Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bai tập kỹ thuật phần mềm BKHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.54 KB, 6 trang )

Bài 1
Cho bảng mô tả công việc sau:
Công việc
A
B
C
D
E
F
G
H
-

Công việc trước
A
A
C
B,C
B,C
E
F

Thời gian hoàn thành (tuần)
1
2
1
4
3
2
2
1



Vẽ biểu đồ Gant và tìm đường Gant
Vẽ sơ đồ PERT. Tìm đường tới hạn (critical path) và phân tích thời gian chùng của từng công việc

Bài 2
Tổng kho xăng dầu X là một đơn vị xí nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng xăng dầu cho các đại lý,
cửa hàng bán lẻ, …. Các mặt hàng chủ yếu là dầu lửa (KO), dầu đốt lò (FO), dầu Diesel (DO), các loại xăng
(A92, A90, A83,…)
Xí nghiệp nhập hàng từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là từ các công ty nước ngoài qua đường tàu thủy.
Thông tin chính của các công ty này gồm: mã số công ty, tên công ty, quốc tịch. Xí nghiệp và các công ty này
sau khi thương lượng sẽ tiến hành ký hợp đồng, thông tin chính của hợp đồng gồm: mã số hợp đồng, ngày ký,
ngày quy định là hạn chót để giao hàng, các mặt hàng, số lượng và đơn giá.
Sau khi ký hợp đồng, các công ty nước ngoài sẽ giao hàng nhiều lần. Các tàu hàng sẽ cập cảng X, xuất
trình các chứng từ để chứng minh số lượng và loại hàng mà xí nghiệp đã đặt là có thực. Mỗi lần giao hàng có
thể giao nhiều loại hàng trong hợp đồng đã ký. Bộ phận kỹ thuật của xí nghiệp sẽ cử một số nhân viên tiến hành
giám định các yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy, định lượng hàng tồn trong các bể chứa sẽ nhận hàng
(giám định trước khi nhập hàng). Xí nghiệp có nhiều bể chứa, mỗi bể có mã bể, dung lượng chứa, tại một thời
điểm bể chỉ có thể chứa một loại hàng (ví dụ bể đang chứa xăng thì không thể nhập dầu vào). Sau khi nhập
xong, bộ phận kỹ thuật lại giám định bể chứa vừa nhập hàng (giám định sau khi nhập) để xác định lượng hàng
thất thoát. Ứng với mỗi loại hàng có các quy chuẩn về lượng hao hụt hàng hóa khác nhau như xăng là 0.7%, dầu
DO là 0.65%, …. Mọi trường hợp vượt quá các quy chuẩn này đều được coi là hao hụt bất thường. Tất cả các
thông tin trong quá trình nhập hàng đều được lập biên bản và báo cáo về lãnh đạo xí nghiệp.
Yêu cầu :
1). Vẽ DFD của hệ thống nhập hàng trên ở mức chi tiết nhất.
2). Vẽ ERD của hệ thống.
3). Chuyển ERD trên thành lược đồ quan hệ.

Bài 3
Một đại lý bán vé máy bay cần xây dựng hệ thống quản lý việc đặt vé và bán vé cho khách, hệ thống được mô
tả như sau:

Đại lý này bán vé cho nhiều hãng máy bay khác nhau, thông tin của các hãng bao gồm mã hãng, tên
hãng (ví dụ: Việt Nam Airline, Pacific Airline, …). Mỗi hãng có các tuyến bay nhất định. Thông tin về tuyến
bay bao gồm: mã tuyến bay, sân bay cất cánh, giờ cất cánnh, sân bay hạ cánh, giờ hạ cánh. Thông tin về sân
bay bao gồm: mã sân bay, tên sân bay, thành phố nơi sân bay đó đóng. Một lộ trình bao gồm nhiều tuyến bay,


và một tuyến bay có thể thuộc về nhiều lộ trình khác nhau. Hệ thống cần cho biết tuyến bay đó là tuyến thứ mấy
của lộ trình (ví dụ tuyến bay HN_BK01 từ Hà Nội đi BăngKok là tuyến thứ nhất của lộ trình HN_NY – Hà Nội
đi NewYork). Thông tin về lộ trình bao gồm: mã lộ trình, tên lộ trình. Vào đầu năm, các hãng hàng không cung
cấp các thông tin trên cũng như lịch bay của các tuyến bay cho đại lý. Thông tin về lịch bay bao gồm: mã lịch
bay, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực. Một lịch bay chỉ áp dụng cho một tuyến bay và có thể được thực hiện
bởi các chuyến bay. Thông tin của chuyến bay bao gồm: mã chuyến bay, trạng thái, mã máy bay. Thông tin của
máy bay bao gồm: mã máy bay, loại máy bay, mô tả. Mỗi máy bay có thể có nhiều hạng ghế khác nhau. Giá vé
được quy định bởi hạng ghế và tuyến bay (hoặc lộ trình), không phụ thuộc vào loại máy bay thực hiện. Thông
tin về giá vé cũng được các hãng hàng không cung cấp vào đầu năm.
Trước khi mua vé, khách hàng phải đặt vé. Thông tin của khách hàng bao gồm: mã khách hàng, tên, địa
chỉ, giới tính. Khi đặt vé, khách hàng có thể đặt vé theo từng chuyến bay riêng lẻ hay theo cả lộ trình và nêu rõ
hạng ghế mà mình muốn đặt vé. Nếu khách hàng đặt vé theo lộ trình thì hệ thống sẽ tự sắp xếp các chuyến bay
hợp lý nhất cho khách. Hệ thống cần ghi nhận lại ngày đặt vé của khách và chỉ in vé cho khách khi bộ phận kế
toán xác nhận khách đã đóng đủ tiền vé.
Khách hàng phải xác nhận lại thông tin (confirm) trước giờ cất cánh 72 giờ, nếu không, đại lý có quyền
in lại vé và bán cho khách hàng khác. Khách hàng cũng có thể huỷ yêu cầu đặt vé. Nếu việc hủy thực hiện trước
giờ bay 72 giờ thì khách hàng sẽ được trả lại 80% tiền vé, ngược lại khách hàng chỉ được trả lại 50% tiền vé.
Cuối mỗi tháng bộ phận kế toán lập các báo cáo thống kê để thấy được tình hình kinh doanh của đại lý.
1. Hãy vẽ sơ đồ DFD mức ngữ cảnh và mức chi tiết của hệ thống
2. Vẽ sơ đồ ERD cho hệ thống
3. Biến đổi sơ đồ ERD thành lược đồ quan hệ.
Bài 4
Một bệnh viện muốn xây dựng hệ thống quản lý cho mình, hệ thống này được mô tả như sau:
Khi có bệnh nhân nhập viện, nhân viên tiếp nhận bệnh nhân sẽ kiểm tra xem bệnh nhân này đã từng

được điều trị tại bệnh viện chưa (đã có hồ sơ bệnh nhân). Nếu đã có rồi thì lập phiếu nhập viện lần này cho bệnh
nhân; thông tin trên phiếu này bao gồm tên bệnh nhân và ngày nhập viện. Nếu chưa có hồ sơ bệnh nhân thì
nhân viên lập hồ sơ cho bệnh nhân. Thông tin bệnh nhân cần ghi nhận trong hồ sơ bao gồm: mã bệnh nhân, tên,
ngày sinh, địa chỉ, giới tính.
Sau đó bệnh nhân sẽ được chuyển đến khoa điều trị tương ứng (sau khi chẩn đoán sơ bộ). Trong quá
trình điều trị, bệnh nhân có thể được chuyển đến các khoa điều trị khác nhau, nhưng tại một thời điểm chỉ có thể
điều trị tại một khoa duy nhất. Thông tin về khoa bao gồm: mã khoa, tên khoa. Mỗi khi chuyển khoa cần ghi
nhận lại ngày giờ chuyển khoa, lý do chuyển. Trong quá trình điều trị tại một khoa mỗi bệnh nhân sẽ có một bác
sĩ điều trị. Thông tin về bác sĩ bao gồm: mã bác sĩ, chuyên môn, thâm niên. Mỗi bác sĩ chỉ thuộc về một khoa
duy nhất. Trong quá trình điều trị, bác sĩ cần theo dõi diễn tiến bệnh của bệnh nhân, các thông tin này bao gồm:
ngày, giờ khám, kết quả. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho các bệnh nhân. Thông tin về toa thuốc bao gồm: mã toa,
ngày, các tên thuốc, liều dùng cho từng tên thuốc một. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét
nghiệm cần thiết. Các yêu cầu này sẽ được chuyển đến các phòng xét nghiệm tương ứng. Kết quả xét nghiệm
bao gồm: ngày xét nghiệm, tên xét nghiệm, kết quả.
Khi bệnh nhân xuất viện, bệnh viện cần ghi nhận lại các thông tin sau: mã bệnh nhân, tên bệnh nhân,
ngày, giờ xuất viện, lý do xuất viện.
Hệ thống phải có chức năng tìm kiếm bệnh nhân theo các yêu cầu của các thân nhân cũng như các chức
năng thống kê báo cáo cần thiết
1. Hãy vẽ sơ đồ DFD mức ngữ cảnh và mức chi tiết của hệ thống
2. Vẽ sơ đồ ERD cho hệ thống
3. Biến đổi sơ đồ ERD thành lược đồ quan hệ.


Bài 5
Một trung tâm tin học cần xây dựng hệ thống thông tin cho mình. Hệ thống này được mô tả như sau:
Mỗi đầu học kỳ, phòng đào tạo (PĐT) lập danh sách các môn học cần mở trong học kỳ này và số lớp cần mở
cho mỗi môn học rồi chuyển danh sách đó sang ban giảng huấn (BGH). BGH liên hệ với các giảng viên làm
trong trung tâm để phân công giảng dạy cho các môn học này. Để thuận tiện cho việc phân công giảng dạy, hệ
thống lưu lại thông tin về khả năng giảng dạy các môn học của các giảng viên (giảng viên dạy được những môn
gì). Với những môn mà không có giảng viên nào dạy được thì BGH phải liên hệ để mời các giảng viên từ bên

ngoài về thỉnh giảng.
Sau khi phân công đầy đủ các giảng viên dạy các lớp môn học, PĐT bắt đầu xếp thời khoá biểu (lịch học) cho
các lớp môn học. Thông tin về lịch học mô tả lớp môn học đó được học ở phòng nào, học từ tiết thứ mấy đến
tiết thứ mấy, do giảng viên nào dạy. Sau khi xếp xong thời khoá biểu, PĐT thông báo lịch học cho học viên
biết. Học viên sẽ đăng ký học tại PĐT. Nếu một lớp học nào đó có số lượng học viên đăng ký ít quá sẽ bị huỷ.
Khi huỷ lớp, PĐT sẽ phải thông báo cho các học viên đã đăng ký biết. Thông tin về phòng học được cập nhật
mỗi khi có một sự thay đổi nào đó (thêm phòng mới, hủy phòng, nâng/giảm sức chứa, …)
Cuối học kỳ, PĐT xếp lịch thi và thông báo cho học viên và các giảng viên biết. Sau khi thi xong, giảng viên
chấm điểm và gửi bảng điểm về cho PĐT. Cuối cùng PĐT sẽ in phiếu điểm để gửi cho học viên. Học viên cũng
có thể yêu cầu PĐT in phiếu điểm bất cứ khi nào.
1.
2.
3.
4.

Lập sơ đồ DFD rồi sau đó phân rã ra các mức chi tiết
Lập từ điển dữ liệu cho hệ thống
Vẽ ERD và chuyển đổi sang lược đồ cơ sở dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
Dùng Structured English để viết PS cho các process tự động của hệ thống

Bài 6:
Một công ty sản xuất linh kiện điện tử cần xây dựng hệ thống thông tin để quản lý hoạt động của công ty.
Đội ngũ nhân viên làm việc trong công ty bao gồm: các trưởng phòng, kỹ sư, công nhân, nhân viên thư ký và
nhân viên bảo vệ.
Mỗi nhân viên cần lưu các thông tin như: mã nhân viên, họ tên, ngày sinh, địa chỉ. Riêng kỹ sư cần lưu
thêm thông tin chuyên ngành (điện, điện tử, cơ khí…). Công nhân cần lưu thêm số năm kinh nghiệm và bậc thợ.
Thư ký cần lưu thêm loại ngoại ngữ và tốc độ đánh máy. Đối với trưởng phòng cần lưu thêm thông tin: số điện
thoại, chứng chỉ ngoại ngữ. Khi có một nhân viên mới đến nhận việc, nhân viên thư ký sẽ tạo thông tin cho
nhân viên mới đó dựa trên các thông tin khai báo trong hồ sơ của nhân viên.
Mỗi nhân viên chỉ làm việc trong một phòng ban, mỗi phòng ban có các thông tin mã phòng ban, tên

phòng ban, số điện thoại. Trong một phòng ban phải có đủ các loại nhân viên và do một trưởng phòng có trách
nhiệm điều hành công việc (và người này chỉ làm trưởng phòng cho phòng đó mà thôi)
Để sản xuất ra các linh kiện, mỗi phòng ban giao dịch với nhiều nhà cung cấp và một nhà cung cấp có thể
giao dịch với nhiều phòng ban. Thông tin về nhà cung cấp bao gồm: mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ.
Sau mỗi lần giao dịch cần lưu lại ngày gặp gần nhất giữa nhà cung cấp và phòng ban. Khi cần nguyên vật liệu,
mỗi phòng ban sẽ đưa ra nhiều đơn đặt hàng (mỗi đơn đặt hàng này chỉ thuộc về một phòng ban). Thông tin đơn
đặt hàng gồm: số đơn đặt hàng, ngày đặt hàng. Một đơn đặt hàng có thể bao gồm nhiều mặt hàng. Trong mỗi
lần đặt hàng cần lưu lại số lượng các mặt hàng tương ứng có trong đơn đặt hàng. Những thông tin về một mặt
hàng bao gồm: mã mặt hàng, tên hàng, đơn vị tính, đơn giá. Mỗi đơn đặt hàng chỉ do một nhà cung cấp giao


hàng. Khi nhà cung cấp giao hàng, nhân viên thư ký sẽ kiểm tra các mặt hàng có đúng theo số lượng và mẫu mã
trong đơn đặt hàng hay không, nếu không đúng phải trả ngay cho nhà cung cấp trước khi các công nhân vận
chuyển số hàng vào kho. Nhân viên thư ký cũng có nhiệm vụ lập hoá đơn thanh toán theo đơn hàng với nhà
cung cấp.
Trong một dự án, có thể có nhiều công nhân tham gia, một công nhân có thể tham gia làm việc trong
nhiều dự án khác nhau nhưng chỉ có thể làm việc trong một dự án tại một thành phố cho trước. Các thông tin về
dự án bao gồm: mã dự án, giá thành. Thông tin về thành phố bao gồm: mã thành phố, tên thành phố. Ngoài ra
cần ghi nhận ngày tham gia dự án của mỗi công nhân.
Cuối mỗi tháng, nhân viên thư ký sẽ tính lương cho toàn bộ nhân viên trong mỗi phòng, phát lương rồi
thống kê tổng thu (từ các dự án) và tổng chi (từ các hoá đơn thanh toán và phát lương) và báo cáo cho trưởng
phòng.
Sinh viên hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1.
2.
3.
4.

Lập sơ đồ DFD ở mức ngữ cảnh rồi sau đó phân rã ra các mức chi tiết.
Lập từ điển dữ liệu cho hệ thống.

Dùng Structured English để viết PS cho các Process tự động của hệ thống.
Vẽ sơ đồ ERD và thiết kế CSDL cho hệ thống.

Bài 7:
Một cửa hàng mua bán linh kiện máy tính cần xây dựng hệ thống quản lý cho mình. Quá trình hoạt
động của cửa hàng này được mô tả như sau:
Hàng hoá được nhập từ các nhà cung cấp và sau đó sẽ tiến hành bán cho khách hàng. Việc bán hàng có
thể được thực hiện bằng việc bán lẻ hoặc bán sỉ.
Đối với khách hàng mua lẻ, sau khi xem các thông tin về linh kiện, họ sẽ yêu cầu mua một hoặc vài linh
kiện nào đó. Nhân viên bộ phận kinh doanh tiến hành lập hoá đơn bán hàng cho khách, chuyển hoá đơn này
đến bộ phận kế toán. Khách sẽ đến giao tiền tại bộ phận kế toán, khi ấy bộ phận kế toán sẽ lập một phiếu xuất
kho dựa vào hoá đơn mua hàng ở trên và gửi cho bộ phận thủ kho đồng thời lập biên lai thu tiền và giấy bảo
hành cho khách. Khách sẽ nhận hàng từ thủ kho.Hệ thống không ghi lại các thông tin từ khách hàng mà chỉ ghi
nhận lại các hoá đơn và biên lai thu tiền của khách.
Đối với việc mua sỉ: Khách hàng sẽ đặt hàng tại bộ phận kinh doanh. Bộ phận kinh doanh sẽ lập một
hoá đơn bán hàng, nếu số lượng hàng tồn trong kho đáp ứng được yêu cầu của khách, ngược lại sẽ thông báo
cho khách là không đủ số lượng. Hoá đơn bán hàng này sẽ được gửi đến bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán sẽ
lập một phiếu xuất kho gửi cho bộ phận thủ kho để bộ phận này xuất hàng cho khách. Với một hoá đơn mua sỉ,
khách hàng có thể trả tiền nhiều lần, mỗi lần trả như vậy khách hàng sẽ nhận được một biên lai thu tiền và sẽ
nhận được phiếu bảo hành sau khi bộ phận kế toán nhận được số tiền lớn hơn 50% tổng số tiền phải trả cho hoá
đơn mua hàng này.
Khi lập hoá đơn bán hàng cho khách nếu phát hiện số lượng hàng tồn trong kho nhỏ hơn 5 đơn vị (cho
mỗi mặt hàng) thì bộ phận kinh doanh sẽ lập một phiếu đề nghị nhập hàng gửi đến ban giám đốc. Sau khi ban
giám đốc chấp nhận lời đề nghị nêu trên thì bộ phận kinh doanh lập các đơn đặt hàng gửi cho các nhà cung cấp.
Nhà cung cấp sẽ gửi bảng báo giá và khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng này. Sau đó bộ phận kinh doanh sẽ
lập một hoá đơn mua hàng, hoá đơn này sẽ được gửi đến nhà cung cấp để yêu cầu nhà cung cấp xuất hàng,


đồng thời hoá đơn này cũng được gửi cho bộ phận thủ kho để bộ phận này kiểm tra hàng hoá khi nhận hàng từ
nhà cung cấp. Nếu thủ kho phát hiện có một số mặt hàng nào đó không đúng yêu cầu thì sẽ gửi trả lại cho nhà

cung cấp. Bộ phận thủ kho sẽ lập báo cáo về việc nhập hàng, gửi cho bộ phận kinh doanh. Bộ phận kinh doanh
sẽ dựa vào thông tin này cập nhật lại hoá đơn mua hàng cho hoàn chỉnh, sau đó gửi hoá đơn này cho nhà cung
cấp và bộ phận kế toán để thực hiện thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Mỗi hoá đơn mua hàng có thể được trả
tiền nhiều lần, mỗi lần trả tiền như vậy, bộ phận kế toán đề nghị nhà cung cấp ký nhận vào biên lai trả tiền.
Cuối mối tháng bộ phận kế toán sẽ kết toán công nợ và hàng tồn kho để thống kê thu chi. Đồng thời bộ
phận thủ kho cũng thực hiện việc kiểm tra hàng tồn trong kho. Nếu số liệu của hai bộ phận này là phù hợp nhau
thì các báo cáo thu chi sẽ được lập ra để gửi cho ban giám đốc. Ngược lại hai bộ phận này phải kiểm tra lại
trước khi lập báo cáo.
- Sinh viên hãy vẽ DFD ở mức ngữ cảnh, sau đó phân rã thành DFD chi tiết.
- ERD và chuyển sang lược đồ CSDL theo mô hình quan hệ.
Bài 8:
Một ký túc xá (KTX) cần xây dựng chương trình quản lý sinh viên của mình. Hệ thống này sẽ hoạt
động như sau:
Đầu mỗi học kỳ, bộ phận quản lý sinh viên (BPQLSV) nhận đơn xin lưu trú của sinh viên.Các sinh
viên đang lưu trú tại KTX, nếu muốn tiếp tục lưu trú cũng phải làm đơn. Thông tin của sinh viên được ghi
trong đơn bao gồm: Mã sinh viên, ngày sinh, nơi sinh, phái, họ và tên cha/mẹ hoặc người đỡ đầu, khoa và khoá
học, diện chính sách (cho biết sinh viên này thuộc diện chính sách nào: con thương binh, liệt sĩ; quân nhân xuất
ngũ,....), đang ở KTX hay không. Dựa trên chỉ tiêu phân bổ số lượng sinh viên được phép lưu trú theo từng
khoa, hệ thống sẽ thực hiện xét đơn xin lưu trú cho sinh viên.
Trong quá trình xét đơn phải xét đến diện ưu tiên theo các mức độ sau: Những sinh viên đã từng lưu
trú mà không vi phạm kỷ luật gì và chưa ra trường thì được tiếp tục lưu trú, sau đó xét đến các sinh viên theo
diện chính sách, sinh viên nữ, và cuối cùng là tổng số các sinh viên được lưu trú không được vượt quá 5% so
với chỉ tiêu phân bổ số lượng sinh viên cho từng khoa.
Sau khi xét, sinh viên sẽ nhận được phiếu báo kết quả trong đó ghi thông tin mã số giường, mã số
phòng mà sinh viên được ở (hoặc là thông báo từ chối thu nhận).Thông tin về giường chỉ gồm mã số giường.
Thông tin về phòng bao gồm mã số phòng, thuộc lô nào, sức chứa của phòng, đặc tính của phòng (giành cho
sinh viên nam hay nữ). Ngoài ra các phòng cũng đã được phân bổ theo các khoa (các sinh viên cùng khoa sẽ ở
trong cùng một phòng; sự phân bổ này chỉ là dự kiến ban đầu, BPQLSV có thể có các điều chỉnh khi cần thiết).
Thông tin về lô gồm mã số lô, các đặc tả cho lô đó. Trong một lô có chứa nhiều phòng và một phòng có chứa
nhiều giường. KTX sẽ phân công cán bộ quản lý giám sát các phòng ở. Trong một thời điểm (thường là 1 học

kỳ hoặc 1 năm), một phòng chỉ do một cán bộ quản lý giám sát.
Trong thời gian lưu trú, sinh viên có thể xin chuyển phòng, các yêu cầu này có thể được chuyển đển
BPQLSV. BPQLSV sẽ yêu cầu hệ thống xử lý các yêu cầu này của sv theo các ràng buộc đã nêu. Sau đó gửi
kết quả cho sinh viên và lưu lại quá trình chuyển phòng đó.
Hàng tháng, ban cơ sở vật chất (BCSVC) ghi nhận chỉ số điện, chỉ số nước đã sử dụng trong từng phòng
rồi lập hóa đơn sử dụng điện và hóa đơn sử dung nước. Thông tin trên hóa đơn bao gồm: mà hóa đơn, tháng sử
dụng, ngày lập, chỉ số hiệ tại, chỉ số tháng trước, chỉ số sử dụng và chỉ số vượt định mức. Hóa đơn này được
gửi về cho phòng để phòng chuẩn bị đóng tiền sự dụng điện nước.


Theo định kỳ hoặc đột xuất, người quản lý gửi về BGĐ các thông tin yêu cầu khen thưởng hay kỷ luật
cho các sinh viên hoặc phòng do mình quản lý. BGĐ xem xét và quyết định khen thưởng (kỷ luật) cho sv hay
phòng. Thông tin khen thưởng/kỷ luật có ghi rõ ngày ký quyết định. Những ai bị lỷ luật thì khồn được xet cho
lưu trú vào năm sau.
Hệ thống cho phép BGĐ xem các báo cáo, thống kê về tình hình hoạt động của KTX bất kỳ khi nào cần
thiết.
Đầu mộ học kỳ, BGĐ có thể cung cấp các thêm một số qui định về diện ưu tiên, chỉ tiêu phân bổ sinh
viên cho từng khoa, các qui chế lưu trú và tài nguyên hiện có (các phòng xây mới, nâng cấp, …) để hệ thống có
cơ sở xét đơn lưu trú cho sinh viên.
-

Vẽ sơ đồ DFD mức ngữ cảnh và mức chi tiết cho hệ thống
Hãy chọn một process tự động nào đó rồi viễt PS cho nó
Vẽ sơ đồ ERD cho hệ thống và chuyển sang lược đồ CSDL theo mô hình quan hệ.



×