BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG
HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình
Trường THPT Bình Minh
Địa chỉ: Khối 6 – TT Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình
Điện thoại: 0303 863 507
Email:
Họ và tên giáo viên: Dương Thị Thu Trang
Môn: Ngữ Văn
Email:
Bình Minh, tháng 01/2015
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN THUYẾT MINH
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ- VĂN HÓA
ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH LỚP 10
2. Mục tiêu dạy học
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình
dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên
tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn.
Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin định hướng một số thao tác tích hợp
các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý , văn hóa địa phương vào bài văn
thuyết minh về nhân vật lịch sử,danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa…
quê hương.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, văn hóa vào môn Ngữ
văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm
có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn thuyết minh.
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa
lý, văn hóa để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Đối tượng học sinh: học sinh khối 10, trường THPT Bình Minh
số lượng:115 em, thuộc các lớp 10A, 10B, 10H
4. Ý nghĩa của bài học
Kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo
dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê
hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi
đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và
ứng dụng vào thực tế đời sống.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
-Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: SGK, máy chiếu,
tranh ảnh minh họa, tài liệu sưu tầm của HS.
– Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học: dùng máy chiếu để
trình chiếu các tranh ảnh và tài liệu minh họa.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Một số biện pháp cụ thể:
Tôi nêu ra một số suy nghĩ về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như
sau:
* Tích hợp Văn – Lịch sử : Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến
thức về hoàn cảnh lịch sử,về nhân vật lịch sử. . . để thuyết minh về nhân vật lịch
sử,danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quê hương.
* Tích hợp Văn – Địa lý: Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu
biết về các địa danh để thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quê
hương.
* Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi thuyết minh về một loại hình ca nhạc, một
nét đẹp trong phong tục truyền thống,một thể loại văn học( ngâm khúc, hát
nói…), có thể cho các em hát, hoặc ngâm thơ, làm như vậy các em sẽ hứng thú
học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
* Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử quê hương,… GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa một cảnh mà
học sinh yêu thích, sau đó các em đặt tiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao
lại chọn danh lam thắng cảnh ấy để tái hiện bằng tranh vẽ.
Định hướng tích hợp:
Thực tế trong khi dạy văn thuyết minh, GV có thể thực hiện tích hợp theo nhiều
cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ
thể của từng bài học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những
cách thức sau:
6.1 Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một
bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như
mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất kết
nối giữa bài đã học và bài đang học ( bài mới ). Vì vậy, việc thực hiện tích hợp
trong quá trình kiểm tra bài cũ là vô cùng cần thiết và cũng khá thuận lợi.
6.2 Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không đáng
kể trong tiết dạy (và không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu vào bài
một cách công phu bài bản). Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá lớn trong
việc chuẩn bị hứng thú cho HS trước khi bước vào bài học. Vì vậy GV có thể
vận dụng thao tác này để thực hiện tích hợp .
6.3 Tích hợp thông qua câu hỏi
tìm hiểu bài
Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi – đáp đóng vai trị hết sức quan
trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động
của GV. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động
dạy – học. Nếu GV biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi này thì
hình thức tích hợp sẽ rất phong phú, hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao rất
nhiều.
6.4 Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ tranh ảnh . . .
Khi dạy văn thuyết minh có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp các em cảm
thụ văn học tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức tích hợp
này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức
và vật chất. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng
trường.
6.5 Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà )
Đây là điều kiện thuận lợi nhất để GV tiến hành phương pháp tích hợp sau khi
học xong một tiết học hoặc học xong một bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức
ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh.
6.6 Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá
GV cần lưu ý xây dựng đề kiểm tra 15 phút, 2 tiết, học kỳ theo yêu cầu tích hợp.
Cấu trúc của một bài kiểm tra thường có 2 phần.
– Phần I ( trắc nghiệm ) Phần này chiếm 30 % số điểm, nhằm kiểm tra các kiến
thức về đọc – hiểu về tiếng Việt.
– Phần II ( tự luận ) phần này chiếm 70 % số điểm nhằm kiểm tra kiến thức và
kỹ năng Tập làm văn qua một bài hoặc một đoạn văn ngắn.
6.7 Tích hợp gắn với đời sống xã hội
Bài học thường được gắn với đời sống xã hội. Sự tích hợp này rất tự nhiên vì
văn học xuất phát từ cuộc sống xã hội và trở về với cuộc sống. Dạy văn thuyết
minh, GV cần rèn luyện kĩ năng nhìn nhận đánh giá về các tác phẩm văn học
cũng như các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn
8. Các sản phẩm của học sinh
Các sản phẩm của học sinh: tranh ảnh minh họa,bản đồ Ninh Bình, các bài báo,
tài liệu lịch
sử- địa lí, văn hóa địa phương, bài thu hoạch, bài làm văn của cá
Giảng dạy phần văn thuyết minh theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử –
địa lý –văn hóa địa phương
Trước khi dạy phần văn thuyết minh, tôi cho học sinh làm một bài tập lớn như
sau:
Giả sử có tình huống sau: Một đoàn khách đến Ninh Bình để tham quan.
Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Ninh Bình? Hãy
chuẩn bị một tài liệu để thuyết minh về quê hương Ninh Bình.
Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1:thu thập tài liệu
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu các nội dung sau:
– Nhóm 1: Thiên nhiên và con người Ninh Bình: điều kiện tự nhiên, khí hậu,
sông ngòi, dân cư,các danh nhân văn hóa…
-Nhóm 2: Di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch tiêu
biểu ở Ninh Bình: Chùa bái Đính, Tràng An, Tam Cốc Bích Động,Nhà thờ Đá
Phát Diệm…
-Nhóm 3: Một số lễ hội truyền thống ở Ninh Bình: lễ hội đền Trần, lễ hội
Trường Yên,…
-Nhóm 4: Đặc sản Ninh Bình,nghề thủ công truyền thống ở Ninh Bình…
-Nhóm 5: Nguyễn Công Trứ và công cuộc khẩn hoang huyện Kim Sơn
Học sinh có thể thu thập tài liệu qua mạng internet, qua sách báo, truyền hình…
hoặc có thể đến trực tiếp để quan sát các dịa danh, phục vụ cho bài tập lớn.
Thời gian thực hiện: HS thu thập trong vòng 1 tháng, hoàn thành trước khi bước
sang học kì 2.
Các sản phẩm của học sinh: tranh ảnh minh họa,bản đồ Ninh Bình, các bài báo,
tài liệu lịch sử- địa lí địa phương,bài thu hoạch của các em. Nếu học sinh có điều
kiện đi tham quan thì tôi yêu cầu các em mang theo sổ tay ghi chép, điện thoại
để quay phim, chụp ảnh( nếu có).Giáo viên thu sản phẩm của học sinh, kiểm tra,
chọn lọc, sau đó giao lại cho các em làm tư liệu sử dụng trong quá trình học.
Bước 2:Từ các kiến thức đó, học sinh áp dụng vào các bài học về kĩ năng làm
văn thuyết minh trong SGK
Bước 3: sử dụng các kiến thức đã thu thập, viết bài văn thuyết minh về nhân vật
lịch sử,danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,văn hóa ẩm thực…ở quê hương Ninh
Bình.
Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lý- Văn hóa địa phương vào bài học là một việc
làm phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức. Do đó tôi thực hiện trong nhiều tiết
học.các tư liệu thu thập của các em cũng sẽ được sử dụng trong nhiều tiết học về
văn thuyết minh
+Khi soạn giáo án bài các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, ngoài các
ngữ liệu SGK, tôi sử dụng những tư liệu mà các em đã thu thập. Học sinh tìm
hiểu kết cấu của các văn bản“Lễ Nô-en của Giáo dân Phát Diệm” “Cơm cháy
Ninh Bình”.
Mục đích của việc tích hợp: giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi
dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình.
Việc sử dụng những tài liệu thu thập của học sinh vào bài học sẽ giúp các em có
hứng thú học hơn.
+Khi dạy bài tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, tôi hướng dẫn
học sinh sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình vào văn bài văn
thuyết minh để viết những văn bản có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
+ Trong bài: luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, GV có thể yêu cầu HS viết
đoạn văn thuyết minh về một nét đẹp văn hóa, một nghề truyền thống của quê
hương. Đối với học sinh trường THPT Bình Minh-Kim Sơn,có thể yêu cầu các
em vận dụng kiến thức thực tế để viết đoạn văn thuyết minh về nghề truyền
thống ở Kim Sơn ( dệt chiếu, thủ công mĩ nghệ, nấu rượu…), học sinh sẽ
cảm thấy rất hứng thú.
Soạn giáo án theo hướng tích hợp:
Tiết 55: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Ngày soạn:
A.Mục đích yêu cầu
Gíup HS:
-Trình bày và phân tích các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: kết cấu
theo thời gian, không gian, kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh
và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp.
-Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới
thiệu, trình bày.
– Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lí của địa phương trong bài học:
-“Lễ Nô-en của Giáo dân Phát Diệm”
-“Cơm cháy Ninh Bình”
-Giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu
quê hương đất nước mình.
1. B. Phương tiện
•
SGK, SGV, TL tham khảo.
•
Thiết kế bài giảng.
1. Phương pháp
•
Phát vấn, trao đổi thảo luận, thực hành.
1. Tiến hành
2. Ổn định lớp
3. kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Đọc đọan mở đầu bài “Đại cáo bình Ngô” và phân tích
3. bài mới
Sau khi kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra sản phẩm thu thập của học sinh về Lịch sửĐịa lí, văn hóa của địa phương
HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV & HS
GV tổ chức cho lớp
I.Phân tích kết cấu văn bản Lễ Nô-en của Giáo dân
thảo luận chia làm 4
Phát Diệma.Mục đích của văn bản:Giới thiệu về Lễ
nhómNhóm 1: Trả lời
Nô-en của Giáo dân Phát Diệm: Địa điểm, thời gian,
câu hỏi aNhóm 2: Trả
diễn biến và ý nghĩa lễ hội đối với đời sống tinh thần
lời câu hỏi bNhóm 3:
của Giáo dân Phát Diệmb.Các ý chính tạo thành nội
Trả lời câu hỏi c
dung văn bản-Địa điểm lễ hội
Nhóm 4: Trả lời câu
-Thời gian lễ hội:
hỏi d
Sau 6 phút cử đại diện
trình bày GV điều
-diễn biến lễ hội
-Ý nghĩa lễ hội đối với đời sống nhân dân
chỉnh, bổ sung
C. Cách sắp xếp ý
PV: Tìm các ý chính
-Theo thời gian, diễn biến của sự việc
tạo thành nội dung văn
bản thuyết minh?
PV: Cách sắp xếp ý?
PV: Cơ sở của sự sắp
xếp?
DG: Sự việc xảy ra
-Kết hợp lời kể & miêu tả
-Lời kể là chủ yếu
d.Các hình thức kết cấu chủ yếu đã được sử dụng trong
văn bản thuyết minh: theo trình tự thời gian diễn biến
của sự việc.
thường có mở đầu,
phát triển và kết
thúc.Tôn trọng sự thật,
cốt để người đọc,
người nghe hình dung
II.Phân tích hình thức kết cấu văn bản “Cơm cháy
đầy đủ và mạch lạc
Ninh Bình”
một lễ hội
a.Giới thiệu một đặc sản nổi tiếng:
b. Các ý chính
c.Các ý sắp xếp theo quan hệ kết hợp
-Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong
PV: Các hình thức kết
-Quan hệ logic: Các phương diện khác nhau của cơm
cấu chủ yếu?
cháy: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị …
-Quan hệ nhân quả
HS đọc văn bản, tiếp
tục thảo luận nhóm và
trình bày kết quả. GV
III.Ghi nhớ:
SGK
nhận xét,định hướng,
IV.Luyện tập
điều chỉnh, bổ sung.
1.BT1
Ta nên kết hợp trình tự logic: Sự vật, sự việc theo
cácmối quan hệ: nhân-quả, chung-riêng, liệt kê các mặt
các phương diện .
2.BT2
3. BT3,4: GV hướng dẫn HS về nhà làm
HS đọc ghi nhớ SGK
trình bày lại bằng lời
nói của mình
PV: Thuyết minh bài
“Tỏ lòng” của Phạm
Ngũ Lão chọn hình
thức kết cấu thuyết
minh nào? Tại sao?
BTVN:
HS chia làm 4 nhóm
theo 4 tổ mỗi tổ
thuyết minh một
danh lam, thắng
cảnh ở Ninh Bình
theo các gợi ý:
-Mục đích thuyết
minh?
-Chọn danh lam
thắng cảnh nào?
-Lựa chọn hình thức
kết cấu nào là phù
hợp?
Giải thích lí do lựa
chọn.
–Trình bày trước
lớp.
(gv trình chiếu hình
ảnh, tư liệu của HS
lớp 10B: Chùa bái
Đính, Tràng An, Tam
Cốc Bích Động,Nhà
thờ Đá Phát Diệm )
1. E. Củng cố
Trình bày các hình thức của văn bản thuyết minh?
. Dặn dò
Học bài
Soạn bài: “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”
1. Rút kinh nghiệm
Tiết 59
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Ngày soạn:
A.Mục đích yêu cầu
Gíup HS
-Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn
bản thuyết minh.
-Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản có tính
chuẩn xác và hấp dẫn.
-Sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình vào văn bài văn thuyết
minh để viết những văn bản có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
1. B. Phương tiện
•
SGK, SGV, TL tham khảo.
•
Thiết kế bài giảng.
1. Phương pháp
•
Phát vấn, trao đổi thảo luận, thực hành.
1. Tiến hành
1.Ổn định lớp
2.kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày các hình thức của văn bản thuyết minh
3.bài mới
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS đọc
I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh1. Tính
SGKPV: Tại sao
chuẩn xác và một số biện pháp bảo đảm tính chuẩn xác
trong văn bản
của văn bản thuyết minh-Mục đích của văn bản thuyết
thuyết minh cần có
minh là cung cấp những tri thức về sự vật khách quan
tính chuẩn xác?
nhằm giúp cho hiểu bíêt của người đọc, người nghe thêm
Trở lại bài tập lớn
chính xác và phong phú→Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên
của học sinh:
cũng là yêu cầu quan trọng nhất của văn bản thuyết minh.-
Giả sử có tình
huống sau:Một
đoàn khách đến
Ninh Bình để
biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác:+Tìm hiểu thấu đáo
trước khi viết, tôn trọng thực tế khách quan
+Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, cập nhật tài liệu…
→cơ sở khoa học
tham quan. Nếu
được làm hướng
dẫn viên du lịch
em sẽ giới thiệu gì
2.Luyện tập
a.-Trong chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có VHDG
về Ninh Bình.
-Trong chương trình Ngữ văn 10 về phần VHDG không
Hãy chuẩn bị một
phải chỉ có ca dao, tục ngữ.
tài liệu để thuyết
minh về quê
hương Ninh Bình.
-Trong chương trình Ngữ văn 10 về phần VHDG không có
tục ngữ.
PV: Để đạt được
b.Câu nêu ra chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa
sự chuẩn xác
thực của cụm từ “thiên cổ hùng văn”→áng hùng văn của
chúng ta cần chú ý
nghìn đời chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây
sử dụng những tư
liệu nào?
→định hướng: sử
dụng những tài liệu
đáng tin cậy,
những số liệu
một ngàn năm.
c.Văn bản dẫn trong bài tập khong thể sử dụng để thuyết
minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung của nó
không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư các một nhà thơ
.
chính xác, mang
II.Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
tính thời sự về
1.Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn
Ninh Bình
của văn bản thuyết minh
-Văn bản thuyết minhg không hấp dẫn người ta sẽ không
đọc, văn bản không có tác dụng→tính hấp dẫn vô cùng
quan trọng
G V hướng dẫn HS
đối chiếu với mục
lục sách Ngữ Văn
10 để thấy được
-Biện pháp tạo nên sự hấp dẫn:
+Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số
chính xác để bài văn không trừu tượng mơ hồ.
những điểm chưa
+So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ
chuẩn xác trong
người nghe, người đọc.
các câu văn đã nêu
trong bài tập.
+Kết hợp và sử dung các kiểu câu làm cho bài văn thuyết
minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.
+Khi cần nên phối hợp nhiều kiến thức để đối tượng cần
thuyết minh được soi rọi từ mọi mặt.
HS đọc SGK
Pv: Tại sao văn
bản thuyết minh
phải có tính hấp
dẫn?
PV: Có những
biện pháp nào để
tạo nên tính hấp
dẫn trong văn bản
thuyết minh?
Khi thuyết minh
về quê hương
2.Luyện tập
Ninh Bình,chúng
a. “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa
ta cần sử dụng
trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” là luận điểm khái quát.Tác
những kiến thức
giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của
lịch sử, Địa
đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của
lí,những hình
con chuột bị nhốt trong hộp rỗng…để làm sáng tỏ luận
ảnh, con số cụ thể
điểm→cụ thể, dễ hiểu. Sự thuyết minh vì thế mà hấp dẫn,
như thế nào để
sinh động.
bài văn hấp dẫn
người đọc?
b.HS tự làm
Định hướng: các
III. Ghi nhớ
kiến thức về :
(SGK)
-Di tích lịch sử
IV.Luyện tập
-văn hóa, danh lam
thắng cảnh, địa
điểm du lịch tiêu
biểu ở Ninh Bình:
Chùa bái Đính,
Tràng An, Tam
Cốc Bích
Động,Nhà thờ Đá
Phát Diệm…
-Một số lễ hội
truyền thống ở
Ninh Bình: lễ hội
đền Trần, lễ hội
Trường Yên,…
-Đặc sản Ninh
Bình
GV trình chiếu
hình ảnh, tư liệu
của lớp 10A
Phát phiếu học tập
cho HS
Cho HS thảo luận
các câu hỏi trong
SGK & hướng dẫn
HS thực hành.
HS đọc SGK sau
đó nhắc lại
GV hướng dẫn HS
về nhà làm
Phần việc về nhà:
từ những tư liệu
mà các em đã thu
thập được về lịch
sử, địa lí,văn hóa
Ninh Bình, chọn
lọc những văn
bản chính xác,
hấp dẫn, những
kiến thức bổ ích
để sử dụng trong
bài văn sau này.
Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm
Tiết: 63
Ngày soạn:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
1. Mục tiêu
•
Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã được học, đồng thời
thấy được mối liên hệ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý.
•
Luyện viết đoạn văn thuyết minh.
-Sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình để viết đoạn văn thuyết
minh về nghề truyền thống ở Kim Sơn ( dệt chiếu, thủ công mĩ nghệ, nấu
rượu…)
1. B. Phương tiện
•
SGK, SGV, TL tham khảo.
•
Thiết kế bài giảng.
1. Phương pháp
•
Phát vấn, trao đổi thảo luận, thực hành.
1. Tiến hành
•
Ổn định lớp
•
kiểm tra bài cũ
Có những biện pháp nào để tạo nên tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh?
•
bài mới
Hoạt động của GV &
HS
Nội dung bài học
HS làm bài tập theo
I. Đoạn văn thuyết minhII. Viết đoạn thuyết minh1. Dàn
nhóm, mỗi nhóm viết
ý đại cương2. Viết đoạn văn.
về một đề tài.Đề
a. Lựa chọn đoạn để viết.
bài: thuyết minh về
b. lựa chọn phương pháp thuyết minh
nghề truyền thống ở
c. Viết và sửa chữa:
Kim Sơn ( dệt chiếu,
thủ công mĩ nghệ,
nấu rượu…) (?) Em
sẽ lựa chọn đoạn nào
để viết ?
(?) Giữa 2 đoạn em
3. Kết luận.
– Nắm vững kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các
cần có sự chuyển ý
ntn ?
(?) Sắp xếp theo trình
tự ntn ? để đảm bảo
tính chặt chẽ, mạch
lạc của đoạn văn ?
khái niệm viết đoạn.
– Có đủ những tri thức cấn thiết và chuẩn xác ….
– Sắp xếp ý theo thứ tự rõ ràng …
– Vận dụng đúng và sáng tạo các phương pháp …
III. Ghi nhớ: SGK.
(?) Phương pháp
IV. Luyện tập.
thuyết minh
Bài tập : Viết 1 đoạn văn nối tiếp ý đoạn mà vừa hoàn
thành.
Yêu cầu h/s viết đoạn
văn ra nháp rồi kiểm
tra qua các câu hỏi
SGK.
Các nhóm chấm điểm
cho nhau, GV nhận
xét, kiểm tra lại kết
quả.
(?) Để viết được một
đoạn văn thuyết minh
cần phải làm gì
GV yêu cầu học sinh
đọc ghi nhớ SGK.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng tích hợp:
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn
Ra đề bài làm văn số 5
Giao đề cho hs về
nhà làm:Giới thiệu
về Nhà thờ đá Phát
Hướng dẫn làm bài1. Mở bài: Giới thiệu về Nhà thờ đá
DiệmĐịnh hướng sử
Phát Diệm.2. Thân bài:- Giới thiệu đặc điểm, khung
dụng tư liệu: chọn
cảnh Nhà thờ đá Phát Diệm- Giới thiệu về thời gian tồn
lọc những tài liệu đã
tại và hình thành của Nhà thờ đá Phát Diệm
thu thập về Nhà thờ
– Giới thiệu về ý nghĩa tồn tại của di tích.
đá Phát Diệm để viết
bài văn thuyết minh
chuẩn xác và hấp
3. Kết luận: Khái quát lại toàn bộ khung cảnh, ý nghĩa
của di tích
dẫn.
KẾT LUẬN
Trên đây là một vài trao đổi của tôi về phương pháp dạy phần văn thuyết minh
theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử- địa lý- văn hóa địa phương.
Tổng hợp trung bình chất lượng giữa phương pháp cũ và phương pháp mới tôi
thấy sau khi vận dụng đúng phương pháp mà tôi đã trình bày, chất lượng học
môn Ngữ Văn của các lớp có sự tiến bộ như sau: