Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

THẾ GIỚI NHÂN vật TRONG TRUYỀN kỳ tân PHẢ của đoàn THỊ điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.08 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA NGỮ VĂN

--------------------

VÕ THỊ VẦN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ CỦA
ĐOÀN THỊ ĐIỂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA: K36
NGÀNH: NGỮ VĂN

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Hà Ngọc Hòa

HUẾ - 2016




Võ Thị Vần

Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban chủ
nhiệm Khoa Ngữ Văn, cùng tập thể quý thầy cô giáo Khoa
Ngữ Văn. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS. Hà Ngọc Hòa đã


tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và truyền đạt kiến thức cho tôi
hoàn thành đề tài khóa luận.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các cán bộ Trung tâm
Thông tin Thư viện trường Đại học Khoa học, các anh chò đi
trước đã tích cực giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và cung
cấp thông tin, số liệu để hoàn thành đề tài khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân, gia đình và
bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu hoàn thành đề tài khóa luận.
Xin chân thành cám ơn!
Ngày 17 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Võ Thò Vần


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................5

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................5
5. Đóng góp của khóa luận............................................................................................................5
6. Bố cục của khóa luận.................................................................................................................5

Chương 1.................................................................................................................. 6
TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TRUYỆN
TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII...........................................................6
1.1. TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG CHẶNG
ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN......................................................................................................................6
1.1.1. Quá trình hình thành.......................................................................................................6
1.1.2. Những chặng đường phát triển.....................................................................................11
1.2. ĐOÀN THỊ ĐIỂM VÀ TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ.............................................................................17
1.2.1. Đoàn Thị Điểm - cuộc đời và sự nghiệp.........................................................................17
1.2.1.1. Cuộc đời..................................................................................................................17
1.2.1.2. Sự nghiệp văn chương............................................................................................18
1.2.2. Truyền kỳ tân phả - Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm.........................................19
1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời.....................................................................................................19
1.2.2.2 .Nội dung tác phẩm..................................................................................................19
1.3. TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ TRONG DÒNG CHẢY CỦA TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII
.....................................................................................................................................................23

Chương 2................................................................................................................ 27


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp


THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ NHÌN TỪ BÌNH
DIỆN NỘI DUNG..................................................................................................27
2.1. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GẮN VỚI CHỦ ĐỀ CA NGỢI ĐẠO LÝ...............................................27
2.1.1. Con người hành đạo với lý tưởng trung hiếu.................................................................27
2.1.2. Con người kiên trinh với tấm lòng thủy chung, son sắc.................................................30
2.2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GẮN VỚI CHỦ ĐỀ PHÊ PHÁN ĐẢ KÍCH...........................................36
2.2.1. Con người phi nghĩa, tham tàn - bạo ngược..................................................................36
2.2.2. Con người tà ma hung yêu, tác quái..............................................................................40
2.3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GẮN VỚI CHỦ ĐỀ THẾ SỰ - ĐỜI TƯ...............................................42
2.3.1. Con người bi kịch trong tình yêu, hạnh phúc gia đình...................................................42
2.3.2. Con người bi kịch trong nỗi niềm thế sự - nhân sinh.....................................................45

Chương 3................................................................................................................ 48
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ NHÌN TỪ
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN..............................................................................48
3.1. CỐT TRUYỆN.........................................................................................................................48
3.2. NGÔN NGỮ...........................................................................................................................51
3.2.1. Điển cố...........................................................................................................................51
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật........................................................................................................53
3.2.3. Ngôn ngữ người kể chuyện............................................................................................56
3.3. GIỌNG ĐIỆU..........................................................................................................................59
3.3.1. Giọng trữ tình, thương cảm...........................................................................................59
3.3.2. Giọng phê phán, mỉa mai...............................................................................................62

KẾT LUẬN............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................69


Võ Thị Vần




Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói văn học trung đại Việt Nam phát triển liền mạch từ thế kỷ X đến
cuối thế kỷ XIX. Đi hết chặng đường của mình, văn học trung đại đã góp vào nền
văn học nước nhà đầy đủ các thể loại với những tác phẩm nổi tiếng và các tác giả có
tên tuổi. Và bên cạnh những thể loại khác, bộ phận văn học tự sự đã có những đóng
góp nhất định cho văn học trung đại. Như lời nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Na: “văn xuôi tự sự không chỉ là một bộ phận cấu thành văn học dân tộc mà
còn là ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản sinh ra
nó. Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại cũng vậy, vừa phản ánh tư duy nghệ
thuật của việt Nam vừa gắn liền với lịch sử văn học dân tộc” [10, tr.3].
Trong các thể loại văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, chúng ta không
thể không nhắc đến thể loại truyền kỳ, một trong những thể loại góp phần tạo dựng
vị thế của văn xuôi trung đại trong dòng chảy của văn học dân tộc. Với đôi cánh
truyền kỳ của mình, thể loại này nhanh chóng thâm nhập vào đời sống con người,
đặc biệt là khía cạnh tâm hồn nhân vật. Chính vì vậy, thể loại truyền kỳ khi “trình
làng” những tác phẩm đầu tay của mình thì đã được sự đón nhận của số đông nhiều
người. Từ đó các tác giả trung đại đã chọn thể loại này để thể hiện tư tưởng của
mình. Đồng thời thể loại truyền kỳ cũng mang lại những thành công nhất định cho
các nhà văn.
Văn học trung đại Việt Nam có sự phát triển và đạt được những thành tựu to
lớn trong đó có thể loại truyền kỳ. Những tác phẩm Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ
mạn lục đến Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục, Tang thương ngẫu lục,...
Trong đó có Truyền kỳ tân phả là tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Thị Điểm về thể loại
truyền kỳ, Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí,
có viết: “lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt, không bằng văn Nguyễn Dữ”. Tuy

vậy, nhìn chung đây vẫn là một tác phẩm văn xuôi đặc sắc báo hiệu bước mở đầu
của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII.
Truyền kỳ tân phả là tác phẩm chữ Hán của nữ nhà văn Việt Nam Đoàn Thị
Điểm, viết theo lối truyện kể, có nhiều bài thơ xen kẻ, (còn có tên là Tục truyền kỳ
1


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

lục). Các truyện trong Truyền kỳ tân phả, đều là những câu chuyện về cuộc đời, về
con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam, được biểu hiện
dưới màu sắc hoang đường, quái đản. Truyền kỳ tân phả, có nhiều ưu điểm trong
việc phản ánh thực trạng thối nát của xã hội phong kiến đương thời. Tuy nhiên, tác
giả cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn quen thuộc của các nhà văn thời đó,
trong lập trường phê phán của mình, cũng như trong cách quan niệm về một xã hội
lý tưởng.
Về Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm các công trình nghiên cứu còn ít.
Tiêu biểu có bài viết “thế giới nhân vật của Đoàn Thị Điểm trong Truyền kỳ tân
phả” Trần Thị Băng Thanh, Tạp chí văn học số 3/1999... Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm tuy không được đưa vào chương trình sách giáo khoa phổ thông
nhưng nó cũng có những đóng góp đặc sắc mới mẻ góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của thể loại truyền kỳ ở Việt Nam…
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến thành tựu của truyện truyền kỳ Việt Nam thì người ta không thể bỏ
qua Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Với Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm
đã đóng góp nhiều phương diện cho sự phát triển của truyện truyền kỳ Việt Nam.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng Truyền kỳ tân phả còn có tên gọi là Tục truyền kỳ.
Theo Phan Huy Chú, Tục truyền kỳ do Đoàn Thị Điểm gồm sáu truyện: Bích Câu
kỳ ngộ, Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ, Hoành Sơn tiên cục, An Ấp liệt nữ và
Nghĩa khuyển khuất miêu. Nhưng sách ấy ngày nay không còn.
Truyền kỳ tân phả đã được Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp tuyển dịch bốn
truyện: Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ lục, An Ấp liệt nữ lục và Bích Câu kỳ
ngộ ký, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1963. Truyện tập hợp các câu
chuyện dân gian, phảng phất giống các truyện cổ tích thần kỳ song vẫn mang những
nét tính cách riêng độc đáo.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu về tác phẩm Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm vẫn còn ít, chủ yếu vẫn còn dừng lại ở những nhận định, đánh giá
mang tính khách quan, tổng thể. Ở đây chúng tôi điểm qua một số ý kiến liên quan
đến đề tài nghiên cứu thông qua sự so sánh, đối chiếu giữa hai giai đoạn, giai đoạn
trước năm 1975 và giai đoạn sau 1975.

2


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

Trước năm 1975, có tác phẩm đã đề cập đến nhân vật trong thể loại truyền
kỳ, đó là “các loại truyện từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII” trích trong “lịch sử văn học
Việt Nam sơ giản”, Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nxb khoa học xã hội, 1963.
Đặc biệt sau giai đoạn 1975, Truyền kỳ tân phả đã có nhiều hơn những nhận
xét, đánh giá về tác phẩm này. Cụ thể trong sách Con đường giải mã văn học trung
đại Việt Nam, của Nguyễn Đăng Na đã nói về những mối tình say đắm và đau khổ

của người phụ nữ trong Truyền kỳ tân phả: “Một số tác giả chuyển sang miêu tả
những mối tình đắm say, thà chết để được ở bên nhau, còn hơn sống phải ly biệt, An
Ấp liệt nữ, của Đoàn Thị Điểm là một ví dụ điển hình. Các tác phẩm truyện ngắn
thế kỷ XVIII, XIX ít khai thác những mâu thuẫn, dẫn đến bi kịch khổ đau cho người
phụ nữ hoặc cả hai. Họ thường viết về những mối tình tuy đắm đuối, nhưng thiên về
tình cảm thuần túy, chẳng hạn mối tình Tú Uyên, Giáng Kiều, (Truyện Bích Câu kỳ
ngộ). Đinh Phu Nhân, An Ấp liệt nữ, Ca nữ họ Nguyễn, chàng lái đò họ Nguyễn,
con gái Trần Phú Ông (Chuyện tình ở Thanh Trì)…
Điều cần lưu ý là, dường như các cô gái trong truyện ngắn thế kỷ XVIII - XIX
đều chủ động tìm đến tình yêu và đều hy sinh cho người mình yêu” [20, tr 397 - 398].
Sách Từ điển văn học Viêt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX của tác
giả Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Cường đã nói “Đoàn Thị Điểm sáng tác cả
chữ Hán lẫn chữ Nôm. Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, Bà còn là tác giả tập
truyện ký chữ Hán nhan đề Tục Truyền kỳ hoặc Truyền kỳ tân phả”, [3; tr148].
Các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Lê Hoài Nam,
đã nhận xét về tác giả Đoàn Thị Điểm: “Đoàn Thị Điểm một phụ nữ dòng dõi nho gia,
cũng để nhân vật mình bào chữa thái độ bất chấp lễ giáo bằng cách trách người đàn
ông, người trượng phu không cần câu chấp lễ nghi lặt vặt, Vân Cát thần nữ”.
Sách Tổng tập văn học Việt Nam, tập 7, của Bùi Duy Tân (chủ biên), đã nói
về tập truyện ký chữ Hán. Truyền kỳ tân phả: “Hải khẩu linh từ kể chuyện nàng
Bích Châu, tài sắc là cung phi của vua Trần Duệ Tông đã vì đất nước dâng vua bản
Kê minh thập sách, sau lại vì vua nhảy xuống biển sâu. Vân Cát thần nữ, kể về Bà
chúa Liễu Hạnh vốn là tiên nữ, giáng trần với khát vọng sống và yêu rất mãnh liệt.
Cuộc đời Liễu Hạnh với hai lần giáng trần, là sự khẳng định và thể hiện khát vọng
tự do, tình yêu giữa chốn trần gian. Liễu Hạnh là một nhân vật diệu kỳ. Trong tín

3


Võ Thị Vần




Khóa luận tốt nghiệp

ngưỡng dân gian, bà là một Thánh mẫu, là một trong tứ bất tử nơi thế giới u linh
được nhân dân thờ phụng suốt mấy trăm năm nay. Vân Cát thần nữ là một tư liệu
quý, có niên đại sớm về Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ mẫu”.
Bên cạnh đó Truyền kỳ tân phả còn được đề cập đến trong một số công trình
nghiên cứu bàn về những vấn đề khác lớn hơn. Tuy vậy trong những công trình này
thì Truyền kỳ tân phả vẫn được khảo sát trên phương diện nội dung và nghệ thuật,
nhằm góp thêm một cái nhìn đầy đủ, khái quát về những vấn đề tổng quát. Vì thế đó
là những cái nhìn còn sơ lược về tác phẩm. Dưới đây là một số công trình: Đinh Gia
Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, “văn tự sự, truyện ký thế kỷ XV” trích trong
“văn học Việt Nam: thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XVIII”, Nxb Giáo dục, 1997; Phạm
Văn Thắm, “Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán
ở Việt Nam thời trung đại”, luận án PTS khoa học ngữ văn, Hà Nội, 1996; Trần
Đình Sử, “mấy vấn đề thi pháp học trung đại Việt Nam” Nxb Giáo dục,1999;
Nguyễn Đăng Na, “văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại”, Nxb Giáo dục, 1999;
Vũ Thanh, “những biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt
Nam” tạp chí văn học số 6/1994; Đinh Phan Cẩm Vân, “cái kỳ trong tiểu thuyết
truyền kỳ”,Tạp chí văn học số 19/2000; Trần Thị Băng Thanh, “thế giới nhân vật
của Đoàn Thị Điểm trong Truyền kỳ tân phả”, Tạp chí văn học số 3/1999.
Qua những công trình và bài viết nói trên, chúng tôi nhận thấy Truyền kỳ tân
phả là một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán, khá nổi tiếng của Đoàn Thị Điểm.
Truyền kỳ tân phả được viết theo lối văn Truyền kỳ và viết về đề tài lịch sử Việt
Nam. Các nhà nghiên cứu nói chung chưa tìm hiểu toàn bộ những truyện trong
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm và cũng như chưa có công trình nghiên cứu
thế giới nhân vật trong Truyền kỳ tân phả một cách có hệ thống và toàn diện. Nhưng
bước đầu họ đã có nhiều nhận xét tinh tế, về một số truyện, để khẳng định sự sáng

tạo của Đoàn Thị Điểm khi viết về những truyện ấy. Vì thế khóa luận đi vào nghiên
cứu loại hình các nhân vật trong các tác phẩm của các tác giả trên nhằm góp phần
đem lại cái nhìn đầy đủ hơn, sinh động hơn về tác phẩm Truyền kỳ tân phả nói
chung và thế giới nhân vật trong Truyền kỳ tân phả nói riêng.

4


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ 6 truyện trong tác phẩm
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là thế giới nhân vật trong Truyền kỳ tân
phả của Đoàn Thị Điểm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Đóng góp của khóa luận
Với khóa luận này, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần khám phá đầy đủ các
giá trị của Truyền kỳ tân phả thông qua việc chỉ ra các kiểu dạng nhân vật trong

Truyền kỳ tân phả.
Bên cạnh đó, cũng góp phần nhận thức các thủ pháp nghệ thuật, các chất liệu
nghệ thuật được tác giả sử dụng để xây dựng các loại nhân vật nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy và học tập về văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung và truyện
truyền kỳ Việt Nam nói riêng.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương.
Chương 1. TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII
Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ NHÌN
TỪ BÌNH DIỆN ĐẾN NỘI DUNG
Chương 3. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ NHÌN
TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN

5


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1
TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII
1.1. TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
1.1.1. Quá trình hình thành
Khái niệm truyền kỳ có thể hiểu bằng nhiều cách. Đó là: Có khi được giải

thích theo tính chất câu chuyện, khi thì dựa vào đặc điểm thể loại ở một thời kỳ nhất
định, khi lại dựa vào lịch sử hình thành của truyện truyền kỳ, khi lại coi truyền kỳ là
loại văn xuôi tự sự nhưng đã để mất yếu tố kì lạ, tất cả những điều này đều được đề
cập đến trong một số giáo trình, tài liệu. Điển hình như trong “Từ điển tiếng việt” có
viết về truyền kỳ: “có tính chất những truyện kỳ lạ lưu truyền lại” (1087). Trong
“Từ điển văn học” giải thích: “truyền kỳ là một thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn
học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường” (447); hoặc “truyện ngắn đời Đường”;
hoặc ký khúc đời Minh Thanh, hoặc truyện truyền kỳ”.(141).
Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ truyện truyền kỳ
Trung Quốc đời Đường. Và theo các nhà nghiên cứu đây cũng là thời kỳ đánh dấu
sự chín muồi của thể loại tự sự. Theo đó, hai chữ truyền kỳ bao hàm mấy nghĩa sau:
Một là: có ý chuộng lạ; hai là: đặc điểm của truyền kỳ là chứa đựng nhiều thể, có
thể nhận thấy tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận trong tác phẩm truyền kỳ.
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: truyện truyền kỳ Việt Nam vốn
có nguồn gốc từ truyện truyền kỳ Trung Quốc và có mối quan hệ với các nước khu
vực chữ Hán. Tuy vậy, truyện truyền kỳ Việt Nam cũng có một quá trình hình thành
và phát triển nội sinh gắn với nền văn hóa dân gian và văn xuôi lịch sử. Đồng thời
trong suốt quá trình hoàn thiện mình, thể loại này vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng giao
lưu với các nước trong khu vực, với Trung Quốc và các nước vùng Đông Á. Và
được các nhà văn ghi chép lại, nâng cao thành một thể loại văn học. Từ điển thuật
ngữ văn học định nghĩa truyền kỳ là “thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung
Quốc thịnh hành ở thời Đường (...) Kỳ có nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính

6


Võ Thị Vần




Khóa luận tốt nghiệp

chất hư cấu” [13; tr.286]. Các tác giả Từ điển văn học (bộ mới) giới thuyết về khái
niệm này đầy đủ, chi tiết hơn: “một hình thức văn xuôi tự sự trung Quốc, bắt nguồn
từ truyện kể dân gian, sau các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử
dụng các motip kỳ quái, hoang đường lồng vào trong cốt truyện có ý nghĩa trần thế
(...) Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân
vật mang hình thức phi nhân thì cũng là sự cách điệu, phóng đại của tâm lý tính
cách của một người nào đấy và vì thế truyện truyền kỳ mang đậm yếu tố nhân bản,
có giá trị nhân bản sâu sắc” [17; tr.447]. Như vậy, định nghĩa về thể loại này khá
thống nhất. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất truyền kỳ là một thể
văn xuôi tự sự thời trung đại được đặc trưng bởi tính chất hư cấu, kỳ lạ trong nhân
vật, cốt truyện nhằm phản ánh hiện thực.
Về phương diện lịch sử, tiểu thuyết truyền kỳ có kế thừa một số nhân tố từ
tiểu thuyết chí quái thời Lục triều nhưng đã vượt bậc về nhiều mặt, nên có thể nói ở
đây là sản phảm của cả một thời đại mới: triều đại nhà Đường (618 - 907). Cái tên
“Truyền kỳ” từ thời Đường tới thời Minh, tuy đã trải qua bốn lần thay đổi nhưng
chưa hề tách rời khỏi những tác phẩm có tính chất tự sự như loại tiểu thuyết, ký
kịch vốn vẫn có tình tiết. Mãi đến giai đoạn Vãn Đường thì hai chữ “Truyền kỳ”
mới chính thức khai sinh trong tên gọi tập sách của Bùi Hinh, tuy vậy thể loại
truyền kỳ thì đã được xác lập ngay từ thời Sơ Đường với các truyện: Cổ kinh kỳ Vương Độ, Du tiên quật - Trương Thuốc..., đến giai đoạn Trung Đường tiểu thuyết
truyền kỳ bước vào thời kỳ phồn thịnh chưa từng có, tác giả danh tiếng nhiều, tác
phẩm nổi tiếng cũng nhiều, có mặt hầu hết các thiên truyện ưu tú nhất: Nam Kha
Thái thú truyện (Lý Công Tá); Oanh Oanh truyện (Nguyên chấn);... Truyện truyền
kỳ đời Đường kế thừa truyền thống chí quái thời Lục triều, tuy nhiên hai loại tác
phẩm này cũng có sự khác biệt. Chí quái chủ yếu viết về thiên linh quái đản, còn
nhân vật chủ yếu trong truyện truyền kỳ là con người. Ở thời Vãn Đường tiểu
thuyết truyền kỳ dưới hình thức từng chương riêng rẻ, có giá trị kiệt xuất không còn
bao nhiêu, chỉ thấy một vài thiên lưu lại như: Vô song truyện, Linh ứng truyện...,
những truyện này đều không rõ tác giả. Tuy các tập truyện truyền kỳ xuất hiện với

số lượng rất lớn như Huyền quái lục, Tục huyền quái lục... Nhưng rất ít truyện còn
giữ được cách miêu tả sống động, tinh tế như trước mà đa số mà các truyện đều vụn
vặt, cốt truyện đều được giản lược.
7


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

Trong một công trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ Trung Quốc, Lâm Ngữ
Đường khẳng định: “Đoản thiên tiểu thuyết chỉ thực sự trở thành một hình thức
nghệ thuật kể từ đời Đường (thế kỷ VIII đến thế kỷ IX). Trong đó những đoản thiên
tiểu thuyết dồi dào tính nghệ thuật nhất lại là truyền kỳ. Loại truyện truyền kỳ này
đều là ngắn gọn, thường vào khoảng nghìn chữ trở lại, viết theo lối văn cổ, đặc biệt
sống động, lạ kỳ, vô cùng kích thích trí tưởng tượng” [6; tr,6]. Truyện truyền kỳ còn
gọi là đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ hay tiểu thuyết truyền kỳ. Nó chính là “một
hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian,
sau được các nhà văn nâng lên thành bác học, sử dụng những motip kỳ quái, hoang
đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế nhằm gợi hứng thú cho người
đọc” [6; tr 6]. Tiểu thuyết truyền kỳ có nhiều đặc điểm nổi bật trong đó có những
đặc điểm mà chúng ta cần lưu ý là dung lượng nhỏ, kết cấu không phải theo truyện
dài thu ngắn, phần nào đã có dáng dấp của thể loại truyện ngắn cận hiện đại. Truyện
truyền kỳ có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào câu chuyện. Song đó không
phải là do những lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại hoặc những
nhân vật có phép lạ như thần tiên, trời, bụt,... Trong truyện cổ tích thần kỳ mà phần
lớn ở ngay hình thức phi nhân tính của nhân vật (hồ ly, ma quỷ, vật hóa người).
Điều dĩ nhiên là trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và

chính những nhân vật mang hình thức phi nhân đó thì cũng chỉ là cách điệu, phóng
đại của tâm lý, tính cách của một người nào đấy. Đó là nguyên do tạo nên giá trị
nhân bản sâu sắc của truyện truyền kỳ.
Có thể thấy rằng truyện truyền kỳ Việt Nam phát triển từ những ảnh hưởng
thụ động đến việc tiếp thu một cách có ý thức văn học dân gian. Trên cơ sở những
tư liệu mà chúng ta có được, có thể nói truyện truyền kỳ Việt Nam đã bắt đầu manh
nha từ thế kỷ XIII, với tác phẩm Ứng Minh trì dị sự của Vũ Cao, được ghi lại ở Đại
Việt sử lược. Tác phẩm này tuy tình tiết, cốt truyện đơn giản, sơ lược nhưng bố cục
chặt chẽ. Điều đáng chú ý nữa là màu sắc dân gian thuần phác được thể hiện khá rõ
nét. Và văn học dân gian đã tác động đến suốt quá trình hình thành, phát triển của
thể loại truyền kỳ cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
Về cốt truyện, ta thấy rằng một số cốt truyện trong các tác phẩm của thể loại
truyền kỳ chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, từ truyện cổ

8


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

tích cho đến thần thoại, truyền thuyết về các vị thần. Không những vậy, các nhà văn
luôn trung thành trong sự việc sử dụng những cốt truyện này mà chưa có sự đổi
mới, sáng tạo.
Còn về nhân vật, các nhân vật của truyện truyền kỳ đều có nguyên mẫu từ
văn học dân gian. Những hình tượng gần gũi và quen thuộc nhất của các nhà văn
trong thời kỳ đầu chính là từ các truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, thần kỳ,...
Điều này được thể hiện rõ trong Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.

Ngôn ngữ đối thoại là chủ yếu. Khác hẳn với lối kể chuyện đơn tuyến của
văn học dân gian, các nhà văn truyền kỳ bắt đầu quan tâm đến lối kể chuyện đa
tuyến và nó được thể hiện dày hơn, nhiều hơn trong tác phẩm. Từ ngôn ngữ đối
thoại sẽ kéo theo hệ quả là ngôn ngữ mang tính cá thể. Mỗi nhân vật gắn liền với
ngôn ngữ của riêng mình. Và chính điều này đã góp phần làm nên những thành
công rực rỡ cho thể loại truyền kỳ.
Về giọng điệu, chủ yếu là cách kể, giọng điệu của tác giả dân gian trong văn
học dân gian. Từ việc ảnh hưởng một cách thụ động văn học dân gian, các tác giả
truyền kỳ đã dần dần từng bước một không chỉ đưa những “đứa con” tinh thần của
mình thoát ra khỏi những ảnh hưởng máy móc ấy, mà còn có ý thức sáng tạo chúng.
Tiếp xúc trực tiếp với những tác phẩm truyền kỳ giai đoạn sau, chúng tôi thấy một
số tác phẩm đã đạt đến một trình độ nhất định. Nếu ở giai đoạn trước, các tác phẩm
truyền kỳ lấy những vị thần, nhà sư làm những đối tượng phản ánh chủ yếu thì ở
giai đoạn sau, các tác phẩm lại chủ yếu đề cập đến con người đời thường, đặc biệt là
những con người dưới đáy xã hội. Con người có đủ sức mạnh và trí tuệ để làm chủ
hoàn cảnh, cuộc sống. Không chỉ vậy, thể loại truyền kỳ giai đoạn này còn đề cập
đến những nội dung rất thực tế nó gắn liền với hiện thực cuộc sống đương thời.
Không chỉ là chuyện của ma quái, thần linh mà đó còn là câu chuyện về một mối
tình, một thoáng nhớ người yêu, một khao khát hạnh phúc ở đời và hơn hết còn là
mong ước được gắn bó với mảnh đất quê hương, với xứ sở thân thương nhất. Tất cả
những điều ấy rất thực tế, xuất phát từ chính cuộc sống hằng ngày. Điều này cho
thấy sự cách tân trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn.
Và để phù hợp với những nội dung ấy, các tác giả truyền kỳ cũng làm mới
nghệ thuật cho đứa con tinh thần của mình bằng việc mượn cốt truyện từ văn học

9


Võ Thị Vần




Khóa luận tốt nghiệp

dân gian nhưng được viết với một tư tưởng và mục đích khác hẳn. Nhưng cốt truyện
từ trong những tác phẩm của Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã dược thay đổi khi
đến tay Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ. Ở đây cốt truyện cũ chỉ là nền tảng để nhà
văn dựa vào nhằm thể hiện những điều mà mình muốn gửi gắm. Lúc này tất cả đã
được khoác lên mình những sáng tạo mới. Điều này thể hiện những bước tiến quan
trọng của thể loại truyền kỳ Việt Nam thời trung đại cũng như những biến đổi rõ nét
trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Cũng như văn học dân gian, văn xuôi lịch sử cũng là một trong những nguồn
gốc quan trọng hình thành nên truyện truyền kỳ trung đại trong giai đoạn đầu phát
triển. Trong con mắt của các nhà nho thời trung đại thì văn học hư cấu như truyện
truyền kỳ, chí quái là thể loại không được xem trọng, thậm chí bị coi khinh. Vì vậy
mà ở những thử nghiệm đầu tiên, thể loại này đã cố gắng đưa những sự kiện sử học
vào tác phẩm, thậm chí là càng gần sử càng tốt. Do đó, các nhà văn truyền kỳ ở thời
kỳ đầu đóng vai trò như một nhà sử học. Họ cố gắng tạo cho tác phẩm của mình
tính chân thực và nghiêm túc của sử học bằng cách trích dẫn hoặc lấy tư liệu cho tác
phẩm của mình như một sự bổ sung thiết yếu cho các tác phẩm sử học. Nhân vật
trong những tác phẩm này là những nhân vật có thật trong lịch sử, đây là phần kể
chuyện người. Bên cạnh đó còn phần kể chuyện thần, được các tác giả ghi chép
thêm phần phong tặng của các triều đại.
Tuy nhiên, trong những tác phẩm sử học này đã chứa đựng những câu
chuyện, hình ảnh, motip giàu tính nghệ thuật đóng vai trò như những hình mẫu dễ
bắt chước của các nhà văn viết truyện. Có thể thấy các giá trị văn chương chứa
đựng trong các tác phẩm sử học. Và đây cũng là một trong những nguồn gốc và
động lực thúc đẩy sự phát triển của truyện truyền kỳ trung đại.
Càng về sau, truyện truyền kỳ càng có những cách thể hiện mới, đặc biệt là
nhân vật người kể chuyện đã mang tính cá thể, đồng thời còn có sự tham gia của

nhà văn như một nhân vật trong tác phẩm. Ở giai đoạn của Lý Tế Xuyên nhân vật
còn là nguyên mẫu trong văn học dân gian. Qua thời Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ,
kiểu nhân vật mới bắt đầu xuất hiện. Nhà văn đồng nhất với nhân vật. Điểm này
được thể nghiệm thành công ở tác giả của Thánh tông di thảo. Đó là sự xuất hiện
của nhân vật thứ ba, hiện thân của nhà văn. Đó cũng chính là bước tiến mới của thể

10


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

loại, chấm dứt lối ảnh hưởng thụ động, một chiều từ văn học dân gian. Lúc này
nhân vật không đơn giản chỉ được miêu tả ở bên ngoài nữa mà đã bước sâu vào lãnh
địa bên trong của tâm hồn, được khai thác đời sống nội tâm, khắc họa tính cách. Khi
nói về đóng góp này, các nhà nghiên cứu thường gắn nó với tên tuổi của Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ: “Chú trọng đến việc phản ánh những xung đột bình
thường trong đời sống gia đình, cũng như việc đi sâu khắc họa nội tâm nhân vật đã
xác định được vị trí người mở đường cho loại truyện ngắn thế sự trong lịch sử văn
học dân tộc của Nguyễn Dữ và khiến cho truyện của ông trở nên gần gũi với văn
xuôi hiện đại” [12; tr.754].
1.1.2. Những chặng đường phát triển
Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam ngay từ khi ra đời cho đến khi phát
triển đến đỉnh điểm, đã trải qua một quá trình dài học tập để có thể tự hoàn thiện
mình. Từ những tác phẩm đầu tiên còn ảnh hưởng của văn học dân gian, cho đến
lúc thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của nó, thể loại này đã làm nên những
thành công nhất định.

Truyền kỳ là một thể loại quan trọng của văn xuôi tự sự trung đại, vì vậy có
thể thấy, quá trình phát triển của thể loại này khá tương đồng với quá trình phát
triển của văn xuôi trung đại nói chung. Ở đây, tham khảo sự phân chia giai đoạn
phát triển văn xuôi tự sự trung đại của Nguyễn Đăng Na. Có thể chia quá trình phát
triển của thể loại truyền kỳ thành ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X
đến cuối thế kỷ XIV. Đây có thể xem là giai đoạn manh nha của thể loại truyền kỳ.
Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XV đến cuối thể kỷ XVI, là giai đoạn phát triển rực rỡ của
thể loại này. Giai đoạn 3: Từ thế kỷ XVIII đến cuối thể kỷ XIX, là giai đoạn cáo
chung của thể loại truyền kỳ.
Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIV: giai đoạn manh nha của thể
loại truyền kỳ. Vào đầu thế kỷ X, khi nền độc lập dân tộc được khôi phục, ý thức về
chủ quyền và tự tôn dân tộc cũng phát triển sâu sắc. Ý thức ấy không chỉ thể hiện
trên phương diện cương vực lãnh thổ, thể chế chính trị mà còn trên phương diện văn
hóa, văn học. Sự ra đời của văn học viết vào thời điểm này đã minh chứng cho điều
đó. Ở buổi đầu của văn học viết, văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học dân gian và
văn học chức năng, chủ yếu là chức năng lịch sử, chức năng tôn giáo. Tính chất

11


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

truyền kỳ đã xuất hiện ít nhiều trong những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này. Vì lẽ
đó chúng tôi xem đây là giai đoạn manh nha trong quá trình phát triển của thể loại
truyền kỳ. Tiêu biểu cho giai đoạn này có thể kể đến các tác phẩm Việt điện u linh,
Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, … Những tác phẩm này hoặc ghi chép

những câu chuyện dân gian, hoặc ghi chép những hành trạng của các vị cao tăng.
Và dù là sưu tầm, ghi chép lại truyện dân gian hay ghi chép hành trạng của các vị
cao tăng, ghi chép lịch sử tôn giáo thì các truyện trong những tuyển tập này đều có
những yếu tố hoang đường, kì ảo; một biểu hiện khá rõ nét của sáng tác truyền kỳ.
Tuy nhiên, các tác phẩm mang dấu ấn của thể loại truyền kỳ giai đoạn này nhìn
chung chưa có sự gia công, sáng tạo rõ rệt của tác giả như ở giai đoạn sau.
Việt điện u linh ghi chép sự tích các nhân vật thần linh được thờ phụng tại
các đền miếu ở Việt Nam theo ba loại: các vị vua, các bề tôi, những sự tích thiêng
liêng. Các nhân vật được tôn làm thần này đều xuất hiện trước đời Trần. Kể về 27 vị
thần được thờ phụng, các tác giả không chỉ kể về công trạng lúc sinh thời mà còn
nói về sự hiển linh độ dân, giúp nước của họ sau khi mất, theo công thức: dương
trợ, âm phù. Chính điều này đã tạo nên những chi tiết hư cấu, tưởng tượng kì ảo
xuyên suốt trong tác phẩm. Trong Từ điển văn học Việt Nam - từ nguồn gốc đến hết
thế kỷ XIX, Lại Nguyên Ân đã khẳng định: “Bản thân việc thiên về những điều
huyền bí như ở đây đã khiến những ghi chép này có thể được xem như một dạng
sáng tác huyền thoại và có thể xếp vào thể loại truyền kỳ” [3;tr.609]. Ta thử xem xét
một vài truyện trong tác phẩm này để thấy rõ đặc điểm của những câu chuyện được
ghi chép. Trong thiên Bố Cái, Phu Hựu, Chương Tín, Sùng Nghĩa Đại Vương, sau
khi kể về lai lịch, cuộc đời của Bố Cái đại vương từ lúc khởi nghiệp cho đến khi
mất, tác giả kể lại sự việc Vương hiển linh để giúp dân giúp nước: “Lại nói, khi
Hưng mới mất hay hiển linh, mọi người cho rằng Vương là thần, bởi vậy lập miếu
thờ ở phía tây của Đổ Phủ. Phàm những việc trộm cắp, ngục tụng còn ngờ nếu đến
đền miếu để thề thì lập tức họa phúc giáng ngay, bởi thế hương hỏa bất tuyệt. khi
Ngô tiên chúa dựng nước, quân phương Bắc vào cõi cướp phá, Tiên chúa lo lắng,
đêm mộng thấy Vương tự xưng tên tuổi, nói rằng đã đem trăm ngàn vạn đội thần
binh, xin Tiên chúa đốc thúc tiến quân sẽ có âm phù. Bạch Đằng thắng trận, Tiên
chúa lấy làm lạ, hạ chiếu xây miếu tôn nghiêm, lại chuẩn bị đầy đủ bảo vũ, hoàng

12



Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

đạo, trống đồng, trống da, âm nhạc, vũ đạo làm lễ Thái loa để tạ ơn…” [23; tr.52].
Việc kể lại những sự hiển linh với những chi tiết hoang đường, kì ảo một mặt nhằm
khẳng định lòng yêu nước của nhân vật, bất tử hóa những nhân vật lịch sử này, mặt
khác thể hiện niềm tự hào, ngưỡng mộ của nhân dân đối với nhân vật lịch sử. Đây
là yếu tố nghệ thuật - nội dung ta dễ dàng bắt gặp trong các truyền thuyết dân gian.
Những yếu tố hoang đường, kì ảo trong Việt điện u linh thường gắn với những chi
tiết báo mộng, hiện hồn… nói lên anh linh tỏa rộng muôn đời sau của các nhân vật.
Việt điện u linh tập thuộc văn xuôi thế kỷ X - XIV. Nó có vị trí quan trọng
bởi nó đặt nền móng cho toàn bộ văn xuôi tự sự trung đại cũng như truyện văn xuôi
cận - hiện đại về nội dung và phương thức tư duy nghệ thuật. Đặc biệt là nó cũng
đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của truyện truyền kỳ trung đại Việt
Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV.
Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI: giai đoạn phát triển rực
rỡ của thể loại truyền kỳ. Trong năm thế kỉ đầu sau khi dân tộc Đại Việt giành lại
được độc lập từ tay phong kiến phương Bắc, đất nước vẫn luôn phải đối phó với
giặc ngoại xâm, hết Tống đến Nguyên rồi lại đến giặc Minh xâm phạm bờ cõi.
Trong hoàn cảnh xã hội đó, vua tôi đồng lòng, một lòng chống giặc, quyền lợi của
giai cấp phong kiến và quyền lợi của nhân dân là tương đối thống nhất. Chính điều
này đã chi phối nội dung, tư tưởng của văn học nói chung, các sáng tác tự sự nói
riêng. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thành công, xã hội phong kiến phát
triển mạnh mẽ, đạt đến độ cực thịnh dưới triều vua Lê Thái Tông. Nhưng đến cuối
thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, xã hội phong kiến bắt đầu bộc lộ sự suy thoái của nó.
Những cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình dẫn đến nội chiến, đất

nước chia cắt. Hoàn cảnh xã hội ấy làm cho nhân dân điêu đứng, khổ sở. Hiện thực
ấy đi vào văn học. Nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca trong giai đoạn văn
học này có phần mờ nhạt so với nội dung nhân đạo và phản ánh hiện thực cuộc sống
của nhân dân. Điều này thể hiện rõ trong các sáng tác tự sự, trong đó có truyền kỳ.
Nhân vật trung tâm của văn học nói chung, của truyền kỳ nói riêng, trong giai đoạn
này không phải là những vị anh hùng cái thế, những vị cao tăng mà là những con
người bình thường với những số phận cụ thể trong một xã hội nhiều rối ren. Bên
cạnh đó, sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội cũng tác động đến hình thức nghệ thuật

13


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

văn học. Muốn phản ánh thực tế phức tạp, đa dạng và lí giải những vấn đề trong
một xã hội đầy biến động, các tác giả không thể chỉ dừng lại ở việc ghi chép những
sự tích có sẵn từ những đời trước. Trải qua năm thế kỉ phát triển, không còn là ở
buổi đầu hình thành, văn học viết đã có những bước tiến mới. Cùng với lối ghi chép
sự việc hay sưu tầm tác phẩm được lưu truyền trong dân gian, với sự nhận thức sâu
sắc hơn về chức năng văn học, đồng thời, do nhu cầu phản ánh hiện thực tác động
đến sự đổi mới của văn học, các tác giả văn học giai đoạn này đã cho ra đời những
tác phẩm tự sự thực sự là những sáng tạo đầy cá tính của người cầm bút. Đó chính
là những tiền đề để thể loại truyền kỳ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn này.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đăng Na gọi thế kỷ XV, XVI là thế kỉ
của truyền kỳ. Đây là hai thế kỉ chứng kiến sự ra đời của những tác phẩm truyền kỳ
xuất sắc nhất trong văn xuôi tự sự Việt Nam: Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn

lục. Ngoài ra còn có thể kể đến một số tác phẩm khác cũng có yếu tố truyền kỳ
trong giai đoạn này: Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Nam Xương tứ quái
truyện (khuyết danh), … Về Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi đã
có lời giới thiệu vắn tắt ở phần trước, xin không nhắc lại ở đây. Nam Ông mộng lục
là một tác phẩm được viết ở Trung Quốc, vào thời Minh. Dù Hồ Nguyên Trừng
sáng tác tác phẩm này ở nước ngoài nhưng nội dung tác phẩm vẫn là hiện thực và
con người Việt Nam trong xã hội phong kiến thời Lý Trần. Toàn bộ tác phẩm này
gồm 31 thiên, mỗi thiên là một chuyện ở Việt Nam thời Lý, Trần. Tác phẩm mang
đậm tinh thần dân tộc thể hiện qua việc kí thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức được
ghi chép, kín đáo bộc lộ với các bậc thức giả Trung Hoa về một nền văn hóa không
hề thua kém của nước mình.
Những tác phẩm truyền kỳ giai đoạn này thể hiện sâu đậm nhất những đặc
trưng của thể loại truyền kỳ. Các sáng tác truyền kỳ giai đoạn này dù ít nhiều vẫn
mang màu sắc văn học dân gian nhưng đã thoát khỏi sự ràng buộc của văn học dân
gian và văn học chức năng, các nhà văn đã chắp cho chúng đôi cánh của sự sáng tạo
mà vẫn bám sát hiện thực xã hội. Những tác phẩm truyền kỳ thế kỷ XV, XVI một
mặt vẫn đậm bản sắc dân tộc, một mặt vẫn phản ánh hiện thực xã hội; vừa đầy hấp
dẫn lôi cuốn bởi những chi tiết hoang đường, kì ảo, lại vừa đầy tính chân thực.
Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo không còn là những ghi chép, biên soạn

14


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

thuần túy mà thật sự là những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật. Nguyễn Dữ với

Truyền kỳ mạn lục, đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, thêm bớt
các tình tiết, chú ý xây dựng làm bộc lộ tính cách, số phận nhân vật, dụng công trau
chuốt câu văn, từ ngữ ... để tạo thành những truyện mới. Thánh Tông di thảo cũng
vậy. Ra đời trước Truyền kỳ mạn lục một thời gian, tập truyện này thực sự là một
sáng tác văn học dánh dấu bước chuyển mình của văn xuôi tự sự từ ghi chép thuần
túy sang hư cấu, phóng tác những truyện mới. Trong đó có truyện là phóng tác, có
truyện là tái tạo, có truyện hư cấu. Dùng yếu tố kì ảo làm phương tiện chuyển tải
nội dung, phản ánh hiện thực, các sáng tác truyền kỳ lại có khả năng đưa độc giả đi
sâu vào khám phá thế giới con người thực, một thế giới có đủ tốt, xấu; thiện, ác; có
những lí tưởng cao cả nhưng cũng có những toan tính, tình cảm bình thường, tầm
thường, có cả những đố kị, lọc lừa, yêu thương, ghen tuông…
Khác với những sáng tác văn xuôi tự sự giai đoạn trên chủ yếu ca ngợi
những anh hùng dân tộc, những bậc anh tài; chủ yếu ghi lại công đức, hành trạng
của những nhân vật lịch sử…, các sáng tác truyền kỳ giai đoạn này lại đi sâu phản
ánh số phận con người bình thường trong xã hội, những phận đời bé mọn, những
kiếp người bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời với việc phản ánh số phận
con người bình thường, các tác giả cũng hiểu và cảm thông cho những khát vọng
chân chính của con người, trong đó có khát vọng khẳng định mình bằng tài năng và
nhân cách, khát vọng tình yêu lứa đôi hạnh phúc. Tình yêu trong những sáng tác
này, dù là trong Thánh Tông di thảo hay trong Truyền kỳ mạn lục, đều vừa lãng
mạn trong sáng, vừa mãnh liệt nồng nàn, lại có những lúc mang màu sắc nhục cảm,
một điều không thể bắt gặp trong văn học giai đoạn trước. Chuyện Duyên lạ xứ
Hoa, Chuyện lạ nhà thuyền chài (Thánh Tông di thảo), Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên,
Chuyện nàng Túy Tiêu… (Truyền kỳ mạn lục) đều là những câu chuyện tình yêu
đẹp, ca ngợi những con người dám sống cho tình yêu của mình. Đặc biệt, ở Chuyện
kỳ ngộ ở Trại Tây, tác giả Nguyễn Dữ, thông qua những bài thơ xướng họa của các
nhân vật đã miêu tả những cuộc tình mang sắc màu nhục cảm một cách ý nhị. Bên
cạnh sự cảm thông, thấu hiểu, ca ngợi những con người bất hạnh nhưng có nhân
cách tốt đẹp, các tác giả truyền kỳ giai đoạn này đồng thời cũng lên án bọn hôn
quân, tham quan ô lại (Chuyện Lí tướng quân, Chuyện nàng Túy Tiêu), bọn lừa thầy


15


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

phản bạn… (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào) từ đó vạch trần xã hội phong
kiến với không ít những bất công cay đắng. Một sự khác biệt khẳng định sự phát
triển của thể loại truyền kỳ trong giai đoạn này so với trước đó còn là: các tác phẩm
truyền kỳ giai đoạn này thường có sự kết hợp đan xen giữa thơ ca với văn xuôi. Hầu
như truyện nào trong Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo cũng đều có ít nhất
một bài thơ, từ.. khiến truyện có phần khô khan.
Giai đoạn 3: Từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX là giai đoạn cáo chung
của thể loại truyền kỳ.
Đến cuối thế kỷ XVIII, văn chương truyền kỳ Việt Nam lại có thêm một
thành tựu mới, là tác phẩm Truyền kỳ tân phả (hay còn gọi là Tục truyền kỳ) của
Đoàn Thị Điểm. Là một tập truyện truyền kỳ bằng chữa Hán do Đoàn Thị Điểm
(1705 - 1748) biên soạn.
Đề cập đến nét nổi bật của tác phẩm. PGS. TS. Nguyễn Đăng Na viết: “viết
về người thật việc thật, cố gắng bám sát các sự kiện đương thời”. Truyện An ấp liệt
nữ của Đoàn Thị Điểm là một ví dụ khá điển hình. Mọi chi tiết trong truyện Đền
thiêng ở cửa bể của Đoàn phu nhân đều “khớp” với lịch sử, chính xác đến cả từng
năm, tháng, thời tiết..., thậm chí bài Kê minh thập sách của cung nữ Bích Châu thời
Trần Duệ Tông (1373 - 1377) cũng dường như được “coppy” từ Thập điều khải của
Thái thường tự khanh Bùi Sĩ Tiêm dâng vua Lê Duy Phường năm 1731 tháng 7.
Nhà văn khi sáng tác đều chú ý đến việc xây dựng nhân vật. Bởi lẽ đó là nơi

giải quyết tất cả những gì trong tác phẩm. Chính vì vậy việc thành hay bại của một
nhà văn phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng nhân vật. Có nhiều nhà nghiên cứu Việt
Nam cũng đưa ra những khái niệm về nhân vật, nhưng ở đây chúng tôi chọn khái
niệm cửa Phương Lựu: “nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học
bằng phương tiện văn học”. Và “nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực”.[6;
tr.284].
Trong truyện truyền kỳ, nhân vật có vị trí hết sức quan trọng. Với văn xuôi
tự sự nói chung, “sự lựa chọn nhân vật, xây dựng những mối quan hệ giữa các
nhân vật là đặc điểm hội tụ nội dung tác phẩm, là phương tiện nghệ thuật thể hiện
quan niệm về con người, về xã hội của mỗi tác giả” [11; tr.65]. Nhân vật là phương
tiện quan trọng bậc nhất thể hiện tư tưởng trong tác phẩm tự sự nói chung, truyện
16


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

truyền kỳ nói riêng, nó được coi là phương tiện thứ nhất của tác phẩm ấy, quyết
định phần cốt truyện, kết cấu, việc lựa chọn chi tiết và các phương tiện ngôn ngữ.
Hệ thống nhân vật thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật của thời đại văn học, thể loại
và tư tưởng tác giả, nó còn góp phần khu biệt đặc trưng thể loại. Thánh Tông di
thảo, Truyền kỳ mạn lục hay Truyền kỳ tân phả đều có thành tựu ở việc khắc họa hệ
thống hình tượng nhân vật. Đặc biệt Truyền kỳ tân phả đã xây dựng được một tuyết
nhân vật đa dạng, độc đáo, đậm nét đặc trưng thể loại.
1.2. ĐOÀN THỊ ĐIỂM VÀ TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ
1.2.1. Đoàn Thị Điểm - cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1.1. Cuộc đời

Điểm Thị Điểm (1705 - 1748) là thơ Việt Nam, hiệu Hồng Hà nữ sĩ, là con
của Đoàn Doãn Nghi. Tổ tiên họ Lê, đến đời ông thân sinh mới đổi họ Đoàn. Quê
làng Giai Phạm, sau đổi Hiến Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc, nay thuộc
tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ có tiếng thông minh, Thượng Thư Lê Anh Tuấn có lần
định nhận làm con nuôi để sau dâng cho chúa Trịnh, nhưng bà không chịu. Suốt
thời gian từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành, bà thường sống với cha và anh, nơi
cha dạy học. Năm 25 tuổi, cha mất; Đoàn Thị Điểm cùng với gia đình anh dời đến
ngụ ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào, nay là Yên Mỹ, Hưng Yên. Chẳng bao lâu
anh mất, bỏ lại một đàn con nhỏ, một mình bà vừa làm thuốc, vừa dạy học để lấy
tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn
chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, bà đều từ chối. Mãi đến năm 37 tuổi, bà mới
nhận lời lấy Nguyễn Kiều, một Tiến sĩ nỗi tiếng hay chữ, đã góa vợ. Vừa cưới
xong, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ Trung Quốc ba năm. Có lẽ trong thời gian xa
chồng này, Đoàn Thị Điểm đã dịch ra quốc âm tập Chinh phụ ngâm của Đặng Trần
Côn. Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748 ông được cử làm Tham thị ở
Nghệ An. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng. Trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy
chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng Chín ÂL năm đó
(Mậu Thìn). Nguyễn Kiều trong bài văn tế vợ, đã so sánh tài văn chương của Đoàn
Thị Điểm với Tô Tiểu Muội là nhà văn phụ nữ nổi tiếng của Trung Quốc trước kia.

17


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

1.2.1.2. Sự nghiệp văn chương

Khi thiếu thời, những lúc nhàn rỗi, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thường ngâm vịnh
với anh trai Đoàn Doãn Luân. Khi có chồng thì đối đáp cùng chàng. Số lượng có
đến mấy trăm bài, thường viết bằng chữ Hán, hiện nay hầu như thất lạc hết cả, còn
sót lại rất ít. Thơ bà thường có tâm thái thư thả, phóng khoáng, hướng ra thiên nhiên
với tấm lòng hoài cổ. Việc sưu tầm và tìm lại các thi phẩm này quả là khó khăn.
Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì tài thi văn
điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng
đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại. Đoàn Thị Điểm
được xem là đứng đầu trong số các nữ sĩ danh tiếng nhất Việt Nam (cùng với đó là
Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh). Bà làm thơ rất hay,
tiếng tăm đã nổi từ 15 tuổi, được những bậc hay chữ cùng thời như Ngô Thì Sĩ,
Đặng Trần Côn tán thưởng. Khi bà dạy học ở kinh thành và Chương Dương xã đều
được rất đông học sinh tới học, trong đó có người sau này đỗ tiến sĩ là ông Đào Duy
Ích. Đoàn Thị Điểm viết sách nhiều nhưng thất lạc cũng nhiều, hậu thế chỉ còn biết
đến một vài tác phẩm Hồng Hà nữ sĩ gồm: ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, Đoàn
Thị Điểm còn là tác giả (tập truyện chữ Hán Truyền kỳ tân phả, in năm 1811), chép
những chuyện hoang đường ở nước ta, tiếp tục công việc của Nguyễn Dữ trong
Truyền kì mạn lục và một ít thơ văn chữ Hán, chữ nôm trong tập Hồng Hà phu nhân
di văn mới được phát hiện gần đây (Nguyễn Kim Hưng, 1978), nhưng trong đó,
chắc có không ít sai lẫn. Về bản dịch Chinh phụ ngâm của bà, hiện nay vẫn chưa
xác định được chắc chắn là bản nào. Trước nay nhiều người cho đó là bản đang lưu
hành rộng rãi, nhưng từ 1926 lại đây, có ý kiến nói bản đó là của Phan Huy Ích, còn
bản của Đoàn Thị Điểm, theo Hoàng Xuân Hãn, lại là một bản khác mà trong cuốn
Chinh phụ ngâm bị khảo ông đặt ký hiệu là bản B. Dù sao, một điều có thể khẳng
định được là bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm là bản dịch đầu tiên của
tác phẩm này, nó có tác dụng kích thích việc dịch Chinh phụ ngâm và cũng có ảnh
hưởng đối với các bản dịch Chinh phụ ngâm khác. Về tập truyện Truyền kỳ tân phả,
Phan Huy Chú có khen lời văn hoa lệ, bóng bẩy, nhưng chê khí cách yếu ớt, không
bằng văn Nguyễn Dữ.


18


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

1.2.2. Truyền kỳ tân phả - Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm
Truyền kỳ tân phả tác phẩm chữ Hán của nữ nhà văn Việt Nam Đoàn Thị Điểm,
viết theo lối truyện kể, có nhiều bài thơ xen kẻ, (còn có tên là Tục truyền kỳ lục).
Đoàn Thị Điểm nổi tiếng văn thơ. Nhiều tác phẩm của bà còn lưu lại đến
ngày nay, trong đó có Truyền kỳ tân phả. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Truyền
kỳ tân phả còn có tên gọi là Tục truyền kỳ. Theo Phan Huy Chú, Tục truyền kỳ do
Đoàn Thị Điểm gồm sáu truyện: Bích Câu kỳ ngộ, Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát
thần nữ, Hoành Sơn tiên cục, An Ấp liệt nữ và Nghĩa khuyển khuất miêu. Nhưng
sách ấy ngày nay không còn.
Truyền kỳ tân phả đã được Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp tuyển dịch bốn
truyện: Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ lục, An Ấp liệt nữ lục và Bích Câu kỳ
ngộ ký, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1963. Bản dịch được sử dụng trong
khóa luận do Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp thực hiện, Phạm Văn Thắm biên tập
lại chủ yếu là về mặt chuyển đổi địa danh và kỹ thuật trình bày .
Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, có
viết: “lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt, không bằng văn Nguyễn Dữ”. Tuy vậy,
nhìn chung đây vẫn là một tác phẩm văn xuôi đặc sắc báo hiệu bước mở đầu của
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII.
1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Sau khi thân phụ mất, Bà Đoàn Thị Điểm về quê nhà chăm sóc mẹ già.
Trong thời gian này, bà có viết tập sách Truyền kỳ tân phả hay Tục truyền kỳ bằng

Hán văn, nối tiếp cuốn Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Tác phẩm này được biên
soạn rất công phu, nội dung viết về những người phụ nữ tài giỏi và tiết liệt. Anh bà
là Đoàn Doãn Luân, hiệu là Tuyết Am, tự là Đạm Như Phủ viết lời bình.
Ra đời trong môi trường văn học đặc biệt của thế kỷ XVIII - thế kỷ vàng của
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với địa vị thống trị của hình tượng nữ, lại được viết bởi
chính một tác giả nữ, Truyền kỳ tân phả do vậy đã trở thành thứ vật dẫn biểu hiện
cho việc đề cao nữ quyền.
1.2.2.2 .Nội dung tác phẩm
Trong truyện Đền thiêng ở cửa bể (Hải khẩu linh từ lục) có nhân vật trung
tâm về nữ giới là nàng Bích Châu. Cốt truyện xoay quanh nhân vật Bích Châu, tư

19


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp

dung xinh đẹp, thông hiểu âm luật, được vua Duệ Tông nghe tiếng cho kén vào hậu
cung. Nàng cảm thấy chính sự trong nước tiếp sau đời Hồng Đức ngày càng suy
kém, liền thảo Kê minh thập sách dâng lên. Vua đem quân đi đánh phía Nam. Bích
Châu biết rõ vua không chịu nghe lời, bèn làm biểu nhờ bà phó mẫu dâng lên và
cũng không được vua trả lời. Rồi sau đó nàng không để lòng đến sự trang điểm nữa,
vua cho khởi binh. Việc ngôi đền thiêng liêng kia được phụ lão đã trình bày. Trước
cái nguy sóng gió, chứng nghiệm báo trước oan khiên báo hiệu nàng Bích Châu tự
vẫn để cho gió bể hết nổi sóng. Sau khi ngự giá hồi kinh, vua hạ chiếu cho lập đền,
cấp ruộng tế và cấp người thư tử, sắc phong thần có hai chữ “Chế thắng”. Đến nay
khói hương vẫn nghi ngút, vẫn có linh ứng.

Truyện thứ hai Truyện người liệt nữ ở An Ấp (An Ấp liệt nữ lục). Ở đây nhân
vật nữ là con gái nhà quan người họ Nguyễn . Cốt truyện xoay quanh chàng Tiến sĩ
trẻ, tên là Đinh Hoàn, lấy con gái nhà quan người họ Nguyễn làm vợ thứ, đoan
trang, thêu thùa, khâu vá rất khéo, lại giỏi văn thơ. Có lúc ông ngủ dậy muộn, bà đã
làm thơ khuyên chồng. Đến năm Ất Mùi triều đình kén sứ thần đi Trung Quốc kết
nối bang giao, phu nhân nghe nói thì ngậm ngùi hồi lâu chứa chan nước mắt. Và
ông đi sứ rồi mất ở Công quán Yên Kinh. Các quan đồng sự và quan tiếp tân làm lễ
khâm liệm chu tất, Phu nhân nhận được tin buồn, mê man bất tỉnh, khi tỉnh dậy thì
muốn chết theo và cho đến ngày lễ tiểu tường ông, người nhà bận việc, phu nhân ở
trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ chết. và bà được triều đình
khắc chữ “Trinh liệt phu nhân tử”.
Vài năm sau, có một người họ Hà biết đó là đền liệt nữ, vén áo vào, vừa uống
rượu, vừa đọc bia, uống hết bầu rượu liền cầm bút đề một bài thơ. Người họ Hà đã đề
sai hai câu cuối và Hà nghe phu nhân nói xong, bổng tỉnh nghộ. Vì say rượu phóng
bút viết bậy, thực sự biết đắc tội rất nặng với bậc Tôn linh, nay tình nguyện hoạ lại
nguyên vần để chuộc lại cái lỗi nói càn. Đó hoá ra là một giấc mộng và Hà Sinh liền
tắm gội sạch sẽ, đến ngôi đền liệt nữ sửa lại hai câu cuối của bài thơ này.
Truyện thứ ba Truyện nữ thần ở Vân Cát (Vân Cát thần nữ lục) nhân vật nữ
giới ở trong Truyện nữ thần ở Vân Cát thôn An Thái xã Vân Cát. Trong làng ấy có
Lê Thái Công chăm làm điều thiện. Năm bốn mươi tuổi mới có một con gái, nhưng
đến kỳ sinh nở, tự nhiên mắc bệnh nặng. Đêm trung thu, gặp một người khăn áo

20


Võ Thị Vần



Khóa luận tốt nghiệp


chỉnh tề, nói có thuật làm cho bà chóng sinh, nói xong liền kéo ông về. Khi ông dần
dần hồi tỉnh thì bà vợ đã sinh ra một con gái và đặt tên con là “ Giáng Tiên”. Giáng
Tiên càng ngày càng xinh đẹp, đọc sách lập chữ, về âm luật lại càng tinh thông, thổi
ống tiêu, gảy đàn rất giỏi và Đào Lang con nuôi của một vị quan có ý xin làm rể.
Sau khi làm lễ cưới, Giáng Tiên về nhà chồng, thờ cha mẹ chồng rất có hiếu. Đối với
chồng giữ lễ thừa thuận. Năm sau sinh con trai, năm sau nữa sinh con gái. Ngày
tháng thấm thoắt đã ba năm, ngày mồng ba tháng ba Tiên nữ tự nhiên không có bệnh
gì mất. Nói về Tiên nữ, từ khi về chầu trời, thường thường chau mày, nhỏ lệ.
Thượng đế phong làm Liễu Hạnh công chúa và trở xuống trần gian. Tiên chúa về
làng cũ thăm mẹ, thăm anh, thăm Thái Công, Trần Công, nói xong Tiên Chúa biến
mất. Nói về Đào Sinh, từ khi vợ mất, chàng mang theo con vào kinh đô ở một mình
trong phòng, bỏ cả việc học hành. Bỗng có một khí lạnh đưa đến và nghe tiếng gõ
cửa rất gấp. Sinh ra mở cửa nhìn thì là Tiên Chúa. Rồi hai vợ chồng tâm sự và nàng
khuyên chồng lo học hành, thăm nom cha mẹ thiếp, không nên nhãng quên tình con
rể. Tiên Chúa nói xong vụt đi mất. Từ đó tung tích như mây nổi lưng trời, không
nhất định ở đâu đâu, người nào có lời bỡn cợt tất bị tai vạ, người nào mang lễ cầu
đảo tất được phúc lành. Tiên Chúa đi đâu không chỗ nào là không có bút tích lưu đề
ở chùa tháp, danh thắng. Khi ấy quan Thị Giảng họ Phùng đi sứ Bắc quốc mới về
công việc bận rộn, liền nảy ra ý tưởng tìm một cuộc nhàn du cho khuây khoả tinh
thần và đã đến quán của Liễu Nương cùng ngâm thơ. Vài tháng sau chỉ thấy hồ
nước, chứ chẳng thấy lâu đài gì cả. Tiên Chúa sau khi rời Hồ Tây, lại đến làng Sóc ở
Nghệ An, núi phía nam bỗng gặp một thư sinh. Nhưng đây là chồng cũ của Tiên
Chúa và hai người làm thơ mới hiểu được nhau. Sau đó nàng khuyên chồng cáo
quan về làng, không lấy vợ, chỉ chăm lo việc dạy con. Tiên Chúa sau khi mãn hạn
năm năm công cán, nàng lại xin xuống cõi trần lần nữa, để ngao du tuỳ thích. Tiên
Chúa thường hiển linh, người lành được phúc, kẻ ác bị tai vạ, dân trong vùng cùng
nhau lập đền thờ. Về sau quân nhà vua đi tiễu trừ giặc. Tiên chúa giúp sức, được ghi
vào tự điển và được thờ phụng tôn nghiêm kính cẩn, khói hương nghi ngút ngàn thu.
Truyện thứ tư Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu có nhân vật trung tâm Tú Uyên.

Tú Uyên tính chăm học, giỏi thơ ca, hạ bút thành văn và tất cả các nơi đi qua Tú
Uyên đều có đề thơ. Năm Giáp thìn (1484) có vị sư ni mở hội, chàng Tú Uyên cùng

21


×