Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài viết số 7 lớp 8 đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.94 KB, 8 trang )

I. Văn bản
1. Nước Đại Việt ta(Nguyễn Trãi)
* Nghệ thuật:
- Viết theo thể văn biền ngẫu
- Lập luận chặt chẽ, chứng có hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.
* Ý nghĩa: thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa
như một bản tuyên ngôn độc lập.
* Nội dung: Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa
như bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục
riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
2. Bàn luận về phép học( Nguyễn Thiếp)
* Nghệ thuật:
- Lập luận đối lập hai quan niệm về việc học, lập luận của Nguyễn Thiếp bao hàm sự lựa chọn quan
niệm, thái độ phê phán ấy cho thấy trí tuệ, bản lĩnh, nhận thức tiến bộ của người tri thức chân chính.
Quan niệm ấy vẫn cịn có ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay.
- Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn xúc tiết, thể hiện tấm lịng của một tri thức chân chính đối
với đất nước.
* Ý nghĩa: bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nuyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông
về sự học.
- Nội dung: với cách lập luận chặt chẽ, bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để
làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải là để cầu danh
lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi
đôi với hành.
3. Thuế máu( Nguyễn Ái Quốc):
* Nghệ thuật:
- có tư liệu phong phú xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Thể hiện giọng điệu đanh thép, sử dụng ngòi bút trào phúng, sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
* Ý nghĩa: văn bản có ý nghĩa như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vơ nhân đạo của bọn
thực dân đẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh.
* Nội dung: chính quyền thực dân đã biến nguwoif dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh
để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự


thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo. Đoạn trích Thuế
máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
4. Đi bộ ngao du(Ru- xô):
* Nghệ thuật:
- Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.
- Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục: một thầy giáo và một học sinh.
- Sử dụng đại từ nhân xưng" tôi", "ta" hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức
mang tính chất trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết làm cho lập luận thêm thuyết
phục.
* Ý nghĩa: Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà
văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ, tư tưởng tiến bộ cuat htoiwf đại.
* Nội dung: Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức
thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua ln bổ sung cho
nhau. Bài này cịn thể hiện rõ Ru- xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
5. Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
* Nghệ thuật:
- Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thơng qua lời nói, hành động.
- Dụng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn gây cười.
* Ý nghĩa: kể về việc ông Giuốc- đanh thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đời làm sang
của tầng lớp trưởng giả.

II. Tiếng Việt
1. Hành động nói
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói
thường gặp là hỏi, trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...), điều khiển( cầu khiến, đe dọa,
thách thức,..), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.


- Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động

đó( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác( cách dùng gián tiếp).
2. Hội thoại
* Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được
xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
- Quan hệ thân- sơ( theo mức độ quen biết thân tình)
* Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham
gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
* Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có mọt người tham gia hội thoại nói được gại là một lượt
lời.
* Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào
lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
3. Lựa chọn trật tự từ trong câu: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách
đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói(người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu
cầu giao tiếp.
4. Văn bản thông báo
* Thống báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đồn thể, người tổ
chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo
được biết để thực hiện hay tham gia.
* Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dụng công việc, quy định thời
gian, địa điểm,... cụ thể, chính xác.
* Văn bản thơng báo phải tn thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và
tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có
hiệu lực.
5. Văn bản tường trình
* Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong
các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
* Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ
quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

* Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm,
sự việc, họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết; có đầy đủ người gửi, người nhận,
ngày tháng, địa điểm thì mới có giá trị.

III. TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
I.Mở bài
Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có
câu:
" Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em."
II.Thân bài
- Giải thích câu nói:
+ Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương
lai đất nước.
+ Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước.
+ Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt.
- Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ?
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học
rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hơm nay hứa hẹn có một lớp cơng dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc
học hơm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ
thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
- Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ?
+ Ngày xưa: những người tài như Lí Cơng Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện
rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.



+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất
nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại
Nghĩa, ...
-Chỉ có khơng ngừng học tập và tu dưỡng đạo đức chúng ta mới có đủ tri thức để xây dưng đất nước,xứng đáng
với sự hi sinh của các thế hệ cha ông ngày trước
+dẫn chưng:vấn đề tài và đức{ HCM}
Có tài mà ko có đức là người vơ dụng.
có đức mà ko có tài thì làm việc j cũng khó
+Các vua Hùng đã có cơng dựng nước bác cháu ta phải cung nhau giữ lấy nước
{HCM}
III.Kết bài
Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ?
- Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.
- Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
đề 2: Văn học và tình thương.
Dàn ý
1. Mở bài:
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngơn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư
tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học ln gắn với tình thương.
2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lịng tự hào dân tộc:
Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như
của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
D/chứng:
-tham khảo bài Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG CỦA HOÀI THANH ( sgk ngữ văn 7 ,tập 2 trang 60)
- Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương
(Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho
mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu

được. Ngồi ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt
(Kim Lân), Con cị (Chế Lan Viên)
c)Tình nhân ái giữa con người với con người:
Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng
tộc hay khơng cùng ngơn ngữ, khơng cùng gia đình, dịng họ nhưng đã là người thì phải sống u thương, chan
hịa, một tình u khơng bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra tồn nhân loại, u tất cả con người.
Ngồi ra cịn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con
người đáng được thương cảm.
D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa
(Nam Cao)...
Văn học dân tộc ta đã ca ngợi những ai có lịng nhân ái "Thương người như thể thương thân".
- Tình cảm xóm giềng:
+ Ơng giáo với lão Hạc
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu
- Tình cảm gia đình:
+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng, qn mình bảo vệ chồng
+ Tình cảm cha mẹ với con cái
Cha mẹ thương con: Lão Hạc thương con, Giangvangiang yêu con gái nuôi Cô-dét,...
Con cái thương bố mẹ: Bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ; cái Tí hết lịng thương u bố mẹ mình trong
tác phẩm "Tắt đèn",..
d. Văn học phê phán những kẻ bất nhân
+ Tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta nói riêng, nhân dân Đơng Dương nói chung trong văn bản "Thuế
máu"


+ Những người chịu ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến như người cô của bé Hồng trong tác phẩm "Những
ngày thơ ấu"
+ Bản chất độc ác của bọn cường hào địa chủ Nghị Quế
3. Kết bài: tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.

đề 3: Nước Đại Việt ta là áng văn chứa đầy lòng tự hào dân tộc
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên
ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lịng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách
giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngơ đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo
ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời
cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ
bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của tồn bài. Những tiền đề đó
là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái
bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là
những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả
nói đến ở đây khơng phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời,
cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa
ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như
vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả
thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc
lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc
là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau


Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước
Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hồn thiện. Ý
thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ
và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh
thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến
lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã
phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu
đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so
sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với
Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hố,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy
song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn
và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước
Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn
thế, đoạn trích cịn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lịng tự hào dân tộc vơ bờ của
tác giả.
Đề 4: nghị luận tác hại của thuốc lá

a. Mở bài: nếu vấn đề thuốc lá hiện nay
b. Thân bài
1 TÌNH HÌNH NGHIỆN THUỐC LÁ HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?
Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990):
Người hút thuốc lá Ở các nước phát triển Ở các nước đang phát triển
Nam 30 – 40% 40 – 70%
Nữ 20 – 40% 2 – 10%
Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày
trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn
mỗi ngày.
Tại Việt Nam 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới cao
nhất châu Á. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán
bộ y tế hút thuốc lá. Nếu khơng có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5
triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm
2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao
thông và tự tử cộng lại!
2 THUỐC LÁ LÀ GÌ?
Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn chết
do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ cần uống một vài
gram sẽ tử vong.
Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo
tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng
Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin.
Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu


dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người như đã đề cập ở phần trên.
3 TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI NGHIỆN HÚT THUỐC LÁ?
Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất
Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não,

cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng
thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết
các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại
các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại
cortisol. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tỉnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc
nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục
cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khối, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó
tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn những người nghiện thuốc lá lại
không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà khơng thấy sảng khối thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên
càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Sự thèm muốn hút thuốc còn xuất hiện
khi người nghiện tiếp xúc với điếu thuốc lá, tẩu thuốc (pipe), hộp quẹt, cùng với hương vị của các loại thuốc lá lúc
đốt lên, hoặc khi nhìn những người khác đang hút thuốc. Mùi vị của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng là một yếu
tố gây nghiện. Một số cảm xúc xuất hiện khi hút thuốc lá như cảm giác êm dịu hoặc hưng phấn sau khi hút đối với
một số người. Cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện và giao tiếp với người xung quanh. Hút thuốc lá còn giúp
cho sự tập trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo (các nghệ sĩ thường hay hút thuốc lá). Thanh
niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước người lớn và như một cách khẳng định mình khơng cịn ở độ tuổi trẻ con
nữa. Sống, học tập và làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc lá, khơng sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị
nghiện hút theo họ. Trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá thì con cũng dễ bị nghiện. Cuối cùng vấn đề
quảng cáo của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần tác động rất mạnh đến vấn đề nghiện hút thuốc lá của
nhiều thế hệ.
4 NHỮNG CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÓI THUỐC LÁ LÀ GÌ?
Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc: khói thuốc chính và khói thuốc đảm bảo:
- Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa hơn 4700 chất khác nhau gồm những chất
chính sau:
- Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc như đã trình
bày phần trên.
· Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO2 rất độc hại cho sức khỏe con người.
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi.
c. Kết bài: tổng kết lại một lần nữa tác hại của thuốc lá và khuyên mọi người nên bỏ thuốc lá.
Đề 5: Một số bạn học sinh ngày nay đang đua đòi theo một số cách ăn mặc không lành mạnh, em hãy viết

một bài văn khuyên các bạn ấy nên chấn chỉnh lại.
MB: Những điều kiên dưới đây làm cho giới trẻ hiện nay dặc biết là nữ giới hiện nay chọn kiểu ăn mặc thiếu vải
ko thể hở hơn đc nữa.
Với những người trong cuộc có thể họ thấy thế là đẹp, là thời thượng, song với con mắt thẩm mỹ của mọi người
trong xã hội thì cách ăn mặc như thế liệu có lịch sự?
Vào bất kỳ giảng đường đại học, cao đẳng, hay các khu vực lưu trú, cư xá của sinh viên ở thời khắc mùa hè, ngoài
đường phố ta đều có thể dễ dàng bắt gặp các nữ SV , các bạn gái trưng diện khá mát mắt. "Áo hững hờ, quần chả
chờ phút nào" có lẽ đã và đang thịnh hành. Với các kiểu áo cho dù là sơ mi hay áo phơng, hoặc áo kiểu cách... thì
tất tần tật đều là hở chỗ nọ, khoét chỗ kia, đó là chưa kể tới trào lưu mốt áo theo kiểu dây, nghĩa là dùng dây vắt
treo qua vai hay cổ sau cho tiện?! Hoặc áo trong xuốt mặc mà cứ như ko mặc gì, 1 kiểu mốt rất lạ.


Cịn thời trang quần, váy thì "đã trở nên xa rồi những chiếc váy, quần dài" mà thay vào đó là mốt của những chiếc
váy cực ngắn, có khi chiều dài chỉ rộng hơn một chiếc thắt lưng to bản một chút và các kiểu quần ngố ống bát,
ống côn, mài bạc hay xé nham nhở kiểu cách.
Vẫn biết rằng các nhà tạo mẫu thiết kế ra các bộ trang phục là để làm đẹp cho cơ thể của con người. Thế nhưng
đâu có phải mẫu mã nào cũng trở thành thời trang ứng dụng, mà có thể đó chỉ là các mẫu thời trang để trình diễn
lên sân khấu mà thôi! Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó tốt
lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình
mình, tốt lên cả nét văn hóa mặc. Người Việt Nam nên đẹp trong mắt mọi người và bạn bè quốc tế, văn hóa ăn
mặc của giới trẻ hiện nay bị nhiễm văn hóa phương tây q nhiều nên đã hình thành nên 1 bộ phận không nhỏ ăn
mặc, làm ảnh hưởng đến lối sống , thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. _MB: Thời đại cơng nghiệp hố hiện đại hố phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngồi của ngơi nhà, của đường
phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngồi của
mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm
mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unesco cơng nhận là di sản văn hố thế giới. Đó quả là niềm tự hào của tồn nhân
dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác,
nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần

tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận
định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá
nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần
jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa
là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hố.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vơ vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố
bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phơng hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu,
xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thơ lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm
những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là
những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cuat dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs
lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái
phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động
của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ
huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.
Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và

phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng
trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của
mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hố dân
tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gị bó HS qua mức trong việc
trang phục, ăn mặc, hay rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng.
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao
tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa khơng nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục
cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hố hay khơng.


Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học
đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hố, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và
nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, khơng hiểu tại sao vẫn có rất
nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khống” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là
sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và ln khơng có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè
hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cơ gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ
trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bị thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở
cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào (?!).
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì cịm nhom trơng chẳng khác gì bộ xương di
động…; nhiều chị, nhiều cơ thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng
hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp
nhận, vậy mà nhiều cơ, cậu trẻ cịn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu - những nơi ln cần sự nghiêm trang
kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hố kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác
cảm và đánh giá họ là những người… khơng có văn hố, thậm chí là vơ học, vơ văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã
cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế
nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời
trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người




×