau)
sau đó đặt nút chặn.
+ Điều chỉnh vị trí đầu bệnh nhân: đầu bệnh nhân được coi là đúng tư thế
nếu mặt phẳng giữa thẳng đứng, mặt phẳng nhai có răng cần chụp nằm ngang.
Nếu chụp răng hàm trên, ta phải chỉnh đầu bệnh nhân sao cho đường nối bình
tai và chân cánh mũi nằm ngang, nếu chụp răng hàm dưới, đường nối bình tai
và khóe miệng nằm ngang.
+ Đặt Sensor: răng cửa (RC) đặt Sensor theo chiều dọc, răng cối nhỏ
(RCN) đặt Sensor theo chiều ngang, răng cối lớn (RCL) có thể đặt Sensor dọc
hay ngang tùy theo độ sâu của vòm miệng hoặc sàn miệng.
Mặt có chữ của Sensor quay vào trong, mặt không có chữ quay về phía
răng. Cạnh Sensor thừa ra khỏi mặt nhai của răng 5 mm. Răng cần chụp phải
ở giữa sensor.

+ Cố định sensor: sau khi đặt sensor đúng vị trí ở trong miệng, bệnh nhân
sẽ giữ sensor bằng ngón tay trong suốt quá trình chụp.
+ Điều chỉnh ống chụp: sao cho hướng của nguồn tia chính vuông góc
với đường phân giác của góc tạo bởi trục răng và mặt phẳng Sensor [8].
+ Quan sát hình ảnh trâm trên phim ở máy vi tính, nếu trâm tiến vào
đúng vị trí điểm thắt chóp thì đặt nút chặn và cẩn thận rút trâm ra khỏi ống
tủy. Tiếp theo, đo khoảng cách từ đầu trâm đến nút chặn bằng thước đo điện
tử Caliper Digital (quy ước chiều dài này là L XQ (mm)). Nếu quan sát trên máy
vi tính thấy đầu trâm không ở ngay lỗ chóp răng thì dựa vào phần mềm Easy


Den D4 Viewer để đo khoảng cách từ đầu trâm đến lỗ chóp răng trên phim.
Tiếp theo, điều chỉnh lại trâm, đặt nút chặn và chụp lại phim.
- Khi dùng XQ để xác định CDLV, cần chú ý:
+ Chụp đúng kỹ thuật.
+ Trâm đo chiều dài phải đủ lớn.
+ Dùng 2 loại trâm khác nhau trong cùng một chân răng để dễ phân biệt các
OT khác nhau.
+ Nên chụp 2 lần đối với các răng nhiều OT để tách OT [2], [23]. Khi chụp
răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên thì chân ngoài và chân trong thường chồng nhau.
Để giải quyết tình trạng này có thể dịch chuyển bóng răng và trâm định vị đi một
góc. Ví dụ chân ngoài sẽ tách rời chân trong khi chụp lần thứ hai nếu bóng di
chuyển về phía gần. Khi đó hình ảnh ống tủy chân trong sẽ xuất hiện di chuyển
cùng chiều với chiều dịch chuyển của bóng còn hình ảnh chân ngoài thì ngược
lại [23]. Khi chụp răng cối lớn hàm dưới, hai ống gần dễ bị trùng bóng. Để giải
quyết vấn đề trên ta cũng tiến hành chụp nhiều lần, mỗi lần chụp chỉ chụp và
quan sát một ống gần.
1.3.3. Xác định chiều dài làm việc bằng máy định vị chóp
Sự ra đời của máy định vị chóp giúp việc xác định CDLV chính xác, tiện
lợi, rút ngắn thời gian can thiệp trên bệnh nhân trong mỗi lần điều trị.

Phương pháp xác định CDLV bằng máy được phát minh bởi Custer
(1918). Ý tưởng này được phát triển bởi Suzuki năm 1942, ông phát hiện ra rằng
điện trở giữa một dụng cụ đặt trong OT và một điện cực ở niêm mạc miệng là
một hằng số không đổi [13], [22].
Ứng dụng nguyên lý này, Sunada (1962) đã tạo ra một dụng cụ đơn giản sử
dụng dòng điện một chiều để đo CDLV gọi là máy định vị chóp (ĐVC). Máy
hoạt động dựa trên nguyên tắc điện trở giữa niêm mạc miệng và dây chằng nha
chu là 6.5 kΩ ở bất kỳ phần nào của màng nha chu, với bất kỳ tuổi và loại răng
nào. Máy ĐVC có hai điện cực: một điện cực nối với cơ thể bệnh nhân qua một


kẹp môi tiếp xúc với niêm mạc miệng, điện cực kia kết nối với trâm nội nha.
Trâm nội nha được đặt vào OT và di chuyển dần về phía chóp. Khi đầu trâm tiếp
xúc với mô nha chu, mạch điện sẽ hình thành trong máy, bộ phận hiển thị sẽ cho
dấu hiệu trâm đã đến chóp [17], [31].
Theo Kohli [24], hiện nay máy ĐVC được phân thành 5 thế hệ:
- Thế hệ thứ nhất: đo điện trở nên còn gọi là máy ĐVC điện trở. Thế hệ này
hiện không còn được sử dụng do nhiều yếu tố như máu, mủ, dung dịch bơm rửa
ống tủy…có thể làm kết quả sai lệch.
- Thế hệ thứ hai: đo kháng trở nên còn gọi là máy ĐVC kháng trở. Để đạt
được độ chính xác với máy thuộc thế hệ này, OT không được chứa các chất liệu
dẫn điện.
- Thế hệ thứ ba: dựa trên nguyên tắc những vị trí khác nhau trong OT có
kháng trở khác nhau, thay đổi từ 400 Hz đến 8 KHz. Sự thay đổi kháng trở thấp
nhất ở lỗ vào của OT và tăng dần khi trâm đo tiến sâu vào OT, đạt giá trị cao
nhất tại giao điểm xê - măng và ngà.
- Thế hệ thứ tư: máy đo cả giá trị điện trở lẫn điện dung nên độ chính xác
tốt hơn các máy thuộc thế hệ trước chỉ đánh giá kháng trở [24]. Nhiều nghiên
cứu ghi nhận độ chính xác của máy trên 90%, và cho rằng độ chính xác của
việc xác định CDLV giữa X quang và máy ĐVC là tương đương. Máy ĐVC

thế hệ thứ tư còn hạn chế bị ảnh hưởng bởi điều kiện OT chứa dịch, máu,
dung dịch sát khuẩn...
- Thế hệ thứ năm: đã được phát triển vào năm 2003 máy đo điện dung và
điện trở của mạch riêng biệt [36]. Trải qua nhiều thế hệ, hiện nay máy ĐVC
thế hệ thứ năm đã được cải tiến để không bị ảnh hưởng trong điều kiện OT
chứa dịch, máu, dung dịch súc rửa OT…
Nhiều nghiên cứu ghi nhận độ chính xác của máy ĐVC có cùng giá trị
với XQ trong việc xác định CDLV, giúp góp phần giải quyết các trường hợp
không thấy rõ chóp răng trên XQ, giảm số lần chụp XQ ở bệnh nhân có chỉ


định, hạn chế nhiễm tia. Tuy vậy, theo một số tác giả phương pháp này không
thể thay thế XQ do việc ghi nhận có thể bị sai lệch trong các trường hợp chóp
mở rộng, thủng OT, tích đọng bùn ngà và canxi hoá OT. Do sự biến thể rộng
của hình thái OT và các yêu cầu về pháp y, người ta không khuyến cáo sử
dụng máy ĐVC đơn thuần mà không kết hợp với XQ [14], [24].
Các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc sử dụng máy ĐVC [10]:
- Tác nhân làm ẩm OT. Phần lớn máy ĐVC thế hệ mới không bị ảnh hưởng
bởi tác nhân làm ẩm OT.
- Sự tiếp xúc mô tủy sống, dịch viêm và máu có thể làm dẫn truyền dòng
điện, đưa đến việc đọc kết quả không chính xác nên cần loại trừ các yếu tố này
trước khi ghi nhận kết quả.
- Miếng trám Amalgam, sâu răng, nước bọt, và dụng cụ gãy còn trong OT
làm sai lệch kết quả do ảnh hưởng dẫn truyền.
- Hình dạng OT: OT không thông suốt, sự tích đọng bùn ngà và tình trạng
canxi hóa. Việc mở loe vùng cổ của OT được sử dụng trong kỹ thuật bước
xuống (crown down) được đề nghị để làm tăng sự chính xác của kết quả.
- Kích thước của lỗ chóp: khi kích thước của lỗ chóp nhỏ hơn 0,2 mm thì
việc đo không bị ảnh hưởng nhưng khi vượt trên 0,2 mm, sự bất đồng giá trị tăng
lên. Chóp của răng chưa đóng chóp có khuynh hướng làm ngắn chiều dài đo

bằng máy do dụng cụ không chạm vào các thành ngà vùng chóp. Những phương
pháp khác đo CDLV như sử dụng côn giấy được cho là hỗ trợ hiệu quả trong các
trường hợp này [22], [34].
1.3.4. Xác định chiều dài làm việc bằng côn giấy
Sau khi OT được thấm khô, đưa nhẹ nhàng cây côn giấy với CDLV đo
được bằng các phương pháp trên hoặc đưa côn nhẹ nhàng xuống điểm thắt, dùng
kẹp gắp kẹp côn ngang vị trí mặt răng. Rút côn lên nhẹ nhàng, kiểm tra lại chiều
dài, quan sát đầu côn giấy: ướt hay khô, thấm dịch hay máu. Nếu đầu côn ẩm ướt
hoặc thấm máu có nghĩa chiều dài đã quá chóp.


Kỹ thuật này đòi hỏi ống tủy phải thẳng và khô, mô chóp không ở tình trạng
viêm cấp, khi côn vừa chạm điểm thắt hoặc bị kẹt phải lấy côn ra ngay tránh
thấm dịch đầu côn. Đây là một kỹ thuật giúp xác định lại chiều dài, bổ sung cho
các phương pháp kể trên. Nếu chỉ dùng một cách này thì kết quả không chính
xác [5], [24].
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
CHIỀU DÀI LÀM VIỆC
1.4.1. Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về các phương pháp xác định CDLV,
hầu hết tập trung vào những kỹ thuật mới ở răng trưởng thành. Phần lớn các
nghiên cứu về máy ĐVC được thực hiện bằng cách so sánh CDLV được xác
định bằng XQ hoặc máy ĐVC với CDLV thật sự đo trên răng đã nhổ dưới kính
hiển vi có độ phóng đại cao để kết luận về độ chính xác của các loại máy ĐVC
và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của máy. Một số nghiên cứu so sánh trực
tiếp CDLV bằng XQ và bằng máy ĐVC. Hiện đã có một số nghiên cứu về máy
Propex, máy thế hệ mới sản xuất năm 2007:
- Nghiên cứu “Đánh giá khả năng xác định CDLV của 3 máy ĐVC trong
điều trị nội nha lại” của Goldberg F. năm 2005 cho thấy độ chính xác trong
khoảng 0,5 mm của Propex, NovApex và Root ZX lần lượt là 80%, 85% và

95%; độ chính xác trong khoảng 1 mm là 95%, 95% và 100% [21].
- Nghiên cứu của Karoly Krajczar năm 2008 so sánh XQ và máy Propex
trong việc xác định CDLV của ống tủy trong và gần ngoài ở răng cối lớn hàm
trên cho thấy máy Propex cho kết quả chính xác hơn XQ [25].
- Luigi C. và Cs năm 2010 nghiên cứu về độ chính xác của 3 máy ĐVC
Endex, Propex II và Root ZX và XQ kỹ thuật số nhận thấy máy Endex và
Propex II chính xác hơn Root ZX, các máy ĐVC chính xác hơn XQ kỹ thuật số
trong xác định CDLV [26].


- Năm 2010 Sharma Col M.C nghiên cứu xác định chiều dài làm việc máy
định vị chóp và X quang thông thường cho kết quả phương pháp định vị chóp là
chính xác hơn so với phương pháp chụp X quang [29].
- Theo Quazi và Cs (2007) nghiên cứu độ chính xác của XQ và máy điện tử
cho thấy cả hai phương pháp X quang và định vị chóp độ chính xác là tương tự
nhau trong phép đo chiều dài làm việc ống tủy. Việc sử dụng máy định vị chóp
được cho là nhanh chóng, tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên định vị đỉnh chóp
sử dụng một mình mà không có phương pháp chụp X quang thì không thể đưa
ra bất cứ thông tin về độ cong và hướng của ống tủy [27].
- Năm 2012 Iyer Satishkumar K. và Sheela S. tiến hành nghiên cứu so
sánh việc xác định chiều dài ống tủy bằng máy định vị chóp điện tử (Raypex 5)
và chụp X quang thông thường ở răng sữa, và sau đó so sánh chúng với các phép
đo thực tế thu được bằng cách nhìn thấy trực tiếp. Độ chính xác CDLV của
phương pháp sử dụng máy ĐVC điện tử và phương pháp chụp ảnh phóng xạ là
92% và 72%, tương ứng trong vòng 0,5 mm. Cả hai phương pháp chụp X quang
và định vị chóp điện tử cho thấy một mối tương quan cao và thỏa thuận với các
phép đo thực tế [37].
- Một số nghiên cứu mới hiện nay cho thấy việc phối hợp giữa máy định vị
chóp và chụp X quang hợp lý sẽ giúp việc xác định chiều dài làm việc ống tủy
chính xác hơn [33].

- Theo tạp chí nhi khoa quốc tế độ chính xác của phép đo CDLV bằng
máy định vị chóp là cao hơn chụp X quang và khuyến cáo rằng việc sử dụng
máy định vị chóp giúp hạn chế ảnh hưởng tia đối với bệnh nhi phải điều trị
nội nha [38].
1.4.2. Trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân năm 1992, đã cho thấy độ chính
xác của phép đo chiều dài ống tủy bằng dụng cụ No’X [11].


Nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Bích, năm 2011 đã so sánh kết quả xác định
chiều dài làm việc bằng hai phương pháp X quang và máy Propex II cho thấy
50% CDLV của hai phương pháp trên trùng nhau, số còn laị có sự khác biệt
nhau giữa hai phương pháp [1].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm tủy không hồi phục
tại khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Huế trong thời gian từ
4/2016 đến tháng 4/2017.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân có răng điều trị đã đóng chóp.
- Bệnh nhân có răng viêm tủy không hồi phục (viêm tủy cấp, viêm tủy mạn
hoặc tủy hoại tử) do sâu răng.
- Bệnh nhân đồng ý điều trị nội nha và tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mang máy tạo nhịp hoặc thiết bị điện cấy vào người [15].
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu [14].
- Răng có chân răng dị dạng, có tình trạng can xi hóa ống tủy, tắc không

thể xuống được.
- Răng có tình trạng nội tiêu, ngoại tiêu.
- Răng bị mất tổ chức cứng nhiều, không thể phục hồi sau điều trị nội nha.
- Răng đã có tiền sử điều trị nội nha.
- Răng có xương ổ tiêu quá 1/3 chiều dài chân răng.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối chứng [6].


×