Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn tìm hiểu màu sắc đường nét trong tranh đông hồ và hàng trống áp dụng các bài vẽ tranh đề tài THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 33 trang )

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Tìm hiểu đường nét và mầu sắc trong tranh đông hồ và
tranh Hàng Trống vào dạy các bài vẽ tranh đề tài ở cấp thcs
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khối 6,7,8,9( Phân mônvẽ tranh)
3. Tác giả:
Họ và tên: Đoàn Thị Thắm ………………………….
Nam (Nữ): Nữ
Ngày/tháng/năm sinh: 20/ 01/ 1972
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm họa
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên -Tổ Khoa học tự nhiên
Trường THCS Chí Minh……………….., Chí Linh, Hải Dương.
Điện thoại 0986430319
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Chí Minh
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Chí Minh……………,
Chí Linh, Hải Dương; Điện thoại: 03203585548
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Môi trường giáo dục gồm: Giáo viên, học sinh, và các cơ sở vật chất của
trường học.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015

HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

ĐOÀN THỊ THẮM

1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Để đáp ứng mục tiêu “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy
sáng tạo và năng lực tự đào tạo của con người, coi trọng thực hành, thí nghiệm làm
chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” và “ dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh” , “ học mà vui...vui mà học”. Trong quá trình giảng
dạy và thực hiện các buổi ngoại khóa trong nhà trường tôi đã nảy sinh sáng kiến “
Sử dụng thí nghiệm hóa học trong hoạt động dạy học nhằm phát huy khả năng tư
duy, sáng tạo trong học sinh”. Từ đó học sinh có ý thức tìm tòi phát hiện các kiến
thức mới và giải thích một số hiện tượng trong thực tế mà trước đây các em còn
chưa rõ.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
* Điều kiện:
- Nhà trường trang bị phương tiện dạy học: Tài liệu tham khảo, máy tính,
máy chiếu, loa đài , phòng chức năng có sân khấu, có đầy đủ các dụng cụ, hóa chất
sử dụng trong chương trình mỹ ththuaatTHCS.
- Giáo viên cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chọn những chương trình phù
hợp với chương trình học THCS
* Thời gian áp dụng: các buổi ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, các ngày hội vui
hóa học, các ngày lễ, các ngày kỉ niệm. Cũng có thể biểu diễn xen kẽ với các tiết
mục văn nghệ trong các buổi dạ hội.
* Đối tượng:
- Giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật khối THCS.
- Học sinh lớp 6,7,8, 9.
3. Nội dung sáng kiến:
Nội dung sáng kiến: Sáng kiến chỉ ra tầm quan trọng của môn Mỹ Thuật, đặc
biệt từ những bài vẽ tranh đề tài ngoài việc đào sâu và mở rộng kiến thức nó còn có
tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập môn Mỹ Thuật cho học sinh.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

- Hướng dẫn cách làm thí nghiệm vui, biết quan sát các hiện tượng thí nghiệm
từ đó tự đưa ra các giả thiết, các tình huống giải thích hiện tượng.
- Học sinh được tiếp cận trực tiếp với một số đề tài mới mẻ mà trong quá trình
học trên lớp các em chưa biết đến mà đôi khi chỉ được nghe giáo viên mô tả bằng
lời hoặc qua tranh vẽ.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến được giáo viên dạy mỹ thuật sử dụng trong nhà trường vào các
buổi ngoại khóa theo kế hoạch chuyên môn nhà trường.
2


- Sáng kiến được học sinh vận dụng trong các bài tập thực nghiệm, trong đời
sống hàng ngày.
* Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
- Giúp GV có thể tổ chức các buổi ngoại khóa được sinh động và đơn giản
hơn. Từ đó dạy các bài thực nghiệm được dễ dàng hơn.
- Giúp HS phát triển tư duy, sáng tạo, kĩ năng thực hành tốt đặc biệt có kĩ
năng sống tốt hơn.
4. Khẳng định giá trị, lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Sáng kiến này tôi đã áp dụng và thấy có tính khả thi cao, chất lượng môn mỹ
thuật ở các khối lớp được nâng lên rõ rệt, học sinh không còn ngại khi học môn mỹ
thuật, trong các bài thực hành, bài kiểm tra phần thực nghiệm các em tự tin, yêu
thích môn học hơn và không coi là môn học phụ. Vì vậy, sáng kiến này có thể là
tài liệu tham khảo giúp các đồng chí giáo viên dạy mỹ thuật trong trường THCS
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Là một giáo viên dạy mỹ thuật trường THCS nhiều năm và đã thực hiện
sáng kiến. Tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhỏ:
- Các nhà trường cần quan tâm đến bộ môn mỹ thuật bằng cách: ngay từ đầu
năm học cần xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi ngoại khóa hay các buổi sinh
hoạt tập thể về môn mỹ thuật

- Đối với giáo viên dạy hóa cần tâm huyết với nghề, yêu thích môn mình
dạy, cần đầu tư thời gian, nghiên cứu các tài liệu tham khảo và tích cực cho học
sinh làm các đề tài mới… để các em xác định cho mình có phương pháp học tập tốt
hơn.

3


PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn Cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1: Lý do chọn đề tài.
Môn mỹ thuật là môn nghệ thuật mà các em học sinh đã được làm quen ở
bậc tiểu học. Các em đã được hình thành khả năng quan sát, tư duy, hình tượng,
sáng tạo ra những bài vẽ theo ý chủ quan của mình. ở cấp THCS mỗi phân môn
đều cung cấp cho các em kiến thức, kỹ năng khác nhau . Trong đó mảng tranh dân
gian trong phân môn “thường thức mĩ thuật” là phân môn quan trọng đóng góp
một phần không nhỏ vào việc cung cấp cho các em học sinh về văn hoá dân tộc ,
tìm hiểu về phong tục tập quán hay phong cách nghệ thuật của dân tộc mình và
trên thế giới.
Mặt khác do lòng yêu thích và say mê nghệ thuật muốn tìm tòi ,khám phá ra
những cái hay ,cái bí ẩn trong tranh dân gian ,tôi đã đi vào tìm hiểu về đường
nét ,màu sắc trong hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
Với những lí do sau đây mà tôi tự đúc rút ra cho mình để từ đó quyết định
đến với đề tài này:
-Do bản thân yêu thích tranh dân gian.
-Bản thân nhận thấy rằng việc áp dụng đường nét, mằu sắc vào dạy các bài
vẽ tranh đề tài trong chương trình mĩ thuật THCS là rất cần thiết hiện nay.Do đó ,
tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu đường nét và màu sắc trong tranh Đông Hồ và Hàng
Trống áp dụng vào dạy các bài vẽ tranh đề tài ở cấp THCS “làm đề tài nghiên cứu
cho mình.

1.2.cơ sở lý luận của vấn đề
Nghệ thuật là gì nếu như không phải là cái đẹp, cái thẩm mỹ, cái đem đến
cho con người ta niềm vui, sự đam mê, niềm phấn khởi và sự rung động trước cái
đẹp của cuộc sống. Cuộc sống con người luôn gắn liền với nghệ thuật. Con người
biết yêu cái đẹp và nghệ thuật lại có tác động trở lại với cuộc sống của con người.
Nó giúp con người thêm lạc quan yêu đời yêu quê hương đất nước và gắn bó con
người với nhau trong cộng đồng.
Nghệ thuật thật kỳ diệu, chức năng của nghệ thuật thật lớn lao. Ngoài những
chức năng cơ bản, nghệ thuật còn đem lại tình cảm, ước vọng, sự huyền diệu cho
con người. Nó làm cân bằng trạng thái tâm lý để luôn giữ thế quân bình cho con
người. Nghệ thuật đem lại niềm vui bất tận, làm cho con người gần nhau hơn, hiểu
nhau hơn. xong cái quan trọng hơn cả là nghệ thuật tác động tới con người để cho
4


con người càng hoàn thiện. Càng “người hơn” “con người viết hoa” theo đúng
nghĩa của nó..
Với phương châm “Học vui,vui học”Chương trình mĩ thuật ở Trường THCS
có nhiều nội dung đa dạng, phong phú với các phân môn như: vẽ theo mẫu, vẽ
tranh, vẽ trang trí và thường thức mĩ thuật, qua đó mang lại cho các em nhiều
niềm vui và sự hứng thú đối với môn học. Riêng phân môn vẽ tranh, GV cần cho
HS biết rằng: vẽ tranh rất trìu tượng, không phải là chỉ vẽ mấy hình lên trang giấy
mà phải biết sắp xếp các đường nét mầu sắc hình vẽ,bố cục sao cho phù hơp,nói
lên được nội dung của bức tranh. Qua những bài vẽ tranh đồng thời cũng giáo dục
thẩm mĩ và giúp các em phát huy khả năng sáng tạo mỹ thuật của mình.
Ở trường THCS, mĩ thuật không thể đạt được mục tiêu đào tạo các em trở
thành họa sĩ như ở trường mĩ thuật chuyên nghiệp , bởi vì thời lượng quá ít và đối
tượng học sinh là đại trà. Vì vậy, là những giáo viên trực tiếp đứng lớp, để thực
hiện được mục tiêu là “ Giáo dục văn hóa thẩm mĩ” ở Trường THCS chúng ta phải
tổ chức như thế nào để cho các em có hứng thú và tiếp thu nhanh bàivẽ tranh, nắm

được kỹ năng cơ bản là bố cục, dường nét,mầu sắc để từ đó tạo nên hứng thú, sự
yêu thích đối với môn học. Đó là vấn đề mà tôi luôn luôn suy nghĩ khi thực hiện
giáo án lên lớp và trong thực tế giảng dạy, bản thân luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi,
rút kinh nghiệm để nhằm tìm cho mình một phương pháp tối ưu trong hoạt động
giảng dạy. Trên cơ sở mang tính thực nghiệm, tôi xin mạnh dạn trình bày một số
kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng các phương pháp có hiệu quả trong hoạt động
giảng dạy phân môn vẽ tranh. Hi vọng rằng đây sẽ là kiến thức bổ ích để cho các
đồng nghiêp tham khảo trong hoat đông giảng dạy của mình
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

* Mục đích:
- Nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc quan sát và nhận biết
các hiện tượng, giải thích các hiện tượng dựa vào kiến thức mỹ thuật.
- Giúp cho học sinh có khả năng khám phá khoa học. Đồng thời trong quá
trình dạy học phần này sẽ giúp các em không những giỏi về suy luận, phán đoán
logic, mà giúp các em có thêm kĩ năng thao tác thực hành, yêu thích bộ môn,
hướng nghiệp trong tương lai cho các em.

* Nhiệm vụ:
- Hiểu được ý nghĩa của từng bức tranh
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các thể loại tranh đề tài.
- Tổ chức dạy thực hành qua buổi học ngoại khóa để xác định hiệu quả của đề
tài.
5


1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu sử dụng đề tài ở chương trình phân môn mỹ thuật THCS và
từng bước vận dụng vào quá trình tổ chức các buổi học ngoại khóa, sinh hoạt tập
thể...Đặc biệt là biểu diễn trong các ngày hội vui , các ngày lễ, các ngày kỉ niệm.

Cũng có thể biểu diễn xen kẽ với các tiết mục văn nghệ trong các dạ hội.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu lí luận, thực tiễn.
- Thực hành trên các buổi ngoại khóa trong nhà trường
- Thăm dò ý kiến giáo viên, học sinh sau khi dạy thực hành.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
2.1. Mục tiêu của chương trình mỹ thuật THCS:
2.1.1. Kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức vè môn mỹ thuật , bắt đầu được làm
quen và tiếp cận với một số thể loại tranh đề tài.
- Cung cấp cho học sinh các hiểu biết đơn giản để có thể giải quyết các tình
huống xảy ra khi gặp trong đời sống và ngoài xã hội.
2.1.2. Kĩ năng:
- Hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng “học đi đôi với hành” ; “lí
thuyết phải gắn liền với thực tế”
- Thông qua việc dạy và học mỹ thuật, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy
cơ bản ( Phân tích, tổng hợp, khái quát và hệ thống...) và góp phần nâng cao phẩm
chất tư duy, năng lực nhận thức.
- Học sinh vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã biết của mình để giải
thích một số hiện tượng nào đó, một việc làm nào đó trong đời sống, trong sản
xuất. Biết vận dụng những hiểu biết của mình để thực hành một số đề tài đơn giản
ở trong và ngoài nhà trường.
2.1.3. Thái độ:
- Hướng cho học sinh có thái độ yêu thích cái đẹp, muốn khám phá cái đẹp.
- Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2. Mục tiêu của môn mỹ thuật : “Sử dụng thực hành vẽ tranh đề tài trong
hoạt động dạy học nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong học sinh”.
- Kiến thức: Cung cấp cho các em một số kỹ năng đơn giản, dễ làm dễ quan

sát, biết vận dụng những kiến thức đã học, những hiểu biết của mình để giải quyết
các đề tài, từ đó có thể làm các bài vẽ tranh về đề tài được tốt hơn.
- Kĩ năng: Có kĩ năng tư duy, quan sát, làm thực hành, đồng thời rèn cho học
sinh có kĩ năng sống ( cẩn thận, linh hoạt, khéo léo trong các hành động)
- Thái độ: Có tinh thần tự giác, tích cực học hỏi, tìm tòi,phát huy tính sáng
tạo, tự khám khá cái mới trong thực tế cũng như trong cuộc sống.
6


3. Thực trạng của việc giảng dạy bộ môn mỹ thuật ở trường THCS
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường, cùng với đặc thù
của bộ môn năng khiếu, có thể nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong giảng
dạy đối với bộ môn.
3.1. Thuận lợi:
Mỹ Thuật là bộ môn năng khiếu, Vì thế luôn kích thích các em khám phá,
tìm tòi, sáng tạo.
- Hơn nữa nội dung kiến thức luôn gắn liền với các bài thực hành, đặc biệt
trong các vẽ tranh đề tài, điều đó gây hứng thú, lòng ham mê hiểu biết để các em
học sinh học hỏi, tìm tòi, khám phá bộ môn mỹ thuật.
- Mặt khác, hiện nay đồ dùng dạy học bộ môn mỹ thuật ở các trường đã
được trang bị tương đối đầy đủ, có đủ các phòng học chức năng, máy chiếu, máy vi
tính... Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy, tổ chức các buổi ngoại
khóa, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp....
Từ những thuận lợi đó mỗi giáo viên dạy mỹ thuật đều có thể thực hiện các
bài vẽ tranh đề tài thành công đem lại kết quả giảng dạy ngày càng tốt hơn.
3.2 Khó khăn:
Đồ dùng dạy học trang bị nhiều nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Đồ dùng
còn hạn chế, một số dụng cụ thì không sử dụng được.
Học sinh chưa tự giác tích cực trong học tập. Đặc biệt đối với môn mỹ thuật
là môn học không khó nhưng các vẫn thờ ơ coi đây là môn học phụ lên ít khi học

bài ở nhà trước khi lên lớp. Các tiết thực hành còn ít, các tiết tìm hiểu thực tế chưa
được xây dựng trong phân phối chương trình, hầu như học sinh chỉ được biết qua
lời kể của giáo viên, hay xem tranh....lên kiến thức thực tế của các em còn hạn chế.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Để khắc phục những khó khăn trên tôi mạnh dạn nghiên cứu tìm tòi, xây
dựng và tổ chức buổi học ngoại khóa hóa học nhằm tạo cho học sinh có một sân
chơi bổ ích “ học mà chơi..., chơi mà học”, đáp ứng được nhu cầu, sự hiểu biết của
học sinh.
Muốn thực hiện các bài vẽ tranh thành công giáo viên phải thực hiện đầy đủ
các bước sau:
4.1. Điều kiện:
Để thực hiện các bài vẽ tranh đạt hiệu quả cao trong học tập và nâng cao sự
hiểu biết về bộ môn trước khi thực hiện giáo viên phải biết lựa chọn những phương
pháp như sau:
- Cho học sinh quan sát
- Hướng dẫn học sinh cách tìm hình, màu sắc đường nét
Nghiên cứu tài liệu và tham khỏa các thể loại tranh dân gian như tranh Đông
Hồ và tranh Hàng Trống.
4.2. Chuẩn bị:
- Giáo viên phải nắm chắc kiến thức trước khi lên lớp.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học.
- Đồ dùng giảng dạy phải đầy đủ...
7


5: Nội Dung nghiªn cøu:tìm hiểu đường net và mầu sắc trong tranh đông
hồ và tranh hàng trống
A.Đường nét.
Ngay từ khi mới xuất hiện ,ngôn ngữ đầu tiên của loài người chính là các nét
vẽ. Từ chỗ các nét vẽ đơn giản, nguệch ngoạc dần dần con người đã biết sử dụng

các nét vẽ có đậm nhạt thể hiện khá sinh động thế giới khách quan và đường nét
trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người.
Như các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được ở các hang động của người Nguyên
Thuỷ có nhiều hình vẽ trên vách đá cả về hình và đậm nhạt có giá trị về lịch sử và
nghệ thuật. Đó là những nét vẽ tuy còn vụng về nhưng đó là những dấu hiệu đầu
tiên. Theo định nghĩa khoa học:”Đường nét là tập hợp những điểm trong chuyển
động”.Có nhiều loại” đường”:đường thẳng ,đường cong, đường gấp khúc, đường
xoáy ốc…
Tóm lại , trong nghệ thuật hội hoạ , khái niệm đường nét thường cùng song
hành,muốn tạo nét phải có đường, đường làm nên nét.Những tập hợp điểm trong
tranh tạo nên nét vẽ và đường nét làm nên hình trong tranh.Đường bao giờ cũng
chỉ ra một phương hướng nhất định và chúng tạo nên nhiều cảm xúc thẩm mĩ khác
nhau :đường thẳng ,đường nằm ngang tạo nên sự ổn định chắc chắn ,đường
tĩnh:đường nghiêng ngả (xiên) tạo cảm giác bấp bênh không ổn định…
b.màu sắc:
Cùng với đường nét thì màu sắc cũng là một đặc trưng của ngôn ngữ hội hoạ
,góp phần tạo nên bức tranh đẹp, hấp dẫn và lộng lẫy.
Do đó màu sắc là một hiện tượng của thiên thiên được con người đúc kết và
tìm ra quy luật của hoà sắc.
Màu sắc là tên gọi chung ,nó được pha trộn sẽ tạo ra vô vàn hoà sắc màu
phong phú và sinh động.Tuy vậy màu sác cũng có những tính chất ,đặc điểm màu
nhất định :Màu nóng cho ta cảm giác ấm áp,sôi nổi, vui vẻ,ngược lại màu lạnh cho
ta cảm giác :mát mẻ nhẹ nhàng, lạnh lẽo, u buồn…
Có ba màu nguyên là màu tự nó: Đỏ –Vàng –Lam, khi được sử dụng trong
tranh nó được pha trộn thành vô vàn màu sắc khác nhau tạo cho tranh lung linh
huyền diệu.
Như vậy, nghệ thuật có từ rất lâu đời phát triển và gắn liền với sự phát triển
của lịch sử loài người trong đó đường nét và màu sắc có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
c. Tìm hiểu một số tranh tiêu biểu.
* Tranh Đông Hồ

8


Để tìm hiểu sâu sắc về đường nét và màu sắc trong tranh Đông Hồ, tôi đi tập
lùng nghiên cứu một số bức tranh tiêu biểu.
Với dòng tranh này, tôi thấy có mấy loại in màu nền khác nhau; màu đỏ,
màu vàng, màu trắng…và mỗi một màu nền, các nghệ nbhân lại sử dụng nó với
một ý nghĩa khác nhau.
Màu đỏ là màu ấm nóng, tưng bừng náo nhiệt, là màu đỏ của niềm tin, hy
vọng, màu của khát vọng hạnh phúc…
* Trong tranh “gà mái” màu nền là màu đỏ vang rực rỡ, tươi sáng nhưng lại
không quá chói. Nhìn tổng thể màu sắc đơn giản, thuận mắt bởi toàn bộ nền được
quét một lớp màu đỏ vang nhưng mảng đặc là những chú gà lại sử dụng những
mảng màu đậm, nó làm dịu bớt sự rực rỡ của màu nền, làm cân bằng màu sắc trong
tranh. Màu sắc sử dụng rất ít, chỉ có 3 màu: Màu xanh lục, màu đỏ và một ít màu
trắng điệp ở bụng gà mái và điểm một chú gà con tạo điểm sáng, điểm nhấn cho
tranh. Trong mảng màu trắng điệp ấy còn có sự ảnh hưởng qua lại về màu sắc của
màu đỏ nền… (Hình 1).

Hình1: Gà mái (Tranh Đông Hồ)
Một kỹ thuật tái hình trong màu sắc là sự lơi màu mà các nghệ nhân sử dụng
khi vẽ màu ở một số chỗ trong tranh không kín mà có chỗ bông xốp tạo cảm giác
thoáng đãng. Quét nền màu đỏ nhưng khi in màu xanh chồng nên ta vẫn thấy mày
đỏ của nền qua kẽ hở của màu xanh vừa in.
Đường nét trong thể loại tranh này là không thể thiếu được. Những màu trên
tranh được chững lại bằng những nét đen to, mập mạp giúp cho hình khối vững
9


chắc. Mỗi chú gà là một dáng vẻ khác nhau và khoanh xung quanh các màu là

những nét đen, tạo cho gà với dáng vẻ rất khoẻ mạnh. Bên cạnh những nét nhỏ,
mềm, ngắn...trên lông cánh của gà con thì có những nét to, nhọn, cứng dài trên
lông cánh gà mẹ. Bên cạnh những đường thẳng tắp, cứng của cánh thì có những
đường lượn cong mềm mại ở bụng gà, ở mào gà, có nét vụn, cong ở chân gà thì
ngược với nó lại có nét khúc triết nhọn ở cánh gà, cổ gà…Đó là cách sử dụng
đường nét trong tranh rất tài tình làm cho tranh không đơn điệu, nhàm chán.
* Cùng với tranh “Gà mái” thì tranh “Đấu vật, đánh ghen, hứng dừa”….cũng
là tranh có nền màu đỏ. Màu sắc hết sức đơn giản cũng chỉ có 1,2 màu. (hình 2 tranh “Đấu vật”).
Bức tranh diễn hình bằng mảng màu trắng không, bởi màu trắng điệp đặt
trên nền đỏ son quện vào nhau tạo ra màu hồng của da thịt. Các nghệ nhân đã đưa
nét tạo hình. Trừ màu đỏ của nền ra, chỉ có in nét đen lên để định lấy hình, lấy
dáng các nhân vật đường nét đơn giản và chắc khoẻ, thấy được sức sống, sức trẻ
của các chàng trai đang đấu vật vào tiết mùa xuân. Tranh chỉ bằng nét nhưng ta
cũng thấy được cả màu ở trong đó.

Hình 2:

Đấu vật Tranh dân gian Đông Hồ

Nghiên cứu về tranh có nền màu trắng điệp “Đám cướt chuột” “lợn đàn”
“Bà Triệu”, “Gà Đại Cát”….màu trắng biểu hiện sự trong trắng tinh khiết bất kỳ
màu nào đặt lên nền trắng đều tạo sự tương phản về màu. Những màu sắc được sử
dụng trên nền trắng phong phú hơn. Như trên nền vàng chỉ có màu xanh lục, nâu
đỏ, trên nền trắng ta thấy không chỉ có màu xanh lục, nâu đỏ, màu vàng mà có cả
màu ghi ốc….Đó là do kỹ thuật chồng màu khéo léo của các nghệ nhân. Cụ thể ở
10


tranh “Bà Triệu” - (Hình 8) toàn màu ghi ốc trên nền trắng, màu hồng ở chú lợn
nái…Nhưng nói chung những màu đó cũng đều nằm trong những màu cơ bản màu

chủ đạo của tranh Đông Hồ.
Về đường nét vẫn là những đường nét to mập chắc khoẻ, đơn giản không
cầu kỳ thể hiện được tính cách của nhân dân trong xã hội xưa. Như tranh “Đám
cưới Chuột” (hình 5) những đường cong trên thân từng con chuột được dẫn ra
không lắt nhắt, đứt quãng loăn xoăn như đường nét của con mèo.

Hình 5: Đám cưới chuột
Sự diễn tả đường nét thể hiện được rất rõ tâm trạng tính cách của nhân vật.
Con chuột đang khép nép “sợ sệt trước cái dáng sừng sững của con mèo. Đường
nét con mèo vặn vẹo, đứt đoạn….thể hiện sự dữ tợn, đường nét ở con chuột dài thể
hiện tâm trạng chung là rất sự hãi trước sự gầm gừ của con mèo.

11


Hình 6: Hứng dừa
Với tranh “Lợn đàn” (hình 7) miêu tả một con lợn mẹ và năm chú lợn con
mũm mĩm. Cả bức tranh nổi bật lên là kỹ thuật chồng màu rất công phu của các
nghệ nhận. Trên nền trắng lần lượt các nghệ nhân in ván khắc màu hồng, ván khắc
màu nâu sau đó đến màu xanh lục ở trên hình con lợn nái.

Hình 7: Lợn đàn
12


Nếu không có các đường nét đen in để định hình thì giữa nền và vật đã bị
nhoà hẳn vào nhau rồi. Ngoài những màu quen thuộc: nâu đỏ, xanh lục, vàng cam
với hình này bằng kỹ thuật chồng màu, các nghệ nhân đã tạo được hiệu quả màu
sắc, tạo ra sắc khác trên cơ sở từ những màu quen thuộc đó. Như chú lợn con ở
giữa tranh màu xanh lục đã ngả sang màu xanh lá cây già bởi ban đầu in màu cam

sau đó in màu xanh lục chồng lên tạo ra sắc xanh khác với màu xanh thường dùng.
Còn chú lợn có màu hồng, vàng đó là do màu vàng được in lướt qua trên nền màu
hồng tạo cho những chú lợn càng mũm mĩm, da chú lợn hồng hoà với những lớp
lông tơ óng xốp. Bên cạnh những nét thẳng cong dài trên thân lưng lợn thì có
những nét cong cuộn tròn như khoáy âm dương, hình mặt trăng. Tuy chỉ là nét to,
đơn giản nhưng tranh Đông Hồ.

13


Hình 8. Bà Triệu (Tranh Đông Hồ)
Đã tạo ra được các dạng nét khác nhau làm cho tranh không đơn điệu và tẻ
nhạt.
Với ba màu nền: Đỏ vang, vàng hoè, trắng điệp ở từng bức tranh cùng với
các màu bổ túc như màu đen, màu nâu đỏ, xanh chàm, vàng ấm với kỹ thuật pha
trộn màu, cách in chồng màu công phu đã tạo ra những bảng màu tự nhiên đậm đà,
tươi sáng.
Mảng tranh Đông Hồ với màu sắc đơn giản tự nhiên, tươi sáng, đậm đà chất
dân gian với đường nét to mập, chắc khoẻ làm vững chãi hình đã thể hiện được
tính cách của những người nông dân lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, ăn chắc
mặc bền.
*TRANH HÀNG TRỐNG
So với dòng tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống có rất nhiều những điểm
riêng biệt góp phần vào sự đa dạng và phong phú cho các dòng tranh dân gian Việt
Nam.
Với những vùng sản xuất khác nhau, đối tượng phục vụ tranh khác nhau do
đó cũng chi phối rất nhiểu tới việc làm tranh và nội dung của tranh. Đề tài trong
Hỡnh 8. Bà Triệu (Tranh Đụng Hồ)
Đó tạo ra được cỏc dạng nột khỏc nhau làm cho tranh khụng đơn điệu và tẻ
nhạt.

Với ba màu nền: Đỏ vang, vàng, trắng điệp ở từng bức tranh cùng với các
màu như màu đen, màu nâu đỏ, xanh chàm, vàng ấm với kỹ thuật pha trộn màu,
cách in chồng màu cụng phu đó tạo ra những bảng màu tự nhiên đậm đà, tươi sỏng.
Mảng tranh Đông Hồ với màu sắc đơn giản tự nhiên, tươi sáng, đậm đà chất
dân gian với đường nột to mập, chắc khoẻ làm vững chói hỡnh đó thể hiện được
tớnh cỏch của những người nụng dõn lao động Việt Nam cần cự, chịu khú, ăn chắc
mặc bền.
*TRANH HÀNG TRỐNG
So với dạng tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống cú rất nhiều những điểm
riờng biệt gúp phần vào sự đa dạng và phong phú cho các dạng tranh dân gian Việt
Nam.
Với những vựng sản xuất khác nhau, đối tượng phục vụ tranh khác nhau do
đú cũng chi phối rất nhiểu tới việc làm tranh và nội dung của tranh. Đề tài trong
đậm ở hình chú dê tạo điểm nhìn, trung tâm bức tranh và làm rõ chủ đề, nền, cột,
14


mái nhà chỗ ông quan ngồi đến ông tay, giày của bọn tay sai cũng bằng nét đậm.
Tuy chỉ có một màu nền đơn giản nhưng nhờ có sự sáng tạo trong cách sử dụng
đường nét như vậy đã làm cho các nhân vật rõ ràng về hình dáng không thấy đơn
điệu.
Tranh “Ngũ hổ” (hình12) càng thể hiện tranh hàng trống đường nét thật tinh
vi. Với những đường vân trên mình hổ mềm mại, đặc biệt là từng sợi ria trên mặt
hổ lại càng được tỉa tót công phu tỉ mỉ. Năm con hổ, hai bên đối xứng nhau tạo sự
cân đối vững chãi, đôi mắt to tròn, dáng uốn lượn thể hiện sự dữ tợn của hổ. Nét
viền đen mảnh, nhiều chỗ lẫn cùng với màu. Màu có chỗ được vờn chồng lên nhau
tạo cho tranh chuyển động mềm mại hơn, tươi mà không chói. Khác với nền của
tranh khác, tranh “Ngũ hổ” được đặt trên nền màu xanh lam, nổi bật là năm con hổ
nằm trung tâm bức tranh với màu sắc tươi, rực rỡ.
Tranh “Ngũ hổ” là sự hội tụ của kỹ thuật vẻ màu công phu, tỉ mỉ, các nét vẽ

trau chuốt, tinh tế khác hẳn với cách chồng màu bằng các ván khắc của tranh Đông
Hồ. Đường nét nền của tranh hàng trống không rõ ràng như Đông Hồ mà có chỗ
lơi đi chìm vào màu đặt những màu tương phản, bổ túc nhau ... Cùng tên với “Tổ
nữ” của tranh Đông Hồ, tranh hàng trống cũng có bức tranh “Tố nữ” với bốn thiếu
nữ đang đàn, thổi sáo, mua hát… ở đây, do kỹ thuật tô màu bằng tay vờn khối, tạo
sáng tối mềm mại, đường nét in mảnh nhỏ tạo những nếp áo dài rất hiệu quả, các
thiếu nữ với các dáng khác nhau duyên dáng và mềm mại hơn. Màu nền nhẹ
nhàng, nổi bật trên đó là bốn màu của áo dài được pha trộn theo gam màu tạo cho
tranh cân đối hài hoà, tranh trở nên có không gian và sinh động. Cách trang trí lọ
hoa, hình với hoa văn khác nhau cộng với phần chữ đã làm cho tranh cân đối, tạo
được thần thái của người thiếu nữ Việt Nam trong trang phục áo dài truyền thống.
Tranh “Ngũ hổ” (Hình 12) càng thể hiện tranh hàng trống đường nột thật
tinh vi. Với những đường võn trờn mỡnh hổ mềm mại, đặc biệt là từng sợi ria trờn
mặt hổ lại càng được tỉa tút cụng phu tỉ mỉ. Năm con hổ, hai bờn đối xứng nhau tạo
sự cõn đối vững chói, đụi mắt to tròn, dỏng uốn lượn thể hiện sự dữ tợn của hổ.
Nột viền đen mảnh, nhiều chỗ lẫn cựng với màu. Màu cú chỗ được vờn chồng lờn
nhau tạo cho tranh chuyển động mềm mại hơn, tươi mà khụng chúi. Khỏc với nền
của tranh khỏc, tranh “Ngũ hổ” được đặt trờn nền màu xanh lam, nổi bật là năm
con hổ nằm trung tõm bức tranh với màu sắc tươi, rực rỡ.
Tranh “Ngũ hổ” là sự hội tụ của kỹ thuật vẻ màu cụng phu, tỉ mỉ, cỏc nột vẽ
trau chuốt, tinh tế khỏc hẳn với cỏch chồng màu bằng cỏc vỏn khắc của tranh
Đụng Hồ. Đường nột nền của tranh hàng trống khụng rừ ràng như Đụng Hồ mà cú
15


chỗ lơi đi chỡm vào màu đặt những màu tương phản, bổ tỳc nhau ... Cựng tờn với
“Tổ nữ” của tranh Đông Hồ, tranh hàng trống cũng có bức tranh “Tố nữ” với bốn
thiếu nữ đang đàn, thổi sáo, mua hỏt… ở đây, do kỹ thuật tụ màu bằng tay vờn
khối, tạo sỏng tối mềm mại, đường nột in mảnh nhỏ tạo những nếp ỏo dài rất hiệu
quả, cỏc thiếu nữ với cỏc dỏng khỏc nhau duyờn dỏng và mềm mại hơn. Màu nền

nhẹ nhàng, nổi bật trờn đú là bốn màu của ỏo dài được pha trộn theo gam màu tạo
cho tranh cõn đối hài hoà, tranh trở nờn cú khụng gian và sinh động. Cỏch trang
trớ lọ hoa, hỡnh với hoa văn khỏc nhau cộng với phần chữ đó làm cho tranh cõn
đối, tạo được thần thỏi của người thiếu nữ Việt Nam trong trang phục ỏo dài truyền
thống.

Hình 12: Ngũ hổ (tranh hàng trống)
Tóm lại, màu sắc và đường nét là hai yếu tố không thể thiếu được trong một
bức tranh. Không có màu sắc và đường nét thì sẽ chẳng tạo nên một bức tranh nào
cả. Do vậy, hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, các nghệ nhân đã sử dụng
một cách, triệt để và sáng tạo ra những phong cách riêng làm nên đặc trưng riêng
của dòng tranh vùng mình. Và chỉ khi đi sâu vào tìm hiểu tranh dân gian ta mới

16


thấy hết được vẻ đẹp của nó được các nghệ nhân thể hiện bằng đường nét, màu sắc
và bố cục.
* Một số trắc nghiệm:
Điều tra và sự hiểu biết đường nét và màu sắc trong tranh dân gian, tranh đề
tài của 36 học sinh lớp 6B, trường THCS
Sau đây là câu hỏi và kết quả của phiếu điều tra.
Câu 1: Các em có thích học phân môn thường, thức mỹ thuật không ?

Số

Bình thường
Số
%


%

lượng

lượng
10/36

27,8%

Không
Số

%

10/36

27,8%

lượng
16/36

44,4%

Như vậy, qua điều tra ta thấy, học sinh chưa chú ý học phân môn này lắm,
chỉ ở mức bình thường. Đa số các em không thích giờ học toàn lý thuyết, không có
thực hành. Giờ học này các em thấy gò bó, không thoải mái tự do như những giờ
có thực hành. Có thể nói, phân môn thường thức mỹ thuật cũng chưa thu hút, chưa
gây hứng thú cho học sinh say mê tìm hiểu. Cũng có nhiều em thích học phân môn
này đa số là các em vẽ khá, muốn hiểu biết thêm về thế giới nghệ thuật. Ngược lại,
một số em (20%) không thích cho rằng môn học buồn tẻ, nhàm chán.

Qua đây, bản thân tôi cũng cần phải chuẩn bị kiến thức phương pháp thích
hợp để dạy môn này được tốt hơn.
Câu 2: Trong các tên tranh sau, tranh nào là tranh Đông Hồ (đánh dấu +)
tranh nào là tranh Hàng Trống (-).
1. Gà đàn
3. Đám cưới chuột
2. Bịt mắt bắt dê
4. Phật bà quan âm

Đúng hoàn toàn
Số
%
lượng

Đúng 3 bức
Số
%
lượng

Sai 1 hoặc 2 bức
Số
%
lượng

83,3%%

16,7%

30/36


0/40

0

6/36
Như vậy, trong khi học về tranh dân gian thì các em cũng rất chú ý. Chứng
tỏ rằng trong giờ thưởng thức mỹ thuật, với trah dân gian các em cũng thích tìm
17


hiểu. Các em cho rằng nó độc đáo và thú vị. Các em đã nhận biết được đâu là tranh
Đông Hồ và đâu là tranh hàng trống, chỉ còn một số em sai chỉ một bức tranh đó là
những em rất lười học, cá biệt trong lớp và không có em nào sai quá.
Câu 3: Ngoài những tranh trên, em hãy kể tên một số tranh dân gian mà em
biết ?
100% các em đã kể được hầu hết các tranh mà em đã được học, tranh Đông
Hồ “Gà đại cát, Thạch Sanh, Bà Triệu, Trâu Sen…”
Tranh hàng trống: Chợ quê, ngũ hổ…
Có một số em kể thêm những tranh khác: Lợn ăn ráy, vinh, hoa, phú, quý…
Câu 4: Đường nét trong tranh Đông Hồ như thế nào ?
Mảnh nhỏ, trau chuốt, tỉ mỉ
To mập, chắc khoẻ, đơn giản
Số lượng
%
Số lượng
%
5 /36
13,9%
31/36
86,1%

- Có tới 86,1% số học sinh nhận biết được cách sử dụng đường nét trong
tranh Đông Hồ: To mập, chắc khoẻ, đơn giản.
Câu 5: Màu thường sử dụng trong tranh hàng trống như thế nào ?
Màu có sẵn trong tự nhiên
Màu phẩm nhuộm
Cả hai màu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
2/36
5,6%
34/36
94,4%
0/36
0
Như vậy, các em đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cách dùng màu của tranh hàng
trống khác hẳn với tranh Đông Hồ. Hầu hết các em đều biết tranh hàng trống màu
phẩm nhuộm hoá học để làm tranh.
Câu 6: Màu sắc trong hai dòng tranh thường.
Giản dị, ít màu
Nhiều màu, loè loẹt
Số lượng
%
Số lượng
%
19/36
52,8%

17/36
47,2%
Như vậy, tỉ lệ các em hiểu biết về màu sắc trong hai dòng tranh ở mức trung
bình.

18


Câu 7: Trong các bài vẽ thực hành, em thích vẽ loại bài nào nhất ? Nếu là
tranh đề tài, vì sao lại thích ?
Tranh trang trí
Tranh đề tài
Vẽ theo mẫu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
10/36
27,8
24/36
66,7%
2/36
5,5%
Nhìn chung, mảng tranh đề tài các em thấy hứng thú hơn, các em luôn muốn
tự mình thể hiện những ý tưởng riêng cho tranh của mình. Vì sao: Đa số các em trả
lời chung chung là thích, tranh sống động có 8 em trả lời “Nó phong phú về nội
dung thể hiện”.
Câu 8: Khi vẽ tranh, em thấy sử dụng đường nét như thế nào là đẹp cho bài

của mình ?
Đường thẳng

Đường cong
Kết hợp cả các đường
xiên
, lượn
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
0/36
0
14/36
38,9%
22/36
61,1%
Các em đã nhận biết được rằng chỉ sử dụng một đường trong bài vẽ hay
những đường nét nhất định cho bài vẽ thì nó sẽ cứng nhắc đơn điệu. Mà phải có sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa các đường với nhau thì bài vẽ mới đạt hiệu quả, vật
này khác với vật kia tạo sự sinh động cho bức tranh.
Câu 9: Em thường dùng màu nào trong bài vẽ của mình ?
Nguyên chất
Pha trộn
Cả hai
Số lượng
%
Số lượng

%
Số lượng
%
25/36
69,4%
6/36
16,7%
5/36
13,9%
Như vậy, lên bậc THCS các em đã có cách sử dụng màu sắc của mình khác
hơn so với bậc Tiểu học. Các em đã biét được màu sắc đẹp cần phải có sự pha trộn.
Một số em dùng cả màu nguyên chất và màu pha trộn trong bài của mình. Nhưng
phần lớn các em vẫn dùng màu nguyên chất không pha trộn, vẫn luôn thích bài vẽ
của mình có màu sắc thật tươi sáng rực rỡ đập ngay vào mắt người xem tranh, con
số học sinh biết sử dụng màu pha trộn chỉ là hữu hạn. Có 5 học sinh sử dụng cả hai
loại màu.
Có thể nói rằng, các em học mỹ thuật rất khá không có học sinh yếu kém,
chất lượng học đồng đều, chứng tỏ rằng học sinh rất thích học vẽ.
Như vậy, qua việc trắc nghiệm phiếu điều tra tại lớp 6B trường THCS , tôi
thấy nhìn chung các em rất thích thú, say mê học môn Mỹ thuật. Về mảng tranh
dân gian, các em đã cơ bản hiểu và nắm được đường nét và màu sắc sử dụng trong
đó. Với tranh đề tài, vì đã học ở Tiểu học nên các em cũng đều nắm được các quy
19


luật của đường nét, màu sắc để áp dụng khi học lên bậc phổ thông. Các em cũng
rất hăng say tìm tòi, sáng tạo ra những đề tài có nội dung mới lạ. Nhưng do chưa
được hướng dẫn tỉ mỉ, do phương pháp dạy chưa phù hợp với từng đối tượng học
sinh cho nên khi vẽ tranh học sinh còn nhiều lúng túng. Cũng có một số em đã biết
cách pha trộn màu để vẽ trong tranh của mình nhưng phần lớn các em sử dụng màu

nguyên chất, rực rỡ để vẽ. Đường nét còn nền cứng như dây thép, giấy vụn tạo cho
bài vẽ không đẹp. Tranh đề tìa, hầu như các em vẽ người nhỏ hơn, chưa rõ mảng
chính, pha, mảng chính màu thường bằng sắc độ ở mảng phụ và cũng chỉ có một số
bài các em xác định được bố cục có trọng tâm.
Vì vậy, muốn học sinh hiểu bài và làm bài tốt, giáo viên phải hiểu được đặc
điểm tâm lý học sinh ở từng lứa tuổi và nắm được mục đích của bài dạy, từ đó tìm
ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
6.áp dụng đường nét, màu sắc vào phân môn vẽ tranh đề tài ở phổ
thông.
Dạy Mỹ thuật cũng là dạy học, vì mỹ thuật cũng là môn học ở trường phổ
thông. Do vậy, dạy mỹ thuậtcũng phải tuân theo những phương pháp chung và
phươg pháp riêng. Giáo viên dạy mỹ thuậ cần phải nắm vững các phương pháp dạy
học chung và vận dụng nó vào dạy Mỹ thuật. Dạy Mỹ thuật là một nghề khó, đòi
hỏi giáo viên phải sáng tạo và luôn luôn sáng tạo. Từ cái thực, cái thật nên bài vẽ
bức tranh đẹp như Tề Bạch Thạch đã nói: “Tranh vẽ phải vừa thực, vừa hư, thực
quá là …… đời, hư quá làđổi đời, tranh phải lưng chừng giữa thực và hư”. Mỹ
thuật là môn học tạo ra cái đẹp, muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phải động não
suy nghĩ. Dạy Mỹ thuật phải làm cho học sinh tự giác học tập vui vẻ hứng khởi,
chờ đón những điều mới mẻ.
Các em cũng đã được học Mỹ thuật ở Tiểu học lên bậc phổ thông các emlại
được trang bị tri thức với khối lượng nhiều hơn, có nhiều phân môn khác nhau và
chạy dài xuyên suốt các khối từ khối 6 đến khối 9.
6.1- Vẽ tranh đề tài ở THCS
Dạy vẽ tranh đề tài ở phổ thông là dạy cho học sinh biết cách thể hiện những
suy nghĩ của mình về một đề tài bằng ngôn ngữ hội hoạ, bồi dưỡng cho các em khả
năng nhận thức tác phẩm, nâng cao trình độ thẩm mĩ. ở bậc phổ thông, do đặc điểm
làm sinhlý lứa tuổi, do khả năng nhận thức cũng như trí tượng tượng của các em
chưa phát triển hoàn chỉnh, nên trong việc áp dụng giờ dạy vẽ tranh đề tài cho các
em, giáo viên cần thiết phải cho các em thấy tầm quan trọng của đường nét, màu
sắc trong tranh. Đường nét để xây dựng hình, đường nét gắn liền với thị giác con

20


người tạo nên những cảm xúc thẩm mĩ, còn màu sắc tạo nên không gian cho tranh
khi vẽ tranh các em cần phải nắm được các hình ở gần thì to, rõ, đậm… còn ở xa
thì nhỏ, mờ, nhạt, sử dụng các nét mảnh. Màu sắc thì gần rõ, xa mờ, gần đậm xa
nhạt…
6.2-Những qui trình dạy phân môn vẽ tranh ở THCS
Để tiến hành một bài vẽ tranh đề tài, học sinh cần phải đi lần lượt các bước
căn bản theo sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung,đề tài
Bước 2 : Quan sát,nhận xét
Bước 3 : Tìm bố cục,mảng chính, mảng phụ
Bước 4: Vẽ hình (Đường nét)
Bước 5 : Vẽ mầu
Bước 6 : Hoàn thiện bài
4.4. Giáo án dạy bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1.Hướng dẫn học sinh tìm và
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
chọn nội dung đề tài.
Học sinh quan sát tranh
GV khơi gợi hình ảnh về mẹ trong các hoạt
động cụ thể hàng ngày: trong lao động sản xuất,
công việc xã hội và gia đình, đặc biệt là tình
cảm đối với các con.
GV cho học sinh xem tranh và phân tích sơ qua
để các em biết cách tìm chủ đề.
? Tranh diễn tả cảnh người mẹ đang làm gì.

? Có những hình tượng nào tiêu biểu
?Đường nột,Màu sắc thể hiện như thế nào.
? Có thể vẽ những tranh nào về đề tài Mẹ của
em này.
GV Vừa giảng giải vừa minh hoạ bằng tranh
của các hoạ sỹ để HS có nhiều thông tin và cảm
thụ được nội dung qua bố cục, màu sắc, hình
vẽ…

21

- Mẹ đang làm đồng.
- Mẹ đang tắm cho em bé.
- Mẹ ngồi đan áo.
- Mẹ đang dạy con học bài.
- Mẹ nấu cơm……..


Hoạt động 2.Hướng dẫn học sinh cách vẽ
tranh.
GV nhắc lại cách tiến hành bài vẽ tranh:
- Vẽ hình chính trong tranh là Mẹ và các hình
ảnh khác có liên quan.
- Vẽ mảng màu hài hoà, tươi tắn phù hợp với
nội dung.

Hoạt động 3.Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV giúp học sinh về cách khai thác nội dung,
cách vẽ hình và vẽ màu.
GV nhắc HS làm bài theo từng bước như đã

hướng dẫn.
GV gợi ý cho từng Hs về:
+ Cách bố cục trên tờ giấy.
+ cách tìm hình
+ Cách tìm màu.

II. Cách vẽ.
Học sinh theo dõi giáo viên
hướng dẫn cách vẽ trên bảng.

- Tìm và chọn nội dung đề tài
- Bố cục mảng chính , phụ
- Tìm hình ảnh, chính phụ
- Tô màu theo không gian,
thời gian, màu tươi sáng….

Hoạt động 4.Đánh giá kết quả học tập.
GV biểu dương bài có nội dung hay, có bố cục
và màu sắc đẹp.
GV cho học sinh tự nhận xét bài làm của mình
và các bạn
Mẹ và em bé
HDVN.
- Hoàn thành bài vẽ ở lớp.
- Chuẩn bị bài học sau.
Học sinh tự đánh giá bài vẽ
theo sự cảm nhận của mình.

22



7-MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG KHI DẠY PHÂN
MÔN TĐN
Phương pháp tực quan,vấn đáp
Trước hết, giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh về cách lao động vệ
sinh hay trồng cây… sưu tầm được bài của học sinh hoạ sĩ.
+ Cho học sinh quan sát tranh mẫu, tưởng tượng ra hình cần vẽ qua ngôn
ngữ gợi tả của giáo viên.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi giúp học sinh hướng vào chủ đề.
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- Nhóm chính có mấy người ? Bố cục hình gì ?
- Nhóm phụ gồm những gì ?
+ Đường nét, màu sắc trong tranh như thế nào ?
Nghĩa là, giáo viên cho học sinh quan sát, từ tổng thể đến chi tiết, sử dụng
tổng hợp nhiều phương pháp giúp học sinh hình dung được mình sẽ vẽ đềư tài này
như thế nào, mảng chính đang làm gì, mảng phụ màu sắc đường nét ra sao.
7.1-Phương pháp luyện tập
Sau khi quan sat, học sinh sẽ vẽ hình phác nhẹ bằng chì, sắp xếp các nhân
vật vào giấy sao cho phù hợp với khuôn khổ tờ giấy. Đây là một khâu quan trọng,
là phần quyết định sự thành công của bài vẽ vì nếu tranh không có hình tượng thì
sẽ không rõ được nội dung cần vẽ. Vẽ tranh đề tài này, cần có nhiều dáng nhiều
động tác của nhân vật khác nhau, do vậy việc lựa chọn, kết hợp thể hiện ra giấy các
dáng thì thật khó đối với các em. Vẽ tranh cần nhiều đường nét để tạo ra hình,
nhiều nhân vật, do đó giáo viên cần gợi mở, hướng dẫn các em để các em lựa chọn
các dáng cho bài thật sinh động. Có người đứng, người ngồi, người cầm xô, người
cầm cuốc, cầm chổi…
+ Học sinh vẽ hình dáng nhân vật theo đề tài của mình, có sự sắp xếp bố cục
trong tờ giấy hợp lý.
+ Học sinh vẽ màu hoàn chỉnh bài vẽ.
Trong quá trình nêu các bước vẽ, giáo viên với vai trò là người chỉ đạo, định

hướng, gợi mở vấn đề để cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo tìm ra vấn đề
và tự giải quyết.
Ví dụ: Trong bài vẽ tranh đề tài “Giữ gìn vệ sinh môi trường”
Bước 1. Tìm bố cục.

23


Sau khi đã có ý tưởng trong dầu vẽ những gì: Mảng chính sẽ bố cục hình tam
giác, có 3 người đang trồng cây, mảng phụ ở xa các bạn đang chăm sóc cây, ngôi
trường… các em bắt đầu thể hiện ý tưởng đó vào giấy của mình.
Các em ban đầu sẽ phác bố cục, các mảng chính, phụ bằng các hình: Tam giác,
chữ nhật, hình trụ… để định bố cục trên giấy sao cho cân đối (hình 1).

(Hình 1)
Bước 2. Vẽ hình.
Dựa vào nội dung và các mảng hình đã phác ở (hình 1) để vẽ dáng người, vẽ
cảnh vật mà vẫn giữ được bố cục đã phác.
+ Trước tiên ta vẽ hình ở mảng chính trước sau đó đến những mảng phụ.
Phác hình bằng những nét thẳng phác để lấy dáng .

H×nh2
Phác nhanh các dáng xem bố cục đã cân đối chưa lựa chọn, đặt các dáng sao
cho sinh động không nhàm chán đơn điệu tranh nào mà các dáng đều giống nhau
thì sẽ rất đơn điệu không tạo hiệu quả cho tranh…
+ Phác hình luôn bằng các đường thẳng như đường cong của lưng, hông,
đầu… ban đầu phác bằng những nét thẳng ngắn nối lại với nhau.
24



Được bố cục rồi, hợp lý rồi ta dùng những nét cong thẳng, xiên… cũng trên
cơ sở những nốt thẳng ấy mà ta chỉnh lại hình dáng cho chính xác

H×nh3
Chú ý: Nên phác hình bằng nét chì mờ nhạt, không nên tẩy xoá nhiều và
không nên vẽ viền cứng các hình. Vì khi tô màu, các màu sẻ bị tách biệt, các hoà
sắc màu sẽ không hoà vào nhau làm cho tranh sẽ bị cứng.
+ Hoàn thiện hình, sửa lại hình cho khúc triết để bước sau tô màu (hình 4)
Có thể vẽ thêm những chi tiết phụ như: Cuốc, xẻng, cửa lớp, cây cối… để
cho tranh sinh động hơn.

Hình 4:
Bước 3. Vẽ màu.
Dù vẽ bằng bút chì sáp màu, bút dạ, thuốc nước… cũng cần phải sử dụng
màu một cách hài hoà, nên tập chung màu sáng, đậm… vào mảng chính vì đó là
nội dung chủ đề của tranh. Vẽ màu không nhất thiết lệ thuộc hoàn toàn vào màu
sắc tự nhiên nhưng cần dựavào nó để khơi gợi cảm xúc và sáng tạo trong bài vẽ
của mình. Vẽ màu cố gắng vẽ kín mặt tranh và điều chỉnh sắc độ cho thuận mắt
nhất. Màu sắc các nhân vật ở mảng chính phải nổi để tạo điểm nhìn, có chính, có
phụ rõ ràng. Và do ở gần nên mảng chính, thường đậm rõ hơn so với mảng phụ,
mảng phụ mờ nhạt để làm tôn mảng chính, tạo cho tranh có không gian, chiều sâu.
25


×