Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Software Piracy in Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.59 KB, 15 trang )

Software Engineering
VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY
FACULTY OF COMPUTER SCIENCE AND ENGINEERING
FINAL REPORT

Đề Tài
Tài: Software Piracy in Viet Nam
Môn h
học: Công nghệ phần mềm
GVHD: Ngô Nguyễn Nhật Minh
Thành viên nhóm B3H:
1) Nguyễn Chí Hải
2) Ngô Minh Huy
3) Nguyễn Thanh Hùng
4) Huỳnh Quốc Bảo
5) Lê Anh Duy


Software Engineering


Software Engineering
Lời giới thiệu:
Chúng ta đang sống thời đại của kinh tế thị trường, với lưu lượng hàng hóa
đang tải trọng trên thị trường rất lớn với nhịp độ phát triển kinh tế toàn cầu
nói chung và với ViệtNam nói riêng.Nhiều sản phẩm đã được tạo ra với bao
công sức về trí tuệ & kinh tế nhưng mặc trái của những sản phẩm như thế là
những đối tượng đã trục lợi bằng cách sao chép hay sử dụng sản phẩm mả
chưa được sự chấp thuận của những người tạo ra chúng. Nhưng song song đó
vẫn có những cá nhân tổ chức vì muốn thu lợi nhuận cao nhất cho riêng mình


nên đã sử dụng trái phép tài nguyên của người khác, dẫn đến việc vi phạm
bản quyền như hiện nay.Vậy câu hỏi đặt ra là việc bảo vệ quyền lợi của
người lao động ngày nay được quan tâm với mức như thế nào? Đó là một
câu hỏi lớn cần được giải quyết song hành với sự phát triển của xã hội.
Vì vậy, đề tài về vi phạm bản quyền đã được chúng em chọn. Để chúng
em góp phần làm sáng tỏ những thực trạng của vi phạm bản quyền với
nguyên nhân vì đâu? Và những đề xuất được chúng em đưa ra để hạn chế và
khắc phục những hiện trạng hiện nay như thế nào?
Nội dung tìm hiểu đề tài:
I.Thế nào là vi phạm bản quyền.
II. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm bản quyền.
Xét góc độ về luật.
i)
ii)
Xét góc độ về kinh tế.
iii) Xét góc độ về văn hóa, xã hội và con người.
III. Cách khắc phục.
i)
Về luật.
ii)
Về công nghệ.
iii) Ý thức con người.
I. Thế nào là vi phạm bản quyền.


Software Engineering
Khái niệm : Vi phạm bản quyền là sao chép lại tác phẩm của người khác
mà không xin phép, thậm chí công bố công trình đó là của mình sáng tạo
ra.
Cuối tháng 4, Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) và hãng nghiên

cứu thị trường IDC đã tọa đàm về tình hình vi phạm bản
quyền tại Việt Nam năm 2009.
Theo đó, các đơn vị này cho rằng tỷ lệ vi phạm ở Việt Nam vẫn giữ mức
85% (bằng với năm 2007 và 2008). Đây là bản thống kê chi tiết.

II. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm bản quyền.
Nguyên nhân chính của sự không tôn trọng có nhiều và đa dạng, từ lòng
tham, hoàn cảnh bắt buộc, thiếu hiểu biết và có ý đồ vi phạm bất lương
đến cả lổi vô hình. Mức độ cũng rất khác nhau từ việc sao chép 1 tác phẩm
được bảo hộ tại nhà riêng đến 1 doanh nghiệp phạm tội có quy mô thương
mại lớn, chế tạo hàng trăm nghìn bản sao bất hợp pháp.
“Sở hữu trí tuệ - Kamil Idris,chương 9: Thực thi quyền sở hữu trí
tuệ,trang 300”.


Software Engineering
Xét gốc độ về luật:
Như chúng ta đã thấy luật pháp Việt Nam về vi phạm bản quyền vẫn còn
quá lỏng lẻo. Không có những chế tài nhất định về những hành vi vi phạm
bản quyền, đó cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm
bản quyền như hiện nay. Các nhà chức trách không hoàn toàn quan tâm
lắm về 2 chữ gọi là “bản quyền” mà các cá nhân tổ chức đã và đang sử
dụng.
 Luật chưa mạch lạc & thiếu sự chặt chẽ:
Ví dụ: Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự
tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý
văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không
hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi
phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.
 Sự liên kết của luật trong nước và quốc tế chưa rõ ràng:

Ví dụ: Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế
nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần
lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có
thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó)
tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự
công nhận của quốc tế.
 Sự thi hành luật còn lỏng lẻo & thời gian lại kéo dài:
Ví dụ: Nếu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ được giải quyết trong vòng sáu
tháng. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp mất chín tháng và đăng ký sáng
chế, giải pháp hữu ích mất 12 tháng.
Xét về góc độ kinh tế:
Kinh tế quá khó khăn cũng mà mầm mống của hành vi vi phạm
pháp luật, lúc đầu có thể là "làm liều" cho qua lúc khó khăn. Sau đó, có
thể dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật mag tính nguy hiểm cho xã
hội cao hơn.
Ví dụ: Đơn cử có thể thấy để trang bị một hệ điều hành Windows
Xpcùng với bộ Office cũng từ 300 – 500 USD. Đó là chưa kể hàng loạt


Software Engineering
các phần mềm tiện ích từ điển, virus, bộ gõ, nén... và các phần mềm
chuyên dụng như Cad, Photoshop...
chúng ta còn nghèo nên "ăn gian" một chút cũng là có thể chấp nhận
được, miễn là Microsoft vẫn “chấp nhận được” như lâu nay.
Hiệp hội tổ chức công nghiệp phi chính phủ có liên quan về vấn
đề sở hữu trí tệ ước tính trên cơ sở thực tiễn và số liệu thống kê trong
vi phạm bản quyền rằng sản phẩm làm giả và bất hợp pháp chiếm 5% 7% giá trị thương mại toàn cầu, trong đó điển hình là các phần mềm
máy tính.
Trong báo báo về nạn chiếm đoạt phần mềm toàn cầu của liên minh
phần mềm thương mại BSA và Hiệp Hội công nghiệp phần mềm và

thông tin SIIA đưa ra tỉ lệ chiếm đoạt ứng dụng phần mềm dùng cho
máy tính cá nhân là 36% (49% năm 1994,theo tính toán 1999 ngành
công nghiệp mất 12 tỉ USD.)
Ở Việt Nam với tỉ lệ là 85%,thiệt hại 257trUSD(2009)
 Giá trị của những sản phẩm trí tuệ có đầu tư ban đầu cao nên
giá trị tạo ra cũng có giá thành cao:
Ví dụ: Nhìn chung, mọi nghiên cứu và sáng tạo của con người đều
hướng vào việc phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong nhiều trường hợp, những ý tưởng này, sau những nỗ lực nghiên
cứu nhất định, thường chuyển hóa thành các sản phẩm ứng dụng, hay
cao hơn nữa trở thành các giải pháp công nghệ ứng dụng nhằm tạo ra
các sản phẩm. Ngoài chức năng lưu thông và tiêu dùng, các sản phẩm
này còn mang ý nghĩa truyền đạt thông tin về sự hiện hữu của sản phẩm
cũng như chất lượng và kiểu dáng của chúng và qua đó thuyết phục
khách hàng mua hàng hóa. Do đó, có thể nói những ý tưởng này luôn
thể hiện tính mới mẻ và khác biệt, hàm chứa một lượng thông tin có giá
trị kinh tế.
 Người tiêu dung có thu nhập & kinh tế thấp:
Đất nước ta là đất nước đang trên đà hội nhập và đang phát triển
với mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp(2010 ước khoảng


Software Engineering
1.200 USD/người)( ). Nhưng đơn thuần version
Home and Student với các ứng dụng Word 2010, Excel 2010,
PowerPoint 2010, OneNote 2010 và các ứng dụng văn phòng trực tuyến
sẽ được bán với giá 149 USD.Vậy câu hỏi đặt ra là sinh viên Việt Nam
& những nhân viên văn phòng với mức lương 150 USD hang tháng có
mạnh dạng bỏ tiền túi để sử dụng những sản phẩm phần mềm bản
quyền.Trong khi đó với chiếc máy tính cần phải có nhiều ứng dụng như

vậy thì cần đến cả ngàn đô để trang bị mọi thứ điều bản quyền thì chi
phí cả năm lương cua nhân viên.Nên tâm lí nảy sinh do vấn đề kinh tế
là để phù hợp với giá trị công việc & những giá trị của những sản phẩm
bản quyền thì sẽ chọn giải pháp tối ưu nhất dù biết những hành động
của chính bản thân mình là vi phạm pháp luật nhưng biết rằng vấn đề
thi hành luật của nhà nước chưa chặt chẽ nên cảm thấy mình vẫn an
toàn nên những động thái đó trở thành thói quen.
Xét góc độ về văn hóa, xã hội và con người:
Nếu chúng ta sống trong một xã hội lành mạnh, có giáo dục
tốt,nền văn hóa tốt và quan trọng hơn thế nữa là ý thức của mỗi con
người cao thì tình trạng dẫn đến vi phạm bản quyền như hiện nay sẽ
giảm đi rất đáng kể. Vì có thể nói con người là yếu tố hàng đầu dẫn đến
hành vi vi phạm bản quyền.
Ví dụ: Một công ty A hoạt động kinh doanh về máy tính và các
loại phần mềm. Mặc dù công ty đó có hiểu biết về luật nhưng công ty
vẫn cố tình vi phạm (như in ấn lậu, sao chép các tác quyền mà không
qua đăng ký, kiểm duyệt…)

Một số vấn đề liên quan:
 Sử dụng phần mềm mã nguồn mở:


Software Engineering
Tuy nhiên, một lĩnh vực mà BSA và IDC không hề tính đến là tỷ lệ sử
dụng phần mềm mã nguồn mở. Đây là điều mà các chuyên gia cho rằng
không hợp lý, nhất là khi xu thế chuyển dịch phần mềm bản quyền sang
phần mềm nguồn mở và các dịch vụ phần mềm trên mạng phát triển
mạnh ở Việt Nam.
Đơn cử như Ngân hàng SacomBank năm 2009 đã cài 4.000 máy với
phần mềm mã nguồn mở. Vì các nhà khảo sát cho rằng Việt Nam sử

dụng phần mềm mã nguồn mở thì họ cho đó là vi phạm bản quyền, vậy
theo ước tính như vậy là nước ta đã 100% vi phạm bản quyền, như thực
tế như vậy là không đúng. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở không
phải là hành vi vi phạm bản quyền. Và nước ta hiện nay đang có su
hướng là khuyến khích các doanh nghiệp, công nhân, viên chức và giới
học sinh, sinh sử dụng phần mềm mã nguồn mở để hạn chế về “phần
mềm bản quyền”.
III. Cách khắc phục:
Xét về luật:
Năm 2009, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam có xu
hướng giảm. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ vi phạm
giảm đáng kể nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy
nhiên, thiệt hại do vi phạm bản quyền gây ra lại có xu hướng gia tăng,
với số tiền thiệt hại ước tính có thể lên tới 200 triệu USD và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành công nghiệp phần
mềm trong nước. Vì thế, năm 2010, cơ quan thanh tra bản quyền phần
mềm sẽ xử lý vi phạm mạnh tay hơn và mở rộng đối tượng đến cả các
doanh nghiệp 100% vốn trong nước, có quy mô nhỏ.
Ví dụ :
Tiếp tục chiến dịch Thanh tra bản quyền phần mềm trong năm 2010,
ngày 25/3/2010, Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã tiến hành thanh tra Công ty cổ
phần Nam Hà Việt - một công ty cổ phần 100% của Việt Nam có địa
chỉ tại khu CN Tân Bình, TP HCM, chuyên kinh doanh nguyên vật
liệu, vật tư, phụ tùng sắt thép, có trụ sở tại khu CN Tân Bình.


Software Engineering
Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra 50 máy tính sử dụng cho hoạt

động kinh doanh của công ty và phát hiện hầu hết các phần mềm cài đặt
đều không có bản quyền.Ông Đinh Duy Hưng - trợ lý Giám đốc đã ký
vào Biên bản thanh tra thừa nhận hành vi sao chép, cài đặt các phần
mềm trên chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu là vi phạm pháp luật và
dỡ bỏ toàn bộ các phần mềm không có bản quyền.

Biện pháp ngăn chặn:
Trong vài năm trở lại đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm (BSA) và Hiệp
hội Công nghiệp Phần mềm và Thông tin (SIIA) đã phối hợp các cơ quan luật
pháp tại nhiều quốc gia mở những cuộc chiến chồng lại việc sử dụng lậu phần
mềm thương mại.
Nhiều đối tượng phát tán hoặc mua bán lậu bản quyền phần mềm đã bị bắt
giữ. Trường hợp của Gregory William Fair tại Mỹ là điển hình khi người này
bán lậu các phiên bản trong bộ phần mềm của Adobe trên eBay suốt từ năm
2001 đến năm 2007, thu lợi hơn 1,4 triệu USD. 41 tháng tù giam và 743.000
USD tiền phạt chi trả cho hãng Adobe Systems là phán quyết của tòa án dành
cho Gregory.
Trong năm 2009, Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm và Thông tin đã chi hơn
127.000 USD chi phí thưởng cho các nguồn tin cung cấp những nguồn vi
phạm bản quyền phần mềm và nội dung số.
Đây là số tiền cao nhất kể từ khi chương trình phần thưởng chống sử
dụng phần mềm trái phép được khởi xướng từ năm 2003
 Vi phạm hành chánh:


Software Engineering
Theo điều 211: của luật sở hữu trí tuệ quy định các hành vi xâm phạm
sao đây bị xử phạt hành chánh:
1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành
chính:

a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại
cho người tiêu
dùng hoặc cho xã hội;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù
đã được chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt
hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về
sở hữu trí
tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người
khác thực hiện hành
vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu
hoặc chỉ dẫn
địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý được
bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
bị xửphạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành
vi đó.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về
sở hữu trítuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về cạnh tranh.
Điều 214: Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục
hậuquả
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
quy định


Software Engineering

tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi
xâm phạm và bị ápdụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm
quyền sởhữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử
phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu,
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng
hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy
ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp
dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm
mục đích
thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu,
vật liệu và phương
tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả
mạo về sở hữu trí tuệ
với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền
của chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh
xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về
sở hữu trí tuệ,
phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu
để sản xuất, kinh

doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu
tố vi phạm trên


Software Engineering
hàng hoá.
4. Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít
nhấtbằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất
không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện
được.Chính phủ quy định cụ thể cách xác định giá trị hàng hóa vi
phạm.
Điều 215. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ
quan có
thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành
chính quy định tại
khoản 2 Điều này:
a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt
hại nghiêm
trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi
phạm có biểu
hiện trốn tránh trách nhiệm;
c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng
theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
bao gồm:
a) Tạm giữ người.
b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm.
c) Khám người.

d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá,
tang vật,
phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ.
e) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính.
 Vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị xử lý hình sự:


Software Engineering
Vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị xử lý hình sự Thay vì chỉ bị phạt
tiền, việc sử dụng trái phép phần mềm máy tính gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc giá trị vi phạm từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu theo khoản 1
Điều 131 Bộ Luật hình sự. Tại Apave Vietnam & Southeast Asia - một
công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế,
giám sát thi công, có trụ sở tại 147 đường Hoàng Quốc Việt, (Hà Nội),
đoàn Thanh tra của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phát hiện 31 máy
tính có cài đặt: Bộ gõ Vietkey, Microsoft Window XP, Microsoft Office và
các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD, ACD See, Lạc Việt từ điển.
Ông Trần Nam Trung, Giám đốc đại diện Apave Vietnam, thừa nhận có
một số phần mềm sử dụng trong công việc của công ty chưa có bản quyền
và cam kết sẽ mua và sử dụng phần mềm bản quyền trong thời gian tới.

Kiểm tra việc sử dụng phần mềm tại Apave Vietnam & Southeast Asia.
Ảnh: Pioneer.
Còn ở Công ty phụ tùng xe máy ô tô Goshi Thăng Long (khu công nghiệp
Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội), cũng có tới 37 máy tính sử dụng các phần
mềm thông dụng chưa được phép của chủ ở hữu. Sự vi phạm tương tự còn
bị phát hiện tại Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Nguyễn
Hoàng (207/3 Nguyễn Văn Thủ, TP HCM) với 27 máy tính; Công ty
Nguyễn Kim (63-65 Trần Hưng Đạo, TP HCM) với 93 máy tính.

Ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng đoàn thanh tra, cho biết: “Chúng tôi đã
kiểm tra 200 máy tính tại các đơn vị kinh doanh và có thể ước tính lượng
phần mềm vi phạm lên tới hàng tỷ đồng. Trong năm nay, chúng tôi sẽ tiếp
tục hoạt động thanh tra tại nhiều đơn vị buôn bán máy tính".
* Pháp lệnh 04/2008/UBTVQH12 mới ban hành sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh này sẽ có hiệu


Software Engineering
lực từ ngày 1/8 tới. Theo đó, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực
sở hữu trí tuệ của Chánh thanh tra Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh được nâng lên
tới 500 triệu đồng.
* Liên minh phần mềm Doanh nghiệp BSA cùng IDC vừa công bố kết quả
vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam năm 2007 là 85%, giảm 3
điểm so với năm 2006. Việt Nam là nước có tỷ lệ giảm đáng kể nhất trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Về công nghệ :
 Các biện pháp đưa ra là: Đối với nhà sản xuất thì họ nên có những
phần mềm kiểm duyệt là phần mềm mà người khác đang sử dụng là
bản quyền hay không bản quyền.
 Các báo chí, truyền thanh nên có những thông tin về các hành vi vi
phạm bản quyền để người sử dụng biết mà sử dụng hiệu quả mà
không xảy ra hình thức vi phạm.
Về ý thức của con người:
 Các biện pháp đưa ra là : đối với người sử dụng thì họ nên có
một kiến thức nhất định về các hành vi gọi là vi phạm bản quyền,
đừng có “biết luật mà vẫn phạm luật”.
 Nên có ý thức tìm hiểu kỹ về luật để không vi phạm., không nên
tiếp tục vi phạm khi biết mình đang vi phạm.
 Người dân Việt Nam cần ý thức việc vi phạm bản quyền sẽ có tác

hại như thế nào đến tác giả của những sản phẩm và sẽ bị pháp
luật sử lí như thế nào khi vi phạm. Việc phổ biến luât rộng rãi
đồng thời tuyên truyền những tác hại của vi phạm bản quyền sẽ
như thế nào?
 Cần có thái độ nghiêm túc trong việc tôn trọng những sản phẩm
do người khác tạo ra.
 Đổi hướng sử dụng những sản phẩm tương đồng chất lượng
nhưng có giá thành mềm hơn.
 Mọi người cùng học hỏi & giúp nhau hạn chế việc vi phạm bản
quyền.


Software Engineering
Các trang web tham khảo:
/>

Và một số tài liệu: Cẩm nang sở hữu trí tuệ của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giớ
“WIPO Intellectual Property Handbook: Policy Law and Use”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×