Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mức cân nặng chuẩn của bà bầu trong quá trình mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.12 KB, 6 trang )

Mức cân nặng chuẩn của bà bầu trong quá trình mang thai
Mang thai là thời gian bạn có thể tăng khá nhiều cân và bạn sẽ phải tự hào về
điều đó bởi cân nặng của bà bầu có tỷ lệ thuận với cân nặng của thai nhi. Cứ
mỗi 1 kg mẹ tăng thêm khi mang thai, bé cưng sẽ nặng thêm 7,35 gram. Tuy
nhiên, không vì vậy mà các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu tăng cân quá
mức, bởi nhiều nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra với cả mẹ và bé khi cân nặng
của mẹ vượt chuẩn cho phép. Dưới đây là những điều cần biết cho bà bầu để
sở hữu cân nặng chuẩn nhất trong suốt quá trình mang thai mang lại cho cả
mẹ và thai nhi sự phát triển tốt nhất.
Một nghiên cứu trên hơn 500.000 phụ nữ mang thai, được công bố trên tạp chí y
học The Lancet gần đây, đã phát hiện ra rằng, cứ mỗi kg cân nặng của bà bầu, cân
nặng thai nhi sẽ đạt 7,35 gram. Những mẹ bầu tăng thêm hơn 24 kg trong thai kỳ
có gấp đôi cơ hội sinh con nặng trên 4kg so với những mẹ chỉ tăng từ 8-10 kg. Tuy
nhiên, các chuyên gia cũng không khuyến khích việc tăng cân khi mang thai quá
nhiều, bởi những vấn đề sức khỏe đi kèm theo cùng với cân nặng. Ngoài những
biến chứng nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cao huyết áp cũng như
nguy cơ sinh mổ cao, nghiên cứu này còn chỉ ra những mối nguy sức khỏe đối với
tương lai của các bé. Theo đó, những bé chào đời với cân nặng “khủng” sẽ có nguy
cơ mắc bệnh béo phì, hen suyễn, vàng da, vấn đề đường huyết và ung thư cao hơn
bình thường.
1. Bà bầu bao nhiêu cân là chuẩn?
Tăng cân khi mang thai là việc thiết yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và
sự phát triển của thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những mẹ bầu có
thân hình khỏe mạnh, mức cân duy trì hợp lý trước khi mang thai chỉ cần tăng
thêm khoảng 10-12 kg. Mẹ bầu có thân hình mảnh mai cần phải cố gắng hơn, với
mức tăng khoảng 12-18 kg để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé. Ngược lại, những
mẹ đang ở tình trạng thừa cân trước khi mang thai chỉ nên tăng thêm 6-9 kg trong

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, nếu trong tình trạng này, mẹ cũng nên tham
khảo thêm ý kiến bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tình trạng tăng
cân quá mức, ảnh hưởng đến thai nhi.

Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, cân nặng của bà bầu sẽ có sự thay đổi. Ở giai
đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 1,5–2 kg. Tuy nhiên, với mẹ bầu
thiếu cân, bạn nên cố gắng tăng thêm 2,5 kg, và những mẹ thừa cân chỉ nên tăng
thêm khoảng 1 kg.
6 tháng tiếp theo, cân nặng sẽ có xu hướng tăng theo “cấp số nhân”, mỗi tuần mẹ
có thể tăng thêm khoảng 0,5 kg. Nếu có thân hình “cò hương”, mẹ nên tranh thủ
nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng bổ sung vào giai đoạn này. Đối với mẹ hơi mũm
mỉm, bạn nên giới hạn cân nặng, ổn định tăng thêm 200-300 gram mỗi tuần.
2. Bà bầu tăng nhiều cân khi mang thai là vì đâu?
Ngoài em bé trong bụng mẹ, trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải “gánh” rất
nhiều thứ làm cân nặng của mẹ tăng vọt thêm. Đó là lý do vì sao mẹ có thể tăng
thêm 13 kg trong khi các bé chào đời chỉ nặng trung bình từ 3-4 kg.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Nhau thai: Là phần kết nối giữa thai nhi và tử cung, chịu trách nhiệm cung cấp
chất dinh dưỡng cho thai nhi, nhau thai chiếm khoảng 0,5-1 kg trong tổng
trọng lượng của mẹ bầu.



Nước


ối:

Cũng

nặng

khoảng

0,5-1

kg,

nước

ối

chứa

nhiều

protein, carbonhydrate và nhiều dưỡng chất khác để nuôi thai.


Bộ ngực: Tuyến sữa phát triển chuẩn bị sẵn sàng đón bé cưng chào đời cũng
góp phần làm trọng lượng cơ thể tăng thêm khoảng 1–1,4 kg.



Lưu lượng máu gia tăng: Vừa nuôi mẹ, vừa nuôi thai, lượng máu trong thời
gian mang thaicó thể nặng tới 1,8 kg.




Tích trữ chất béo: Để chuẩn bị cho quá trình sinh và cho con bú, cơ thể mẹ bầu
sẽ bắt đầu tích trữ chất béo. Điều này có thể làm tăng tổng khối lượng cơ thể
thêm khoảng 2,7–4 kg.



Tử cung: Tử cung của người phụ nữ có thể tăng gấp 500 lần khi mang thai. Vì
vậy, không có gì ngạc nhiên khi tử cung cũng là nhân tố góp phần vào mức
cân nặng của bà bầu. Tử cung có thể tăng thêm 1–2,3 kg khi bạn mang thai.

Như vậy, với tất cả những thay đổi này của cơ thể, việc bạn tăng thêm khoảng 13
kg trong thời gian mang thai không còn là điều quá khó hiểu.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Bà bầu ăn gì để tăng cân nhanh?
Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi
sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc
suy dinh dưỡng bào thai). Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động,
nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt
thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng
giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

Nếu mẹ bầu nhẹ cân nên ăn bổ sung thêm nhiều thực phẩm có đủ chất dinh
dưỡng:



Ăn đủ các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, từ 150–170g/ngày.
Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9–14 kg, mang đa thai tăng từ 15– 20
kg.



Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi…
theo chỉ dẫn.



Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây
tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa
mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi
thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress cũng
giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.

4. Bà bầu thừa cân nên ăn gì?
Không phải vì bạn thừa cân mà em bé đủ chất dinh dưỡng nhé, hãy có một chế độ
ăn riêgn và nghiêm ngặt để mẹ bầu không bị thừa cân nhưng em bé vẫn đầy đủ các
vị chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

Mẹ bầu thừa cân nên lưu ý những điều sau để đưa mức cân nặng của bà bầu về

hợp lý hơn vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi:


Khoảng 6 giờ chiều thì mình sẽ tranh thủ ăn xong buổi tối, và sau đó thì sẽ cố
gắng không ăn bất kì món gì nữa. Ăn sau 7 giờ hay trễ nhất là 8 giờ tối là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng trong thai
kì. Buổi tối trước khi đi ngủ nếu bạn có cảm giác hơi đói đói tí thì là thành
công rồi đó. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly
sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé.



Các mẹ hãy cố gắng ăn theo cách khoa học nhất để vừa được ăn nhiều những
món mình thích, mà không bị tăng cân và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và
bé…
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng thì mình giảm dần “sức ăn” vào buổi trưa
và tối. Trưa và tối thì sẽ chủ yếu ăn cơm nhà, có rau, canh, và cơm thì nhiều
nhất khoảng nửa chén thôi. Ăn vừa bụng thì ngưng chứ không ăn đến khi có
cảm giác no căng nha các mẹ bầu.



Những món bạn thích thì hãy tranh thủ ăn vào buổi sáng, vì nếu ăn vào bữa tối
sẽ khiến tăng cân rất nhanh. Tốt hơn bạn nên ăn rất nhiều và chia thành nhiều
bữa nhỏ, vì thường buổi sáng thì cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng, do vậy ăn

nhiều cũng không sao.



Sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ theo dõi lượng thực phẩm và dưỡng chất
bạn đã nạp vào cơ thể để chắc rằng bạn đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Nó
cũng rất hữu dụng để bạn theo dõi tâm trạng và mức độ đói của bạn. Từ đó,
bạn có thể chỉ ra những thứ bạn cần thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khi
mang thai của mình.



Chú ý bổ sung axit folic: Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ
mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong
chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Thế nhưng trên thực tế hầu hết chúng ta nạp
không đủ. Phụ nữ thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Những phụ
nữ có nguy cơ em bé bị khuyết tật ống thần kinh lại càng cần liều lượng cao
hơn. Tuy nhiên, bạn không được dùng liều lượng nhiều hơn được khuyến nghị
mà không kiểm tra với bác sĩ trước.



Nên ăn thức ăn chứa protein trong mỗi bữa ăn chính, phụ và tránh những thức
ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng. Điều này sẽ giúp lượng đường trong
máu của bạn luôn ở mức ổn định và bạn không bị đói.



Ưu tiên dầu ô liu: Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải,
dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hidro hóa như mỡ

động vật, dầu dừa, bơ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×