Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DAP AN NGU VAN 10 HKI NAM HOC 2015 2016 CHINH THUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.6 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP

KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2015-2016
Môn kiểm tra: NGỮ VĂN - Lớp 10
Ngày kiểm tra: 21/12/2015

HƯỚNG DẪN
CHẤM CHÍNH THỨC
(gồm có 03 trang)

Câu
Nội dung yêu cầu
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (3,0 điểm)
Câu I
Bài thơ được viết theo thể thơ: Thơ Nôm Đường luật
(0,5 đ)
Câu II Câu thơ có sử dụng điển tích: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng”
(0,5 đ)
Câu III 1 - ĐÚNG
(1,0 đ) 2 - SAI
3 - ĐÚNG
4 - SAI
Câu IV - Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
(1,0 đ) - Vì: Là lời đối thoại của hai nhân vật sử dụng từ ngữ có tính khẩu ngữ
(từ địa phương, từ sinh hoạt hằng ngày, từ hô gọi, từ tình thái, cảm thán)
và thể hiện cảm xúc rõ rệt (gọi đáp,…).
II. PHẦN RIÊNG - Tự chọn (7,0 điểm)
Câu V.a Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, giúp người
(7,0 đ) đọc thấy được vẻ đẹp nhân cách của tác giả.


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, giúp người
đọc thấy được vẻ đẹp nhân cách của tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận
sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ
và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và cảm nhận về bài thơ Nhàn;
qua đó, giúp người đọc thấy được vẻ đẹp nhân cách của tác giả.
- Cảm nhận về bài thơ Nhàn:
+ Câu 1, 2: Sử dụng nghệ thuật điệp từ, số đếm; hai câu thơ bộc lộ lối
sống nhàn của nhà thơ thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh
thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
+ Câu 3, 4: Dùng nghệ thuật đối, cách nói ngược; theo tác giả, nhàn là
nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon
chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “di dưỡng
tinh thần”.
+ Câu 5, 6: Sử dụng nghệ thuật liệt kê; với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn
là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi
thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
1

Điểm
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
0,5

0,25

0,5

0,5
3,0


+ Câu 7, 8: Sử dụng điển cố; nhà thơ sống nhàn có cơ sở từ quan niệm
nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.
=> Thông qua ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí của
bài thơ, ta cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: Qua bài thơ Nhàn, người đọc thấy được
vẻ đẹp nhân cách của tác giả với thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt
1,0
cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
- Đánh giá: Bài thơ Nhàn là một tuyên ngôn, quan niệm về lối sống hoà
1,0
hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách cao đẹp
được thể hiện qua những rung động trữ tình, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Đó cũng là vẻ đẹp của các danh nho lúc bấy giờ.
d. Sáng tạo
0,5
Học sinh có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu V.b Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị
(7,0 đ) Châu – Trọng Thuỷ. Từ đó, hoá thân vào nhân vật Mị Châu để nói lên
nỗi lòng của mình.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu. Từ đó, hoá thân vào nhân vật để nói lên
nỗi lòng của mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận
sâu sắc, nói lên nỗi lòng nhân vật và vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
0,5
Thuỷ; nhân vật Mị Châu; hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi lòng.
- Cảm nhận về nhân vật Mị Châu:
2,5
+ Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương nước Âu Lạc.
+ An Dương Vương lại “vô tình” gả con gái yêu của mình cho con trai
kẻ thù là Trọng Thuỷ.
+ Sự trong trắng ngây thơ, tin tưởng tình yêu một cách chân thành cuối
cùng nàng đã bị chính người chồng đưa vào bẫy, làm mất nước.
++ Vì tình riêng nàng để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó
dung tình. Đáng trách hơn, nàng không nhận ra được những ẩn ý trong
lời nói tiềm tàng hiểm hoạ binh đao của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh

báo với vua cha.
++ Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả thật đáng
phê phán.
+ Mị Châu phải trả giá bằng cái chết vì sự nông nổi của mình.
- Hoá thân vào Mị Châu để nói lên nỗi lòng:
1,0
+ Tôi đã là vợ của Trọng Thuỷ, việc cho chồng xem nỏ thần là điều
chính đáng.
2


+ Nhưng không ngờ, chàng lại có ý đồ gian dối. Tôi thật sự thất vọng
và có lỗi với vua cha, có tội với nhân dân Âu Lạc.
+ Lời khấn của tôi trước khi chết đã chứng minh cho tấm lòng trung
hiếu của mình: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại
cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người
lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.
+ Tin rằng sau khi tôi chết, người đời sẽ hiểu và rửa oan cho tôi.
- Về nghệ thuật:
+ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.
+ Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật
cao.
+ Xây dựng được nhân vật truyền thuyết tiêu biểu - Mị Châu.
- Đánh giá:
+ Nhân vật Mị Châu quả thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương.
Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu: để nàng hoá
thân thành ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu nhưng cũng thật công
bằng từ lập trường yêu nước trừng trị kẻ có tội.
+ Qua nhân vật này, tác giả dân gian nêu cao bài học lịch sử về việc

giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù; cách xử lí đúng đắn mối quan
hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
d. Sáng tạo
Học sinh có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI KIỂM TRA: 10,00 điểm.
Lưu ý: Giám khảo làm tròn điểm toàn bài theo quy định tại Thông tư số
58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
------------Hết-----------

3

0,5

1,0

0,5

0,25



×