Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 35 trang )

______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

BÀI 1:

CẤU TRÚC PHẦN CỨNG CỦA BỘ CONTROLLOGIX

1. Xác định các Slot trên Crack cắm của bộ ControlNet

Hình 1: Ví trí của các Slot trên Crack cắm của bộ điều khiển Controllogix
2. Xác định các đối tượng tương ứng trên các Slot.
Slot0: 1756-L61 LOGIX 5561.
Slot1: 1756-ENB/A (module EtherNet/IP).
Slot2: 1756-CNBR( module ControlNet).
Slot3: 1756-DNB (module DeviceNet).
Slot4: 1756-IB16D/A( module 16 ngõ vào DC, chuẩn đoán lỗi).
Slot5: 1756-OB16D/A(module 16 ngõ ra DC, chuẩn đoán lỗi).
Slot6: 1756-IA16/A( module 16 ngõ vào AC, chuẫn đoán lỗi).
Slot7: 1756-OA16/A(module 16 ngõ ra AC, chuẩn đoán lỗi).
Slot8: Để trống
Slot9: Để trống
Lưu ý:
! Vị trí của các Module trong các Slot có thể thay thế được cho nhau.
! Phải xác định đúng các đối tượng(bao gồm cả mã số và ký hiệu) để
khai báo khi cấu hình bộ điều khiển bằng phần mềm.
3. Kiểm tra việc lắp đặt, kết nối.
3.1 Kiểm tra nguồn cấp, Chassis (Rack) và module giao tiếp ( ControlNet, và
Ethernet) trong hệ thống ControlLogix
3.2 Công việc kiểm tra tập trung vào những điểm chính sau:
Nguồn cấp
" Đươc gắn trên chassis (Crack cắm) băng 2 con vít.
" Nguồn cung cấp ( 120/240 AC)


" Kiểm tra vị trí(on/off) công tăc ở phía trong, sau nắp đậy.
Chassis (Crack cắm)
" Tương thích về kích thước với phần cứng bộ điều khiển.
" Ta dùng loại chassis có chứa 10 slot (khe cắm), ngoài ra còn có các
loại 4, 7, 13 và 17 slot.
" Vị trí slot gần nguồn cắm là 0
Module ControlNet
" Gắn module vào với nguồn cấp là AC
Trang 1


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Module EtherNet/IP
" Nguồn cấp AC.
" Đèn led nhấp nháy và thông tin được hiển thị trên màn hình LED.
Batteries: Chỉ có bộ điều khiển mới có pin.
Flash Memory – gọi là FYI- nằm bên trong. Firmware được lưu ở đây.
EEPRROM: Đây là FYI- nằm bên trong, chứa thông tin câu hình như:
" Bảng thông tin đường truyền trên module 1756-DHRIO
" Chứa thông tin chính xác của module Ethernet 1756-ENB.
Sau khi việc kiểm tra lắp đặt các module đã hoàn thành, bước tiếp
theo là mở phần mềm RSLink và cài đặt chế độ giao tiếp giữa máy tính và
bộ Controllogix thông qua mạng Ethernet.
BÀI 2 CẤU HÌNH CHO CONTROLLOGIX THÔNG QUA MODULE
ETHERNET/IP
Trong phần này, người lập trình sử dụng phần mềm RSLinx để cấu
hình giao tiếp giữa máy tính và và bộ điều khiển thông qua module
ControlLogix EtherNet/IP( 1756-ENBT).
2.1 Khởi động phần mềm RSLinx bằng cách vào “Start/

Program/RockwellSoftware/Rslinx/Rslinx Class. Phần mềm RSLinx là phần
mềm dùng để giao tiếp giữa máy tính với bộ điểu khiển ControlLogix theo
nhiều phương thức khác nhau. Sau khi khởi động RSLinx, thực hiện các
bước sau:
2.2 Từ thanh menu chính của RSLinx, chọn “Communications/ “RSWho”,
Giao diện sau xuất hiện như Hình 2.1.

Trang 2


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 2.1: Giao diện RSLink lúc mởi khởi động
2.3 Để giao tiếp giữa ControlLogix và máy tính, ta cấu hình mạng giao tiếp
qua ControlNet , hoặc giao tiếp qua Ethernet/IP. Việc cấu hình được thực
hiện như sau:
2.4 Từ thanh menu, chọn “Communications/Configure Drivers”. Màn hình
Configure Drivers xuất hiện như Hình 2.2.

Trang 3


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 2.2: Giao diện Configure Driver trong RSlink
2.5 Chọn hộp thoại “Available Driver Types” để hiển thị danh sách các
Driver giao tiếp.

Hình 2.3: Danh mục các Driver


Trang 4


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

2.6 Chọn “EtherNet/IP Driver”
2.7 Click “Add New…” , đặt tên kết nối theo yêu yêu cầu (Tối đa không quá
15 ký tự).

2.8 Chọn OK.
2.9 Click OK. Màn hình sau xuất hiện

Hình 2.4: Chọn Driver để giao tiếp với bộ Controllogix
2.10 Trạng thái của Driver phải là “Running”
Chú ý:
Kết quả của việc “Configure Drivers” thường có các trạng thái sau:
" ERROR – Lỗi giao tiếp không được thực hiện do sai địa chỉ hoặc cấu
hình sai.
" STOPPED – Lỗi kết nối phần cứng.
" RUNNING – Kết nối thành công.
" Trước khi đóng cửa sổ “ Configure driver” ta phải chắc chắn không
có lỗi gì xảy ra. Click “Close” để tắt. Xuất hiện giao diện sau:
Trang 5


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

" Muốn xem các thiết bị có trong mạng ControlNet ta cấu đã cấu hình
ở trên bằng cách Click vào dấu “+” để mở rộng AB_PCIC-1.
" Click vào “+” ở nút 6 của module ControlNet 1756-CNB[R] để xem

các module có trong nó.
2.1.10 Click vào dấu “+” trước từ Backplane, bạn có thể xem tất cả các thiết
bị có trong khay cắm ControlLogix. hinh
Bấy giờ ta có thêm vào dirver giao tiếp Ethernet/IP bằng cách chọn
“Communication #Configure Driver” từ thanh menu.
2.11 Để xem chi tiết các module, Click vào “+” trước Backplane để xem các
module I/O.
BÀI 3 TẠO MỘT PROJECT TRONG CONTROLLOGIX
Trong phần này ta sử dụng phần mềm RSLogix 5000 để tạo một project
mới trong bộ điều khiển ControlLogix. Cách cấu hình các module I/O, cách
viết các dòng lênh điều khiển các cơ cấu chấp hành, cách thiết lập địa chỉ
các I/O của hệ thống ControlLogix và địa chỉ alias (Gán địa chỉ cho các ngõ
vào ra). Trong bài này tập trung chủ yếu vào một số nội dung sau:
1. Tạo mới một project với ControlLogix.
2. Cấu hình các module I/O.
3. Cách tạo một Rung vào chương trình.
4. Cấu hình đường dẫn online.
5. Lập trình cho một Rung sử dung địa chỉ I/O nội. (Vùng nhớ nội).
6. Lập trình cho một Rung sử dụng địa chỉ alias.
3.1 Sử dụng phần mềm RSLogix5000 để tạo mới một dự án với bộ
ControlLogix.
Khởi động phần mềm RSLogix 5000 bằng cách:
Start/Program/RockwellSoftware/RSLogix5000 sẽ xuất hiện màn Hình 3.1:

Trang 6


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.1. Giao diện khởi tạo của RSLogix5000

Tạo mới một project ở chế độ offline và sau đó download Project xuống bộ
điều khiển. Khi tạo một file ở chế độ offline thì ta chỉ tạo được file trên phần
cứng của máy tính, cho đến khi nào ta download file đó xuống bộ điều khiển
thì mới có thể chạy được chương trình thông qua điều khiển.
Vào “File” từ thanh menu chính, chon “New”, xuất hiện màn hình New
controller, thiết lập các thông số cho bộ điều khiển như Hình 3.2.

Trang 7


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.2: Khai báo thông số cho bộ điều khiển
3.2 Khai báo thông số cho bộ điều khiển.
3.2.1 Chọn tên bộ điều khiển 1756-L1 ControlLogix 5561.
3.2.2 Trong hộp thoại revision, ta chọn 15.
3.2.3 Đặt tên cho project là “COFIGHARDWARE”, có thể thêm vào chú
thích cho project ở phần bên dưới.
3.2.4 Đặt là 0 trong hộp thoại “Slot”. Bộ điều khiển được gắn ở slot 0.
3.2.5 Trong họp thoai “Chassis type” ta đặt là 1756-A10.
3.2.6 Trong hộp thoại “Creat in”, nhấn “Browse để chọn địa chỉ lưu
project .
3.2.7 Nhấn OK để hoàn tất việc khai báo bộ điều khiển. Lúc này xuất
hiện giao diện của Project Hình 3.3.

Trang 8


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet


Hình 3.3. Giao diện một Project mới
Một Project trong ControlLogix được tạo ra, lúc này trong project chưa có
các module I/O và chương trình. Bước tiếp là xác định vị trí của các module
I/O có trong Crack thực tế với các Slot tương ứng. Quá trình được thực hiện
như sau:
3.3 Khai báo các module truyền thông và I/O cho bộ điều khiển.
Việc khai báo các module truyền thông và I/O cho bộ điều khiển tùy thuộc
vào cấu hình thực tế. Trong quá trình khai báo phải hết sức chú ý đến mã số,
ký hiệu và Slot và thiết bị được gắn vào. Nếu khai báo sai mã số hay nhầm
Slot thì khi biên dịch sẽ báo lỗi. Việc khai báo bắt đầu tại thư mục I/O
configuration và được thực hiện như sau:
3.3.1 Chọn lựa các module truyền thông.
Tại thư mục I/O configuration chọn “New module…” xuất hiện giao diện
Slect Mudule như Hình 3.4

Trang 9


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.4. Giao diện chọn lựa các module truyền thông
Tùy thuộc vào phần cứng có thực mà người lập trình chọn lựa loại
module nào để khai báo cho phù hợp. Dưới đây sẻ trình bày cách khai báo 2
Module số ngõ vào và ngõ ra. Ở đây chỉ trình bày cách khai báo một số
module cơ bản.
3.3.2 Ví dụ khai báo Module số ngõ vào 1756-IB16D và Module số ngõ
ra 1756-OB16
Từ giao diện Slect Module/chọn Digital/chọn 1756-IB16 sau đó thiết
lập các thông số như Hình 3.5.


Trang 10


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.5. Khai báo module ngõ vào số
Lưu ý: Chú ý đến các thông số sau.
" Tên module ngõ vào: Đặt tên dễ gợi nhớ.
" Slot(4): Phải xác định đúng với vị trí của Slot thực.
" Electronic Keying: Thường thì nên chọn Keying. Việc chọn lựa tham
số này có các tùy chon sau:
Compatible Module – Loại module, số hiệu, và phiên bản chính phải
phù hợp và phiên bản con của phần cứng phải bằng hoặc lớn hơn loại
module ta đã cấu hình bằng phần mềm, nếu không RSLogix5000 sẽ loại bỏ
module đó.
Disable Keying – RSLogix 5000 sẽ không kiểm tra sự tương thích.
Exact Match- Tất cả các thông số kèm theo phải trùng nếu không
RSLogix 5000 loại bỏ module.
3.3.3 Khai báo Module 1756-0B16D sau đó thiết lập các thông số như Hình
3.6.

Trang 11


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.6. Khai báo module ngõ ra số

Lưu ý: Chú ý đến các thông số sau.
" Tên module ngõ vào: Đặt tên dễ gợi nhớ.

" Slot(5): Phải xác định đúng với vị trí của Slot thực.
" Electronic Keying: Thường thì nên chọn Keying. Việc chọn lựa tham
số này có các tùy chon sau:
Compatible Module – Loại module, số hiệu, và phiên bản chính phải
phù hợp và phiên bản con của phần cứng phải bằng hoặc lớn hơn loại
module ta đã cấu hình bằng phần mềm, nếu không RSLogix5000 sẽ loại bỏ
module đó.
Disable Keying – RSLogix 5000 sẽ không kiểm tra sự tương thích.
Exact Match- Tất cả các thông số kèm theo phải trùng nếu không
RSLogix 5000 loại bỏ module.
Theo nguyên tắc này ta có thể khai báo cho các Module truyền thông
và Module I/O khác tùy theo cấu hình thực của hệ thống.
Sau khi khai báo xong 2 Module số ngõ vào và ngõ ra thì trong thư mục I/O
Configuration xuất hiện như Hình 3.7.

Trang 12


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.7. Phần cứng gồm bộ điều khiển và 2 module vào, ra số
3.4 Lập trình điều khiển thiết bị dùng bộ điều khiển ControlLogix.
Sau khi đã cấu hình xong phần cứng thì bắt đầu quá trình lập trình để
điều khiển thiết bị. Việc điều khiển dùng ControlLogix cũng giống như
điều khiển CompactLogix. Do vậy ở đây chỉ trình bày ngắn gọn các bước
để lập trình cơ bản, sử dụng chương trình chính để điều khiển thiết bị qua
ControlLogix , những ứng dụng chuyên sâu hơn người học có thể tự tìm tòi,
nghiên cứu thêm.
3.4.1 Mở trình soạn thảo chương trình.
Trong MainTask, chọn MainProgram/MainRoutine để mở màn hình soạn

thảo, chọn ngõ vào, ngõ ra như Hình 3.8.

Trang 13


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.8. Giao diện soạn thảo chương trình
3.4.2 Khai báo địa chỉ ngõ vào.
Việc chọn địa chỉ ngõ vào có thể sử dụng biến nội ( Chỉ truy xuất nội
tại trong phần mềm mà không xuất nhập dữ liệu qua các Module được) hay
biến ngoại ( Truy xuất trực tiếp đến địa chỉ của các Module để điều khiển
thiết bị bên ngoài. Dưới đây sẽ trình bày cách khai báo địa chỉ dùng biến
ngoại ( Task ngoại).

Trang 14


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.9. Chọn địa chỉ ngõ vào từ module số
Từ vị trí tiếp điểm ngõ vào, trỏ đến vị trí của Module ngõ vào
Local:4:I.Data và chọn một ngõ vào bất kỳ trong số các ngõ vào được hỗ
trợ.
Lưu ý: Ở đây Module ngõ vào nằm ở Slot 4 nên địa chỉ ngõ vào bắt đầu tại
Local:4:I.Data. Dữ liệu hỗ trợ dạng Double Word (32 bit) nhưng tùy thuộc
vào Module ta sử dụng có số lượng I/O là bao nhiêu mà ta khai báo cho
phù hợp.
3.4.3 Khai báo địa chỉ ngõ ra.
Thực hiện tương tự như khai báo địa chỉ ngõ vào, chỉ khác là Module

ngõ ra có địa chỉ bắt đầu tại Local:5:O.Data

Trang 15


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 3.10. Chọn địa chỉ ngõ ra từ module số
3.4.4 Kết quả đạt được sau khi khai báo địa chỉ vào ra như Hình 3.11

Hình 3.11. Kết quả khai báo địa chỉ vào ra

Trang 16


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

3.5 Biên dịch và Download chương trình từ máy tính xuống bộ điều khiển
ControlLogix. Thực hiện theo các bước như sau:
3.5.1 Từ màn hình soạn thảo chọn Communication/Who Active như
Hình 3.12

Hình 3.12. Chọn Driver để download chương trình
3.5.2 Chọn địa chỉ của bộ ControlLogix để download chương trình.
Giao diện Who Active xuất hiện như Hình 3.13

Trang 17


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet


Hình 3.13. Chọn địa chỉ CPU để download chương trình
Để chọn địa chỉ của bộ ControlLogix ta Click vào “+” trước
“AB_ETHIP-1, ControNet” để chọn driver giao tiếp và bộ điều khiển. Giả
sử bộ ControlLogix có địa chỉ là 192.168.1.20. Tiếp đó Click “+” trước
“192.168.1.20,1756-ENBT…” để Chọn mạng điều khiển giao tiếp là
EtherNett thông qua module 1756-EBBT/A. Cuối cùng ta chọn bộ điều
khiển trong chassis để download chương trình.
3.5.3 Chạy thử chương trình.
Sau khi download thành công, chương trình sẽ chuyển sang chế độ
Run. Lúc này ta tiến hành tác động ngõ vào, ngõ ra để kiểm tra hoạt động
của bộ điều khiển.

Trang 18


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

BÀI 4. THIẾT LẬP KẾT NỐI QUA MẠNG CONTROLNET.
Trong phần trước ta đã tìm hiểu cách để khai báo, lập trình điều khiển
bộ controlLogix, chưa đề cập đến việc điều khiển qua mạng ControlNet.
Trong phần này ta hiểu thêm phần cấu hình và điều khiển qua mạng
ControlNet.
Việc cấu hình mạng ControlNet gồm có các phần chính sau:
" Sử dụng RSNetWorx for ControlNet để nhận diện các đối tượng
được kết nối trong mạng controlnet.
" Sử dụng phần mềm RSLogix5000 để khai báo phần cứng theo cấu
trúc đã nhận diện được từ RSNetWorx for ControlNet.
" Liên kết giữa RSlogix5000 và RSNetWorx for ControlNet.
" Viết chương trình trong RSLogix5000 để điều khiển thiết bị theo yêu

cầu.
" Download, kiểm tra và chạy thử.
4.1 Nhận diện các đối tượng trong mạng dùng phần mềm RSNetWorx for
ControlNet.
" Khởi động RSNetWorx for Controlnet.
Start>RockwellSoftware>RSNetWorx> RSNetWorx for Controlnet. Như
Hình 4.1

Hình 4.1

Trang 19


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

" Trong màn hình chính chọn từ thanh menu File/New, chọn
Controlnet Configuration như Hình 4.2.

Hình 4.2
" Chọn NetWork/Online, để bắt đầu quá trình Scan các đối tượng
trong mạng.

Hình 4.3
Trang 20


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

" Chọn mạng Controlnet cần Scan và click OK.


Hình 4.4

RsNetWorx sẽ tìm kiếm tất cả những nút trên mạng và vẽ lên một sơ
đồ liệt kê những module trong mạng Controlnet. Trong ví dụ này ta nhận
thấy có 2 bô điều khiển liên kết nhau qua mạng Controlnet ở nút thứ 01 và
04 như hình 4.5.

Trang 21


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 4.5. Kết quả Scan của RSNerworx for controlNet
Edit Enable trong RSNetWorx bằng cách click vào hộp thoại Edits
Enabled ở góc trên bên trái của cửa sổ. Sau đó lưu file tại một thư mục mà
người lập trình sử dụng khi cần thiết.

Hình 4.6. Cho phép cấu hình mạng

Trang 22


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Hình 4.7. Lưu file Scan được vào thư mục
" Khi hộp thoại tiếp theo xuất hiện click OK

Hình 4.8. Chọn OK để lưu cấu hình vừa tạo

Trang 23



______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

RSNetWorx bây giờ sẽ ngừng xây dựng mạng và download kết quả
Scan được đến các node tương ứng. Điều này có nghĩa RSNetworx đang đọc
tất cả những kết nối trên mạng, quyết định xem những gì ta đã thiết lập cấu
hình là hợp lệ hay không, và quyết định NUT(Network Upate Time) mà sơ
đồ kết nối sẽ kết nối đến nút. Nếu tất cả tiêu chuẩn là đúng, RSNetworx sẽ
tải sơ đồ đến nút tương ứng.
4.2 Khai báo phần cứng trong RSlogix5000:
Trong phần này, chạy phần mềm RSlogix 5000 để khai báo phần cứng có
trong mạng controlnet.
" Double Click RSlogix5000 theo đường dẫn Start/Rockwell Software/
RSLogix 5000 Enterprise Series>RSLogix 5000 như Hình 4.10.

$
Hình 4.9

Trang 24


______________________________________Tài liệu khóa huấn luyện ControlNet

Tạo một Project mới, đặt tên và lưu và chọn thư mục để lưu Project.

Hình 4.10

! Khai báo phần cứng cho mạng controlnet.
Người lập trình có thể khai báo hết tất cả các phần cứng có trong

mạng hoặc chỉ khai báo những phần nào mà ta quan tâm. Trong Hình 4.11,
tất cả các phần cứng của 2 trạm đều được khai báo.

Trang 25


×