Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đề tài cấp nhà nước: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TỔNG THỂ XÂY DỰNG TUYẾN ĐÊ BIỂN VỊNH RẠCH GIÁ – KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 53 trang )

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

1


MỤC LỤC
1
MỤC LỤC 2
HÌNH VẼ 4
BẢNG BIỂU......................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................6
1.1
1.2
1.3
1.4

Mục đích nghiên cứu............................................................................................................6
Phạm vi vùng nghiên cứu.....................................................................................................6
Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................6
Khái quát về đề tài...............................................................................................................6
1.4.1 Vị trí địa lý............................................................................................................6
1.4.2 Mục tiêu của đề tài................................................................................................7

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI...................................8
2.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................................8
2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................8
2.1.2 Đặc điểm địa hình.................................................................................................9
2.1.3 Đặc điểm hình thái..............................................................................................16
2.1.4 Đặc điểm địa chất................................................................................................22
2.1.5 Đặc điểm khí tượng – khí hậu.............................................................................29
2.1.6 Đặc điểm thủy văn..............................................................................................29


2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................................35
2.2.1 Dân số.................................................................................................................35
2.2.2 Cơ cấu sử dụng đất..............................................................................................35
2.2.3 Kinh tế.................................................................................................................36

Chương 3: XU THẾ BIẾN ĐỔI.......................................................................37
3.1 Lưu vực sông Mêkông và những ảnh hưởng từ thượng lưu..............................................37
3.1.1 Lưu vực sông Mêkông........................................................................................37
3.1.2 Sự thay đổi dòng chảy.........................................................................................38
3.1.3 Nhận xét..............................................................................................................40
3.2 Ảnh hưởng của ĐBSCL.....................................................................................................41
3.2.1 Diễn biến nhu cầu nước ĐBSCL........................................................................41
3.2.2 Dự báo nhu cầu nước ĐBSCL............................................................................42
3.3 Xu hướng phát triển đường bờ...........................................................................................43

Chương 4: ĐỀ XUẤT TUYẾN ĐÊ BIỂN VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH.........45
4.1 Đề xuất tuyến đê biển........................................................................................................45
4.1.1 Kết quả khảo sát địa hình các phương án tuyến.................................................46
4.1.2 So sánh dung tích hồ chứa giữa các phương án tuyến........................................48
4.2 Quy trình vận hành.............................................................................................................50
4.2.1 Quy trình vận hành trong điều kiện hiện tại.......................................................50
ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

2


4.2.2 Quy trình vận hành theo quy hoạch tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long trong
điều kiện biến đổi khí hậu – nước biển dâng ...............................................................50
4.2.3 Quy trình vận hành cống trên tuyến đê biển.......................................................51


Chương 5: KẾT LUẬN....................................................................................53

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

3


HÌNH VẼ
Hình 1: Vị trí địa lý vùng vịnh Rạch Giá.........................................................7
Hình 2: Phạm vi vùng nghiên cứu..................................................................8
Hình 3: Địa hình đáy và bờ vịnh Thái Lan (Nguồn: Naga)..........................10
Hình 4: Bản đồ số hóa địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 1957.........12
Hình 5: Mô tả địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 1957 từ bản đồ số
hóa
13
Hình 6: Địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 1957 dưới dạng đường
đồng mức 13
Hình 7: Địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 2011..................................14
Hình 8: Địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 2011 dưới dạng đường
đồng mức 14
Hình 9: Địa hình lòng biển năm 2011 và địa hình năm 1957......................15
Hình 10: Đường bờ vịnh Rạch Giá qua những năm 1990 -2005................16
Hình 11: Đường bờ mũi Xẻo Quao giai đoạn 1990- 2005...........................17
Hình 12: Đường bờ Hòn Đất từ năm 1990 – 2005......................................18
Hình 13: Biến động đường bờ khu vực hòn Chông và lân cận từ năm
1990-2005 19
Hình 14: Đường bờ biển hòn Tre năm 1990 – 2005....................................19
Hình 15: Ven biển thành phố Rạch Giá năm 1990-2005............................20
Hình 16: Đường bờ cửa kênh Vàm Răng năm 1990 – 2005.....................21
Hình 17: Diễn biến xói lở đường bờ biển từ năm 1989 - 2009...................22

Hình 18: Bản đồ kiến tạo vùng dự án...........................................................25
Hình 19: Hình dạng triều ở biển Đông.........................................................30
Hình 20: Mực nước thực đo tại Mỹ Thanh...................................................30
Hình 21: Mực nước thực đo tại Rạch Giá....................................................31
Hình 22: Mực nước lớn nhất thực đo tại Mỹ Thanh...................................32
Hình 23: Mực nước nhỏ nhất thực đo tại Mỹ Thanh..................................32
Hình 24: Mực nước lớn nhất thực đo tại Cần Thơ.....................................33
Hình 25: Mực nước nhỏ nhất thực đo tại Cần Thơ....................................33
Hình 26: Lưu vực sông Mekong...................................................................37
Hình 27: Tổng hợp nhu cầu nước trung bình tháng ứng với các kịch bản
thượng lưu .....................................................................................................38
Hình 28: Hiện trạng dòng chảy về Kratie trong thực trạng phát triển đến
năm 2000 39

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

4


Hình 29: Lưu lượng trung bình tháng về Kratie trong phát triển nông
nghiệp cao 39
Hình 30: Lưu lượng trung bình tháng nhỏ nhất giai đoạn 1986-2000, kịch
bản có thể 40
Hình 31: Diễn biến nhu cầu nước vùng đồng bằng các năm từ 1985 –
2000
42
Hình 32: Thay đổi nhu cầu nước ở ĐBSCL đến năm 2020........................43
Hình 33: Các tuyến đê biển dự kiến trong đề tài.........................................46
Hình 34: Các tuyến đo khảo sát địa hình.....................................................46
Hình 35: Mặt cắt dọc tuyến đê biển (PA1, từ Hòn Đất đến Xẻo Quao)......47

Hình 36: Mặt cắt dọc tuyến đê biển (PA2, từ Hòn Đất đến Hòn Tre)........47
Hình 37: Mặt cắt dọc tuyến đê biển (PA2, từ Hòn Tre đến Xẻo Quao) .....48
Hình 38: Mặt cắt dọc tuyến đê biển (PA3, từ Hòn Chông đến Hòn Tre) . .48
Hình 39: Biểu đồ so sánh quan hệ dung tích với cao trình mực nước 3
phương án 49
Hình 40: Biểu đồ so sánh quan hệ diện tích với cao trình mực nước 3
phương án 49

BẢNG BIỂU

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

5


Chương 1:
1.1

TỔNG QUAN

Mục đích nghiên cứu
-

Đề xuất các phương án tuyến đê biển trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, điều

kiện kinh tế - xã hội khu vực vịnh Rạch Giá – Kiên Giang và vùng lân cận;
1.2

Đề xuất quy trình vận hành cho từng phương án tuyến.


Phạm vi vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ vùng tây sông Hậu bao gồm các tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và một phần tỉnh An Giang với diện
tích khoảng 21.180km2 chiếm khoảng một nửa vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long.

1.3

Phương pháp nghiên cứu
-

Tổng hợp số liệu, tài liệu dân sinh, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu;

-

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu phát triển và sử dụng tài nguyên nước liên quan

đến khu vực nghiên cứu;
-

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về địa hình, địa chất, hình thái, thủy

thạch động lực vùng vịnh Rạch Giá – Kiên Giang;
-

Tiến hành đánh giá, phân tích đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế, tình hình khai

thác phát triển tài nghuyên nước vùng nghiên cứu;

1.4


-

Dự báo xu thế phát triển, nhu cầu dùng nước trong tương lai;

-

Đề xuất các phương án tuyến và quy trình vận hành công trình tương ứng.

Khái quát về đề tài
1.4.1 Vị trí địa lý
Vịnh Rạch Giá nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc địa phận thành phố Rạch Giá
tỉnh Kiên Giang. Phía Bắc và Tây Bắc vịnh Rạch Giá giáp huyện Hòn Đất, phía Đông
giáp thành phố Rạch Giá, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Châu Thành, huyện An
Biên.

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

6


Hình 1: Vị trí địa lý vùng vịnh Rạch Giá
1.4.2 Mục tiêu của đề tài
-

Đánh giá tác động của tuyến đê biển đến kiểm soát lũ, mặn và cấp nước vùng

nghiên cứu.
-


Làm rõ hiện trạng và dự báo diễn biến hình thái vùng cửa sông ven biển khu vực

nghiên cứu.
-

Đề xuất được tuyến đê biển và giải pháp kết cấu công trình, thi công khả thi, hợp

lý cho vịnh Rạch Giá-Kiên Giang.

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

7


Chương 2:
2.1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ vùng tây sông Hậu được giới hạn bởi:
-

Phía Đông Bắc là sông Hậu

-

Phía Tây Bắc là biện giới Việt Nam - Campuchia


-

Phía Đông Nam là biển Đông

-

Phía Tây Nam là vịnh Thái Lan

Hình 2: Phạm vi vùng nghiên cứu

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

8


Diện tích tự nhiên khu vực khoảng 2.167.066 ha thuộc phần đất của 7 tỉnh thành: Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng (trừ huyện Cù Lao Dung), Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
và một phần tỉnh An Giang với cơ cấu diện tích như sau:
Bảng 1: Tỷ lệ diện tích đất của các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu

Diện
tích (ha)
Tỷ lệ(%)

137.761

160.800

297.389


6%

7%

14%

252.062

519.507

560.344

239.203

2.167.066

12%

24%

26%

11%

100%

(Nguồn: Phân viện KSQHTL Nam Bộ, 2005)

2.1.2 Đặc điểm địa hình
1.


Đặc điểm địa hình dải bờ Tây Nam Bộ
Dải bờ này kéo dài từ mũi Cà Mau tới mũi Nai - Hà Tiên, thuộc tỉnh Kiên Giang.

Nhìn chung đoạn bờ này ít khúc khuỷu, ít bị chia cắt và có rất ít sông đổ ra. Chỉ có
sông Cái Lớn đổ ra vịnh Rạch Giá là lớn hơn cả. Ở đây cũng có một số mũi nhỏ,
không vươn ra xa biển như mũi Hòn Chông, mũi Ông Thầy v.v… Các vũng, vịnh ở
đây cũng ít như Rạch Giá, Cà Mau, Cây Dương; trong đó vịnh Rạch Giá lớn nhất. Địa
hình đáy vùng bờ thoải, nông, độ dốc rất nhỏ. Đường đẳng sâu 20m nằm cách bờ
khoảng 50 - 60 hải lý.
Hệ thống các đảo thuộc dải bờ này khá phong phú, với các đảo lớn như đảo Phú
Quốc, Thổ Chu (nằm xa bờ). Nằm gần bờ hơn là hệ thống các đảo nhỏ như: Hòn Tra,
Hòn Minh Hoà, Hòn Anh Đông, Hòn Anh Tây, Hòn Thơm, Hòn Nam Du, Hòn Trước,
Hòn Mau, Hòn Dấu, Hòn Trong v.v…
Dải bờ này phần lớn có hướng Nam - Bắc và Đông - Nam chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam tương đối lớn. Dải bờ chung quanh mũi Cà Mau (đông và tây) là nơi có
rừng ngập mặn lớn nhất nước mặc dù - như chúng ta đã biết: những năm gần đây diện
tích rừng ngập mặn đã bị thu hẹp đi rất nhiều do bị con người tàn phá và do cháy rừng.
Do vùng bờ thoải và nông nên suốt cả dải bờ biển miền Nam đều có bãi triều rộng. Về
mặt địa hình, đây là dải bờ thuận lợi nhất cho việc phát triển nước dâng do bão. Rất
may là ở khu vực thường rất ít khi có bão và cường độ bão cũng yếu.

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

9


Hình 3: Địa hình đáy và bờ vịnh Thái Lan (Nguồn: Naga)
Theo TS. Vũ Kiên Trung, đoạn bờ biển này có thể chia ra như sau:



Đoạn Hà Tiên – Ba Hòn:
Với địa hình khá cao (0,8 – 1,0 m), ven biển là các núi sót (đá vôi) xen kẽ với

các vùng trũng nội đồng. Đường bờ ổn định, nhiều nơi núi ra sát tận biển. Bãi
biển trước đường bờ hẹp, thoải, nông – cát và bùn xen kẽ. Trước biển cũng có
nhiều núi đá, có nhiều danh lam, thắng cảnh được khai thác như một vùng du lịch.
ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

10




Từ Ba Hòn về Rạch Giá:
Địa hình tương đối thấp (0,5 – 0,7 m). Bờ biển khá ổn định, hoạt động bồi tụ

là quá trình chiếm ưu thế. Yếu tố chi phối chính là thủy triều và rừng ngập mặn.
Dọc bờ biển là bãi bồi ít phát triển, ven bờ thoải và nông, bùn và cát xen kẽ.
Dọc bờ biển Rạch Giá - Hà Tiên rừng phát triển kém, một số nơi có rừng
phòng hộ, một số nơi không có, tạo nên các dải rừng cách quãng.


Đoạn kênh Cái Sắn đến sông Cái Lớn:
Địa hình thấp (0,2 – 0,5 m) chia cắt, dọc 2 bờ sông Cái Bé và Cái Lớn địa

hình cao hơn (0,6 – 1,0 m), dạng đê sông. Ven bờ sông Cái Lớn có cao độ 0,6 –
0,8 m, bờ đê có cao độ 1,0 – 1,5 m với nhiều cây cối và dừa nước, dấu hiệu của
sinh thái nước lợ.



Đoạn từ kênh Cái Lớn đến sông Ông Đốc:
Tiểu vùng này gồm toàn bộ vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ. Cao độ phổ

biến từ 0,3 – 0,6 m; dải bờ biển cao hơn khoảng 0,5 – 0,8 m. Dọc theo bờ biển và
cửa sông Cái Lớn có các bãi bồi dạng bùn lỏng chỉ lộ ra khi triều xuống thấp.
Chiều rộng trung bình của bãi bồi thay đổi theo từng nơi, xu thế chung là càng về
càng về phía cửa sông Cái Lớn bãi bồi càng mở rộng: khu vực An Biên rộng từ
200 – 500 m; khu vực An Minh đến sông Ông Đốc hẹp hơn. Các bãi bồi ở vùng
này đang phát triển nên bờ biển cũng được lấn ra phía biển hàng năm. Bờ biển ổn
định, hoạt động bồi tụ có xu hướng liên tục phát triển nhưng chậm và phức tạp.
Rừng ngập mặn dọc theo bờ biển bị đứt quãng nhiều nơi do bị chặt phá và khai
thác quá mức.


Từ sông Ông Đốc đến mũi Cà Mau:
Đây là khu vực trẻ đang phát triển, cao độ phổ biến từ 0,3 – 0,7 m. Các cửa

chảy ra biển Tây nông, đặc biệt các cửa sông Cửa Lớn, Bảy Háp rất cạn. Diễn
biến bờ biển của vùng này rất phức tạp, đoạn từ cửa sông Ông Đốc đến cửa rạch
Cái Đôi có xu thế bị xói (3 – 4 m/năm), đoạn từ cửa rạch Cái Đôi đến Mũi Cà
Mau lại có xu thế bồi rất mạnh (khoảng 80 – 100 m/năm, có nơi trên 100 m/năm).
Rừng ngập mặn rất phát triển.

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

11


2.


Đặc điểm địa hình vùng vịnh Rạch Giá – Kiên Giang
Địa hình lòng biển vùng vịnh Rạch Giá khá nông và có thể đễ dàng phân biệt

được vùng biển sâu, vùng biển nông trong vùng nghiên cứu.

Hình 4: Bản đồ số hóa địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 1957
Địa hình lòng biển thoải dần đều ra xa biển, với địa hình từ đảo Hòn Tre vào tới
của sông Cái Lớn có cao độ không sâu lắm cho thấy địa hình tại vùng này khá nông
ngược lại với vùng vịnh từ Hòn Tre đến mũi Hòn Chông thì lòng biển thoải dần đều từ
cao độ -1m thoải dần xuống -6m.
Vùng có địa hình sâu dốc đứng là vùng quanh Hòn Chông và Hòn Đất, địa hình
vùng từ cửa sông Cái Lớn ra tới Hòn Tre rất nông và thoải dần chứng tỏ vùng này là
bãi biển bồi ảnh hưởng từ sông Cái Lớn đổ ra

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

12


Hình 5: Mô tả địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 1957 từ bản đồ số hóa

Hình 6: Địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 1957 dưới dạng đường đồng mức
ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

13


Hình 7: Địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 2011


Hình 8: Địa hình lòng biển vịnh Rạch Giá năm 2011 dưới dạng đường đồng mức
ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

14


Kết quả quá trình đo đạc khảo sát địa hình vùng vịnh Rạch Giá được thực hiện
vào tháng 11, tháng 12 năm 2011 bằng các thiết bị đo địa hình là máy đo hồi âm
ODOM Hydro Trac và bộ máy thu DGPS Beason, cho thấy đặc điểm địa hình tương tự
như bản đồ thu thập từ năm 1957.

Hình 9: Địa hình lòng biển năm 2011 và địa hình năm 1957
Dựa vào kết quả đường đồng mức địa hình năm 2011 và địa hình năm 1957 cho
thấy lòng biển vùng nghiên cứu đã có những thay đổi lớn về địa hình.
Theo GS – TS. Trần Như Hối, dải bờ biển Kiên Giang chịu ảnh hưởng của thủy
triều biển Tây và vịnh Thái Lan. Chế độ thủy hải văn biển Tây tạo ra hình thái dải ven
biển Kiên Giang khá ổn định và có xu thế bồi lắng là chính. Tính từ năm 1965 ÷ 2008
bờ biển Kiên Giang được bồi lấp từ 5 – 10 m/năm, trong đó vị trí bồi lớn nhất là đoạn
bờ khu vực giáp ranh giữa huyện An Minh và An Biên, trong vòng 43 năm (từ năm
1965 ÷ 2008) ở khu vực này đã được bồi ra khoảng 2 km, tốc độ bồi gần 50 m/năm.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xảy ra tình trạng xói lở bờ biển uy hiếp đến sự

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

15


an toàn của tuyến đê biển ở một số khu vực như: khu vực mũi Rảnh thuộc bờ Nam
sông Cái Lớn biển lấn vào khoảng 200 m, và khu vực Vàm Rầy huyện Hòn Đất biển
lấn khoảng hơn 200 m gây sạt lở mái đê trong khoảng từ năm 2001 ÷ 2008

2.1.3 Đặc điểm hình thái
Ở những năm của thế kỷ XVII (năm 1829, 1838) vùng vịnh Rạch Giá bờ biển mềm
mại, thoải đều không khúc khuỷu. Tuy nhiên, sau hơn 100 năm, hình thái vịnh Rạch
Giá có nhiều biến đổi, nhưng sự biến đổi đó không làm phá vỡ đi hình thái bền vững
của vịnh Rạch Giá xưa và nay.

Hình 10: Đường bờ vịnh Rạch Giá qua những năm 1990 -2005
Bảng 2: Quá trình bồi tụ (+), xói lở (-) vùng cửa sông thuộc vịnh Rạch Giá giai đoạn
1990 - 2005
STT
1

2

3
4

Cửa Sông
Cửa sông Cái Lớn

Khu vực bờ

Bờ bắc cửa sông cái Lớn
Sông cái Lớn
Bờ nam cửa sông cái Lớn
Cửa sông Cái Bé
Bờ bắc cửa sông cái Bé
Sông cái Bé
Bờ nam cửa sông cái Bé
Cửa kênh Rạch Giá Bờ bắc cửa kênh RG-LX

- Long Xuyên
Bờ nam cửa kênh RG-LX
Cửa kênh Cái Sắn, kênh Kiên Hảo, kênh Vàm Răng,
kênh Lình Huỳnh, kênh Vàm Rầy, kênh Tuân Thống

Trạng
thái
(-)
(+/-)
(+)
(-)
(+/-)
(+)
(+)
(+)
(+)

Động Thái
Phát triển tương đối
ổn định
Phát triển ít ổn định

Phát triển, bồi tụ
mạnh mẽ

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

16



Xu hướng chủ yếu là sự bồi tụ đặc biệt là ở các cửa sông đổ ra vịnh. Vùng biển có bãi
bồi kéo dài 62km, thuộc các huyện An Biên 18km, huyện An Minh 8.2km, huyện Hòn
Đất 25km, huyện Kiên Lương 5.8km, Thị xã Hà Tiên 4.8km.


Mũi Xẻo Quao

Hình 11: Đường bờ mũi Xẻo Quao giai đoạn 1990- 2005

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

17


Qua 15 năm đường bờ mũi Xẻo Quao về hình dáng không có nhiều thay đổi,
đường bờ có xu hướng bồi tụ mạnh từ 3- 5 m/năm, vị trí bồi tụ nhiều nhất là khu vực
đỉnh mũi, và còn tiếp tục được bồi tụ vươn ra phía biển.


Hình thái Hòn Đất

Khu vực mũi Hòn Đất đường bờ tương đối ổn định, bền vững. Vùng cửa sông có
xu hướng bồi tụ, đặc biệt là các cửa sông, kênh lớn như: kênh Vàm Răng, kênh Vàm
Rầy, kênh Lình Huỳnh, kênh Kiên Hảo, kênh 286... Bờ tây của mũi hòn Đất xói lở với
tốc độ yếu hơn so với bờ đông.

Hình 12: Đường bờ Hòn Đất từ năm 1990 – 2005


Hình thái Hòn Chông


Qua nhiều năm hòn Chông có xu hướng bồi tụ xen kẽ xói lở, những vị trí bồi tụ
khoảng 1-2m/năm do hòn Chông có một tuyến rừng đặc dụng khá lớn nên hiện tượng
xói lở xảy ra ít. Một số vị trí bị xói lở nhẹ nhưng nhìn chung đường bờ khu vực hòn
Chông tương đối ổn định không có biến động nhiều.

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

18


Hình 13: Biến động đường bờ khu vực hòn Chông và lân cận từ năm 1990-2005


Hình thái Hòn Tre

Hình 14: Đường bờ biển hòn Tre năm 1990 – 2005
ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

19


Đường bờ phía tây hòn Tre có xu hướng bồi tụ, phía đông có xu hướng xói lở,
đặc biệt vùng eo mũi phía đông bắc đảo hòn Tre. Sự bồi tụ, xói lở diễn ra không lớn,
bù đắp cho nhau nên diện tích đảo hòn Tre qua các năm không đổi.


Ven bờ thành phố Rạch Giá

Vùng ven biển thành phố Rạch Giá cũng có xu thế bồi tụ mạnh trong khoảng 20

năm trở lại đây.

Hình 15: Ven biển thành phố Rạch Giá năm 1990-2005


Hình thái cửa kênh Vàm Răng- huyện Hòn đất

Kênh Vàm Răng là một trong những cửa kênh lớn đổ ra vịnh Rạch Giá, dòng
chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, khu vực cửa sông qua nhiều năm nghiên cứu có
xu hướng bồi tụ lớn ở cả hai bờ đông tây, với tốc độ bồi tụ từ 3- 5m/năm. Vàm Răng
cũng là con kênh hàng năm góp phần chở một lượng phù sa lớn vào nội đồng nuôi
dưỡng cây trồng.

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

20


Hình 16: Đường bờ cửa kênh Vàm Răng năm 1990 – 2005
Có thể nói, hình thái vùng vịnh Rạch Giá – Kiên Giang có nhiều biến đổi qua
thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau như: quá trình bồi tụ - xói lở, vận chuyển
của trầm tích – phù sa, do sự hủy hoại rừng phòng hộ, do sự vận động của vỏ trái
đất....

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

21


Hình 17: Diễn biến xói lở đường bờ biển từ năm 1989 - 2009

2.1.4 Đặc điểm địa chất
1.

Địa tầng
Vùng vịnh Rạch Giá - Kiên Giang có mặt các phân vị địa tầng từ Paleozoi đến

Kainozoi. Các phân vị trước Kainozoi chủ yếu lộ ra thành một dải từ Hà Tiên tới Hòn
Chông và các đảo thuộc quần đảo Bà Lụa, Hải Tặc. Trong đất liền chúng còn lộ ở khu
vực Tri Tôn - Tịnh Biên. Tổng diện lộ lớn hơn 300 km 2. Ngoài ra chúng còn bị phủ
dưới các trầm tích Kainozoi hoặc nước biển.
Ranh giới dưới của các trầm tích Paleozoi cổ nhất trong vùng chưa khảo sát được
trực tiếp. Theo GS.TS Tăng Mười (1990) thì các trầm tích Paleozoi phủ lên móng kết
tinh Proterozoi ở độ sâu 3.000 - 4.000 m, còn chiều dày của trầm tích Paleozoi biến
đổi từ 1.000 - 2.000 m.
Đặc điểm trầm tích trong vùng rất biến đổi, bao gồm các trầm tích biển sâu, biển
nông, lục địa, trầm tích biển có thành phần phun trào v.v... Các trầm tích Đệ tứ cũng
bao gồm rất nhiều nguồn gốc: biển, sông - biển, biển - đầm lầy, vũng vịnh...
Theo tài liệu LK 804.RG (sâu 298,1 m) tại Rạch Sỏi - Rạch Giá (Đoàn Địa chất
204, 1983) cho thấy đặc điểm chung về địa tầng khu vực nghiên cứu, như sau:
Từ 278,5-298,1 m: tuổi Devon-Carbon thuộc hệ tầng Hòn Chông (D-C hc),
gồm cát kết, cát kết vôi màu xám vàng, bên dưới là đá vôi màu xám xanh đến xám
trắng.
Từ 200,0-278,5 m: tuổi Pliocen phần dưới thuộc hệ tầng Cần Thơ (amN21ct),
gồm cát bột xen kẽ sét bột màu xám, xám vàng, lớp đáy có cuội sỏi lẫn cát bột
màu vàng nâu.
Từ 131,7-200,0 m: tuổi Pliocen phần trên thuộc hệ tầng Năm Căn (amN22nc),
gồm sét bột xen kẽ cát bột màu xám, xám vàng, loang lổ nâu đỏ.
Từ 81,2-131,7 m: tuổi Pleistocen sớm thuộc hệ tầng Kiên Lương (amQ11kl),
gồm sét bột pha cát xen kẽ cát bột màu xám đen, xám vàng, đôi chỗ có mùn thực
vật và cát có lẫn sạn sỏi.


ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

22


Từ 48,0-81,2 m: tuổi Pleistocen giữa-muộn thuộc hệ tầng Long Toàn (Q12-3lt);
gồm sét bột pha cát màu tím nhạt, nâu đỏ; dưới là cát lẫn sạn sỏi.
Từ 21,1-48,0 m: tuổi Pleistocen muộn thuộc hệ tầng Long Mỹ (mQ13lm); gồm
sét bột pha ít cát màu nâu đỏ; phần dưới (36,2-48,0 m) gồm cát bột màu vàng,
đốm tím nhạt.
Từ 5,5-21,1 m: trầm tích biển tuổi Holocen sớm-giữa (mQ21-2); gồm sét pha
bột màu xám đen, xám xanh nhão.
Từ 0,0-5,0 m: trầm tích biển - đầm lầy tuổi Holocen giữa-muộn (mbQ22-3);
gồm sét bột màu xám đen, xám xanh nhão, chứa các ổ cát màu xám xanh.
Qua lỗ khoan trên cho thấy:
Đá gốc khu vực này phân bố ở độ sâu gần 280 m;
Trầm tích Neogen dày khoảng gần 150 m;
Trầm tích Đệ tứ dày khoảng 130 m, trong đó Pleistocen (Phù sa cổ) dày
khoảng 110 m và trầm tích Holcoen (Phù sa mới) dày khoảng 20 m.
2.

Kiến tạo
Vùng vịnh Rạch Giá - Kiên Giang nằm trong vùng kiến tạo Phú Quốc - Hà Tiên.

Khu vực này nằm trong phạm vi miền vỏ lục địa hình thành vào Paleozoi muộn Mesozoi sớm do việc khép lại nhánh phía nam của biển Paleotethys. Trong văn liệu
nước ngoài, miền vỏ lục địa này còn được gọi là đai địa máng uốn nếp Hecsini muộn
hay Indosini Vân Nam - Thái Lan – Malaysia.
Vùng Hà Tiên, Phú Quốc, Nam Du được chia làm 3 khối (đới) địa chất lớn: Tri
Tôn, Hòn Chông -Nam Du và Phú Quốc. Ranh giới giữa chúng là các đứt gãy Hòn

Khoai - Hòn Tre, Hà Tiên - Gia Rai, Cà Mau - Phú Quốc và Nam Du - Hải Tặc.
a. Khối Tri Tôn
Khối Tri Tôn phân bố ở rìa phía đông Hà Tiên, giới hạn bởi đứt gãy Hòn
Khoai - Hòn Tre ở phía đông và Hà Tiên - Gia Rai ở phía nam. Tham gia vào cấu
trúc của khối có các đá thuộc các lớp phủ sau cố kết. Trên móng các đá núi lửa pluton Mesozoi muộn phát sinh trũng Đệ tứ đông Kiên Lương với chiều sâu đạt
tới 100 m.
ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

23


b. Khối Hòn Chông - Nam Du
Khối này phân bố ở khu vực Hải Tặc - Nam Du, giới hạn bởi đứt gãy Hòn
Khoai - Hòn Tre ở phía đông, đứt gãy Hà Tiên - Gia Rai ở phía đông bắc, đứt gãy
Cà Mau - Phú Quốc ở phía tây nam và đứt gãy Hải Tặc - Nam Du ở phía tây. Ở
đây các đá thuộc các tầng kiến trúc trước cố kết và lớp phủ mỏng trầm tích Đệ tứ.
c.

Đới Phú Quốc
Đới Phú Quốc kẹp giữa đứt gãy Cà Mau - Phú Quốc ở phía tây nam, đứt gãy

Hải Tặc - Nam Du ở phía đông. Ở đới này phát triển thành hệ molas tuổi Creta,
tạo nên một đơn nghiêng có hướng đổ về tây, tây nam với góc dốc thoải 10-15o.
Phủ không chỉnh hợp lên chúng là các đá thuộc các trầm tích biển đông Đệ tứ với
bề dày mỏng.
d. Phụ đới Cà Mau
Phân bố chủ yếu trên đất liền, ngăn cáhc với các cấu tr1uc phía tây bởi đứt
gãy Rạch Giá – Năm Căn, cấu tạo bởi móng là các trầmt 1ich lục nguyên Paleozoi
và các thành ạto kainozoi dày không quá 1.000 m.



Các vùng nâng hạ kiến tạo, gồm:
Vùng nâng tương đối là phần phía bắc quần đảo Nam Du, có móng đá gốc

lộ cao, chiều dày trầm tích Đệ tứ nhỏ (< 100 m).
Vùng hạ tương đối ở phía nam quần đảo Nam Du, có chiều dày trầm tích Đệ
tứ lớn hơn (> 100 m).
3.

Các đứt gãy trong vùng
Đứt gãy trong vùng phát triển theo hai hướng chính TB-ĐN và á kinh tuyến.
a. Đứt gãy á kinh tuyến
Là đứt gãy Hòn Khoai - Hòn Tre, Hải Tặc - Nam Du, có mặt trượt tương đối
thẳng đứng. Lịch sử phát sinh và phát triển của nó trước Kainozoi chưa được làm
sáng tỏ. Vào Mesozoi muộn, đứt gãy Hải Tặc - Nam Du có tính chất thuận là ranh
giới phía đông của bồn trũng molas Creta.

ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

24


Đứt gãy Hòn Khoai - Hòn Tre: đóng vai trò ranh giới phía tây của bồn trũng
Kainozoi Cửu Long có mặt trượt tương đối thẳng đứng với các cánh trượt ngang trái thuận.
b. Đứt gãy TB-ĐN
Gồm các đứt gãy Hà Tiên - Gia Rai và Cà Mau - Phú Quốc. Đứt gãy Hà Tiên
- Gia Rai hoạt động mạnh mẽ vào Đệ tứ với hướng cắm đông bắc. Đứt gãy này là
ranh giới tây nam trũng Đệ tứ đông Kiên Lương. Trong lúc đó đứt gãy Cà Mau Phú Quốc là ranh giới phía đông bắc trũng Kainozoi vịnh Thái Lan. Cả hai đứt
gãy này đều thể hiện dấu hiệu dịch chuyển ngang trái.


Hình 18: Bản đồ kiến tạo vùng dự án
4.

Đặc điểm địa chất công trình

Nền đất trong khu vực vịnh Rạch Giá - Kiên Giang được cấu tạo bởi 4 lớp đất chính và
2 thấu kính thể hiện rõ trên 21 hình trụ hố khoan và 06 mặt cắt địa chất công trình. Kết
quả được mô tả như sau:
ĐTNN: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá – Kiên Giang

25


×