Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Trung Việt – TP Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.54 KB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ Ở NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................................................2
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN ...........................................2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ..................................................................2
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán .................................................3
1.1.2.1. Khái niệm thẻ thanh toán ......................................................................................3
1.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán ....................................................................3
1.1.3. Phân loại thẻ thanh toán ...........................................................................................3
1.1.3.1. Phân loại theo chủ thể phát hành ..........................................................................3
1.1.3.2. Phân loại theo hạn mức tín dụng ..........................................................................4
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi sử dụng ............................................................................4
1.1.3.4. Phân loại theo công nghệ làm thẻ .........................................................................4
1.1.3.5. Phân loại theo tính chất thanh toán .......................................................................4
1.1.3.6. Phân loại theo đối tƣợng chịu trách nhiệm thanh toán .........................................5
1.1.4. Chủ thể tham gia phát hành và thanh toán thẻ .........................................................5
1.1.5. Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán ..........................................................................6
1.1.5.1. Đối với nền kinh tế - xã hội ..................................................................................6
1.1.5.2. Đối với Khách hàng ..............................................................................................6
1.1.5.3. Đối với ngân hàng phát hành. ...............................................................................8
1.1.5.4. Đối với NH thanh toán..........................................................................................8
1.1.5.5. Đối với Cơ sở chấp nhận thẻ ................................................................................8
1.1.6. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ....................................................................8
1.1.6.1. Đơn xin phát hanh với các thông tin giả mạo .......................................................8
1.1.6.2. Thẻ giả ..................................................................................................................9
1.1.6.3. Thẻ bị mất cắp,thất lạc ..........................................................................................9


1.1.6.4. Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng ........................................................................9
1.1.6.5. Chủ thẻ không nhận đƣợc thẻ do NHPH gửi ........................................................9
1.1.6.6. Nhân viên ĐVCNT giả mạo hóa đơn thanh toán thẻ ...........................................9
1.1.6.7. Tạo băng từ giả .....................................................................................................9

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

i

Lớp: CNH3-11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.6.8. Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thƣ,điện thoại..................................................9
1.1.6.9.Rủi ro khác ...........................................................................................................10
1.2. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................................................10
1.2.1. Các nhân tố chủ quan .............................................................................................10
1.2.1.1. Sản phẩm thẻ của ngân hàng ..............................................................................10
1.2.1.2. Mang lƣới đơn vị chấp nhận thẻ .........................................................................10
1.2.1.3. Tiềm lực cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng ........................................10
1.2.1.4. Nguồn nhân lực...................................................................................................10
1.2.1.5. Chính sách Maketing của ngân hàng ..................................................................10
1.2.2. Nhân tố khách quan ...............................................................................................11
1.2.2.1. Điều kiện pháp lý ................................................................................................11
1.2.2.2. Điều kiện về mặt xã hội ......................................................................................11
1.2.2.3. Điều kiện về kinh tế ............................................................................................11
1.2.2.4. Điều kiện về cạnh tranh ......................................................................................12
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT TP ĐÀ NẴNG.

.........................................................................................................................................13
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông chi nhánh
Trung Việt- TP Đà Nẵng. ................................................................................................13
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng
Đông chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng. ......................................................................13
2.1.2. Mô hình bộ máy tổ chức của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông chi
nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.......................................................................................14
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ................................................................14
2.1.3.1.Tình hình huy động vốn .......................................................................................15
2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn .........................................................................................18
2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................................20
2.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông
chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.................................................................................22
2.2.1. Thực trạng phát hành thẻ của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông chi
nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.......................................................................................22
2.2.1.1. Thực trạng phát hành thẻ nội địa ........................................................................22
2.2.1.2.Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ quốc tế ..................................................24
2.2.2.Kết quả phát hành thẻ của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông chi
nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.......................................................................................25

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

ii

Lớp: CNH3-11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.3. Hoạt động của mạng lƣới và chấp nhận thẻ của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần
Phƣơng Đông chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng .........................................................26

2.3. Khái quát chung về dịch vụ thẻ tại ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông
chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.................................................................................27
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.........................................................................................27
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của dịch vụ thẻ tại ngân hàng Thƣơng Mại cổ
phần Phƣơng Đông chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng ................................................28
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG ĐÔNG ...........................................................30
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TRUNG VIỆT - TP ĐÀ NẴNG. ...................30
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TRUNG VIỆT - TP ĐÀ
NẴNG. .............................................................................................................................30
3.2.1. Phân loại khách hàng và lựa chọn khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm thẻ của
ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông chi nhánh Trung Việt - TP Đà Nẵng. ...30
3.2.1.1. Phân loại khách hàng. .........................................................................................31
3.2.1.2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu ...........................................................................32
3.2.2. Một số giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần
Phƣơng Đông chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng. ........................................................32
3.2.2.1. Hoàn thiện và hiện đại hóa công nghê tin học. ...................................................32
3.2.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ,đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách
về thẻ. ...............................................................................................................................33
3.2.2.3. Mở rộng mạng lƣới đơn vị chấp nhận thẻ. .........................................................34
3.2.2.3. Hạn chế rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ. ..............................................34
KẾT LUẬN .....................................................................................................................36

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

iii

Lớp: CNH3-11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. ATM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
: Automated Teller Machine

2. AMEX
3. Banknetvn

: American Express
: Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia

4. CBNV

: Cán bộ nhân viên

5. DSCV

: Doanh số cho vay

6. DSTN
7. DNBQ
8. ĐVCNT

: Doanh số thu nhập
: Dƣ nợ bình quân
: Đơn vị chấp nhận thẻ


9. EDC
10. HĐTD

: Electronic Data Capture
: Hoạt động tín dụng

11. NHTM
12. NHTW

: Ngân hàng thƣơng mại
: Ngân hàng trung ƣơng

13. NHCSXH
14. NHPH
15. NHTT

: Ngân hàng chích sách xã hội
: Ngân hàng phát hành
: Ngân hàng thanh toán

16. NHTMCP
17. OCB
18. PIN
19. POS

: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
: Oricom Bank
: Pesonal Identification Number
: Piont Of Sales


20. TCTD
21. VNBC

: Tài chính tín dụng
: Công ty cổ phần thẻ thông minh

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

iv

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai
đoạn 2011-2013
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai
đoạn 2011-2013
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà
Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.4. Doanh số phát hành thẻ nội địa tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà
Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.5. Doanh số thanh toán thẻ nội địa tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà
Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.6. Doanh số phát hành và thanh toán thẻ quốc tế tại OCB –chi nhánh
Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.7. Kết quả phát hành thẻ tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai
đoạn 2011-2013

Bảng 2.8. Tình hình hoạt động của ATM và POS của OCB –chi nhánh Trung
Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

v

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, nhu cầu giao dịch thanh toán trong các
lĩnh vực và đời sống rất lớn. Cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông
tin, nhu cầu của con ngƣời nói chung và trong hoạt động thanh toán nói riêng đều đƣợc
áp dụng…
Dịch vụ thẻ là dịch vụ ngân hàng độc đáo, hiện đại, ƣu việt, ra đời và phát triển dựa
trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nó đã trở thành công cụ thanh toán
phổ biến trên thế giới và giữ vị trí quan trọng tại các nƣớc phát triển. Tại Việt Nam,
tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhƣng dịch vụ thẻ đã có những bƣớc
phát triển vƣợt bậc, thị trƣờng thẻ ngày càng khởi sắc, dịch vụ thẻ ngày càng sôi động.
Các Ngân hàng đua nhau chiếm lĩnh thị phần trong vùng ảnh hƣởng của mình. Không
chỉ đem lại lợi ích cho các Ngân hàng, chủ thẻ, các đơn vị chấp nhận thẻ, dịch vụ thẻ
còn góp phần phát triển nền kinh tế, hạn chế lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, từ đó hạn
chế đƣợc lạm phát. Từ thực tế có thể khẳng định phát triển dịch vụ thẻ là xu hƣớng tất
yếu hiện nay…
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì dịch vụ thẻ vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập cần sớm khắc phục. Xuất phát từ việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng, tính hấp
dẫn cũng nhƣ sự cần thiết của dịch vụ thẻ, sau một thời gian thực tập, Em đã chọn đề
tài “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Phương Đông chi

nhánh Trung Việt – TP Đà Nẵng” làm đề tài cho khóa luận của mình.
Đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1:Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ ở ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: :Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng
Đông chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.
Chƣơng 3:Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần
Phƣơng Đông chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.
Trong quá trình làm bài do những hạn chế về lí luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn
nên đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót,vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý
kiến từ các thầy cô để đề tài đạt đƣợc kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Cái Quang Kiên đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn
thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại ngân hàng Phƣơng Đông chi nhánh
Trung Việt- TP Đà Nẵng( PGD Liên Chiểu,đ/c 691 Tôn Đức Thắng,Q.Liên Chiểu, - TP
Đà Nẵng) đã quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, tìm hiểu
đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phƣơng Thảo
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

1

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ Ở NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ
Hình thức sơ khai của thẻ thanh toán xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1920 dƣới cái
tên tạm gọi là “đĩa mua hàng” (Shooper’s plastic). Ngƣời chủ sở hữu của cái đĩa này
có thể mua hàng tại các cửa hiệu phát hành ra chúng và hàng tháng họ phải trả tiền cho
chủ cửa hàng vào một ngày cố định (thƣờng là cuối tháng). Thực chất, ở đây chính là
ngƣời chủ cửa hàng đã cấp tín dụng cho KH bằng cách bán chịu, mua hàng trƣớc trả
tiền sau.
Tuy nhiên, tiền thân của thẻ ngân hàng ra đời vào năm 1940 với tên gọi là Dinners
Club do ý tƣởng của một doanh nhân ngƣời Mỹ tên là Frank Mc Namara. Năm 1950
chiếc thẻ nhựa đầu tiên đƣợc phát hành, những ngƣời có thẻ DC này có thể ghi nợ khi
ăn tại 27 nhà hàng ở New York và phải chịu một khoản lệ phí hàng năm là 5 USD.
Những tiện ích của chiếc thẻ ngay lập tức đã gây đƣợc sự chú ý và ủng hộ của đông
đảo khách hàng. Mặc dù phải chịu mức chiết khấu 5% nhƣng doanh thu của các nhà
hàng tăng đáng kể do lƣợng khách hàng tiêu dùng tăng lên rất nhanh. Sau thành công
của công ty Dinners Club, một loạt công ty thẻ ra đời nhƣ Trip Change, Golden Key,
Esquire Club… Phần lớn, lúc đầu thẻ chỉ phục vụ chủ yếu cho tầng lớp doanh nhân,
nhƣng sau đó các công ty thẻ và ngân hàng nhận thấy giới bình dân mới là đối tƣợng
sử dụng thẻ trong tƣơng lai.
Thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công
nghệ cũng nhƣ chiến lƣợc thay thế tiền mặt trong lƣu thông. Thực tế cho thấy, thẻ
ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và
đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh xã hội. Tiếp thu và
ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ
thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cùng với mạng lƣới thành
viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao
dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu
kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ ngân
hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn
cầu. Đây là thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ
hình thành và phát triển.


SVTH: Trần Thị Phương Thảo

2

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán
1.1.2.1. Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, đƣợc phát hành bởi
các ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các công ty mà ngƣời chủ thẻ có thể sử
dụng để dùng để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền và chuyển khoản
tại các ngân hàng, các đại lý ngân hàng hoặc các máy rút tiền tự động
1.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán
Kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu tạo của thẻ đã có những thay đổi khá lớn nhằm tăng
độ an toàn và tính tiện dụng cho khách hàng. Ngày nay với những thành tựu công nghệ
kĩ thuật vi điện tử, một số loại thẻ đƣợc gắn thêm những con chip điện tử nhằm tăng
khả năng ghi nhớ thông tin và tính bảo mật cho thẻ.
Đƣợc cấu tạo bằng nhựa cứng (plastic), có kích cỡ 85 ×mm×54mm×0,76mm, có
góc tròn, gồm 2 mặt :

 Mặt trước của thẻ bao gồm:
- Biểu tƣợng và tên ngân hàng phát hành thẻ : đây là bắt buộc với tất cả các loại
thẻ nhằm để phân biệt NHPH thẻ.
- Thƣơng hiệu của tổ chức quốc tế (đối với thẻ quốc tế) đƣợc sử dụng để nhận
biết loại thẻ quốc tế sử dụng.
- Bộ nhớ điện từ: thƣờng đƣợc gọi là “chip” đƣợc sử dụng đối với các loại thông
minh, trong đó có chứa các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ

- Số thẻ: là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số này đƣợc dập nỗi trên thẻ và sẽ
đƣợc in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ sử dụng. Tùy theo loại thẻ mà có số chử số khác
nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
- Thời hạn và hiệu lực của thẻ: là thời hạn mà thẻ đƣợc lƣu hành.
- Họ và tên của chủ thẻ: chỉ định tên cá nhân (hoặc tổ chức) đƣợc NHPH cấp thẻ
để sử dụng.

 Mặt sau của thẻ:
- Dây băng từ có khả năng lƣu trữ những thông tin nhƣ: số thẻ, ngày hiệu lực, tên
chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số PIN.
- Băng chữ ký mẫu của chủ thẻ.
- Các lƣu ý trong việc dùng thẻ, tên, địa chỉ của ngân hàng phát hành.
1.1.3. Phân loại thẻ thanh toán
1.1.3.1. Phân loại theo chủ thể phát hành
- Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card): Là loại thẻ giúp cho khác hàng sử dụng
linh động tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số loại tiền do ngân
hàng cấp tín dụng, thẻ này không chỉ lƣu hành trong một quốc gia mà còn có thể lƣu
hành trên toàn cầu.
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

3

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành(Non- BankCard): Là loại thẻ du lịch
hoặc giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành nhƣ Dinner Clud, Amex...
1.1.3.2. Phân loại theo hạn mức tín dụng
+ Thẻ Vàng (Gold card): Thẻ này dùng phát hành cho các khách hàng có uy tín lớn,

khả năng tài chính mạnh, nhu cầu sử dụng, chi tiêu lớn. Đặc điểm của loại thẻ này là
có mức hạn mức tín dụng cao hơn so với các loại thẻ thƣờng.
+ Thẻ thƣờng (Standard card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, phổ biến nhất trên thị
trƣờng do có mức hạn mức thấp.
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi sử dụng
+ Thẻ nội địa: có 2 loại
- Local use only card: là loại thẻ do tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trong nƣớc
phát hành, chỉ đƣợc dùng trong nội bộ hệ thống tổ chức đó mà thôi.
- Domestic use only card: là thẻ thanh toán mang thƣơng hiệu của tổ chức thẻ quốc
tế đƣơc phát hành để sử dụng trong nƣớc.
+ Thẻ quốc tế (International card): là loại thẻ do các tổ chức quốc tế phát hành,
đƣợc chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng các ngoại ngoại tệ mạnh để thanh toán. Thẻ rất
đƣơc ƣa chuộng vì tính tiện lợi và an toàn của nó.
1.1.3.4. Phân loại theo công nghệ làm thẻ
+ Thẻ khắc chữ nổi (Embossing card): là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ đƣợc khắc nổi
toàn bộ những thông tin cần thiết về chủ thẻ cũng nhƣ tài khoản. Hiện nay, ngƣời ta
không còn sử dụng nó nữa vì kỹ thuật của nó quá thô sơ, dễ bị giả mạo.
+ Thẻ băng từ (Magnetic stripe): thẻ đƣợc sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với 1
băng từ chứa 2 rãnh thông minh ở mặt sau của thẻ. Thẻ này đƣợc sử dụng phổ biến
trong vòng 20 năm qua nhƣng đã bộc lộ một số nhƣợc điểm nhƣ: dễ bị lợi dụng do
thông tin trên thẻ không tự mã hoá đƣợc, thẻ mang thông tin cố định...
+ Thẻ
thông minh (Smart card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, dựa trên kỹ thuật
vi xử lý tin học nhờ gắn vào một “chip” điện tử có cấu trúc nhƣ một máy tính hoàn
hảo. Thẻ thông minh an toàn và hiệu quả hơn thẻ băng từ do “chip” có thể chứa thông
tin nhiều hơn 80 lần so với dãy băng từ.
1.1.3.5. Phân loại theo tính chất thanh toán
+ Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là loại thẻ đƣợc sử dụng phổ biến nhất, theo đó
ngƣời chủ thẻ đƣợc sử dụng một hạn mức tín dụng quy định không trả lãi để thanh
toán hàng hóa dịch vụ tại cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch đó chấp nhận loại thẻ này.

+ Thẻ ghi nợ (Debit Card): Là loại thẻ có liên quan trực tiếp với tài khoản tiền gửi
của chủ thẻ. Loại thẻ này khi mua hàng hóa dịch vụ sẻ đƣợc khấu trừ (ghi nợ) ngay lập
tức vào tài khoản của chủ thẻ, đồng thời sẽ chuyển ngân ngay (ghi có) số tiền thanh
toán đó vào tài khoản của cơ sở cung cấp hàng hóa dịch vụ đó.
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

4

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ dùng để chuyển hay rút tiền tại các máy rút
tiền tự động (ATM) hoặc ở đại lý ngân hàng
1.1.3.6. Phân loại theo đối tƣợng chịu trách nhiệm thanh toán
+ Thẻ cá nhân: thẻ phát hành cho cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện phát
hành. Chủ thẻ cá nhân có thể phát hành thêm thẻ phụ. Hạn mức thẻ phụ cũng nhƣ thẻ
chính chỉ khác là mọi giao dịch trên thẻ phụ do chủ thẻ chính thanh toán và chủ thẻ
chính mới có thể thay đổi hạn mức, ngừng sử dụng thẻ.
+ Thẻ cá nhân do công ty ủy quyền sử dụng: thẻ phát hành cho cá nhân thuộc tổ
chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và ủy quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ. Tổ
chức, công ty xin chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn
tiền của tổ chức, công ty đó.
Và dù theo cách phân loại nào thì thẻ vẫn mang chức năng và tiện ích vốn có của thẻ
ngân hàng mà khách hàng cần.
1.1.4. Chủ thể tham gia phát hành và thanh toán thẻ
* Tổ chức thẻ quốc tế
Là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lƣới của
mình, đứng ra liên kết các thành viên là các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty
phát hành thẻ, đặt ra các quy tắc bắt buộc các thành viên phải áp dụng thống nhất theo

một hệ thống toàn cầu.
* Ngân hàng phát hành thẻ
Là ngân hàng đƣợc phép thực hiện nghiêp vụ phát hành thẻ mang thƣơng hiệu của
mình, trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài
khoản thẻ của khách hàng, qui định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách
hàng. NHPH có quyền ký hợp đồng đại lý với bên thứ 3 trong việc thanh toán hoặc
phát hành thẻ.
* Ngân hàng thanh toán thẻ
Là ngân hàng chấp nhận thẻ nhƣ một phƣơng tiên thanh toán thông qua việc ký hợp
đồng chấp nhận thẻ với các đơn vị cung cấp HHDV. Ngân hàng sẽ cung cấp các thiết
bị phục vu cho việc thanh toán thẻ và hƣớng dẫn cách thức vận hành cũng nhƣ cách
thức quản lý , xử lý những giao dịch thanh toán tại các đơn vị này.
* Chủ thẻ:
Là những cá nhân hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền (nếu là thẻ do công ty uỷ quyền sử
dụng), có tên đƣợc in nổi trên thẻ và đƣợc sử dụng thẻ để chi trả tiền HHDV hay rút
tiền mặt theo những điều kiện, qui định của Ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một
hay nhiều thẻ.
* Đơn vị chấp nhận thẻ:

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

5

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Là đơn vị cung ứng HHDV có ký kết với NHTT về việc chấp nhận thanh toán cho
các HHDV mà mình cung cấp bằng thẻ. Thông thƣờng, các đơn vị này sẽ đƣợc trang
bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán thay cho tiền mặt.

1.1.5. Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán
1.1.5.1. Đối với nền kinh tế - xã hội
- Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông : Là một phƣơng tiện thanh toán
không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lƣợng tiền mặt trong
lƣu thông. Ở những nƣớc phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng số các phƣơng tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lƣợng cũng nhƣ áp
lực tiền mặt trong lƣu thông giảm đáng kể
- Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: Hầu hết mọi
giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều đƣợc thực hiện và thanh toán
trực tuyến (online) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những
giao dịch sử dụng tiền mặt. Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch
thẻ, mọi thông tin đều đƣợc xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh
chóng, góp phần tiết kiệm đƣợc chi phí cho xã hội, chi phí phát hành tiền…giúp
NHTW kịp thời có những chính sách tiền tệ và đƣa ra những biện pháp phù hợp nhằm
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh.
- Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước: Trong thanh toán thẻ, các
giao dịch đều nằm dƣới sự kiểm soát của ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ
dàng kiểm soát đƣợc mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà
nƣớc, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia
- Thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước: Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho
ngƣời sử dụng, ĐVCNT, ngân hàng… khiến cho ngày càng có nhiều ngƣời ƣa chuộng
sử dụng thẻ nhƣ “chiếc ví đa năng”. Điều này làm cho thẻ trở thành công cụ một công
cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nƣớc. Khuyến khích
phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này cũng tạo
nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của NHTM
- Cải thiện môi trường văn minh, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước
ngoài: Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với phƣơng
tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trƣờng thƣơng mại văn minh, hiện
đại hơn. Chính điều này cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các đầu tƣ nƣớc
ngoài.

1.1.5.2. Đối với Khách hàng
- Đối với người sử dụng.
Thẻ có tác dụng nhƣ “một ngƣời bảo vệ tiền” cho khách hàng vì mỗi thẻ thanh
toán có một số PIN riêng mà duy nhất chủ thẻ mới biết mã số để rút tiền. Nếu trƣờng
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

6

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hợp chủ thể đánh mất thẻ của mình thì chủ thể khác cũng không thể rút tiền trong tài
khoản nếu không biết mã số PIN, máy ATM sẽ tự động nuốt thẻ nếu 3 lần nhập không
đúng mã PIN. Hơn nữa, khi chủ thẻ mất thẻ có thể lên ngân hàng, hoặc gọi điện thoại
trực tiếp yêu cầu phong tỏa tài khoản của mình và mang CMND lên ngân hàng để yêu
cầu mở tài khoản hoặc làm lại thẻ thì tài khoản mới có thể hoạt động đƣợc.
Bằng cách nhập mã số cá nhân, chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình
tại ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, 24/24 mỗi ngày và 7 ngày trong tuần tại hàng nghìn
ATM rộng khắp trên toàn quốc của ngân hàng và các ngân hàng trong liên minh:
Smarktin, Banknet và VNBC.
Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã đƣợc ngân hàng cũng cấp một dịch vụ thanh toán có
độ bảo mật cao tại đơn vị kinh doanh chấp nhận thẻ
Khách hàng không phải mang theo một lƣợng tiền mặt lớn khi đi du lịch, mua sắm
hàng hóa, dịch vụ… điều này hạn chế đƣợc rủi ro mất cắp cũng nhƣ bảo quản.
Thƣờng xuyên kiểm tra các khoản tiền đã đƣợc sử dụng qua thẻ giúp chủ thẻ quản
lý tốt túi tiền của mình và có kế hoạch chi tiêu hợp lí.
Khách hàng có số dƣ tài khoản không sử dụng, số dƣ này sẽ đƣợc hƣởng mức lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn.
Dễ dàng theo dõi và quản lý hiệu quả việc chi tiêu của ngƣời thân thông qua phát

hành thẻ phụ.
- Đối với doanh nghiệp.
Thẻ thanh toán giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
bằng cách giảm thiểu chi phí và thời gian trong việc trả lƣơng. Các doanh nghiệp chỉ
cần đăng ký mở tài khoản cho nhân viên của mình tại ngân hàng và chuyển bảng
lƣơng của doanh nghiệp vào mỗi kỳ phát lƣơng cho ngân hàng, ngân hàng sẽ tự động
hoạch toán và chuyển số lƣơng tƣơng ứng vào tài khoản của từng nhân viên.
Các doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc thời gian do không phải trực tiếp phát lƣơng đến
từng nhân viên nhƣ trƣớc đây và hơn nữa khi thực hiện trả lƣơng qua thẻ doanh nghiệp
cũng giảm đƣợc chi phí cho bộ máy phát lƣơng, quản lý tốt ngân quỹ trong chi trả và
tránh tình trạng tiền giả.
Các công nhân sẽ đƣợc hƣởng mọi tiện ích từ chiếc thẻ ATM: rút tiền theo nhu cầu
chi tiêu của mình, tiền lƣơng còn lại trên tài khoản thẻ ATM của họ sẽ đƣợc bảo đảm
an toàn và đƣợc hƣởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của ngân hàng.
Sử dụng thẻ ATM trong việc chi trả lƣơng giúp bảo mật tiền lƣơng, thƣởng và các
khoản tiền phụ cấp khác của công nhân, điều này sẽ tránh đƣợc chuyện ganh tỵ lẫn
nhau trong nội bộ.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

7

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.5.3. Đối với ngân hàng phát hành.
Thẻ thanh toán ra đời không chỉ mang lại tiện ích cho ngƣời sử dụng mà nó còn góp
phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh cho hệ thống tài chính của một quốc gia nói
chung và các NHTM là NHPH nói riêng.

Phát hành thẻ thanh toán (thẻ ATM) chính là một kênh huy động vốn lớn của các
ngân hàng. Khi khách hàng đến mở thẻ, nộp tiền vào tài khoản để sử dụng và thanh
toán thƣờng khách hàng phải có số dƣ tài khoản ở một mức nhất định theo quy định
của ngân hàng, điều này làm cho số dƣ tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng tăng lên
một cách đáng kể theo số lƣợng thẻ đƣợc phát hành.
Thẻ là một ứng dụng công nghệ thông tin. Phát triển thẻ thanh toán, các ngân hàng
sẽ trang bị và nâng cao trang thiết bị công nghệ, khả năng tự động hóa, chất lƣợng
trong giao dịch để có thể đáp ứng và phục vụ tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng trong và ngoài nƣớc.
Giảm gánh nặng trong việc vận chuyển, cất giữ, bảo quản tiền mặt cũng nhƣ tránh
đƣợc nạn tiền giả lƣu hành trong nền kinh tế.
Sử dụng dịch vụ thẻ, hằng năm thì các chủ thể phải nộp một khoản lệ phí (phí
thƣờng niên) để sử dụng dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp, chính điều này
cũng tạo nên nguồn thu đều đặn cho ngân hàng.
Lắp đặt hệ thống máy ATM hay liên hệ với các ĐVCNT mới góp phần mở rộng
địa bàn hoạt động của ngân hàng, điều này rất có ích ở những nơi mà việc mở chi
nhánh là tốn kém.
1.1.5.4. Đối với NH thanh toán
Trong quy trình thanh toán, NHPH thƣờng mở tài khoản tại các ngân hàng thanh
toán cho việc tiện thanh toán. Điều này đã làm tăng lƣợng số dƣ tiền gửi và nguồn huy
động cho ngân hàng thanh toán. Với các loại phí: phí rút tiền mặt, phi đại lý thanh toán
ngân hàng thu đƣợc một khoản thu tƣơng đối ổn định.
1.1.5.5. Đối với Cơ sở chấp nhận thẻ
Khi chấp nhận thẻ thanh toán, ngƣời bán hàng tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và chi phí về quản lý tiền mặt nhƣ bảo quản, kiểm đếm, tiền
giả, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng.
Đối với một số cơ sở, chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng cũng là một điều
kiện để đƣợc hƣởng những ƣu đãi của ngân hàng về tín dụng, dịch vụ thanh toán.
1.1.6. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
1.1.6.1. Đơn xin phát hanh với các thông tin giả mạo

Không thẩm định kỹ các thông tin mà khách hàng cung cấp, NH có thể phát hành thẻ
giả cho khách hàng đăng ký với thông tin giả mạo, điều này sẽ làm tăng các rủi ro nếu
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

8

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khách hàng có mục đích xấu đối với NH. Tuy nhiên, trên thực tế trƣờng hợp này rất
hiếm xảy ra vì quy trình phát hành thẻ đơn giản, khách hàng phải có số dƣ tối thiểu
vào tài khoản tiền gửi tại NH.
1.1.6.2. Thẻ giả
Thẻ đƣợc làm giả bởi các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ theo thông tin
có đƣợc từ chứng từ giao dịch của thẻ hoặc thẻ bị mất cắp, thất lạc. Thẻ giả đƣợc sử
dụng để tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất lớn cho chủ thẻ và các NHPH.
1.1.6.3. Thẻ bị mất cắp,thất lạc
Trong lƣu hành thẻ, thẻ bị mất, chủ thẻ không thông báo kịp cho ngân hàng dẫn đến
thẻ bị ngƣời khác lợi dụng hoặc các tổ chức tội phạm mã hóa lại thẻ để thực hiện các
giao dịch. Các trƣờng hợp này gây tổn thất cũng nhƣ rủi ro cho chủ thẻ và NHPH.
1.1.6.4. Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng
Rủi ro này xảy ra tại thời điểm NH gia hạn hoặc phát hành lại thẻ. NH nhận đƣợc
thông báo về việc thay đổi địa chỉ của khách hàng và yêu cầu gửi thẻ về địa chỉ mới,
do không kiểm tra tính chính xác của thông tin nên NH đã gửi thẻ đến địa chỉ mới theo
yêu cầu của khách hàng nhƣng đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ thật. Lúc này, tài
khoản của chủ thẻ đã bị lợi dụng, NH chỉ phát hiện ra khi có sự liên hệ của chủ thẻ thật
do không nhận đƣợc thẻ hoặc tài khoản của chủ thẻ giảm.
1.1.6.5. Chủ thẻ không nhận đƣợc thẻ do NHPH gửi
NH gửi thẻ cho chủ thẻ qua đƣờng bƣu điện nhƣng trên đƣờng vận chuyển thẻ bị đánh

cắp và bị sử dụng thẻ mà chủ thẻ không hay biết việc NH đã gửi thẻ cho mình. Trong
trƣờng hợp này, khách hàng phải chịu hoàn toàn phí tổn về những giao dịch đã đƣợc
thực hiện.
1.1.6.6. Nhân viên ĐVCNT giả mạo hóa đơn thanh toán thẻ
Khi thực hiên giao dịch, nhân viên ĐVCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán
cho một giao dịch nhƣng chỉ đƣa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn. Các hoá đơn còn
lại giả mạo chữ ký của chủ thẻ để đòi tiền từ NHTT. Trƣờng hợp này dẫn đến rủi ro
cho ĐVCNT hoặc NHPH.
1.1.6.7. Tạo băng từ giả
Đây là loại hình giả mạo thẻ sử dụng công nghệ cao, trên cơ sở thông tin khách
hàngtrên băng từ của cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ. Các tổ chức tội phạm sử dụng
các phần mềm mã hóa tạo ra các băng từ giả trên thẻ và thực hiện các giao dịch. Chính
điều này đã dẫn đến rủi ro cho NHPH, ngân hàng thanh toán và chủ thẻ.
1.1.6.8. Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thƣ,điện thoại
ĐVCNT cung cấp HHDV theo yêu cầu của chủ thẻ qua thƣ hoặc điện thoại dựa vào
các thông tin về chủ thẻ mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

9

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thẻ chính thức. Khi giao dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì ĐVCNT phải chịu rủi
ro.
1.1.6.9.Rủi ro khác
- Rủi ro do khách hàng thiếu trung thực: khách hàng gian dối, họ cố tình sử dụng
thẻ ở các ĐVCNT khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhƣng

tổng mức thanh toán lại cao hơn hạn mức thanh toán cho phép. Điều này chỉ đƣợc phát
hiện khi NHTT kiểm tra các hoá đơn do ĐVCNT gửi đến và Ngân hàng có thể chịu rủi
ro khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán.
- Rủi ro mà NHTT phải chịu do không kịp thời cung cấp danh sách thẻ bị cấm
lƣu hành cho ĐVCNT khi các giao dịch đã đƣợc ĐVCNT thực hiện.
1.2. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Các nhân tố chủ quan
1.2.1.1. Sản phẩm thẻ của ngân hàng
Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng khác nhau sẽ là tập hợp những đặc điểm, tính
năng khác nhau và thoã mãn các nhu cầu, mong muốn đa dạng của khách hàng. Sản
phẩm thẻ nào càng đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì sản phẩm đó càng đƣợc
nhiều khách hàng ƣa chuộng, tính cạnh tranh của nó càng cao.
1.2.1.2. Mang lƣới đơn vị chấp nhận thẻ
Việc lắp đặt càng nhiều máy ATM, mạng lƣới ĐVCNT càng rộng khắp thì càng tạo
điều kiện thuân lợi cho khách hàng, tiện ích của sản phẩm thẻ cũng tăng lên. Từ đó,
Ngân hàng sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng dùng thẻ hơn.
1.2.1.3. Tiềm lực cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng
Dịch vụ thẻ gắn liền với việc đầu tƣ trang thiết bị, máy móc hiện đại. Ngân hàng nào
có công nghệ hiện đại sẽ mang lại nhiều tiện ích và sự hài lòng cho khách hàng, từ đó
sẽ khuyến khích đƣợc nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn. Muốn đầu tƣ vào công nghệ
hiện đại đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn lớn do chi phí cho việc mua sắm, bảo
dƣỡng cho hệ thống máy móc tƣơng đối lớn, hơn nữa, công nghệ lại luôn thay đổi.
1.2.1.4. Nguồn nhân lực
Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của hoat động
kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực thẻ. Đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng
tạo và giàu kinh nghiệm sẽ thúc đẩy dịch vụ thẻ ngày càng hoàn thiện và mở rộng.
Ngân hàng nào thực sự quan tâm, đầu tƣ thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu
hút nhân tài thì Ngân hàng đó sẽ chiếm đƣợc lợi thế trong kinh doanh thẻ.
1.2.1.5. Chính sách Maketing của ngân hàng

Thông qua những chính sách Maketing, Ngân hàng sẽ giới thiệu về sản phẩm thẻ
của mình, từ đó sẽ có nhiều ngƣời biết đến sản phẩm thẻ của Ngân hàng hơn, kích
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

10

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thích khách hàng sử dụng thẻ, thu hút khách hàng. Đặc biệt, làm tăng uy tín và hình
ảnh của Ngân hàng đƣơc nâng cao trên thị trƣờng.
1.2.2. Nhân tố khách quan
1.2.2.1. Điều kiện pháp lý
Hoạt động thẻ của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hành lang pháp lý của một
quốc gia. Một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động thẻ tạo cho các ngân hàng
một sự chủ động khi tham gia thị trƣờng thẻ và trong việc đề ra chiến lƣợc kinh doanh.
Một môi trƣòng pháp lý đầy đủ hiệu lực, chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm
bảo cho quyền lợi cho tất cả các bên tham gia phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ,
đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trƣờng thẻ. Từ đó tạo nền
tảng vững chắc cho sự phát triển thẻ trong tƣơng lai.
1.2.2.2. Điều kiện về mặt xã hội
+ Thói quen giao dịch của công chúng: thói quen sử dụng phƣơng tiện thanh toán
nào của công chúng là một nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển thẻ
thanh toán tại mỗi quốc gia bởi nó tạo ra môi trƣờng cho thanh toán thẻ. Thẻ rất khó
hoặc không thể phát triển trong một xã hội mà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành thói
quen không thể thay đổi trong công chúng. Chỉ khi việc thanh toán đƣợc thực hiện chủ
yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy đƣợc thế mạnh
của nó.
+ Trình độ dân trí nói chung: trình độ dân trí ở đây đƣợc hiểu nhƣ khả năng tiếp

cận và sử dụng thẻ thanh toán của công chúng, cũng nhƣ nhận thức đƣợc những tiện
ích của thẻ thanh toán nhƣ một phƣơng tiện thanh toán hiện đại. Chỉ khi trình độ dân
trí cao thì khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ phục vụ con nguời
mới có điều kiện phát triển.
+ Thu nhập của người dân: thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao hơn. Khi
đó, nhu cầu con ngƣời không chỉ là mua đƣợc hàng hoá, mà phải mua với độ thoã
dụng tối đa. Thẻ thanh toán sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ.. Hơn nữa, khi mức sống
đƣợc nâng cao, nhu cầu du lịch giải trí của con ngƣời cũng cao hơn. Thẻ thanh toán là
phƣơng tiện hữu hiệu nhất đƣợc khách hàng lựa chọn. Mặc khác, chỉ một mức thu
nhập khá cao và ổn định mới có thể đáp ứng đƣợc điều kiện của ngân hàng khi phát
hành thẻ.
1.2.2.3. Điều kiện về kinh tế
+ Tiền tệ ổn định: là tiền đề là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng thẻ đối
với bất kỳ quốc gia nào. Ngƣời dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng ồ ạt khi đồng tiền mất
giá và rõ ràng không ai muốn sử dụng thẻ trong trƣờng hợp này. Tiền tệ ổn định tạo
điều kiện mở rộng sử dụng thẻ và ngƣợc lại.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

11

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: thanh toán thẻ không thể phát triển trong
điều kiện thu nhập dân cƣ còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ nên sự phát triển ổn định
của nền kinh tế, tiền đề của mức thu nhập cao và ổn định của ngƣời dân, là điều kiện
cần thiết của hoạt động kinh doanh thẻ.
1.2.2.4. Điều kiện về cạnh tranh

Mở rộng phát hành và thanh toán thẻ phụ thuộc rất nhiều vào cạnh tranh trên thị
trƣờng. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc các ngân hàng phải có suy nghĩ nghiêm túc cho
việc đầu tƣ phát triển loại hình thanh toán hiện đại, tạo cho ngân hàng sự chủ động,
sáng tạo trong việc cung cấp những sản phẩm thẻ chất lƣợng tốt nhất, đem lại lợi ích
cao nhất cho khách hàng để thu lợi nhuận.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

12

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƢƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT TP ĐÀ NẴNG.
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông chi nhánh
Trung Việt- TP Đà Nẵng.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần
Phƣơng Đông chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng.
 Ngân hàng Phƣơng Đông là NHTMCP đƣợc thành lập vào ngày 13/04/1996
theo giấy phép kinh doanh số 0089/QĐ-NH5 do NHNN VIỆT NAM trong thời
hạn 99 năm, kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động ngày 10/09/1996. hiện nay
mạng lƣới hoạt động của hội sở chính và 82 chi nhánh, phòng giao dịch trên 18
tỉnh,thành phố nhƣ: Đà Nẵng,TP.HCM, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cần Thơ . . .
 NHTMCP Phƣơng Đông chi nhánh Trung Việt đƣợc thành lập vào ngày
14/11/2003. Địa chỉ: 691 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu,TP.Đà Nẵng. Đƣợc
thành lập hơn 8 năm, ngân hàng không ngừng phát triển lớn mạnh, đáp ứng tốt
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng Phƣơng Đông chi nhánh

Trung Việt đã tiến hành khai thác thêm các điểm giao dịch trên địa bàn thành
phố: phòng giao dịch Liên Chiểu,PGD Hải Châu, PGD Núi Thành, PGD Thanh
Khê, PGD Đống Đa, PGD Sơn Trà.
 Ngân hàng Phƣơng Đông với tên tiếng anh là ORIENT COMMERICAL JONT
STOCK BANK (OCB), trụ sở chính của chi nhánh tại 34-36 Quang Trung,
TP.Đà Nẵng.
 Với chính phủ, NHNN tạo thuận lợi trong lĩnh vực tài chính, ban hành nhiều
qui chế, quyết định dựa trên cơ sở luật các tổ chức tín dụng đã có nhiều tác
động tích cực đối với nền kinh tế. Nhiều TCTD,NHTM mở rộng mạng lƣới
kinh doanh đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế,tạo điều kiện
để thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội trong công cuộc Công
Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nƣớc.
 Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, có trình độ học vấn cao,hiện
nay tổng số nhân viên tại chi nhánh là hơn 93 ngƣời( số liệu năm 2010)
 Kể từ khi thành lập đến nay, ngân hàng Phƣơng Đông – chi nhánh Trung Việt
ngày càng lớn mạnh, tạo dựng đƣợc uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng của mỗi
khách hàng khi đến với ngân hàng. Các sản phẩm và dịch vụ vô cùng đa
dạng,mới mẻ với công nghệ hiện đại và chất lƣợng dịch vụ không ngừng nâng
cao. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và luôn tạo niềm tin cho khách hàng.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

13

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.2. Mô hình bộ máy tổ chức của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Phƣơng Đông
chi nhánh Trung Việt- TP Đà Nẵng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ban Giám Đốc
(1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc)

Phòng
KHDN

Phòng kế
toán và kho
quỹ

Phòng
KHCN

Bộ phận
kho quỹ

PGD
Liên
Chiểu

PGD Hải
Châu

PGD Núi
Thành

PGD
Thanh
Khê


Phòng
Hành
chínhNhân sự

Phòng
công nghệ
thông tin

Bộ phận kế
toán

PGD Sơn
Trà

PGD
Đống Đa

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý
chung các hoạt động ngân hàng, đề ra các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh và giao cho
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

14

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cấp dƣới thực hiện. Ban giám đốc chịu trách trƣớc pháp luật, nhà nƣớc về hoạt động

của ngân hàng.
Phòng khách hàng cá nhân: Giám đốc khách hàng cá nhân là ngƣời quản lý toàn
bộ nhân sự và hoạt động về khách hàng cá nhân tại chi nhánh và các đơn vị trong cơ
cấu tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc
và trực tiếp trƣớc giám đốc khối khách hàng cá nhân trong việc quản lý, điều hành
hoạt động khách hàng cá nhân của chi nhánh; đƣợc quyết định giải quyết các công việc
quản lý và kinh doanh; ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh, thƣơng mại, dân sự,
lao động theo các quy chế, quy định, phân cấp, ủy quyền của OCB và theo quy định
của pháp luật, giám đốc khách hàng cá nhân báo cáo và chịu sự đánh giá, quản lý nhân
sự của Giám đốc khối khách hàng cá nhân.
Phòng hành chính nhân sự: Đảm nhiệm công tác tổ chức quản lý mọi thủ tục hành
chính và nhân sự của ngân hàng. Dƣới sự chỉ đạo của giám đốc, trƣởng phòng hành
chính điều hành mọi công việc liên quan đến chức năng của mình, tham mƣu cho giám
đốc về tình hình tuyển chọn nhân sự và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu về điều kiện
hoạt động kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ.
Bộ phận công nghệ thông tin: Phụ trách về máy móc, thiết bị thuộc về lĩnh vực kỹ
thuật, tin học.
Hỗ trợ các phần mềm, công nghệ hiện đại cho ngân hàng, góp phần vào việc triển khai
chƣơng trình hiện đại hóa ngân hàng.
Bộ phận kế toán: Thực hiện công việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hằng ngày, lập báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ giao tiền mặt trực tiếp cho khách hàng
vay, gửi tiền.
Phòng giao dịch: Thực hiện hoạt động huy động, tiết kiệm dân cƣ và cho vay cầm
cố sổ tiết kiệm. Quản lý các tài sản ngoại bảng...của khách hàng. Thực hiện các nghiệp
vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tiền gửi.
Thực hiện các lệnh giải ngân, thu nợ, thu phí. Thực hiện chuyển đổi ngoại tệ, tiền mặt
và séc du lịch, thanh toán các thẻ ngân hàng, chi trả kiều hối.
Cơ cấu tổ chức nhân sự ở chi nhánh tƣơng đối gọn, phân bổ điều ở các phòng ban.
Đa số cán bộ có trình độ đại học, đƣợc tập trung theo yêu cầu của nghiệp vụ. Trong 8

năm hoạt động và trƣởng thành dƣới sự chỉ đạo sáng suốt của Hội Đồng Quản Trị, sự
lãnh đạo sát sao và hổ trợ to lớn về các mặt của hội sở Trung Ƣơng, cũng nhƣ sự tín
nhiệm của các cơ quan và các đơn vị khách hàng, tập thể lãnh đạo, và cán bộ nhân
viên của chi nhánh đã góp phần đƣa chi nhánh ngày càng lớn mạnh và trở thành 1
trong những ngân hàng kinh doanh có hiệu quả trong địa bàn TP Đà Nẵng.
2.1.3.1.Tình hình huy động vốn
SVTH: Trần Thị Phương Thảo

15

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011- 2013
(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011
Số tiền

Năm 2012

Tỷ

Số tiền

Tỷ


trọng
(%)
1.
Tiền
gửi dân
chúng
2.

Phát

Năm 2013
Số tiền

trọng
(%)

Chênh lệch
2013/2012

Chênh Lệch
2012/2011

Tỷ

Mức

Tỷ lệ

Mức


Tỷ lệ

trọng
(%)

chênh
lệch

(%)

chênh
lệch

(%)

489.062

39,19

660.355

30,52

894.711

38,71

171.293

35


234.365

35,5

8.641

0,69

3.216

0,19

5.248

0,28

(5.425)

(62,78)

2.032

65

hành
GTCG
3. Nguồn
vốn huy


750.116

60,11 1.007.550

60,29 1.411.235

61,01

257.434

34,32

403.685

40,07

1.247.819

100 1.671.121

100 2.311.194

100

423.302

33,92

640.082


38,3

động khác
Tổng
cộng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013)

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

16

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua bảng 2.1 nhìn chung, ta thấy nguồn huy động của chi nhánh có phần hạn chế.
Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đƣợc là 1.247.819 triệu đồng, đến năm 2012 thì
tổng nguồn vốn huy động có phần tăng lên, tăng 1.671.121 triệu đồng, tăng 423.302
triệu đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với tốc độ tăng 33,92%. Nguyên nhân của việc
tăng này là do nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp và nhà kinh doanh đang trong
giai đoạn dần phát triển, mặt khác lúc này các tổ chức, cá nhân đang ít cần vốn để đầu
tƣ sản xuất nên làm tăng lƣợng tiền huy động của chi nhánh. Năm 2013, cùng với đà
phục hồi kinh tế của nhà nƣớc thì nguồn vốn huy động đạt 2.311.194 triệu đồng, tăng
640.082 triệu đồng với tốc độ tăng 38,3%.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động đƣợc qua 3 năm 2011-2013 thì nguồn vốn
huy động khác là chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy
động đƣợc. năm 2011 nguồn vốn huy động khác là 750.116 triệu đồng đến năm 2012
thì con số này là 1.007.550 triệu đồng, tăng 257.434 triệu đồng với tốc độ tăng 34,32%
so với năm 2011. Sau nguồn vốn huy động khác thì tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng cao

thứ 2 trong nguồn vốn huy động đƣợc. phát hành GTCG tăng giảm mạnh qua các năm
và qui mô vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc.
Nhìn chung công tác huy động vốn qua 3 năm đã có bƣớc tăng trƣởng đáng khích lệ,
đảm bảo đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên hiện nay tỷ giá ngoại tệ
đang tăng lên và tỷ lệ lạm phát cao nên chi nhánh vẫn phải có chính sách thích hợp để
tăng cƣờng nguồn vốn huy động Nhìn chung công tác huy động vốn qua 3 năm đã có
bƣớc tăng trƣởng đáng khích lệ, đảm bảo đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy
nhiên hiện nay tỷ giá ngoại tệ đang tăng lên và tỷ lệ lạm phát cao nên chi nhánh vẫn
phải có chính sách thích hợp để tăng cƣờng nguồn vốn huy động.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

17

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2011
Số tiền

Năm 2012

Tỷ
trọng

(%)

Số tiền

Năm 2013

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Chênh lệch
2012/2011

Tỷ
trọng
(%)

Mức chênh Tỷ
lệch
(%)

Chênh lệch
2013/2012
lệ Mức
Tỷ lệ (%)
chênh lệch

1. DSCV


724.804

100

860.240

100

991.190

100

135.435

18,69

130.950

15,22

a. Ngắn hạn

588.445

81,19

670.576

77,95


751.261

75,79

82.131

13,96

80.685

12,03

b. Trung-dài hạn

136.365

18,81

189.664

22,05

239.929

24,21

53.299

39,09


50.265

26,5

2. DSTN

683.334

100

720.432

100

840.349

100

37.098

5,43

119.917

16,65

a. Ngắn hạn

533.555


78,07

612.473

85

721.367

85,8

78.918

14,79

108.894

17,78

b. Trung-dài hạn

149.829

21,93

107.959

15

118.982


14,2

(41.870)

(27,95)

11.023

10,21

3. DNBQ

671.671

100

715.764

100

818.454

100

44.093

6,56

102.690


14,65

a. Ngắn hạn

376.668

56,08

420.679

58,8

486.674

59,5

44.011

11,68

65.995

15,69

b. Trung-dài hạn

295.003

43,92


295.085

41,2

331.780

40,5

82

0.03

36.695

12,44

1.828

46,2

2.817

48,74

4. NQH
quân (%)

bình


Tỷ

lệ

5.

NQH/DNBQ(%)

3.952

5.780

2.963

0,59

0,8

0,36

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của OCB – chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013)

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

18

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy đƣợc quy mô tín dụng của chi nhánh trong 3 năm.
Về doanh số cho vay trong 3 năm đều tăng trƣởng cao. Năm 2011 doanh số cho vay
đạt 724.804 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 860.240 triệu đồng, tăng 135.436 triệu đồng
tƣơng ứng với tốc độ tăng 18,69% so với năm 2011.
Đến hết năm 2013 doanh số cho vay là 991.190 triệu đồng tăng 15,22% tƣơng
ứng 130.950 triệu đồng so với năm trƣớc. Điều đó cho thấy ngân hàng đã có những
bƣớc phát triển trở lại sau cuộc khủng hoang kinh tế.
Về doanh số tu nợ thì trong 3 năm qua ngân hàng cũng chú trọng đến công tác
thu nợ. Mặc dù công tác thu nợ gặp rất nhiều khó khăn nhƣng doanh số thu nợ của chi
nhánh cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt
683.334 triệu đồng đến năm 2012 là 720.432 triệu đồng tăng 37.098 triệu đồng tƣơng
ứng với tốc độ 5,43% so với năm 2011.
Đến năm 2013 doanh số thu nợi vẫn tiếp tục tăng đạt 840.340 triệu đồng. Để
đạt những kết quả trên thì chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn trong hoạt động
cho vay và công tác thu nợ.
Dƣ nợ bình quân cũng tăng lên, tuy nhiên mức tăng không đáng kể năm 2012
đạt 715.764 triệu đồng tăng 44.093 triệu đồng với tốc độ tăng 6,56% so với năm 2011.
Đến năm 2013 thì mức độ cao, dƣ nợ bình quân đạt 818.454 triệu đồng tăng 102.690
triệu đồng với tốc độ tăng là 14,65% so với năm 2012.
Nguyên nhân của mức tăng là do doanh số tăng lên, trong khi nền kinh tế đang
có lạm phát cao nên ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của các thành phần kinh tế, thu
nhập của dân cƣ tăng cao nhƣng chi phí giá cả cũng tăng tƣơng ứng nên dƣ nợ của chi
nhánh cũng tăng lên.
Từ năm 2011-2013 thì nợ quá hạn tăng giảm khá thất thƣờng, năm 2012 tăng
lên 5.780 triệu đồng tốc độ tăng 46,2% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ quá hạn
giảm mạnh còn 2.963 triệu đồng. Qua đó ta thấy đƣợc tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng giảm
theo tƣơng ứng. Năm 2012 là 0,8% tăng 0,21% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì
giảm 0,44% so với năm 2012.
Nhìn chung hoạt động cho vay của chi nhánh đã có những kết quả tốt đẹp tuy đã gặp
một số khó khăn tron thời gian doanh số cho vay tăng liên tục


SVTH: Trần Thị Phương Thảo

19

Lớp: CNH 3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013
(ĐVT: Triệu đồng)
(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2011
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch
2012/2011

Chênh lệch
2013/2012

Số tiền

TT

(%)

Số tiền

TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

1. Tổng thu nhập

366.327

100

347.967


100

399.604

100

-18.360

-5,01

51.637

14,84

Thu từ hoạt động tín dụng

361.116

98,58

344.431

98,98

394.156

97,43

-16.685


-4,62

49.725

14,44

Thu từ dịch vụ

1.598

0,44

1.960

0,56

2.632

1,14

362

22,65

672

34,29

Thu khác


3.613

0.98

1.576

0,46

2.816

1,43

-2.037

-56,38

1.240

78,68

2. Tổng Chi phí

312.023

100

272.292

100


313.209

100

-39.731

-12,73

40.917

15,03

Chi hoạt động tín dụng

308.695

98,930

270.585

99,37

310.154

88,5

-38.110

-12,35


39.569

14,62

463

0,15

87

0,03

369

0,105

-376

-81,21

282

324

Chi khác

2.865

0,92


1.620

0,6

26.86

11,395

-1.245

-43,46

1.066

65,84

3. Lợi nhuận

54.304

100

75.675

100

62.215

100


21.371

39,35

1.120

1,83

Chi phí dịch vụ

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng 2011-2013 )

SVTH: Trần Thị Phương Thảo

20

Lớp: CNH 3 - 11


×