Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Ung dung phan mem CILIS xay dung va quan ly HSDC -xa Long Chu- huyen Ben Cau- Tinh Tay Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CILIS XÂY DỰNG VÀ
QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ LONG CHỮ
HUYỆN BẾN CẦU -TỈNH TÂY NINH”

SVTH : LÊ THANH TRA
MSSV : 04124085
LỚP
: DH04QL
KHÓA : 2004 - 2008
NGÀNH : Quản Lý Đất Đai


-TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2008-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH



LÊ THANH TRA


“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CILIS XÂY DỰNG VÀ
QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ LONG CHỮ
HUYỆN BẾN CẦU -TỈNH TÂY NINH”

Giáo viên hướng dẫn: THẦY ĐẶNG QUANG THỊNH
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Ký tên:

-Tháng 08/2008-


LỜI CẢM ƠN

Tât cả những gì có được kết quả như hôm nay, trước hết xin chân thành cám ơn
thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã trang bị vốn kiến thức cho em
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt là thầy Đặng Quang Thịnh, đã hướng dẫn cho em những kiến thức trong
lý thuyết lẫn thực hành, giúp em định hướng một cách tốt nhất để nghiên cứu, tìm
hướng phát triển để hoàn thành đề tài phù hợp và đúng thời gian được quy định.
Xin chân thành cảm ơn:
• Tập thể Công ty cổ Phần Đo Đạc Tỉnh Tây Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất trong suốt
quá trình thực tập tại Công ty.
• Tập thể lớp quản lý đất đai 30 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
• Trên tất cả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cả gia đình luôn bên cạnh động viên
và hỗ trợ về mọi mặt để đuợc như ngày hôm nay.
• Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn không tránh được những thiếu sót mong quý
thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Sinh Viên
Lê thanh Tra



TÓM TẮT
Đề tài: ““Ứng dụng phần mềm CILIS xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại xã
Long Chữ, Huyện Bến Cầu,Tỉnh Tây Ninh”.
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đặng Quang Thịnh.
Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Tra _ Lớp QLĐĐ 30 _ Khoa Quản lý Đất Đai & Bất
Động Sản _ Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính là một vấn đề hết sức cần thiết trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Qua công tác xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính giúp
các nhà quản lý nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến đất đai để thiết lập mối
quan hệ giữa nhà nước và chủ sử dụng đất, là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý đất
đai một cách thường xuyên và bảo vệ quyền sở hữu đất đai của người dân.
Trong giai đoạn hiện nay Bộ TN & MT đã và đang áp dụng, bổ sung nhiều phần
mềm để áp dụng đồng bộ cho cả nước.Nhưng do điều kiện nên nhiều địa phương chưa
áp dụng được. Tây Ninh cũng đang cố gắng áp dụng những khoa học công nghệ mới
để quản lý một cách hợp lý và hiệu quả. CILIS là một lựa chọn có hiêu quả nhất cho
hiện tại của Tỉnh
Chính vì vậy việc nghiên cứu phần mềm chính là nội dung cần đạt được. Ứng dụng
CILIS để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ sổ bộ, nhập đơn đăng ký quyền
sử dụng đất, cập nhật về chuyển nhượng, và để phục vụ chỉnh lý biến động trên bản
đồ.
Kết quả đạt được:
• Đã chuẩn hóa được 37 tờ bản đồ địa chính.
• Tiến hành cấp nhập được 2298 số giấy chứng nhận.
• Nghiên Cứu phần mềm: Cilis, Microtation SE, Famis – Caddb.
• Tìm ra ưu điểm và khuyết điểm của phần mềm và có hướng hoàn thiệ n.


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1
I. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................1
II. Mục đích và yêu cầu...............................................................................................................1
III. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................1
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiển................................................................................................2
PHẦN I: TỔNG QUAN..............................................................................................................3
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................3
I.1.1 Cơ sở khoa học...................................................................................................................3
I.1.1.1 Các khái niệm cơ bản.......................................................................................................3
I.1.1.2 Tổng quan về phần mềm ứng dụng CILIS......................................................................6
I.1.2 Cơ sở pháp lý......................................................................................................................8
I.1.3 Cơ sở thực tiễn....................................................................................................................8
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............................................................................9
I.2.1.Vị trí địa lý..........................................................................................................................9
I.2.2. Kinh tế xã hội...................................................................................................................12
I.2.3 Khái quát tình hình quản lý đất đai...................................................................................14
I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN.............16
I.3.1 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................................16
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................16
I.3.3 Quy trình thực hiện...........................................................................................................17
PHẦN II....................................................................................................................................18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................18
II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG CSDL HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
BẰNG PHẦN MỀM CILIS......................................................................................................18
II.1.1 Dữ liệu không gian..........................................................................................................18
II.1.2 Dữ liệu thuộc tính............................................................................................................18
II.1.3 Đánh giá chung................................................................................................................18
II.2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH...................................................................19

II.2.1 Nhập dữ liệu vào phần mềm CILIS.................................................................................19
II.2.2 Kê khai đăng ký...............................................................................................................23
II.2.3 Hệ thống sổ bộ địa chính.................................................................................................35
II.2.4 Cập nhật về chuyển nhượng............................................................................................38
II.2.5 Cấp giấy chứng nhận.......................................................................................................41
II.2.6 Cập nhật thông tin thửa đất.............................................................................................45
II.3 AN TOÀN VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU...............................................................................51
II.3.1 An toàn dữ liệu................................................................................................................51
II.3.2 Khả năng bảo vệ của CILIS............................................................................................52
II.4 ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM CILIS.......................................................................................52
II.4.1 Ưu điểm...........................................................................................................................52
II.4.2 Nhược điểm.....................................................................................................................52
II.4.3 So sánh CILIS với FAMIS - CADDB.............................................................................53
II.4.4 So sánh CILIS VỚI VILIS..............................................................................................53
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ....................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................56

PHỤ LỤC


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
HSĐC:

Hồ sơ địa chính.

GCN:

Giấy chứng nhận.

GCNQSDĐ:


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND:

Ủy ban nhân dân

TCĐC:

Tổng cục địa chính.

CP:

Chính phủ.

TN & MT:

Tài nguyên và môi trường.

TTCP:

Thủ tướng chính phủ.

QLĐĐ:

Quản lý đất đai.

CSDL:

Cở sở dữ liệu.


DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1: Bảng liệt kê các loại đất theo diện tích........................................................................12
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng các loại đất.....................................................................................12
Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện.....................................................................................................17
Sơ đồ 2: Các chức năng chính của hệ thông kê khai đăng ký và lập HSĐC............................23
Sơ đồ 3: Quy trình đăng ký.......................................................................................................25


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là thành phần quan trọng, là nền tảng của sự
sống, là hàng hoá đặc biệt.Đất nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế, với mục tiêu
hiện đại hoá-công nghiệp hoá, lực lượng vật chất đầu tư vào đất đai ngày càng tăng để
mang lại hiêụ quả cao nhất của việc sử dụng đất đai. Do đó mối quan hệ giữa chủ thể
sử dụng đất với đất đai ngày càng phức tạp cho nên công tác quản lý, lưu trữ, cập nhật
thông tin đất đai trên HSĐC ngày càng trở nên cấp thiết.
Hiện nay nhiều ngành lĩnh vực đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào trong
quản lý ngày càng đa dạng. Tuy vậy việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản
lý đất đai ở nước ta thật sự chưa đồng bộ. Do đó phải áp dụng công nghệ tin học vào
trong công tác quản lý là hết sức cấp bách để giảm bớt những khó khăn trong công tác
quản lý, cập nhật, xử lý và truy cập thông tin.
Long Chữ là một xã thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tuy là một xã chủ yếu
sản xuất nông nghiệp nhưng do ảnh hưởng của dòng sông Vàm Cỏ Đông và khu
thương mại Biên Giới Cửa Khẩu Mộc Bài. Chính vì vậy đất đai ngày càng biến động

mạnh mẽ nên công tác cập nhật, xử lý, truy cập, chỉnh lý biến động ngày càng phải có
hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự giúp đỡ của Sở TNMT, cùng sự giúp đỡ của
công ty Cổ Phần Đo Đạc Địa Chính Tây Ninh, và được sự đồng ý của khoa Quản Lý
Đất Đai & Bất Động Sản tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm CILIS xây dựng
và quản lý hồ sơ địa chính tại xã Long Chữ, Huyện Bến Cầu,Tỉnh Tây Ninh”.
II. Mục đích và yêu cầu
Mục đích:
- Ứng dụng công nghệ tin học quản lý hồ sơ địa chính bằng phần mềm CILIS từ đó
tìm ra ưu khuyết điểm, những tồn tại của phần mềm.
- Hoàn thiện và nâng cao lý luận về phương pháp luận và ứng dụng vào thực tiễn
tại các phòng đia chính.
- Nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý đất đai.
Yêu cầu:
- Việc đánh giá phần mềm phải chứng minh cụ thể vào thực tế để cho ra sản phẩm
theo yêu cầu.Các thông tin đầu vào và đầu ra phải đãm bảo đúng quy định, chính xác,
đầy đủ và khách quan.
- Những kiến nghị, nhận xét đưa ra phải đúng quy trình, phù hợp với hệ thống sổ
bộ và có tính khã thi cao.
III. Mục tiêu nghiên cứu
-Ứng dụng công nghệ tin học vào việc xây dựng quản lý HSĐC bằng phần mềm
CILIS
-Thiết lập cơ sở dữ liệu HSĐC lưu trữ toàn bộ các thông tin về HSĐC đáp ứng yêu
cầu kĩ thuật, pháp lý theo quyết định của Bộ TNMT.
-Tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương hiệu quả lâu dài.

Trang 1


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Lê Thanh Tra

- Phục vụ công tác tra cứu, hổ trợ các hoạt động thanh tra, quản lý sử dụng, truy
xuất thông tin địa chính theo từng chủ sử dụng, thửa đất hay theo giấy chứng nhận.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu:
- Cập nhật chỉnh lý các biến động trên từng thửa đất vào bản đồ địa chính và hệ
thống sổ bộ địa chính của xã Long Chữ
- Xây dựng quản lý HSĐC của xã Long Chữ, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện tại xã Long Chữ, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh.
- Thời gian thực hiện từ ngày 01/04/2008 đến ngày 01/08/2008.
- Nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý đất đai.
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiển
- Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hồ sơ địa chính của từng cấp để
quản lý.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ sơ địa chính nhanh chóng, chính xác, an
toàn trong việc lưu trữ, cập nhật…
- Nâng cao hiệu quả làm việc cán bộ và giúp giải quyết nhanh các hồ sơ còn tồn
động so với phương pháp thủ công.

Trang 2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

PHẦN I: TỔNG QUAN

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1) Khái niệm hồ sơ địa chính
HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thư, v.v… chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được
thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký
biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ yêu cầu quản lý đất
đai.
2) Hồ sơ địa chính dạng số
HSĐC dạng số là hệ thống thông tin được lập trên máy tính chứa toàn bộ thông tin
về nội dung BĐĐC, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo
quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
3) Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
- Lập theo đơn vị hành chính
- Lập, chỉnh lý theo đúng trình tự thủ tục, hình thức, quy cách đối với mỗi loại
tài liệu.
- HSĐC phải đảm bảo tính thống nhất:
+ Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động.
+ Giữa bản gốc và các bản sao của HSĐC.
+ Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất.
4) Trách nhiệm lập hồ sơ địa chính
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo lập và nghiệm
thu xác nhận HSĐC ở địa phương.
- VPĐK cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê gốc và
làm 2 bản sao cho VPĐK cấp huyện và UBND xã; Lập và theo dõi biến động đất đai.
- VPĐK được phép thuê tổ chức tư vấn thực hiện lập bản đồ địa chính, sổ mục
kê đất đai.
- Trường hợp trích đo thì VPĐK chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng trước khi
sử dụng.

5) Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính
- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở quản lý: HSĐC gốc; Tài liệu liên quan của
đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp tỉnh (Bản lưu GCN, hồ sơ xin cấp
GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động của cấp tỉnh).
- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT quản lý HSĐC (bản sao); tài
liệu liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp huyện (bản lưu GCN,
hồ sơ xin cấp GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động, GCN thu hồi, bản trích sao HSĐC
đã chỉnh lý).

Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

- UBND cấp xã quản lý các tài liệu: Bản sao HSĐC, bản trích sao HSĐC đã
chỉnh lý.
6) Các tài liệu hồ sơ địa chính

Bản đồ địa chính:
- BĐĐC là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy, điamat, hệ thống
các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể theo hệ thống
không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật.
Đặc điểm của bản đồ địa chính
- BĐĐC là bản đồ chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
- BĐĐC lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là bản đồ địa
chính) và được thống nhất trong cả nước.
- BĐĐC được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại

đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ
và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong HSĐC.
- BĐĐC lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất do bộ Tài nguyên Môi trường
quy định, trên tọa độ nhà nước.
Nội dung bản đồ địa chính
Điểm khống chế toạ độ, độ cao:
Địa giới hành chính các cấp.
Ranh gới thửa đất
Loại đất
Công trình xây dựng trên đất
Ranh giới sử dụng đất
Hệ thống giao thông: đường bộ đường sắt, cầu…
Hệ thống thủy văn: sông ngòi, kênh rạch, suối, hệ thống thủy lợi gồm công
trình dẫn nước, đê, đập cống.
Địa vật quan trọng
Mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm
tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
Dáng đất

Các loại sổ bộ địa chính
 Sổ địa chính
Sổ Địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó. Sổ Địa chính được lập theo đơn vị
hành chính cấp xã, phường, thị trấn do cán bộ địa chính chịu trách nhiệm thực hiện,
được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện, tỉnh
duyệt.
Mục đích:
Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
Trang 4



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

Sổ địa chính được lập để đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và để đăng ký đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng, làm cơ
sở để Nhà nước quản lý đất đai theo pháp luật.
Nội dung
- Tên và địa chỉ người sử dụng đất
- Thông tin thửa đất:
+ Số hiệu thửa
+ Diện tích sử dụng riêng hoặc sử dụng chung.
+ Mục đích sử dụng
+ Thời hạn sử dụng
+ Nguồn gốc sử dụng
+ Số phát hành và số vào sổ cấp giấy chứng nhận.
- Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú
+ Giá đất, tài sản gắn liền với đất
+ Những hạn chế về quyền sử dụng đất.
+ Nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện
+ Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất.
Nguyên tắc lập sổ:
- Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký đất đai.
- Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứa tự cấp GCN.
- Sổ được lập thành các quyển riêng cho từng đối tượng
- Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau mỗi trang bìa của mỗi quyển sổ.
 Sổ mục kê đất đai
Khái niệm:
Sổ mục kê là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh

giới khép kín trên bản đồ. Sổ mục kê được lập từ bản đồ địa chính và các tài liệu điều
tra đo đạc ngoài thực địa. Sổ mục kê lập để liệt kê toàn bộ thửa đất trong phạm vi hành
chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để
đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài
liệu HSĐC một cách đầy đủ, thuận tiện, chính xác.
Mục đích:
- Quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
Nội dung
- Thửa đất thể hiện các thông tin:
+ Mã số
+ Diện tích
+ Tên người sử dụng đất, quản lý và lọa đối tượng sử dụng quản lý.
+ Mục đích sử dụng đất theo GCN, theo quy hoạch, theo kiểm kê và mục đích cụ
thể khác.
Trang 5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

- Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thủy văn, ghi ký hiệu, số thứ tự và tên đối
tượng có trên bản đồ.
Nguyên tắc lập sổ:
- Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã.
- Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ.
- Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự thửa đất, ghi hết các thửa đất thì để cách số trang
bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến, sau đó mới
vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo.
 Sổ theo dõi biến động đất đai

Khái niệm:
- Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động
đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
Mục đích:
- Để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất, làm cơ sở để thực hiện
thống kê diện tích đất đai hàng năm.
Nội dung:
- Tên và địa chỉ người đăng ký biến động
- Thời điểm đăng ký biến động
- Số hiệu thửa đất có biến động
- Nội dung đăng ký biến động
Nguyên tăc lập sổ:
- Sổ ghi đối với tất cả trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
- Thứa tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động.
- Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính.
 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sổ được lập để cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo dõi, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở cấp mình. Sổ được lập trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự GCN quyền sử dụng
đất đã cấp vào sổ. Cơ quan địa chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan
địa chính cấp huyện chịu trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCN quyền sử dụng đất cho
các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp của mình.
I.1.1.2 Tổng quan về phần mềm ứng dụng CILIS
a. Sơ lược về các phần mềm quản lý hồ sơ địa chính.

Famis- Caddb:
• FAMIS (Field work and Cadastral Mapping Intergrated Software – Phần mềm
tích hợp cho đo và vẽ bản đồ địa chính): là một phần mềm nằm trong hệ thống phần
mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và HSĐC có khả
năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số.

Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh
một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu BĐĐC kết hợp với cơ sở dữ liệu
HSĐC để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và HSĐC thống nhất.
Trang 6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

-

Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn:
+ Kêt nối cơ sở dữ liệu.
+ Các chức năng làm việc với CSDL trị đo.
+ Các chức năng làm việc với CSDL bản đồ địa chính.
• CADDB (Cadastral Document Database Management System – Hệ quản trị cơ
sở dữ liệu hồ sơ địa chính): được viết trên nền của hệ quản trị CSDL Foxpro, là phần
mềm nằm trong hệ thống phần mềm thống nhất của ngành Địa chính phục vụ thiết lập
HSĐC, chức năng quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý cơ sở dữ liệu HSĐC và kết nối với
các phần mềm khác trong hệ phần mềm thống nhất.
- Mục đích của hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu HSĐC là nhằm thực
hiện các nhiệm vụ:
+ Lập bản đồ địa chính số, lập HSĐC, lưu trữ đầy đủ các thông tin về HSĐC.
+ Đăng ký đất đai, phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Lưu trữ và xử lý biến động đất đai sau khi đã hoàn thành hệ thống hồ sơ ban
đầu, phục vụ công tác tra cứu, hỗ trợ các hoạt động thanh tra, quản lý sử dụng đất, giải
quyết tranh chấp đất đai.
+ Phục vụ công tác thống kê tình hình sử dụng đất theo các mẫu biểu của Nhà
nước.

+ Trên cơ sở các thông tin thu được về tình hình sử dụng đất, về thay đổi của
từng loại đất, hỗ trợ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
b. Tổng quan về phần mềm CILIS

Khái niệm:
- CILIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, cung cấp gần
như đầy đủ công cụ, chức năng để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của công
tác quản lý đất đai.
- CILIS là một phần mềm bao gồm nhiều môđun, mỗi môđun gồm các chức
năng hỗ trợ một nội dung của công tác QLĐĐ.

Chức năng của phần mềm CILIS.
- Đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, kê khai đăng ký, in giấy chứng nhận QSDĐ,
cập nhật và lưu trữ các thông đất đai.
- Hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai
- Hỗ trợ quản lý quy hoạch đất.
- Quản lý nhà ở và in GCN quyền sử dụng nhà ở và quyền sở hữu đất ở.
- Quản lý hệ thống tài liệu đất đai..
- Hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai, giao dịch đất đai
- Quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai.
 Mục tiêu của CILIS
- Mục tiêu tổng quát của phần mềm CILIS là tạo ra một môi trường làm việc
mới và hiện đại cho các mặt trong công tác quản lý nhà nước về đất đai là công cụ khai
thác thông tin đất đai phục vụ nhu cầu toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể của CILIS:
Trang 7


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Lê Thanh Tra

+ Cilis là công cụ thống nhất cho xây dựng, cập nhật và bảo trì CSDL đất
đai, hướng tới một hệ thống HSĐC số thay thế cho hệ thống HSĐC trên giấy như một
số địa phương hiện nay.
+ Tạo môi trường làm việc thống nhất, hiện đại một cách toàn diện của công
tác QLĐĐ.CILIS đáp ứng nhu cầu quản lý của quản lý thông tin đất đai, quản lý tài
liệu đất đai và quản lý quá trình giao dịch đất đai.
+ CILIS phải xây dựng trên nền công nghệ hiện đại: công nghệ thông tin, hệ
quản trị CSDL không gian, mã nguồn mở và chuẩn hóa.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2003 ban hành ngày 26/11/2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày
0-1/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
- Quyết định:419/QĐ-CT ng ày 8/9/2004 c ủa Chủ Tịch UBND tỉnh Tây Ninh ”Về
việc phê duyệt Luận Chứng Kinh Tế Kỹ Thuật đo đạc lập lưới; đo vẽ bản đồ địa chính
và lập hồ sơ địa chính huy ện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh”.
- Thông tư số 1990/2000/TT – TCĐC ngày 30/ 11/ 2001 của tổng cục Địa Chính về
việc hướng dẫn đăng ký dất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Quyết định số 220/QĐ – UB ngày 29/11 / 1996 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tây
Ninh về việc ban hành mức đất ở cho hộ gia đình tại khu vực đô thị và khu vực nông
thôn áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Quyết định số 400/QĐ – UB ngày 16 tháng 10 năm 2000 của uỷ ban nhân dân
tỉnh Tây Ninh về việc ban hành quy định “Trình tự thủ tục đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”
- Công văn số 591/CV –Đc ngày 28 tháng 7 năm 2000 của sở Địa Chính hướng
dẫn một số vấn đề trong trích thửa và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Công văn số 515/Đc – ĐKTK ngày 25 tháng 6 năm 2003 của sở địa chính ban

hành các mẫu đăng ký đất đai.
- Sở Địa chính (nay là sở Tài NGuyên và Môi Trường) đã soạn thảo trình uỷ ban
nhân dân tỉnh văn bản thay thế Quyết định số 400/QĐ – UB nhằm phù hợp với thông
tư 1990/2000/TT – TCĐC về công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất..
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
CILIS là sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường. CILIS đang được tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện nhưng do theo quyết
định mới của Bộ TNMT nên đang chuẩn bị chuyển sang Vilis để phù hợp hiện hành.

Hiện trạng ứng dụng CILIS
- Hiện nay CILIS đã triển khai ở một số tỉnh miền trung và miền Bắc với những
mục đích khác nhau nhưng vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Trong năm 2007
trở về trước CILIS dự kiến sẽ triển khai trên diện rộng ở một số tỉnh với những đặc
tính khác nhau.

Thực trạng phần mềm CILIS
Trang 8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

 Hiện nay Cilis không còn ứng dụng rộng rãi nữa đã đang chuyển
sang phần mềm Vilis như sau:
- Hiện nay phiên bản VILIS 2.0 dự kiến năm 2007 sẽ phát hành với nhiều ưu
điểm so với phiên bản 1.0 đang được triển khai cụ thể như sau:
+ Nâng cấp với các giải pháp mới nhất của công nghệ ArcGis: ArcSDE,
ARCEngine

+ Phát triển trên nền hiện đại, mềm dẻo: Net Framework (Microsoft), ngôn
ngữ lập trình Visual.Net (C#)
+ Hỗ trợ đầy đủ mã tiếng Việt (tương thích hoàn toàn với Unicode)
+ Kiến trúc ba cấp (Three-tiers), hoạt động theo mô hình Client/sever, Web
+ Phần mềm có tính bảo mật cao (5 mức)
+ Mềm dẻo hơn: Độc lập RDBMS:MySQL, ORACLE
+ Chuẩn hóa:OpenGis, GML cho trao đổi dữ liệu.
+ Phát triển thêm nhiều chức năng và nâng cao độ tin cậy.
+ Định hướng mở: Phần mềm VILIS được đóng gói dưới dạng thư viện
COM. Có tính mở cho phép người sử dụng có thể tái sử dụng. Phần mềm VILIS có thể
cung cấp mã nguồn cho một số môđun liên quan đến phân tích, xử lý dữ liệu dẫn xuất,
tổng hợp số liệu, tạo báo cáo thống kê.
+ Cải biến môi trường đồ họa: nhiều chức năng xử lý đồ họa, Cad hơn.
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1.Vị trí địa lý
- Xã Long Chữ thuộc phía đông đông bắc của huyện Bến Cầu nằm ven sông Vàm
Cỏ Đông cũng là cửa ngỏ lưu thông thuỷ của huyện Bến Cầu với huyện Gò Dầu nói
chung và của xã Long Chữ với huyện Gò Dầu nói riêng. Giữa Long Chữ và xã Long
Vĩnh thuộc huyện Châu Thành thông qua tuyến đường 786 từ cửa khẩu Mộc Bài qua
xã.
- Địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp với xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành.
+ Phía Đông giáp xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu.
+ Phía Nam và Tây Nam giáp xã Tiên Thuận, xã Long Giang huyện Bến cầu.
+ Phía Tây giáp xã Long Phước huyện Bến Cầu.
 Địa hình:
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, độ dốc thay đổi theo hướng Bắc và
Tây bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình khoảng 7 m. từ khu vực dân cư có độ
cao từ 6 – 12 m, sau đó thấp dần dần về phía Đông Nam tới sông Vàm Cỏ Đông có
độ cao dưới 1 m. Tuy nhiên ở các khu vực tiếp giáp giữa vùng dân cư và khu canh tác,

khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông có độ cao thay đổi cục bộ so với địa hình chung.
Từ tháng 9- 12 hàng năm các khu vực ven sông thường ngập nước trên diện
tích rộng nên ảnh hưởng nhiều đến việc canh tác.
 Thuỷ văn:

Trang 9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

Xã Long Chữ có sông Vàm Cỏ Đông là một con sông lớn làm địa giới hành
chính giữa xã và huyện Gò Dầu.
Hệ thống thuỷ lợi thuộc khu vực canh tác nông nghiệp của xã còn hạn chế
nhưng cũng không nhiều. Chủ yếu là các hệ thống mương, rạch nối dài đến sông Vàm
Cỏ
 Chất đất
Đất đai dân cư vùng nông thôn và đa số đất nông nghiệp chủ yếu thuộc đất
thịt pha cát, nền đất ổn định và chịu lực tốt thuận lợi cho xây dựng các công trình nhà
ở. Riêng về phía sông Vàm Cỏ Đông của xã thì thường ngập úng vào mùa mưa nên độ
ổn và khã năng chịu lực không tốt nên khu này chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
 Thực phủ:
Trong khu dân cư thực phù tương đối dày đặc.hầu hết là vườn tạp trồng cây
lâu năm như dừa, nhãn, xoài, tầm vông…xen lẫn một ít cây tròng hoa màu.Khu vực
đất nông nghiệp chủ yêu là trồng lúa.
 Khí hậu:
Xã Long Chữ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới,số giờ nắng trong năm
là 2700 giờ nên nhiệt độ và bức xạ khá cao.
Nhiệt độ trung bình khoảng 27 o C. Biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn

(8o – 9oC).
Độ bốc hơi nước đạt từ 5mm/ngày trở lên.
Khí hậu chia thành hai mùa rỏ rệt.mùa mưa bắt đầu vào khoảng trung tuần
tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12- 4 của năm sau.Lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng 1520 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ XÃ LONG CHỮ

Trang 10


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

Trang 11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

I.2.2. Kinh tế xã hội
1. Địa giới hành chính:
- Địa giới hành chính tương đối ổn định,không có tranh chấp.Xã đã có bộ
bản đồ địa giới hành chính được lập theo chỉ thị số 364/CT – CP của thủ tướng chính
phủ ở tỷ lệ bản đồ 1/25000.
2. Hiện trạng đất đai:
Bảng 1: Bảng liệt kê các loại đất theo diện tích
STT


Loại đất

Mã loại đất

Diện tích tự nhiên

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2.538,98

1

Đất nông nghiệp

NNP

2.374,62

93,53

2

Đất lâm nghiệp

LNP

0


0

3

Đất ở

OTC

39,81

1,57

4

Đất chuyên dùng

CDG

67,31

2,65

5

Đất chưa sử dụng

CSD

57,24


2,25

(Nguồn: Phòng TNMT Huyện Bến Cầu)
- Xã Long Chữ có tổng diện tích tự nhiên là 2.538,98 ha.Trong đó đất nông
nghiệp chiếm 93,53% so với tổng diện tích.Các loại đất khác như: chuyên dùng là
2,65%, đất ở là 1,57%, chưa sử dụng là 2,25%, lâm nghiệp là 0%.Toàn xã chia làm 4
ấp: Long Giao, Long Hoà 1, Long Hoà 2, Long Thạnh.
- Tình hình sử dụng đất đai của nhân dân địa phương trong những năm gần
đây diễn ra tương đối phức tạp mà điển hình là tình trạng sang nhượng, mua bán đất
đai bất hợp pháp ở khu vực dọc theo các lộ chính. Trong khu vực dân cư,các thửa đất
ngày càng có xu hướng thu nhỏ hoặc bị chuyển mục đích sử dụng. Đặc biệt khi có chủ
trương phát triễn kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thì đất đai khu vực xã cũng có biến động
rất nhiều. Các ranh thửa khó xác định ngoài thực địa do đó đòi hỏi cập nhật biến động
thường xuyên để mang lại hiệu quả trong quản lý.

Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng các loại đất
Trang 12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

3. Kinh tế xã hội:
Nền kinh tế của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như: canh tác lúa,
màu, trồng cây công nghiệp… Tuy vậy, trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, tỉnh
dã có kế hoạch cụ thể phát triễn nền nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ,
du lịch…xứng đáng với tiềm năng của khu vực.
4. Y tế
Trong khu vực xã đã có hệ thống trạm xá của xã, tổ y tế của từng ấp trong xã.

Trong những năm gần đây không có dịch bệnh nào nguy hiểm trong địa bàn của xã.
Tuy nhiên dogiao thông hạn chế nên các trạm y tế của cả xã luôn chủ đông các loại
thuốc phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và tuyên truyền các biện pháp phòng tránh.
5. Giao thông:
 Đường bộ:
Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 786 đi từ cuủa khẩu Mộc Bài qua các xã
Tiên Thuận, Long Khánh, Long Giang rồi vào xã Long Chữ sau đó qua thị trấn huyện
Châu Thành. Ngoài ra còn có những tuyến đường liên ấp với vật liệu trãi mặt là đá sỏi
hoặc đất. Các đường liên kết với nhau thành một mạng lưới giao thông tương đối hoàn
chỉnh. Tuy nhiên hệ thống giao thông nội đồng rất ít, chỉ có một đường đất ngoằn
nghèo, mùa mưa mặt đường nhão, trơn ảnh hưởng nhiều cho việc đi lại vận chuyển nội
đồng của nông dân.
 Đường thuỷ:
Giao thông đường thuỷ chủ yếu là dọc theo sông Vàm Cỏ Đông
6. Dân cư:
Dân cư phân bố thành từng cụm dọc theo tuyến giao thông chính, nhà ở phân
bố không theo quy hoạch, một số dân cư xen lẫn với diện tích đất canh tác nông
nghiệp. Đa số dân cư là người địa phương, dân tộc kinh và một số ít là KhơMe, tôn
giáo chủ yếu là Cao Đài. Đời sống kinh tế tương đối ổn định, tình hình an ninh trật tự
tốt.
7. Tăng trưởng kinh tế.
- Kinh tế tăng trưởng chậm so với các xã lân cận, bình quân hàng năm là 15.4%.
Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 17triệu đồng. Trong đó giá trị sản
xuất nông nghiệp bình quân 78.8%, dịch vụ tăng 28.8%, nông nghiệp giảm 1.7%.
8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng, các chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt
so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế của xã tếp tục chuyển dịch theo định hướng nông
nghiệp - dịch vụ - Công nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 77,8% - 19,3% - 1,9%.
9. Dân số - lao động và thu nhập
Dân số - lao động

- Đến cuối năm 2006 dân số của xã 5.121người/1.234 hộ, trong đó có 76% nhân
dân sống bằng nghề lao động nông nghiệp, 24% còn lại là doanh nghiệp, buôn bán
dịch dụ nhỏ lẻ và các ngành nghề khác.
- Số người trong độ tuổi lao động 983 người. Hiện nay nhân dân lao động trên
địa bàn xã đều có việc làm ổn định. Tốc độ tăng bình quân 1,45%, tỷ lệ tăng dân số
2,48%, tỷ lệ tăng tự nhiên 11.9%.
Trang 13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

- Mật độ dân cư tương đối lớn, chủ yếu là dân nhập cư, việc xây dựng nhà cửa,
sang nhượng đất đai biến động rất lớn.
Thu nhập:
- Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Được sự quan tâm của tỉnh đời sống nhân dân trên địa bàn toàn xã ngày không
ngừng được cải thiện, mức sống bình quân mỗi hộ gia đình trong toàn xã là 8.5 triệu
đồng/người/năm. Số hộ giàu chiếm 5 %, hộ khá chiếm 34 %, hộ trung bình chiếm
45% so với năm 2000, số hộ nghèo chiếm 16 % trong toàn xà cơ bản là còn.
• Nhận xét:
Nằm trong vùng dân cư nông thôn nên quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
của xã phát triển rất chậm theo hướng phát triển chính là sẽ mở khu công nghịêp của
tỉnh.
- Xã Long Chữ nằm trong vùng nông thôn, đây là vùng mà Nhà nước có sự
quan tâm rất nhiều đến sự phát triển công nghiệp hóa. Để phát triễn theo chính sách
cân đối vùng miền.
- Những đặc điểm trên sẽ tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế Công
nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại, Dịch vụ - Nông nghiệp. Dẫn đến sự thay

đổi cơ bản về cơ cấu đất đai, đất nông nghiệp sẽ giảm dần để chuyển đổi sang các mục
đích khác, đặc biệt là đất xây dựng và chuyên dùng.
Do có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng (0 o – 3o) nên thuận tiện cho san lấp
mặt bằng xây dựng còn đất gần phía sông thì (3o – 15o).
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống thảm thực
vật, tạo nên sự đa dạng cây trồng vật nuôi.
- Chế độ mưa phân hóa thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) đặc biệt là
mùa mưa thường gây ra lũ lụt ngập úng trong vùng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
cũng như sản xuất của dân cư trong vùng gây khó khăn rất lớn đối với đời sống, kinh
tế xã hội.
Vào mùa khô nắng nóng kéo dài khô hạn ảnh hưởng ít nhiều đối với cây trồng,
làm giảm khả năng phát triển cây trồng, vật nuôi.
Khó khăn:
Lao động: tổng số lao động trong xã dồi dào nhưng trình độ lao động chưa
cao, chưa được đào tạo cơ bản để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong quá trình
CNH-HĐH.
- Việc làm: Tỷ lệ lao động trong nông thôn mang tính thời vụ, chưa khai thác hết
tiềm năng lao động. Trong giai đoạn tới cần có chính sách giải quyết, tạo công ăn việc
làm cho nguồn lao động này.
I.2.3 Khái quát tình hình quản lý đất đai
− Đựơc sự quan tâm của ngành, xã đã đo đạc giải thửa nông nghiệp và thổ cư nên
đã đáp ứng được nhu cầu cấp GCNQSDĐ.
− Công tác cấp giấy GCNQSDĐ ở nông thôn đạt 89,40% so với diện tích kiểm kê
2005, cấp GCNQSDĐ ở nông thôn đạt 88,36% so diện tích kiểm kê năm 2005,
cấp giao đất chuyên dùng đạt 94,1% số điểm công trình.
Trang 14


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Lê Thanh Tra

− Công tác thanh tra địa chính được đẩy mạnh, giải quyết tranh chấp đúng pháp
luật và kịp thời. Xã quan tâm đã tiến hành kiểm tra sử dụng đất lập biên bản vi
phạm hành chính nhiều vụ việc và đề xuất xử lý hành chính.
− Xã được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, Việc lập kế hoạch sử dụng đất
được tiến hành hàng năm được tiến hành hằng năm dưạ trên cơ sở quy hoạch
sử dụng đất.
− Cùng với sự phát triễn chung, công tác đền bù giải phóng mặt bằng ngày càng
tăng. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giải phóng mặt bằng để tiến hành
xây dựng. Nguyên nhân lập hồ sơ chậm do kinh phí đền bù chưa đáp ứng được
yêu cầu.
− Nhìn chung việc QLĐĐ ở xã đúng theo luật định và đúng thẩm quyền. Tuy
nhiên vẫn còn tồn tại như: hệ thống bản đồ nông nghiệp lạc hậu, cấp
GCNQSDĐ ở chậm tiến độ, những sai phạm trong sử dụng đất sai mục đích
chưa xử lý kịp thời, những trường hợp sử dụng đất sai mục đích vẫn còn diễn
ra, công tác quy hoạch chưa phù hợp thực tế, việc đền bù còn chậm so với nhu
cầu.
− Những năm qua xu thế biến động được thể hiện như: đảm bảo giữ được diện
tích đất nông nghiệp và đất lúa, tốc độ sử dụng đất cho giao thông - thuỷ lợi và
xây dựng tăng nhanh thể hiện sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ
tầng. diện tích đất hoang bị thub hẹp do thực hiện việc khai hoang phục hoá.
− Hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất chủ yếu là chuyển từ đất nông nghiệp và
cây trồng hằng năm sang cây trồng ăn quả, Khai hoang chủ yếu cây lâu năm
như: Cao Su, Bạch Đàn, Xà Cừ, Tràm Bông Vàng, Tàn Miền Tây Nam Bộ.
Đồng thời cũng có khai hoang trồng cây hàng năm, bù đắp cho diện tích đất
nông nghiệp bị mất đi do chuyển mục đích sử dụng đất.
- Thực hiện chỉ thị 299/TTg về thống kê, phân hạng, đăng ký thống kê đất đai.
- Thực hiện quyết định số 201/198/QĐ - CP ngày 01/07/1980 về thống kê quản
lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

- Tổ chức tuyên truyền thực hiện luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng
dẫn thi hành luật.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý ruộng đất còn bộc lộ những
hạn chế, tồn tại như: Tình hình QLĐĐ thiếu chặt chẽ, việc cập nhật các thông tin chưa
được quan tâm thường xuyên, dẫn đến số liệu qua các năm rất khác nhau, không phản
ánh trung thực xu thế diễn biến về đất đai. Địa giới hành chính được xác lập, kiểm tra
theo chỉ thị 364/CP chưa được các cơ quan tỉnh, huyện thống nhất sử dụng, nên các số
liệu của các ban ngành về diện tích sử dụng của huyện không giống nhau.
- Từ khi luật đất đai năm 2003 ra đời thay thế luật đất đai năm 1993. Công tác
quản lý Nhà nước về đất đai của xã đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu
cực phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã, cơ bản hoàn thành
nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, của huyện và của tỉnh đề ra.
- Đến năm 2007 thực hiện chủ trương của Sở TN & MT tiến hành đo đạc chính
quy theo ranh giới hành chính xã bằng Long Chữ phương pháp toàn đạc. Công tác đo
đạc và vẽ bản đồ do công ty Cổ Phần Đo Đạc Địa Chính Tây Ninh đảm nhận, kết quả
đạt được:
Trang 15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

+ Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1:2000 gồm 37 tờ
+ Sổ dã ngoại có ghi tên chủ sử dụng, số tờ bản đồ, số thửa
+ Sổ đo diện tích
- Đây là tài liệu cơ bản làm cơ sở để triển khai công tác đăng ký thống kê cấp
GCNQSDĐ.
- Hiện nay CSDL tài nguyên đất xã Long Chữ đã tiến hành chuẩn hóa và đang
chuyển qua CILIS để quản lý theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường.

I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng CSDL hồ sơ địa chính.
- Ứng dụng phần mềm CILIS vào nhập, quản lý, truy vấn dữ liệu HSĐC.
- Hoàn thiện trình xây dựng CSDL hồ sơ địa chính bằng phần mềm CILIS.
- Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm (ưu, nhược điểm) và an toàn cơ sở
dữ liệu.
- So sánh phần mềm CILIS với các phần mềm khác.
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp bản đồ
Thu thập bản đồ, lý thuyết chuẩn hóa bản đồ địa chính, phân tích, xử lý biến
động trên bản đồ.
2. Phương pháp thống kê:
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý
dữ liệu địa chính. Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ xây dựng CSDL hồ sơ địa
chính bằng phần mềm CILIS.
3. Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phân tích, tổng hợp lựa chọn các nguồn dữ liệu thu thập được.
4. Phương pháp so sánh:
So sánh ưu nhược điểm, thuận lợi, khó khăn việc ứng dụng CILIS với phần
mềm ứng dụng khác vào công tác quản lý HSĐC.
5. Phương pháp chuyên gia:
Trong suốt quá trình nghiên cứu phải tham ý kiến của những người có chuyên
môn, kinh nghiệm.
6. Phương pháp điều tra thực địa: Vận dụng để điều tra, chỉnh lý, tài liệu, bản
đồ.

Trang 16



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

I.3.3 Quy trình thực hiện
Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Chuẩn bị các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu:
Microstation, CILIS, Famis…

Chuẩn bị

-Thu thập tài liệu liên quan đến phần mềm
CILIS và các phần mềm hỗ trợ khác.
Thu thập tài liệu, số liệu

-Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu về địa
bàn nghiên cứu.

-Thu thập dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc
tính đất đai.
Thống kê, phân tích, đánh
giá, lựa chọn dữ liệu

Chuyển dữ liệu qua CILIS

Ứng dụng CILIS cập nhật,
xử lý, lưu trữ thông tin

Lựa chọn giải pháp bảo vệ
an toàn dữ liệu


Ghi nhận vướng mắc trong
quá trình thực hiện

So sánh, đánh giá hiệu quả
của phần mềm

Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện

Trang 17


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thanh Tra

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG CSDL HỒ SƠ ĐỊA
CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM CILIS
II.1.1 Dữ liệu không gian
- Ranh giới hành chính huyện Bến Cầu nói chung và các xã nói riêng đã được
pháp lý hóa theo chỉ thị 364/CP của thủ tướng Chính phủ. Theo Nghị định 58/CP ngày
23/07/1999 của Chính phủ.
- Hiện nay hồ sơ địa giới hành chính giữa các đơn vị xã, thị trấn trong huyện
cũng như các đơn vị hành chính giáp ranh xã đã được thống nhất rõ ràng, xác định
bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
- Công tác đo đạc chính quy và lập bản đồ đã được triển khai trên toàn huyện.
Cho đến nay huyện Bến Cầu đã đo đạc và thành lập xong bản đồ địa chính cho 8/9 xã
và một thị trấn

- Xã, thị trấn theo phương pháp đo vẽ trực tiếp với tỷ lệ từ 1:2000 đến 1:500.
- Riêng xã Long chữ từ năm 2006 trở về trước vẫn còn lưu trữ, sử dụng bản đồ
dưới dạng Autocad. Năm 2007 huyện đã thuê đơn vị Công ty Cổ Phần Đo Đạc Địa
Chính Tây Ninh đo vẽ lại bản đồ địa chính xã bằng phương pháp toàn đạc điện tử vẽ
trên phần mềm Microstation và lập sổ mục kê theo từng tờ bản đồ cho toàn xã. Trong
quá trình đo vẽ vẫn thường xuyên tiến hành kiểm tra đối soát thực địa và cập nhật biến
động lên bản đồ cho tới thời điểm nghiệm thu bản đồ, giao nộp sản phẩm cho huyện.
Đầu năm 2008 toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính của xã với 37 tờ bản đồ tỷ lệ từ
1:2000 theo hệ tọa độ VN-2000 đã nghiệm thu đưa vào sử dụng.
- Với hệ thống bản đồ lưu trữ dạng *.dgn trên Microstation giúp quản lý thông
tin đất đai đơn giản, chặt chẽ, khách quan đặc và đặc biệt thuận lợi cho việc chuyển
hóa dữ liệu vào CILIS để sử dụng.
II.1.2 Dữ liệu thuộc tính
- Dữ liệu thuộc tính của xã Long Chữ được lưu trữ tại Phòng Tài nguyên và Môi
trường dưới dạng số và giấy. Trong đó, hệ thống sổ bộ được lưu trữ trên giấy theo mẫu
sổ quy định tại Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính và Thông tư
29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
- Hệ thống sổ bộ địa chính phục vụ công tác quản lý, cập nhật thông tin đất đai
của xã được lưu trữ tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện bào gồm các loại sổ
sau:
+ Sổ địa chính được lưu trữ tại Phòng TN&MT.
+ Sổ theo dõi biến động.
+ Sổ cấp giấy chứng nhận.
+ Sổ mục kê được lập mới khi đo vẽ lại bản đồ địa chính và được lưu trữ dưới dạng
file CILIS.
II.1.3 Đánh giá chung

Trang 18



×