Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

YẾU tốt ẢNH HƯỞNG đến BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
YẾU TỐT ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ
VÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2015

LÊ TRẦN TUẤN ANH

Khóa học 2012 - 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG
GIÁ VÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Sinh viên thực hiện: Lê Trần Tuấn Anh

Giảng viên hướng dẫn:

Lớp: K46A Tài Chính
Khóa: 2012 – 2016

Huế, tháng 5 năm 2016


Phan Khoa Cương


Lời Cám Ơn
Em xin gởi lời cám ơn chân thành và tri ân sâu
sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Kinh tế Đại học Huế, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính
ngân hàng đã giúp đỡ cho em trong suốt quá trình
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em cũng
xin gửi lời cám ơn đến Công ty TNHH Vedana Resort đã
tạo điều kiện cho em được thực tập tại đơn vò. Để em có
thể thu thập thêm được nhiều kinh nghiệm, kiến thức
về chuyên ngành mà mình đang theo học.
Và đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy giáo
Phan Khoa Cương đã trực tiếp hướng dẫn em, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành
tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Và em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình cùng
toàn thể bạn bè đã động viên, khích lệ em trong quá
trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành chuyên
đề.
Xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất
đến tất cả mọi người!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
i


Leâ Traàn Tuaán Anh

ii



TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này nhằm đánh giá biến động của giá vàng, Tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến biến động giá vàng như: tình hình cung cầu về vàng, tình hình lạm
phát, sự phát triển của TTCK, bất động sản… Từ đó đánh giá sự biến động cũng
như nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó trong giai đoạn 2013 - 2015, nhằm đề
xuất các giải pháp ổn định và phát triển thị trường vàng ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động giá vàng giai đoạn 2013 – 2015 theo
chiều hướng giảm

giá. Nguyên nhân do giá vàng năm 2011 quá cao

và giá dầu lao dốc là nguyên nhân chính làm cho giá vàng giảm,
ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khác như đồng USD
tăng mạnh trong giai đoạn 2013 – 2015, tình hình thế giới có
nhiều chuyển biến bất ổn và nền kinh tế ảm đạm, nguồn khai
thác vàng ngày càng thu hẹp do chi phí khai thác tăng.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
NHNN

Ngân hàng Nhà nước

DN

Doanh nghiệp


TTCK

Thị trường chứng khoán

TMCP

Thương mại cổ phần

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và các nước trong ....................xxiii
khu vực Đông Nam Á.........................................................................................xxiii
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP và đóng góp của các lĩnh vực vào tăng trưởng .........xxiv
BẢNG 2.3: Giá vàng ngày 30 hằng tháng giai đoạn 2013 – 2015 ...................xxvi
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác vàng của 10 quốc gia đứng đầu 2015...........xxxiv

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP Theo ngành, %, Giá 2010..............................xxiii
Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2013.....................xxvi
Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2014...................xxviii
Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2015.....................xxix
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)...........................................................................xxix

............................................................................................................................xxxii
Biểu đồ 2.5 : Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong giai đoạn 2013 - 2015xxxii
Biểu đồ 2.6: Giá vàng theo mối tương quan với giá dầu.................................xxxv
Biểu đồ 2.7: Giá vàng theo mối tương quan với chỉ số đồng USD................xxxvi
Biểu đồ 2.8: Tỷ Giá USD năm 2014................................................................xxxvii
(Nguồn: CNBC)...............................................................................................xxxvii
Biểu đồ 2.9: Giá dầu thô năm 2014................................................................xxxvii

v


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................viii
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................viii
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................viii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................ix
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................ix
5. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................ix

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................x
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................x
1.1. Giới thiệu về kim loại vàng......................................................................................................x
1.1.1. Giới thiệu về kim loại vàng và những tính chất đáng lưu ý ..............................................x
1.1.2. Ứng dụng của vàng..........................................................................................................xi
1.2. Vai trò của vàng trong nền kinh tế........................................................................................xii
1.2.1. Vai trò là một loại tiền tệ................................................................................................xii
1.2.2. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ......................................................................xiii
1.2.2.1. Chế độ đồng bản vị (hai bản vị vàng – bạc )...........................................................xiii
1.2.2.2. Chế độ bản vị song song.........................................................................................xiii

1.2.2.3. Chế độ bản vị kép...................................................................................................xiv
1.2.2.4. Chế độ bản vị vàng.................................................................................................xiv
1.3. Giá vàng và các nhân tố ảnh hưởng giá vàng.......................................................................xvi
1.3.1. Giá vàng.........................................................................................................................xvi
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng............................................................................xvi
1.3.2.1. Mức cung về vàng..................................................................................................xvi
1.3.2.2. Mức cầu về vàng.....................................................................................................xvi
1.3.2.3. Ảnh hưởng của giá dầu..........................................................................................xvii
1.3.2.4. Chính sách tài chính – tiền tệ của các quốc gia trong điều hành nền kinh tế........xvii
1.3.2.5. Lạm phát................................................................................................................xvii
1.3.2.6. Chính trị................................................................................................................xviii
1.3.2.7. Đầu cơ..................................................................................................................xviii
1.4. Thị trường vàng....................................................................................................................xix

vi


1.4.1. Khái niệm.......................................................................................................................xix
1.4.2. Các hình thức đầu tư vàng.............................................................................................xix
1.4.2.1 Các sàn giao dịch trong nước (thị trường vàng giao ngay)......................................xix
1.4.2.2 Thị trường vàng kỳ hạn............................................................................................xix
1.4.2.3 Mở tài khoản giao dịch vàng, forezx........................................................................xix

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ..............................xx
ĐẾN BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015...xx
2.1 Khái quát về tình hình nền kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015.....................xx
2.1.1 Tình hình thế giới............................................................................................................xx
2.2.2 Tình hình Việt Nam ........................................................................................................xxi
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá và ở Việt nam giai đoạn 2013 - 2015 xxv
2.2.1 Đánh giá biến động giá vàng giai đoạn 2013 – 2015......................................................xxv

2.2.2 Phân tích các nhân tố biến động giá vàng Việt nam giai đoạn 2013 – 2015................xxxii
2.2.2.1 Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới......................................................................xxxii
2.2.2.2 Do nguồn cung của thị trường vàng.....................................................................xxxiv
2.2.2.3 Do tác động của ngành dầu khí............................................................................xxxiv
2.2.2.4 Do tác động của đồng tiền USD............................................................................xxxv
2.2.2.5 Các Yếu Tố khác...................................................................................................xxxvi
2.2.3 Tác động của sự biến động giá vàng đối với kinh tế Việt Nam...................................xxxvii
2.2.3.1. Thị trường ngoại tệ...........................................................................................xxxviii
2.2.3.2. Thị trường bất động sản....................................................................................xxxviii
2.2.3.3. Thị trường chứng khoán.....................................................................................xxxix
2.2.3.4. Việc huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại..................xxxix
2.2.3.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế......................................................xl

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN .............xliii
THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM....................................................................xliii
3.1. Giải pháp chung...................................................................................................................xliii
3.2.Giải pháp cụ thể đối với thị trường vàng..............................................................................xliii
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng..........................................xliii
3.2.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh................................................................xliv
3.2.3. Phát huy hiệu quả kho ngoại quan vàng.......................................................................xliv
3.2.4. Phát triển kế hoạch xây dựng sàn vàng quốc gia...........................................................xlv

vii


3.2.5. Quản lý việc kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng................................................xlvi

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................xlvii
1.1. Kết luận..............................................................................................................................xlvii
1.2. Kiến nghị để phát triển thị trường vàng............................................................................xlviii

1.2.1. Đối với nhà nước........................................................................................................xlviii
1.2.2. Đối với các tổ chức liên quan.....................................................................................xlviii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................l

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý

do chọn đề tài
Từ xưa đến nay vàng vẫn luôn được coi là biểu tượng của quyền lực và của

cải, luôn được lưu giữ như một khoản tiết kiệm trong mỗi gia đình. Vàng tượng
trưng cho vẻ đẹp, sự giàu có thịnh vượng của mỗi con người, của mỗi quốc gia. Mọi
người luôn quan tâm đến vàng vì nó là công cụ chính để bảo vệ tài sản, chống rủi ro
kinh tế và biến động chính trị. Trong giai đoan 2013 – 2015 , giá vàng liên tục biến
đổi theo chiều hướng gia tăng, làm cho thị trường vàng Việt Nam nói riêng, thị
trường vàng Thế giới nói chung trở nên sôi nổi, và sự biến động không ngừng của
nó kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Và Vàng trở
thành một kênh đầu tư hẫp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư với một số vốn khổng lồ.
Thị trường vàng với rất nhiều vấn đề từ vĩ mô đến vi mô của nó đã trở thành một
mối quan tâm lớn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Xuất phát từ thực tế đó em
quyết định chọn đề tài: “Yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng Việt Nam giai
đoạn 2013 - 2015” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục

tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của chuyên đề nhằm đánh giá biến động của giá vàng, Tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng như: tình hình cung cầu về vàng, tình hình
lạm phát, sự phát triển của TTCK, bất động sản… Từ đó đánh giá sự biến động


viii


cũng như nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó trong thời gian qua, nhằm đề xuất
các giải pháp ổn định và phát triển thị trường vàng ở Việt Nam.
3. Đối

tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng

và phạm vi nghiên cứu là sự biến động của giá

vàng và các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng trong giai
đoạn 2013 - 2015
4. Phương

pháp nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại: phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê từ các
bảng biểu, báo cáo thường niên của các bộ, cơ quan ngành và các tổ chức quốc tế.
5. Nội

dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung nghiên cứu của chuyên đề
được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN
ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM

ix


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Giới

thiệu về kim loại vàng

1.1.1. Giới

thiệu về kim loại vàng và những tính chất đáng lưu ý

Vàng là một nguyên tố

hóa học ký hiệu Au, là một kim loại

mềm, dễ uốn dát nhất được biết cho tới hiện tại.
Khi ở dạng khối thì vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng và có thể tạo
hợp kim với nhiều kim loại khác, mỗi hợp kim cho một màu khác nhau; hợp kim
với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu
tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen.
Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường tía)

được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo
ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi hấp thụ. Vàng nguyên
thuỷ có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiề u

hơn. Hợp kim tự

nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum.
Khi lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng
riêng giảm.
Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn
hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Vàng không bị ảnh
hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích
hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn
nước cường toan thì hoà tan nó. Vàng không phản ứng với hầu hết hóa chất.
Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử
dụng trong các ngành trang sức, nha khoa, điện tử. Mã tiền tệ ISO của vàng là XAU

x


1.1.2. Ứng

dụng của vàng

Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên
chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại
khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức,
tiền kim loại và là một chuẩn trao đổi tiền tệ ở nhiều nước.
Các ứng dụng khác


của vàng

• Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu.
• Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin

liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác.
• Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hóa của vàng khiến nó được sử dụng

rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp.
• Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như

thân răng và cầu răng giả.
• Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được nghiên

cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học....

Nó cũng là dạng được

dùng làm nước sơn vàng lên ceramic trước khi nung.


Chlorauric acid được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh

bạc.
• Disodium aurothiomelate dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.
• Đồng vị

vàng Au-198, (bán hủy: 2,7 ngày) được dùng điều

trị một số ung thư và một số bệnh khác.

• Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có thể

xem được dưới kính hiển vi điện tử quét.

xi


1.2. Vai

trò của vàng trong nền kinh tế

1.2.1. Vai trò là một loại tiền tệ
Vàng là một loại tiền tệ có lịch sử phát triển khá lâu và hiện tại vẫn là một
loại tiền tệ có vai trò quan trong trong đời sống kinh tế - xã hội. Cuối thời kỳ cổ
đại, vàng bắt đầu xuất hiện trong lưu thông với tư cách là một tiền tệ khi những
đồng tiền vàng đầu tiên được sử dụng .

Năm 1816, nước Anh quy định

giá trị của một ounce vàng dựa trên đồng sterling và hợp pháp
hóa việc đấu giá vàng. Những nước khác ở Châu Âu nhanh
chóng đi theo phương thức của nước Anh lập ra và chế độ Bản
vị vàng đầy đủ được ra đời. Tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị
tiền tệ cơ bản của các quốc gia được ấn định dựa trên hàm
lượng vàng đơn vị tiêu chuẩn. Chế độ bản vị vàng được coi là
hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế đầu tiên. Để hỗ trợ cho các
giao dịch thương mại, hầu hết các quốc gia sử dụng một hệ
thống tiền xu bằng kim loại quý như vàng hoặc bạc. Tới năm
1875, hầu hết các quốc gia châu Âu đều thực hiện chế độ bản vị
vàng. Hoa Kỳ thực hiện chế độ chuyển đổi sang vàng vào năm

1879. Tuy nhiên, do tỷ lệ lạm phát tăng mạnh trên toàn thế giới
và việc dự trữ và giá trị của vàng tiền tệ tăng lên khiến cho cán
cân thương mại khác đi sau chiến tranh thế giới thứ I. Thêm
vào đó, sự khác biệt quá lớn trong tỷ lệ lạm phát giữa các quốc
gia do các hệ quả của chiến tranh đã khiến cho tình trạng cán
cân thương mại của những cực thế giới khác nhau trở nên vô
cùng phức tạp. Nước Anh đã bỏ chế độ bản vị vàng vào năm

xii


1931 sau những cuộc tấn công mang tính đầu cơ liên tiếp vào
đồng Bảng kể từ năm 1925. Vào năm 1933, vì những lý do khác
nhau, Mỹ cũng bỏ mối quan hệ giữa đồng đôla và vàng.
1.2.2. Vai

trò của vàng trong các chế độ tiền tệ

1.2.2.1. Chế

độ đồng bản vị (hai bản vị vàng – bạc )

Chế độ đồng bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận chính thức
trong lịch sử loài người. Nguyên nhân hình thành chế độ đồng bản vị là sự tăng của
sản xuất xã hội làm cho khối lượng trao đổi ngày càng lớn, dẫn đến việc đồng tiền
bạc được sử dụng trước đó trở nên không còn phù hợp nữa. Lúc này người ta bắt
đầu sử dụng thêm vàng như là kim loại thứ hai để đúc tiền. Vì vậy

bạc và vàng


đồng thời được coi là bản vị.
1.2.2.2. Chế độ bản vị song song

Ở dạng tinh khiết, bản vị vàng hàng hóa kim loại hoạt động
trên cơ sở giá trị đầy đủ của các đồng xu, từ là giá trị tiền tệ của
chính cũng chính là giá trị kim loại của đồng xu. Điều này hàm
ý, khi giá vàng thay đổi so với giá bạc, sẽ làm cho tỷ lệ trao đổi
giữa các đồng xu vàng và bạc thay đổi theo. Các quốc gia ngày
càng thường xuyên giảm tỷ trọng của vàng hay bạc trong các
đông xu, hành động này được gọi là “bào mòn giá trị thực tế của
tiền xu”. “Bào mòn giá trị thực tế của tiền xu” làm chi các đồng
xu mất giá trị dần trong lưu thông, cho nên hành động này được
xem như là tiền thân của hành động phá giá trong thời hiện đại.
Quá trình đồng

tiền được định giá cao loại đồng tiền bị định

giá thấp ra khỏi lưu thông được thể hiện bằng thành ngữ quen
xiii


thộc với tên gọi là quy luật Gresham: “đồng tiền xấu đuổi đồng
tiền tốt”.
1.2.2.3.

Chế độ bản vị kép

Chế độ bản vị kép quy định một tỉ lệ cố định giữa giá trị đông tiền vàng và
bạc, không phụ thộc vào giá trị thự tế của hai kim loại này. Nước Mỹ đã trải qua
thời kỳ đồng bản vị từ năm 1792 đến 1861. Luật đúc tiền năm 1792 đã thông qua

đồng đôla là đơn vị tiền tệ của Mỹ có giá cố định với vàng và bạc. Như vậy, ở Mỹ
đã chính thức hình thành chế độ đồng bản vị.
Nhược điểm của chế dộ tiền tệ này cũng bắt nguồn từ chính sự thay đổi
tương quan liên tục giữa vàng và bạc. Người nắm giữ tiền sẽ không thể quyết định
được việc nắm giữ tiền nào là có lợi cho mình, do đó thường có tâm lý lựa chọn một
loại tiền được sử dụng phổ biến hơn.
1.2.2.4. Chế

độ bản vị vàng

Trong chế độ bản vị vàng, vàng là kim loại duy nhất được sử dụng để đúc
tiền. Chế độ này phát triểu theo ba giai đoạn khác nhau.
 Chế độ bản vị tiền vàng
Đây là chế độ vàng được tự do đúc thành tiền, các loại tiền phụ, giấy bạc
ngân hàng cũng như tiền tín dụng được tự do đổi thành vàng nếu muốn, và bên cạnh
đó pháp luật cũng cho phép tự do xuất nhập khẩu vàng.
Theo cách quy định này, vàng luôn được phản ánh trung thực giá trị của
mình, dó đó sẽ khó có khả năng xảy ra hiện tượng lạm phát.
 Chế

độ bản vị vàng thỏi

Là chế độ vàng không còn được tự do đúc thành tiền để đưa vào lưu thông
nữa, mà được đúc thành thỏi. Lúc này tiền trong lưu thông phải được quy định chặt
chẽ về hàm lượng vàng. Bên cạnh đó, các loại giấy bạc ngân hàng không được đổi

xiv


ra vàng một cách tự do mà phải đạt một tiêu chuẩn nhất định do Nhà nước đề ra thì

mới có thể đổi thành vàng. Hoạt động xuất nhập khẩu vàng cũng bị kiểm soát chặt
chẽ và có lúc bị cấm.
 Chế độ lưu thông tiền giấy

Trong chế độ này tiền giấy thay thế cho vàng thực hiện chức năng của tiền tệ,
nhưng tiền giấy gần như không có giá trị mà nó chỉ là loại tiền mang dấu hiện giá trị
mà thôi. Sở dĩ tiền giấy được thừa nhận chung là do nó được Nhà nước công nhận,
bảo đảm và bắt buộc mọi người tuân thủ. Một lý do khác không kém phần quan
trọng là lòng tin của người dân đối với đông tiền giấy.
Hệ thống tiền tệ

Bretton Woods (BWS)

Với nỗ lực tạo ra một chế độ tiền tệ mới cho thương mại quốc tế, trong đó
vàng sẽ trở thành công cụ tiền tệ duy nhất. Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton
Woods – New Hamshire, Mỹ vào năm 1944, thống nhất mức tỷ giá cố định cho các
đồng tiền chính và cho phép NHTW được can thiệp vào thị tr ường

tiền tệ. Chế

độ tiền tệ Bretton Woods có ba điểm khác biệt lớn so với chế độ
bản vị vàng cũ. Thứ nhất, cơ chế này dựa trên hệ thống tỷ giá cố
định có thể điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh. Thứ hai, các nước
thành viên của hiệp định buộc phải cam kết chuyển đổi hoàn
toàn tài khoản vãng lai sang đồng nội tệ, việc kiểm soát ngoại hối
và vốn được tiền hành chặt chẽ để ngăn hiện tượng đầu cơ vốn.
Thứ ba, hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (International Monetary Fund – IMF) và Ngân hàng Tái thiết
và Phát triển Quốc tế (International Bank for Recostruction and
Development – IBRD) và thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế

giới (World Bank – WB).
xv


1.3. Giá
1.3.1.

vàng và các nhân tố ảnh hưởng giá vàng

Giá vàng
Giá vàng tại một thời điểm nào đó, ở một địa điểm cụ thể nào đó thường là kết

quả tổng hợp của tình hình tài chính – tiền tệ, mức độ tin tưởng lạc quan hay bi quan
của công chúng về nền kinh tế, về các biến cố chính trị, quân sự tại thời điểm đó.
Nhưng trước hết, về cơ bản, giá vàng được cân bằng giữa số cung và số cầu về vàng.
1.3.2. Các

nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng

1.3.2.1. Mức

cung về vàng

Mức cung về vàng của thế giới bao

gồm các nguồn chính: sản lượng

của các nước ngoài khối XHCN, số lượng bán của các nước
XHCN, số lượng giáo dịch về vàng của các nước có dự trữ mạnh,
sự tuần hoàn của các ngành công nghiệp có sử dụng vàng.

Những dấu hiệu

tăng giá cũng đã được hình thành khi các

chuyên gia cho rằng sản lượng đang thiếu hụt tại các mỏ ở Nam
Phi và Australia. Các mỏ vàng mới có trữ lượng không đáng kể
nhưng nhu cầu thế giới thì đang gia tăng.
1.3.2.2. Mức

cầu về vàng

Nhu cầu tiêu thụ vàng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng.
Thông thường tháng 8 là vào mùa lễ hội tại Ấn Độ, nhu cầu mua nữ trang tăng đáng
kể khiến lượng nhập khẩu tăng làm giá vàng cũng tăng theo. Tháng 8/2009, tiêu thụ
vàng của Ấn Độ tăng 45% so với năm trước và hoạt động nhập khẩu cũng tăng
56%. Nhu cầu về vàng của các nước Trung Đông và Châu Á cũng tác động mạnh
đến giá vàng khi mà thời gian qua khi đồng USD mất giá mạnh và giá dầu tăng đột
biến khiến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới tại Trung Đông tăng
cường mua vàng để bảo toàn tài sản, thay thế cho dự trữ bằng USD.
xvi


1.3.2.3. Ảnh

hưởng của giá dầu

Dầu là một loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Khi giá năng
lượng tăng, các ngành sản xuất dịch vụ, nhất là vận chuyển sẽ rơi vào khó khăn. Do
đó, khi giá dầu tăng quá mức sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế, nhất là gây ra
tình trạng lạm phát khiến giá cả các loại hàng hóa sản xuất ra trở nên đắt đỏ. Chính

vì vậy, giá vàng cũng sẽ biến động theo cùng chiều hướng là tăng theo giá dầu do
nhu cầu đầu tư tránh rủi ro. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác là khi giá dầu tăng
cao do cầu vượt cung thì các nước trong khối OPEC và các nước xuất khẩu dầu đều
thu được nhiều ngoại tệ, lúc đó họ sẽ chuyển hướng sang mua vàng dự trữ, khiến
giá vàng bị đẩy lên theo.
1.3.2.4. Chính

sách tài chính – tiền tệ của các quốc gia trong điều

hành nền kinh tế
Chính sách tài chính – tiền tệ của một quốc gia thể hiện những biện pháp của
Chính phủ đối với nền kinh tế của đất nước đó.Trong thời gian qua, kể từ tháng
9/2007, FED đã 11 lần cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn từ 0 - 0,25% như hiện
nay. Mỗi lần FED cắt giảm lãi suất đều có những mục đích nhất định, thời gian qua
là do tình hình suy thoái của Mỹ bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay nợ dưới chuẩn
đã khiến FED buộc phải có các biện pháp để kích thích tiều dùng và đầu tư cho tăng
trưởng. Mỗi lần FED cắt giảm lãi suất thì giá vàng lại biến động tăng cao, do lo sợ
tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát tăng nên các nhà đầu tư đổ tiền vào vàng
như một giải pháp an toàn. Bên cạnh đó, các động thái về chính sách tiền tệ của các
nước lớn cũng luôn tác động đến giá vàng.
1.3.2.5. Lạm

phát

Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến giá vàng. Nếu lạm
phát thấp dưới một con số sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội. Ngược lại,
khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kiềm hãm tiêu dùng, khiến giá cả
hàng hóa tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền. Có rất nhiều lí do là nguyên
nhân của lạm phát, có thể kể đến những bất ổn trong điều hành chính sách tiền tệ
xvii



(nới lỏng quá mức) hay đầu tư không hiệu quả hoặc giá cả hàng hóa tăng cao khiến
chi phí sản xuất bị đẩy lên mà mức thu nhập không theo kịp…Khi xuất hiện tình
trạng lạm phát sẽ gây đột biến về giá cả hàng hóa, đồng thời những biện pháp giải
quyết sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền khiến các nhà đầu tư sẽ tìm đến vàng để
bảo toàn tài sản, từ đó khiến giá vàng biến động tăng.
1.3.2.6. Chính

trị

Chiến tranh gây nên những tổn thất khôn l ường

và lịch sử đã có thời

kỳ chứng kiến Mỹ phá giá đồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận
Bretton Woods để giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam,
giá vàng khi đó đạt mức lịch sử 875 USD/ounce ngày
21/01/1981. Chính vì vậy, những cuộc xung đột gần đây giữa
Mỹ và các quốc gia khác cũng luôn là mối quan tâm của tất cả
các quốc gia khác trên thế giới. Tình hình hạt nhân tại Iran và
Bắc Triều Tiên, tình hình khủng bố tại Irắc cũng như xung đột
giữa Nga và khối các nước Mỹ - Phương Tây tại Gruzia làm
cho tình hình chính trị thế giới nóng lên từng ngày. Giá vàng
cũng sẽ bị ảnh hưởng khi những xung đột đó đem đến chiến
tranh và nguy cơ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu.
1.3.2.7. Đầu




Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt có thể thực hiện đầy đủ các chức năng
của tiền tệ và là loại hàng hóa bảo toàn tài sản tốt nhất. Vì vậy, các quỹ đầu tư và
người tiêu dùng cá nhân trên thế giới xem vàng là một tài sản phải duy trì trong
danh mục đầu tư, nhất là trong trường hợp kinh tế thế giới đang trên đà giảm và lạm
phát tràn lan. Những quỹ đầu tư này hoạt động vì mục đích lợi nhuận và có thể tác
động mạnh mẽ đến không chỉ giá vàng mà đến cả các loại hàng
xviii

hóa khác.


Các nhân tố ảnh hưởng trên tuy không phải là cơ bản và
lâu dài, nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng đột biến khiến
giá vàng biến động. Chu kỳ lễ hồi và phong tục tập quán mua
vàng làm tài sản hồi môn trong đám cưới tại Ấn Độ và nhu cầu
về trang sức tại các nước Châu Á (Hàn Quốc, Việt Nam, Trung
Quốc…) vào mùa cưới cũng khiến giá vàng tăng lên theo chu kỳ
này.
1.4. Thị trường vàng
1.4.1. Khái niệm
Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, kinh doanh vàng.
1.4.2. Các hình thức đầu tư vàng
1.4.2.1 Các sàn giao dịch trong nước (thị trường vàng giao ngay)
Là thị trường mà nghiệp vụ mua bán vàng được thực hiện theo giá tại thời
diểm thỏa thuận, tuy nhiên cần có thời gian để thực hiện bút toán và thanh toán tiền
vàng nên có thể mất thời gian nếu số lượng mua bán lớn.
1.4.2.2 Thị trường vàng kỳ hạn
Thị trương vàng này cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định và vào
một thời gian cụ thể trong tương lai. Mục đích của các hợp động kỳ hạn là nhằm
bảo hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản trong tương lai.

1.4.2.3 Mở tài khoản giao dịch vàng, forezx
Là thị trương giao dịch trực tuyến 24/24. 5 ngày trong tuần theo giá thế giới
cập nhập từ giây với giao dịch thực hiện được thể hiện minh bạch, chính xác, có thể
theo dõi các lệnh mua bán, lãi lỗ trực tiếp dễ dàng.

xix


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015

2.1 Khái quát về tình hình nền kinh tế thế giới và Việt Nam giai

đoạn 2013 - 2015
2.1.1 Tình hình thế giới
Cục diện chính trị thế giới năm 2013 tuy khác về “chất” nhưng có những
điểm gần giống với tình hình thế giới đầu thế kỷ XX, trong đó cũng đang diễn ra sự
cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn; các nước lớn mới trỗi dậy cũng theo đuổi
tham vọng thách thức hiện trạng và bắt đầu có biểu hiện thực hiện chính sách chính
trị cường quyền.
Trong năm 2014, trên thế giới không chỉ xảy ra nhiều sự kiện mà còn trải
rộng trên nhiều vùng miền, nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - xã hội đến chính trị, an ninh
quốc phòng, đối ngoại, văn hóa và đời sống con người; Từ khoa học công nghệ đến
biến đổi khí hậu - thời tiết, các thảm họa và dịch bệnh đe dọa loài người. Năm này
còn xuất hiện một nguy cơ mới mà loài người chưa từng gặp bao giờ, đó là sự ra đời
của tổ chức khủng bố cực đoan - tàn bạo tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS). Cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn cầu trong những năm 2008 - 2009 đến năm 2014
chưa giảm. Những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trước đây như Trung Quốc
có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình là 10%/năm thì trong năm 2014
chỉ đạt trên 7%/năm. Nền kinh tế Mỹ năm nay cũng phát triển không cao bằng các

năm trước đây, thậm chí có lúc nước Mỹ không có cả tiền cho Chính phủ tiêu dùng,
Châu Âu, chủ yếu là khối EU gồm hơn 20 nước, xưa nay vẫn là một trung tâm kinh
tế mạnh của toàn cầu. Nhưng năm 2014, kinh tế khối này phát triển dưới dạng, chỗ
cao như Đức và Anh, chỗ thấp như Pháp và Ý, chỗ suy sụp như Tây Ban Nha, Bỉ;
trung bình toàn vùng dùng đồng Euro chỉ tăng khoảng 0,8%, còn nhiều nơi chưa ra
khỏi vòng nợ nần chồng chất. Kinh tế không phát triển, kéo đời sống xã hội xuống
thấp, khiến nhiều nơi phải bóp chặt chi tiêu, tăng các khoản thuế, nạn thất nghiệp có

xx


nơi lên tới 10%, gây ra nhiều cuộc biểu tình phản đối lôi kéo hàng ngàn người tham
gia, gây mất ổn định chính trị.
Tình hình bất ổn, xung đột vũ trang và bạo loạn lật đổ không hề giảm bớt ở
Trung Đông, châu Phi và một số nơi khác. Syria nay lại chịu thêm sự can thiệp của
tổ chức IS, khiến cho cuộc chiến tranh ở đây không có hồi kết. Tại Iraq, chính lực
lượng Al Qaeda do CIA nuôi dưỡng trước đây nay chuyển thành lực lượng IS đang
tiến hành nhiều cuộc tấn công thảm sát ở nhiều nơi.
Năm 2015 cộng đồng thế giới vừa trải qua một năm cực kỳ căng thẳng, tuy
không có tình trạng bên lề chiến tranh như 2013-2014, nhưng đặc biệt nghiêm trọng
do làn sóng khủng bố kéo dài suốt từ đầu
2.2.2 Tình hình Việt Nam
Giai đoạn 2013-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do
những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy
thoái kinh tế toàn cầu. Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính
sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực
của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc
biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, ước đạt 6,68%, vượt
0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng ấn
tượng trong năm 2015 cũng không đủ để kéo tăng trưởng cả giai đoạn 2011-2016

lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2006-2010). Tính chung cả giai đoạn 20112015, tăng trưởng bình toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%, thấp hơn so với mức
6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng
trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch.
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 - 2015 không đạt được mục tiêu như kế
hoạch đề ra chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính toàn cầu, và những cải cách trong
nước chưa mang lại nhiều kết quả đồng thời những yếu kém nội tại của nền kinh tế
trở nên trầm trọng hơn.

xxi


Một vấn đề đáng lo ngại khác là so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực,
Việt Nam có tốc độ phục hồi kinh tế chậm hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng
kinh tế thế giới (2011-2013).

xxii


×