Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 34 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: " Tổ chức các trò chơi Dân gian trong trường tiểu học"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí
3. Tác giả: 1-Nguyễn Thị Tươi

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/ năm sinh:

07 / 02 / 1972

Điện thoại:

0978199686

2- Nguyễn Thị Tĩnh

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/ năm sinh:

21 / 03 / 1965

Điện thoại:

0936409977

3- Hoàng Văn Đoàn

Nam (nữ): Nam


Ngày tháng/ năm sinh:

03 / 10 / 1978

Điện thoại:

0935435494

4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Văn Đức- Thị xã Chí LinhTỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203930485
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Văn Đức- Thị xã Chí
Linh- Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203930485
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: " Tổ chức trò chơi dân gian
trong trường tiểu học"
- Về Cơ sở vật chất: Có sân chơi (sân trường rộng, hẹp đều có thể tổ chức
nhiều trò chơi dân gian). Có thể sử dụng không gian lớp học để chơi một số trò
chơi. Trang bị một số dụng cụ hoặc thiết bị để hỗ trợ tổ chức trò chơi: dây nhảy,
que chuyền, sỏi cuội, quả bóng cao su nhỏ, khăn, dây kéo co, cờ nhỏ,… (Học
sinh có thể tự sưu tầm que chuyền, quả chơi chuyền, sỏi cuội, tờ lịch cũ để vẽ
1


bàn ô ăn quan, khăn bịt mắt, …). Có thể sử dụng những tấm lịch treo tường cũ để
tận dụng làm dụng cụ tổ chức trò chơi.
- Về con người:
+ Học sinh: Tất cả các em học sinh tiểu học từ khối 1 đến khối 5 đã được
tìm hiểu, hướng dẫn cách chơi các trò chơi trong phạm vi tổ chức đều có thể
tham gia các trò chơi này.

+ Giáo viên, tổng phụ trách Đội: Hiểu trò chơi, nắm chắc luật chơi, biết tổ
chức, hướng dẫn và giám sát khi học sinh chơi; nhiệt tình và trách nhiệm trong tổ
chức các hoạt động.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2011- 2012

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Tươi

Nguyễn Thị Tĩnh

Hoàng Văn Đoàn
2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoản cảnh nảy sinh sáng kiến:
Hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; kế
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển
khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”trong các trường phổ thông; Căn cứ 5 nội dung thi đua xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực gồm có:
- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn;
- Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa

phương, giúp các em tự tin trong học tập;
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh;
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh;
- Học sinh tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa có ở địa
phương.
Trong 5 nội dung thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
nói trên, việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học góp phần thực hiện
tốt 2 trong 5 nội dung nói trên, đó là: Rèn kĩ năng sống cho học sinh và Tổ chức
các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
Không những thế, ngay từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành Giáo dục
phát động phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
3


cực” nhà trường đã hưởng ứng tích cực bằng những hoạt động hiệu quả. Đặc biệt
từ năm học 2011- 2012, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường được
quan tâm thực hiện nghiêm túc, đều đặn, sáng tạo xuyên suốt các tháng trong
từng năm học, tạo cho các em học sinh trong nhà trường có những hoạt động
thực sự lành mạnh, vui tươi, góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do như trên, chúng tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến
“Tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học” nhằm trao đổi kinh
nghiệm cùng bạn bè đồng nghiệp bậc tiểu học cùng góp phần xây dựng mỗi ngôi
trường tiểu học đều là những trường học thân thiện, tích cực.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến:
Như đã trình bày ở trên, sáng kiến này cần các điều kiện về cơ sở vật chất
và con người để áp dụng được sáng kiến, đó là:
- Về Cơ sở vật chất: Có sân chơi (sân trường rộng, hẹp đều có thể tổ chức
nhiều trò chơi dân gian). Có thể sử dụng không gian lớp học để chơi một số trò
chơi. Trang bị một số dụng cụ hoặc thiết bị để hỗ trợ tổ chức trò chơi: dây nhảy,

que chuyền, sỏi cuội, quả bóng cao su nhỏ, khăn, dây kéo co, cờ nhỏ,… (Học
sinh có thể tự sưu tầm que chuyền, quả chơi chuyền, sỏi cuội, tờ lịch cũ để vẽ
bàn ô ăn quan, khăn bịt mắt, …). Có thể sử dụng những tấm lịch treo tường cũ để
tận dụng làm dụng cụ tổ chức trò chơi.
- Về con người:
+ Học sinh: Tất cả các em học sinh tiểu học từ khối 1 đến khối 5 đã được
tìm hiểu, hướng dẫn cách chơi các trò chơi trong phạm vi tổ chức đều có thể
tham gia các trò chơi này.
+ Giáo viên, tổng phụ trách Đội: Hiểu trò chơi, nắm chắc luật chơi, biết tổ
chức, hướng dẫn và giám sát khi học sinh chơi; nhiệt tình và trách nhiệm trong tổ
chức các hoạt động.
4


2.2.Thời gian áp dụng sáng kiến
Bắt đầu từ năm học 2011-2012, những biện pháp tổ chức hiệu quả các trò
chơi dân gian trong nhà trường đã được chúng tôi thực nghiệm theo hướng sáng
tạo, hiệu quả và dần dần được rút kinh nghiệm, bổ sung trong những năm học
tiếp theo cho đến năm học 2014- 2015 để hoàn thiện và đúc rút viết thành sáng
kiến này.
2.3.Đối tượng áp dụng sáng kiến
- Các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân trên khắp mọi
miền của đất nước.
- Học sinh trong các trường tiểu học.
- Các thày cô giáo dạy trong trường tiểu học.
3. Nội dung sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Bắt đầu từ năm học 2008- 2009, Bộ
Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trong
trường tiểu học nhưng chưa có một tài liệu nào hoặc văn bản hay chưa có

chương trình tập huấn nào hướng dẫn các nhà trường tổ chức trò chơi dân gian
trong nhà trường cụ thể vào thời gian nào, cách thức tổ chức, tuyên truyền,
hướng dẫn học sinh duy trì trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích ra sao, phối kết
hợp các hoạt động trong nhà trường sao cho thiết thực hiệu quả, tạo môi trường
vui tươi, lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh,…
Trong khuôn khổ sáng kiến này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những cách làm
mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả trong nhà trường từ nhiều năm nay để giải
quyết vấn đề trên. Đó là:
+ Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong
trường tiểu học và việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên hiểu biết về các trò chơi dân gian, cách
tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường;
5


+ Trang bị đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trò chơi đan gian.
+ Tổ chức tập huấn và hướng dẫn học sinh cách chơi, phát động học sinh
toàn trường tham gia các trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích trong thời gian vui
chơi;
+ Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi,
đầu giờ học;
+ Tổ chức giao lưu, thi đua giữa các đội tham gia các trò chơi dân gian
trong hoạt động ngoài giờ lên lớp;
+ Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để phát huy
hiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường.
- Khả năng áp dụng của Sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng rộng
rãi trong các nhà trường tiểu học. Những biện pháp đề cập đến trong sáng kiến
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; trang thiết bị và cơ sở vật chất trong các nhà
trường hiện nay đều có thể đáp ứng được yêu cầu tổ chức các trò chơi dân gian
trong phạm vi sáng kiến đề cập. Điều đó tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà

trường sáp dụng sáng kiến này.
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến được thực hiện đã góp phần
rất lớn vào việc mang lại cho các em học sinh một môi trường giáo dục an toàn,
bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.
Sáng kiến thực hiện cũng đã thể hiện sự quan tâm đầu tư của nhà trường vì người
học, nó còn thể hiện sự thân thiện và dân chủ trong môi trường giáo dục thời kì
đổi mới.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Sau một thời gian thực hiện sáng kiến tại trường, chúng tôi thấy: Nhận
thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường về lưu giữ và phát huy
trò chơi dân gian trong nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực. Các em học
sinh hứng thú tham gia các trò chơi dân gian, hàng ngày các em đã thay những
trò chơi sử dụng đồ chơi súng ống, không an toàn thay bằng những trò chơi dân
6


gian vui tươi, lành mạnh; môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ hơn, học sinh
được rèn nhiều kĩ năng sống qua các trò chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp
hiệu quả, thiết thực và sôi nổi hứng thú hơn rất nhiều. Không những thế, việc
huy động các lực lượng tham gia cùng đã tạo cho nhà trường một môi trường
giáo dục đoàn kết, gắn bó, thân thiện; học sinh chủ động, sáng tạo hơn.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Để sáng được áp dụng hoặc mở rộng trong toàn bậc học, chúng tôi đề xuất
một số ý kiến sau:
- Đối với phòng Giáo dục và Sở giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tuyên
truyền giáo dục rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của việc
duy trì, phát huy các trò chơi dân gian, góp phần giữ gìn nét văn hóa dân tộc. Tổ
chức tập huấn và nhân rộng điển hình các trường tổ chức tốt trò chơi dân gian
góp phần quan trọng tạo môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực.
- Các nhà trường: Chuẩn bị tốt nhân lực, các trang thiết bị, đồ dùng, vật dụng để

tổ chức trò chơi hiệu quả. Việc chuẩn bị này có thể huy động từ chính học sinh,
vì đều là những đồ dùng, vật dụng các em dễ kiếm, dễ tìm.
- Đối với cán bộ, giáo viên: Có hiểu biết về các trò chơi triển khai, tích
cực, tâm huyết và trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tổ chức và giám sát các em
thực hiện để có thể điều chỉnh kịp thời.
- Đối với học sinh: Tham gia tích cực, chủ động và tự giác.

7


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1, Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Như đã trình bày ở phần TÓM TẮT SÁNG KIẾN và từ việc hưởng ứng
phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo
dục và đào tạo phát động, từ thực tế thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, vui tươi, thân thiện, dân chủ và tích cực; từ thực tế trong nhà
trường các em học sinh còn thiếu những trò chơi lành mạnh, bổ ích, một bộ phận
các em học sinh trong trường tiểu học còn bị lôi cuốn vào những đồ chơi, trò
chơi thiếu bổ ích, kém an toàn, … Từ bối cảnh và yêu cầu của giáo dục tiểu học
hiện nay, chúng tôi đã mạnh dạn chọn và thực hiện sáng kiến “Tổ chức trò chơi
dân gian trong trường tiểu học”.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Các trò chơi dân gian các dân tộc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vô
cùng lớn. Đó còn thể hiện tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trong
nhân dân rất cao.
Trò chơi dân gian được phát huy và bảo tồn góp phần hình thành phẩm
chất kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên, giành chiến thắng trong cuộc
sống. Trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước và con
người Việt Nam.
Những trò chơi dân gian Việt Nam đã đến với trẻ thơ nhất là lứa tuổi Tiểu

học một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”qua những bài đồng dao theo
cách nói vần, và chinhs những bài đồng dao ấy đã làm tốt chức năng biểu đạt ý,
giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ thơ. Và từ những trò chơi ấy với ý
nghĩa giáo dục trong các bài đồng dao giúp trẻ: Học mà chơi, chơi mà học!
3. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, trẻ em được sống trong
môi trường phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin với tốc độ phát triển
8


nhanh chóng cùng những trò chơi hiện đại nhiều trẻ em hôm nay không còn
được biết tới những trò chơi cổ truyền dân gian. Đặc biệt, giá trị của các trò chơi
đang có nguy cơ mai một, biến mất hay biến tướng một cách bất thường và
nhanh chóng. Thay thế vào đó là các trò chơi mới được du nhập không phù hợp
với văn hóa, thể chất của con người và học sinh Việt Nam. Chính vì thế những
năm gần đây, ở một số địa phương việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của
các trò chơi văn hóa dân gian đã được quan tâm, chú trọng. Từ năm học 20082009, hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, các nhà trường đã chú ý đưa trò chơi dân gian vào nhà trường song
còn ở mức độ hạn chế và chưa thực sự được đầu tư quan tâm.
4. Thực trạng tình hình.
Qua thực tế tìm hiểu thực trạng tình hình của nhà trường qua một thời gian
thực hiện các nội dung thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,
và trực tiếp khảo sát về nhận thức, tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong
nhà trường; qua tìm tiểu nhu cầu chơi trò chơi cũng như quan sát thực tế chơi trò
chơi của các em học sinh ở các giờ vui chơi; qua việc tổ chức trò chơi dân gian
trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp chúng tôi thấy:
- Nhà trường: Việc quan tâm đầu tư cho việc tuyên truyền, giáo dục và tổ
chức trò chơi dân gian trong nhà trường còn hạn chế, chưa sáng tạo và chưa thu
hút được sự tham gia của những lực lượng trong và ngoài nhà trường.
- Học sinh: Rất thích chơi trò chơi, thích được tham gia trò chơi vào giờ

thể dục hay những tiết hoạt động ngoài giờ lên lên lớp, các buổi ngoại khóa và
sinh hoạt tập thể. Rất nhiều em học sinh bị cuốn hút bởi các đồ chơi bằng nhựa
tái sinh màu sắc độc hại không rõ nguồn gốc, hoặc những đồ chơi nguy hiểm,
bạo lực, không an toàn như súng, kiếm, hạt nở hóa chất,… Các em còn thiếu
hiểu biết và chưa được tham gia nhiều các trò chơi dân gian, hiểu biết về trò chơi
dân gian còn kém,…

9


- Giáo viên: Nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì phát huy trò
chơi dân gian trong nhà trường còn chưa đúng mức độ, hiểu biết về các trò chơi
dân gian còn hạn chế; đa số còn coi việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhà
trường là trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội hoặc chưa tham gia tích cực vào
công tác tổ chức, hướng dẫn, giám sát các em học sinh thực hiện.
5. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
5.1. Khảo sát thực trạng:
Để có kết quả cụ thể về thực trạng nhằm tổ chức tốt các trò chơi dân gian
trong trường tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trước khi thực hiện nghiệm
sáng kiến về các nội dung sau:
- Nhu cầu chơi trò chơi của học sinh:
(Chọn mỗi khối 50 em, khối 1 tham gia trả lời trực tiếp qua phỏng vấn, khối 2
đến khối 5 trả lời trên phiếu)

HS
tham
gia KS

Khối 1
50 em

Khối 2
50 em
Khối 3
50 em
Khối 4
50 em
Khối 5
50 em

Mức độ
Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích
SL

SL

%

SL

%

SL

45


90

5

10

0

42

94

6

12

2

4,0

44

88

5

10

1


2,0

47

96

2

4,0

1

2,0

45

90

4

8,0

1

2,0

10

%


%


- Khảo sát mức độ hiểu và biết chơi các trò chơi dân gian của học sinh:
HS
tham
gia KS

Hiểu và biết cách chơi trò chơi dân gian
1 trò chơi dân
gian
SL

Khối 1
50 em
Khối 2
50 em
Khối 3
50 em
Khối 4
50 em
Khối 5
50 em

%

2 trò chơi dân
gian
SL


%

3 trò chơi dân
gian
SL

%

4 trò chơi dân
gian trở lên
SL

35

15

0

0

2

25

16

7

3


13

26

8

2

8

30

10

2

3

30

15

%

- Khảo sát về sự hiểu biết, cách tổ chức các trò chơi dân gian của giáo viên
CBGV
tham
gia KS


Hiểu và biết cách tổ chức chơi trò chơi dân gian
Biết cách chơi TC DG thông
dụng, chưa thông hiểu về trò
chơi
SL

40

Hiểu rõ và biết cách tổ chức
chơi các trò chơi DG thông
dụng

%

SL

25

%

15

Qua khảo sát bằng số liệu cụ thể một số nội dung như trên và trực tiếp
quan sát, phỏng vấn giáo viên, học sinh nhiều nội dung về tổ chức trò chơi dân
gian trong thực tế ở nhà trường, chúng tôi thấy rằng:
+ Đa số các em học sinh rất thích được tham gia chơi trò chơi. Các em
thích được tổ chức cho chơi trò chơi với các bạn ở trong giờ học, giờ ra chơi và
các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt tập thể.

11



+ Rất nhiều học sinh, đặc biệt là các em học sinh khối 1, 2 chưa biết và ít
tham gia nhiều trò chơi dân gian. Số lượng các em này còn tham gia những trò
chơi tự phát, sử dụng đồ chơi nguy hiểm độc hại do thiếu hiểu biết.
+ Còn rất nhiều giáo viên chưa hiểu rõ về trò chơi dân gian, dẫn đến việc
hướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi còn hạn chế hoặc hướng dẫn qua loa,
chưa tạo được hứng thú cho tất cả các em học sinh.
+ Nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phổ biến rộng rãi trò
chơi dân gian trong nhà trường của giáo viên và học sinh còn hạn chế.
5.2. Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong
trường tiểu học và việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Để thực hiện tốt nội dung này, trước tiên Ban giám hiệu nhà trường chúng
tôi đã tiến hành bồi dưỡng về nhận thức cho tập thể cán bộ giáo viên trong nhà
trường để từng cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ được các nội dung:
“Qua các trò chơi dân gian tổ chức cho học sinh trong trường tiểu học, ta
thấy đó là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ
em, xét ở nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi,
chủ định chơi, các luật chơi…Đặc biệt lời đồng dao có vai trò rất quan trọng
trong việc góp phần làm cho trò chơi hấp dẫn và bổ ích với các em. Đồng dao
nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao là
nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữa
cuộc sống, thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính
chất tương tự. Đồng dao trong trò chơi dân gian có tác dụng thỏa mãn nhu cầu
vui chơi và học tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Do ngôn ngữ đặc
thù, đồng dao trong trò chơi dân gian đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn
luyện tiếng nói cho học sinh tiểu học hiệu quả. Trước hết là tập cho các em nhỏ
tuổi phát âm chính xác: Nu na/ Nu nống/ Cái trống/ nằm trong/ Cái nong/ nằm
ngoài/ (Trong trò chơi Nu na nu nống). Bài đồng dao này luyện cho các em nói
âm N phân biệt với L. Hay trò chơi Đếm sao: Một ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao

12


sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề
như một số bài số học. Điều cơ bản trò chơi dân gian dành cho các em giúp các
em học tập bằng ấn tượng thực tế chứ không phải bằng lý luận. Trong các bài
đồng dao được sử dụng cùng trò chơi dân gian có những câu không dịch, không
giảng được, song không phải là không có ý nghĩa Ví như “nu na nu nống”,
“dung dăng dung dẻ”, “chồng lộng chồng cà”, “dâm dâm da da”, “chi vi chi
vít”… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho các em học sinh tiểu học rất
cao. Người ta có thể dựa ngay vào động tác của một trò chơi, hay một hành động
nói đến trong bài đồng dao, rồi lấy từ chính diễn tả sự việc, dùng phương pháp từ
lấp láy, cấu tạo tiếng đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ. Trò dung dăng dung
dẻ tập trung ý nghĩa ở chữ dăng, có nghĩa là dăng tay; trò Vu vi vút vít có chữ
vút, trẻ cầm cây roi vung khắp xung quanh. Tham gia chơi trò chơi dân gian gắn
với đồng dao là các em học sinh tiểu học đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa
tập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo khối lớp, học sinh có thể chơi các trò khác
nhau như: Chi chi chành chành, Mèo đuổi chuột, Kéo co, Nhảy bao bố, Ô ăn
quan, Oẳn tù tì, nhảy dây..
(Theo tác giả Bùi hữu Cường viết trong cuốn sách “Giá trị của trò
chơi dân gian trong nhà trường tiểu học”)
Với ý nghĩa
5.3. Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên hiểu biết về những trò chơi dân gian
thường tổ chức trong nhà trường tiểu học và cách tổ chức các trò chơi dân
gian trong nhà trường (Theo 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi)
5.3.1. Chi chi chành chành
- Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các em học
sinh và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người
chơi.Trò chơi thường là sự kết hợp giữa hai đến 4 học trò và thường dành cho
các em học sinh nhỏ tuổi ở khối lớp 1.


13


-Cách chơi: Một người xòe bàn tay ra, người khác giơ một ngón tay trỏ ra
đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba Vương Ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập của vào.
Đến chữ “vào” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay
thật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm trúng thì bị thua cuộc, phải xòe tay và đọc
câu đồng dao cho người khác chơi.
5.3.2. Oẳn tù tì
- Tác dụng: Rèn luyện tính phán đoán và khả năng phản xạ nhanh nhẹn
14


- Cách chơi: Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng
đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì
Ra cái này!
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là
búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá.
Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéo
cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo.

5.3.3. Ô ăn quan
- Tác dụng: giúp bé làm quen với cách thức tính toán và rèn luyện tư duy
sáng tạo.
- Cách chơi: Ô ăn quan có thể chơi ở trong nhà hay ngoài trời với các ô kẻ
trên giấy, nền đất, miếng gỗ phẳng… Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật
rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.
Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng
cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán
nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. Cũng có thể biến tấu thành chơi ba, chơi 4
tùy theo số lượng người tham gia chơi.

Quân chơi gồm 2 loại quan và dân được thu thập từ những vật có kích
thước dễ cầm nắm và không quá nhẹ để tránh gió thổi như: sỏi, đá, khuy áo, hạt
15


một số loại quả… (chú ý: quân quan phải to hơn hẳn quân dân). Số lượng “quan”
luôn là 2, còn số lượng “dân” thay đổi tùy theo số ô ở hai bên, miễn là đảm bảo 5
“dân” trong một ô lúc bắt đầu chơi.
Hai học sinh (hoặc ba, bốn) ngồi bên cạnh của hình chữ nhật đã vẽ và lần
lượt bốc quân ở ô bất kỳ để rải 1 quân ở tất cả các ô đi qua, rải đến khi nào gặp
một ô trống (trừ ô quan) thì được ăn số quân ở ô liền sau ô trống đó. Cứ rải quân
như vậy cho đến khi nào ăn hết quan thì đếm số quân ở hai bên, ai nhiều hơn là
người thắng.
5.3.4. Bịt mắt bắt dê
- Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng.

- Cách chơi: Trò chơi này càng nhiều học sinh tham gia càng vui. Khi bắt
đầu chơi, các em học sinh đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai
học sinh đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một học sinh

đóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được
dê dựa theo tiếng kêu.
Các em học sinh làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng là
mách sai để gây cười. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và
một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
16


5.3.5. Rồng rắn lên mây:
- Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt Ngoài ra còn
dạy các em học sinh tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

- Cách chơi: Một học sinh đóng làm thầy thuốc, các em còn lại sắp hàng
một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía
trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng
dao:
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc sắc
Có nhà hiển minh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?

17


“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng
nhà…). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.
Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:
- Chô tôi xin ít lửa.
- Lửa làm gì?

- Lửa kho cá.
- Cho ta xin khúc đầu.
- Cục xương cụ xẩu.
-Cho ta xin khúc giữa.
- Cục máu cụ me.
-Cho ta xin khúc đuôi
- Tha hồ thầy đuổi
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng
trong hàng. Còn người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho
người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và
tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người
đó phải ra thay làm thầy thuốc.
5.3.6. Đánh chuyền
- Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo của tay kết hợp chân.
- Cách chơi: Chơi hai hoặc vài người. Cỗ chuyền gồm 10 que tre vót tròn,
nhỏ bằng que kem, dài 20cm và một hòn cái (hòn cuội tròn hoặc quả cà pháo).
Người chơi ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một
câu, vừa tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái
không để rơi.
Số que rải xuống hoặc lấy lên phải đúng theo lời ca. Hết bàn 10, người
chơi xoay đảo cả 2 tay chùm que, mỗi câu là một lần tung hứng hòn cái, đoạn
cuối đặt xuống từng que rồi lại nhặt lên đôi một cho đến hết. Rơi cái, hoặc nhặt
sai số que là bị loại. Người chơi vừa chơi vừa đọc theo bài ca:
18


Que mốt (nhặt 1 que)

Chín lìa một


Que mai (nhặt tiếp 1 que và nắm lại Một sang mười
trong tay cho đến hết bàn)

Ngả năm mươi (đặt xuống 5 que)

Cái cò

Mười vơ cả (lại nhặt lên)

Nỏ năng

Ngả xuống đất (đặt cả 10 que xuống)

Con khăng

Cất lên tay (nhặt cả lên)

Hòn chắt

Xoay ống nhổ (quay cả cụm que)

Nhấm nha

Đổ tay chuyền

Nhấm nhắt

Chuyền chuyền một (xoay một vòng

Quạ bắt


que trên hai tay)

Sang bàn đôi (rải lại ra chân)

Một đôi

Đôi tôi (nhặt 2 que)

Chuyền chuyền hai

Đôi chị

Hai đôi

Đôi cái bị

Chuyền chuyền ba

Đôi cành hoa

Ba đôi

Rải bàn ba (rải que lại ra chân)

Chuyền chuyền bốn

Ba quả cà

Bốn đôi


Ba quả táo

Chuyền chuyền năm

Ba lá gáo

Năm đôi

Một sang tư

Đầu quạ (Bắt đầu thả từng que xuống

Rải bàn tư (rải lại que)

chân)

Tư củ từ

Quá giang

19


Tư củ cải

Sang sông

Hai sang năm


Về đò

Rải bàn năm (rải lại que)

Cò nhảy

Năm còn năm

Gẫy cây

Năm sang sáu

Mây leo

Rải bàn sáu (rải lại que)

Bèo trôi

Sáu củ ấu

ổi xanh

Bốn sang bảy

Hành bóc

Rải bàn bảy (rải lại que)

Trứng đỏ lòng (quơ 2 que lên một lần)


Bảy lìa ba

Tôm cong đít vịt

Ba sang tám

Vào làng xin thịt

Rải bàn tám (rải lại que)

Ra làng xin xôi

Tám hai lìa

Anh chị em ơi, cho tôi vét bàn thiên hạ.

Hai sang chín
Rải bàn chín (rải lại que)
5.3.7. Nhảy bao bố
- Mục đích ý nghĩa: Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo. Tạo
không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt
- Cách chơi: Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trong
bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.Quản trò chia tập thể chơi thành
các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một
bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh. Khi có lệnh của quản trò,
từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu
20


tiên nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát. Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.

Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp. Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một
bao. Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm. Khoảng cách
xa hay gần tuỳ thuộc vào khối lớp học sinh
5.3.8. Đá cầu
- Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, tính linh hoạt của cổ chân, sự kết phối
hợp toàn thân để tâng cầu.
- Cách chơi: Số người chơi không hạn định. Có nhiều cách chơi: Người
chơi nhảy lò cò một chân, một chân vừa đỡ cầu vừa đá hất lên, vừa đá vừa đếm
kết quả cho đến khi cầu rơi xuống đất là hết ván. Chân đá có thể duỗi thẳng, gập
vòng trước mặt hoặc đá hậu gập chân qua đằng sau. Đá cầu bằng ống chân, bàn
chân, đùi, đều được. Hoặc vạch một vạch ngang làm giới hạn, chia hai đội với số
người bằng nhau. Một bên gieo cầu đá sang phía bên kia, họ đỡ và đá trả về bên
này, có thể đỡ chuyền nhau qua vài người rồi mới đá sang đối phương. Cầu rơi
xuống đất bên nào bên ấy thua một bàn.
5.3.9.Nhảy dây
- Mục đích: Rèn luyện sức khỏe của đôi chân, biết đoàn kết đồng đội, yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau.
- Cách chơi: Một sợi dây thừng dài 2m cho nhảy cá nhân, hoặc 4 - 5m cho
nhảy tập thể. Nhảy cá nhân: Hai tay cầm hai đầu dây dang ra vung lên qua đầu,
khi dây chạm đất, chân nhảy lên để dây vượt qua, như vậy là một vòng, vừa nhảy
vừa đếm xem đến vòng bao nhiêu thì vướng chân vào dây phải ngừng để người
khác nhảy. Ai đạt nhiều vòng là thắng. Chơi giỏi, hai tay cầm dây vắt chéo
ngang ngực. Nhảy tập thể: Hai người cầm hai đầu dây bằng một tay, quay nhanh
dây chạy vòng tròn cho vài người nhảy. Ai chạm dây phải ra thay làm người cầm
dây cho người kia vào nhảy.
21


5.3.10. Kéo co:
- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh, sự đoàn kết, đồng lòng, đồng sức.

- Cách chơi: số người chơi được chia làm hai đội, mỗi đội cùng dùng sức
mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam,
có khi bên nam, bên nữ. Hai bên ra sức kéo, sao cho dấu mốc trên dây kéo về bên
mình là thắng. Bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng "cố lên". Kéo co tổ chức 3
hiệp, bên nào thắng liền ba hiệp hoặc 2 hiệp là bên ấy được.
5.4.Trang bị và sưu tầm đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho tổ chức
các trò chơi
Xác định việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường có thành công
hay không thì trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho những trò chơi đó
đóng vai trò rất quan trọng, nếu thiếu chúng, coi như việc tổ chức trò chơi thất
bại. Chính vì vậy, ngay sau khi nghiên cứu, khảo sát thực tế nhà trường đã phát
động toàn thể các em học sinh tự sư tầm một số dụng cụ, đồ dùng có thể phục vụ
cho một số trò chơi mà các em dễ kiếm, dễ làm như: que chuyền, sỏi, cuội, hạt
na, hạt nhãn, quả bòng tenis cũ, ... Một số dụng cụ, trang thiết bị khác nhà trường
đầu tư trang bị như: dây nhảy, dây kéo co, khăn bịt mắt, quả cầu,...
5.5.Tổ chức hướng dẫn học sinh cách chơi, phát động học sinh toàn trường
tham gia các trò chơi dân gian lành mạnh, bổ ích trong thời gian vui chơi
Để tổ chức thành công các trò chơi dân gian đã nêu trên, BGH nhà trường
chúng tôi đã họp bàn và phân công đồng chí Tổng phụ trách Đội cùng giáo viên
chủ nhiệm trong nhà trường, giáo viên bộ môn kết hợp cùng nhân viên các bộ
phận tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách chơi 10 trò chơi dân gian dễ sử dụng
trong nhà trường tiểu học.
Lịch hướng dẫn được bố trí linh hoạt: vừa cố định trong các tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp, hoặc linh hoạt trong những buổi chào cờ đầu tuần, trong giờ ra
chơi hoặc trong cả những tiết học có sử dụng trò chơi. Sau một thời gian hướng
22


dẫn, các đồng chí được phân công nhiệm vụ sẽ kiểm tra, hướng dẫn bổ sung kịp
thời cho các em, đảm bảo các em đều biết chơi những trò chơi phù hợp với lứa

tuổi của mình.
Song song với nhiệm vụ hướng dẫn cách chơi các trò chơi, chúng tôi cũng
đã tiến hành tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống phát thanh măng non về ý
nghĩa, lợi ích của trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học. Từ đó bồi dưỡng
cho các em học sinh ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.
Để thực sự trò chơi dân gian giúp cho môi trường giáo dục thêm thân
thiện, gần gũi, vui vẻ và dân chủ, chúng tôi đã phát động toàn thể các em học
sinh tích cực chủ động chơi các trò chơi dân gian trong những giờ vui chơi, giờ
ra chơi giữa giờ,... Sau mỗi tháng đều có đánh giá rút kinh nghiệm trong toàn
trường với từng lớp.
5.6. Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi
Để hoạt động chơi trò chơi dân gian trong nhà trường trở thành một nét
đẹp trong hoạt động hướng tới lợi ích của các em học sinh, vì một môi trường
thân thiện, an toàn, vui tươi, chúng tôi đã chỉ đạo Liên đội đưa hoạt động vui
chơi trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi để các em học sinh thực sự được vui
chơi thỏa mái. Lịch vui chơi trò chơi được đan xen vào các buổi trong tuần như:
thứ 2, 4, 6 chơi trò chơi dân gian. (Thứ 3,5: múa hát, thể dục)
Bằng sự suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, chúng tôi đã bàn bạc để phân khu trong
sân chơi cho các em học sinh có thể tham gia chơi trò chơi theo khu với từng sở
thích hoặc theo khu vực khối lớp của mình. Khu các em chơi trò chơi nhảy dây,
khu các em chơi cầu, khu chơi ô ăn quan, khu các em chơi những trò chơi vận
động: Bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây,... Cứ như vậy lịch chơi trò chơi định kì
được tổ chức đều đặn giúp các em rèn luyện một số kĩ năng cơ bản và tham gia
chủ động trong các trò chơi.

23


5.7. Tổ chức giao lưu, thi đua giữa các đội tham gia các trò chơi dân gian

trong hoạt động ngoài giờ lên lớp
Để khích lệ các cá nhân và tập thể lớp tích cực tham gia chơi các trò chơi
dân gian và tạo cho các em những sân chơi bổ ích, lý thú, chúng tôi đã tổ chức
giao lưu, thi đua giữa các đội tham gia trò chơi dân gian trong dịp lễ lớn hay
trong hoạt động ngoài giờ lên lớp tập trung toàn trường.
Những trò chơi thường được sử dụng để thử tài khéo của các đội chơi
trong các dịp giao lưu mà nhà trường đã tổ chức đó là: Chơi chuyền, kéo co,
nhảy bao bố,...
Sau mỗi đợt giao lưu như vậy, nhà trường đều có tổng kết, trao cho các em
học sinh những phần quà động viên sự cố gắng của các em.
5.8.Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để phát huy
hiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường.
Xác định việc tuyên truyền giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn thân
thiện nói chung và việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học
nói riêng rất cần sự đóng góp chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, ngay từ đầu
năm học, chúng tôi đã lập kế hoạch, họp bàn với các bộ phận trong nhà trường,
phân công nhiệm vụ tổ chức và giám sát với từng bộ phận cùng phối kết hợp
hiệu quả trong công việc: Chi đoàn thanh niên chịu trách nhiệm cùng phòng thiết
bị mua sắm những trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho chơi trò chơi. Liên đội
chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn,... Không những thế, chúng tôi còn tham
mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Đội của xã, Đoàn thanh niên xã
có mặt động viên các em học sinh trong những ngày giao lưu tập trung toàn
trường.
5.9. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian thực nghiệm sáng kiến, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
và thu được kết quả như sau:

24



- Khảo sát mức độ hiểu và biết chơi các trò chơi dân gian của học sinh:
HS
tham
gia KS

Khối 1
50 em
Khối 2
50 em
Khối 3
50 em
Khối 4
50 em
Khối 5
50 em

Hiểu và biết cách chơi trò chơi dân gian
1 trò chơi dân
gian

2 trò chơi dân
gian

3 trò chơi dân
gian

4 trò chơi dân
gian trở lên

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

2

4,0

35

70

13

26


0

0

0

0

5

10

45

90

0

0

0

0

2

4,0

48


96

0

0

0

0

2

4,0

48

96

0

0

0

0

0

0


50

100

- Khảo sát về sự hiểu biết, cách tổ chức các trò chơi dân gian của giáo viên
CBGV
tham
gia KS

Hiểu và biết cách tổ chức chơi trò chơi dân gian
Biết cách chơi TC DG thông
dụng, chưa thông hiểu về trò
chơi

40

Hiểu rõ và biết cách tổ chức
chơi các trò chơi DG thông
dụng

SL

%

SL

%

0


0

40

100

Nhìn vào bảng thống kê số liệu khảo sát và qua phỏng vấn, quan sát và
theo dõi học sinh vui chơi, tham gia giao lưu các hoạt động trong nhà trường,
chúng tôi thấy:
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến vào trong nhà trường, số lượng các
em học sinh hiểu và biết cách chơi từ một đến hai trò chơi dân gian đã giảm đi,
số lượng các em học sinh từ khối 1 đến khối 5 hiểu rõ và biết cách chơi từ 4 trò
chơi dân gian trở lên đã tăng rõ rệt. Đặc biệt có những khối lớp 100% các em
đều hiểu và biết cách chơi từ 4 trò chơi dân gian trở lên.
25


×