Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT NẾP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT NẾP TRÊN NỀN GIÁ THỂ TẠI HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
--------------------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT NẾP VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA LƯỢNG PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC KHÁC NHAU ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT NẾP TRÊN
NỀN GIÁ THỂ TẠI HÀ NỘI

Người hướng dẫn

: GS.TS. Phạm Tiến Dũng

Bộ mơn

: PPTN & TKSH

Người thực hiện

: Hồng Thị Hải Yến

Mã sinh viên

: 574948

Lớp

: K57 RHQ



HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2016

[Type text]

Page 2


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua , tôi đã rút ra được rất
nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu. Sẽ là thiếu sót lớn nếu như tôi không
gửi lời cảm ơn đến những người đã quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt tơi đến giờ
phút này.
Để có được những kiến thức và kết quả thực tế ngày hơm nay, ngồi sự nỗ
lực, phấn đấu của bản thân tơi cịn nhận được sự dìu dắt tận tình của các
thầy cơ giáo. Với tấm lịng biết ơn sâu sắc, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm
ơn
-GS.TS. Phạm Tiến Dũng,giảng viên Bộ mơn Phương pháp thí
nghiệm và thống kê sinh học, Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình
thực tập
-Các thầy giáo, cơ giáo, cán bộ và công nhân viên bộ môn Phương
pháp thí nghiệm và thống kê sinh học, cùng các thầy giáo, cô giáo và các
anh chị ở Trung tâm sản xuất Nông nghiệp hữu cơ – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho
em thực hiện và hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng như trong thời
gian hoàn thành báo cáo
Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hải Yến

MỤC LỤC
[Type text]

Page i


LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... i
MỤC LỤC............................................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ...........................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu................................................................................................2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu............................................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................4
2.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BĨN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG RAU
........................................................................................................................................ 4
2.1.1. Trên thế giới......................................................................................................4
2.1.2. Trong nước........................................................................................................5
2.2 NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.............................................6
2.2.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại..........................................................................6
2.2.2. Đặc điểm sinh học của cây dưa chuột...............................................................6
2.1.3.Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây dưa chuột ........................................................6

2.3. Giá trị dinh dưỡng của dưa chuột..........................................................................10
2.4. Giá trị kinh tế của cây dưa chuột............................................................................11
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.............................................................12
2.5.1 Nghiên cứu trên thế giới...................................................................................12
2.5.1 Nghiên cứu về giá thể trồng rau.......................................................................16
2.5.2 Nghiên cứu trong nước....................................................................................18
2.6 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam..........................22
2.6.1Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới.....................................22
2.6.2Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột của một số nước trên Thế giới................23
2.6.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam......................................................24
2.7 Nơng nghiệp hữu cơ...............................................................................................25
2.7.1 Vai trò của phân hữu cơ đối với cây trồng........................................................27
2.7.2 Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ.........................................................................27
2.7.3. Phân chuồng ủ hoai mục.................................................................................28

[Type text]

Page ii


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................33
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................33
3.2 Nội dung nghiên cứu...............................................................................................33
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................34
3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu................................................................................36
3.3 Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc..............................................................36
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................................38
4.1 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây dưa nếp tại huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương...............................................................................................38
4.1.1 Tình hình sử dụng phân bón ............................................................................38

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng phân bón cho cây dưa chuột nếp tại huyện Gia Lộc, tỉnh
Hải Dương................................................................................................................. 38
4.1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật........................................................39
4.1.3 Hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột nếp sản xuất ngoài đồng ruộng tại huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương............................................................................................40
4.2. Ảnh hưởng của lượng phân chuồng hoai mục khác nhau đến sinh trưởng, phát
triển của cây dưa chuột nếp..........................................................................................41
4.2.1. Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột nếp.................................................41
4.2.2. Ảnh hưởng của lượng phân chuồng ủ hoai mục khác nhau tới động thái và tốc
độ tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột nếp............................................................45
4.2.3. Ảnh hưởng của lượng phân chuồng ủ hoai mục khác nhau tới động thái ra lá
và tốc độ tăng số lá của cây dưa chuột nếp..............................................................49
4.2.4. Ảnh hưởng của các mức phân chuồng ủ hoai mục khác nhau đến một số đặc
điểm sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột nếp.................................................51
4.2.5. Tình hình sâu bệnh hại trên cây dưa chuột nếp ở các mức phân chuồng ủ hoai
mục khác nhau ......................................................................................................... 53
4.2.6. Ảnh hưởng của các mức phân chuồng khác nhau đến yếu tố cấu thành năng
suất........................................................................................................................... 57
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế.......................................................................................59
PHẦN V: KẾT LUẬN VÈ ĐỀ NGHỊ...................................................................................65
5.1 Kết luận................................................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................68

[Type text]

Page iii


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g quả tươi.................11
Bảng 2.2 : So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác..........12
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân hữu cơ.......................16
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân chuồng.......................19
Bảng 2.5 : Diện tích và năng suất sản lượng dưa chuột của một số nước trên thế
giới năm 2010 và 2013.......................................................................................23
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân ..................................29
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây dưa chuột nếp tại
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương..........................................................................39
Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột nếp ta sản xuất tại huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương...................................................................................................41
Bảng 4.4: Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột nếp....................................42
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của lượng phân chuồng ủ hoai mục khác nhau tới động
thái chiều cao cây dưa chuột nếp.......................................................................46
Bảng 4.6 : Ảnh hưởng của lượng phân chuồng ủ hoai mục khác nhau tới tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột nếp..........................................................46
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các mức phân chuồng ủ khác nhau đến động thái ra
lá của cây dưa chuột nếp...................................................................................50
Đơn vị: lá............................................................................................................ 50
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các mức phân chuồng ủ khác nhau đến tốc độ ra lá
của cây dưa chuột nếp.......................................................................................50
Đơn vị: số lá/tuần...............................................................................................50
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của lượng phân chuồng ủ hoai mục khác nhau đến một số
đặc điểm phát triển của cây dưa chuột nếp........................................................52
Bảng 4.10: Tình hình sâu bệnh hại cây dưa chuột nếp ở các lượng phân chuồng
ủ hoai mục khác nhau .......................................................................................54
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của lượng phân chuồng ủ hoai mục khác nhau đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây dưa chuột nếp.............................57
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa chuột nếp trong nhà lưới bằng

phương pháp hữu cơ.........................................................................................61

[Type text]

Page iv


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1: Ảnh hưởng của các mức phân chuồng ủ hoai mục đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây dưa chuột nếp..............................................................49
Đồ thị 2: Ảnh hưởng của các mức phân chuồng ủ hoai mục khác nhau đến
động thái ra lá của cây dưa chuột nếp............................................................51
Đồ thị 3: Năng suất dưa chuột........................................................................59

DANH MỤC HÌNH ẢNH
[Type text]

Page v


[Type text]

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
BTH: Benzen (1,2,3) axit thiadiazole –7- carbothoic S-methy ester
BVTV: Bảo vệ thực vật

Cs: cộng sự
CMV: (Cucumber Mosaic Virus): Bệnh khảm lá
CT: Công thức
HTX: Hợp Tác Xã
IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movement):
Tổ chức các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế
IPNI: (International Plant Names Index): Viện dinh dưỡng cây trồng
Quốc tế
NST: Ngày sau trồng
PBHH: Phân bón hóa học
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP: Thành Phố
UN: (United Nations) Tổ chức Liên Hợp Quốc
WHO: (World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới
WTO: (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới
FAO: ( Food Aquaculture Organization) Tổ chức nông lương thế giới
FAOSTAT: (FAO Statistical Databases)
PHI: ( Prehaverst Interval) Thời gian cách ly ( ngày)

[Type text]

Page vii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là cây trồng có vai trị quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã
hội. Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều
đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau lại càng

gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề
kháng cho cơ thể kéo dài tuổi thọ. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm
nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nội
địa và xuất khẩu. Rau xanh là loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu
trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Rau cung cấp nhiều loại dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như: vitamin, protein, lipit,
khoáng chất, hydrat cacbon,..và các chất xơ cần thiết cho sự tiêu hóa. Rau là
nguồn cung cấp vitamin rất phong phú về thành phần và hàm lượng mà lại rẻ
tiền
Thời gian gần đây, khi mà dời sống của nhân dân được cải thiện thì nhu
cầu con người về rau càng cao khơng chỉ về số lượng mà cịn cả chất lượng
rau.Trong khi đó q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho diện tích đất
nơng nghiệp bị thu hẹp dần trong đó có cả diện tích đất trồng rau, mặt khác
chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt đô thị ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nền nơng nghiệp bền vững nói chung và an toàn thực phẩm.
Hiện nay, rau được bày bán tràn ngập trên thị trường các thành phố lớn,
những khu đông dân cư với số lượng khá lớn.Tất cả các hộ dân ở Việt Nam
đều tiêu thụ rau quả. Trong điều tra mức mức sống ở Việt Nam năm 1998 cho
biết tất cả các hộ gia đình ở Việt Nam đều tiêu thụ rau, với mức tiêu thụ trung
bình hằng năm là 53,25 kg rau đối với một người.
Dưa chuột là cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, ngày nay là một cây trồng

[Type text]

Page 1


phổ biến thuộc họ bầu bí, được sử dụng để ăn tươi, làm salat, muối chua,..
Theo thống kê của Tổ chức Lương nông của Liên Hợp quốc
(FAOSTAR, 2012) dưa chuột là loại rau được trồng phổ biến thứ tư trên thế

giới sau cà chua, bắp cải và hành tây, với tổng diện tích là 1,9 triệu ha. Ở Việt
Nam diện tích dưa chuột hàng năm khoảng 26000-28000 ha, năng suất trung
bình đạt 170 tạ/ha, với kim ngạch đạt hàng chục triệu USD mỗi năm.
Dưa chuột là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mỗi
gia đình. Khơng thể phủ nhận lợi ích của dưa chuột bởi trong quả này có tính
mát, giàu vitamin có lợi cho cơ thể như: chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức
khỏe nước chiếm đến 90% trong loại thực phẩm này, đồng thời chứa hầu hết
các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên bạn cần nạp vào cơ thể hàng
Về việc ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật về hóa học
nơng nghiệp đã làm tăng dư lượng hóa chất cho các sản phẩm rau xanh cũng
như dưa chuột, từ đó có thể gây ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính cho
người tiêu dùng. Ngược lại, phương thức canh tác hữu cơ chỉ sử dụng phân có
nguồn gốc hữu cơ như: phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, chiết xuất từ củ
quả, các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển sản
xuất rau có chất lượng cao. Nhằm khác phục những hạn chế này, tạo điều kiện
cho cây rau nói chung, cây dưa chuột nói riêng phát triển có hiệu quả, đề tài
đã tiến hành: “ Thực trạng sản xuất dưa chuột nếp và ảnh hưởng của
lượng phân chuồng hoai mục khác nhau đến sinh trưởng và năng suất của
giống dưa chuột nếp trên nền giá thể tại Hà Nội”
1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
-Tìm hiểu thực trạng sản xuất dưa chuột nếp ngoài đồng ruộng tại
huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương
-Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân chuồng hoai mục khác nhau
đến sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất cây dưa chuột sản
[Type text]

Page 2



xuất trên nền giá thể theo phương pháp hữu cơ. Từ đó tìm ra lượng phân bón
phù hợp nhất với cây dưa chuột nếp.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra việc sản xuất đối với cây dưa chuột tại huyện Gia Lộc- tỉnh
Hải Dương
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại trên
cây dưa chuột với các lượng phân chuồng ủ hoai mục khác nhau.
Xác định lượng phân chuồng ủ hoai mục thích hợp nhất cho sản xuất
dưa chuột
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột trên các các
lượng phân bón khác nhau
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dưa chuột nếp với những mức bón
phân chuồng ủ hoai mục khác nhau

[Type text]

Page 3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT TRONG RAU
2.1.1. Trên thế giới
Ngày nay nền nông nghiệp sạch được hầu hết các nước trên Thế giới
quan tâm trong đó có việc sản xuất rau an toàn. Dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) và phân bón trong nơng sản được WHO và FAO đưa ra ngưỡng
tối đa. Các cơng trình nghiên cứu để xác định tiêu chuẩn của rau an toàn đã
được các nước có nền nơng nghiệp phát triển trên thế giới như: Hà Lan,
Israrel, Pháp,… quan tâm. Trong khu vự Châu Á như: Thái Lan, Đài Loan,
Singapore… đã chú ý rất nhiều về vấn đề này. Các nước này thực hiện nhiều

giải pháp đồng bộ từ tổ chức sản xuất, quản lý, kĩ thuật đồng thời giám sát
chất lượng để sản phẩm rau làm ra được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) cho người tiêu dùng trong nước và đủ điều kiện xuất khẩu. hằng
năm nhiều Bang của Mỹ có các tài liệu hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV,
PBHH cho người dân tại các vùng trồng rau. Tài liệu này nêu tên thuốc hoặc
tên phân bón thích hợp cho loại cây trồng nào đó, với liều lượng cho phép,
PHI, cảnh báo an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh.
Ngày nay nền nông nghiệp của Thế giói thâm canh cao nên nhu cầu sử
dụng thuốc BVTV, PBHH để phục vụ cho cây trồng cũng tăng lên nhiều. Doanh
số của thuốc BVTV vào những năm 80 của thế kỷ XX trên toàn thế giới vượt
con số 20 tỷ USD nhưng 15 năm sau con số này đã vượt 35 tỷ USD, trong đó
Châu Âu và Bắc Mỹ chiếm gần 50%, vùng Viễn Đông chiếm khoảng 25%, 25%
còn lại của các nước khác. Yêu cầu của thuốc BVTV đối với con người và môi
trường tự nhiên ngày nay càng cao hơn do đó chi phí nghiên cứu đưa ra một loại
thuốc BVTV mới ra thị trường rất cao. Chi phí này gồm phát minh, sáng chế,
đăng ký,..lên đến 184 triệu USD gấp 8 lần so với cách đây 20 năm. Để phát
[Type text]

Page 4


minh ra một loại thuốc BVTV mới thời gian nghiên cứu trung bình 9,1 năm so
với năm 1995 là 8,3 năm. Việc lạm dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. mỗi năm hàng nghìn người Bắc Mỹ bị ngộ độc bởi thuốc
BVTV, riêng các nước đang phát triển số người bị ngộ độc thuốc BVTV lên đến
hàng triệu còn số người chết do sử dụng thuốc BVTV lên đến hàng nghìn. Số
người bị ngộ độc mãn tính còn lớn hơn rất nhiều.năm 2004 kết quả một nghiên
cứu tại Mỹ như sau thuốc BVTV không chỉ gây ô nhiễm mơi trường tại khu vực
mà nó được sử dụng mà cịn gây ơ nhiễm ở các vùng lân cận do sự rửa trôi. Dư
lượng thuốc BVTV cao thuộc về ớt, cà chua, rau diếp. Thống kê năm 1999 2000 cho thấy dưa lượng thuốc BVTV của nông sản tại các vùng sử dụng hóa

chất cao gấp 5 lần và số mẫu có dư lượng thuốc thuốc BVTV cao gấp 6,5 lần so
với nông sản tai các vùng bên cạnh canh tác hữu cơ.
2.1.2. Trong nước
Trong 10 năm gần đây số hoạt chất được phép sử dụng thuốc BVTV
tăng gấp 3 lần, tên thương mại thuốc tăng gấp 5 lần, số lượng thuốc nhập
khẩu tăng gấp 1,5 lần, số doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV tăng 2 lần
Về công tác huấn luyện đào tạo, gần 50% số cán bộ kỹ thuật không
hiểu đúng các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng thuốc BVTV. Đây là điều
đang lo ngại vì đội ngũ này chính là người hướng dẫn cho nơng dân sử dụng
thuốc BVTV như thế nào. Để quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý:
cần quan tâm và ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học và các loại thuốc có
nguồn gốc tự nhiên như thuốc vi sinh trừ sâu, chế phẩm vi sinh trừ bệnh,
thuốc thảo mộc, thuốc kháng sinh là sản phẩm có cơ chế khơng độc như
pheromone dự báo và phịng trừ sâu hại rau. Cần hướng dẫn nông dân sử
dụng thuốc hoa học an toàn và hiệu quả như chỉ sử dụng thuốc khi thật cần
thiết, sủ dụng thuốc đúng kỹ thuật, tăng cường các biện pháp xử lý cây con,
hạt giống trước khi gieo, sử dụng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động
khác nhau, thực hiện luân canh và xen canh thích hợp
[Type text]

Page 5


2.2 NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
2.2.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ Bầu bí có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới ẩm thuộc Nam Châu Á. Hiện nay dưa chuột được trồng khắp
nơi trên thế giới, từ xích đạo tới 630 vĩ Bắc. Theo Gabaev X (1932), dưa chuột
được chia thành 3 lồi phụ: Lồi phụ Đơng Á, lồi phụ Tây Á, dưa chuột
hoang dại.

2.2.2. Đặc điểm sinh học của cây dưa chuột
Hệ rễ phân bố ở tầng đất mặt từ 0-40 cm và hầu hết tập trung ở tầng đất
15-20 cm.
- Thân thuộc loại leo bị, mảnh, nhỏ và có nhiều tua cuốn, có lơng, thân
chính thường phân nhánh cấp 1 và cấp 2. - Lá thật có năm cánh, chia thùy,
dạng chân vịt hoặc trịn, mọc đơn, có lơng cứng, màu xanh sáng hoặc xanh
sẫm.
- Trên cây có hoa đực và hoa cái riêng biệt. Hoa dưa chuột có 4-5 đài,
4-5 cánh hợp, màu vàng.
- Quả cịn non có gai, khi lớn gai mất đi, có màu xanh vàng, xanh ñậm
hay xanh nhạt. Trong quả chứa hạt màu trắng ngà, có sức sống cao, khỏe, có
thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp từ 12–130C
2.1.3.Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây dưa chuột
Điều kiện môi trường tác động đến sinh trưởng của cây dưa, bao gồm:
khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ), thổ nhưỡng, yếu tố vi sinh vật và tác
động của con người. Về mặt sinh lý học cây dưa chuột phản ứng mạnh với
các tác động của điều kiện ngoại cảnh
a. Nhiệt độ
Dưa chuột là cây ưa ấm và rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ tối
thích cho cây dưa chuột sinh trưởng và phát triển là 25-30 0C vào ban ngày,
18-200C vào ban đêm. Ở 50C hầu hết các giống dưa có nguy cơ bị chết rét, khi
nhiệt độ lên cao 400C cây ngừng sinh trưởng, lá bị héo và có thể dẫn tới chết
[Type text]

Page 6


cây nếu kéo dài
Kết quả nghiên cứu của Tarocanov (1968) giả thích hiện tượng cây bị chết
trong trường hợp bộ rễ bị lạnh kéo dài do một phần rễ có chức năng hút các chất

dinh dưỡng bị chết, dẫn đến hiện tượng phá vỡ sự tương quan giữa bộ rễ và bộ
phận thân lá. Tác giả cũng kết luận trong điều kiện đất trồng lạnh, có hiện tượng
giảm sút các chất dinh dưỡng, trước tiên là photphat, giảm tốc độ vận chuyển các
chất khoáng từ rễ lên cây và các sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ.
Mức độ phản ứng của cây với nhệt độ phụ thuộc vào pha sinh trưởng
và giống. Ở gia đoạn nảy mần , dưa chuột yêu cầu nhiệt độ tối thiểu là 16 0C, ở
nhiệt độ này hạt có thể nảy mầm, dưa chuột có thể nảy mầm sau 9-16 ngày,
nếu nhiệt độ đất là 210C hạt dưa chuột nảy mầm sau 5-6 ngày
Ở giai đoạn ra hoa khi nhiệt độ lên cao 400C cây ngừng sinh trưởng.
Hoa cái không xuất hiện. Trong giai đoạn này gặp điều kiện độ ẩm dưới 15 0C
dưa chuột cũng không thể ra hoa
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa của cây dưa
chuột mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như q trình thụ phấn,
thụ tinh
Tổng tích ơn từ lúc hạt nảy mầm đến khi thu quả đầu tiên ở các giống
địa phương là 800-10000C, tổng nhiệt độ khơng khí trung bình cần thiết cho
cả vịng đời sinh trưởng và phát triển cây dưa chuột là 1500-25000C
b. Ánh sáng
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Độ dài chiếu sáng
thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10-12 giờ/ngày. Nghĩa là khi ở
mơi trường có độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn dưa chuột sẽ phát triển
nhanh hơn, ra hoa kết quả sớm hơn. Ngược lại khi trồng trong điều kiện ngày
dài cây sẽ không ra hoa kết quả. Nghiên cứu của Tarcanov(1975) cho thấy các
giống dưa có nguồn gốc Việt Nam và Ấn Độ khơng ra hoa trong điều kiện
ngày dài của mùa hè ở Nga.

[Type text]

Page 7



Cường độ chiếu sáng thích hợp cho dưa chuột trong phạm vi 5-17 klux.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng rất yếu và không thể
phụ hồi được ngay cả khi chuyển sang trồng trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
Ở lượng bức xạ lớn sự hình thành hoa cái bị ức chế, cây xuất hiện phản ứng
ngày dài. Ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, mật độ quá dày cũng làm giảm tỷ lệ hoa
cái. Hoa cái được hình thành nhiều hơn trong điều liện ngày ngắn , nhiệt độ
thấp cịn hoa đực được hình thành trong điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao
Trong điều kiện Việt Nam ánh sáng không phải là yếu tố hạn chế. Tuy
nhiên, năng suất dưa chuột vụ Xuân hè thường cao hợn vụ Thu Đơng vì vụ
Thu Đơng thường có nhiều mây làm giảm cường độ ánh sáng.
c. Độ ẩm
Dưa chuột là cây có nhu cầu nước rất cao, nhưng kém chịu úng. Để
hình thành 1g chất khơ, dưa chuột cần 450-700 g nước. Hạt nảy mầm yêu cầu
lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Trong giai đoạn sinh trưởng độ ẩm
khơng khí cây u cầu là 90-95%, độ ẩm đất thích hợp là 85-90%. Trong giai
đoạn ra hoa, kết quả phải giữ độ ẩm đất 90-100%
Cây dưa chuột có nhu cầu nước rất cao do hàm lượng nước trong thân
lá dưa chuột có chiếm đến 93,1% về khối lượng, hàm lượng nước trong quả là
96,8%. Mặt khác dưa chuột có bộ rễ kém phát triển, trong khi bộ lá có diện
tích lớn, khí khổng to, tế bào chứa lượng nước không liên kết cao, động thái
sinh trưởng của cây rất mạnh, dẫn tới thốt hơi nước mạnh
Trong điều kiện khơ năng suất dưa chuột giảm, hạn nghiêm trọng có thể
gây thất thu. Do hạn hạt mọc chậm hoặc chết phôi hạt, chiều cao thân chính và
cành cấp một giảm. Ở dưa chuột hoa cái phân bố tập trung ở thân chính và cành
cấp một, nên khơ hạn sẽ dẫn tới giảm số hoa cái, giảm khả năng đậu quả cũng
như khối lượng quả trung bình, đồng thời cây có sự tích lũy chất Cucurbitacin
gây đắng
Trong điều kiện ngập nước rễ cây dưa chuột bị thiếu oxy là cho cây héo
rũ, chảy gơm thân, có thể chết. Vì vậy, trong canh tác cần bố trí ruộng trồng

[Type text]

Page 8


dưa chuột ở nơi chủ động nguồn nước tưới, dễ dàng thoát nước khi ngập úng
và chú ý biện pháp che phủ luống để giảm lượng nước bốc hơi.
d. Đất và dinh dưỡng
Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ yếu lại phân bố chủ yếu
trên bề mặt nên cây dưa chuột khơng có khả năng hút dinh dưỡng ở tầng đất
sâu. Vì vậy, dưa chuột yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng hơn các cây khác
trong họ. Đất trồng phải là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất
thịt nhẹ, giàu mùn và hữu cơ, đất có độ pH 6,0-6,5
Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng phân khoáng đa lượng trên dưa chuột cho
thấy rằng dưa chuột hút kali với lượng cao nhất sau đó đến đạm rồi đến lân. Khi
bón 60kg N: 60kg K2O: 60kg P2O5 thì dưa chuột bao tử sử dụng 92% N, 33%
P2O5 và 100% K2O. Để có 1 tấn sản phẩm , dưa chuột lấy đi từ đất 0,8- 1,36 kg
N, 0,27-0,9 kg P2O5, 1,36-2,3 kg K2O. Việc sử dụng dinh dưỡng khống của dưa
chuột ngồi nhu cầu về lượng còn phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Khi
cây 10-15 ngày tuổi nên bón tăng lượng đạm để cây sinh trưởng thân lá, sau đó
bón tăng lân, khi cây ra hoa và tạo quả thì cần nhiều kali. Khi bón đạm quá
nhiều, cây sẽ sinh trưởng mất cân đối về thân lá và hạn chế quá trình ra hoa tạo
quả vì khả năng hấp thụ đạm của cây là lớn hơn rất nhiều các nguyên tố khác
Bên cạnh đạm, lân, kali, các nguyên tố vi lượng và trung lượng cũng có
vai trị hết sức quan trọng. Việc bón bổ sung các nguyên tố vi lượng sẽ có tác
dụng thúc đẩy q trình đồng hóa các ngun tố đa lượng, giúp cho quá trình
ra hoa đậu quả thuận lợi hơn, khi trộn hạt giống dưa chuột trong hỗn hợp các
chất vi lượng sẽ có tác dụng làm tăng năng suất của cây
Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng với
hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Sự thiếu hụt dinh dưỡng ở dưa chuột đã được

nghiện cứu và rút ra kết luận như sau
Thiếu đạm cây bắt đầu có lá xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có
màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong. Tuy nhiên, thừa đạm làm

[Type text]

Page 9


cây lốp đổ và dễ bị sâu bệnh, thừa nhiều có thể gây ngộ độc cho cây.
Thiếu lân: cây sinh trưởng chậm, quả chín muộn. Thời gian bảo quản
giảm, biểu hiện lá chuyển từ màu xanh đậm sang màu ghi làm khô lá và chết
Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm lá xanh nhạt bề mặt lá xuât hiện
những đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục
2.3. Giá trị dinh dưỡng của dưa chuột
Dưa chuột ( dưa leo) là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của
mỗi gia đình. Khơng thể phủ nhận lợi ích của dưa chuột bởi trong quả này có tính
mát, giàu vitamin có lợi cho cơ thể như: chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
nước chiếm đến 90% trong loại thực phẩm này, đồng thời chứa hầu hết các loại
vitamin, khoáng chất tự nhiên bạn cần nạp vào cơ thể hàng ngày như vitamin C,
chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin V3, vitamin B5, vitamin B6, folic acid,
vitamin C, canxi, sắt, magie, phootpho, kali, kẽm,.. mà khơng loại thực phẩm nào
cũng có được. chính vì vậy ăn dưa chuột mỗi ngày sẽ là giải pháp tốt hiệu quả và
đơn giản nhất để bạn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là nguồn cung cấp
vitamin, khống chất tự nhiên phong phú, cần thiết. ngồi ra dưa chuột còn được
sử dụng rộng rãi trong việc đắp mặt làm đẹp da cho chị em phụ nữ
Giúp phòng ngừa ung thư rất hiệu quả ngày nay do nhiều yếu tố và nguyên
nhân tác động khác nhau mà số người mắc bệnh ung thư ngày càng cao và một
trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả, dễ làm, dễ thực
hiện là ăn và uống nước ép dưa chuột tươi mỗi ngày. Vì trong dưa chuột có chưa

lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol- 3 lignan có tác dụng ngừa ung
thư rất tốt , đặc biệt là ung thư vú, buồng trứng, tử cung và tuyến tiền liệt.
Huyết áp ổn định trong dưa chuột chứa nhiều magie, kali và chất xơ,
chính vì vậy nó rất tốt cho những người có huyết áp khơng ổn định, bất kể là
huyết áp cao hay thấp. Do đó, khi bạn có vấn đề về huyết áp, hãy sử dụng mỗi
ngày 1 ly nước ép dưa chuột tươi có them đường, muối đối với người huyết
áp thấp và uống nguyên chất đối với người bị huyết áp cao để giúp huyết áp
[Type text]

Page 10


dần ổn định hơn.
Tốt cho răng miệng để không ngừng bảo vệ và nâng cao sức khỏe răng
miệng, viêc làm đầu tiên và đơn giản nhất là ăn dưa chuột tươi mỗi ngày. Vì
dưa chuột có hàm lượng nước, chất xơ rất dồi dào giúp răng nướu khỏe mạnh,
răng trắng sáng, đồng thời chất phytochemcial có trong dưa chuột cịn giúp
bạn giết chết các vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả
Tốt cho tiêu hóa với hàm lượng nước, chất xơ dồi dào kết hợp với vị ngọt,
tính mát vượt trội, do đó việc ăn dưa chuột tươi hàng ngày giúp đẩy lùi và cải
thiện chứng táo bón, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày rất hiệu quả.
Bảng 2.1: Thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g quả tươi
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Các chất dinh dưỡng
Năng lượng (Kcal)
Cacbohydrat( g)
Đường (g)
Chất xơ (g)
Chất béo (g)
Protein (g)
Vitamin B1 (mg)
Vitamin B2 (mg)
Vitamin B3 (mg)
Vitamin B5 (mg)
Vitamin B6 (mg)
Vitamin B9 (μg)
Vitamin C (mg)
Canxi (mg)
Sắt (mg)
Magie (mg)

Photpho (mg)
Kali (mg)
Kẽm (mg)

Tỉ lệ
16
3.63
1.67
0.5
0.50
0.11
0.027
0.033
0.098
0.259
0.040
7
2.8
16
0.28
13
24
147
0.20
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA

2.4. Giá trị kinh tế của cây dưa chuột
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau

[Type text]


Page 11


quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang hiệu quả kinh tế cao. Dưa
chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Bảng 2.2 : So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác
Loại cây
Dưa chuột
Năng suất (Tạ/ha)
250
Giá bán bình
1.200
qn (đ)
Tổng chi phí
Chi phí vật

6.447,8

Bắp cải
444,4
400

6.028

chất (1000đ/ha)
Chi phí lao
động (cơng/ha)
Tổng thu nhập
(1000đ/ha)

Thu nhập/cơng

834
13.552,2
28,2

Cà chua
278,8
700

Ngơ
25
2.300

5.157,1

2.417

695

222

Lúa
44,4
2000

5.050
194,4

556

11.749,3 14.302,9 3.333

3.830

21,2

19,7

20,6

15

(đ/cơng)
(Nguồn Lê Thị Khánh, Tài liệu chuyên đề rau – hoa- quả, Trường Đại học Nông
Lâm Huế, 2002)

Trong quả dưa chuột có chứa các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể như protein, các loại vitamin A, C, B1, B2,... trước đây dưa chuột được sử
dụng như loại quả tươi để giải khát. Đến khi thị trường trong nước cũng như
thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa
cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng
như quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu...
Bên cạnh đó dưa chuột cịn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng
chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối
ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.5.1 Nghiên cứu trên thế giới
2.5.1.1 Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng giá thể
Theo các nhà khoa học của trung tâm nhà vườn, trường đại học


[Type text]

Page 12


Maryland bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu
và cách bón như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, nhu cầu
của cây, loại giá thể loại khay chậu,...Mỗi thời kì sinh trưởng của cây rau có
những yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Vào thời kì nảy mầm cây sống nhờ
vào năng lượng dự trữ trong hạt, không cần lấy dinh dưỡng từ đất , nhu cầu
dinh dưỡng của cây trong gia đoạn này khơng cao. Sau đó cùng sự phát triển
của rễ, thân lá, sự hấp thụ dinh dưỡng trong đất tăng lên. Và vào cuối thời kì
phát triển các cơ quan tích lũy dinh dưỡng đã hồn thiện thì ở tất cả các loại
rau nhu cầu dinh dưỡng giảm mạnh. Các loại rau ngắn ngày như rau rền, rau
cải,... có thời giai sinh trưởng từ lúc thu hoạch đến thu hoạch khoảng 30 ngày
thì trong suốt quá trình sinh trưởng chỉ bón 1-2 lần. Cịn các loại rau dài ngày
như cà chua dưa chuột, ớt,..thì cần bón nhiều hơn 2 lần. Phân bón dạng dung
dịch hoặc dạng bột thì dử dụng thuận tiện và hiệu quả hơn vì dinh dưỡng cung
cấp nhanh chóng. Phân bón cho cây trồng có thể chia làm 2 loại là phân chậm
tan và phân dễ tan. Theo Karen Demboski và cs., cả 2 loại phân bón này đều
cần thiết cho cây trồng trong khay chậu bởi vì hầu hết các loại giá thể đều
chứa không đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Các tác giả cũng đã giới thiệu một số loại phân có thể sử dụng như phân chậm
tan Osmocote có tỷ lệ 14-14-14,10-10-10 hay 13-13-13, phân dễ tan như Peter
20-20-20, Miracle Gro 15-30-15. Phân chậm tan nên sử dụng ngay từ đầu khi
phối trộn giá thể, phân dễ tan sử dụng khi cây bắt đầu sinh trưởng cho sản
phẩm với lượng 1-2 lần/tuần
Theo Bunt (1965), hỗn hợp bầu gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than bùn
rêu nước + 1 cát bổ sung 2,4 kg đá vôi nghiền+ 0,6 kg superphotphat 20%
+285 g KNOP3. Nhưng ở hỗn hợp bầu trồng cây 3 than bùn rêu nước + 1 cát

thì bổ sung 1,8 kg đá vơi nghiền + 1,5 kg supephotphat 20% + 740g KNOP 3 +
1,2 g NH4NO3.
Lawtence và Neverell (1950) cho biết ở Anh bổ sung 1,5kg đá vôi

[Type text]

Page 13


nghiền và 3 kg supephotphat 20% P 2O5 vào 1m3 hỗn hợp giá thể là hợp lí.
Nhưng khi sử dụng cho hỗn hợp trồng cây là 1,5kg đá vôi nghiền + 8,5kg
phân bazơ + 12 kg phân N-P-K dạng 5-10-10 cho 1 m3 hỗn hợp bầu
Theo Kaplina (1976) hỗn hợp làm bầu cho bắt cải, cả xanh và dưa
chuột được bổ sung thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O cho 1 kg hỗn hợp giá thể cho
cây con sinh trưởng phát triển tốt hơn trồng cây trục tiếp từ hạt. Ngồi ra tác
giả cịn cho biết vai trị của chất khoáng ảnh hưởng trục tiếp đến tốc đọ sinh
trưởng của cây con. Có thể trộn thêm 0,5 kg supelân cho 10 kg hỗ hợp giá thể
nhằm xúc tiến quá trình hình thành và phát triển của hệ rễ
2.5.1.2. Nghiên cứu về phân hữu cơ cho cây dưa chuột
Trong nghiên cứu “ Hiệu lực của phân gia cầm đến sinh trưởng và năng
xuất của cây dưa chuột tại Samaru”, Hamma và cộng sự (2012) đã kết luận
các thuộc tính chiều dài cây, số lá, diện tích lá, số lượng quả, chiều dài trái
cây, chu vi trái, khối lượng quả và năng suất đã tăng lên đáng kể nhờ sử dụng
phân gia cầm làm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây
Theo Prabhu và cộng sự (2006), việc sử dụng kết hợp phân ủ, phân vi sinh
với phân hóa học có thể giảm tới 50% lượng phân hóa học. Khuyến cáo được
ơng đưa ra áp dụng cho giống dưa chuột Green Long là cơng thức bón 50% phân
vơ cơ ( tương đương 10:15:15 NPK kg/ha)+ 2 tấn/ha phân giun + 2 kg/ha phân
vi sinh ( gồm hai hoại vi khuẩn Azospirillum và Phosphobacteria). Liều lượng
bón này cho năng suất cao nhất (32,8 tấn/ha) so với các liều bón khác.

Theo Shehata và cộng sự (2012), axit humic là một sản phẩm thương
mại giúp cải thiện độ phì của đất và tăng sự sẵn có của các yếu tố dinh dưỡng,
do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng thực vật và năng suất.
Nghiên cứu của Eifediyi và Remison (2010) cho thấy chiều dài trái cây,
chu vi quả, trọng lượng quả trung bình và năng suất bị ảnh hưởng đáng kể bởi
việc áp dụng phân chuồng và phân vơ cơ. Ơng nhanh thấy trong thí nghiệm của
mình liều lượng bón cho năng suất dưa chuột cao nhất là 10 tấn/ha phân chuồng
[Type text]

Page 14


kết hợp với 400 kg/ha NPK 20:10:10. Opara và cộng sự (2012) cũng nhận thấy
kết quả tượng tự khi bón phân bổ sung phân gia cầm cho dưa chuột. Sự kết hợp
phân hữu cơ và vô cơ làm tăng năng suất cho dưa chuột và cải thiện độ phì của
đất. Liều khuyến cáo được ông đưa ra là 5 tấn/ha phân gia cầm, kết hợp với 120
kg/ha NPK 15:15:15 hoặc 10 tấn/ha phân gia cầm
Esawy Mahmoud (2009), kết luận phân ủ hữu cơ có thể thay thế 25%
phân đạm hóa học. Theo nghiên cứu của tác giả việc bón phân hữu cơ làm
giảm lượng nitrat tích lũy trong cuống lá, làm tăng nito, photpho, chât hữu cơ
trong đất.
Qui và cs (2012) báo cáo rằng việc trộn thêm vi sinh vật đối kháng vào
phân hữu cơ có tác dụng trong việc kiểm soát nấm Fusarium gây bệnh héo và
trên cây dưa chuột. Ứng dụng này ức chế 83% tỷ lệ mắc bệnh và giảm thiệt hại
năng suất ba lần so với đối chứng. Phân tích vi sinh vật trong vùng rễ cho thấy
cấu trúc phức tạp hơn cộng đồng vi sinh vật. Sự phong phú của vi khuẩn có lợi
hoặc nấm, chẳng hạn như Trichodema, Hypoxylon, Tritirachium, Paenibacillus,
Bacillus, Haliangium và Streptomycese, tăng với điều trị này, trong khi các tác
nhân gây bệnh khác trong đấy gây ra như Fusarium đã giảm đáng kể.
Phân bón tổng hợp có thể hịa tan và ngay lập tức cung cấp cho cây.

Trong khi phân bón hữu cơ làm thay đổi các thuộc tính của đất. Chất dinh
dưỡng từ phân hữu cơ được cung cấp theo thời gian. Kết quả là, có thể có một
kho lưu trữ dinh dưỡng còn lại được bổ sung cho các vụ sau. Chuyển đổi từ
sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ là một quá trình
Bayoumi và M Hafez ( 2006) báo cáo về việc kết hợp benzo (1,2,3) axit
thiadiazole- 7 – carbothioic S-methy ester (BTH) với các loại phân hữu cơ có
tác động làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh phấn trắng trên dưa chuột.
Hai công thức phân bón cho thơng số tốt nhất cao hơn đối chứng là công thức
phân hữu cơ đi kèm với trộn 0,05 mM BTH và công thức phân hữu cơ kết
hợp với chiết xuất tảo biển + 0,05 mM BTH. Đáng chú ý phân bón hữu cơ kết
[Type text]

Page 15


hợp với BTH nâng cao hàm lượng axit ascorbic và hàm lượng nitrat mà rất có
hại cũng như tăng sản lượng trái cây so với cây đối chứng ( chỉ bón phân hóa
học kết hợp với 0.05 mM BTH).
Theo Penhallegon và Ailor (2003) giá trị của các loại phân hữu cơ được
thể hiện ở hàm lượng dinh dưỡng chứa trong các loại phân và thời gian phóng
dinh dưỡng và tính chất của gần 70 loại phân hữu cơ khác nhau. Trong bảng
này đứng đầu về hàm lượng N là phân dơi, máu, vỏ cua, đứng đầu về hàm
lượng P là phân dơi, bột xương, vỏ cua, đứng đầu về hàm lượng K là vỏ cua,
tro dưa chuột, đất sét.
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân hữu cơ
Stt

Nguồn

%N


%P

%K

Tốc độ phân giải

Hiệu
quả

1
2

Phân dơi
Máu

12,3
12

3
4

Vỏ cua
Bột xương

30
2-6

5
6


(hấp)
Tro dưa chuột 0
Đất sét
0

8-11
1,5
21
1527
11
0

2,5
0,6

Trung bình
Trung bình tới

6-8 tuần

5,5
0

nhanh
Chậm
Chậm hơn trung

6 tuần


27
12

bình
Nhanh
Trung bình

(Nguồn Ross Penhallegon và Karen A, năm 2003)

Như vậy, các nghiên cứu đều khẳng định phân hữu cơ có vai trị quan
trọng trong việc tăng năng suất cây trồng, là yếu tố hàng đầu quyết định tới độ
phì của đất, cải thiện lý tính, hóa tính, sinh tính của đất. Các nghiên cứu hiện
nay đang đi theo hướng làm tăng hiệu quả sử dụng phân hữu cơ như xác định
liều lượng bón thích hợp, phối trộn vi sinh vật có ích để tăng tốc độ phân giải
và kìm hãm sự phát triển của những vi sinh vật có hại
2.5.1 Nghiên cứu về giá thể trồng rau
Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn
từ các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như đất, trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, cát,
[Type text]

Page 16


×