Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DAP AN NGU VAN 10 HKI NAM HOC 2014 2015 CHINH THUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.78 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP

KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2014 - 2015
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 10
Ngày thi: 22/12/2014

HƯỚNG DẪN
CHẤM CHÍNH THỨC
(gồm có 03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần
linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2. Việc chi tiết hoá điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thì phải đảm bảo
không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ chấm thi.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm
tròn thành 1,00 điểm).
B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (3,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng
+ Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức
Câu I: (1,0 điểm)
1. SAI
2. SAI


3. ĐÚNG
4.SAI
(Mỗi đáp án đúng đạt 0,25đ)
Câu II: (0,5điểm)
Đáp án: C
Câu III: (0,5 điểm)
Đáp án: Cụm từ “nghĩa nặng tình dày”
Câu IV: (1,0 điểm)
- “Muối mặn”, “gừng cay” là biểu trưng cho hương vị tình người nồng nàn, đậm đà,
thẳm sâu → tình cảm lứa đôi thủy chung, son sắt (0,5 điểm).
- Tìm ví dụ: (0,5 điểm)
+ Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.
Hoặc:
+ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn.
(Thí sinh có thể chọn ví dụ khác, nếu đúng yêu cầu đặt ra vẫn cho trọn điểm)
II. Phần riêng - Tự chọn (7,0 điểm)
Câu V.a. Theo chương trình Chuẩn (7,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng
1


Thí sinh biết cách làm bài văn tự sự (sáng tạo), tạo tình huống hợp lí, cách kể tự nhiên,
khéo léo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm được diễn biến của truyện Tấm Cám, thí sinh tưởng tượng mình là con cá
bống (nhập vai – ngôi kể thứ nhất) để kể lại câu chuyện cuộc đời mình (tưởng tượng hợp lí và
có ý nghĩa giáo dục). Sau đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu khái quát về mình (trong vai con cá bống).
* Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định:

- Hoàn cảnh sống của bống trước khi về làm bạn với Tấm.
- Hoàn cảnh sống và tâm trạng của bống trong thời gian làm bạn với Tấm.
- Tâm trạng, thái độ của bống trước hành động của mẹ con Cám.
- Hành động của bống sau khi chết (giúpTấm trở thành hoàng hậu).
* Nêu cảm nghĩ chung về cuộc đời của mình.
Câu V.b. Theo chương trình Nâng cao (7,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ trung đại; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về thời đại, đặc điểm cơ bản của văn học trung đại; về bài thơ
Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, thí sinh có thể trình bày cảm nhận của mình về vẻ
đẹp của người trai thời Trần. Sau đây là một số gợi ý:
*Nêu được vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của người trai thời Trần.
*Nội dung:
- Vẻ đẹp ở tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ, hành động kì vĩ (câu 1).
- Vẻ đẹp ở khát vọng cứu nước → niềm tự hào, kiêu hãnh, hạnh phúc của trang nam nhi
(câu 2)
- Vẻ đẹp ở lí tưởng sống: lập công, lập danh → cái chí của người anh hùng (câu 3).
- Vẻ đẹp ở khát vọng, hoài bão lớn lao nhưng chưa hoàn thành → nỗi “thẹn” cao cả: cái
tâm của người anh hùng. (câu 4).
*Nghệ thuật (thí sinh có thể phân tích nghệ thuật đan xen với nội dung)
Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, hình ảnh kì vĩ, giàu sức biểu cảm → tô đậm vẻ đẹp của trang
nam nhi thời Trần.
*Đánh giá:
- Vẻ đẹp của người trai thời Trần đã làm nên hào khí của thời đại – hào khí Đông A.
- Vẻ đẹp ấy lí giải với chúng ta nguyên nhân làm nên sức mạnh kì diệu giúp cho dân tộc
Việt Nam chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
C. CÁCH CHO ĐIỂM
Câu V.a. Theo chương trình Chuẩn (7,0 điểm)

- Điểm 6,0 - 7,0: Thí sinh kể lại câu chuyện cuộc đời con cá bống (nhập vai, tưởng tượng),
kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm… một cách sáng tạo, thuyết phục. Bố cục câu chuyện rõ
ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn vài sai sót nhỏ về chính tả,
dùng từ.
- Điểm 4,0 – 5,0: Thí sinh cơ bản kể lại câu chuyện cuộc đời con cá bống (nhập vai, tưởng
tượng), có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.... Bố cục câu chuyện tương đối rõ ràng, chặt chẽ;
còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2


- Điểm 2,0 – 3,0: Chưa kể lại được câu chuyện theo đúng yêu cầu; câu chuyện còn sơ sài;
mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Thí sinh không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Câu V.b. Theo chương trình Nâng cao (7,0 điểm)
- Điểm 6,0 - 7,0: Thí sinh trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của người trai thời Trần
một cách thuyết phục. Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
và sáng tạo; có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ.
- Điểm 4,0 – 5,0: Thí sinh cơ bản trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của người trai
thời Trần. Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2,0 – 3,0: Chưa làm rõ cảm nhận của mình về vẻ đẹp của người người trai thời
Trần; bài viết còn sơ sài; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Thí sinh không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
HẾT.

3




×