Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

đánh giá tác động môi trường dự án bình lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 60 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ cũng là lúc chúng ta nhận được nhiều sự
chú ý của những nhà đầu tư trong và ngoài nước, đó là một cơ hội lớn để chúng ta khẳng
định vị thế của mình trên trường quốc tế nhưng cũng là một thách thức lớn đối với những
người giữ trọng trách nhà nước, làm sao để những nhà đầu tư họ có được sự tin tưởng
tuyệt đối và mạnh dạng sử dụng đồng vốn của mình. Để đạt được mục đích trên thì việc
quản lý sử dụng đất đóng vai trò hết sức quan trọng.Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch hợp lý sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp. Để thực hiện tốt vấn đề này thì không
thể tránh khỏi việc nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án. Từ việc thu hồi đất sẽ
nãy sinh ra vấn đề bồi thường thiệt hại, một vấn đề phức tạp với sự tham gia của 3 bên:
Nhà nước - Chủ đầu tư - Người bị thu hồi đất.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá và xã hội, là nơi tập
trung không những nhiều nhất về những dự án đầu tư mà còn là nơi tập trung dân cư
đông nhất trong cả nước, cho nên nó có sự đòi hỏi rất cao ở nhiều lãnh vực khác nhau
nhưng nóng bỏng nhất vẫn là vấn đề về nhà đất và vấn đề làm sao để có đủ quỹ đất để
đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư.Song song đó vấn đề bồi thường giải phóng mặt
bằng vẫn là mối quan tâm lớn vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân
cũng như tới sự phát triển của xã hội. Nhưng trong hiện tại thì nhà nước ta vẫn chưa có
được một chính sách tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
Xuất phát từ thực tế chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Binh
Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
ó Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ đó xác định
những mặt tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm giúp hoàn thiện hơn công
tác bồi thường và tái định cư trong thời gian tới.
ó Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình quản lý và sử dụng đất của 04 Quận mà dự án tuyến đường Tân Sơn
Nhất - Binh Lợi – Vành đai ngoài đi qua gồm: quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp và
quận Thủ Đức.
- Những chính sách về đền bù giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất.


- Giá đất, qui trình.
- Các vấn đề kinh tế, xã hội có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
ó Phạm vi nghiên cứu
Do dự án trải dài trên địa bàn 04 quận gồm quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp
và quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, nên dữ liệu và các vấn đề liên quan sẽ được
thu thập, tổng hợp trên địa bàn 04 Quận.
 Ý nghĩa thực tiễn của đề ti :
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng tuyến đường nối
Tân Sơn Nhất – Binh Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự
án. Là cơ sở giúp cho các dự án tiếp theo thực hiện tốt hơn. Ngoài ra tích lũy kinh
nghiệm để xây dựng phương án, đảm bảo lợi ích một cách hài hòa giữa Nhà Nước và
người bị thu hồi đất.


PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học :
Đất đai: đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng
Đất ở: tại điểm a khoản 1 điều 3 quy định ban hành kèm theo quyết định số
135/2002/QĐ-UB ngày 21/11/2002 của UBND thành phố quy định: đất ở của hộ gia
đình, cá nhân là đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt như bếp, sân,
giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho, nơi
để thức ăn gia súc, gia cầm , nơi để chất đốt, nơi để xe hoặc đất được cơ quan có thẩm
quyền giao đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở nhưng chưa xây dựng nhà, đã hoàn tất
thủ tục sử dụng đất và san lấp mặt bằng.
Thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng

đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý
theo quy định của pháp luật.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm
mới.
Khung giá đất : Là do Chính phủ quy định để xác định mức giá tối thiểu và tối đa
của mỗi lọai đất với nục đích sử dụng cụ thể được xác định phụ thuộc vào tiềm năng sử
dụng của đất đai.
Giá quyền sử dụng đất (giá đất): Là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích do
Nhà Nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Giá đất
do UBND Tĩnh, Thành phố trực thuộc trung ương quy định và được công vào ngày 1
tháng 1 hàng năm. Giá đất này được làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập
từ chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi thuê đất, cho thuê
đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, tính
giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền dử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi
thường khi Nhà Nước thu hồi đất, tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà Nước.
Tài sản gắn liền với đất: là bất động sản, nói môt cách khái quát các tài sản gắn
liền với đất bao gồm: các vật sinh ra từ đất, (cây cối, hoa lợi tự nhiên, khoáng sản….)các
vật gắn vào đất do hoạt động có ý thức của con người và không thể tách rời khỏi đất mà
không hư hỏng ( nhà ở, công trình xây dựng…)
Tái định cư : Là biện pháp nhằm khôi phục và ổn định đời sống cho những người
bị ảnh hưởng bởi dự án của Nhà nước khi mà phần đất ở bị thu hồi hết hoặc thu hồi
không hết, phần còn lại không đủ điều kiện tiếp tục sinh sống , phải chuyển đến nơi ở
mới.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
a. Quy định Chính phủ:
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng
12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP


ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài
chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004;
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất và Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về qui định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007
của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2007;
a. Quy định Thành phố
Chỉ thị 08/2002/CT-UB ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố
về chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà nước về nhà đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh;
Quyết định 225/2005/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân
thành phố quy định hạn mức đất ở tại thành phố;
Quyết định 74/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của UBND thành phố
về thủ tục kiểm kê bắt buộc hiện trạng khuôn viên nhà, đất và tài sản gắn liền trên đất để
phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Quyết định 144/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007của Ủy ban nhân dân thành phố

về ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định 12/2008/QĐ – UBND ngày 20/02/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố
về ban hành Biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công trình trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định 17/2008/QĐ – UBND ngày 14/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định 19/QĐ – UBND ngày 04/01/2008 của UBND thành phố về thu hồi đất
tại các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức để tổ chức bồi thường, giải
phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi –
Vành đai ngoài;
I.1.3 Cơ sở thực tiễn công tác bồi thường:
I.1.3.1 Một số vấn đề về quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức
thực hiện bồi thường , hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án
TSN-BL :
- Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái
định cư :
Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư được trích bằng 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án.


Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố, có quy mô lớn và có
văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, thì mức trích tỉ lệ % chi phí phục vụ công tác tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ thực hiện theo chỉ đạo của UBND
thành phố.
- Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư , Chủ tịch UBND các quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh và quận Thủ Đức đã giao
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của quận mình lập dự toán chi phí phục vụ công
tác .
- Chi phí mua sắm trang thiết bị làm việc : chi theo quy định quyết định số

170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy định
tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công
chức nhà nước và hướng dẫn của Bộ tài chính tại Thông Tư số 94/2006/TT-BTC ngày
9/10/2006 và theo nhu cầu thực tế phát sinh phục vụ công tác bồi thường.
- Họp chi hội của Hội đồng bồi thường của dự án Tân Sơn Nhất Bình Lợi là : không
quá 50.000đồng/người/cuộc.
- Các chi phí khác như : in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ,
vệ sinh, điện, nước, tiếp dân, …thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ do Trưởng Ban Bồi
thường giải phóng mặt bằng xác định theo quy định.
- Chi phí trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư :
+ Chi phí đo đạc, lập bản vẽ hiện trạng nhà, đất phục vụ việc tính giá trị bồi
thường , hỗ trợ tái định cư : được tính toán theo đơn giá và khối lượng thực tế trên cơ sở
họp đồng thuê đơn vị có chức năng đo đạc, lập bản vẽ nhà, đất nhưng không quá đơn giá
chuẩn do UBND thành phố ban hành.
+ Hội đồng bồi thường của dự án có trách nhiệm xác định phạm vi đo vẽ và thể hiện
bản vẽ hiện trạng để xác lập hồ sơ bồi thường của từng trường hợp.Trường họp bị thu hồi
một phần nhưng xét thấy cần thiết phải đo, vẽ toàn bộ diện tích căn nhà hoặc toàn bộ diện
tích đất gắn liền với nhà của từng hộ để xác lập hồ sơ phục phục cho công tác bồi thường
hỗ trợ.
- Chi công tác phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai, thu thập hồ sơ, xác
nhận pháp lý hồ sơ…mức chi cụ thể do Chủ tịch hội đồng bồi thường của dự án xem xét,
quyết định.
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát hiện trạng thực tế, lập phương án tổng thể và
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư :mức chi này được lập dự toán và thanh
quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên
quan (nhưng không được trùng lắp với chi phí lập dự án bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư).
I.2. Giới thiệu chung về Thành phố Hồ Chí Minh :
I.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hồ chí Minh nằm ở phía Nam Việt Nam là thành phố lớn nhất Việt
Nam, thành phố nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01
km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864
người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên
nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8
triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tê Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh


chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ
điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông
quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy
và đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ
Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một
đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải,
thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành
phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công
nghiệp sản xuất.
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, Tp.HCM là điểm thu hút rất nhiều các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, việc tập trung một số lượng lớn dân
cư từ các nơi khác đến làm cho thành phố ngày càng trở nên đông đúc, mật độ dân số
tăng nhanh, lưu lượng xe lưu thông ngày càng tăng cao dẫn đến tình trạng ùn tắt giao
thông thường xuyên trên một số tuyến đường trọng điểm.
1. Vị trí địa lý thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông,
phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long
An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội
1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường

chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một
đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các
tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có
một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng
trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên
dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức,
quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Hình 1 : Bản đồ vị trí Thành phố
A.Vị trí khu vực dự án
Tuyến đường dự án bắt đầu từ sân bay Tân Sơn Nhất qua cầu Bình Lợi và kết thúc
tại ngã tư Linh Xuân, chạy qua các khu vực sau :
- Quận Tân Bình : phường 2
- Quận Gò Vấp : phường 1, phường 3 và phường 4
- Quận Bình Thạnh : phường 11 và phường 13
- Quận Thủ Đức, phường Hiệp Bình Chánh, phường Linh Đông, phường Linh Tây,
và phường Linh Trung.
Đoạn dường đi qua khu vực quận Tân Bình chia làm 2 nhánh như sau :


- Nhánh thứ nhất : chạy dọc theo đường Hồng Hà và bắt đầu từ rãnh thoát nước
(giáp với quận Tân Bình) đến ngã năm Nguyễn Thái Sơn xuyên qua công viên Gia Định
- Nhánh thứ hai : chạy dọc theo đường Bạch đằng đến ngã năm Nguyễn Thái Sơn
Tại khu vực quận Gò Vấp, tuyến đường bắt đầu từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn đến
đường Phan Văn Trị (giáp với quận Bình Thạnh)

Tại khu vực quận Bình Thạnh, tuyến đường bắt đầu từ cầu Hang (cách cầu Binh Lợi
1500m) đi qua các phường 11,13 và cắt một phần trường tiểu học.
Tại khu vực quận Thủ Đức, tuyến đường bắt đầu từ cầu Bình Lợi qua cầu Gò Dưa
và kết thúc tại ngã tư Linh Xuân. Đặc biệt, đoạn đường từ cầu Gò Dưa đến ngã tư Linh
Xuân là một tuyến đường mới trong qui hoạch của quận Thủ Đức.
B. Hiện trạng sử dụng đất xung quanh khu vực dự án
- Đoạn 1 ( Km 0+00 – ngã 5 Nguyễn Thái Sơn) : đất ở, đất giao thông, đất công viên
Gia Định, đất khu vực quân sự.
- Đoạn 2 ( ngã 5 Nguyễn Thái Sơn – ngã tư Bình Triệu) : đất ở, đất giao thông, đất
khu vực tín ngưỡng ( Tu viện Mồ Côi, Tu viện Đa Minh), khu vực công cộng ( Bệnh
viện, trường học, trạm biến thế), đất khu vực quân sự, đất sông ngòi, kênh rạch.
- Đoạn 3 (ngã 4 Bình Triệu – Km 10+00 ) : đất ở, đường sắt, đất giao thông đất khu
vực tín ngưỡng ( chùa An Lạc, chùa Vân Sơn), đất sông ngòi, kênh rạch.
- Đoạn 4 (Km 10+00 – ngã tư Linh Xuân) : đất ở, đường sắt, đất giao thông đất khu
vực tín ngưỡng ( chùa Quan Âm, chùa Long Nhiễu) trường học, đất sông ngòi, kênh rạch.
* Tổng diện tích khu vực dự án khoảng 799.071 m2 với 3.713 hộ dân bị ảnh hưởng
trong đó có 2.958 hộ dân bị giải tỏa trắng.
2. Địa hình – Địa chất của khu vực dự án:
- Địa hình khu vực dự án có các đặc trưng sau:
+ Cao độ hiện hữu của tuyến đường từ Tân Bình đến Gò Vấp khoảng 10m, và đoạn
8km từ Bình Thạnh đến nút giao Tô Ngọc Vân của quận Thủ Đức có độ cao hiên hữu
khoảng 1 – 3m. Đoạn từ nút giao Tô Ngọc Vân đến điểm cuối của dự án có cao độ hiện
hữu 30m với độ dốc tăng từ 1-2%.
+ Vì khu vực dự án này nằm phía bên trái sông Sài Gòn nên mặc dù đất bằng phẳng
vẫn có một vài nơi là đầm lầy.
- Địa chất công trình bao gồm các lớp phân bổ từ trên xuống như sau:
* Lớp trầm tích sông biển đầm lầy Holocen
- Bùn sét, bùn sét pha màu xám nâu, xám đen.
* Lớp trầm tích sông biển Holocen
- sét pha màu xám, xám đen

* Lớp trầm tích sông biển Pleistocen muộn
- Sét màu xám vàng, xám nâu.
Do khu vực của dự án phân thành nhiều đoạn ngoài nền đất yếu còn có rất nhiều
thực vật được trồng và bùn bề mặt ở các khu vực đất ngập nước. Công tác làm sạch sinh
khối và bùn bề mặt cần phải thực hiện trước khi tiến hành gia cố đường nhằm tránh tình
trạng lún nền đường sau này.
3. Khí hậu:


Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt
độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới
tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí
Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới
40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25
tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908
đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố
có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm
khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa
phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội
thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây –
Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình
3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s,
vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng
tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng
không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa
mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình
quân/năm 79,5%.

Tháng

Trung
bình
cao °C
(°F)
Trung
bình
thấp
°C (°F)
Lượng
mưa
(mm)

Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh
3
4
5
6
7
8
9
10
34
34
33
32
31
32
31
31


1
32

2
33

(90)

(91)

(93)

(93)

(91)

(90)

(88)

(90)

(88)

21

22

23


24

25

24

25

24

(70)

(72)

(73)

(75)

(77)

(75)

(77)

14

4

12


42

220

331

313

(0.6) (0.2) (0.5) (1.7) (8.7) (13)

11
30

12
31

(88)

(86)

(88)

23

23

22

22


(75)

(73)

(73)

(72)

(72)

267

334

268

115

56

(10.6
)

(4.5) (2.2)

(12.3) 12.3) (13.1
)

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên môi trường quận Thủ Đức)
Bảng Độ ẩm không khí

Tháng
1
Trạm
Tân Sơn 72.9
Nhát
Trạm
72.4
Biên Hoà

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


71.2

71

72.7

78.9

83

83.4

84.2

85.7

84.9

81

75.9

67.9

68.8

71.3

78.8


83.2

85.1

85.8

80.4

86

83

77.7

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Thủ Đức)
- Lượng bốc hơi:
Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa .


- Mùa Đông gió Đông Bắc, mùa hè gió Tây –Tây Nam. Từ tháng 10 đến tháng 1
chủ yếu là gió bắc, từ tháng 2 đến tháng tư gió đông và lệch đông nam, từ tháng 5 đến
tháng 10 gió tây nam .
- Thịnh hành nhất từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10 tuy còn gió tây nam nhưng đã
suy yếu nhiều.
- Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3.7 m/s 
4.5 m/s.
- Tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào khoảng 2.3 m/s 2.4 m/s.
- Số giờ nắng:
Bảng Thời gian chiếu sáng (giờ , phút) trong ngày của các tháng trong năm

Tháng
L0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11.36 11.49 12.04 12.21 12.34 12.42 12.37 12.27 12.10 11.54

11

12

11.40


13.2

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Thủ Đức)
Bảng Số giờ nắng bình quân các tháng trong năm (Trạm Tân Sơn Nhất )
Tháng
Giờ nắng

1
7.9

2
8.8

3
8.8

4
8.0

5
6.5

6
5.7

7
5.9

8

5.6

9
5.5

10
5.9

11
6.8

12
7.2

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Thủ Đức)
4.Các nguồn tài nguyên của khu vực dự án đi qua ( 04 quận Tân Bình, Gò Vấp,
Bình Thạnh và quận Thủ Đức):
4.1. Tài nguyên đất
Quận Thủ Đức có tổng diện tích tự nhiên 4764,89 ha, chiếm 2,26% diện tích tự
nhiên toàn TP. Hồ Chí Minh. Đất đai của Quận Thủ Đức được chia thành các nhóm đất
sau:
+ Đất xám vàng: Có diện tích khoảng 1122,89 ha, chiếm 23,57% so với diện tích
đất tự nhiên của toàn Quận. Phân bố chủ yếu ở các Phường: Linh Chiểu, Bình Thọ và
một phần của Phường Linh Trung.
+ Đất xám: Có diện tích khoảng 1180 ha, chiếm 24,71% so với diện tích đất tự
nhiên của toàn Quận. Phân bố chủ yếu ở các Phường: Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu,
Bình Thọ và một phần của các phường Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông.
+ Đất phèn: Có diện tích khoảng 2063 ha, chiếm 43,3% so với diện tích đất tự nhiên
của toàn Quận. Phân bố chủ yếu ở các Phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước,
Linh Đông và một phần của các Phường Tam Phú, Tam Bình, Trường Thọ.

+ Còn lại khoảng 399 ha là sông rạch, chiếm 8,35% so với diện tích đất tự nhiên của
toàn Quận.
- Đất đai trên địa bàn Quận Thủ Đức rất thuận lợi cho việc đô thị hoá do nền địa
chất khá tốt và nguồn nước phong phú, là địa bàn đang thu hút các nhà đầu tư phát triển
công nghiệp, thương mại – dịch vụ và khu dân cư mới.
loại Chuyển
đổi Kí
STT Phân
theo HTVN
Fao/UNESCO
hiệu
I

Đất vàng xám

Xanthic Acrisols

Acx

Diện tích
Ha
%
1122,89 23,57


II

Đất xám

III


Đất phèn

Acrisols
Thionic
Fluvisols

IV
Sông suối
Tổng Cộng

AC

1180

24,76

FLt

2063

43,31

399
4764,89

8,36
100

Bảng Cơ cấu các nhóm đất

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức )
4.2 Dân số:
01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ
dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93
người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130
người chiếm 52,03% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số
thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ
tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Với
572.132 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận, quận
Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận cả nước. Tương tự, huyện Bình Chánh với
420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện cả nước. Trong khi đó huyện
Cần Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong số các quận, huyện của thành phố.
Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí
Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu
thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí
Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh
6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045
người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc Chăm 7.819 người, Khmer 24.268 người ...
Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành
phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là người La Hủ chỉ có 01 người. Ngoài ra
còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác
(India, Pakistan, Indonesia, Pháp...). Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú
ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố. Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009,
1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo; trong đó những tôn
giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283
người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm
0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận
nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì

các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ
dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi
tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005,
trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến
năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với
mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những
tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại


cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các
quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
4.3 Giáo dục – Đào tạo
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo
dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo
dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II,
III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù
chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ
sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân
lập, tư thục.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong
khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện
ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố
Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy
quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty
giáo dục đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường đại học Sài

Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố
lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn
bậc nhất, cùng với Hà Nội. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với năm đại học
thành viên. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y
Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế... đều là
các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các
trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và
chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em
người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào tạo
vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục
thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên chưa
cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm
một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các
tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn
tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát
triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn... hay các bệnh của những quốc gia công
nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp...
đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố
là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00.


Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có
3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm
2002. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ
sinh. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong
nội ô. Theo con số năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với 5.290 giường,

chiếm 37% số giường bệnh toàn thành phố [54]. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối
hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành
phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực
cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ
yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ.
Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên
khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng
phục vụ.
4.4 Văn hóa
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và
các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng
mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng
cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một nghìn người hoạt động trong lĩnh vực
báo chí.
Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, ba nhà xuất bản của thành phố chiếm
1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách
của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh [75]. Những năm gần đây, nhiều
trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định
báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số
những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có thể kể đến những báo và tạp
chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời
trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí
Minh còn có Saigon Times daily, Thanhniennews bằng tiếng Anh, một ấn bản Sài Gòn
giải phóng bằng tiếng Hoa.
Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975, khi miền Bắc còn đang trong
giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Đài
truyền hình Giải phóng đã bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh – HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam.
Ngoài sáu kênh phát trên sóng analogue, HTV còn một số kênh truyền hình kỹ thuật số

và truyền hình cáp. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và một số tỉnh lân cận.
4.5 Thể dục – thể thao:
Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta
dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26
m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn [76]. Vào năm 2005,
toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao [77]. Sân vận động lớn
nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25 nghìn chỗ ngồi. Sân vận động lớn thứ
hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao, đây


còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một địa điểm thể thao
quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất hiện từ thời thuộc địa,
Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở Thể dục Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết
Kiêu.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích. Môn
bóng đá, Câu lạc Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân Thống Nhất, từng
từng 4 lần vô định V League. Đội Công an Thành phố cũng từng một lần vô địch vào
năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể đến Câu lạc bộ Bưu điện Thành phố Hồ
Chí Minh môn bóng chuyền, các câu lạc bộ bóng rổ, cờ, điền kinh, bóng bàn... của thành
phố.
Năng lượng:
Nguồn điện chính của thành phố là các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và hệ thống
truyền tải đường dây 500KW Bắc – Nam .
Bưu chính viễn thông :
Từ ngày 01/01/2008 ,bưu điện thành phố Hồ chí minh được tách thành hai đơn vị :
+ Viễn thông thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.
Theo mô hình chia tách bưu chính viễn thông của tập đoàn bưu chính viễn thông
Việt Nam (VNPT), theo đó Viễn thông thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ
thuộc VNPT, chịu trách nhiệm quản lí khai thác và kinh doanh mạng viễn thông trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh .
Bưu điện và viễn thông Thành phố có địa chỉ 125 Hai Bà Trưng phường Bến Nghé
Q1.


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Nghiên cứu về dự án:
II.1.1 Tóm tắt dự án đầu tư xây dựng và quy mô, vị trí hiện trạng :
Tóm tắt dự án:
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi - Vành
đai ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Chủ đầu tư: GS ENGINEERINH & CONTRUCTION CORPORATION.
- Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 13,6 km, tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD.
- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách thành phố.
- Địa điểm thực hiện dự án : Quận Tân Bình : phường 2, Quận Gò Vấp : phường 1,
phường 3 và phường 4, Quận Bình Thạnh : phường 11 và phường 13, Quận Thủ Đức,
phường Hiệp Bình Chánh, phường Linh Đông, phường Linh Tây, và phường Linh Trung.
phường Hiệp Bình Chánh, phường Linh Đông, phường Linh Trung quận Thủ Đức.
Địa điểm - Quy mô hiện trạng dự án:



Tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài dài 13,653km bắt đầu từ
sân bay Tân Sơn Nhất qua nút giao Nguyễn Thái Sơn, cầu Bình Lợi, đường Kha Vạn
Cân và kết thúc tại ngã tư Linh Xuân.
- Quy mô chính của tuyến có mặt cắt ngang rộng 60m (12 làn xe), năng lực thông xe
vào năm 2020 là trên 42.000 xe/ngày đêm, ngoại trừ các đọan có chức năng đặc biệt sau:
+ Đọan từ sân bay đến ngã năm Nguyễn Thái Sơn gồm 2 nhánh đi theo đường Hồng
Hà và Bạch Đằng, mỗi nhánh rộng 20m (3 làn xe được tổ chức giao thông 1 chiều). Chức
năng đọan tuyến này chỉ nhằm phục vụ vận chuyển hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất

ra hệ thống đường vành đai. Trong đó đường Hồng Hà được xây dựng theo đúng lộ giới
đã công bố theo quy họach là 20m, đường Bạch Đằng có lộ giới theo quy hoạch, tạm thời
chỉ xây dựng rộng 20m ( đủ 6 làn xe cho 2 nhánh đường).
+ Đoạn nối giữa Vành đai trong (điểm cách cầu Gò Dưa 300m) và vành đai ngòai
(quốc lộ 1A) rộng 30m (6 làn xe). Đọan tuyến đường này thực hiện chức năng nối thông
từ vành đai 1 ra quốc lộ 1A về phía Bắc, tiếp cận Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai .... Tại
điểm cách cầu Gò Dưa 300m trong tương lai sẽ hình thành nút ngã 5: một nhánh từ sân
bay Tân Sơn Nhất ra, một nhánh đi về nút giao thông Bình Thái qua cầu Phú Mỹ, một
nhánh nối ra nút giao thông Gò dưa trên quốc lộ 1A, và 1 nhánh là đường Kha Vạn Cân
hiện hữu. Vì thế đến khu vực này lưu lượng và nhu cầu giao thông bị giảm đi, nên chỉ cần
lộ giới 30m.

- Tổng số trường hợp bị ảnh hưởng: 1242 trường hợp, trong đó:
+ Cá nhân bị ảnh hưởng: 1192 trường hợp.
+ Số trường hợp giải tỏa toàn phần: 796 trường hợp.
+ số trường hợp giải tỏa một phần: 446 trường hợp.
+ Tổ chức: 50 trường hợp, trong đó:
* Phường Hiệp Bình Chánh:
Chùa An Lạc, Đình Thần Bình Chánh, trụ sở Ban điều hành Khu phố 9, trụ sở
Ban điều hành Khu phố 5, trụ sở Ban điều hành Khu phố 4, Hợp tác xã nông nghiệp
Hiệp Bình Chánh, Cty CASUMINA, Cty dầu khí PETRO, Cty phát triển nhà Quận I,
Cty phát triển nhà Cần Giờ, Cty XDCTGT 135, Xí nghiệp quản lý đường sắt, Cty Lâm
nghiệp, Trụ sở Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Trụ sở Công an phường Hiệp Bình Chánh
(ảnh hưởng đất), Cty Mỹ thuật thành phố, Cty du lịch Thủ Đức, Cty thu mua Lâm sản,


Cty chất đốt Thủ Đức, Xí nghiệp in Lê Quang Lộc, Xí nghiệp Cơ khí Dâu Tằm tơ, Cty
xuất khẩu lương thực, Báo tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, Cty liên doanh ASC, Xí nghiệp
thuốc sát trùng Bình Triệu, Cty liên doanh MOSEFLY Việt Nam, Chi nhánh vật tư Miền
nam, Cty nông thổ sản II - XNVT&KDTH, Xí nghiệp CASUMINA Bình Lợi, Xưởng

sơn tĩnh điện, Cty Điện lực TP. Hồ Chí Minh - Trạm biến điện và trụ điện cao thế.
* Phường Linh Đông:
Chung cư Linh Đông, Chùa Quan Âm, Trường trung học Bình Quới, Cty phát
triển nhà Quận I, Chùa Từ Thiền, Xăng dầu Huệ Thiên II.
* Phường Linh Tây:
Chùa Long Nhiễu, Ban chỉ huy quân sự Quận Thủ Đức, Trạm dẫn đường phòng
không (giải tỏa trắng), Trạm dẫn hành không, xưởng gỗ Lợi Lư (thuê đất, đất do Nhà
nước quản lý, giải tỏa trắng), Cty TNHH Tân Hải Minh, Cơ khí A74, AReco, xí nghiệp
Mì Nui, Cty TNHH Tam Giác Vàng, Trạm gác đường sắt.
* Phường Linh Trung: Cty dệt lưới Nam Yang, Cty xây dựng số 2, Cty liên doanh
GOLDRaFi.
- Số lượng mồ mã phải di dời: số lượng sẽ được xác định trên cơ sở kiểm tra hiện
trạng thực tế.
Mục đích của phương án:
Phương án này quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất thực hiện dự án trên địa bàn quận Thủ Đức (Quyết định số 19/QĐ – UBND ngày
04/01/2008 của UBND thành phố về thu hồi đất tại các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình
Thạnh và Thủ Đức để tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây
dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài).
Dự kiến thực hiện: Thời gian triển khai thực hiện phương án bồi thường năm 2007
– 2008.Thời Gian đền bù giải toả tại quận Thủ Đức được dự kiến từ tháng 7-12.2007,
thời gian xây dựng tuyến đường dự kiến từ đầu năm 2008 đến 2011.
Dự án đường TSN - BL - VĐN, nối Sân bay TSN với đường vành đai ngoài
nhằm giải toả lượng khách lưu thông qua sân bay dự kiến đạt 12 triệu khách/năm vào
2010 và 20 triệu khách/năm vào 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao
cho Công ty LG E&C (hiện đổi thành GS E&C, Hàn Quốc) nghiên cứu đầu tư.
II.2 Quy trình thực hiện bồi thường giải tỏa tái định cư :
Công tác bồi thường giải tỏa của dự án được thực hiện theo quy định của
Nghị Định 84/2007/NĐ-CP, bao gồm các nội dung cơ bản sau :
- Công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết 1/500. Sau khi phương án tổng thể được phê

duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo
cho người sử dụng đất biết lý do thu hồi đất, dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn
giao đất bị thu hồi được nêu trong phương án tổng thể.
UBND cấp tỉnh Ký Quyết định thu hồi đất (Quyết định thu hồi đất phải bao gồm nội
dung thu hồi diện tích đất cụ thể với từng thửa đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng và nội dung thu hồi đất
chung cho tất cả các diện tích do hộ gia đình , cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc UBND Quận và trình phương án bồi thường giải
phóng mặt bằng.


- Tiến trình tổ chức thực hiện bồi thường, giải tỏa :
+ Công bố quyết định thu hồi đất cho các đơn vị, cá nhân , tổ chức... có diện tích
nằm trong dự án.
+ Sau khi có quyết định thu hồi đất, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận thực
hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai , tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai
theo trình tự và thủ tục sau đây :
Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai, tờ khai do Ban Bồi thường giải
phóng mặt bằng quận phát và hướng dẫn, tờ khai phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, loại
giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có; số lương nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử
dụngvà các công trình khác xây dựng trên đất ;số lượng loại cây, tuổi cây đối với cây lâu
năm ; diện tích loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm ; diện tích, năng suất,
sản lượng nuôi trồng thủy sản, làm muối ; số nhân khẩu (theo đăng ký thường trú, tạm trú
dài hạn ở địa phương), số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra (đối với
khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trên thửa đất bị thu hồi,
đối với khu vực phi nông nghiệp là những người có họp đồng lao động mà người thuê lao
động có đăng ký kinh doanh) , nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp nếu có).
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận thực hiện việc kiểm kê xác định nội

dung kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất, xác nhận nguồn gốc
đất đai theo trình tự như sau : kiểm tra tại hiện trường về diện tích đất đối với trường hợp
có mâu thuẫn, khiếu nại về số liệu diện tích, kiểm đếm tài sản bị thiệt hại và so sánh với
nội dung người sử dụng đất đã kê khai. Việc kiểm tra, kiểm đếm tại hiện trường phải có
sự tham gia của đại diện Ủy ban nhân dân các Phường có đất và người có đất bị thu hồi.
Kết quả kiểm đếm phải có chữ ký của người trực tiếp thực hiện, kiểm đếm tại hiện
trường, người bị thu hồi đất (hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật),
người bị thiệt hại tài sản (hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật), cán bộ
địa chính của phường, đại diện của Ban Bồi thường-GPMB quận , đại diện chủ đầu tư,
đại diện Ban điều hành khu phố, đại diện của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường (có mẫu
kèm ở phần phụ lục).
Đối vói trường hợp người thu hồi đất không nộp bản kê khai theo quy định, vắng mặt
hoặc gây cản trở, không hợp tác với ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận để tiến
hành kiểm kê .Nhân viên của Ban Bồi thường lập biên bản 3 lần, sau đó sẽ tổ chức kiểm
kê bắt buộc.
+ Chuyển về Phường xác nhận nguồn gốc .
+ Phường chuyển hồ sơ lên Ban bồi thường thực hiện công việc áp giá.
+ Áp giá xong trình hội đồng (thẩm định xong duyệt kinh phí).
+ Công bố biên bản áp giá cho hộ dân (trong vòng 3 ngày hộ dân phản hồi ý kiến).
+ Ban hành thủ tục chi trả : lập ra biên bản trị giá bồi thường hỗ trợ và tài sản trên
đất, phiếu chi trả ,tờ trình quyết định chi trả tiền.
+ Kinh phí về, làm thư mời mời hộ dân lên chi trả. Hộ nào nhận nền hay căn hộ sẽ
thực hiện thêm quy trình bốc thăm nền tái định cư : đi coi nền và vị trí nếu đồng ý thì sau
đó sẽ khấu trừ vào số tiền bồi thường).
+ Về công tác điều chỉnh cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : theo trình tự
bồi thường sau khi chi trả tiền bồi thường cho hộ dân Ban Bồi Thường lập biên bản tạm
giữ giấy chứng nhận của hộ dân giao cho Phòng Tài Nguyên cập nhật điều chỉnh diện
tích (đối với trường hợp giải tỏa một phần ) và hủy bỏ giấy chứng nhận đối với trường
hợp giải tỏa trắng .



Chủ đầu tư hỏi địa phương gửi văn bản pháp lý
và bản vẽ liên quan đến dự án , tiến hành đi thực
địa để bàn giao ranh giải phóng mặt bằng

Lập kế họach bồi thường , hỗ trợ ,tái định cư

Họp dân công bố quy họach của dự án

Hồi đồng bồi thường hỗ trợ thiệt hại kiểm kê
hiện trạng ,xét nguồn gốc đất xây dựng phương
án tổng thể trình phê duyệt

xây dựng phương án bồi thường và trình duyệt
phương án
Nhận tiền

Công bố phương án, ra
quyết định thu hồi đất,
áp giá

Tiếp nhận bàn giao
mặt bằng của chủ sử
dụng

Họp xét TĐC

Tham mưu UBND thị xã
ra quyết định TĐC
Bố trí bốc thăm nền


Gửi thư mời tiếp xúc (tối thiểu 3
lần)

Khiếu nại lên UBND thị xã

Thông báo về tổng giá trị bồi
thường

Ban hành văn bản giải quyết

Gửi tiền ngân hàng lãi không kì hạn

Khiếu nại lên ùy ban nhân dân
tỉnh

Ban hành quyết định xử phạt VPHC

Ban hành quyết định cường chế


II.3 Những nội dung trong phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại của dự án xây
dựng đường nối Tân Sơn nhất - Bình Lợi – Vành Đai ngoài trên địa bàn Quận Thủ
Đức và những thay đổi bổ sung của phương án :
II.3.1 Bồi thường về đất ở :
II.3.1.1 Các điều kiện để dược bồi thường về đất :
Người bị Nhà Nước thu hồi đất có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của
pháp luật thì được bồi thường, trường hợp không đủ điều kiện bồi thường thì UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương xem xét để hỗ trợ. Và diện tích đất được thu hồi là diện
tích được xác định trên thực địa, thực tế đo đạc diện tích thu hồi của từng người sử dụng

đất.
Theo điều 8 của quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo quyết định số 17/2008/QĐUBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố). Người bị Nhà nước
thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường :
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về đất đai.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác
nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử
dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định
của pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định của
phương án, mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có
quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và
trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có

điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính Phủ (trừ điểm d khoản 1) về việc bồi thường , hỗ trợ về đất khi


Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có
giấy tờ về quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án
nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính Phủ (trừ điểm d khoản 1 và khoản 2) Về việc bồi thường , hỗ
trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở
về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định
quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế
Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu,
am, từ đường, nhà thờ họ được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử
dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
- Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp
không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;
b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc
chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách Nhà nước;
c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính Phủ về việc bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối
với đất được giao lhông đúng thẩm quyền trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp

tiền để sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận.
II.3.1.2 Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường :
Theo điều 7 của quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo quyết định số 17/2008/QĐUBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố). Nhà nước thu hồi
đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây :
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ
ngân sách nhà nước.
- Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10, 11, và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003.
- Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với đất bị
thu hồi quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 và Điều
35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai.
Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Trường hợp đất đang sử dụng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP hoặc diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao


đất quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP nhưng không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì
người sử dụng đất không được bồi thường về đất, nhưng được xét hỗ trợ theo mục đích
đang sử dụng như sau:
a) Trường hợp đất đưa vào sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993:
- Mục đích sử dụng là đất nông nghiệp thì được xét hỗ trợ bằng 100% giá các loại
đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và công bố hàng năm. Diện tích
để tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế nhưng không quá 2.000m 2/hộ; phần diện

tích còn lại (nếu có) không xét hỗ trợ;
- Mục đích sử dụng là đất ở thì được xét hỗ trợ bằng 30% đơn giá đất ở để tính bồi
thường. Diện tích để tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế nhưng không quá
100m2/hộ; phần diện tích còn lại (nếu có) không xét hỗ trợ về đất ở, được tính hỗ trợ theo
đất nông nghiệp theo quy định nêu trên;
b) Trường hợp đất đưa vào sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày
22 tháng 4 năm 2002 (ngày ban hành Chỉ thị số 08/2002/CT-UB của Ủy ban nhân dân
thành phố) :
- Mục đích sử dụng là đất nông nghiệp thì được xét hỗ trợ bằng 80% giá các loại đất
nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và công bố hàng năm. Diện tích để
tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế nhưng không quá 2.000m 2/hộ; phần diện tích
còn lại (nếu có) không xét hỗ trợ.
- Mục đích sử dụng là đất ở thì được xét hỗ trợ bằng 20% đơn giá đất ở để tính bồi
thường. Diện tích để tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế nhưng không quá
100m2/hộ; phần diện tích còn lại (nếu có) không xét hỗ trợ về đất ở, được tính hỗ trợ theo
đất nông nghiệp theo quy định nêu trên;
c) Không tính hỗ trợ trong trường hợp mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp không
phải là đất ở (đất chuyên dùng);
d) Trường hợp sử dụng từ ngày 22 tháng 4 năm 2002 trở về sau không tính hỗ trợ về
đất.
8. Đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ
ngày 22 tháng 4 năm 2002 trở về sau thì người có hành vi lấn, chiếm hoặc được giao đất,
thuê đất không đúng thẩm quyền không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi thu hồi đất.
II.3.1.3 Nguyên tắc bồi thường về đất :
Nguyên tắc bồi thường theo điều 6 của quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo quyết
định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành
phố) :
1. Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định của phương án này thì
được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì được xem xét để hỗ

trợ theo phương án này.
2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng
việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng nhà ở (căn hộ chung cư) hoặc bằng giá trị quyền sử dụng đất cho phù
hợp với thực tế tại thời điểm có quyết định thu hồi ở địa phương; trường hợp bồi thường
bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà (căn hộ chung cư), nếu có chênh lệch về giá trị thì
phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền; một số trường hợp cụ thể như
sau:


- Người được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử
dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo đất nông nghiệp;
- Người được sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) theo quy định của
pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo đất phi nông nghiệp
(không phải là đất ở).
3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhưng
chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi
khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hòan
trả ngân sách. Nghĩa vụ tài chính bao gồm: tiền sử dụng đất phải nộp, tiền thuê đất đối
với đất do Nhà nước cho thuê, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng các thửa đất khác
của người có đất bị thu hồi (nếu có), tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền
bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí
trong quản lý, sử dụng đất đai.
Trường hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp lớn hơn hoặc bằng tiền
bồi thường đất thì số tiền được trừ tối đa bằng số tiền bồi thường đất.
4. Diện tích đất được bồi thường là diện tích được xác định trên thực địa - thực tế đo
đạc diện tích thu hồi của từng người sử dụng đất.
Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy
tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường theo quy định sau:
- Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng

đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.
Trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử
dụng đất bị sạt lở do các yếu tố tự nhiên gây ra được Ủy ban nhân dân phường, xã, thị
trấn xác nhận, thì được tính hỗ trợ. Mức hỗ trợ bằng 50% đơn giá đất để tính bồi thường
tương ứng với mục đích sử dụng của đất bị thu hồi;
- Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng
đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người
sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác
định, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm,
được Ủy ban nhân dân xã - phường nơi có đất xác nhận thì bồi thường theo diện tích đo
đạc thực tế;
- Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử
dụng đất, được Ủy ban nhân dân phường - xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là
do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng
ổn định và không có tranh chấp, không do lấn chiếm thì được bồi thường theo diện tích
đo đạc thực tế;
- Không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên
giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có.
II.3.1.4 Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân :
- Đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất đồng cỏ
dùng vào chăn nuôi và đất trồng cây hàng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất lâm
nghiệp (đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng); đất nuôi trồng thủy
sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác (theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai 2003).
- Đơn giá bồi thường: đơn giá bồi thường đất nông nghiệp được thực hiện theo quy
định tại Công văn số 5255/UBND – ĐTMT ngày 16/8/2007 của UBND thành phố về đơn


giá bồi thường trong dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận
Thủ Đức:

- Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 150.000 đồng/m 2.
- Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là 200.000 đồng/m2
Ngoài ra, đề nghị áp dụng tỷ lệ hoán đổi đất nông nghiệp và đất đã hoàn chỉnh cơ sở
hạ tầng theo Nghị quyết số 57/2006/NQ – HĐND ngày 26/9/2006 của Hội đồng nhân dân
thành phố với tỷ lệ hoán đổi là:
- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là: 10%
- Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là: 12%
Sau khi có công văn số 5429/UBND – ĐTMT ngày 28/8/2008 của UBND thành phố
về đơn giá bồi thường trong dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa
bàn quận Thủ Đức :
Đơn giá đất nông nghiệp :
- Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trí không mặt tiền đường
là :360.000đồng/m2
- Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trí mặt tiền đường là : 460.000đồng/m2
- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí không mặt tiền đường là : 310.000đ/m2.
- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí mặt tiền đường là : 385.000đ/m2.
Công văn này thay thế công văn số 5255/UBND – ĐTMT ngày 16 tháng 8 năm
2007 của UBND thành phố về đơn giá bồi thường trong dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi
– Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi
thường, hỗ trợ bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng, không bồi thường bằng
đất có cùng mục đích sử dụng do thành phố Hồ Chí Minh không còn quỹ đất nông nghiệp
để bồi thường.
Đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở
trong khu dân cư: ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng loại (giá đất
do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và công bố hàng năm), còn được hỗ trợ thêm
bằng tiền với mức bằng 40% giá đất ở để tính bồi thường có vị trí liền kề, nhưng tổng
mức bồi thường và hỗ trợ không vượt quá giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất cùng
loại thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; trường hợp giá đất cùng loại thực
tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn tổng mức bồi thường và hỗ trợ nêu trên,

thì áp dụng theo giá thực tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thẩm định, phê
duyệt. Diện tích đất để tính hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đất vườn, ao trong
cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thuộc phạm vi các khu vực
sau:
- Trong phạm vi địa giới hành chính phường;
- Trong phạm vi khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định
ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp
khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì
xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư;
b) Đối với diện tích đất vườn, ao thực tế đang sử dụng trong cùng thửa đất có nhà ở
riêng lẻ, nhà ở dọc kênh mương, nhà ở dọc tuyến đường giao thông không thuộc các khu
vực quy định thì diện tích đất được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi thửa không quá năm


(05) lần hạn mức diện tích giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84
của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất;
c) Đối với diện tích đất thuộc thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới các khu
vực quy định tại điểm a khoản này thì diện tích được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi
thửa đất không quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều
83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khóan đất sử dụng vào mục
đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh và đất hợp tác xã khi Nhà nước thu
hồi thì không được bồi thường về đất (trừ trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất), nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ
theo quy định như sau:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận giao khóan đất là cán bộ, công nhân viên của
nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động,
thôi việc được hưởng trợ cấp, đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá

nhân nhận khóan đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản
xuất nông nghiệp:
Mức hỗ trợ bằng 80% đơn giá đất nông nghiệp cùng loại để tính bồi thường và hỗ
trợ theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp
theo quy định;
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khóan không thuộc đối tượng tại điểm a
khoản này, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
c) Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà
nước thu hồi, không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất
còn lại nếu chi phí đầu tư này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã,
phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã,
phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
đ) Các trường hợp tính bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản
này thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Quy định về bồi thường hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm
theo Quyết định số 17/2008/QĐ – UBND ngày 14/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh và do Hội đồng Bồi thường của dự án xác định, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận phê duyệt.
II.3.1.5 Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở:
Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được bồi
thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền theo đề
nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế ở địa phương.
Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhất
bằng hạn mức giao đất ở tại quận; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn
mức giao đất ở thì Ủy ban nhân dân quận căn cứ vào quỹ nhà, đất tái định cư và số nhân
khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất
ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất ở bị thu hồi.
Đơn giá đất ở để tính bồi thường: Về giá đền bù, đây là dự án áp dụng giá sát với
giá thị trường, có tham khảo Trung tâm thẩm định giá Miền Nam và giá chuyển nhượng

trên địa bàn.


×