Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận đao đức kinh doanh PMU18 và những ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.23 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
.........................................................................................................
6
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ VỤ PMU18
.........................................................................................................
8
Tổng quan về PMU18 và diễn biến của vụ PMU18
8
1.1.1 Tổng quan về vụ PMU18
...................................................................................................
8
1.1.2. Diễn biến vụ PMU18
...................................................................................................
8
Những sự việc liên quan trong vụ PMU18
9
PHẦN II. ẢNH HƯỞNG CỦA VỤ PMU18 ĐẾN CÁC GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
.......................................................................................................
11
Ảnh hưởng về mặt tài chính
11
Thất thoát hàng trăm tỷ đồng từ các công trình giao thông
11
Các nhà đầu tư cẩn trọng hơn sau vụ PMU18
14
Ảnh hưởng về xã hội
17
Ảnh hưởng về văn hóa
22


Khả năng quản lý yếu kém
22
Vấn nạn tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước
23
Quan niệm đạo đức của các cấp lãnh đạo
23
PHẦN III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ PMU18
.........................................................................................................
25


Bài học kinh nghiệm từ vụ PMU18
25
Nguyên nhân của vụ PMU18
25
Hậu quả của vụ PMU18
25
Biện pháp giải quyết vấn đề từ vụ PMU18
26
Vai trò của báo chí trong vụ PMU18
27


DANH MỤC VIẾT TẮT
BOT

Build - Operate - Tranfer
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

JBIC


Japan Bank for International
Cooporation Ngân hàng hợp tác quốc tế
Nhật Bản

JPY

Japanese yen
Đồng yên
Nhật

PGS.TS

Phó giáo sư tiến sĩ

PID6

Project Initiation Department 6
Phòng triển khai dự án 6

PMU18

Project Management Unit 18
Ban quản lý dự án 18

PPMU2

Provincial Project Management Unit 2
Ban quản lý dự án giao thông nông thôn
2


PPMU3

Provincial Project Management Unit 3
Ban quản lý dự án giao thông nông thôn
3

ODA

Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

OECF

Overseas Economic Cooperation
Fund Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại

USD

United States
Dollar Đô la Mỹ


DANH MỤC THAM KHẢO
[1] Tuệ Minh, 6/7/2011, Vụ PMU18: Bùi Tiến Dũng lĩnh tổng mức án 23 năm
tù, Giáo dục Việt Nam, [ />[2] Thanh Lưu, 28/6/2011, Xét xử vụ tiêu cực tại PMU18: Bộ GTVT nói mình
không bị thiệt hại tiền tỉ, Pháp luật,
[ />[3] GS - TS Trần Văn Thọ, 2/4/2006, PMU18, nhìn từ Tokyo, Tuổi trẻ Online,
[ />[4] TS Lê Đăng Doanh, 11/4/2006, PMU18: cơ hội cải cách và thanh lọc, Tuổi
trẻ Online, [ />[5] Vụ PMU18, Wikipedia, [ />%E1%BB%A5_PMU_18]

[6] Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 13/4/2006, Kiểm điểm vụ PMU18 và báo cáo
Đại hội X, Tuổi trẻ Online, [ />

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi đọc những bài viết liên quan về vụ PMU18, trên cơ sở đã được học
về môn Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh, chúng tôi nhận thấy đằng
sau vụ tham nhũng lớn nhất năm 2006 là những ảnh hưởng rất lớn đến các mặt tài
chính, xã hội, văn hóa của nước ta.
Thành lập năm 1993, nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án PMU18 là thay
mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các công trình giao thông,
giao dịch - tiếp xúc với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm nguồn vốn cho các
dự án do ban quản lý. Với chức năng như vậy. PMU18 là đơn vị thực hiện tất cả
các dự án có nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ, vốn vay, viện trợ của Ngân hàng
thế giới và các tổ chức tín dụng nước ngoài, mỗi dự án đều có vốn đầu tư từ vài
chục tới hàng trăm triệu USD.
Khi tất cả mọi nguồn vốn xây dựng, vốn đầu tư nước ngoài đều tập trung
vào tay của một Ban quản lý dự án mà cụ thể là PMU18 thì liệu trong đó có sự
phân biệt đối xử giữa các chủ đầu tư hay không? Câu trả lời là có. Hơn thế nữa, sự
tham nhũng trong khi tiến hành thực hiện các gói thầu xây dựng đã bộc lộ rất nhiều
mặt sai trái như: thi công thiếu khối lượng, nghiệm thu quyết toán không đúng
khối lượng thực tế, tính sai thiết kế nhằm nâng khống dự toán, thẩm định vô trách
nhiệm gây thất thoát… Sau khi bị phanh phui, vụ án tham nhũng của PMU18 đã
trở thành:
• Vụ án lớn nhất trong thời gian qua (lớn hơn cả vụ Năm Cam).
• Vụ án tốn nhiều giấy mực nhất (hầu như ngày nào cũng có tin thêm về vụ
án).
• Vụ án liên quan đến nhiều quan chức cao cấp nhất (3 bộ trưởng, phó tổng
cục trưởng cảnh sát điều tra, chủ nhiệm văn phòng chính phủ…).
• Vụ án được người dân quan tâm nhất (thậm chí còn quan tâm hơn cả Đại
hội X sắp diễn ra).

• Vụ án gây phẫn nộ nhất trong dư luận từ trước tới nay (ăn cướp trắng trợn
tiền của dân đem cá cược bóng đá đến 7 triệu đô trong 2 tháng, cùng bao
nhiêu nhà cửa, tài sản, xe cộ…).
Sau một thời gian tìm hiểu thông tin về vụ tham nhũng của PMU18, kết hợp
với những kiến thức đã được học trong trường, chúng tôi đã hoàn thành bài tiểu
luận “PMU18 và những ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức” với nội dung như
sau:


Phần I: Tổng quan về vụ PMU18
Phần II: Ảnh hưởng của vụ PMU18 đến các giá trị đạo đức của con
người Việt Nam
Phần III: Bài học kinh nghiệm từ vụ PMU18
Do thời gian thu thập dữ liệu còn hạn chế nên bài tiểu luận của chúng tôi
vẫn còn nhiều thiếu sót cần sửa đổi. Chúng tôi rất mong nhận được sự đánh giá và
ý kiến nhận xét của giảng viên để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VỤ PMU18
Tổng quan về PMU18 và diễn biến vụ PMU18
Tổng quan về PMU18
PMU18 (PMU là viết tắt cho từ Project Management Unit 18, nghĩa là Ban
quản lý dự án 18) được thành lập năm 1993 để quản lý dự án nâng cấp Quốc lộ 18,
sau đó được giao nhiều dự án khác, thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư
và xây dựng các công trình giao thông; giao dịch, tiếp xúc với các tổ chức trong và
ngoài nước để tìm nguồn vốn cho các dự án do ban quản lý.
Với chức năng như vậy, PMU18 là đơn vị thực hiện tất cả các dự án có
nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ; vốn vay, viện trợ của Ngân hàng thế giới và
các tổ chức tín dụng nước ngoài...

Diễn biến vụ PMU18
Đầu tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng - Tổng Giám đốc PMU18 bị bắt giữ
và cáo buộc cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu USD cho đường dây cá độ Bùi
Quang Hưng. Ông bị tố cáo đã dùng tiền thắng để bao gái. Công an đã tìm thấy tài
liệu trong máy tính của đơn vị cho thấy trên 200 nhân viên đã tham gia cá độ.
Ngày 1/8/2007, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm
vụ tiêu cực tại PMU18, xét xử Bùi Tiến Dũng và 8 bị cáo khác về tội đánh bạc, tổ
chức đánh bạc và đưa hối lộ.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cáo buộc Bùi Tiến Dũng đã
đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá với Bùi Quang Hưng và Nguyễn Văn
Hồng. Tổng số tiền Dũng đã “nướng” vào các vụ cá độ bóng đá mà cơ quan điều
tra chứng minh được là 759.800 USD (trên 12 tỷ đồng).
Về hành vi đưa hối lộ chạy án, Bùi Tiến Dũng đã chi tổng số 39.000 USD
và 550 triệu đồng, trong đó đưa cho Tôn Anh Dũng (nguyên Phó giám đốc Công
ty cổ phần bất động sản Sông Đà, chi nhánh Thừa Thiên Huế) 30.000 USD,
Nguyễn Mậu Thôn (nguyên giám đốc Công ty cổ phần Hoa Việt) nhận 500 triệu
đồng và Nguyễn Đình Toản (nguyên Trung tá, Phó phòng Công an phường Ngã Tư
Sở - Hà Nội) nhận 50 triệu đồng cùng 9.000 USD. Cùng tham gia chạy án còn có
Lương Mạnh Hoa (nguyên lái xe của Bùi Tiến Dũng) và Vũ Mạnh Tiên (nguyên
Phó chánh văn phòng PMU18).
Kết quả, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Bùi Tiến Dũng mức án 13 năm tù
(gồm 6 năm tù cho tội đánh bạc và 7 năm tù cho tội đưa hối lộ). Ngoài ra, Dũng
“tổng” còn bị phạt tiền tổng cộng hơn 1,2 tỷ đồng, trong đó có 50 triệu đồng phạt


về tội đánh bạc và hơn 1,168 tỷ đồng về tội đưa hối lộ - đúng bằng giá trị số tiền
Dũng “tổng” dành để hối lộ. Còn trong phiên phúc thẩm, tòa chỉ giảm cho Dũng
“tổng” mức phạt tội đánh bạc xuống còn 30 triệu, còn lại vẫn giữ nguyên mức án
sơ thẩm.
Ngày 28/7/2010, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm

vụ tiêu cực tại PMU18 xét xử Bùi Tiến Dũng về tội cố ý làm trái quy định Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Còn các bị cáo Vũ Mạnh Tiên,
Lê Thị Thanh Hòa (nguyên Phó phòng PID6), Nguyễn Thanh Sơn (nguyên Phó
phòng PID6), Bùi Thu Hạnh (nguyễn cán bộ Phòng Tài chính Kế toán PMU18) bị
xét xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, từ năm 1998 - 2005, Bùi Tiến Dũng có hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn được giao đã cho mượn, sử dụng sai mục đích 7 ôtô và Bùi
Tiến Dũng sử dụng không đúng quy định tiêu chuẩn, định mức 2 ôtô gây thiệt hại
trên 2,6 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử đã tuyên án Bùi Tiến Dũng 3 năm tù giam về tội “cố ý làm
trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”,
cộng cả vụ án trước là 16 năm tù. Còn Vũ Mạnh Tiên tổng cộng hình phạt 2 vụ là
9 năm tù giam.
Mới đây, ngày 26/11/2010, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã tống đạt cáo
trạng lần thứ ba vụ án tham nhũng xảy ra tại dự án cầu Bãi Cháy - Quảng Ninh do
PMU18 - Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ đầu tư. Bùi Tiến Dũng và 7
người bị truy tố tội “tham ô tài sản”. Riêng Đỗ Kim Quý (nguyên Phó tổng giám
đốc PMU18) bị truy tố về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

1.2. Những sự việc liên quan trong vụ PMU18
Trong vụ tiêu cực tại PMU18, ngày 4/4/2006, cơ quan điều tra đã khởi tố bị
can và bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Việt Tiến (nguyên thứ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải) với 2 tội danh: cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng. Ngày 28/3/2008, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã căn cứ điều
107 Bộ luật tố tụng hình sự để đình chỉ vụ án đối với ông về hai tội danh cố ý làm
trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và căn cứ điều 25
Bộ luật hình sự để miễn trách nhiệm hình sự về tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng. Trước đó, ông đã được tại ngoại sau 18 tháng tạm giam.
Liên quan đến trách nhiệm đối với vụ tiêu cực PMU18, ngày 3/4/2006 ông
Đào Đình Bình (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải) cũng đã nộp đơn từ

chức. Ông Đào Đình Bình thừa nhận đã không làm tròn trách nhiệm Đảng, Nhà


nước và nhân dân giao phó, để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng kéo dài ở
PMU18 và Bộ Giao thông Vận tải. Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã
có đề nghị việc miễn nhiệm đối với ông Đào Đình Bình vì có trách nhiệm của
người đứng đầu trong vụ án xảy ra tại PMU18 và một số vụ tai nạn giao thông
nghiêm trọng.
Ông Phạm Xuân Quắc (nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Bộ Công an) và ông Đinh Văn Huynh (nguyên Trưởng phòng Điều tra án nhân
thân) cũng bị truy tố về tội “cố ý làm lộ bí mật công tác”. Hai nhà báo Nguyễn
Việt Chiến (báo Thanh niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi trẻ) bị truy tố về tội
“lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Phiên tòa xét xử các bị cáo này đã kết thúc ngày 15/10/2008. Hội đồng xét
xử đã tuyên phạt ông Phạm Xuân Quắc mức cảnh cáo về tội “cố ý làm lộ bí mật
công tác”, ông Đinh Văn Huynh bị phạt 1 năm tù cùng về tội danh trên. Ông
Nguyễn Việt Chiến bị tuyên 2 năm tù và Nguyễn Văn Hải 24 tháng cải tạo không
giam giữ cùng về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà
nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.


PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA VỤ PMU18 ĐẾN
CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
Ảnh hưởng về mặt tài chính
Thất thoát hàng trăm tỷ đồng từ các công trình giao thông
PMU18 từng nhận nhiệm vụ quản lý những dự án có vốn đầu tư từ vài chục
tới hàng trăm triệu USD như: dự án xây dựng cải tạo 47 cây cầu trên Quốc lộ 1; dự
án xây dựng 38 cầu giao thông nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; dự
án xây dựng đường giao thông nông thôn 1 và 2; dự án nâng cấp và bảo trì mạng
lưới đường bộ vốn vay của JBIC; dự án xây dựng 45 cầu giao thông nông thôn các

tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; dự án BOT xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Hạ
Long, Hà Nội, Việt Trì; gần đây đây nhất là dự án xây dựng cầu Bãi Cháy...
Trong số những dự án do PMU18 triển khai, có những dự án số tiền sai
phạm lên tới hàng chục tỷ đồng, đơn cử là một số dự án dưới đây:
• Cầu Hoàng Long - Thanh Hóa:
Năm 1996, Bộ Giao thông Vận Tải đã có quyết định phê duyệt dự án khả
thi cầu Hoàng Long với chiều dài 240m; đường dẫn hai đầu cầu trên 3.000m, tổng
mức đầu tư dự kiến 83 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn vay OECF Nhật Bản. Dự án
được khởi công vào tháng 10/1996 và hoàn thành tháng 12/1998.
Tuy nhiên, do công tác thẩm định dự án được tiến hành chưa đầy đủ, thiếu
sự góp ý của một số bộ... nên vốn đầu tư đã tăng từ 83 tỷ đồng lên 224,4 tỷ đồng
(gần gấp 3 lần). Chưa đủ, tháng 1/1997, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định
196 phê duyệt tổng dự toán cầu Hoàng Long là gần 230 tỷ đồng. Điều bất hợp lý
xảy ra: tổng dự toán vượt trên 5 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư.
Sự thất thoát, lãng phí đã xảy ra ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Trong
công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã gây thất thoát vốn đầu tư dự án là hơn 1 tỷ
đồng. Quá trình khảo sát, thiết kế không được thực hiện kỹ nên dẫn đến tình trạng
phải thay đổi làm tăng mức đầu tư.
Thời gian thi công đã phải kéo dài 9 tháng, tăng chi phí cho tư vấn, giám
sát, trong đó có 300 triệu đồng “thuê” xe ô tô.
Ngoài ra, dự án còn có trên 9 tỷ đồng phát sinh mà chủ đầu tư “quên”
không đưa vào hồ sơ mời thầu như: kiểm tra chất lượng cọc nhồi, mở rộng đường
đầu cầu, bổ sung điện chiếu sáng.
Đặc biệt, trong quá trình thi công, nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Thăng
Long và một số nhà thầu khác đã “qua mặt” được PMU18 để thanh toán
nhiều


khoản tiền sai như: thanh toán vênh 122 triệu đồng tiền kiểm tra cọc khoan nhồi;
86 triệu đồng chênh lệch do dùng chủng loại cáp đồng sai… Tính trong giai đoạn

thực hiện dự án, chủ đầu tư và nhà thầu đã gây thất thoát, lãng phí 2,8 tỷ đồng.
Trong giai đoạn “hậu” dự án, PMU18 cũng để xảy ra một số sai phạm lớn
như: chi phí cho việc khởi công khánh thành, thử tải vượt 574 triệu đồng so với dự
toán. Tổng số tiền được xác định là lãng phí, thất thoát trong toàn bộ quá trình thực
hiện dự án và sau khi dự án hoàn thành lên đến 4,55 tỷ đồng.
Với rất nhiều sai phạm như vậy, song dường như Tổng giám đốc PMU18 ông Nguyễn Việt Tiến (giai đoạn trước năm 1998) và ông Bùi Tiến Dũng (giai
đoạn từ 1998 đến 2006) chẳng hề bị xử lý gì.
• Dự án giao thông nông thôn 2:
Dự án giao thông nông thôn 2 có tổng mức đầu tư 145,3 triệu USD gồm:
vốn vay của Ngân hàng thế giới (103,9 triệu USD), vốn viện trợ của Chính phủ
Anh (26 triệu USD) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (15,2 triệu USD).
Mục tiêu của dự án này là: cải tạo, nâng cấp khoảng 13.000 km đường giao
thông và 5.000 m cầu ở 40 tỉnh, chủ yếu là các tỉnh nghèo có tiềm năng phát triển,
các tỉnh chưa có chương trình giao thông nông thôn… trên toàn quốc. PMU18 là
đơn vị quản lý cấp trung ương của dự án.
Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện, rất nhiều sai phạm đã xảy ra. Những
sai phạm này xảy ra ở tất cả các khâu, nhưng tập trung nhất là thi công thiếu khối
lượng, nghiệm thu quyết toán không đúng khối lượng thực tế... tính sai thiết kế
nhằm nâng khống dự toán; thẩm định vô trách nhiệm gây thất thoát. Nhiều công
trình kém chất lượng phải thi công bổ sung, làm lại...
Điển hình về tình trạng lãng phí là tuyến đường Quốc lộ 1A - Phước Chiến
Ninh Thuận, sau gần 18 tháng đưa vào sử dụng, đoạn đường này có
tới 2,65km (trị giá 37.100 USD) hoàn toàn không sử dụng được vì bị... ngập
sâu trong lòng hồ Sống Trâu mà nguyên nhân là vì sự thiếu trách nhiệm của
các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế.
Chưa dừng lại ở đó. Chuyện những con đường nằm trong dự án này bị bớt
xén cả chiều dài, chiều rộng, độ dày xảy ra ở rất nhiều địa phương.
Tại Lâm Đồng, cơ quan chức năng phát hiện tình trạng một số tuyến đường
chênh lệch chiều dài thực tế so với chiều dài thiết kế, và chênh lệch khối lượng đào
đắp mà thực chất là bị rút ngắn.

Tình trạng này còn xảy ra ở các tuyến đường giao thông nông thôn ở Hải
Dương khi những con đường vừa bị cắt ngắn, vừa bị thu hẹp, vừa bị ăn bớt độ dày.


Chất lượng các tuyến đường rất tồi tệ, thậm chí hỏng ngay sau khi vừa đưa
vào sử dụng. Đó là: lầy lún do nền yếu; độ đốc ngang không đảm bảo do vật liệu bị
trôi dạt xảy ra thường xuyên đối với những tuyến đường cấp phối đá răm.
Tình trạng lề đường bị xói lở, rãnh dọc thoát nước bị bùn đất che lấp và các
gia cố bảo bệ công trình như đá lát, mái ta tuy cũng bị hư hỏng rất nhiều.
Nguyên nhân được xác định là do vấn đề bảo dưỡng các con đường hoặc là
quá ít hoặc là không hề được bảo dưỡng. Mặt khác, vì coi đây là những “con
đường chùa” cho nên các tỉnh hầu như không có sự hỗ trợ về vốn duy tu, bảo
dưỡng, hoặc chủ yếu chỉ đầu tư cho việc láng phủ bề mặt.
Tại một số tỉnh khác, công tác hỗ trợ để láng nhựa bề mặt hoặc làm mặt
đường bê tông thường xuyên được giao khoán hẳn cho các xã. Việc “làm ăn kiểu
xã” như vậy đã cho ra đời những con đường rất kém về chất lượng.
Trong số các tỉnh có nhiều công trình nằm trong dự án để xảy ra sai sai
phạm, Thanh Hoá là một “điển hình”. 13 gói thầu tại PPMU3 đã có tới 1,106 tỷ
đồng sai phạm, chiếm tới 7,12% giá trị xây lắp, chủ yếu sai trong khâu lập dự toán.
Tại Hoà Bình, dự án đường giao thông nông thôn Hữu Lợi - Phú Lai - Đoàn Kết bị
phát hiện sai phạm chiếm 1,23% giá trị, tức khoảng 50,09 triệu đồng. Đây là số
tiền do thi công thiếu khối lượng, không mua bảo hiểm công trình.
Ở Khánh Hoà, hầu hết trong số 47 công trình đều phát hiện sai phạm. Nhẹ
thì sai về trình tự lập dự toán, không lập báo cáo đầu tư, phê duyệt vốn đầu tư vượt
thẩm quyền. Nặng thì chi phí khảo sát thiết kế vượt quy định tới hơn 429 triệu
đồng và có tới 15 công trình nghiệm thu quyết toán khống khối lượng với giá trị
1,55%.
Điển hình, các công trình tại các huyện Cam Ranh, Diên Khánh, và Khánh
Vĩnh cũng đều phát hiện sai phạm với số tiền hơn 584 triệu đồng.
Tình trạng bớt xén khối lượng, nghiệm thu quyết toán khống là căn bệnh

trầm kha xảy ra ở hầu hết các công trình.
Tại Bắc Ninh, cả 6 gói thầu thuộc PPMU2 đều phát hiện sai phạm và sau đó
các nhà thầu đều phải bổ sung khối lượng thi công các đoạn đường.
Ở Lào Cai có 9 gói thầu công trình đường quốc lộ 279 và đường Phố Mới Phong Hải đều phát hiện sai phạm mà chỉ tính riêng giá trị phải sửa chữa đã lên tới
gần 1,4 tỷ đồng.
Riêng tỉnh Hải Dương: tại 15/25 xã của huyện Gia Lộc có dự án giao thông
nông thôn 2 bị phát hiện sai phạm: lập quyết toán, thẩm định hồ sơ xây dựng bị sai
sót. Đó là việc quyết toán đường giao thông nông thôn không đúng loại đường


được hỗ trợ với giá trị 287 triệu đồng. Chất lượng các tuyến đường giao thông do
các thôn tự thi công về kỹ, mỹ thuật chưa đảm bảo.
Chỉ “lướt qua” 700 dự án, hạng mục công trình có vốn đầu tư hơn 523 tỷ
đồng, các cơ quan chức năng đã phát hiện số tiền sai phạm tại các dự án này là hơn
13 tỷ đồng.
• Dự án đường Nội Bài - Bắc Ninh:
Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh có chiều dài
gần 34km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tổng dự toán hơn 581 tỷ
đồng được Bộ Giao thông Vận tải giao cho PMU18 làm đại diện chủ đầu tư. Mặc
dù chưa quyết toán, nhưng ngay trong lúc thi công các chuyên viên của Kiểm toán
Nhà nước đã phát hiện chủ đầu tư cấp phát thừa và cấp phát sai... hơn 49 tỷ đồng.
Theo ông Lê Hùng Minh - Kiểm toán trưởng Kiểm toán đầu tư dự án, Kiểm
toán Nhà nước cho biết: do khảo sát thiết kế không đúng, phải thay đổi thiết kế
bằng cách chuyển từ đắp đất nền đường sang đắp cát nên phải chi thêm vốn đầu tư
44 tỷ đồng. Đó là chưa kể việc phải thay đổi thiết kế kỹ thuật để phù hợp với điều
kiện thi công gây lãng phí hơn 4 tỷ đồng.
Việc lập dự toán cũng thiếu chính xác đã dẫn đến tổng giá trị công trình
“đội” giá lên gấp nhiều lần so với dự kiến ban đầu là hơn 115 tỷ đồng. Công tác
nghiệm thu khối lượng thi công lại trùng lắp tại hàng loạt các hạng mục công trình,
như nghiệm thu trùng khối lượng phần đắp cát giữa hai loại cát (loại A và loại B);

trùng khối lượng bấc thấm và vải địa kỹ thuật tại một số điểm.
Hạng mục tại km14+745, chiều dài cống hộp chưa hoàn thành nhưng đã
được ba bên chủ đầu tư, tư vấn giám sát và đơn vị thi công... đồng lòng nghiệm thu
và thanh toán. Thậm chí, một số hạng mục còn được chủ đầu tư quyết toán vượt so
với thực tế thi công.
Có hạng mục đã thay lõi sắt bằng... cọc tre. Mặt khác, cho đến thời điểm thi
công, số tiền chủ đầu tư tạm ứng giải phóng mặt bằng trên 70 tỷ đồng vẫn chưa
quyết toán.
Các nhà đầu tư cẩn trọng hơn sau vụ PMU18
Vốn sử dụng trong các dự án của PMU18 phần lớn đến từ Ngân hàng thế
giới và vốn ODA của Nhật Bản.
• Vốn ODA giải ngân chậm:
Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2006, các nhật báo lớn của Nhật lần lượt
đăng tin về sự kiện PMU18. Hiện nay Nhật cung cấp tới gần một phần ba tổng
ODA mà Việt Nam tiếp nhận hàng năm.


Nhìn từ phía Nhật, Việt Nam đã trở thành một trong những nước mà Nhật
cung cấp ODA với quy mô lớn. Từ khoảng 10 năm nay, do kinh tế trì trệ và do
ngân sách chính phủ thâm hụt nặng, Nhật có khuynh hướng cắt giảm ODA đối với
nhiều nước.
Nhưng với chính sách ngoại giao chú trọng Việt Nam và với sự quan tâm và
đánh giá cao của doanh nghiệp Nhật đối với tiềm năng kinh tế của Việt Nam,
Chính phủ Nhật vẫn ưu tiên ODA cho Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, vụ PMU18 đã làm cho Chính phủ Nhật thất vọng và lo
lắng. Lo lắng vì sợ dư luận Nhật sẽ làm lớn vấn đề và gây áp lực buộc chính phủ
phải cắt giảm ODA cho Việt Nam trong những năm tới.
Quan hệ Việt - Nhật bình thường trở lại từ đầu thập niên 1990. Không kể
45,5 tỉ JPY vốn vay để mua hàng hóa vào cuối năm 1992, ODA Nhật nhằm giúp
xây dựng cơ sở hạ tầng cho Việt Nam bắt đầu với quy mô 52,3 tỉ JPY (khoảng 500

triệu USD) vào năm 1993 và 58 tỉ JPY năm 1994.
ODA của Nhật cho Việt Nam tăng liên tục sau đó, có năm lên tới 100 tỉ
JPY (trung bình mỗi năm 80 tỉ JPY). Trong quá khứ chỉ có Hàn Quốc, Indonesia,
Trung Quốc, Thái Lan và Philippines là những nước tiếp nhận ODA của Nhật với
quy mô lớn như vậy.
Trong ODA, một phần nhỏ là khoản viện trợ không phải hoàn trả, chủ yếu
dành cho các dự án trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Phần lớn còn lại là
tiền Nhật cho Việt Nam vay để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, bưu chính
viễn thông, cơ sở phát điện... Các khoản vay này có lãi suất thấp
hơn nhiều so với thị trường thương mại và thời gian vay rất dài, phần lớn là
30 năm, nên thường được xem là tiền viện trợ.
ODA của Nhật tại Việt Nam tập trung vào hai lĩnh vực xây dựng hạ tầng
giao thông và cơ sở phát điện. Riêng giao thông chiếm trên 40% tổng ODA của
Nhật tại Việt Nam. Nhìn tổng thể, như nhiều nguồn thông tin đã khẳng định, trong
đầu tư cơ bản mà cơ sở hạ tầng giao thông là lĩnh vực quan trọng nhất, trong nhiều
năm qua đã thất thoát ít nhất 30% kinh phí cho các dự án này. Chắc chắn một phần
ODA nằm trong số tiền thất thoát đó.
Ngoài ra, các cuộc điều tra và sự tình cờ phát hiện của dân chúng đã cho
thấy nhiều công trình vừa xây xong đã xuống cấp, nhiều cơ sở hạ tầng khi hoàn
thành được kiểm tra mới biết đã không được thực hiện đúng như quy trình và nội
dung được quyết định ban đầu.
Một quan chức của Chính phủ Nhật lên tiếng rằng những sai phạm nói trên
nếu đúng sự thật và nếu được xác nhận là có liên quan đến ODA của Nhật thì Nhật


có quyền đòi Việt Nam phải hoàn trả ngay số tiền tương ứng vì dự án không được
thực hiện như đã quy định trong các thỏa thuận ban đầu.
Chính phủ Nhật có thể sẽ không có biện pháp mạnh vì lý do ngoại giao
nhưng dư luận, báo chí, các đảng đối lập, các đoàn thể phi chính phủ có khả năng
sẽ làm lớn chuyện này.

Và sự thật là vào ngày 5/4/2007, tại Ủy ban Quyết toán ngân sách của
Thượng viện Nhật, một nghị viên của Đảng Dân chủ, đảng đối lập lớn nhất hiện
nay, đã đưa vấn đề PMU 18 ra chất vấn và yêu cầu Bộ Ngoại giao cử phái đoàn
sang Việt Nam điều tra.
Từ khoảng 10 năm nay, dân chúng Nhật quan tâm nhiều đến chính sách
ODA của chính phủ, họ ngày càng tích cực giám sát nội dung ODA và đòi hỏi
chính phủ phải công khai, minh bạch hơn.
Ngày 19/6/2007, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị sơ
kết công tác năm 2006. Vấn đề quan trọng nhất mà ngành này tập trung thảo luận
là phân bổ vốn đầu tư phát triển cho những năm tới.
Theo lãnh đạo Vụ Kinh tế đối ngoại, trong 6 tháng đầu năm, mức giải ngân
nguồn vốn ODA thấp hơn kế hoạch đề ra, chỉ đạt 41%. Nguyên nhân khách quan
khiến mức giải ngân ODA thấp hơn kế hoạch đề ra, theo đại diện này là do vụ tiêu
cực xảy ra tại PMU18.
• Bế tắc vay vốn Ngân hàng thế giới:
Trơng thời điểm xảy ra vụ tham nhũng của PMU18, Ngân hàng thế giới
đang cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án WB4 có tổng mức đầu tư trên 300
triệu USD, gồm 3 hợp phần: khôi phục và mở rộng 600 km thuộc hệ thống đường
bộ quốc gia miền Bắc; bảo dưỡng định kỳ 1.100 km đường và tăng cường năng lực
cho Cục Đường bộ Việt Nam trong hoạt động quản lý, đánh giá và theo dõi hoạt
động duy tu, bảo dưỡng đường, triển khai dự án...
Theo tài liệu xác minh của Thanh tra CP, ngoài việc PMU 18 đang sa lầy
trong các gói thầu thuộc hợp phần thứ nhất, thì hợp phần thứ hai về bảo trì mạng
lưới đường bộ với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng cũng đang trong tình trạng
dậm chân tại chỗ.
Một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án WB4 là công
trình này được triển khai đúng vào thời điểm xảy ra vụ án PMU 18.
Dự án WB4 có một điều khoản quy định, duy trì Ban chỉ đạo dự án do một
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải làm trưởng ban để điều phối, giám sát tổng thể.
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến chính là Trưởng ban chỉ đạo dự án này.



Tuy nhiên, dù ông Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam từ tháng 4/2006 nhưng
đến nay, Bộ Giao thông Vận tải không cử thứ trưởng khác thay thế. Điều này
khiến Ban chỉ đạo Dự án WB4 hoạt động trong tình trạng rã đám, dẫn đến công tác
điều hành bị đình trệ.
Trong khi đó, giá xăng, dầu, nhựa đường có biến động lớn dẫn đến nhiều
công trình giá trị trúng thầu chỉ bằng 63% giá trị dự toán, tính theo giá vật tư ở thời
điểm hiện tại. Do vậy, các nhà thầu đã tự dừng thi công để chờ sự tháo gỡ từ phía
chủ đầu tư.

Ảnh hưởng về xã hội
Vụ án tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng ở PMU18 - Bộ Giao thông Vận Tải
đã gây nên những tác động tiêu cực cho xã hội Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến trật tự an toàn xã hội.
PMU18 gây bất bình lớn trong Đảng, trong nhân dân cả nước, gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín và quan hệ quốc tế của nước ta. Đồng thời cho thấy “giặc nội
xâm” đã tấn công vào một cơ quan quản lý khối lượng tiền bạc, của cải lớn của
nhân dân, vào một Đảng bộ lớn của Đảng. Có thể kể ra hàng loạt cái tên liên quan
đến chuyên án PMU18:
• Đào Đình Bình - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải:
Tháng 7/2006, Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm ông Đào Đình Bình vì có
trách nhiệm của người đứng đầu trong vụ án xảy ra tại PMU18 và một số vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng trong đó có vụ lật tàu E1.
• Nguyễn Việt Tiến - Thứ trưởng thường trực Bộ Giao thông Vận tải:
Ngày 4/4/2006, ông Tiến bị bắt tạm giam. Cơ quan điều tra khởi tố với 3 tội
danh. Ngày 3/10/2007 sau 18 tháng tạm giam, Viện kiểm sát đồng ý cho tại ngoại.
Bị đề nghị truy tố về nhiều tội danh nhất trong vụ tham nhũng của PMU18
với 3 tội: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ

quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Việc khởi tố, ngoài yếu tố về chứng cứ pháp
lý, còn có cả vấn đề về dư luận.
Chiều 27/3/2008, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã đình chỉ điều tra đối
với ông Nguyễn Việt Tiến, trong 3 tội mà cơ quan điều tra khởi tố, ông Tiến được
đình chỉ 2 tội: cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Riêng tội


thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Viện Kiểm Sát miễn trách nhiệm
hình sự.
Quá trình điều tra không xác định được ông Tiến có hành vi tham ô. Cùng
với quyết định đình chỉ, Viện Kiểm sát Nhân dân cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận
tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp
cho ông Tiến theo quy định của pháp luật.
Ngày 2/4/2008, ông Tiến đã gửi đơn tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
kiến nghị xem xét lại việc miễn trách nhiệm hình sự với tội “thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 14/4/2008, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra văn bản bác đơn
khiếu nại của ông. Theo quan điểm của viện, đủ cơ sở kết tội ông Tiến về tội danh
này, bởi trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nguồn vốn ODA, ông Tiến đã thiếu
trách nhiệm để xảy ra nhiều vi phạm ở PMU18. Xét các yếu tố khách quan, chủ
quan và thời gian xảy ra tội phạm... cùng nhiều mặt khác, Viện Kiểm sát Nhân dân
Tối cao thấy có căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với ông, nhưng đã có
văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xử lý hành chính hành vi thiếu trách
nhiệm của ông.
• Cao Ngọc Oánh - Thiếu tướng công an, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh
sát Nhân dân, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an:
Ông được bầu làm đại biểu Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam và được dự
kiến vào danh sách bầu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa X và thứ trưởng Bộ Công an. Do vụ tham nhũng của PMU18 xảy ra gần

trước thời điểm đại hội diễn ra nên dù vẫn khẳng định mình vô tội nhưng ông đã
xin rút khỏi danh sách đại biểu dự đại hội. Cao Ngọc Oánh bị tạm đình chỉ chức vụ
Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và chuyển sang làm chuyên viên Cục lưu trữ của Bộ
Công an.
Sau đó, tháng 1/2007, Cao Ngọc Oánh được lãnh đạo Tổng cục cảnh sát kết
luận là không dính dáng vào vụ chạy án và được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Kỹ thuật, sau đó là Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật
thuộc Bộ Công an. Tháng 6/2008, ông được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
phong hàm Trung tướng.
Tháng 12/2009, ông Cao ngọc Oánh được điều về giữ chức Tổng cục
trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp, một tổng cục được thành
lập trên cơ sở Cục Cảnh sát Trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và bộ
phận hỗ trợ tư pháp của Tổng cục Cảnh sát theo Nghị định 77 của Chính phủ.


• Bùi Tiến Dũng - Tổng giám đốc PMU18:
Ngày 7/8/2007, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên án Bùi Tiến Dũng 13
năm tù vì hai tội danh: đánh bạc và đưa hối lộ. Bùi Tiến Dũng còn bị phạt 50 triệu
đồng tội đánh bạc và một tỷ đồng tội đưa hối lộ.
Bùi Tiến Dũng được xử nhẹ với lý do: Thiếu tướng Bùi Bá Bổng - cha của
Bùi Tiến Dũng là lão thành cách mạng, có tới 17 huân huy chương các loại của
Nhà nước Việt Nam. Gia đình cũng có nhiều đóng góp cho đất nước, có truyền
thống cách mạng, thân nhân của Bùi Tiến Dũng là người tốt.
Ngày 14/11/2007, tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Bùi Tiến Dũng cùng
các đồng phạm tham gia đánh bạc, tổ chức đánh bạc và đưa hối lộ, “con bạc triệu
đô” được Viện Kiểm Sát đề nghị mức án 12 năm, 6 tháng tù giam.
Bùi Tiến Dũng đưa ra lý do kháng cáo là: đã tích cực khai báo, gia đình có
công và bản thân cũng được tặng thưởng nhiều huân, huy chương nhưng không
được tòa sơ thẩm tính đến khi xét xử. Bên cạnh đó, tội đưa hối lộ của ông mới chỉ
dừng lại ở giai đoạn ý định và chưa thực hiện được.

Chiều 14/11/2007, kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án Bùi Tiến Dũng và
đồng phạm, ông vẫn phải giữ nguyên mức án 13 năm tù cho hai tội đánh bạc và
đưa hối lộ.
• Đoàn Mạnh Giao - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ:
Ông từng có mặt tại bữa cơm ở khách sạn Melia giữa Tôn Anh Dũng và
Tổng cục phó Tổng cục cảnh sát Cao Ngọc Oánh cùng 2 quan chức Văn phòng
chính phủ khác. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc đã gửi văn bản tới Uỷ ban Kiểm tra
Trung ương và Ban kiểm tra tư cách đại biểu (tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X), khẳng định ông không liên quan việc chạy án của Bùi Tiến Dũng.
• Phạm Xuân Quắc - nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra Tội
phạm về Trật tự Xã hội (C14), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều
tra thuộc Bộ Công an Việt Nam:
Gần đây nhất ông giữ cương vị trưởng ban chuyên án vụ PMU18. Sau khi
bắt Bùi Tiến Dũng và điều tra thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Việt Tiến
ông nổi lên như một người không ngại va chạm và được báo giới hoan nghênh.
Ngày 22/11/2006, Tổng cục Cảnh sát công bố quyết định nghỉ hưu với thiếu
tướng Phạm Xuân Quắc, theo quyết định của Thủ tướng, từ ngày 1/12/2006, Thiếu
tướng Quắc không giữ cương vị Trưởng ban chuyên án vụ PMU18; đồng thời bàn
giao công việc tại Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) cho người
kế nhiệm.


Ngày 13/5/2008, ông bị công an khởi tố vì tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ” trong vụ PMU18. Ông bị khởi tố cùng với thượng tá
Đinh Văn Huynh, điều tra viên cao cấp, trưởng phòng C14 và 2 nhà báo của báo
Thanh niên và báo Tuổi trẻ. Kết quả, ông bị kết tội “cố ý làm lộ bí mật công tác”
và bị phạt mức “cảnh cáo”. Ngoài ra, ông còn bị vu khống đã có hành vi trái với tư
cách đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài ra còn có thể kể ra hàng loạt cái tên có liên quan trong vụ tham
nhũng của PMU18 như:

• Nguyễn Vũ Nam (nguyên Trưởng phòng PID6, PMU18)
• Nguyễn Công Dũng (nguyên Chuyên viên phòng PID6)
• Nghiêm Phú Sơn (nguyên Phó phòng PID6)
• Lê Minh Giang (nguyên Phó phòng PID6)
• Nguyễn Hữu Minh (nguyên Giám đốc điều hành gói thầu BC1 - dự án xây
dựng cầu Bãi Cháy)

Ảnh hưởng về văn hóa
PMU18 báo động về sự nghiêm trọng của tình hình sa đọa, thoái hóa, biến
chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ cao cấp và
báo động về tình trạng quan liêu, mất dân chủ và những khuyết tật về tổ chức, cơ
chế làm tê liệt vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, sự giám sát của
nhân dân làm cho tham nhũng có đất dung thân, tồn tại kéo dài và ngày càng phát
triển.
Khả năng quản lý yếu kém
Vụ PMU 18 không chỉ là một sai phạm nghiêm trọng ở cấp vi mô mà đã
bộc lộ những bất cập, yếu kém ở cấp vĩ mô, cả về tổ chức, cơ chế, phương thức,
trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, cả về công tác cán bộ, công tác kiểm tra, thanh tra
của Đảng và Nhà nước mà ở đây là Bộ Giao thông Vận tải tại thời điểm ông Đào
Đình Bình đương nhiệm và thứ trưởng là Nguyễn Việt Tiến.
Trước tiên bàn về thái độ và trách nhiệm của các cấp trên có liên quan trực
tiếp đến vụ PMU18. Khi được hỏi tới vụ việc, ông thứ trưởng nói ngạc nhiên về
ông bộ trưởng, còn ông bộ trưởng lại nói ngạc nhiên về ông thứ trưởng. Điều đó
không chỉ thể hiện thái độ bất hợp tác mà còn là thái độ chưa nghiêm túc, không có
tránh nhiệm với nhân dân. Ngạc nhiên vì các vị bộ trưởng, thứ trưởng đã không
bày tỏ cảm xúc của mình về những tài sản khổng lồ mà nhân dân và Nhà nước giao
cho các ông quản lý đã bị thất thoát, mà chỉ lo qui trách nhiệm lẫn nhau.


Chối cãi, bao biện kiểu gì chăng nữa thì những sai phạm tại PMU18 và các

đơn vị, cá nhân liên quan đã và đang phơi bày trước mắt mọi người. Đó là bằng
chứng để không ai phải ngạc nhiên rằng lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã yếu
kém trong quản lý để cấp dưới tự tung tự tác vung tiền của dân qua cửa sổ.
Sự thật thì chính ông Đào Đình Bình đã gây thất vọng và làm mất đi lòng
tin từ phía nhân dân. Trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ diễn ra tại Hà Nội,
Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh “khi để xảy ra tham nhũng phải có chế
tài xử lý buộc thôi chức vụ đối với người đứng đầu”. Người dân cả nước đã bàng
hoàng trước những tiêu cực ở PMU18 và Bộ Giao thông Vận tải, và nay họ lại
phải mệt mỏi nhìn quả bóng trách nhiệm đang được bật tường qua lại giữa Bộ
trưởng Đào Đình Bình và Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến.
Không bàn đến việc ai là người chịu trách nhiệm chính trước những cuộc
chơi quá hớp của Bùi Tiến Dũng. Xét riêng về Bộ trưởng Đào Đình Bình đã thấy
nổi lên nhiều vấn đề về hai chữ “trách nhiệm”.
Còn nhớ vụ lật tàu E1 ở Lăng Cô ngày 21/3/2005 làm chết và bị thương hơn
80 người. Người thân của nạn nhân và nhân dân cả nước bàng hoàng trước tai nạn
thảm khốc này. Trong thời điểm nguy ngập đó, với tư cách là người đứng đầu
ngành Bộ trưởng Đào Đình Bình phải có mặt để điều hành xử lý công việc, nhưng
rất tiếc là lúc đó bộ trưởng lại bận... tắm bùn ở Nha Trang.
Liên quan đến xét xử chuyên án PMU18, ông Nguyễn Việt Tiến cũng bị
yêu cầu phải ra hầu tòa về hành vi thiếu trách nhiệm.
Vụ án tiêu cực của Bùi Tiến Dũng nóng từng ngày, người dân ngày càng
hoang mang trước những sai phạm và các cá nhân có vai vế “bự” trong ngành giao
thông vận tải bị “dính chùm” thì Bộ trưởng Đào Đình Bình lại lẩn tránh công luận.
Mãi đến ngày 29/3/2006, trước đề nghị liên tiếp của đông đảo phóng viên báo chí
bộ trưởng mới xuất hiện, và sự việc lại càng rối thêm sau những phát biểu thiếu
trách nhiệm của bộ trưởng.
Liên quan đến án tham nhũng của vụ PMU18, báo Tiền Phong Online cũng
có bài đăng “Lỗi do cơ chế xin cho và cán bộ yếu”. Đã có cuộc điều tra về thực
trạng và nguyên nhân tham nhũng của 7 tỉnh và 3 bộ do PGS.TS Nguyễn Đình
Cử (Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội) chỉ đạo. Ở đây, bài báo là sự

so sánh giữa những số liệu đã tu thập được giữa 7 tỉnh và 2 bộ với Bộ Giao thông
Vận tải, những con số nói lên tất cả:


• Thứ nhất là cơ chế xin - cho:
Trong số 10 bộ được khảo sát, cơ chế xin - cho được xem như nguyên nhân
tham nhũng ở Bộ Giao thông Vận tải đạt tỷ lệ vào loại cao nhất với 85,3% số
người được hỏi đồng ý, trong khi đó tỷ lệ bình quân chỉ có 72%.
• Thứ hai là công tác cán bộ yếu:
Theo đánh giá của một bộ phận khá lớn cán bộ và nhân dân, những người
yếu về chuyên môn, kém về tư cách, phẩm chất đạo đức mà vẫn được tuyển dụng
thì chắc chắn là sẽ gây hại nhiều hơn là làm lợi cho tập thể, cho đất nước.
Công tác tuyển dụng, bố trí sắp xếp cán bộ không minh bạch, không dựa
vào chính năng lực của cán bộ, mà lại được thực hiện theo kiểu chạy chọt, sự nâng
đỡ của người có thế lực, dựa vào mối quan hệ thân quen… chẳng những sẽ làm hại
chính đơn vị đó, mà nguy hiểm hơn, nó còn gây ra những hậu quả xã hội nghiêm
trọng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, gây bức xúc
trong dư luận.
Theo số liệu điều tra, ở Bộ Giao thông Vận tải có tới 49,47% cán bộ doanh
nghiệp được hỏi hoàn toàn đồng ý rằng công tác cán bộ yếu là một trong những
nguyên nhân của tham nhũng, tỷ lệ chung chỉ có 42%.
• Thứ ba là chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ:
Ở Bộ Giao thông Vận tải, 56% người được hỏi cho rằng chưa thực hiện tốt
quy chế dân chủ. Đây là tỷ lệ cao nhất trong 7 tỉnh và 3 bộ được điều tra, tỷ lệ
trung bình về vấn đề này ở cả 10 đơn vị chỉ có 40%.
Do chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ, chưa làm tốt các quy định để “dân
biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát” nên việc phát hiện, tố cáo tham nhũng cũng
lại trở thành một bài toán cực khó. Tham nhũng ít bị phát hiện, nên không thể xử
lý và kết quả là nó vẫn tồn tại.
Do đó, có tới 39% người được hỏi cho rằng ở Bộ Giao thông vận tải “có

quá ít các vụ tham nhũng bị phát hiện”, tỷ lệ trung bình cả 10 đơn vị điều tra trong
trường hợp này là 31%.
• Thứ tư là cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức và
người có chức, có quyền chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, ít khả thi:
Tham nhũng do nguyên nhân thiếu kiểm tra, giám sát ở Bộ Giao thông Vận
tải có tỷ lệ người được hỏi đồng ý rất cao (64,58%), trong khi trung bình 10 đơn vị
điều tra là 51%.
Cơ quan quản lý, các đơn vị trong ngành giao thông là 1 trong 10 cơ quan
bị “bầu chọn” là tham nhũng phổ biến nhất, trong cuộc điều tra dư luận xã hội về


tình trạng tham nhũng, và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam do Ban Nội chính
Trung ương Đảng chủ trì và thực hiện. Những bê bối ở Bộ Giao thông Vận tải
trong thời gian gần đây, một lần nữa chứng minh rằng “tai mắt của nhân dân” là
hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên việc điều tra về chuyên án này gặp rất nhiều khó khăn do quyền
lực của PMU18 là quyền lực của cơ quan quản lý: giải ngân - nghiệm thu - quyết
toán, sẽ được thể hiện qua việc bên B muốn nhận thầu thì phải chi tiền cho bên A.
Hành vi tham ô này sẽ phải làm rõ, tuy nhiên việc làm này rất khó vì không thể
hiện trên sổ sách.
Vấn nạn tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước
Nói đến chuyên án PMU18, người ta không thể không nhắc tới vấn đề tham
nhũng, đây không chỉ là vấn đề riêng của PMU18 mà thức sự còn là vấn đề lan
giải, nổi cộm trong xã hội Việt Nam. Liên quan đến việc xét xử chuyên án này, các
cơ quan điều tra đã “ đào bới” ra hàng loạt các bằng chứng tham ô, hối lộ.
Đơn cử là Bùi Tiến Dũng - Tổng giám đốc PMU18, hay còn gọi là Dũng
“tổng”. Các bằng chứng đưa ra cho thấy Dũng “tổng” lệnh cho thuộc cấp “gửi”
500 triệu đồng làm quà biếu cho cấp phó lúc nghỉ hưu, cũng như lập danh sách
nhân viên tư vấn, bảng lương để tư lợi.
Tham ô trong quản lý dự án cầu Bãi Cháy là vụ tiêu cực thứ ba ông Bùi

Tiến Dũng khi làm tổng giám đốc PMU18. Trước đó, tháng 11/2007, ông Dũng bị
Tòa án Nhân dân Tối cao y án 13 năm tù về tội đưa hối lộ và đánh bạc (tổng cộng
hơn 13 tỷ đồng).
Đầu tháng 8/2010, với việc bị kết tội cố ý làm trái quy định nhà nước về
quản lý kinh tế khi cho mượn bảy ôtô và sử dụng không đúng tiêu chuẩn hai “xế
hộp” hạng sang khác, “ông tổng PMU18” bị phạt thêm ba năm tù, tổng hợp hình
phạt ông Dũng đang thụ lý án 16 năm tù.
PMU18 được website của Thanh tra Chính phủ chọn là vụ tham nhũng lớn
nhất năm 2006.
Quan niệm đạo đức của các cấp lãnh đạo
Từ tháng 5/2006, Ngân hàng thế giới đã kiểm tra dự án Giao thông nông
thôn 2 và dự án nâng cấp hệ thống đường bộ Việt Nam do PMU18 thực hiện, vốn
tài trợ từ Ngân hàng thế giới.
Bản đánh giá của Ngân hàng thế giới qua việc kiểm tra 2 dự án này cho
thấy, không có bằng chứng về sự gian lận hay tham nhũng của cán bộ PMU18.
Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới chỉ ra những dấu hiệu bất thường từ các dự án như
đơn rút vốn có thông tin chưa chính xác, thời gian thanh toán quá dài. Ngoài ra,


báo cáo chỉ ra những mặt còn tồn tại, sai sót trong thủ tục đấu thầu, quản lý tài
chính, thiếu hệ thống kế toán thống nhất...
Theo Ngân hàng thế giới, những mặt sai sót, yếu kém chủ yếu diễn ra ở Ban
quản lý dự án của các tỉnh như làm sai lệch, chưa tuân thủ thủ tục và gây ảnh
hưởng đối với việc trao hợp đồng. Ngoài ra, chất lượng thi công một số công trình
chưa đạt đúng tiêu chuẩn, đặc biệt trong dự án giao thông nông thôn 2. Tuy nhiên,
Ngân hàng thế giới không chỉ ra chính xác địa phương nào.
Không chỉ vậy, xã hội Việt Nam còn xuất hiện những cá nhân là Đảng viên,
cán bộ nhà nước nhưng không có lối sống lành mạnh, đúng mực.
Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng cá
độ bóng đá hàng triệu USD, một thông tin cho biết, trong danh sách các con bạc

của Bùi Quang Hưng còn có một đối tượng tên là Thắng, thường gọi là Thắng
“thép”, một cán bộ của một ủy ban tương đương cấp bộ. Thắng “thép” thậm chí
còn có hành vi tổ chức đánh bạc khi thực hiện gom bóng tiền của các con bạc và
hiện đang nợ với số tiền lên tới 300.000 USD. Tteoheo những tài liệu mới nhất,
toàn bộ hành vi cá độ một cách cụ thể nhất của tổng Theo những tài liệu được điều
tra về hành vi cá độ của Tổng giám đốc PMU18 Bùi Tiến Dũng (số trận, số tiền
tham gia cá độ) đã được làm rõ. Quá trình làm rõ hành vi này đã khẳng định thêm
rằng Bùi Tiến Dũng là một con bạc cực kỳ “khát nước” và chơi thường xuyên chứ
không phải chỉ thỉnh thoảng tham gia cho vui. Chỉ trong một đêm cuối tháng
11/2005, tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng đã thực hiện 4 kèo độ với tổng số tiền lên
tới 230.000 USD. Đây là doanh số đánh ra chỉ của hai trận đấu tại giải ngoại hạng
Anh có sự tham gia của Chelsea và Manchester United. Việc cá độ được thực hiện
trực tiếp với Bùi Quang Hưng.
Nhận định về vấn đề này PGS. TS Nguyễn Đình Cử cũng đã từng chia sẻ
trên Tiền Phong Online “là những người trực tiếp điều tra về xã hội học, về tham
nhũng, chúng tôi không ngạc nhiên trước diễn biến của chuyên án PMU18, điều
không ngờ là người ta đã ném quá nhiều tiền vào cá cược và bao gái...”
Không chỉ như vậy, những đối tượng liên quan đến chuyên án này khi bị
điều tra hầu hết đều có hành vi “chạy án”, việc này càng làm cho quá trình phơi
bày vụ việc này càng trở nên khó khăn.


PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ PMU18
3.1. Bài học kinh nghiệm từ vụ PMU18?
Sự tham nhũng quá ghê gớm và có hệ thống từ trên xuống dưới ở một bộ
quan trọng là Bộ Giao thông Vận tải và những cấp trên liên quan.
Sự tha hóa của những người mang tiếng là “đầy tớ của nhân dân” như Bùi
Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến, Đào Đình Bình và nhiều người khác mà chức vụ
còn cao hơn.


3.2 Nguyên nhân của vụ PMU18
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân đó là sự yếu kém của hệ thống. Nói như
ông Lê Đăng Doanh: “Vụ PMU18 xảy ra không chỉ là một trường hợp sai phạm cá
biệt của con người mà là một hiện tượng phản ánh những khuyết tật của hệ thống”.
Tướng Võ Nguyên Giáp cũng cho rằng vụ án này đáng: “…báo động về
tình trạng quan liêu, mất dân chủ và những khuyết tật về tổ chức, cơ chế làm tê liệt
vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát của nhân dân làm
cho tham nhũng có đất dung thân, tồn tại kéo dài và ngày càng phát triển.
Cách đây năm năm, vụ PMU 18 đã bị phát hiện nhưng đã được bao che; Đảng trở
thành bình phong cho kẻ tham nhũng hoạt động. Vụ PMU18 không chỉ là một sai
phạm nghiêm trọng ở cấp vi mô mà đã bộc lộ những bất cập, yếu kém ở cấp vĩ mô,
cả về tổ chức, cơ chế, phương thức, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, cả về công tác
cán bộ, công tác kiểm tra, thanh tra của Đảng và Nhà nước”.

Hậu quả của vụ PMU18
Ông Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi: “Tại sao những sai phạm nghiêm trọng
như vậy có thể diễn ra ở mức độ, phạm vi và khoảng thời gian lâu như vậy, bất
chấp bao lần kiểm tra, giám sát của thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra tài
chính, Thanh tra Chính phủ, kiểm toán, quyết toán hằng năm, quyết toán công
trình, quyết toán dự án. Hiệu lực của các công cụ sắc bén này đến đâu và tại sao lại
để cả một con voi chui qua lỗ kim được nhiều lần đến như vậy?”
Tướng Võ Nguyên Giáp cũng đặt câu hỏi: “Công tác tổ chức cán bộ như thế
nào mà những người như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến vẫn được đề bạt, giao
nhiệm vụ quan trọng và nếu không bị phát hiện thì còn lên cao hơn nữa. Một số
cán bộ có khuyết điểm nghiêm trọng, không được tín nhiệm vẫn từng được giới
thiệu vào Trung ương”.


Mất lòng tin và uy tín với cộng đồng thế giới. Tất cả các nước viện trợ và
cho vay vốn đều nghi ngờ và chỉ trích chính phủ. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

nói: “ODA là nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam và đã đóng góp
quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của VN. Trách nhiệm hàng đầu
trong việc sử dụng ODA thuộc về Chính phủ Việt Nam”.
Để lại một món nợ lớn cho con cháu, thế hệ mai sau. Không phải là chờ lâu.
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam phải trả nước ngoài 10
- 11 tỉ USD nợ quốc gia. Mỗi năm phải trả 2 tỉ đô la. Được biết, tổng nợ nước
ngoài hiện vào khoảng 20 tỉ đôla. Có vay thì phải trả, ai sẽ là người trả? Tất nhiên
là 83 triệu người dân Việt Nam!

Biện pháp giải quyết vấn đề từ vụ PMU18
Vụ PMU18 đang đặt ra nhiều câu hỏi rất nghiêm túc về hệ thống chính trị
và phương thức vận hành của hệ thống đó. Rõ ràng vụ PMU18 đã đưa ra ánh sáng
những lỗ hổng trong hệ thống chính trị của chúng ta, từ khâu thiết kế và trong khâu
vận hành.
Việc điều tra, truy cứu, minh định càng sâu sắc các sai phạm, cơ chế phạm
tội, vi phạm pháp luật và kỷ luật Đảng trong vụ PMU 18 là hết sức cần thiết và có
lợi cho việc hoàn thiện hệ thống.
Quan hệ giữa quyền lực và giám sát quyền lực trong Đảng và Nhà nước cần
phải tiếp tục hoàn thiện và bổ sung trước những lỗ hổng nghiêm trọng đã được
phát hiện, các quyền dân chủ của người dân được hiến pháp long trọng xác định
được thực thi và bảo vệ thế nào trong thực tế trước những biểu hiện vi phạm, tham
nhũng, lạm dụng chức quyền.
Quyền được thông tin, trách nhiệm công khai, minh bạch phải được sửa đổi,
bổ sung thế nào để tránh “khép kín”. Trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể đến
đâu? Những qui định nào là lỗi thời, những hoạt động nào là hình thức và có cách
gì để sửa đổi, bổ sung?
Ông Võ Nguyên Giáp cũng cho rằng: “Vụ PMU18 cần được Trung ương
khóa IX kiểm điểm một bước và báo cáo ra đại hội, để đại hội thấy rõ tình hình
nghiêm trọng của vấn đề, chứ không thể lùi việc kiểm điểm xem xét vụ này sau đại
hội.”



×