Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài cảm nhận về biển đảo quê hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.9 KB, 2 trang )

BÀI DỰ THI TUỔI TRẺ VỚI TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
Việt Nam - đất nước thân yêu của chúng ta là một dải đất hình chữ S trải dài từ Bắc vào Nam
với bờ biển dài khoảng 3 260 km. Diện tích biển thuộc chủ quyền nước ta khoảng 1 triệu km 2, lớn
gấp ba lần diện tích đất liền. Không chỉ dừng lại ở đó, nước ta còn có trên 3 000 hòn đảo lớn nhỏ
nằm rải rác trên biển Đông cùng với 12 quần đảo; trong đó lớn nhất và có vị thế nhất là hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí
chiến lược rất quan trọng đối với khu vực và thế giới. Vung biển nước ta tiếp giáp với các nước:
Trung Quốc, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Cam-pu-chia.
Biển đảo có tầm quan trọng vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vùng biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương… Có thể nói đây là một cánh cửa rộng mở để đất nước ta vươn ra đại
dương bao la, nhằm chủ động hội nhập kinh tế với các nước phát triển. Ngoài ra, biển Đông còn có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính
còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…Riêng cá
biển đã phát hiện hơn 2000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ
lượng hải sản khoảng 3 - 4 triệu tấn.
Về quân sự, quốc phòng, an ninh, biển Đông được ví như cửa ngõ của quốc gia. Biển, đảo,
thềm lục địa và đất liền đã hình thành nên chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng
thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất,
đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bước sang thế kỷ 21-Thế kỷ của biển và đại dương, các nguồn tài nguyên trên đất liền đang
ngày càng cạn kiệt, vì thế các quốc gia ngày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả. Và cũng
từ đây, bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác biển, có những quốc gia mưu đồ bành trướng mở rộng diện
tích biển đảo bằng cách xâm lấn từng bước biển đảo của các quốc gia khác. Đặc biệt là vài năm trở
lại đây, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất phức tạp, tác động không nhỏ đến
quốc phòng và an ninh nước ta, đó cũng là thách thức lớn đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh
của Việt Nam trên biển. Từ hướng biển, những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu
thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta. Phức tạp nhất
là những tranh chấp liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo mọi chứng cứ lịch sử,
Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, thế nhưng Trung Quốc lại không muốn thừa nhận


sự thực hiển nhiên ấy. Họ đã có những hành động đi ngược lại chân lí như: cho thành lập thành phố


Tam Sa trên quần đảo Trường Sa, vẽ lại bản đồ biên giới biển theo hình lưỡi bò, tăng cường lực
lượng hải quân và hoạt động quân sự trên biển Đông và nhiều hành động khác... Những hành động
phi lí đó không những đi ngược lại công ước quốc tế, mà còn gây bất bình cho nhân dân yêu chuộng
hòa bình trên thế giới. Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi
hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa
bình.
“Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thị ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”
Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đên hướng về
biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ
chủ quyền biển đảo nước nhà. Nhưng tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ thê
nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với con sóng ngầm, bão giông, sóng gió
chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc…
Biển đảo quê hương sao mà thiêng liêng đến vậy! “Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chủ quyền
biển đảo” - Đó là một câu hỏi quan trọng cần mỗi công dân chúng ta trả lời. Chúng ta là những thế
hệ đi sau, luôn biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để cho sự bình yên của non sông này. Em tin
rằng, mỗi người Việt Nam sẵn sàng hành động bằng những phần công sức dù nhỏ bé của mình với
những việc làm thiết thực xuất phát từ tình yêu ruột thịt, lòng tự hào dân tộc và sự quyết tâm bảo vệ
chủ quyền đất nước. Một khi cuộc đấu tranh ấy đến gần hơn, sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt
Nam ắt sẽ làm nên lịch sử.
Trong em, biển là niềm tự hào, biển là tình yêu lớn, biển là sự thân thương,…Bởi lẽ trong
em, biển là một phần của chữ S mến thương!




×