Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn một số biện pháp giúp HS yêu thích môn học và có hiệu quả phân môn lịch sử lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.26 KB, 29 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học có hiệu quả
phân môn Lịch sử”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Biện pháp tổ chức dạy học Lịch sử.
3. Tác giả: Họ và tên: ĐỖ DUY NHẤT

Nam (nữ): Nam.

Ngày tháng/ năm sinh: 01/10/1959
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn, trưởng Tiểu học Văn Đức.
Điện thoại: 01683236306
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Văn Đức- Thị xã Chí Linh Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203930485
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Văn Đức - Thị xã Chí
Linh - Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203930485
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ban giám hiệu tạo điều kiện cho
giáo viên được tự chủ, tự giác, sáng tạo trong giảng dạy và tổ chức, hướng dẫn
học sinh học bài theo hướng tích cực. Giáo viên dạy có tâm huyết với giáo dục,
có trình độ chuyên môn, có uy tín trước học sinh và phụ huynh.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 8/2014 đến hết tháng 1/2015.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN


Đỗ Duy Nhất.

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Từ thực tế công tác, tôi nhận thấy nhiều giáo viên vẫn nghĩ rằng môn Lịch
sử chỉ là môn phụ, không quan trọng nên chưa chú trọng đầu tư cho môn học.
Chính vì thế đã dẫn đến học sinh nắm kiến thức hời hợt, không chắc chắn, lẫn
lộn các sự kiện và nhân vật lịch sử, một số bài làm của các em kiến thức sai
nghiêm trọng, mặc dù đó là những kiến thức cơ bản mà các em đã được học; Một
số em còn không thích học môn Lịch sử vì thấy bài học khô khan, tẻ nhạt, cô
giáo thì không coi trọng môn học này. Năm học 2014 - 2015, tôi dạy giãn các
lớp 4, tôi nhận thấy kiến thức môn Lịch sử lớp 4 không phải quá khó đến nỗi học
sinh không thể tiếp thu. Nếu người giáo viên có tâm huyết, nắm chắc kiến thức,
lại biết dẫn dắt, sử dụng những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp thì học
sinh sẽ rất hồ hởi, hứng thú và yêu thích môn học và học sẽ có hiệu quả.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1. Điều kiện: Ban giám hiệu nhà trường rất coi trọng tổ chức triển khai
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính sáng tạo của giáo viên
trong giảng dạy. Trường đã trang bị máy chiếu, máy tính, kết nối Internet đến
các phòng chức năng… nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bằng giáo án điện tử.
Bản thân giáo viên trực tiếp dạy lịch sử lớp 4 (dạy 3 lớp 4) của trường.
2.2. Thời gian: Từ tháng 8/2014 đến hết tháng 1/2015.
2.3. Đối tượng: Học sinh khối lớp 4, trường tôi công tác.
3. Nội dung sáng kiến:
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Những phương pháp, biện pháp tổ
chức dạy học môn Lịch sử trong thực tế thường nhàm chán, căng thẳng, không
có tác dụng khơi gợi, không hấp dẫn lôi cuốn học sinh tiếp thu bài. Sáng kiến

của tôi đề ra biện pháp, giải pháp mới phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học,
khuyến khích, lôi cuốn học sinh, giúp học sinh phấn khởi tiếp thu bài nhằm tổ
2


chức, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức Lịch sử nhanh, chắc chắn và có thói
quen học tập hợp lí phân môn lịch sử. Hình thành cho học sinh những kĩ năng
hoạt động, giao tiếp, kĩ năng tham gia của cá nhân, kĩ năng tổ chức các hoạt
động, tự tin, chủ động tìm tòi kiến thức…
+ Các biện pháp của sáng kiến có tính khả thi cao: Vì sáng kiến áp dụng cho học
sinh lớp 4 trong học kì I năm học 2014-2015. Các biện pháp tổ chức học bám sát
Chuẩn KTKN môn học với hệ thông câu hỏi vừa sức học sinh, thái độ giáo viên
cởi mở tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng, tổ chức bài giảng có sức lôi
cuốn học sinh, giáo viên ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng cung cấp tư liệu
lịch sử kịp thời, phong phú hấp dẫn hơn giúp học sinh tiếp thu bài dạy nhẹ nhàng
hiệu quả.
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Giúp học sinh phấn khởi học bài, tiếp thu kiến
thức nhanh, dễ dàng; yêu thích môn học mà không tốn nhiều công sức, không
tốn tiền của. Chỉ cần người giáo viên có tâm huyết và có trình độ chuyên môn
theo Chuẩn là được.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Sau một học kì thực
nghiệm Tôi thấy học sinh yêu thích học môn Lịch sử, thích tìm hiểu về lịch sử,
không khí tiết học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động. Hầu hết các em có kĩ
năng sử dụng bản đồ, lược đồ, có kĩ năng quan sát, nắm bắt thông tin nhanh,
trình bày kết quả học tập một cách lưu loát.
5.Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
- Đối với nhà trường: Cho phép tổ chuyên môn triển khai chuyên đề môn Lịch
sử theo nội dung sáng kiến đến tất cả các lớp.
- Đối với tổ chuyên môn: Triển khai chuyên đề môn Lịch sử theo nội dung sáng
kiến đến tất cả các lớp. Hàng năm cần duy trì tốt việc tổ chức cuộc thi “Dân ta

phải biết sử ta” theo hình thức “rung chuông vàng”
3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Giáo viên: Từ thực tế công tác, tôi nhận thấy nhiều giáo viên vẫn nghĩ rằng
môn Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng nên chưa chú trọng đầu tư cho
môn học. Chính vì thế đã dẫn đến học sinh nắm kiến thức hời hợt, không chắc
chắn, lẫn lộn các sự kiện và nhân vật lịch sử, một số bài làm của các em kiến
thức sai nghiêm trọng, mặc dù đó là những kiến thức cơ bản mà các em đã được
học.
1.2. Học sinh: Nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử bởi môn lịch sử nội
dung bài học vốn khô khan, tẻ nhạt; cô giáo thì không coi trọng băng môn học
khác nên các em xao nhãng không chú tâm học bài. Kết quả khảo sát môn Lịch
sử thường thấp nhất trong các môn học.
1.3. Bản thân: Năm học 2014 - 2015, tôi dạy giãn các lớp 4, tôi nhận thấy kiến
thức môn Lịch sử lớp 4 không phải quá khó đến nỗi học sinh không thể tiếp thu.
Nếu người giáo viên có tâm huyết, nắm chắc kiến thức, lại biết dẫn dắt, sử dụng
những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp thì học sinh sẽ rất hồ hởi, hứng
thú và yêu thích môn học. Tôi nghĩ môn Lịch sử có vai trò rất qua trọng trong
giáo dục kĩ năng sống và nhân cách học sinh như Bác Hồ đã dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Ở vào giai đoạn lịch sử hiện nay, lời Bác dạy càng có ý nghĩa sâu sắc hơn
bao giờ hết khi mà dư luận xã hội đang lo ngại về chuyện “hổng” kiến thức lịch
sử của học sinh ở các cấp học. Đó cũng là nỗi trăn trở của những nhà giáo tâm
huyết về một thế hệ tương lai không biết đến lịch sử, nguồn gốc, truyền thống
của chính dân tộc mình. Bởi thế tôi thực hiện nghiên cứu đề ra các biện pháp,
giải pháp mới nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Lịch sử.

4


2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Chúng ta cần nắm vững mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp HS có kiến
thức toàn diện về con người, tự nhiên và xã hội. Các môn học trong nhà trường
đều góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung đó. Phân môn Lịch sử
ở tiểu học đã cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản, thiết thực về
các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu nhất của lịch sử Việt
Nam…… Chính vì vậy, môn Lịch sử càng có ý nghĩa trong giáo dục truyền
thống. Giảng dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4 sẽ giúp các em bước đầu nhận thức
đúng và yêu thích môn học, góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền
thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Thông qua học Lịch sử học sinh sẽ tự hào
về đất nước, con người Việt Nam, yêu thiên nhiên tươi đẹp, kế thừa và phát huy
truyền thống quý báu của dân tộc mình.
3.Thực trạng của vấn đề
Từ thực tế công tác, tôi nhận thấy nhiều giáo viên vẫn nghĩ rằng môn Lịch
sử chỉ là môn phụ, không quan trọng nên chưa chú trọng đầu tư cho môn học.
Có giáo viên còn cho rằng nếu cứ dạy lịch sử thì sẽ ảnh hưởng đến hai môn quan
trọng là môn Toán và môn Tiếng Việt. Tôi cho rằng đây là suy nghĩ chưa đúng.
Chính vì thế đã dẫn đến học sinh nắm kiến thức hời hợt, không chắc chắn, lẫn
lộn các sự kiện và nhân vật lịch sử, một số bài làm của các em kiến thức sai
nghiêm trọng, mặc dù đó là những kiến thức cơ bản mà các em đã được học, một
số em còn không thích học môn Lịch sử vì thấy bài học khô khan, tẻ nhạt, cô
giáo không coi trọng.
Phân môn Lịch sử lớp 4 lại là môn học mới với học sinh vừa học xong lớp 3,
học sinh bắt đầu làm quen, được học thành môn riêng nên học sinh bỡ ngỡ khó
tiếp thu kiến thức, giáo viên cũng gặp khó trong tổ chức dạy học.
5



Vậy chúng ta làm thế nào để giảng dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4?
Tôi xin mạnh dạn đề xuất một sáng kiến nhằm dạy học tốt phân môn Lịch
sử lớp 4: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học có hiệu quả phân
môn Lịch sử lớp 4”.
4. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện.
4.1. Một số kiến thức giáo viên cần biết và tìm hiểu:
4.1.1. Soạn giảng bám sát mục tiêu bài dạy: .Muốn có một kế hoạch bài học
tốt thì người giáo viên cần tự tin, chủ động trên bục giảng để dẫn dắt, tổ chức tốt
các hoạt động học, giúp các em nắm vững được kiến thức lịch sử, người giáo
viên cần tập trung nghiên cứu nắm vững mục tiêu của môn học, mục tiêu cần đạt
trong từng bài và trong từng hoạt động. Việc làm này tưởng chừng như việc làm
hàng ngày của giáo viên. Thực tế một số giáo viên vẫn còn chưa coi trọng, hoặc
chỉ dạy theo trình tự của sách hướng dẫn, sách giáo khoa mà chưa chú ý đến mục
tiêu. Mục tiêu của phân môn Lịch sử lớp 4 là:
1- Học sinh được cung cấp một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các nhân vật
lịch sử, các sự kiện, hiện tượng lịch sử có hệ thống theo dòng lịch sử Việt Nam
buổi đầu dựng nước cho đến cuối thời Nguyễn.
2. Hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
+ Quan sát những sự vật, tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử thu thập
được từ nhiều nguồn khác nhau và từ thực tế lịch sử địa phương.
+ Học sinh biết nêu thắc mắc, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và biết
chọn thông tin để giải đáp thắc mắc.
+ Rèn kĩ năng trình bày kết quả học tập bằng lời nói.
+ Học sinh biết vận dụng các kiến thức lịch sử đã học vào cuộc sống hiện tại.
6


3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
+ Ham học hỏi, tích cực tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.

+ Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên,
yêu quê hương, đất nước.
+ Rèn thói quen tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và nền văn hóa gần
gũi với học sinh.
4.1.2. Soạn giảng bám sát tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ
năng các môn học ở tiểu học”
Theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục
phổ thông – cấp Tiểu học. Khi dạy học theo Chuẩn thì người giáo viên cần
nghiên cứu kĩ để xây dựng kế hoạch bài dạy thich hợp với các đối tượng học sinh
của lớp mình dạy nhằm mục đích giúp tất cả mọi học sinh trong lớp phải đạt
được những yêu cầu theo Chuẩn. Ngoài ra, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, tự giác và khả năng nhận thức của từng cá
nhân học sinh, nhất là đối với học sinh năng khiếu, học sinh thích tìm hiểu về
lịch sử. Người giáo viên cần lưu ý dạy theo Chuẩn không có nghĩa là cắt xén bớt
nội dung chương trình mà kiến thức Chuẩn là kiến thức cơ bản, tối thiểu đòi hỏi
tất cả học sinh phải đạt được.
*Ví dụ: Dạy bài “Nước Văn Lang” theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì yêu
cầu, mục tiêu bài cần đạt là:
- Kiến thức: Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang.
+ Khoảng năm 700 TCN nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử
dân tộc ta ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt vải lụa, đúc đồng làm vũ khí và sử
dụng các công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt sinh sống trong nhà sàn, họp nhau thành các làng, các bản.
7


+ Người Lạc Việt có tục lệ nhuộm răng đen, ăn trầu, ngày lễ hội thường có các
hoạt động như: đua thuyền, đấu vật, nhảy múa….
4.1.3. Soạn giảng cần linh hoạt, sáng tạo mở rộng với học sinh năng khiếu:

Đối với đối tượng học sinh năng khiếu thì giáo viên có thể khai thác sâu
hơn để các em có thể biết được như sau:
+ Biết được các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang gồm: Nô tì, Lạc dân, Lạc
tướng, Lạc hầu.…
+ Biết được những tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua
thuyền, đấu vật, nhảy múa, ăn trầu …
+ Xác định trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ những khu vực mà người Lạc
Việt đã từng sinh sống trước đây.
Khi nghiên cứu mục tiêu của bài này, tôi lên kế hoạch theo Chuẩn kiến
thức, kĩ năng ngoài ra còn mở rộng thêm những câu hỏi khác nhằm “phát triển”
năng lực nhận thức cho đối tượng học sinh năng khiếu, như bài tập điền sơ đồ:
1. Điền vào sơ đồ sau: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
VUA HÙNG

LẠC TƯỚNG, LẠC HẦU

LẠC DÂN

NÔ TÌ

2. Những tục lệ gì của người Lạc Việt được lưu truyền trong nhân dân ta đến
tận bây giờ, (Trò chơi dân gian, tổ chức các lễ hội vào mùa xuân, tục lệ
8


cấy lúa, trồng khoai….) Địa phương em còn lưu giữ được những tục lệ
nào? (ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy…).
3. GV treo lược đồ như hình 1- SGK Lịch sử và Địa lí trang 1, yêu cầu
học sinh đọc thông tin SGK và một số học sinh lên chỉ những khu vực mà người
Lạc Việt đã từng sinh sống?

Qua thực tế đã giảng dạy tôi nhận thấy với phần câu hỏi hướng dẫn như
trên thì đối tượng học sinh năng khiếu các em đều trả lời được. Ngay cả câu 1,
câu 2 học sinh trung bình vẫn có thể làm tốt. Chính vì vậy giáo viên dạy cần
nghiên cứu kĩ để không hiểu nhầm dạy theo Chuẩn là chỉ cần dạy đủ theo yêu
cầu cần đạt còn bỏ hẳn những câu hỏi, bài tập dành cho các em học sinh năng
khiếu – những em học sinh yêu thích tìm hiểu lịch sử là không cần thiết.
Ngoài việc nắm vững nội dung về dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
thì giáo viên cần tích hợp thêm nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài
dạy. Ví dụ khi dạy bài Chùa thời Lý, giáo viên cần quan tâm giáo dục cho học
sinh lòng tự hào về trình độ văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của người dân nước
ta từ thời nhà Lý. Qua đó nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa của cha
ông.
Cần tìm hiểu thêm kiến thức lịch sử liên quan đến nội dung dạy từ nhiều
nguồn khác nhau. Bởi vì chỉ khi thông thạo kiến thức lịch sử thì người thầy mới
tự chủ và hứng thú với tiết dạy, thiết kế những kế hoạch bài học hay, phong phú,
đưa ra được những thông tin chính xác. Ví dụ như trong bài Nước Âu Lạc,
thông tin trong sách giáo khoa là: Năm 179 TCN Triệu Đà lại đem quân
sang…… nhưng trong sách giáo viên lại ghi năm 207 TCN….. Như vậy có sự
khác nhau về thời gian. Nếu người giáo viên có kiến thức lịch sử vững chắc thì
sẽ dễ dàng nhận thấy sách giáo viên in sai, thông tin sách giáo khoa là chính xác.

9


Để có thể thông thạo kiến thức lịch sử thì giáo viên cần tự trang bị cho
mình bằng nhiều cách, nhiều nguồn khác nhau như: Đọc sách lịch sử hoặc tìm
hiểu các trang web nói về lịch sử Việt Nam, tìm trên mạng Internet..v..v….
4.2. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng, hấp dẫn:
Trong giảng dạy, việc tạo hứng thú cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Đây là yếu tố quyết định hiệu quả của việc dạy học. Những kiến thức lịch sử sẽ

trở lên hấp dẫn nếu người giáo viên biết tổ chức, biết hướng dẫn để các em cảm
thấy yêu thích, hứng thú, khi đó bài học trở thành nhu cầu, là niềm đam mê tìm
hiểu của các em. Làm được như vậy, tiết học sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không khí
học tập thoải mái, hiệu quả học tập chắc chắn tốt hơn. Để giúp học sinh hứng
thú với tiết học lịch sử, tôi thường tìm cách tạo ra không khí học tập thoải mái
ngay trong từng hoạt động như sau:
4.2.1. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng qua hoạt đông giới thiệu
bài: Đây là hoạt động giúp thu hút học sinh vào bài học mà nhiều giáo viên còn
xem nhẹ. Tôi thường thay đổi cách thiệu bài bằng nhiều hính thức như: Đặt vấn
đề tình huống tò mò cho học sinh hoặc dẫn dắt từ những kiến thức lịch sử đã
học, có khi sử dụng tranh ảnh minh họa hoặc bắt đầu bằng một câu chuyện lịch
sử có liên quan đến bài…
Ví dụ: Khi giới thiệu bài: Nước Văn Lang sáh giáo khoa Lịch sử và Địa
lí lướp 4, trang 11, tôi thực hiện như sau:
+ Cho cả lớp cùng qua sát ảnh Lễ giỗ tổ Hùng Vương (Tranh này do giáo viên
sưu tầm)
+ Sau đó, giáo viên đọc câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.
10


+ Giáo viên hỏi: Vậy ngày giỗ tổ trong câu ca dao là ngày tưởng nhớ ai? (Học
sinh: Vua Hùng)
+ Giáo viên nêu: Ngày mồng mười tháng ba âm lịch hàng năm là ngày tất cả
những người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu đều hướng về vùng đất Phú Thọ
để tưởng nhớ đến các vua Hùng - những người đầu tiên xây dựng nên đất nước
ta. Vậy nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì? Ra đời khi nào? Để biết
những điều đó, hôm nay, thầy mời cả lớp lên cùng quay lại thời gian trở về với
lịch sử dân tộc để tìm hiểu những điều này trong bài ‘Nước Văn Lang”

Ví dụ khác: Giới thiệu bài: “Nhà Trần thành lập” Tôi liên hệ kiến thức
học sinh đã biết để vào bài: Nhà Lý tồn tại từ năm 1009-1226 trải qua hơn hai
trăm năm cai quản đất nước, nhà Lý có rất nhiều công lao to lớn trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước ta. Song, cuối thời nhà Lý, các vua quan trong triều
nhà Lý bắt đầu ăn chơi sa đọa, nhân dân lầm than, đói khổ. Trước tình cảnh như
thế, chắc hẳn sẽ có một triều đại khác lên thay thế. Vậy tiếp theo nhà Lý là triều
đại nào? Bài Lịch sử hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự kiện lịch sử này, ngoài
ra các em còn biết thêm một số chính sách của triều đại mới này ngay từ những
ngày đầu mới thành lập. Hoặc, giới thiệu bài “Nhà Trần và việc đắp đê”: Giáo
viên cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa Lịch sử lớp 4, trang 39 và hỏi:
Tranh vẽ gì? (H/S: Cảnh mọi người đang khiêng đất). Giáo viên giới thiệu: Đây
là bức tranh vẽ cảnh đắp đê của người dân ở thời Trần. Theo sử sách thì Triều
đại nhà Trần được mệnh danh là “Triều đại đắp đê”. Vậy lí do vì sao nhà Trần
lại được Mệnh danh là:“Triều đại đắp đê”? Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó
thông qua bài Lịch sử hôm nay.
Học sinh tiểu học hiếu động nên rất thích nghe kể chuyện, bởi vậy giáo
viên có thể giới thiệu bài bằng một câu chuyện kể lịch sử ngắn, hấp dẫn có liên
quan đến bài lịch sử nhằm tạo cho các em sự chú ý, hứng thú với tiết học.

11


Ví dụ: Giới thiệu bài “Nước Âu Lạc”, tôi thực hiện như sau: Các em đã
được nghe thầy kể câu chuyện Trọng Thủy, Mỵ Châu chưa? (Có thể mời học
sinh khá, giỏi kể, hoặc giáo viên kể tóm tắt câu chuyện).
+ Giáo viên dẫn dắt: Tuy có chi tiết thần thoại nhưng dấu tích về thành Cổ Loa
là có thật và đến nay vẫn còn được giữ gìn và trở thành khu di tích ở Đông Anh.
– Hà Nội. Vậy nội dung câu chuyện đó có liên quan gì đến sự kiện lịch sử trong
bài học hôm nay. Thầy mời cả lớp đến thành Cổ Loa để cùng tìm hiểu nhé!
Như vậy có rất nhiều cách giới thiệu bài mới, với từng nội dung bài mà tôi

có cách giới thiệu phù hợp, mục đích là để thu hút học sinh vào bài học, tránh sự
nhàm chán.
4.2.2. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng qua hoạt đông củng cố bài:
Giúp học sinh hứng thú khi học lịch sử, ngoài việc chuẩn bị giới thiệu bài,
tôi luôn chú trọng đến hoạt động củng cố bài. Đây vừa là bước không những
giúp các em nắm những kiến thức cơ bản mà còn là bước kích thích các em ham
mê, tìm hiểu, chú ý trong các giờ học bài mới. Bởi vậy, phần củng cố tôi thường
tổ chức theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Ví dụ khi củng cố bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
(năm 938) sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp 4, trang 21, tôi củng cố bằng trò
chơi ô chữ: Ô chữ gồm 8 hàng ngang. Cách chơi như sau: Tôi chia lớp thành
bốn đội. Mỗi đội lần lượt chọn hàng ngang, tiếp đó giáo viên đọc gợi ý về từ sẽ
điền vào hàng ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Nếu sai hoặc sau
thời gian 30 giây không đoán được thì đội khác có quyền đoán. Đoán mỗi từ
hàng ngang đúng được 10 điểm’đoán từ hàng dọc đúng được 30 điểm.

12


Trò chơi kết thúc khi các ô hàng ngang được tìm ra. Đội dành chiến thắng là đội
có số điểm cao nhất.
Nội dung ô chữ và gợi ý:

T

H

A

T


B

C

O

L

O

A

T

B

H

O

A

N

A

I

C


O

C

G

O

H

U

Y

T

R

I

E

U

Đ

Ö

Ô


N

G

L

A

M

A

C

N

G

O

Q

U

Y

E

N


G

T

H

A

O

1, Quân Nam Hán phải nhận hậu quả gì khi sang xâm lược nước ta vào
năm 938 (thất bại).
2, Sau khi đánh tan quân Nam Hán, nơi nào được Ngô Quyền chọn làm
kinh đô (Cổ Loa).
3, Vũ khí làm thủng thuyền của giặc (cọc gỗ).
4, Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng thiên nhiên nào để đánh thắng quân
giặc (thủy triều).
5, Quê của Ngô Quyền (Đường Lâm).
6, Quân Nam Hán đến từ phương này (Bắc).
7, Người lãnh đạo trận Bạch Đằng (Ngô Quyền).
8, Tướng giặc tử trận ở Bạch Đằng (Hoàng Tháo).

13


Tổng kết trò chơi, khen nhóm thắng cuộc. Khi tổ chức hoạt động củng cố
theo hình thức này tôi thấy các em học rất chú ý, hào hứng, sôi nổi tham gia.
Chắc chắn qua trò chơi, các em sẽ khắc sâu những kiến thức lịch sử được học.
Giáo viên cũng có thể thay trò chơi ô chữ bằng cách cho học sinh xem bộ phim

hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng (khi có máy chiếu): Bộ phim dài 5 phút nhưng
phản ánh đầy đủ về sự kiện diễn biến trận Bạch Đằng.
Hoặc Ví dụ: Củng cố bài “Nhà Lý đời đô ra Thăng Long”, tôi cho học
sinh xem một trích đoạn phim hoạt hình lịch sử nói về Lý Thái Tổ (Dạy bài
giảng điện tử) để nhằm khắc sâu bài học và giúp các em cảm thấy thích thú, tiếp
thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
4.2.3. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng qua hình thức thi đua
nhóm:
Khi tổ chức các hoạt động học tập như làm việc nhóm hay làm việc cá nhân.
tôi luôn tạo không khí học tập thoải mái nhằm phát huy tính tích cực, tự giác tối
đa của học sinh, giáo viên không làm thay mà là người tổ chức, hướng dẫn học
sinh hoạt động và giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. Nhằm giúp đỡ các nhóm
học tập thuận tiện, tôi làm các biểu tượng mặt cười, mặt mếu và quy ước mặt
mếu là nhóm, cá nhân đang gặp khó khăn cần được giúp đỡ, mặt đỏ là đã hoàn
thành phần thảo luận nhóm hoặc cá nhân đã làm bài xong. Nhóm nào gặp khó
khăn thì giơ mặt mếu, nhóm hoàn thành thì giơ mặt cười. Giáo viên chú ý quan
sát lớp để giúp đỡ học sinh kịp thời, tế nhị. Đây là một việc tuy nhỏ nhặt nhưng
cũng góp phần gây hứng thú cho học sinh. Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả theo hình thức thi đua, học sinh rất hưng phấn.
Ví dụ: Bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp
4, trang 19, khi hướng dẫn học sinh trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng thì tôi chia lớp thành các nhóm 4 người, yêu cầu các nhóm đọc sách
giáo khoa, xem lược đồ để kể lại được chuyên. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
14


Trong khi học sinh làm việc tôi đi đến các nhóm (gặp khó khăn giơ mặt mếu),
giúp đỡ thêm cho những nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi nhỏ. Sau thời gian
họp nhóm, tôi tổ chức thi đua các nhóm, Chia nhóm theo nhóm ngẫu nhiên, bằng
cách gọi ngẫu nhiên học sinh trong nhóm. Nếu học sinh trình bày đúng, đủ và

hấp dẫn thể hiện được khí thế của quân ta sẽ được tuyên dương.
4. 3. Tổ chức hoạt động giúp học sinh tiếp thu kiến thức qua việc khai thác
kênh hình và thông tin trong sách giáo khoa.
Sách giáo khoa môn Lịch sử được trình bày theo hướng tổ chức các hoạt
động học tập nhằm giúp học sinh quan sát, tự tìm tòi, tự phát hiện kiến thức và
rèn luyện các kĩ năng. Sách giáo khoa có hệ thống kênh hình khá là phong phú
gồm tranh ảnh, lược đồ, bản đồ... Đây là phương tiện dạy học đặc trưng của môn
Lịch sử, nó giúp cho học sinh tái hiện lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
trong quá khứ xa xưa.
4.3.1. Tổ chức hoạt động giúp học sinh biết sử dụng lược đồ, bản đồ trong
sách giáo khoa lịch sử lớp 4.
Phần Lịch sử lớp 4 có một số lược đồ đơn giản và bản đồ về các cuộc khởi
nghĩa. Nhưng không tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ, bản
đồ thì các em sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu kiến thức, tai hại hơn nữa là
tạo cho học sinh thói quen lười quan sát, thiếu tưởng tượng, không có cơ sở suy
nghĩ. Bởi vậy, để giúp học sinh làm việc với lược đồ, bản đồ một cách có hiệu
quả tôi tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nắm bắt một số kiến thức, kĩ năng thiết
thực như:
Thứ nhất phải giúp học sinh biết xác định phương hướng trên bản đồ,
lược đồ: Theo quy định trên bản đồ thì phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới
bản đồ biểu thị hướng Nam, bên phải bản đồ biểu thị hướng Đông, bên trái bản
đồ biểu thị hướng Tây. Điều này học sinh được học kĩ trong bài “Làm quen với
15


bản đồ” - sách Lịch sử và Địa lí lớp 4, nhưng giáo viên vẫn phải củng cố thường
xuyên kĩ năng này. Bởi vì khi học sinh xác định được phương hướng trên lược
đồ, bản đồ thì học sinh có thể tự hiểu được vì sao lại gọi là giặc phong kiến
phương Bắc, hoặc cụ thể trong bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược lần thứ hai (1075-1077). Giáo viên yêu cầu kể lại cuộc chiến đấu trên sông

Như Nguyệt thì học sinh dễ dàng xác định được vị trí phòng tuyến của quân ta ở
bờ Nam, còn đồn bốt quân giặc ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
Thứ hai, hướng dẫn học sinh đọc chú giải để hiểu được ý nghĩa biểu thị
của các kí hiệu trên lược đồ. Khi hiểu được ý nghĩa của các yếu tố, các kí hiệu
trên lược đồ, bản đồ học sinh sẽ làm tốt các bài tập yêu cầu kể lại diễn biến trận
chiến hoặc diễn cuộc khởi nghĩa.
Ví dụ: Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông
Như Nguyệt (bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
(1075-1077) trang 34, sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp ) tôi tổ chức, hướng
dẫn như sau:
Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ trong sách giáo khoa trang 35, xem bảng
chú giải biết các kí hiệu thể hiện trên lược đồ để các em phân biệt được mũi tên
biểu thị quân ta và mũi tên biểu thị giặc Tống. Chẳng hạn mũi tên màu đen
là biểu thị quân Tống tiến công, còn mũi tên màu đỏ

là biểu thị nhà

Lý chặn đánh..v..v.. Sau khi tổ chức, hướng dẫn học sinh xem chú giải, đọc
thông tin trong sách giáo khoa, bằng hệ thống câu hỏi giáo viên tổ chức cho học
sinh tìm hiểu bài như sau:
+ Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến ở đâu?
+ Lực lượng của quân Tống như thế nào ? Do ai chỉ huy?
+ Hãy chỉ vị trí quân Tống đồn trú trên lược đồ?
+ Hãy chỉ trên lược đồ nơi mà quân nhà Lý tổ chức phòng ngự?
16


+ Chỉ trên lược đồ vị trí mà quân nhà Lý chặn đánh giặc?
+ Chỉ trên lược đồ vị trí mà quân nhà Lý tiến công giặc?
+ Chỉ trên lược đồ vị trí đường rút chạy của quân giặc?

Thông qua việc trả lời các câu hỏi theo gợi ý của giáo viên, học sinh hiểu,
nhớ được diễn biến chính của trận chiến đấu. Các em sẽ dựa vào lược đồ kể lại
rất tốt, đặc biệt đối tượng học sinh trung bình cũng kể tốt mà không cần nhớ từng
câu chữ trong sách giáo khoa.
4.3.2.Tổ chức hoạt động giúp học sinh nắm được cách dùng tranh, ảnh trong
sách giáo khoa để tìm kiến thức.
Ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ. bản đồ thì giáo viên
cần tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các tranh ảnh bởi lịch sử
là việc đã xảy ra từ quá khứ xa xưa, có thật và đang tồn tại khách quan. Theo
thường lệ, nhận thức lịch sử là phải thông qua sự tồn tại khách quan của các
nhân vật lịch sử, hiện tượng lịch sử, sự kiện lịch sử đã diễn ra, cho nên việc
đầu tiên, cần thiết, tất yếu không thể bỏ qua là cho học sinh tìm hiểu qua tranh,
ảnh lịch sử.
Ví dụ: Bài Nước Văn Lang - sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp 4 trang
11, tôi khai thác kiến thức từ ảnh các hiện vật như lưỡi cày đồng, rìu đồng, đồ
trang sức bằng đồng, thuyền rồng, hình ảnh trang trí ở trống đồng.. như sau:
Yêu cầu quan sát các hình trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí trang
12,13,14 và đọc thông tin trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi:
+Người Lạc Việt biết làm những công cụ và những vũ khí gì để phục vụ cho cuộc
sống?
+ Qua những công cụ của người xưa và cả cách trang trí trên trống đồng để lại,
em hình dung như thế nào về đời sống của người Lạc Việt? (Học sinh lớp tôi đã
17


có nhiều ý kiến khác nhau như: Đồ dùng của Lạc Việt khác với ngày nay; Đồ
dùng phục vụ cuộc sống của người Lạc Việt rất đơn giản; Từ xưa người Lạc Việt
đã biết tổ chức đua thuyền và còn biết tạo nên cả trang sức để làm đẹp…)
Như vậy, thông qua việc khai thác tranh, ảnh trong sách giáo khoa, học sinh
có thể hình dung phần nào về đời sống, vật chất và tinh thần của người Lạc Việt

dưới thời các vua Hùng.
Ví dụ khác: Khi dạy bài Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh
đạo (năm 938). Trước tiên tôi cho học sinh quan sát tranh hình 2 trang 41 để
giúp các em hình dung về những chiếc cọc gỗ được cắm dưới sông Bạch Đằng
năm xưa, sau đó yêu cầu các em học sinh quan sát hình 1 trang 22 sách giáo
khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4. Giáo viên hỏi như sau: Em thấy được những điều
gì thể hiện qua tranh trong hình 1? (Em thấy cảnh tượng ngổn ngang những
chiếc thuyền to, thuyền nhỏ của giặc nghiêng ngả trên sông do va phải cọc gỗ,
đang chìm dần xuống đáy sông).
Như vậy qua tranh ảnh cùng với hướng dẫn học sinh đọc thông tin trong
sách giáo khoa, các em dễ dàng kể lại được diễn biến trận đánh quân ta đã chiến
thắng quân Nam Hán một cách hào hùng, các em như được sống lại cùng với khí
thế chiến thắng của trận Bạch Đằng xưa.
Còn như khi dạy bài: “Chùa thời Lý” giáo viên lại yêu cầu các em học
sinh quan sát hình chụp Chùa Một Cột và Chùa Keo, sau đó đọc hiểu thông tin
trong sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp trang 33; Từ đó có thể có những nhận
xét đơn giản, ban đầu về kiến trúc thời Lý (đây là yêu cầu dành cho học sinh
năng khiếu).
Như vậy, khi tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm kiến thức Lịch sử với kênh hình
cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:
18


- Giới thiệu sơ lược thông tin về kênh hình.
- Nêu mục đích tìm hiểu kiến thức gì với kênh hình cụ thể.
- Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi gợi ý, dẫn dắt để học sinh có cơ sở hình dung,
tìm hiểu kiến thức từ các hình ảnh lịch sử cụ thể.
- Gọi học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi từ dễ đến khó.
- Mời học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm trước khi giáo viên chốt kiến thức.


4.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy:
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Việc tái hiện lại lịch sử gần
như nó đã từng tồn tại là một việc rất khó khăn, nếu giáo viên sử dụng tư liệu
như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, phim,…vào việc giảng dạy sẽ góp phần rất lớn
giúp học sinh có thể tái hiện được sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn
tại. Bộ đồ dùng môn Lịch sử lớp 4 của Bộ Giáo dục ban hành đã cũ, thiếu rất
nhiều, một số tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa tuy có nhiều
nhưng chưa đầy đủ nên giáo viên cần phải sưu tầm thêm trên Internet. Để làm
cho bài giảng lịch sử được phong phú, sinh động, hấp dẫn học sinh tiếp thu kiến
thức, kĩ năng môn lịch sử một cách nhẹ nhàng, giáo viên cần phải ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc tìm tư liệu và thiết kế bài giảng. Giáo viên sử dụng phần
mềm PowerPoint để thiết kế các bài giảng trên máy tính. Những bài giảng lịch
sử vừa phong phú tư liệu vừa tạo hứng thú cho học sinh, lại đảm bảo thời gian
tiết học, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên sử dụng các phương pháp, các hình
thức dạy học tích cực,… Cách này tiết kiệm được nhiều kinh phí làm đồ dùng
dạy học thủ công như trước đây.
Chẳng hạn khi dạy bài Trường học thời Hậu Lê sách giáo khoa Lịch sử &
Địalí trang 48, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp tư liệu phong
phú cho học sinh như sau: Ảnh chụp Quốc Tử Giám; tranh vẽ về cách dạy học và
19


thi cử của nhà Hậu Lê, tranh vẽ lễ vinh quy bái tổ (lễ đón rước người đỗ cao về
làng). Nhờ sử dụng phần mềm PowerPoint nên giáo viên cũng không phải in
tranh làm tốn kém tiền của, sử dụng hình ảnh linh hoạt, nhanh chóng có chất
lượng. Lúc học sinh quan sát các tranh ảnh này, giáo viên chẳng cần thuyết
giảng bằng lời nói nhiều nhưng học sinh vẫn hình dung được rõ nét về giáo dục
và chế độ đào tạo dưới thời nhà Hậu Lê.
Khi giảng dạy bài “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)”, tôi
đã sử dụng một số hiệu ứng trên lược đồ vào những đường hành quân và các mũi

tiến quân của quân Tây Sơn gồm có 5 mũi tiến công quân Thanh ở Thăng Long,
mũi quân ta chặn đường rút lui của quân địch và đường quân Thanh rút chạy…
Bằng những hiệu ứng như vậy học sinh hiểu bài lịch sử nhanh và dễ dàng, các
em kể lại được diễn biến cuộc tiến công của vua Quang Trung rất sinh động.
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp hỗ trợ giúp tái hiện lịch sử lại thuận
lợi cho giáo viên cần cập nhật những thông tin, tư liệu mới, hấp dẫn, gần với bài.
Dạy bài lịch sử: “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” tôi cung cấp thêm một số
tranh ảnh về kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long –Hà Nội (tổ chức năm 2010)
và một số hình ảnh đẹp, hiện đại của thủ đô Hà Nội ngày nay.
Cũng nhờ có công nghệ thông tin, tôi có thể tổ chức thi “Rung chuông
vàng” củng cố kiến thức cuối mỗi tiết dạy, trong những tiết học ôn tập lịch sử
bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi trên phần mềm trình diễn PowerPoint
hấp dẫn và lôi cuốn học sinh học bài hiệu quả.
Có thể nói: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy học phân môn
Lịch sử là một biện pháp cần thiết, hiệu quả về mặt cung cấp tư liệu, thông tin
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực của học sinh, học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
4.5. Một số việc cần làm giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử:
20


4.5.1. Sau mỗi giai đoạn lịch sử giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự hệ
thống lại những kiến thức đã học:
Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi vì học sinh có nắm được kiến thức
là những sự kiện lịch sử tiêu biểu có hệ thống thì mới có thể khắc sâu hơn các
kiến thức lịch sử, bước đầu các em biết hệ thống lại các sự kiện tiêu biểu ở mỗi
giai đoạn lịch sử, hiệu quả dạy học mới được nâng lên.
Khi học xong phần lịch sử giai đoạn: “Buổi đầu dựng nước và giữ nước
(Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)” giáo viên tổ chức hướng dẫn học
sinh hệ thống lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu như: Nước Văn Lang ra đời;

Sau nước Văn Lang là nước Âu Lạc; Năm 179 TCN Triệu Đà chiếm nước Âu
Lạc; Hoặc sau khi học xong giai đoạn lịch sử: “Nước Đại Việt thời Trần (Từ
năm 1226 đến năm 1400)”, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hệ thống lại
những sự kiện lịch sử tiêu biểu như: Những chính sách quan tâm phát triển nông
nghiệp của nhà Trần; Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên….
4.5.2. Lập góc học tập về lịch sử, thư viện lớp học tạo điều kiện cho học
sinh tìm hiểu về lịch sử của dân tộc.
Trong năm học, khi dạy học phân môn Lịch sử, giáo viên tổ chức, hướng dẫn
học sinh trong lớp lập góc học tập về lịch sử và tạo ra góc thư viện lớp học.
Việc tạo lập góc lịch sử lớp học không hề tốn kém nhưng mang lại hiệu
quả tốt. Đầu năm hoc, giáo viên phát động học sinh sưu tầm tư liệu: tranh, ảnh
lịch sử liên quan đến các bài lịch sử trong chương trình lớp 4. (tư liệu, tranh ảnh
do giáo viên và học sinh cùng sưu tầm). Nhờ có góc lịch sử, học sinh có tư liệu
tham khảo kịp thời sẽ nắm vững hơn những sự kiện, nhân vật lịch sử đã học một
cách tự nhiên không cần phải học thuộc lòng những sự kiện, những mốc thời
gian khô khan, khó nhớ (góc lịch sử lớp học giống như một bảo tàng lịch sử nhỏ
21


của lớp). Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh trình bày tranh ảnh, tư liệu lịch sử,
giáo viên cũng cần giúp học sinh trình bày các tranh ảnh, tư liệu lịch sử theo một
thứ tự, hệ thống theo các mốc thời gian lịch sử cho dễ sử dụng. Giáo viên cần
chọn lựa những tranh ảnh minh họa các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong mỗi giai
đoạn lịch sử.
4.5.3. Liên hệ kiến thức của bài học với thực tế.
Điều quan trọng trong dạy học lịch sử là phải gắn kiến thức lịch sử với đời
sống thực tế. Học sinh phải biết được các địa danh lịch sử, các nhân vật lịch sử là
có thật trên đất nước và địa phương minh.
Giáo viên có thể liên hệ với những địa danh có thật. Nếu địa phương có

địa danh mang tên các nhân vật lịch sử thì giáo viên cần liên hệ để khắc sâu cho
học sinh. Ví dụ như khi dạy bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên. Giáo viên hỏi: Ở địa phương chúng ta, em có biết một con
đường, trường học nào mang tên người chỉ huy tối cao trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông Nguyên ? (Trường THCS Trần Hưng Đạo)
Khi học bài: “Hai Bà Trưng, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền
lãnh đạo” Giáo viên liên hệ bằng cách tổ chức thi kể tên những con đường,
những trường học mang tên Bà Trưng, Ngô Quyên, để khi nhắc đến các em sẽ
nhớ đến sự kiện, nhân vật lịch sử này. Hoặc trong bài Văn học và khoa học thời
Hậu Lê, giáo viên liên hệ tại sao thi học sinh giỏi toán lại được đặt tên là thi giải
toán Lương Thế Vinh. Các em sẽ dựa vào nội dung bài nhận biết vì Lương Thế
Vinh là tác giả của cuốn Đại thành toán pháp (một công trình khoa học tiêu biểu
về toán học thời Hậu Lê), hoặc giới thiệu thêm tác phẩm bài thơ Bài ca Côn Sơn
của Nguyễn Trãi. Vì bài thơ này các em cũng sẽ được trong chương trình tiểu
học. Do đó qua cách giới thiệu này, các em cảm nhận sự kiện, nhân vật lịch sử là
hoàn toàn có thật, gần gũi với đời sống.
22


Như vậy, việc liên hệ bài học với thực tế, giáo viên sẽ truyền được tình
cảm yêu nước, lòng tự hào về lịch sử dân tộc đến học sinh. Học sinh sẽ có động
lực học tập, yêu thích môn học hơn. Đó cũng là cái đích cao nhất của việc dạy
học lịch sử.
5. Kết quả đạt được.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp, giải pháp của sáng kiến vào
thực tế giảng dạy phân môn Lịch sử trường, tôi thu nhận được kết quả bước đầu
như sau:
+ Học sinh yêu thích học môn Lịch sử, chú tâm vào học bài hơn, học sinh tích
cực học, thích tìm hiểu về lịch sử, không khí tiết học sôi nổi, học sinh tích cực,
chủ động.

+ Hầu hết các em có kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, biết dựa vào lược đồ để
kể lại đúng, sơ lược diễn biến của các trận đánh, các cuộc tiến công, phục kích.
+ Học sinh có kĩ năng quan sát, ghi nhớ thông tin nhanh, trình kiến thức học tập
một cách lưu loát, rõ ràng.
+ Học sinh các lớp tôi dạy được triển khai áp dụng sáng kiến đạt kết quả khảo
sát cao hơn hẳn học sinh các lớp tôi dạy chưa được triển khai. Cụ thể bài kiểm
tra cuối kì I năm học 2013-2014 đạt: 88,6%, bài kiểm tra cuối kì I năm học
2014-2015 đạt: 98,6%, đặc biệt số học sinh đạt điểm 9, điểm 10 nhiều hơn hẳn.
6.Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Sáng kiến được công nhận, được triển khai sẽ giúp giáo viên dạy học tốt
môn Lịch sử lớp 4, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, giáo dục kĩ năng
sống và nhân cách học sinh cần các điều kiện:
- Đối với giáo viên: Đối xử công bằng với môn học, không được xem đó là
môn phụ, không quan trọng; Luôn tìm tòi nghiên cứu các kiến thức lịch sử liên
quan, bám sát mục tiêu của từng bài, lựa chọn phương pháp và hình thức phù
23


hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch
bài dạy, hướng dẫn học sinh học tập, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,
tư vấn với phụ huynh học sinh,….phải làm sao truyền được lòng say mê học lịch
sử cho các em cũng như niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc.
- Đối với nhà trường: Ban giám hiệu cho phép triển khai chuyên đề Lịch sử
với các biện pháp, giải pháp sáng kiến đã đề ra và giám sát, hướng dẫn tổ chức
việc thực hiện nghiêm túc chuyên đề đã triển khai. Hàng năm cần duy trì tốt việc
tổ chức cuộc thi “Dân ta phải biết sử ta” theo hình thức “rung chuông vàng” để
kích thích việc dạy học tốt môn Lịch sử trong nhà trường.
- Về cơ sở vật chất nhà trường: Cần có trang bị nhiều máy chiếu đa năng
(ít nhất 1 máy/1 khối). Đây là một điều kiện rất quan trọng giúp giáo viên truyền
tải lượng thông tin về lịch sử phong phú nhất đến học sinh, giúp các em ghi nhớ

kiến thức lịch sử nhanh nhất, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.
- Mỗi gia đình học sinh: luôn quan tâm đến việc dạy lịch sử cho con em
bằng cách có thể kể những câu chuyện lịch sử liên quan, hoặc thay vì mua truyện
tranh nước ngoài thì mua những quyển truyện lịch sử dành cho thiếu nhi để bổ
trợ thêm về kiến thức lịch sử cho con em.

24


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
- Đánh giá thực trạng: Ban giám hiệu nhà trường rất coi trọng tổ chức các
lớp học tập nâng cao chuyên môn cho giáo viên, triển khai chuyên đề về đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy như:
chuyên đề giáo án điện tử, chuyên đề dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng. Tổ
chuyên môn tổ chức chuyên đề tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi chia sẻ
kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Trường đã trang bị máy chiếu,
máy tính, kết nối Internet đến các phòng chức năng… nhằm phục vụ cho việc
giảng dạy bằng giáo án điện tử. Ngoài ra, thư viện trường có khá nhiều sách lịch
sử, truyện lịch sử phục vụ cho môn học. Bản thân giáo viên luôn tích cực trau
dồi kiến thức, luôn rèn kĩ năng nghiệp vụ, nhiệt tình trong tự học, có ý thức làm
việc nghiêm túc, chịu khó tìm tòi học hỏi từ Internet, tích góp các kinh nghiệm
của bản thân và đồng nghiệp, yêu thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Học sinh
có đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu học tập. Đây là điều kiện tốt giúp tôi triển khai,
áp dụng các biện pháp, giải pháp của sáng kiến vào thực tế giảng dạy. Tuy nhiên,
do môn Lịch sử lớp 4 là môn học mới mẻ đối với học sinh nên học sinh còn chưa
quen với cách học. Nên việc tiếp thu kiến thức lịch sử của các em chắc chắn còn
nhiều hạn chế, bởi vậy rất cần có thời gian để hoàn thiện dần các giải pháp, biện
pháp của sáng kiến.
- Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện: Soạn giảng bám sát mục tiêu bài

dạy, bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học Lịch sử; Các bài giảng bước đầu
linh hoạt, sáng tạo mở rộng với học sinh năng khiếu. Đã tạo được không khí học
tập thoải mái, hòa đồng, hấp dẫn với học sinh. Tổ chức hoạt động giúp học sinh
tìm hiểu kiến thức qua việc khai thác kênh hình, đọc hiểu thông tin trong sách
giáo khoa. Tuy nhiên, về biện pháp ứng dụng CNTT vào giảng dạy Lịch sử còn
nhiều hạn chế do các lớp 4 của trường tôi còn phân tán ở 3 khu khác nhau không
thể đáp ứng được yêu cầu này. Biện pháp lập góc học tập về lịch sử, thư viện lớp
25


×