Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.76 KB, 2 trang )
Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”
Bài làm
Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện hài hước, châm biếm, nói bóng nói gió nhưng có ý
nghĩa sâu sắc đối với đời sống của con người. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu
chuyện như vậy. Mượn hình ảnh một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm
lối sống cạn của con người hiện nay. Đây là câu chuyện được lưu truyền từ nước này sang
nước khác, có giá trị rất sâu sắc.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch nhỏ sống ở đáy giếng và sau
khi bước ra ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài. Đó là hai cách sống, hai lối suy nghĩ trái
ngược nhau nhưng tạo nên một thể thống nhất, thành bài học quý giá cho những ai có
cách nhìn phiến diện, không chịu mở mang bản thân và mở mang suy nghĩ của mình ra
bên ngoài.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại có ý nghĩa đối với cuộc sống
của mỗi người. Thứ nhất là kể về cuộc sống của chú ếch sống ở đáy giếng và thứ hai là kể
về cuộc sống của chú sau khi phải bước ra khỏi cuộc sống nhỏ hẹp ở đó. Bài học mà câu
chuyện này để lại khiến cho mọi người phải suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân.
Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự
tinh tế và thông minh của con người, rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận
cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải chỉ theo một chiều nhất định. Đó là lối sống
cần phát huy, trái ngược với lối sống của chú ếch chỉ quanh năm sống ở đáy giêng như
vậy.
Khi sống một mình dưới giếng, ếch nhìn trời thật bé nhỏ, chỉ “bé bằng cái vung, còn nó
thì oai như một vị chua tể”. Thái độ nghênh ngang, coi thường mọi vật xung quanh đã
phần nào đánh giá thái độ sống phiến diện, có suy nghĩ thiển cận như vậy. CHính điều
kiện sống đã khiến cho chú ếch có lối sống và suy nghĩ quá lạc hậu.
Tuy nhiên tình huống vào một năm mua to gió lớn, nước giếng dâng cao khiến cho chú
ếch phải trôi ra ngoài. Cuộc sống lúc bấy giờ mới khiến chú ếch hoang mang. Nhưng vì
giữ thói quen và lối suy nghĩ thiển cận ở dưới đáy giếng quá lâu nên chú ếch vẫn huênh
hoang và không xem ai ra gì. Chú vẫn khư khư giữ cái suy nghĩ lạc hậu đó nên đã dẫn
đến kết cục thê thảm: bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.