Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận lịch sử mỹ thuật VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.61 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không phải là những công trình
tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các
cuộc tàn phá triệt hạ văn hóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời
gian. Chúng ta hiện còn biết rất ít (và cũng nhiều điều chúng ta chưa biết gì)
về kiến trúc các cung điện thời Lý-Trần, được xem là thời kỳ văn minh nhất
của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có, sánh ngang
cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời
kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu... có thể chứng minh được những lời
này. Tuy vậy, những gì còn lại trên tại Việt Nam ngày nay cũng để chúng ta
biết cách thức xây dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến
trúc thời xưa.
Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc
như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa
những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc
xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của
"công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay
tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt,
một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi
ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa,
chân đèn... trong một danh sách dài.
Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những thời
điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có
những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.
Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể
kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy

1


theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa


khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán
có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.

Phân loại
1)
Mặt bằng chùa chữ Đinh

2)
Mặt

bằng chùa chữ Công

Mặt

bằng chùa chữ Tam

Mặt

bằng chùa chữ Quốc

3)
4)

Chùa chữ Đinh (1)
Chùa chữ Đinh, có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các
bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở
phía trước.

Chùa chữ Công (2)
Chùa chữ Công là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song với

nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư
làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống
muống.

2


Chùa chữ Tam (3)
Chùa chữ Tam là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được
gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên ở Hà Nội, chùa
Tây Phương ở Hà Tây có dạng bố cục như thế này.

Chùa kiểu Nội công ngoại quốc (4)
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền
nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà
tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu
hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt
bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công còn phía ngoài có khung bao
quanh như ở chữ Quốc.
Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong
chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì
ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc
khác như gác chuông, tháp và tam quan.
Chùa kiểu chữ Công là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu
biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước,
hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành
phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả
những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều.

Kiến trúc

Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các
thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến
trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền
3


Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người
Khmer chịu ảnh hưởng của Campuchia và Thái Lan. Chùa của người Hoa
cũng có sắc thái kiến trúc riêng.

Tam quan
Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là
cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai
tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan
có thể dùng làm gác chuông.

Sân chùa
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt
các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên
cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc
điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây
dựng ở đây như ở chùa Bút Tháp, chùa Thiên Mụ.

Nhà bái đường
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường
(hay còn gọi là tiền đường). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc
thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi
chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây
gác chuông. Nhà bái đường thường có 5 gian.


Chính điện
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một
khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà
chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho
4


tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.

Hành lang
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian
hành lang, tạo thành một nhà ba gian.

Hậu đường
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi
là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa
trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ
Phật.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau
điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ
biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có
gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có
chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt,
như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một
số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như Chùa
Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang.
Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được
trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen...

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa

thời Lý
Chùa Thầy

5


Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, làng Hoàng Xá, xã Phượng
Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh
Hà Tây), cách Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc
Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa
Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư
Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.
Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, còn chùa
Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế
hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư
Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm
chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là
Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo
việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu,` nhà bia,
gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình
con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải
dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài
Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao
Rồng). Sân có hàm rồng.
Chùa Thầy gồm ba toà nhà chạy song song với nhau dựng trên nền cao bó
đá hộc xanh. Toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện
hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của Thiền sư
Từ Đạo Hạnh, diễn tả 3 "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế Vương.
Bên trái là tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể

đứng lên ngồi xuống được, nhắc nhở thời kỳ Ngài đi tu ở Hương Hải am đã
làm thuốc trị bệnh cứu người và dày công sáng tạo môn nghệ thuật múa rối
nước cổ truyền để cho dân giải trí. Tượng đặt trên ngai, sau lưng ngai chạm

6


trổ hình đầu rồng, lưỡi búa, sừng tê, ngọc báu... Chính giữa là tượng Thiền sư
khi đã thành Phật, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác áo cà sa vóc
vàng, đặt trên một bệ tượng bằng đá thời nhà Lý, có hình sư tử đội toà sen. Bệ
đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có
hình thần điểu Garuda. Đây là di vật thời nhà Lý còn sót lại duy nhất ở chùa.
Bên phải là tượng Thiền sư sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng
Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội
mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng.
Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ
Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không
và Thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán.
Phía sau chùa là gác chuông và gác trống.
Trước cửa chùa có một hồ nước rộng có tên là Long Chiểu (Ao Rồng). Giữa
hồ có một thuỷ đình nhỏ vuông vắn, dùng làm nơi diễn rối nước. Hai bên
chùa có hai chiếu cầu mái, do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu
Nhật Tiên ở bên trái, trông vào đền Tam Phủ xây trên một hòn đảo giữa hồ.
Bên phải là cầu Nguyệt Tiên, nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa
Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ
Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh
của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật
Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý
Thần Tông.
Phía trên chùa Cao có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình

bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là
bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống
rượu, thưởng trăng và ngâm thơ.
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái
7


ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:
Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.
Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc
với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là
hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn
gió thổi thông thốc cả hai đầu. Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn
gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt
sau chùa dựa vào vách núi.
Như vậy, quanh núi Thầy, ngoài chùa Thầy còn có cả một cụm kiến trúc
Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau.
Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa
Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn
mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng
thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong,
sông như dải lụa".

Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc (là một ngôi chùa nằm ở sườn
phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý
lớn nhất Việt Nam.
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ

4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý.
Ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa.

8


Chùa được kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", sân chùa là cả một
vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần
Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này, có câu
đối "Đệ nhất cung thần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương". Bà
chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng
đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ.
Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa còn giữ được pho tượng
của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.
Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp
khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà
tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu.
Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn
núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố
trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.
Theo tương truyền, bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi
xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên: "...Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn,
gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho
tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến
động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên..." Do tích này, trước đây
chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mồng bốn tháng
giêng để nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.
Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy.
Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di
vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông,

mỗi cạnh dài 8,5 m.
Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã
9


cạn nước. Sau sân nền có 32 tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của
các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.
Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay.
Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi,
tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những
khối đá lớn.
Giữa chùa là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao
1,85 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc
trưng cho thời Lý. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường,
đấu kê,...trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ
nữ v.v...
Trong Ức Trai Thi Tập, Nguyễn Trãi có bài thơ vịnh cảnh chùa Phật Tích:
Đoản trạo hệ tà dương

Bóng xế thuyền con buộc

Thông thông yết thượng phương

Vội lên lễ Phật đài

Vần quy thiền sáp lãnh

Mây về giường sãi lạnh

Hoa lạc giản lưu hương


Hoa rụng suối hương trôi

Nhật mộ viên thanh cấp

Chiều tối vượn kêu rộn

Sơn không trúc ảnh trường

Núi quang, trúc bóng dài

Có trung chân hữu ý

Ở trong dường có ý

Dục ngữ hốt hoàn vương.
(Đào Duy Anh dịch)

Muốn nói bỗng quên rồi.

Chùa Một Cột
Chùa Một Cột (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp ), còn có tên khác là
Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa
lòng thủ đô. Chùa được xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch

10


năm 1049.
Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa

Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa con gái vua Đinh Tiên Hoàng, có một cây cột
đá cao, sáu cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn
(981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ
năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía
trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen. Như vậy, trước
khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.
Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ
Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột
đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ
mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một
Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái
cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20
m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ
thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái
ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngày nay không có
những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng
ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi
hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi
hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa
xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày
nay các công trình chùa chiền thời Lý đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa
để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công
trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những
công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động
11


nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.


12



×