Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.38 KB, 9 trang )

Khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần
thuật tiếng Việt và ứng dụng vào giảng dạy cho
người nước ngoài
Vũ Lan Hương

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 00 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Chương 1: Cơ sở lý thuyết: giới thiệu các vấn đề lý thuyết liên quan đến
đề tài: câu đơn trần thuật tiếng Việt, biến thể đồng nghĩa của câu đơn trần thuật
tiếng Việt và các phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt.
Chương 2: Khảo sát thực tế và đưa ra kết quả khảo sát năng lực sử dụng các
phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt của đối tượng học
viên người nước ngoài. Chương 3: đưa ra một số nhận định về vấn đề giảng dạy
câu đồng nghĩa tiếng Việt và các dạng bài tập liên quan trong các giáo trình dạy
tiếng hiện nay; thiết kế những dạng bài tập cụ thể rèn luyện khả năng sử dụng các
phương pháp biến đổi câu để tạo ra các dạng đồng nghĩa cho đối tượng học viên
người nước ngoài.
Keywords: Câu đơn; Tiếng Việt; Biến thể đống nghĩa
Content
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, do sức hấp dẫn và lòng yêu mến Việt Nam, người nước ngoài đến Việt
Nam để làm việc, học tập, sinh sống ngày càng đông. Không chỉ dừng ở sự tìm hiểu về
con người, kinh tế và văn hóa Việt Nam, nhiều người nước ngoài đã thực sự hòa nhập
được với môi trường sống ở Việt Nam và thông qua quá trình học tập họ đã có kỹ năng
giao tiếp tốt với người Việt.
Đứng ở góc độ sư phạm, việc học tiếng Việt thông qua các giáo trình dạy tiếng
chính là bước đi cơ bản và vững chắc cho bất cứ một người học tiếng nào. Đã có rất
nhiều kiến thức ngôn ngữ được đưa vào giảng dạy trong các giáo trình dạy tiếng. Giảng


dạy về câu tiếng Việt là một đề mục rất quan trọng và tạo nhiều hứng thú với người học.
Mục đích cuối cùng của những người học tiếng là có thể giao tiếp linh hoạt và tự nhiên
nhất với người bản ngữ. Một người nước ngoài nói một câu nói đúng ngữ pháp được coi
là đạt yêu cầu. Nhưng, nếu một người nước ngoài có khả năng biến đổi từ một câu nói
thành những cách diễn đạt đồng nghĩa phục vụ cho từng mục đích giao tiếp khác nhau thì
họ đã tiếp cận được đến vị trí người chủ của ngôn từ.
Vấn đề câu đồng nghĩa tiếng Việt đã được đề cập đến rất nhiều trong các công
trình nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc ứng dụng
những nghiên cứu về câu đồng nghĩa tiếng Việt trong giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài lại là một chủ đề khá mới mẻ. Và, nếu có thể giảng dạy cho người nước ngoài
những phương pháp biến đổi câu để tạo câu đồng nghĩa thì đó chính là chiếc chìa khóa
giúp họ làm chủ ngôn từ, đồng thời là một bước tiến trong công tác nghiên cứu về hoạt
động dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi đi vào nghiên cứu những phương pháp
biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt, thực tế sử dụng của người nước ngoài,
trên cơ sở đó thiết kế những dạng bài luyện phù hợp cho đối tượng học viên người nước
ngoài.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Để giúp những học viên người nước ngoài tiếp cận hiện tượng đồng nghĩa trong
tiếng Việt, luận văn miêu tả những phương pháp biến đổi câu đơn trần thuật tiếng Việt để
tạo nên những biến thể đồng nghĩa về mặt ngữ nghĩa học.
Nhu cầu và mục đích của một người học tiếng là có thể giao tiếp một cách tự
nhiên nhất với người bản ngữ. Việc sử dụng ngôn từ ở những cách diễn đạt khác nhau là
rất cần thiết cho họ trong việc làm chính xác hóa, làm tăng sự phong phú và biểu cảm cho
nội dung diễn ngôn. Vì vậy, liệt kê những phương pháp biến đổi câu để tạo câu đồng
nghĩa giống như chìa khóa, giúp người học có thể tra cứu, ghi nhớ và ứng dụng những
cách biến đổi khác nhau để tạo ra những phát ngôn đồng nghĩa cho cùng một nội dung.
Học và hiểu về câu đồng nghĩa tiếng Việt đối với người nước ngoài vẫn còn là một
nội dung chưa được giảng dạy nhiều trong ngữ pháp nhà trường. Vì vậy, luận văn cũng đi
vào khảo sát thực tế năng lực sử dụng các phương pháp biến đổi đồng nghĩa này trên đối

tượng học viên là người nước ngoài. Những kết quả thu được sẽ là cơ sở quan trọng để
những nhà giáo dục trong lĩnh vực dạy tiếng có thể nắm bắt được và lên kế hoạch thiết kế
những chương trình giảng dạy phù hợp.
Dựa trên năng lực thực tế của người học, với mục đích giúp người nước ngoài học
tiếng Việt có thể phát triển vốn từ vựng, phát triển khả năng diễn đạt, luận văn thiết kế
một số dạng bài luyện viết phù hợp rèn luyện cho đối tượng học viên là người nước ngoài
có kỹ năng sử dụng các phương pháp biến đổi câu đơn trần thuật tiếng Việt, tạo thành
những biến thể đồng nghĩa.
Đứng trên quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng, những kết quả của luận văn sẽ là
những đóng góp rất hữu ích trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
đối với cả người học và người dạy tiếng. Đồng thời, những nghiên cứu trong luận văn
này cũng là những gợi ý hữu dụng để công tác biên soạn sách và giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài được đầy đủ, hoàn thiện hơn.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt bao gồm rất nhiều hình thức khác nhau.
Để giúp người nước ngoài tiếp cận và hiểu hết những hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng
Việt là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều nghiên cứu rộng hơn. Trong khuôn khổ luận
văn, ứng dụng trên ngữ liệu câu đơn trần thuật tiếng Việt, chúng tôi giới hạn phạm vi
nghiên cứu các biến thể đồng nghĩa ở những phương pháp biến đổi đồng nghĩa phục vụ
mục đích giảng dạy cho người nước ngoài. Có hai loại câu đồng nghĩa là câu đồng nghĩa
ngữ dụng học và câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học. Loại câu đồng nghĩa được nghiên cứu ở
luận văn là câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học.
Về đối tượng khảo sát, luận văn khảo sát trên đối tượng người học là người nước
ngoài đang học theo chương trình dạy tiếng Việt được áp dụng tại Khoa Việt Nam học và
tiếng Việt – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đối tượng
được khảo sát là các sinh viên, học viên đã có thời lượng học tập từ 240 tiết (tương
đương trình độ A2) trở lên. Các đối tượng này ở những lứa tuổi khác nhau, có sở thích,
thói quen khác nhau, đến từ những nước khác nhau và có mục đích học tập khác nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là:

– Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cấu trúc cú pháp.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp miêu tả.
– Phương pháp so sánh.
Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau:
- Soạn các dạng bài tập về các phương pháp biến đổi câu đơn trần thuật tiếng Việt
thành những biến thể đồng nghĩa phù hợp với từng nhóm học viên trình độ A, B, C.
- Từng nhóm học viên được yêu cầu làm các dạng bài tập đã soạn trong thời gian
qui định.
- Tiến hành thống kê lấy kết quả và phân loại kết quả trên từng dạng bài tập cụ thể.
- Xử lý tư liệu thu được và nhận xét.

References
1. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ Pháp tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ Pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt – Phần câu, NXB Đại học Sư phạm Hà
Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
6. Đinh Kiều Châu (2005), Bài giảng môn “Giáo dục ngôn ngữ” (tại lớp K47 Ngôn ngữ
CLC).
7. Nguyễn Hữu Chinh (2003), Văn hoá với việc dạy – học ngoại ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ
số 3, tr. 73-77.
8. Nguyễn Văn Chính (2001), Đôi điều suy nghĩ về các giáo trình dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài, Ngữ học trẻ 2001, tr. 200-203.
9. Mai Ngọc Chừ (2001), Quan điểm giao tiếp – thực tiễn trong việc viết giáo trình tiếng
Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở giai đoạn đầu, Tạp chí Ngôn ngữ số 14, tr.
8-11.
10. Mai Ngọc Chừ (2002), Dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ, Tạp chí Ngôn

ngữ số 5, tr. 65-69.
11. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Chương (1999), Một số vấn đề về câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa tiếng
Việt) (so sánh với tiếng Anh), Luận án tiến sĩ Ngữ văn.
13. Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên (2004), Dạng bị động và vấn đề câu bị động
trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 7/2004, tr. 1- 12.
14. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Nguyễn Cao Đàm (2003), Ngữ pháp tiếng Việt (mô hình câu và các biến thể), Bài
giảng tại lớp cao học khóa 2006 – 2009.
16. Đinh Văn Đức (1991), Vài suy nghĩ bước đầu về ngữ pháp lý thuyết và ngữ pháp
thực hành trong việc dạy tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 4, tr. 45-50.
17. Đinh Văn Đức (1997), Ngữ pháp chức năng giúp gì cho việc dạy tiếng Việt ở nước
ta (Một đề nghị thử nghiệm) - Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 64 - 72, Hà Nội.
18. Phạm Thị Thu Giang (2006), Khảo sát một số hiện tượng ngữ pháp thực hành
trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc cơ sở, Khoá luận tốt
nghiệp.
19. Nguyễn Thiện Giáp – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết (2002), Dẫn
luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Chí Hòa (2008), Nội dung và phương pháp dạy giảng dạy ngữ pháp Tiếng
Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Chí Hòa (2010), Nội dung và phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Việt
thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Đỗ Thị Thúy Hoàn (2008), Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số
giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay, Luận
văn Thạc sĩ.
23. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
24. Đinh Thanh Huệ (1997), Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

×