ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
--------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI
TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN
Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ HỒNG NHUNG
Giáo viên hướng dẫn: TH.S LÊ THANH MINH
Huế, tháng 05 năm 2015
Lời Cảm Ơn
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo khoa Du
Lòch, quý thầy (cô) giáo đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện
tại khoa trong suốt thời gian qua. Bốn năm qua, quý thầy, cô đã trang bò
cho tôi những kiến thức lý thuyết cũng như thực tế cần thiết và hữu ích để
tôi vững tin trong tương lai sau này!
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thanh Minh, người
đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo công ty cổ phần du lòch Hương Giang, ban
quản lý tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua, cung cấp những kinh nghiệm thực
tế quý báu cũng như những tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu để
tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ tinh
thần, đóng góp ý kiến hữu ích trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hồ Thò Hồng Nhung
I
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu điều tra và kết
quả xử lý thu thập được là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Hồng Nhung
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
ii
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN i.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀỀTÀI..................................................................................................................... 1
II. MỤC TIỀU NGHIỀN CỨU............................................................................................................ 3
III. ĐỐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIỀN CỨU................................................................................3
1. Đốối tương nghiên cứu................................................................................................................. 3
2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................... 3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU.................................................................................................3
V. KỀỐT CẤỐ
U CỦA ĐỀỀTÀI................................................................................................................... 5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................6
1.1. Cơ sở lý luận vềỀloại hình du lịch tâm linh..................................................................................6
1.1.2. Du lịch tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên............................................................9
1.1.3. Vài nét vêềlễ hội................................................................................................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của loại hình du lịch tâm linh..........................................................................17
1.2.1. Một sốốxu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam.................................................17
1.2.2. Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Huêố....................................................19
1.2.3. Tình hình kinh doanh của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huêố...................................................20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TÂM LINH TẠI TTVH HUYỀN TRÂN.............................................................23
2.1. Tổng quan vềỀhoạt động du lịch tâm linh tại TTVH HuyềỀn Trân............................................23
2.1.1. Khái quát vêềTTVH Huyêền Trân........................................................................................23
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
iii
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
2.1.2. Hoạt động văn hóa và lễ hội tại TTVH Huyêền Trân.......................................................27
2.1.3. Tổng lượt khách và doanh thu từ du lịch của TTVH Huyêền Trân giai đo ạn 2013–2015
...................................................................................................................................................... 29
2.2. Ý kiềỐn đánh giá của du khách vềỀhoạt động du lịch tâm linh tại TTVH HuyềỀn Trân.............30
2.2.1. Thống tin cơ bản vêềđốố
i tượng điêề
u tra............................................................................30
2.2.2. Thống tin vêềhoạt động du lịch tâm linh của du khách tại TTVH Huyêền Trân..............36
2.2.3. Đánh giá của du khách vêềhoạt động du lịch và tổ chức lễ hội tại TTVH Huyêền Trân .43
2.2.4. Khả năng quay lại di tích của du khách...........................................................................60
2.2.5. Khả năng giới thiệu vêềdi tích của du khách....................................................................61
2.2.6. Khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại TTVH Huyêền Trân..........................61
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN LOẠI
HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI TTVH HUYỀN TRÂN................................64
3.1. Giải pháp tuyền truyềỀn quảng bá..............................................................................................64
3.2. Giải pháp phát triển đa dạng các hoạt động văn hóa tâm linh...............................................64
3.3. Giải pháp phát triển nguồỀn nhân lực.......................................................................................65
3.4. Giải pháp phát triển cơ sở vật châỐt – kỹ thuật phục vụ du lịch.............................................65
3.5. Giải pháp quản lý và tổ chức các lễ hội...................................................................................66
3.6. Các giải pháp vềỀxã hội............................................................................................................. 66
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................68
1. KỀỐT LUẬN.................................................................................................................................... 68
2. KIỀỐN NGHỊ................................................................................................................................... 69
2.1. Đốối với ủy ban nhân dân tỉnh............................................................................................... 69
2.2. Đốối với trung tâm bảo tốền di tích CốốĐố Huêố......................................................................69
2.3. Đốối với cống ty cổ phâền du lịch Hương Giang....................................................................69
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
iv
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng lượng khách đềỐ
n HuềỐgiai đoạn 2013 - 2015.........................................................20
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiền HuềỐgiai đoạn 2013 - 2015......................................21
Bảng 2.1: Tổng lượng khách du lịch đềỐ
n TTVH HuyềỀn Trân giai đoạn 2013 – 2015....................29
Bảng 2.2: Doanh thu từ du lịch của TTVH HuyềỀn Trân giai đoạn 2013 – 2015:...........................29
Bảng 2.3: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách.........................................................................30
Bảng 2.4: Mục đích đềỐ
n di tích của du khách.................................................................................39
Bảng 2.5: Mục đích tâm linh khi đềỐ
n di tích của du khách............................................................40
Bảng 2.6 : Mục đích đềỐ
n tâm linh của du khách theo đặc điểm tồn giáo......................................42
Bảng 2.7: Kiểm định độ tin cậy của thang đo băỀng hệ sồỐCronbach’s Alpha vềỀđánh giá của du
khách đồỐivới cơ sở vật châỐt kỹ thuật tại di tích.............................................................................44
Bảng 2.8 : Mức độ hài lòng của khách du lịch vềỀchâỐt lượng cơ sở vật châỐt kỹ thuật tại điểm di
tích.................................................................................................................................................... 45
Bảng 2.9: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách vềỀchâỐt lượng cơ sở vật châỐt kĩ
thuật tại TTVH HuyềỀn Trân theo các nhóm nhân tồỐ......................................................................47
Bảng 2.10: Kiểm định độ tin cậy của thang đo băỀng hệ sồỐCronbach’s Alpha vềỀđánh giá của du
khách đồỐivới châỐt lượng cảnh quan, mồi trường tại di tích..........................................................48
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của du khách vềỀchâỐt lượng cảnh quan, mồi trường tại điểm di tích.
.......................................................................................................................................................... 49
Bảng 2.12: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách vềỀchâỐt lượng cảnh quan mồi
trường tại TTVH HuyềỀn Trân theo các nhóm nhân tồỐ....................................................................50
Bảng 2.13: Kiểm định độ tin cậy của thang đo băỀng hệ sồỐCronbach’s Alpha vềỀđánh giá của du
khách đồỐivới châỐt lượng đội ngũ nhân viền tại di tích...................................................................52
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của du khách vềỀchâỐt lượng cảnh quan, mồi trường tại điểm di tích.
........................................................................................................................................................... 52
Bảng 2.15: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách vềỀchâỐt lượng đội ngũ nhân viền
tại TTVH HuyềỀn Trân theo các nhóm nhân tồỐ................................................................................54
Bảng 2.16: Kiểm định độ tin cậy của thang đo băỀng hệ sồỐCronbach’s Alpha vềỀđánh giá của du
khách đồỐivới tình hình an ninh – trật tự tại di tích.......................................................................54
Bảng 2.17 : Mức độ hài lòng của du khách vềỀchâỐt lượng cảnh quan, mồi trường tại điểm di tích.
........................................................................................................................................................... 55
Bảng 2.18 : Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách vềỀtình hình an ninh trật t ự t ại
TTVH HuyềỀn Trân theo các nhóm nhân tồỐ......................................................................................56
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
v
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
Bảng 2.19: Kiểm định độ tin cậy của thang đo băỀng hệ sồỐCronbach’s Alpha vềỀđánh giá của du
khách đồỐivới hoạt động tổ chức lễ hội tại di tích..........................................................................57
Bảng 2.20: Mức độ hài lòng của du khách vềỀhoạt động tổ chức lễ hội tại di tích.......................57
Bảng 2.21: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách vềỀhoạt động tổ chức lễ hội tại
TTVH HuyềỀn Trân theo các nhóm nhân tồỐ......................................................................................59
Bảng 2.22: Mồ hình SWOT trong việc phát triển du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa HuyềỀn
Trân.................................................................................................................................................. 62
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
vi
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồỀ1.2: Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiền HuềỐgiai đoạn 2013 – 2015................................21
Biểu đồỀ2.1: Biểu đồỀthể hiện biềỐn động cơ câỐu doanh thu du lịch của TTVH HuyềỀn Trân giai
đoạn 2013 – 2015............................................................................................................................. 29
Biểu đồỀ2.2: Biểu đồỀthể hiện cơ câỐu giới tính của du khách........................................................32
Biểu đồỀ2.3: Biểu đồỀthể hiền cơ câỐu độ tuổi của du khách...........................................................32
Biểu đồỀ2.4: Biểu đồỀthể hiện cơ câỐu nghềỀnghiệp của du khách..................................................34
Biểu đồỀ2.5: Biểu đồỀthể hiện cơ câỐu vềỀtồn giáo của du khách.....................................................35
Biểu đồỀ2.6: Phương tiện tìm hiểu vềỀdi tích của du khách...........................................................36
Biểu đồỀ2.7: SồỐlâỀn đềỐn di tích của du khách...................................................................................37
Biểu đồỀ2.8: Loại hình du lịch của du khách..................................................................................38
Biểu đồỀ2.9: Khả năng quay lại di tích của du khách.....................................................................60
Biểu đồỀ2.10: Khả năng giới thiệu vềỀdi tích của du khách.............................................................61
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
vii
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi mà kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống của con người dần
ổn định và hiện đại thì nhu cầu sống của họ cũng ngày một đa dạng hơn. Cuộc sống
con người không chỉ gói gọn trong những nhu cầu cơ bản ăn, mặc, ở nữa. Thêm vào
đó, con người còn có mong muốn được vui chơi giải trí, thể thao, du lịch, thể hiện
đẳng cấp…Vì vậy mà du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế- xã hội
phổ biến, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển vượt bật và là
nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều loại hình du
lịch đã được hình thành và phát triển để đáp ứng được những nhu cầu du lịch ngày
càng đa dạng của khách du lịch, trong đó có loại hình du lịch tâm linh.
Ngày nay, khi điều kiện vật chất quá đầy đủ, thì con người lại rơi vào những
vấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mất phương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực,
xung đột trong cuộc sống. Từ đó con người lại có nhu cầu tìm đến tôn giáo, mong
có sự thanh thản, an bình trong tâm hồn ở hiện tại và tương lai. Nhu cầu thưởng
ngoạn và nương tựa tâm linh trở nên cần thiết đối với mọi người. Xu hướng du lịch
tâm linh hiện đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm trong đó có Việt
Nam. Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch
tâm linh thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự
đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín
ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du
lịch tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh
phát triển mạnh mẽ.
Huế là một trong số những thành phố du lịch nỗi trội của cả nước với nhiều
thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đây cũng là một trong
số ít những địa phương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du
lịch tâm linh, một loại hình du lịch có ý nghĩa văn hóa cao, có tác động làm phong
phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần cũng cố an sinh xã
hội. Nhận định về xu hướng phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Thừa Thiên Huế, cố
Giáo sư - Tiến sĩ Thái Quang Trung, người đã đóng góp nhiều công sức để định vị
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
1
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
thương hiệu cho Du lịch Huế, đã từng nói: “Huế là vùng đất với hàng trăm đền chùa
và cũng là vùng đất của tâm linh. Đây là một di sản “sống” nuôi dưỡng khát vọng
sâu xa về tâm linh của người dân Huế. Huế là nơi để tìm cảm hứng, thức tỉnh và
sáng tạo […] Với tài sản vô giá, giàu về tâm linh, các nhà chức trách nên thay đổi
hình ảnh của Thừa Thiên Huế - nhấn mạnh đến vùng đất của tâm linh, của bình yên
và hạnh phúc hơn là vùng đất in dấu ấn đau thương của chiến tranh hay của những
ngành công nghiệp hiện đại”. Các điểm đến tâm linh ở Thừa Thiên Huế đều được
hình thành một cách tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trình phát triển lịch sử,
của đời sống kinh tế- xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Đây là yếu tố cơ bản để định
hình nên giá trị cốt lõi (giá trị tâm linh) của điểm đến.
Những điểm đến tâm linh ở Thừa Thiên Huế vẫn không ngừng được xây
dựng và phát triển. Trung tâm văn hóa Huyền Trân (TTVH Huyền Trân) tọa lạc tại
số 151 đường Tam Thai, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã
Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế là cụm quần thể kiến trúc mang đậm
màu sắc văn hóa, tâm linh, lịch sử, là điểm đến tâm linh nỗi bật của thành phố Huế
thu hút đông đảo du khách. Được khánh thành vào năm 2007, TTVH Huyền Trân
không chỉ là điểm du lịch văn hóa tâm linh mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du
khách trở về sự kiện lịch sử trọng đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đất
nước vào thời nhà Trần, thế kỷ 14. TTVH Huyền Trân là điểm đến tâm linh có sự
kết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, giữa lễ hội và tìm hiểu
lịch sử văn hóa. Đây còn là một thắng cảnh, một nơi lý tưởng để tham quan vãng
cảnh, để trầm mình giữa không gian yên tĩnh, u tịch, tránh xa những căng thẳng của
cuộc sống bộn bề. Lượng khách đến với TTVH Huyền Trân trong những năm gần
đây ngày một tăng cao, đặc biệt là vào dịp lễ hội mùng 9 tháng 1 âm lịch hàng năm.
Hiện nay, ở TTVH Huyền Trân nói riêng và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung, vẫn còn nhiều tiềm năng về loại hình du lịch tâm linh chưa được khai thác
triệt để, chưa phát huy hết hiệu quả của nó hoặc chưa khắc phục được những yếu
điểm. Với những nỗ lực, định hướng và đầu tư phát triển thích đáng, khai thác hiệu
quả những tiềm năng sẵn có. Rồi đây, cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch
tâm linh sẽ được quan tâm khai thác tương xứng hơn, phát huy triệt để các giá trị
của nó, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh hần của người dân địa
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
2
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
phương và khách du lịch đến tham quan, tạo thêm sản phẩm du lịch đặc trưng phục
vụ nhu cầu của khách du lịch cả trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch
cho nước nhà.
Từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài : Nghiên cứu phát triển du
lịch tâm linh ở Trung tâm văn hóa Huyền Trân thành phố Huế để làm đề tài khóa
luận của mình.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến du lịch tâm linh.
- Tìm hiểu đánh giá của khách du lịch khi đến tham quan tại TTVH Huyền
Trân.
- Phân tích khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại TTVH Huyền
Trân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch tâm linh đến với
TTVH Huyền Trân.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tương nghiên cứu
- Khách du lịch đến tham quan di tích và tham gia các lễ hội ở TTVH
Huyền Trân
- Tổ chức quản lý TTVH Huyền Trân.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: TTVH Huyền Trân – 151 đường Tam Thai, phường
An Tây, Thành phố Huế.
- Về thời gian: từ 10/02/2016 đến 1/5/2026
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp: số liệu từ văn phòng ban quản lý TTVH Huyền
Trân, báo cáo của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, tài liệu từ sách, báo, tạp chí,
internet…
Thu thập số liệu sơ cấp: phát bảng hỏi dành cho khách du lịch nội địa đến
tham quan tại TTVH Huyền Trân, phỏng vấn lấy thông tin từ ban quản lý.
Phương pháp khảo sát điền dã: đến khảo sát thực tế tại TTVH Huyền
Trân: quan sát, chụp ảnh, mô tả, phỏng vấn, tham khảo tư liệu về TTVH Huyền
Trân…
Phương pháp phân tích thống kê: xử lý bằng phần mềm SPSS
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
3
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)
Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số
liệu thô là lập bảng phân phối tần số.
Bẩng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp theo một thứ
tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó, thực hiện các bước sau:
Bước 1: xác định số tổ của dãy số phân phối (Number of classes)
Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (Class interval)
Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ
Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất
của dãy phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tôt của giới hạn
trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn trên của tổ cuối cùng thường
là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới
hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ.
Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu – chọn menu
Analyse – chọn Descriptive Statistics – chọn Frequencies – chọn các yêu cầu, cuối
cùng OK.
Phương pháp kiểm định độ tin cậy
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phương
pháp này cho phép loại bỏ các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ
tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan
biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên và có hệ số Cronbach’s Alpha của biến chi tiết nhỏ
hơn của biến tổng thì có thể được giữ lại để tiến hành phân tích.
Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS:
Nhập dữ liệu – chọn menu Analyse – chọn Scale – chọn Reliability Analysis
– chọn các yêu cầu – nhấn OK.
Phương pháp phân tích phương sai một chiều (Oneway – ANOVA)
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm định sự khác biệt về ý nghĩa
thống kê giữa các biến định tính với biến định lượng, từ đó đề xuất các giải pháp
phù hợp.
- Để xem xét mức độ hài lòng của các nhóm khách du lịch về hoạt động du
lịch tâm linh tại trung tâm vă hóa Huyền Trân trong mối tương quan với các nhân tố
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
4
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
khác nhau, dùng phương pháp phương sai 1 yếu tố Oneway ANOVA để phân tích,
với quy ước như sau:
- Ns: Sig (P – value ) >0.1: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- (* ) : 0.05<= Sig (P – value ) <=0.1: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp.
- (**) : 0.01< Sig (P – value ) <=0.05: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
trung bình
- (***): Sig (P – value ) <=0.01: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao.
Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS:
Nhập dữ liệu – chọn menu Analyse – chọn Coprare Means – chọn Oneway
ANOVA – chọn các yêu cầu – nhấn OK.
V. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 phần:
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần này gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại
TTVH Huyền Trân.
Chương 3: Giải pháp khai thác và phát triển loại hình du lịch tâm linh tại
TTVH Huyền Trân.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
5
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch tâm linh
1.1.1 Du lịch tâm linh
1.1.1.1 Khái niệm tâm linh và văn hóa tâm linh
Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Năm 1982, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa
đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lí….”
Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Song
có thể khái quát lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và
phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn
hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện
trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Tâm linh
Theo Nguyễn Đăng Duy (1997): “ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong
cuộc sống trần thế, là niềm tin thiêng liêng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng”,
tức là có hai yếu tố quan trọng nhất là đức tin và sự linh thiêng. Tâm linh hiện diện
ở ranh giới giữa cơ thể là hữu hạn và cái khát khao, mong muốn là vô hạn.
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
6
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
Tâm linh là cái “tâm” thấy được cái đúng, cái sự thật trong thế giới hữu hình
và vô hình. Đó là phần trí tuệ thấy được cái đúng rộng lớn vì thế mà nó linh thiêng.
Tâm linh là tin vào các sức mạnh siêu hình (thần linh và các đấng tối cao) có ảnh
hưởng tích cực trong việc hỗ trợ, bảo hộ, yêu thương, hướng dẫn con người và cũng
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hiện thực của con người. Yếu tố tích cực
là đáp ứng các nhu cầu về mặt tinh thần của con người: cố kết cộng đồng, lưu giữ
truyền thống, giáo dục chân thiện mỹ. Bên cạnh đó các yếu tố tiêu cực cũng đáng
báo động không kém đó là nạn cuồng tín, mù quáng, mê tín dị đoan, dễ dẫn đến bị
lợi dụng, trục lợi.
Tâm linh còn là khái niệm chỉ những hiện tượng liên quan đến linh hồn của
con người sau khi chết nên có tính huyền bí, mông lung dị thường mà cũng linh
ứng. Đó là sự tồn tại siêu hình của con người và trong mức độ nào đó còn cao hơn
khái niệm đời sống tinh thần. Đời sống tâm linh là đời sống hướng tới những giá trị
tinh thần thuần khiết, thiêng liêng cao cả được đúc kết qua nhiều thế hệ. Tâm linh
chính là đỉnh cao, phần thăng hoa của đời sống tinh thần. Người phương Đông quan
niệm vạn vật hữu linh và tính bất tử của linh hồn những người đã khuất, gần gũi
nhất là ông bà, cha mẹ, chú bác, vợ chồng, anh chị em trong dòng họ và bạn bè.
Người chết chỉ có thân xác là tan biến, còn phần linh hồn được tách ra và tiếp tục
tồn tại trong thế giới siêu linh. Từ quan niệm vạn vật hữu linh và tính bất diệt về
linh hồn của người chết, cha ông ta đã sáng tạo ra “tín ngưỡng thờ tổ” thông qua đó
mà thiết lập mối quan hệ giữa thế giới những những người đang sống và thế giới
những người đã chết. Người chết không mất đi mà tiếp tục tồn tại trong ký ức, tình
cảm của người đang sống. Người chết được linh thiêng hóa qua các nghi thức tín
ngưỡng do người đang sống thực hành thường xuyên hoặc định kì. Người sống tạo
ra các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng (đình, đền chùa, miếu, phủ, nhà thờ, bàn thờ tổ
tiên) là những không gian văn hóa phục vụ cho mục đích thực hành nghi lễ mà ngày
nay chúng ta quen gọi là không gian thiêng.
Văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh là thái độ ứng xử văn hóa của con người đối với các lực
lượng siêu nhiên, thần linh và những người đã khuất. Biểu hiện của văn hóa tâm
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
7
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
linh rất đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: thờ cúng thần linh, thờ
cúng tổ tiên, thờ cúng thành Hoàng, thờ cúng tổ Hùng Vương, quan niệm dương sao
âm vậy….Ngày nay, tâm linh là một hiện tượng văn hóa, thực tại xã hội, còn tồn tại
lâu dài và mang tính phổ biến toàn xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh là một khái niệm khá mới đối với ngành du lịch Việt Nam
trong những năm trở lại đây. Du lịch tâm linh là kết hợp việc “đi đây đi đó cho biết”
với “tín ngưỡng”, đó là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống con người, nhằm mang
lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch tâm linh là
một hoạt động gắn với yếu tố “thiêng liêng”, con người đến với loại hình du lịch
này để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên, giao tiếp với tâm linh,
hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa, hòa nhập để trải nghiệm những hoạt động lễ nghi,
lễ hội của người dân bản địa, hay tìm hiểu, khám phá nét đặc trưng của văn hóa tâm
linh ở mỗi quốc gia, vùng, miền khác nhau.
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những
quan điểm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Nếu như ở
các quốc gia khác, du lịch tâm linh gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam, du
lịch tâm linh lại chủ yếu hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên. Trong nền
văn hóa Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước là một
truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời, đặc biệt trong thời gian gần đây, khi các chùa
chiền, đền, miếu ngày càng được tu sửa, cải tạo, khôi phục lại thì việc thờ cúng lại
ngày càng được chú trọng. Mặc dù ở Việt Nam khái niệm du lịch tâm linh chưa
thực sự được rõ ràng, nhưng đối với nhiều người thì việc đi lễ chùa, đi nhà thờ, đi
hành hương cũng là một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, cầu bình an cho
bản thân và gia đình, đây cũng là một trong những biểu hiện của du lịch tâm linh.
Nói chung, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn
hóa tâm linh làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con
người trong đời sống tinh thần. [11]
Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đến
các điểm tâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu điểm du lịch
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
8
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là cốt
yếu. Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh
như đền, chùa, đình đài, lăng tẩm, nhà thờ, tòa thánh, khu thờ tự tưởng niệm và
những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền
thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm
hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu,
thiền, đặc biệt là tham gia lễ hội…Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại những
cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng
và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống.
1.1.2. Du lịch tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.1.2.1. Nguồn gốc và biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phong tục thờ cúng tổ tiên
của người Việt có từ rất lâu đời. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính giáo
dục truyền thống cho các thế hệ. Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã mang
trong nó những gía trị văn hóa nhân bản. Chính vì lẽ đó mà người Việt Nam có thể
chấp nhận nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng phong tục tốt đẹp này được
tồn tại và chấp nhận như một lẽ đương nhiên của cộng đồng mà không phân biệt tôn
giáo tín ngưỡng nào. Đây là một nghĩa cử cao đẹp giúp nhắc nhở các thể hệ những
người đang sống phải nhớ đến cội nguồn, phải luôn ý thức được rằng “chim có tổ,
nước có nguồn, con người có tổ có tông”. Từ đó biết kính trọng, phụng dưỡng ông
bà, cha mẹ lúc sinh thời và phụng thờ khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết đã trở thành
đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc.
Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.
Trong lịch sử và trong cuộc sống hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống
của con người.
Trước hết, chúng ta hãy làm rõ nội hàm của khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ
tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như
cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ…những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
9
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang
sống. Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gôc là tổ tiên Tô-tem giáo của thị
tộc bộ lạc. Tổ tiên Tô-tem giáo thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự nhiên,
có mối quan hệ mật thiết với con người và khi được thần thánh , thiêng liêng hóa thì
được coi là Tô-tem (vật tổ) của thị tộc, bộ lạc. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là
những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự…đầy quyền
uy. Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là những
người giữ đại vị chủ gia đình, gia tộc đã mất, có quyền thừa kế và di chúc tài sản
được luật pháp và xã hội thừa nhận. Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái
niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi
huyết thống – gia đình, họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xà hội. Sự
hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của
những người có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh
hùng, danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ
phụng trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư tổ nghề, thành
hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa…
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp
của ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng. Thờ là yếu tố thuộc
ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ. Thờ
tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời cũng là
sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình
thành ý thức về tổ tiên là niềm tin về linh hồn tổ tiên còn sống, có thể che chở, phù
hộ độ trì cho con cháu. Biểu tượng về tổ tiên là hình ảnh về những người tài giỏi, có
công, có đức. Trên bà thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng , ảnh được bày đặt cầu kì,
trang trọng. Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác
( khấn, vái, quỳ, lạy ) của người gia trưởng, tộc trưởng. Đó là những hoạt động dưới
dạng hành lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng
đồng, dân tộc. Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể
riêng biệt – đó là sự thờ phụng tổ tiên. Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt
động “cúng” là hình thức biểu đạt của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ, thành
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
10
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
kính, biết ơn, tưởng nhớ hy vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cái
chủ yếu khiến sự thờ phụng tổ tiên thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu không có
“thờ” mà chỉ có “cúng” thì sự thờ phụng tổ tiên không có “hồn thiêng”, không có
sức hấp dẫn nội tại dễ thành nhạt nhẽo, và do vậy, không thể là tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên. Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền
bí, mờ ảo tạo nên sức hấp dẫn. Nó chính là chất kết dính, tạo nên màu sắc thỏa mãn
niềm tin của chủ thể thờ cúng.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử
của linh hồn tổ tiên. Niềm tin ấy bắt nguồn từ ước muốn mang tính bản năng – ước
muốn trường thọ của con người. Chính con người đã thiêng liêng hóa tình cảm
thương, thái độ kính trọng người có công tạo dựng cuộc sống. Trong cuộc sống, con
người không những chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu, mà còn tiếp xúc với cái vô hình,
trừu tượng, mông lung, chỉ được con người cảm nhận, linh cảm chứ không thể lý giải
được bằng lý trí. Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạng thái
tâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, là sự giải tỏa nỗi cô đơn, bất hạnh của con người
trước cái chết. Bằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, con người thể hiện một cách suy nghỉ về
cái chết và cuộc sống sau khi chết, giải tỏa nỗi kinh sợ khi phải đối mặt với nó. Trong
chế độ phụ quyền, quyền hành của gia trưởng, tộc trưởng còn làm phát sinh ở con
cháu cảm giác sợ hãi, quy thuận. Cảm giác này được nuôi dưỡng di truyền thông qua
các thế hệ và thậm chí được chuyển sang thế giới bên kia với quan niệm rằng, người
chết vẫn có thể trừng phạt con cháu. Tổ tiên cũng giống như các vị thần linh khác có
thể giáng tai họa xuống con cháu, vì thế cần phải kính trọng, thờ cúng thường xuyên
thì tổ tiên mới không làm hại, mới che chở, bảo vệ, phù giúp.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của con
cháu. Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của mối quan hệ giữa tổ
tiên với con cháu sau này. Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối bằng sự tôn thờ, sùng
bái tổ tiên. Bổn phận kính trọng, báo hiếu, đền ơn công sinh thành dưỡng dục của bố
mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên. Thờ phụng tổ tiên thể hiện lòng hiếu
thảo, sự thành kính biết ơn các bậc đã sinh thành, nuôi nấng và tác thành cho mình.
Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổ tiên bao dung, che chở khi sống xứng đáng với ước
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
11
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
nguyện của tổ tiên. Mặc khác, con cháu chỉ tôn kính, quy thuận và thờ phụng tổ tiên
khi tổ tiên sống xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Nếu ai, trong
quá khứ có hành động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc và gia đình, chẵng
những không được kính trọng, tôn thờ mà còn bị nguyền rủa, trừng phạt.
Như vậy, có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng
dân gian, gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở của niềm tin cho rằng, tổ
tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp cho con cháu. Đây là một tín ngưỡng dân gian có
từ lâu đời, được thể hiện thông qua những nghi lễ thờ cúng theo quan niệm, phong
tục tập quán của mỗi con người, của mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội.
1.1.2.2. Du lịch tâm linh với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Như đã giới thiệu ở trên, du lịch tâm linh là một hoạt động du lịch gắn với yếu
tố “linh thiêng”. Hay nói cách khác, du lịch tâm linh được cấu thành bởi hai yếu tố là
“du lịch” và “ tôn giáo, tín ngưỡng”. Nếu như ở các quốc gia khác, du lịch tâm linh
gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh lại chủ yếu hướng về cội
nguồn, tổ quốc, các anh hùng liệt sỹ - hướng về lịch sử thờ cúng tổ tiên.
Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong hai yếu tố
quan trọng – bên cạnh yếu tố du lịch tâm linh gắn với tôn giáo – của loại hình du
lịch tâm linh nói chung. Chúng ta thường quan niệm, “âm siêu thì dương mới thới”
nên khách du lịch tâm linh thường đi về thăm những chiến trường xưa, những nghĩa
trang liệt sĩ, những ngôi đền, miếu, lăng tẩm…nơi thờ các vị vua, các vị anh hùng
dân tộc để đền ơn đáp nghĩa, tỏ lòng thành kính tri ân đối với những người có công
với đất nước, dân tộc.
Ngày nay, hoạt động thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc không còn bó
hẹp trong phạm vi mỗi gia đình, địa phương làng xã nhất định nữa, mà con người đã
dần mở rộng phạm vi của hoạt động văn hoá tín ngưỡng này ra ngày một rộng hơn,
bằng cách kết hợp với việc đi du lịch. Hay nói cách khác, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, những người có công với tổ quốc đang dần trở thành một trong những mục
đích chính cho các chuyến du lịch tâm linh của khách du lịch. Tham gia vào loại
hình du lịch tâm linh này, du khách có cơ hội ra khỏi môi trường sống quen thuộc đi
đến những vùng đất mới để giao lưu, tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử, tham gia
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
12
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
vào các lễ hội dân gian đặc sắc thường được tổ chức hàng năm tại các điểm di tích
tâm linh, thực hành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc thông qua các hoạt
động thăm viếng, dâng hương, cúng quẩy, cầu xin những điều may mắn từ các bậc
tiền nhân, các vị anh hùng dân tộc ở khắp mọi miền tổ quốc. Bên cạnh đó, sự phát
triển của loại hình du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng xuất
phát từ chính thực tại khách quan của xã hội hiện nay, khi mà cuộc sống ngày càng
hiện đại và phát triển, con người ai cũng mưu cầu hạnh phúc, công danh, sự nghiệp,
tình cảm… nhưng đâu phải ai cũng được như mong muốn, cho nên khi không được
như mong ước thì người ta sẽ rơi vào tuyệt vọng, đau khổ, khi đó con người lại tìm
đến tâm linh, nương tựa vào tâm linh, với mong muốn nhận được sự chở che, an ủi,
nâng đỡ về mặt tinh thần.
Đền Hùng ở Phú Thọ, đền mẫu Âu Cơ, đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, đền
Trần ở Nam Định, đền thờ Huyền Trân công chúa ở Thừa Thiên Huế….cùng hàng
trăm ngôi đền, đình, miếu khác trên khắp cả nước chính là hệ thống các điểm đến tâm
linh nổi tiếng gắn liền với yếu tố linh thiêng và lịch sử dân tộc. Đó là nơi thờ tự các vị
vua, các vị anh hùng dân tộc có công xây dựng và gìn giữ giang sơn Việt Nam, ngày
nay đã trở thành những điếm đến du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách cả trong
và ngoài nước. Đây thực sự là một nguồn lực to lớn góp phần cho sự phát triển loại
hình du lịch tâm linh ở Huế nói riêng và cả nước nói chung. Cần có giải pháp thích
hợp để khai thác, bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc này.
1.1.3. Vài nét về lễ hội
1.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm lễ hội Việt Nam.
Theo Ts.Lê Thanh Tùng(2013): “Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp
bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật,
tâm linh và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện
tượng của đời sống xã hội”.
Lễ hội Việt Nam là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng,
là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả,
hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước,
hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
13
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
những hoạt động có tính chất giải trí. Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du
khách. Bất cứ lễ hội nào cũng diễn ra gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội.
“Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người
với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo,
nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng.
Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là một nét văn hóa
rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền
đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ
hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là
nhân thần hay thiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất
của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân, khi đất trời
giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan, và một số ít vào mùa thu, là hai
mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc mùa màng đã kết thúc, lúc người
nông dân có thời gian nhàn rỗi. Địa điểm diễn ra lẽ hội thường là ở các vùng quê
nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nơi có những công trình kiến trúc mang dấu
ấn của từng thời đại như: Đình, Chùa, Đền, Miếu... Quy mô của từng hội cũng khác
nhau. Có hội chỉ diễn ra ở một vài làng nhưng cũng có hội mang tính quốc gia như:
hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Hoa Lư... trong quá trình diễn ra lễ hội đã làm
tái hiện lại phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá và những sự kiện lịch sử quan
trọng. Lễ hội chính là một pho sử khổng lồ. Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang
ý nghĩa về kinh tế như lễ hội Chùa Dâu cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt
tươi còn có những lễ hội mang ý nghĩa lịch sử như: Hội Đền Hùng, hội
Gióng...Ngoài những lễ hội trên còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn hoá giải trí
như hội lim, hát quan họ, hội hát xoan, hát đúm, hát văn, hát chèo...Tuy chưa có
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
14
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
con số thống kê cụ thể nhưng ước tính hàng năm cả nước có hơn 8.000 lễ hội, lễ hội
tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi có nền văn minh lúa nước phát
triển sớm. Như vậy, cùng với các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, dã ngoại,
chữa bệnh…thì loại hình du lịch lễ hội luôn có sức hút khách du lịch cả trong và
ngoài nước, vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn hóa mà còn là một tiềm năng du
lịch hết sức hấp dẫn.
1.1.3.2. Vai trò của lễ hội Việt Nam trong phát triển du lịch
Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du khách
một cách sinh động về đất nước con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại; giới
thiệu những nét đặc trưng, những giá trị văn hoá tín ngưỡng được thể hiện trong lễ
hội. Đến với lễ hội du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của lễ hội
được hoà mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được chiêm ngưỡng nhiều
công trình kiến trúc có giá trị.
Du lịch lễ hội xuất hiện rất sớm ở Ai Cập có từ thời cổ đại thông qua các
cuộc hành hương đến thánh địa. Ở Việt Nam đây là một sinh hoạt tổng hợp, mang
tính lịch sử có từ ngàn đời nay. Việc khai thác lễ hội biến nó thành sản phẩm du lịch
sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Một
khi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ là cơ sở để phát
triển du lịch bền vững và tạo điều kiện thu hút khách du lịch ngày càng đông. Có
thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ là điều kiện quan
trọng để phát triển du lịch bền vững.
Thực tế những năm gần đây cho thấy lễ hội ở Việt Nam nhất là lễ hội dân
gian truyền thống đã và đang có sức thu hút rất lớn. Các lễ hội nổi tiếng của ba miền
đất nước như: Chùa Hương, Phủ Giầy, Hòn Chén, Tháp Bà, Núi Bà... hàng năm đã
thu hút hàng triệu khách hành hương. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cần phải khai thác
lễ hội như thế nào để vừa phục vụ được phát triển du lịch, vừa bảo tồn được những
giá trị chuẩn xác của lễ hội dân gian truyền thống trong giai đoạn hiện nay. Trước
hết chúng ta cần phải xem xét các xu hướng mới của lễ hội. Lễ hội hiện nay không
bó hẹp trong phạm vi một địa phương nói chung mà toả sang các vùng lân cận trở
thành lễ hội của một vùng thậm chí có tính chất toàn quốc. Số lượng người đi trẩy
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
15
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
hội ngày càng đông, người thập phương đông hơn người sở tại. Thành phần trẩy hội
cũng khác trước, ngày xưa, người đi trẩy hội chủ yếu là bà con nông dân thì nay bao
gồm đủ mọi thành phần người trong xã hội.
Không gian và thời gian của các lễ hội cũng rộng hơn và dài hơn. Bên cạnh
những hoạt động mang tính truyền thống còn có sự tham gia của lực lượng văn
nghệ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và có sự hỗ trợ của các phương tiện biểu
diễn nghệ thuật phong phú hơn. Các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh đang trở
thành nhu cầu của nhiều người. Ngoài nhu cầu tâm linh, con người còn có nhu cầu
tìm hiểu cảnh sắc, nghi thức trình tự của tế, rước, nhu cầu ăn uống và mua hàng lưu
niệm cũng tăng lên rất nhiều.
Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc của dân tộc. Đối với con người, lễ
hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng và trần thế (lễ và hội). Đây là
một không gian mà trong tâm thức của nhiều người vừa rất thực rất đời thường và
rất tâm linh. Lễ hội tạo ra sự đồng cảm, để mỗi người tưởng nhớ đến công đức của
các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, và cũng là dịp để người
dân thể hiện sự tự do tín ngưỡng và chiêm ngưỡng các nghi thức thể hiện nét truyền
thống văn hoá tốt đẹp của mỗi vùng, miền. Là dịp để vui chơi giải trí và ở đó con
người tìm thấy cho mình một không gian, một khoảng thời gian ít nhiều có tính
thăng hoa khác với cuộc sống đời thường.
Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của
cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu
sắc của nền văn hoá của một quốc gia. Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống
đang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực coi là nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình du
lịch văn hoá trong chiến lược phát triển du lịch của mình.
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
16
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Lê Thanh Minh
1.2. Cơ sở thực tiễn của loại hình du lịch tâm linh
1.2.1. Một số xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
Hiện nay, loại hình du lịch tâm linh đang có xu hướng phát triển ở một số
quốc gia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar…và Việt
Nam cũng nằm trong số đó. Hàng năm, có hàng trăm hàng ngàn người tham gia các
tour du lịch tâm linh hướng đến các thánh tích tôn giáo, tại đây họ không chỉ đơn
giản là tham quan viễn cảnh mà còn là tìm hiểu các nền văn hóa. Đối với họ, các
thánh tích tôn giáo là nơi giác ngộ, trao tặng cho họ những thông điệp, những nâng
đỡ bồi đắp về tinh thần, chứa đựng những minh triết giác ngộ. Việt Nam là một
quốc gia có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở
bề dày văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. sự đa dạng và phong phú của các
thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức
quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du lịch tâm linh của người Việt Nam
đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh ở đây phát triển mạnh, dần trở
thành một xu hướng phổ biến.
Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh
tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
Nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ
hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động sinh hoạt tinh
thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác. Hoạt động
du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận người dân.
Hoạt động kinh doanh đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thể
hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và
phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương,
vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử
(Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội), Phát Diệm (Ninh Bình), Núi Bà Đen, Chùa
Bái Đính (Ninh Bình).v.v…Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn
nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn
đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng
SVTH: Hồ Thị Hồng Nhung
17
Lớp: K46 Quản Lý Lũ Hành