Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn màu sắc trong tranh đề tài và vận dụng vào giảng dạy các bài vẽ tranh đề tài sách mĩ thuật lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.73 KB, 16 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
MÀU SẮC TRONG TRANH ĐỀ TÀI VÀ VẬN DỤNG VÀO
GIẢNG DẠY CÁC BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI SÁCH MĨ THUẬT LỚP 6
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến có thể triển khai trong các trường THCS.
- Là tài liệu để các giáo viên có thể tham khảo để phục vụ cho công tác dạy
học.
- Áp dụng cho học sinh các trường THCS.
3. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Huệ

Giới tính: Nữ

- Sinh ngày: 10 tháng 10 năm 1985.
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Mĩ thuật – Đội
- Điên thoại: 01646682169
- Chức vụ: Giáo viên – Tổng phụ trách Đội trường THCS
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Trường THCS T©n D©n - ChÝ Linh - Hải Dương
- Điện thoại: 0320 3 888 034
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS T©n D©n – Chí Linh –
Hải Dương
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường.
- Tinh thần, ý thức tự học tập tốt của học sinh là một trong động lực giúp tôi
thành công khi áp dụng sáng kiến.
7-Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013- 2014.
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ



(Ký tên)

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

NguyÔn ThÞ HuÖ


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Mĩ thuật là môn học năng khiếu được các em học sinh đón nhận và yêu
thích. Học mĩ thuật là học hỏi về cái hay cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp để tô
điểm cho cuộc sống. Chương trình mĩ thuật lớp 6 gồm 4 phân môn đó là: Vẽ
trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật và vẽ tranh. Trong đó phân môn vẽ
tranh được học sinh thích thú nhất bởi qua những tiết vẽ tranh các em còn được
khám phá về cuộc sống muôn màu xung quanh mình. Còn gì tự do hơn, thoải
mái hơn khi trong giờ thực hành mỗi em lại được chọn một hoạt động của riêng
mình để vẽ và vẽ theo ý mình thích không cần theo khuôn mẫu, không bắt buộc
các bài vẽ phải giống nhau. Tranh vẽ càng thể hiện được khác nhau thì càng
phong phú, càng tạo được dấu ấn bút pháp riêng của mình nên các em rất thích,
hào hứng và say mê với phân môn này.
Ở cấp THCS các em học sinh lớp 6 là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng và vô
tư nhất. Các em rất thích được vẽ tranh và thể hiện ý tưởng của mình qua tranh
vẽ nhưng kiến thức kĩ năng về phân môn vẽ tranh còn hạn chế. Chủ yếu các em
vẽ theo sở thích tự phát, chưa nắm chắc được các quy tắc về bố cục trong vẽ
tranh và vẽ màu cho tranh có chiều sâu và cảm xúc. Đa số tranh của các em
được đánh giá về ý tưởng và hình vẽ rất tốt những kĩ năng sử dụng màu sắc còn
hạn chế. Với thời gian công tác ở cấp THCS tuy chưa nhiều, kinh nghiệm trong
nghề còn hạn chế song tôi cũng mạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh
nghiệm “ Màu sắc trong tranh đề tài và vận dụng vào giảng dạy các bài vẽ tranh
đề tài sách mĩ thuật lớp 6 ” nhằm đưa ra thực trạng về cách vẽ tranh của các em

học sinh lớp 6 và đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên hướng dẫn học sinh
am hiểu sâu hơn về màu sắc và phương pháp vẽ màu ở phân môn vẽ tranh theo
đề tài.
Sáng kiến tôi đưa ra những nội dung cơ bản nhằm bổ sung sâu hơn về
những kiến thức về màu sắc và phương pháp vẽ màu cho học sinh lớp 6 trong
các bài vẽ tranh đề tài. Học vẽ mĩ thuật không có các công thức rõ ràng như các
môn Toán, Lí, Hoá vậy nên khi học đòi hỏi người dạy phải tâm huyết với từng
bài giảng, bám sát vào từng đối tượng học sinh để dạy theo năng lực của các


em. Phải hiểu và nắm bắt được năng lực của từng đối tượng học sinh để uốn
nắn, dạy bảo cho các em phát triển năng lực của bản thân mình một cách chủ
động nhất. Người học phải yêu thích, say mê với môn học, chăm chỉ thực hành
để khắc sâu lí thuyết. Học đi đôi với hành là con đường học tích cực và đúng
đắn nhất. Mong rằng những điều tôi suy nghĩ và viết ra trong sáng kiến này sẽ
có ích cho mọi người tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân
môn vẽ tranh theo đề tài ở bộ môn mĩ thuật.


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Lý do chọn đề tài:
Mĩ thuật là môn học năng khiếu giúp các em học sinh biết cảm nhận
nghệ thuật và tạo ra sản phẩm có tính nghệ thuật. Môn học này các em học sinh
đã được học từ cấp Tiểu học. Qua đó em học sinh đã được hình thành khả năng
quan sát, tư duy, hình tượng, sáng tạo ra những bài vẽ theo ý thức chủ quan của
mình. Ở cấp học THCS yêu cầu với các em được tăng lên rõ rệt. Ngoài các tiết
học vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật, các em còn được học các bài vẽ tranh
theo đề tài rất quen thuộc. Xuất phát từ ý tưởng của mình các em đã thể hiện rất
sáng tạo và chân thực. Từ hình vẽ, bố cục cho đến màu sắc đều được các em
chú ý thực hiện có chủ định từ trước.

Là một giáo viên dạy mĩ thuật cấp THCS tôi nhận thấy trong thực tế bên
cạnh những bài vẽ đạt tốt chung, cân đối về bố cục, tinh tế về đường nét, hài
hoà về màu sắc thì vẫn còn nhiều bài vẽ có bố cục tốt nhưng màu sắc còn xử lí
vụng về lúng túng nên làm giảm tính thẩm mĩ của bài vẽ. Nguyên nhân chính là
do chưa các em chưa hiểu sâu về màu sắc và phương pháp vẽ màu trong tranh
đề tài nên chưa làm nổi bật được hình ảnh trong tranh, tất cả màu sắc chung
còn đều đều như nhau, không rõ đậm nhạt và tương quan nóng lạnh. Hoặc vẽ
được màu cho hình ảnh nhưng cách xử lí còn cứng chưa có cảm xúc. Từ thực tế
đó tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về “ Màu sắc trong tranh đề tài và vận
dụng vào giảng dạy các bài vẽ tranh đề tài sách mĩ thuật lớp 6” với mong muốn
giúp các em của khối 6 này bước đầu tiếp cận với cách học, cách vẽ của cấp
THCS chủ động trong khâu cuối của bài vẽ tranh theo đề tài. Nhằm phát huy
được những ưu điểm và hạn chế những mặt còn tồn tại trong kết quả vận dụng
thực hành của học sinh. Bên cạnh đó còn tìm ra được mối liên hệ về màu sắc
với thiên nhiên và màu sắc với hội hoạ để có những phát hiện lí thú về màu
sắc. Từ đó tăng thêm niềm hứng thú của học sinh đối với môn học mĩ thuật, đặc
biệt là rèn và dạy một cách trực tiếp hiệu quả trong khâu vận dụng thực hành
hoàn thành được sản phẩm nghệ thuật có chất lượng tốt. Đáp ứng nhu cầu đổi
mới của giáo dục phổ thông nước ta là chuyển từ chương trình giáo dục tiếp


cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến
việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm tới học sinh vận dụng được cái
gì qua việc học.
2. Cơ sở lí luận:
2.1.Mục tiêu, nhiệm vụ của môn mĩ thuật ở THCS
2.1.1. Mục tiêu
Với việc tìm hiểu cách sử dụng màu sắc trong phân môn vẽ tranh của
học sinh THCS nhằm thấy được sự quan trọng của màu sắc trong nghệ thuật
hội hoạ, tìm hiểu mức độ thể hiện màu sắc trong bài vẽ tranh của học sinh.Từ

đó giáo viên có phương pháp phù hợp để giản dạy, có phương pháp hướng dẫn
học sinh vẽ bài đạt kết quả cao.
2.1.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích trên đề tài này đã góp phần giúp người giáo viên hiểu biết
hơn về màu sắc, cách sử dụng màu của học sinh trong các bài vẽ tranh.
Giúp các em học sinh lớp 6 mới bước từ bậc Tiểu học lên bậc THCS có nhận
thức cao hơn, khoa học và hệ thống hơn về màu sắc và vận dụng trong khi thực
hành vẽ tranh, tạo hứng thú trong học tập, ngoài ra còn giúp học sinh biết cảm
nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong các tác phẩm mĩ thuật.
2. 2.Chương trình môn mĩ thuật ở THCS
2.2.1. Thuận lợi
* Khái quát chương trình
Chương trình môn mĩ thuật cấp THCS được chia làm 4 phân môn
+ Phân môn vẽ tranh
+ Phân môn vẽ theo mẫu
+ Phân môn vẽ trang trí
+ Phân môn thường thức mĩ thuật
Trong đó có các bài dạy dạng lí thuyết và các bài thực hành.
Chương trình môn mĩ thuật lớp 6 cũng được chia cụ thể thành các phân môn
như sau:
+ Vẽ tranh: 9 tiết


+ Vẽ theo mẫu: 9 tiết
+ Vẽ trang trí: 9 tiết
+ Thường thức mĩ thuật: 7 tiết
* Về phía học sinh:
Lứa tuổi học sinh THCS tuổi từ 11 đến 15 tuổi, là lứa tuổi đang phát
triển mạnh mẽ về thể trạng và tâm lí, đây là lứa tuổi hăng hái nhiệt tình, sôi nổi,
thích hoạt động và khám phá. Các em rất nhạy cảm với cái hay cái đẹp đặc biệt

là thích khám phá tìm hiểu những điều mới mẻ trong nghệ thuật. Đặc biệt là các
em học sinh lớp 6 sau khi bước từ bậc Tiểu học lên bậc THCS các em sẽ gặp
nhiều bỡ ngỡ với cách học và cách vẽ của cấp học này từ việc tiếp thu kiến thức
lí thuyết đến việc bắt tay vào hoạt động thực hành. Lí thuyết được học có hệ
thống và khoa học, bài vẽ thực hành yêu cầu kích thước lớn hơn. Các em được
xem và tìm hiểu nhiều tác phẩm hội hoạ của các tác giả trong nước và nước
ngoài. Vì vậy các em càng thêm yêu thich học môn mĩ thuật với nhiều ước mơ
hoài bão trong các phần học lí thuyết. Nhưng khi bắt tay vào thực hành các em
còn gặp nhiều lúng túng đặc biệt là khâu vẽ màu. Khi vẽ hình nhiều bài đạt chất
lượng tốt, hình ảnh ngộ nghĩnh hồn nhiên nhưng khi vẽ màu các em còn lúng
túng ở khâu chọn màu và kĩ thuật vẽ màu. Nhiều em hỏi thầy hình này vẽ màu
gì, hình kia vẽ màu gì. Thậm chí đang vẽ màu các em thấy không đạt hiệu quả
còn có em chán nản bỏ bài nửa chừng. Ngoài số ít những học sinh có năng
khiếu thực sự thì đa số phần vẽ màu của các bài vẽ tranh theo đề tài cuả học
sinh lớp 6 còn mờ nhạt chưa có cảm xúc và chiều sâu. Kĩ thuật vẽ màu thể hiện
màu sắc trong tranh còn cứng và thô. Các em còn hiểu đơn giản về màu, chủ
yếu vẽ màu nguyên chất, đơn sắc theo các hình có sẵn, chưa biết nghiên cứa và
phân tích, chuyển màu cho tranh hài hoà thuận mắt. Vì vậy giáo viên cần phải
có phương pháp giảng dạy và hướng dẫn các em một cách cụ thể nhất. Giáo
viên hướng dẫn ở khâu vẽ màu thì nên quan sát các em vẽ bài cụ thể trong phần
thực hành hướng dẫn các em điều khiển tay cầm bút màu và vẽ màu trực tiếp
cho các em quan sát đặc biệt là học sinh không có năng khiếu về môn mĩ thuật.
* Sự quan tâm của nhà trường:


- Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể các giáo viên dạy bộ môn đều có cách
nhìn đúng đắn về đặc thù của môn mĩ thuật là môn học nghệ thuật yêu cầu về
phần năng khiếu có sẵn là rất cần thiết. Không có sự phân biệt môn chính, môn
phụ nên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh trong hoạt động
dạy và học.

2.2.2. Khó khăn
- Đồ dùng dạy học còn thiếu thốn nhiều ( Tranh ảnh, mẫu vật…)
- Chưa có phòng học riêng để bố trí đặt mẫu vật, trưng bài tranh, sắp xếp vị trí
chỗ ngồi, chỗ rửa bút, rửa màu cho hợp lí.
- Nhiều phụ huynh còn xem môn mĩ thuật là môn phụ nên không khuyến khích
con học nhiều.
- Đây là môn học chủ yếu cần nhiều thời gian để thực hành nhưng số lượng
thời gian học còn ít.( 1 tiết / tuần)
2.2.3. Biện pháp
Để đạt được hiệu quả tốt trong việc học môn mĩ thuật đặc biệt là cách vẽ
màu trong các bài vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 6 thì giáo viên cần phải có
phương pháp giảng dạy và hướng dẫn các em một cách cụ thể nhất. Giáo viên
hướng dẫn ở khâu vẽ màu thì nên quan sát các em vẽ bài cụ thể trong phần thực
hành hướng dẫn các em điều khiển tay cầm bút màu và vẽ màu trực tiếp cho
các em quan sát đặc biệt là học sinh không có năng khiếu về môn mĩ thuật.
3. Thực trạng của vấn đề:
3.1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
- Học sinh chưa biết cách phối màu, chuyển màu cho hài hoà, ấn tượng. Màu
sắc còn mờ nhạt, chưa rõ đậm nhạt, chưa chú ý đến hình ảnh chính.
- Cách vẽ màu còn đơn giản và cứng, thường vẽ bằng những màu có sẵn.
- Học sinh thường vẽ theo ngẫu hứng, chưa biết tự nghiên cứu và vẽ màu theo
các bước mà giáo viên hướng dẫn.
- Kĩ thuật vẽ màu nước còn hạn chế.
- Học sinh chưa có thói quen sưu tầm tài liệu, học học tài liệu, tranh ảnh khi
thực hành vẽ màu.


Đối với phân môn vẽ tranh để kết quả học tập của học sinh đạt hiệu quả
cao thì người giáo viên sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp luyện
tập vàv phương pháp liên hệ thực tế cuộc sống là phù hợp nhất.

3.2. Đánh giá chung:
Qua quá trình giảng dạy và tìm hiểu tôi rút ra một số đánh giá chung về
thực trạng sử dụng màu sắc của học sinh lớp 6 như sau:
- Giáo viên quan tâm đầu tư cho các bài giảng trên lớp để học sinh có điều kiện
nắm bắt bài học tốt nhất.
- Học sinh sử dụng màu sắc chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.
- Số lượng các chất liệu màu vẽ được học sinh mua vẽ còn ít. Học sinh chủ yếu
sử dụng màu sáp và màu bút dạ.
3.3. Nội dung vấn đề:
3.3.1. Màu sắc - yếu tố quan trọng trong vẽ tranh đề tài nói riêng và
trong hội hoạ nói chung.
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong đời sống nói chung và trong hội hoạ
nói riêng. Màu sắc không tách khỏi đời sống của con người. Nười ta dùng màu
sắc để biểu lộ tình cảm, tả chất, tả không gian biểu lộ sự rung cảm của người vẽ
trước thực tế. Màu sắc không chỉ là tiếng nói riêng của một tâm hồn mà còn là
tiếng nói của cả một dân tộc mang tính phong tục. Màu sắc là ngôn ngữ của tác
phẩm, là bầu tâm sự, cảm xúc của người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm. Trong tự
nhiên mọi vật đều có màu sắc và ngoài vật của bản thân mình đã có thì mỗi vật
lại được ánh sáng chiếu vào tạo phản xạ và phản quang tới mắt người nhìn.
Chẳng hạn như: mái ngói màu đỏ cạnh tán cây màu xanh, bức tường màu
vàng… khi có ánh nắng chiếu vào mọi vật đều rực rỡ thay đổi hẳn so với màu
sắc ban đầu. Ánh sáng và khí trời chính là tấm áo khoác của màu sắc tham gia
vào quá trình diễn biến màu sắc của vạn vật trong thiên nhiên.
Màu sắc đã đem đến cho con người sự lạc quan, yêu đời, niềm vui sướng,
hứng khởi, ngược lại nó cũng đem đến cho người xem sự sợ hãi chán nản.
Màu sắc có nguồn gốc tự nhiên đồng thời có nguồn gốc xã hội. Điều này là do
sự liên tưởng, kinh nghiệm của con người tạo nên. Trong mỗi màu chứa đựng


thuộc tính nóng, lạnh, hoặc trung tính. Nhưng bản thân mỗi màu chưa tạo ra sắc

độ hài hoà. Cần có sự sắp đặt tinh tế hai hay nhiều màu cạnh nhau để làm tăng
thêm hay giảm đi thuộc tính của màu, đôi khi có thể thay đổi màu của bản thân.
Trong tranh không hẳn cứ dùng nhiều màu sắc là có ý nghĩa và đẹp, còn dùng ít
màu sắc thì tranh đơn điệu, nhàm chán. Tương quan giữa những màu đặt cạnh
nhau là quan hệ giữa các màu với nhau. Trong thực tế rất hiếm khi ta nhìn thấy
trước mắt một màu đơn thuần, không liên quan đến một màu nào khác. Thông
thường bất kì màu nào cũng bị ảnh hưởng của các màu sắc khác đặt cạnh nó.
Qua nghiên cứu người ta nhận thấy rằng trong thiên nhiên không có màu nào
cố định trong quá trình tồn tại của nó, mà bản thân mỗi màu luôn có sự thay
đổi, thay đổi từng giờ, từng ngày, từng mùa, từng năm. Do có sự thay đổi về
màu sắc như vậy nên các định luật về màu sắc được ra đời và các hoạ sĩ đã vận
dụng vào để thể hiện trong các tác phẩm của mình.
Màu sắc là yếu tố đặc biệt tạo được hứng thú cho học sinh, phần lớn màu
sắc là yếu tố tác động mạnh đến thị giác của con người đặc biệt là các em học
sinh. Đặc biệt quan trọng đối với phân môn vẽ tranh các em học sinh thường bị
lúng túng khi chọn màu và vẽ màu. Nhiều bài vẽ hình tốt nhưng khi vẽ màu lại
thể hiện không thành công. Màu sắc còn mờ nhạt, dàn chải không có độ đậm
nhạt không làm nổi bật hình ảnh chính hoặc không thể hiện được không khí,
âm hưởng của đề tài chọn thể hiện.
3.3.2. Cách sử dụng màu sắc của học sinh.
Phân môn vẽ tranh được nối tiếp từ chương trình mĩ thuật của cấp tiểu
học nên nội dung được chọn lọc hết sức cơ bản. Những bài học chủ yếu nhằm
tiếp tục rèn luyện và nâng cao khả năng vẽ tranh của học sinh, giúp các em tiếp
cận với các đề tài trong đời sống thực tế nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo,
trí tưởng tưởng và sự thâm nhập tìm tòi về thực tế cuộc sống đồng thời góp
phần giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Dưới con mắt của học sinh THCS, cụ thể đối với lớp 6 các em vừa dời
ghế nhà trường Tiểu học. Màu sắc bị chi phối hoàn toàn từ tình cảm. Qua bài
vẽ của các em có thể thấy được tâm lí, tình cảm, tâm lí từng cá nhân. Khi các



em vui các em sẽ vẽ nhanh, vẽ đẹp, ý tưởng ngộ nghĩnh, màu sắc hồn nhiên.Ví
dụ vẽ tranh đề tài anh bộ đội không chỉ gắn với màu xanh của quần áo mà mà
có thể là màu xám, màu ghi, hay ngôi sao trên mũ không phải là vàng mà là
đỏ…Đôi khi các em vẽ màu như đúng màu nhìn thấy. Ví như ở đề tài “ Ngày
tết và mùa xuân” có em chọn cảnh luộc bánh chưng buổi tối, bầu trời đen, lửa
đỏ, bánh chưng xanh…Các em chưa phân tích được sự ảnh hưởng của ánh sáng
đến màu sắc của cảnh vật nên thể hiện màu rất tự nhiên, ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Các em đã bước đầu ý thức được nhóm chính, nhóm phụ, màu đất, màu trời…
Vẽ tranh nhằm phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo làm giàu cảm xúc
thẩm mĩ cho học sinh đồng thời nhằm cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản
vè hình tượng trong tranh vẽ điển hình hoá bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội
hoạ là hình mảng, màu sắc và đường nét.
Cách vẽ tranh được thể hiện bằng các bố cục có mảng hình chính, phụ
làm nổi bật nội dung chủ đề. Học sinh dựa vào đề tài cho sẵn mà vẽ hình theo
cách nhìn thực tế, vẽ màu chủ yếu theo màu sắc thực chưa biết vận dụng kiến
thức lí thuyết vẽ tranh vào để sắp xếp bố cục và vẽ màu cho hài hoà hợp lí. Còn
vẽ theo cách nhìn chủ quan của cá nhân.
Do đặc điểm tâm lí nóng vội, chưa biết kết hợp, vân dụng kiến thực lí
thuyết vào thực hành nên các em học sinh khi vẽ màu còn chưa chú ý đến sắc
độ đậm nhạt, hoà sắc cân đối trong toàn bộ bức tranh.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Kĩ năng vẽ màu và vận dụng vào thực tế giảng dạy
Màu sắc trong tranh đề tài giữ một vai trò quan trọng, nó có sức lôi cuốn,
làm cho học sinh thích vẽ và góp phần không nhỏ vào hình thành nội dung tư
tưởng chủ đề. Màu sắc không phải chỉ là sắc thái của sự vật trong thiên nhiên
mà còn mang những nội dung nhất định. Vì vậy nghiên cứu về màu sắc không
chỉ để diễn tả cho đúng màu tự nhiên của nó mà còn dùng màu sắc để thể hiện
nội dung tư tưởng tình cảm của con người nữa.
Vì thế các em cần nắm cách pha trộn màu chính và cách sắp xếp màu vào

bài vẽ, tránh cách đặt màu lộn xộn, lòe loẹt làm sai nội dung chủ đề. Kĩ năng vẽ


màu cần được hình thành thành, rèn luyện và phát triển giúp học sinh THCS
nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng có cảm nhận thẩm mĩ tốt, thể hiện được
cảm xúc, ý tưởng khi vẽ tranh.
Ở chương trình sách mĩ thuật 6 phân môn vẽ tranh gồm các bài thuộc loại
đề tài vẽ từ cuộc sống xung quanh. Khi giảng dạy giáo viên cần chú ý hướng
dẫn học sinh cách vẽ màu cho từng đối tượng cụ thể theo các đề tài cho trước
và vận dụng vào các bài vẽ tranh đề tài tương tự khi bước lên các khối 7,8,9.
Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến
Sự cân bằng về sắc độ của màu trong tranh vẽ.
* Nóng và lạnh
Khái niệm về màu nóng, màu lạnh nên hiểu nó chỉ là sự tương đối. Cùng
một màu đó khi đặt ở vị trí này nó là màu nóng nhưng khi đặt ở vị trí khác lại là
màu lạnh. Một màu được coi là màu nóng hay màu lạnh phần nhiều không phải
tự bản thân nó gây ra mà chủ yếu nó phụ thuộc vào tương quan giữa nó với các
màu xung quanh. Đặt màu nóng cạnh màu lạnh cũng tăng cường độ cho ánh
sáng cho hoà sắc tương phản. Tuy bản thân từng màu đều mang tính nóng hay
theo định luật hoà sắc, nhưng nóng hay lạnh còn phụ thuộc vào sự sắp đặt chỗ
đứng của màu đó khi nó tiếp thu ánh sáng.
Ví như màu xanh trong tương quan màu nóng thì lạnh nhưng khi ta đặt
nhiều màu lạnh cạnh nhau thì có màu xanh này nóng hơn màu anh khác: như lá
cây, xanh cẩm thạch nóng hơn xanh lam; màu đỏ lại nóng hơn màu hồng…Màu
đỏ đặt cạnh màu vàng gây nên tương phản màu sắc mạnh mẽ. Song nếu đặt
màu đen vào giữa thì hoà sắc lại êm đi.
* Xa gần
Sử dụng màu sắc tốt còn tạo ra không gian xa và gần cho tranh vẽ.
Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến việc phân tích tác dụng của các
màu khi vẽ tranh đề tài cho học sinh.

Màu nóng hiện vật gần lại trước mắt ta và ngược lại màu lạnh làm lùi xa
hiện vật trước mắt ta.


Ở cùng một khoảng cách nếu một ngôi nhà nếu được quét sơn màu vàng
thì sẽ gần lại mắt ta và ngược lại nếu quét sơn xanh thì ngôi nhà đó ta nhìn lại
có cảm giác xa hơn với mắt ta vì màu xanh đã lẫn với màu ánh sáng và khí trời,
đồng sắc đó là những ảo giác của các sắc nóng – lạnh giúp ta sử dụng đúng chỗ.
* Cảm giác nặng nhẹ.
Màu sắc tạo cảm giác nặng, nhẹ rõ nét.
Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến việc phân tích tác dụng của các
màu khi vẽ tranh đề tài cho học sinh
Các màu đậm, sẫm tạo cảm giác nặng hơn các màu nhạt. Khi vẽ tranh cần
chú ý đến yếu tố này để làm cân đối bố cục màu sắc trong tranh. Màu đỏ nặng
hơn màu vàng, màu đỏ nặng hơn màu xanh lam, màu đen nặng hơn màu trắng,
màu nâu nặng hơn màu lục…Màu nặng gây cảm giác đè nặng xuống. Màu nhẹ
gây cảm giác nâng đỡ, nhẹ nhàng.
Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến việc phân tích cụ thể cách vẽ màu
tới từng bài vẽ theo đề tài cụ thể.
*Ví dụ vẽ tranh đề tài “ Mẹ của em ”
+ Vẽ màu ở người: Màu ở người trong phong cảnh thường đậm hơn màu mặt
đất.
Da người thường có màu vàng đất lẫn xanh lá cây hoặc lam, tùy theo
nước da từng người ở chỗ sáng tối khác nhau mà tìm màu cho đúng và phù
hợp với khung cảnh chung. Không nên nhận xét qua loa mà pha màu trắng với
ít đỏ thành hồng để tả màu da người.
Màu của tóc: Tóc có màu đen nhưng không phải chỉ có đen mà màu của
tóc còn có sự tham gia của một số màu khác nữa: nâu, lam…
Màu sắc của người phải ăn khớp với nhau từ màu da mặt đến màu sắc quần
áo ; không nên dùng màu quá tươi vừa khó trông , vừa làm cho nhân vật tách

khỏi môi trường. Màu sắc ở con người phải có sự tương quan thích ứng với
màu sắc phong cảnh về sắc độ.
* Ví dụ vẽ tranh đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân” vẽ cảnh trồng cây mùa
xuân.


+ Vẽ cây: - Lá cây: Lá cây có màu xanh. Nhưng màu xanh ở hộp màu
chưa hẳn đã là màu của lá cây thực mà ta phải trộn nhiều màu khác mới đúng
được.
Chẳng hạn: Khi lá cây ở ngoài nắng thì màu lá: xanh lá cây + da cam;
Khi lá ở bóng râm, màu là: xanh lá cây + ít đen hoặc tím ;
Lá ở phần trung gian: xanh lá cây + lam
Lá cây non : xanh lá cây + vàng
+ Thân cây: Thường có màu nâu + xanh lá cây.
Vẽ màu cây ta nên phân ra từng mảng: mảng sáng, mảng trung gian, mảng
tối. Không nên đi vào chi tiết, tỉa từng lá.
+ Vẽ màu trời, mây : Nhiều người tưởng nền trời lúc nào cũng có màu xanh
(xanh da trời), cho nên khi vẽ ta nên chú ý nền trời thường có màu tím xám,
trời mùa đông nhiều màu xám, trời mùa hè màu trong hơn.
Mây trên trời không phải lúc nào cũng trắng như bông cả. Khi thì mây
màu hồng, màu xám, khi xám đỏ, khi xám đậm, xanh nhạt. Tùy theo thời gian
mà diễn tả trời cho phù hợp tránh bôi màu một cách tự nhiên, đồng điệu. Vẽ
trời, mây chúng ta phải lưu ý ranh giới giữa các sắc độ. Trong tranh phong cảnh
nếu trời mây là trọng tâm thì nên diễn tả kỹ, nếu là thứ yếu thì nên lướt qua,
nhằm tôn vẽ đẹp của phần mặt đất: con người, cỏ cây, nhà cửa….
+ Vẽ nước: Nước thường là màu xanh lam, nước phù sa có màu đỏ tím.
Càng xa màu của nước càng nhạt dần
+ Vẽ màu mặt đất và cỏ: Đất có màu chủ đạo là nâu hay vàng, nhưng màu
của đất biến đổi tùy theo sáng tối. Trong bóng tối đất có màu tím, ở xa có thêm
màu xanh lơ. Ở gần đất là màu nóng, ở xa đất là màu lạnh.

Cỏ không đơn thuần là màu xanh lá cây, cỏ có màu xanh lá cây đậm khi ở
bóng râm nhưng khi vẽ màu của cỏ ta nên pha thêm ít nâu màu của đất.
Vẽ đất cỏ cũng như vẽ cây ta nên vẽ từng mảng, các mảng màu phải phối
hợp nhịp nhàng với nhau mảng ở gần vẽ kỹ hơn mảng ở xa.


Trên đây là 1 số ví dụ về cách hướng dẫn học sinh vẽ màu trong tranh đề
tài mà tôi đã hướng dẫn cho học sinh trong quá trình thực hành và thấy học
sinh hứng thú hơn, tích cực hơn khi thực hành vẽ tranh.
5. Kết quả đạt được.
Trên đây là 1 số kinh nghiệm mà tôi đã làm trong quá trình dạy – học với
các đối tượng học sinh. Trong từng tiết, từng học kì, các em đã thay đổi rất
nhiều từ chưa biết cách vẽ đến biết cách vẽ, đi đến ham thích vẽ tranh, sáng tạo
nghệ thuật.
Thực trạng khi chưa áp dụng .
Tôi kiểm tra khảo sát đầu năm môn vẽ tranh theo đề tài khối lớp 6.
Năm học 2013 – 2014.
Lớp ( sĩ số)

Số lượng HS có bài vẽ Đạt

Số lượng HS có bài vẽ

(Đ)
chưa Đạt (CĐ)
6A ( 32)
32
0
6B ( 32)
26

6
6C ( 31)
26
5
Sau khi áp dụng. Kết quả bài kiểm tra vẽ tranh theo đề tài khối lớp
6 học kì II - năm học 2013- 2014.
Lớp ( sĩ số)

Số lượng HS có bài vẽ Đạt

Số lượng HS có bài vẽ

(Đ)
6A ( 32)
32
6B ( 32)
32
6C ( 31)
31
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:

chưa Đạt (CĐ)
0
0
0

Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp và
các cấp quản lí để góp phần hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. Mong rằng sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn vẽ tranh nói riêng và bộ
môn mĩ thuật nói chung của cấp THCS. Học sinh sẽ yêu thích và say mê với

môn học hơn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận


Vẽ tranh là một phân môn khó đòi hỏi học sinh phải học tập tích cực và
luôn luôn tư duy, sáng tạo, linh hoạt. Để có được kết quả học tập tốt đối với
những bài học trên lớp và có khả năng làm được những bài tập ứng dụng trong
cuộc sống thì vai trò và sự định hướng của người giáo viên là vô cùng quan
trọng. Người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi kinh
nghiệm, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học, phải có lòng yêu nghề
mến trò, phải có cách hướng học sinh yêu thích môn học, quí trọng những
thành quả nghệ thuật và vẻ đẹp của nghệ thuật trong cuộc sống.
Do đó với những kiến thức và kinh nghiệm của mình tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu đề tài“ Màu sắc trong tranh đề tài và vận dụng vào giảng dạy các
bài vẽ tranh đề tài sách mĩ thuật lớp 6”. Mong rằng với việc đầu tư nghiên cứu
về đề tài này sẽ có hiệu quả tốt phục vụ cho hoạt động dạy và học của thầy và
trò nhằm đem lại kết quả học tập tốt đối với phân môn vẽ tranh ở bộ môn mĩ
thuật lớp 6.
Trong quá trình viết đề tài chắc không tránh khỏi những sai sót, tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn bè, đồng nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả của đề tài và giúp tôi có nhiều biện pháp để giúp các em học sinh học
tập tốt hơn.
2. Khuyến nghị:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học bộ môn mĩ thuật tôi xin có
một số khuyến nghị như sau:
- Phải bổ sung thêm số lượng tranh, ảnh minh hoạ để phục vụ cho hoạt động
dạy và học.
- Phải có phòng học bộ môn riêng, có phương tiện, trang thiết bị dạy và học
phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn mĩ thuật,
đồng thời phát huy tối đa được năng lực, tính sáng tạo của học sinh và đạt kết
quả cao trong học tập.



×