Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.06 KB, 7 trang )

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên
báo in Việt Nam (Khảo sát các Báo Hà Nội
mới, Nông nghiệp Việt Nam và Nông thôn
Ngày nay, 2008 - 2009)

Lê Thái Hà

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Văn Hường
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Xác định những nội dung mà cơ quan báo chí cần nhận thức về "Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn" để tiến hành tuyên truyền trên báo in. Khảo sát, đánh giá
thực tiễn tuyên truyền về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" trên 3 tờ báo khác nhau
(Báo Đảng địa phương, báo chuyên ngành), để chỉ ra những cái được và chủa được
trong công tác tuyên truyền về nội dung nêu trên. Đề xuất những kiến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về "Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn" trên báo in trong thời gian tới.

Keywords: Nông nghiệp; Nông thôn; Nông dân; Báo in; Báo chí học

Content
Mở đầu
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nông
nghiệp, nông dân, nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi hy sinh. Nông nghiệp, nông dân, nông


thôn vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế.
NQTƯ 7 (Khóa X) đã khẳng định giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần
yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn
2
định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động
lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Nghị quyết TƯ 7 đã đề ra những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản đối với vấn đề Nông nghiệp,
Nông dân và Nông thôn trong giai đoạn cách mạng mới.
Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị-xã hội và là diễn
đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Báo chí có trách nhiệm to lớn trong
việc hình thành và hướng dẫn dư luận xã hội tích cực, lành mạnh, góp phần tăng cường sự
đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân. Báo chí phải nắm vững
và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ
thành tựu của công cuộc đổi mới.
Tuyên truyền về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trên báo chí luôn là vấn đề có ý
nghĩa thời sự thiết thực với đông đảo công chúng báo chí. Vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề
nghiên cứu này nhằm góp phần làm rõ những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn trong công
tác tuyên truyền của báo Hànộimới, báo Nông nghiệp Việt nam và báo Nông thôn Ngày nay
về những nội dung liên quan đến vấn đề cơ bản của Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trên
cơ sở NQTƯ7 (Khóa X), qua đó hy vọng kiến giải những biện pháp nâng cao chất lượng
công tác truyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống nói chung và nội dung về “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn” nói riêng trên báo chí phù hợp với tình hình mới.
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học liên
quan đến hoặc Nông nghiệp, hoặc Nông thôn, hoặc vấn đề Nông dân. Nhưng các công trình
trên còn đơn lẻ, tách biệt. Vì vậy, cho đến nay, việc tuyên truyền trên báo chí về các nội
dung liên quan đến vấn đề “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” chưa được tổng kết trong
một công trình hoàn chỉnh nào. NQTƯ7 (Khóa X) ra đời vào tháng 7 năm 2008, đến thời

điểm chúng tôi chọn đề tài này (năm 2009) mới là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết này.
Vì vậy, luận văn này triển khai là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về
tuyên truyền “Nông nghiệp, nông dân , nông thôn” trên báo in hiện nay.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức tác
phẩm, thủ pháp tuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền trên các Báo Hànộimới; Nông nghiệp
3
Việt nam và Nông thôn Ngày nay về các vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Tìm ra
những khó khăn và hạn chế khi thông tin vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp theo.
b.Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai ba nhiệm vụ
sau đây:
+ Xác định những nội dung mà cơ quan báo chí cần nhận thức về “Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn” để tiến hành tuyên truyền trên báo in.
+ Khảo sát, đánh giá thực tiễn tuyên truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
trên 3 tờ báo khác nhau (Báo Đảng địa phương, báo chuyên ngành), để chỉ ra những cái
được và chưa được trong công tác tuyên truyền về nội dung nêu trên
+ Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên
truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên báo in trong thời gian tới
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông
thôn theo tinh thần NQTƯ 7 (khóa X) trên báo in hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm và thủ pháp báo chí (báo giấy)
trên báo Hànộimới hàng ngày, báo Nông nghiệp Việt Nam và báo Nông thôn Ngày nay 2
năm 2008-2009


5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí

Minh; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta
về báo chí và về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học
liên quan đã được công bố.
Luận văn sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phương pháp nghiên cứu lịch sử-tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích văn bản truyền
4
thông, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra theo phiếu điều tra, phương
pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia...
6.ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
a. ý nghĩa khoa học
Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
theo tinh thần NQTƯ 7 (khóa X); bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về vai trò, chức
năng của báo chí trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào
cuộc sống trên báo in. Chỉ ra cách thức tổ chức tác phẩm, biện pháp tuyên truyền trên báo in
đạt hiệu quả.
b. ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn
Việt Nam và vị trí của “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong sự nghiệp đổi mới, phát
triển đất nước thông qua hoạt động báo chí truyền thông. Qua đó khẳng định những đóng
góp của báo in trong việc tuyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống và trách nhiệm
nâng cao chất lượng tuyên truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên báo in, chỉ ra
những biện pháp khả thi cho quá trình này.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà báo và những người quan tâm
tới các nội dung liên quan.
7.Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao gồm 3
chương
Chương 1: Chính sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” của Đảng và vai trò của
báo chí đối với chính sách này.
Chương 2: Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin của báo chí về chính sách

“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của
báo in về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” thời gian tới.
Nội dung luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên.
5

References
Sách tiếng Việt
1.Đào Duy Anh. Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá-Thông tin, H.2002
2.Báo chí-Những điểm nhìn từ thực tiễn, tập II, NXB Văn hoá- Thông tin,H.2001
3.Lê Thanh Bình. Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hoá, xã hội, NXB Văn hoá-Thông
tin,H.2005
4.Báo chí trong cơ chế thị trường, NXB Thông tấn, H.2003
5.Đức Dũng. Viết báo như thế nào, NXB Văn hoá-Thông tin,H.2001
6.Đức Dũng. Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa-thông tin, H.1998
7.Nguyễn văn Dững, Hoàng Anh. Nhà báo-bí quyết, kỹ năng, nghề nghiệp, NXB Lao động,
H. 1998
8.Ngọc Đản. Báo chí trong sự nghiệp đổi mới, NXB Lao Động, H. 1995.
9.Hà Minh Đức (chủ biên).Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo
dục, H. Tập I – 1994. Tập II – 1996.
10.Hà Minh Đức.Cơ sở lý luận báo chí-Đặc tính chung và phong cách, NXB ĐHQG, H.2000
11.Vũ Hiền. Chống “Diễn biến hoà bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng, NXB
CTQG, H.2000
12.Hoàng Ngọc Hòa. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, NXB CTQG, H.2008
13.Vũ Quang Hào. Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển, NXB LLCT,H.2004
14.Nguyễn Quang Hoà. Phóng viên và toà soạn, NXB Văn hoá-Thông tin, H.2002
15.Lê Huy Hoàng. Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của con
người Việt Nam hiện nay, NXB KHXH,H.2002
16.Vũ Đình Hoè (chủ biên). Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý,

NXB CTQG, H.2000
17.Đinh văn Hường.Tổ chức và hoạt động toà soạn, NXB ĐHQG, H.2004
18.Đinh Văn Hường. Các thể loại báo chí thông tấn, NXB ĐHQG, H.2006
19.Võ Đại Lược. Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển, NXB Thế giới, H.2007
20.Hồ Chí Minh. Toàn tập. T.4, NXB CTQG, H.2002
21.Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB CTQG, H.2000
22.Mai Quỳnh Nam. Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới, NXB CTQG,H.2000

×