Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Quy hoạch môi trường thị xã an khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.68 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM PHÂN HIỆU GIA LAI
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN: QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TX. AN KHÊ

GVHD: PHẠM THỊ MINH THU
SVTH: Nhóm 8

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Văn Nguyên
Trần Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Lệ
Trảo An Tiến
Trần Hoàng Sơn
Hoàng Văn Thám

7.
8.
9.
10.
11.
12.

Võ Thị Thủy


Lê Thị Huệ
Nguyễn Minh Lân
Đặng minh Hiếu
Lê Đình Kin Sơn
Phạm Văn Bình

1


Pleku, ngày 12 tháng 4 năm 2016

MỤC LỤC

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bối cảnh Việt Nam sau gần 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Công nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ tăng
trưởng cao so với khu vực, bộ mặt đô thị cũng như những tiện ích xã hội ngày càng phát
triển, đời sống nhân dân được đẩy lên rõ rệt. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước phát triển
trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề bức xúc do tài nguyên thiên nhiên
bị suy giảm, chất lượng môi trường xuống cấp. Theo nhiều tài liệu phân tích thực trạng
môi trường tại Việt Nam, Chúng ta đang phải đứng trước những vấn đề môi trường bức
xúc như nạn phá rừng, sự khai thác quá mức tài nguyên sinh học, suy thoái môi trường
đất, thiếu nước sạch, nước ngọt và ô nhiễm các nguồn nước gia tăng.
Thị xã An Khê trong những năm qua cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, dịch vụ; hiệu quả sản xuất nông nghiệp từng bước



được nâng lên. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chậm, kinh tế phát triển chưa bền vững, sản xuất
nông nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, phân tán, các nguồn lực và lợi thế chưa được khơi dậy và
khai thác có hiệu quả. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là lĩnh vực đất đai,
một số dự án triển khai chậm, đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí đất đai. Thu nhập bình
quân đầu người còn đạt thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, kết quả chưa tương xứng với
tiềm năng phát triển của địa phương, các giải pháp phát triển chưa dựa trên cơ sở khoa
học và tổng kết thực tiễn từng giai đoạn, chưa vận dụng và thực hiện có hiệu quả lý
thuyết phát triển kinh tế cũng như các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà
nước, những rào cản cơ bản đối với việc phát triển kinh tế chưa được nhận diện đầy đủ.
Tính qui mô, chất lượng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của thị xã còn thấp so
với một vài địa phương khác trong tỉnh Gia Lai và miền Trung Tây Nguyên. Địa phương
đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn mô hình và giải pháp phát triển kinh tế phù hợp.
Đây là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
Quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) có vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải
pháp khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý môi
trường phù hợp với quá trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền
vững. việc đưa Quy hoạch BVMT vào Luật BVMT năm 2014 có vai trò chủ đạo trong
việc thực hiện quản lý, giám sát, BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học và bố trí hạ tầng xử lý
môi trường gắn kết chặt chẽ với thực trạng môi trường và các hoạt động phát triển trong
vùng quy hoạch.
Theo đó, việc phân tích hiện trạng môi trường, điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội và sinh
thái trong vùng quy hoạch, phân vùng môi trường sẽ đưa ra các định hướng về quản lý và
BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử trong vùng quy
hoạch. Đồng thời, xác lập các tiêu chí chung nhằm quản lý thống nhất về môi trường, tạo
hành lang để các quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, sinh thái,
đảm bảo hài hòa giữa các định hướng và giải pháp thực hiện dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã
hội và môi trường.
Do vậy nhóm 8 sẽ đưa ra các ý kiến về quy hoạch môi trường Thị Xã An Khê góp phần
làm rõ được hiện trạng môi trường, điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội và sinh thái trong

vùng quy hoạch, phân vùng môi trường sẽ đưa ra các định hướng về quản lý và BVMT,
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử trong vùng quy hoạch..
II.
2.1.

ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý


Thị xã An Khê là cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh Gia Lai, nằm trên quốc lộ 19 từ thị trấn
Bình Định (An Nhơn) đi Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, trên đèo An
Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thị xã chính thức được thành lập ngày
24/12/2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ
sở chia tách huyện An Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía tây) và thị xã An Khê
(phía đông).
Thị xã An Khê có toạ độ địa lý 130 47 15 đến 140 07 vĩ độ Bắc, 108038 đến 108047 kinh
độ Đông.
- Bắc giáp: huyện KBang và tỉnh Bình Định.
- Nam giáp: huyện Đăk Pơ.
- Đông giáp: huyện Tây Sơn - Bình Định.
- Tây giáp: huyện Đak Pơ.
Diện tích tự nhiên toàn thị xã 20.065,21 ha, dân số 64.246 người.
Đi qua thị xã có Quốc lộ 19 - trục giao thông huyết mạch quan trọng nối Duyên hải Miền
Trung với Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Cam Pu Chia và nằm gần với huyện Tây
Sơn - nơi có nhiều công trình công nghiệp và du lịch của tỉnh Bình Định.
Với vị trí địa lý tự nhiên và kinh tế như trên, An Khê có nhiều lợi thế trong trao đổi liên
vùng về kinh tế - xã hội, thu hút khoa học kỹ thuật, vốn, lao động cũng như tiêu thụ sản
phẩm. Đồng thời với tiềm lực sẵn có của mình, An Khê còn là đầu mối quan hệ giao lưu
kinh tế của các huyện Kông Chro, Đăk Pơ và huyện K’Bang.
2.2.

Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Địa hình địa mạo
Địa hình của An Khê chủ yếu là đồi núi xen kẽ thung lũng bị san bằng và mở rộng trên
bậc thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên và Duyên hải Trung trung bộ. Địa hình không
bằng phẳng và bị chia cắt bởi nhiều sông suối và các triền núi nằm ở phía đông dãy
Trường Sơn.
a) Địa hình gò đồi:
Phân bố ở vùng phía Bắc, phía Tây, diện tích 15.623,90 ha chiếm 77,87% diện tích tự
nhiên. Độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 460 mét. Rải rác có các đỉnh núi cao như đỉnh
Hòn Bùn ở xã Tú An (509,1 m), đỉnh núi Hai Trong tại xã Xuân An (511,60 m), đỉnh núi
Thành An (499 m), … thấp nhất là 400 m ở khu vực thung lũng dọc theo sông Ba. Địa
hình thuộc kiểu núi thấp khối tảng trên nền đá xâm nhập và phún trào. Mức độ chia cắt
sâu trung bình 150 - 200m, độ dốc 30 - 100. Loại đất chủ yếu là đất xám tầng mỏng 30 50 cm. Thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm. Cấu trúc địa hình theo dạng đồi lượn
sóng, rộng. Địa hình có xu hướng thoải dần về vùng trung tâm và hơi dốc đột ngột ở hai
bên khe suối theo hướng từ Đông sang Tây.
b) Địa hình núi thấp:
Phân bổ chủ yếu ở khu vực trung tâm và phía Đông Nam thị xã, diện tích 4.441,31 ha
chiếm 22,13% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình từ 380-500m, cao nhất ở khu vực


2.2.2.

2.2.3.

a)

b)
-

phía Đông Nam xã Song An (giáp xã huyện Đăk Pơ). Ngoài ra còn một số điểm địa hình

cao khác như Hòn Ông Bình, độ cao 613 m,…Độ dốc bình quân 80 - 150, mức độ chia
cắt mạnh. Hướng sử dụng của vùng này là khoanh nuôi bảo vệ rừng ở những khu vực còn
rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
Khí hậu
An Khê nằm ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao
nguyên và miền duyên hải Trung bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mang
sắc thái Đông Trường Sơn.
Trong năm có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, có khi kéo dài tới tháng 12,
lượng mưa tập trung, vào các tháng mua mưa thường chiếm tới 60-70% lượng mưa cả
năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, khô nhất là tháng 2, 3.
Một số chỉ tiêu khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ trung bình năm 23,60C, cao nhất 27,8-40,80C, thấp nhất 8,5-16,50C;
Độ ẩm trung bình 81%;
Lượng mưa trung bình năm từ 1.200mm - 1.750mm, thấp nhất 681-794mm, cao nhất
1389-1565mm;
Tốc độ gió trung bình 3,5m/s, hướng gió chính là đông bắc - tây nam.
Thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn thị xã có mật độ không cao song phân bố tương đối đều
trên toàn vùng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, mật độ sông suối trung bình đạt
0,15km/km2 với các hệ sông suối lớn như:
Hệ thống sông Ba: Sông Ba dài 374km, là một trong 9 hệ thống sông chính ở nước ta và
là con sông lớn nhất ở khu vực Nam Trung bộ. Với diện tích lưu vực 13.900km², trong đó
8.656km² nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Lưu vực sông Ba nằm trong vùng trũng, xung
quanh có núi cao bao bọc. Lưu lượng dòng chảy từ 9 – 53 m3/s, mùa lũ có lúc tới 246
m3/s (năm 1981)[ ]. Trên lưu vực sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp và hộ cá thể sản
xuất, chế biến tiểu thủ công nghiệp. Trên dòng sông này, Chính phủ đã phê duyệt quy
hoạch xây dựng 6 công trình thủy điện với tổng công suất 659 MW, gồm: thủy điện An
Khê - Ka Nak (173 MW), thủy điện sông Ba Hạ (250 MW), thủy điện sông Hinh (70
MW), thủy điện Đăk Srông (60 MW), Ea Krong Hnang (66 MW) và thủy điện sông Ba
Thượng (40 MW).

Sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê dài 19,80 km theo hướng từ Bắc xuống Nam.
Hệ thống suối chính:
Suối Gắm dài 12 km được chia làm 2 nhánh: Nhánh 1 bắt đầu từ phía Bắc xã Xuân An
chảy qua xã Tú An dài 7,5km; Nhánh 2 bắt đầu từ xã Xuân An chảy qua phường An
Phước dài 4,5km. Cả hai nhánh hợp lại ở hạ lưu và cùng đổ vào sống Sê San tại xã ngã tư
ranh giới xã Xuân An, Thành An, Tú An và An Phước.


Suối Vối dài 12,5km, suối bắt đầu từ khu vực địa hình núi cao ở phía Đông Nam xã Song
An chảy qua địa bàn các xã Song An, phường Ngô Mây rồi đổ vào sông Ba đoạn tại nhà
máy Ve Yu.
- Suối Đá Bàn dài 5,5km, suối bắt đầu từ phía Nam xã Song An chảy qua phường Ngô
Mây để hợp với suối Vối hòa vào Sông Ba.
c) Hệ thống các hồ nước thủy điện và thủy lợi:
Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn thị xã còn có rất nhiều hồ nước
tự nhiên và nhân tạo như hồ Bến Tuyết, hồ Xuân An, hồ Tú Thủy, Bàu Cây Cui, Bàu
Sen, Bàu Mười Thiên, Bàu Phụng, Bàu Lớn Sình, Bàu Làng,…Các hồ này có ý nghĩa rất
lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống, vừa là nơi dự trữ nước trong mùa khô
vừa có chức năng sinh thái và cảnh quan trong vùng, một số hồ còn có ý nghĩa trong du
lịch (hồ Bến Tuyết).
2.3.
Tài nguyên
2.3.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN năm 1980 và chuyển đổi sang hệ thống
phân loại đất quốc tế FAO - UNESCO năm 1995 và kết quả phân loại lại theo phương
pháp phân loại World Reference Base (WRB) của Viện QH & TKNN. An Khê được chia
thành 4 nhóm với 05 đơn vị phân loại như sau.
a. Nhóm đất xám (Acrisols): ký hiệu - X:
Nhóm đất xám (Acrisols) hay còn gọi là đất chua mạnh hoạt tính thấp, diện tích
16.191,13 ha, chiếm 80,70% diện tích tự nhiên, phân bố ở nhiều dạng địa hình trên lãnh

thổ toàn huyện nhưng tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc và Đông Nam gồm Tú An,
Xuân An, Cửu An, An Phước, Ngô Mây, Song An. Nhóm đất này có 01 đơn vị phân loại
là Đất Xám hình thàng trên đá Granit (Xa).
Tính chất lý hoá học: Nhìn chung, tầng đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém,
dễ bị chặt, bí, thường bị khô hạn. Ðất có phản ứng chua ít đến rất chua, pHKCl biến động
từ 3,0-4,5, chủ yếu từ 4,0-4,5, hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi rất thấp. Các chất dinh
dưỡng tổng số và dễ tiêu rất thấp, hàm lượng mùn trong đất thấp, tầng mặt thay đổi từ
0,5 -1,5 %, mức độ khoáng hoá diễn ra mạnh (tỷ lệ C/N<10). Tầng B đạt các tiêu chuẩn
chủ yếu của B.Argic: có ít nhất 8% sét, hàm lượng sét ở tầng B.Argic lớn hơn tầng trên 12 lần...
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thô, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Phân bố ở địa
hình dốc, nên quá trình rửa trôi xảy ra mạnh, mùn bị rửa trôi và sắt cũng bị rửa trôi, nên
tầng đất mặt bị bạc màu trở nên xám trắng. Mùn, đạm, lân, kali, cation trao đổi đều rất
nghèo, phản ứng của đất chua, độ no bazơ thấp. Có thể nói đây là loại đất có độ phì tự
nhiên thấp, nếu canh tác không chú ý đến biện pháp quản lý dinh dưỡng tổng hợp thì dễ
dàng chuyển thành loại đất xói mòn trơ sỏi đá, mất khả năng sản xuất.
-

b. Nhóm đất phù sa (Fluvisols): ký hiệu - P


Nhóm này chỉ có 01 đơn vị phân loại là đất phù sa ngòi suối (Py), diện tích 593,23 ha
chiếm 2,97% diện tích tự nhiên, đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông
suối trên địa bàn, tính chất của đất phụ thuộc vào sản phẩm phong hóa của các mẫu chất
tạo đất của vùng thượng nguồn từng lưu vực, thời gian, điều kiện và vị trí bồi lắng...
trong đó:
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Diện tích có 160 ha, chiếm
0,80% tổng điện tích tự nhiên. Đất cũng có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được
bồi hàng năm nhưng do phân bố ở xa sông hoặc ở địa hình cao, nên rất ít được bồi đắp
phù sa. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Đất
có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 - 1,5%), đạm tổng số

trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dễ tiêu trung bình, độ no bazơ
thấp - trung bình (40 - 55%). Như vậy, đất có độ phì tự nhiên khá, có thể bố trí nhiều
công thức luân canh cây trồng khác nhau và có thể cho năng suất khá.
c. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (Dystric Gleysols - D):
Diện tích 204,30 ha chiếm 1,02% diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố ở rãi rác, có hầu
hết ở các xã. Loại đất này có ở những nơi địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi, bồi
tụ các sản phẩm thô, tầng đất lộn xộn, do thường xuyên ngập nước nên có quá trình glây
điển hình, đất bí, quá trình khử xảy ra mãnh liệt, phản ứng của đất chua, nhiều chất độc,
hàm lượng mùn và đạm tổng số từ trung bình - giàu, lân và kali nghèo.
Hiện tại nhiều nơi đang được trồng lúa nước, nhưng cần chú ý vấn đề bờ vùng, bờ thửa
để chống dòng chảy trên mặt, bón vôi và lân nung chảy để khử chua đồng thời cố định
các chất gây độc cho cây.
d. Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Ferralic Acrisols-Fa):
Diện tích 2.336,88 ha, chiếm 11,65% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực phía Tây xã
Tú An và phía Bắc xã Thành An. Loại đất này có đặc điểm: Đá mẹ hình thành đất chủ
yếu là granit, riolit, pecmatit,... là những loại đá giàu SiO2 nên đã hình thành nên loại đất
có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất mỏng (thường nhỏ hơn 1,2
m). Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kali khá hơn so
với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấp hạt sét thấp (nhỏ
hơn 20%, nếu tính cả cấp hạt sét vật lý thì cũng chỉ đạt xấp xỉ 30%), vì thế dung tích hấp
thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém.
e. Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Ferralic Acrisols-Fs):
Diện tích 193,23 ha, chiếm 0,96% diện tích tự nhiên, phân bố ở phần lớn ở khu vực thôn
An Điền Nam xã Song An. Loại đất này được phát sinh từ các loại đá phiến sa thạch,
phiến thạch sét, phiến mica, gơnai,... Tầng đất dày trên 1,5 m, thành phần cơ giới trung
bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp. Hàm lượng mùn khá,
đạm tổng số trung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số cũng
như dễ tiêu đều nghèo. Phản ứng của đất từ chua đến rất chua, độ no bazơ thường dưới



50%. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất
đồi núi của huyện, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Trên loại đất này có thể trồng được các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả,...
f. Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols – E):
Có diện tích 15,05 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên. Loại đất này có mặt ở tất cả các
loại đá mẹ khác nhau. Đất bị xói mòn mạnh trơ sỏi đá, tầng đất mặt bị bào mòn, rửa trôi
mãnh liệt nên còn rất mỏng, có đá lộ đầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở
nên khô hạn khốc liệt. Đất không còn kết cấu và đã kiệt chất dinh dưỡng. Hồi phục độ phì
nhiêu cho loại đất chỉ còn cách là trồng cây gây rừng, nhưng đây là cả một vấn đề khó
khăn, cần có sự đầu tư lớn với một thời gian dài.

Biểu 01: Diện tích, cơ cấu các loại đất thị xã An Khê.
STT

Tên đất

Kí hiệu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1
2
3
4
5
6
7


Đất xám hình thành trên đá Granit
Đất phù sa ngòi suối
Đất dốc tụ thung lũng
Đất đỏ vàng trên đá macma axit
Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất
Đất xói mòn trơ sỏi đá
Đất sông suối, ao hồ

Xa
Py
D
Fa
Fs
E

16.191,13
595,23
204,3
2336,88
193,23
15,05
528,22

80,70
2,97
1,02
11,65
0,96
0,08
2,63


20.064,04

100,00

Cộng

(Nguồn: Bản đồ đất tỉnh Gia Lai)
2.3.2. Tài nguyên nước
a. Tài nguyên nước mặt:

Hàng năm trên lãnh thổ thị xã có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.202 - 1.255 mm
tương ứng lượng nước mưa khoảng 1,1 - 1,2 tỷ m3/năm. Lượng nước mưa phân bố
không đều tập trung chủ yếu vào các tháng 6 - 11. Tuy nhiên nằm trong quy luật chung
của thị xã lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa và theo các vùng. Nguồn nước
mặt chủ yếu dựa vào sự có mặt của hệ thống sông suối chính trong vùng với mật độ
tưong đối đồng đều, lên tục từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây. Nguồn nước mặt chủ
yếu chi phối đến sản xuất, đời sống của thị xã tập trung chính ở hệ thống sông Ba và các
suối như suối Vối, suối Gấm, suối Đá Bàn,…
b. Tài nguyên nước ngầm: Qua công tác tìm kiếm nước dưới đất của Liên đoàn Địa chất
thủy văn - Địa chất công trình thuộc Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam tại vùng


An Khê (mở rộng) trên diện tích 600km2 cho thấy trữ lượng nước dưới đất của An Khê
nằm trong khoảng cấp C1 = 5.000 m3/ngày, cấp C2 = 154.000 m3/ngày.
Số liệu đo lưu lượng sông suối vào mùa kiệt và diện tích phân bố của bazan (50km2) đã
xác định được modul dòng ngầm trung bình trong bazan của vùng là 1,1 l/s.km2, giá trị
cung cấp (trữ lượng động) cho các tầng nước này đạt 4.752 m2/ngày[ ].
Nhìn chung, tiềm năng nước ngầm của thị xã có trữ lượng khá, chất lượng nước tốt, phân
bố chủ yếu trong phức hệ chứa nước phun trào bazan cùng với các nguồn nước mặt đảm

bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
2.3.3. Tài nguyên rừng
a) Diện tích rừng

Theo số liệu kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn thị
xã là 2.832,05 ha phân bố ở các vùng núi cao có độ dốc lớn ở phía Đông và Đông Nam
thị xã, tập trung nhiều trên địa bàn các xã Song An, Cửu An, Tú An, trong đó:
+ Đất rừng sản xuất

: 2.657,42 ha

+ Đất rừng phòng hộ

: 174,63 ha.

Độ che phủ của rừng chiếm tỷ lệ 14,11% so với tổng diện tích tự nhiên. Rừng trên địa
bàn chủ yếu là rừng nghèo, trung bình và rừng trồng của công ty MDF nên tác dụng ngăn
cản lũ lụt, sạt lở đất trong mùa mưa bị hạn chế.
b) Phân loại rừng:

Theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ,
việc quy hoạch lại đất rừng theo 3 nhóm loại được tiến hành và phân thành:
-

Rừng phòng hộ.

-

Rừng đặc dụng.


-

Rừng sản xuất.

Việc phân phối sử dụng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP... : diện tích rừng giao
khoán 74.343 ha/năm cho 2.480 hộ. Đặc biệt, 13.599 ha rừng phòng hộ, đặc dụng trong
dự án 5 triệu ha rừng được bố trí vốn tiếp tục để chăm sóc bảo vệ rừng, Đầu tư khoanh
nuôi, tái sinh kết hợp trồng rừng bình quân hơn 6.456 ha/năm.


Hiện nay đất lâm nghiệp một phần do do Ban quản lý rừng phòng hộ An Khê quản lý và
một phần diện tích của công ty MDF trồng và quản lý. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp
đã được giao cho các tổ chức theo quy định của pháp luật.
c) Hệ động thực vật rừng:

Tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng Tx, An Khê là khu rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng, với
diện tích 275.900ha, với hệ thống động vật và thực vật ở đây rất phong phú, có nhiều loài
quý hiếm và có ý nghĩa kinh tế cao.
Là nơi có hệ sinh thái rừng á nhiệt đới điển hình với nhiều loại thực vật hạt trần và điều
kiện sinh thái ở đây rất thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của các loại động vật như:
voi, bò tót, chồn dơi, mèo gấm, sói đỏ vượn đen...
Rừng ở đây nhiều tầng, thảm thực vật xanh tốt quanh năm và có nhiều loại gỗ quý, nơi
đây còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh quý giá với nhiều cây cổ thụ đường
kính trên 1m. Động thực vật ở đây cũng tương đối phong phú, nơi đây còn có tới 60 loài
thú, 160 loài chim, trong đó có những loài chim, thú nằm trong sổ đỏ của thế giới và các
nước Đông Nam Á cần phải khẩn cấp bảo vệ vì có nguy cơ bị tiệt chủng.
Ngoài ra, do mục đích trồng rừng sản xuất, một lượng lớn đất rừng đã được chuyển đổi,
dựa theo điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng loài cây thích hợp để trồng là bạch đàn, keo
được trồng nhiều ở đây.
2.3.4. Tài nguyên khoáng sản:


Căn cứ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Gia Lai giai đoạn 2010 đến năm 2020 cho thấy thị xã An Khê có tài nguyên khoáng sản
không nhiều, chủ yếu là các khoảng sản Granit ốp lát và Sét gạch ngói, cát xây dựng với
trữ lượng thấp, trong đó:
III.
3.1.

Đá granít ốp lát: Đá granít thuộc dạng xâm nhập với trữ lượng 0,4 triệu m3 tại xã Song
An
Sét gạch ngói (Sgn) có ở xã Cửu An, trữ lượng 0,60 triệu m3; xã Tú An, trữ lượng 0,5
triệu m3; …
Cát sỏi xây dựng: Phân bố dọc theo sông Ba.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XH TX. AN KHÊ
Các vấn đề về môi trường
Trong những năm qua địa phương đã có sự quan tâm nhiều đến bảo vệ môi trường thông
qua việc trồng và bảo vệ quỹ rừng tránh lũ lụt và xói mòn đất, trong sản xuất nông nghiệp
có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, khai thác đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất. Tuy


nhiên, trong mấy năm gần đây do sức ép của đô thị hóa và hoạt động công nghiệp, đặc
biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp đã có hiện tượng gây ô nhiễm môi trường cục bộ
tại một số khu vực đã ảnh hướng đến môi trường đất, môi trường không khí, đến nguồn
nước của các dòng sông. Một số đánh giá cụ thể như sau:
3.1.1. Ô nhiễm
3.1.1.1.
Ô nhiễm không khí
Những năm qua trên địa bàn thị xã mức độ ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng theo sự
phát triển công nghiệp của địa phương. Sự gia tăng sản xuất công nghiệp và sự lưu thông
xe có động cơ làm cho sự thải vào không khí một số lượng ngày càng lớn của khói, khí

độc và các chất ô nhiễm khác. Đặc biệt là những năm gần đây, do sức ép của hoạt động
công nghiệp, đặc biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng
sản đã có hiện tượng gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số khu vực đã ảnh hướng
đến môi trường, đến nguồn nước của các dòng sông. Điển hình là việc nhà máy thuỷ
điện An Khê - Ka Nak chặn dòng, dẫn nước về sông Kôn (Bình Định) đã khiến sông Ba
bị thiếu nước trầm trọng, làm nước thải từ những nhà máy trên đọng lại trên sông đoạn
qua thị xã An Khê, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
3.1.1.2.
Ô nhiễm đất:
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về mức độ ô nhiễm đất trên địa bàn thị xã, tuy nhiên
theo đánh giá chủ quan thì đây đang là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong
việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Với 13.099,47 ha đất sản xuất nông nghiệp thì
khả năng ô nhiễm đất do nông dược và phân hoá học gây ra là hoàn toàn có thể. Đây là 2
loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp nhưng nếu sử dụng không đúng sẽ gây ô
nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực
vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến
thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng
với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm
này ngày càng nghiêm trọng. Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là
các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu
lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại
nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người
và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc
diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các
loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc.
3.1.1.3.
Ô nhiễm nguồn nước:
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân

hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và


vi trùng. Nhìn chung nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu thải vào
môi trường tự nhiên nên nguy cơ ô nhiễm nguồn nước rất cao. Ở nhiều vùng, phân người
và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do
đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử
lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ
không thể tồn tại.
Các bãi rác cũng là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt
để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm
vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp (industrial wastewater), các cơ sở sản xuất kinh
doanh, hoạt động giao thông vận tải cũng đang là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trên
địa bàn. Điển hình là sông Ba bị ô nhiễm nặng do các nhà máy đường An Khê, chế biến
tinh bột mì VeYu, nhà máy Chế biến tinh bột sắn Tapioca ở thị xã An Khê [ ], nhà máy
ván sợi ép MDF Gia Lai, tuyển quặng Kbang (thuộc công ty cổ phần Hoàng Anh Gia
Lai) xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông. Ngoài ra nạn khai thác cát trái phép dọc
theo sông Ba đã diễn ra tự do từ nhiều năm nay dẫn đến tình trạng đất trồng của người
dân ven sông đều bị sạt lở dần theo từng năm mỗi khi mưa lũ đến.
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và
vi trùng. Nhìn chung nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu thải vào
môi trường tự nhiên nên nguy cơ ô nhiễm nguồn nước rất cao. Ở nhiều vùng, phân người
và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do
đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử
lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ
không thể tồn tại.

Các bãi rác cũng là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt
để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm
vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp (industrial wastewater), các cơ sở sản xuất kinh
doanh, hoạt động giao thông vận tải cũng đang là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trên
địa bàn. Điển hình là sông Ba bị ô nhiễm nặng do các nhà máy đường An Khê, chế biến
tinh bột mì VeYu, nhà máy Chế biến tinh bột sắn Tapioca ở thị xã An Khê, nhà máy ván
sợi ép MDF Gia Lai, tuyển quặng Kbang (thuộc công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai) xả
thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông. Ngoài ra nạn khai thác cát trái phép dọc theo
sông Ba đã diễn ra tự do từ nhiều năm nay dẫn đến tình trạng đất trồng của người dân ven
sông đều bị sạt lở dần theo từng năm mỗi khi mưa lũ đến.



-

-

Đặc biệt gần đây trang trại bò Hoàng Anh:
Chất thải của trại bò Hoàng Anh Gia Lai xả xuống dòng sông Ba khiến nguồn nước ô
nhiễm nặng. Trong khi đó, nguồn nước cung cấp cho 3.000 người dân đều được lấy từ
sông này.
“Nước sạch nhiễm khuẩn E. coli”
Kiểm tra bên trong trại bò, cơ quan chức năng phát hiện nhiều khu vực tập kết phân bò lộ
thiên, không có rãnh tiêu nước. Điều này đã khiến lượng lớn nước phân bò chảy ra ngoài,
ruồi nhặng bu đầy…

Hình 1: Nguồn nước lấy từ sông Ba trong bể lọc đọng lớp váng màu xanh, bốc
mùi tanh như phân bò.


3.2.
Thực trạng sử dụng
3.2.1. Tài nguyên nước:
a) Hệ thống sông Ba:

Sông Ba dài 374km, là một trong 9 hệ thống sông chính ở nước ta và là con sông lớn nhất
ở khu vực Nam Trung bộ. Với diện tích lưu vực 13.900km², trong đó 8.656km² nằm trên
địa bàn tỉnh Gia Lai. Lưu vực sông Ba nằm trong vùng trũng, xung quanh có núi cao bao
bọc. Lưu lượng dòng chảy từ 9 – 53 m3/s, mùa lũ có lúc tới 246 m3/s (năm 1981)[ ]. Trên
lưu vực sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp và hộ cá thể sản xuất, chế biến tiểu thủ công


b)




3.2.2.
a)

nghiệp. Trên dòng sông này, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng 6 công trình
thủy điện với tổng công suất 659 MW, gồm: thủy điện An Khê - Ka Nak (173 MW), thủy
điện sông Ba Hạ (250 MW), thủy điện sông Hinh (70 MW), thủy điện Đăk Srông (60
MW), Ea Krong Hnang (66 MW) và thủy điện sông Ba Thượng (40 MW).
Sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê dài 19,80 km theo hướng từ Bắc xuống Nam.
Hệ thống các hồ nước thủy điện và thủy lợi:
Hồ nước thủy điện
Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn thị xã còn có rất nhiều hồ nước
tự nhiên và nhân tạo như hồ Bến Tuyết, hồ Xuân An, hồ Tú Thủy, Bàu Cây Cui, Bàu
Sen, Bàu Mười Thiên, Bàu Phụng, Bàu Lớn Sình, Bàu Làng,…Các hồ này có ý nghĩa rất

lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống, vừa là nơi dự trữ nước trong mùa khô
vừa có chức năng sinh thái và cảnh quan trong vùng, một số hồ còn có ý nghĩa trong du
lịch (hồ Bến Tuyết).
Thuỷ lợi:
Thị xã An Khê hiện có 180 công trình thủy lợi, diện tích chiếm đất 110,50 ha, tổng năng
lực tưới gần 412 ha lúa nước 2 vụ và một số cây trồng khác; trong đó có 58 công trình
xếp loại kém hiệu quả. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hệ thống công trình thủy
lợi ở An Khê nhiều song chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho cây trồng.
Trong số 180 công trình thủy lợi trên địa bàn, UBND thị xã An Khê quản lý 8 công trình,
172 công trình còn lại được giao cho xã, phường và các hợp tác xã nông nghiệp quản lý,
khai thác.
Hiện nay có nhiều công trình thủy lợi bị xuống cấp không còn khả năng tích nước, điển
hình như các công trình: Bàu Ấu, Bàu Lò Gạch, Đập Sĩ (xã Cửu An), thủy lợi Bầu Hữu
(thôn An Thượng 3). Có công trình hư hỏng từ năm 1985,1986 đến nay vẫn chưa được
sửa chữa như đập Thanh Niên (xã Song An), đập Ông Đào (xã Thành An). Cùng với đó,
hệ thống kênh mương phần lớn chưa được kiên cố hóa nên thường xuyên sạt lở, bồi lấp
sau mùa mưa lũ.
Hầu hết công trình thủy lợi đã và đang xuống cấp thuộc nhóm hợp tác xã nông nghiệp
quản lý, khai thác.
Công tác thuỷ lợi nói chung và bê tông kênh mương nói riêng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong tổng giá trị sản phẩm nội thị xã. Tiếp tục đầu tư cho thủy lợi, bê tông hoá
kênh mương là yếu tố cơ bản để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, góp
phần quan trọng tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Tài nguyên đất
Hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng
được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thị xã An Khê



STT Chỉ tiêu



TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1

Đất nông nghiệp

Diện
(ha)

tích Cơ cấu
(%)

20.065,21

100,00

NNP

16.076,85

80,12

1.466,33

7,31


Trong đó:
1,1

Đất trồng lúa

LUA

1,2

Đất trồng cây hàng năm còn lại

CHN 9.243,38

46,07

1,3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

2.389,76

11,91

1,4

Đất rừng sản xuất

RSX


2.657,42

13,24

1,5

Đất rừng phòng hộ

RPH

174,63

0,87

1,6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

145,33

0,72

2

Đất phi nông nghiệp

PNN


2.630,98

13,11

Trong đó:
2.1

Đất trụ sở cơquan, công trình sự nghiệp

CTS

22,35

0,11

2.2

Đất quốc phòng

CQP

680,20

3,39

2.3

Đất an ninh


CAN 1,82

0,01

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

291,47

1,45

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

73,93

0,37

2.6

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS


37,04

0,18

2.7

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

SKX

8,50

0,04

2.8

Đất di tích danh thắng

DDT

4,03

0,02

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

DRA 0,98


0,00

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

14,83

0,07

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

49,42

0,25

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

SMN 528,22

2,63


2.13

Đất phát triển hạ tầng

DHT

918,19

4,58

3

Đất đô thị

DTD 305,79

1,52

4

Đất khu dân cư nông thôn

DNT 220,15

1,10

5

Đất chưa sử dụng


CSD

4,14

831,44

(Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của
thị xã An Khê - Phòng Tài nguyên và Môi trường)
b) Phân tích, đánh giá biến động các loại đất giai đoạn 2005-2010.


Biến động đất nông nghiệp:
+
+
-

+

+
+

-

-

-

-

-


-

Đất trồng lúa: Biến động tăng 88,38 ha. Cụ thể như sau:
Đất trồng lúa trên địa bàn thị xã An khê sau 05 năm đã có những thay đổi tăng, giảm rất
khác nhau. Một số khu vực đất lúa bị giảm do các khu quy hoạch dân cư, giao thông.
Tuy nhiên, ở một số khu vực khác thì diện tích đất lúa lại tăng.
Đất trồng cỏ: giảm 0,81 ha sang đất trồng cây hàng năm.
Đất trồng cây hàng năm khác: giảm 232,07 ha. Đất trồng cây hàng năm biến động rất lớn.
Ngoài ra còn có một số loại đất khác mà nhân dân tự chuyển hướng mục đích sử dụng
sang diện tích đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn:
Tăng 153,45 ha chuyển từ diện tích đất trồng cây lâu năm sang, phần diện tích này được
trồng các loại cây hàng năm có hiệu quả kinh tế hơn cây lâu năm tại một số khu vực sản
xuất như: mía , dưa…
Tăng 0,93 ha chuyển từ diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Tăng 227,52 ha chuyển từ diện tích đất chưa sử dụng sang. Vì trong mấy năm trở lại đây
do nhu cầu sản xuất ở tại một số khu vực đất đồi núi chưa sử dụng giáp ranh với đất sản
xuất nông nghiệp nhân dân đã khai hoang thêm diện tích để trồng trọt.
Đất trồng cây lâu năm: Tăng 1126,86 ha. Do hiệu quả kinh tế cao của việc trồng một số
loại cây như bạch đàn, keo… nên nhân dân đã mở rộng diện tích trồng các loại cây lâu
năm, dẫn đến việc biến động diện tích đất trồng cây lâu năm.
Đất rừng sản xuất: giảm 44,26 ha. Phần đất này biến động chủ yếu tăng giảm chuyển qua
lại của diện tích đất trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ: giảm 292,06 ha (do quy hoạch 3 loại rừng).
Đất nuôi trồng thủy sản: tăng 28,19 ha, nguyên nhân biến động chủ yếu do nhân dân tự
đào ao phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho lúa, cho diện tích các loại cây hàng năm khác.
Biến động đất phi nông nghiệp:
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: tăng 10,00 ha. Phần diện tích này tăng do năm
2009 trên địa bàn thị xã An Khê có chia tách thêm 03 đơn vị hành chính mới. Đó là,
phường An Phước, phường Ngô Mây, xã Xuân An.

Đất quốc phòng: tăng 8,48ha.
Đất an ninh: tăng 0,75ha.
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: tăng 333,42ha (phần diện tích tăng này chủ yếu
ở các khu công nghiệp mới quy hoạch trên địa bàn phường An Bình, xã Thành An,
phường Ngô Mây, phường An Phước, xã Song An).
Đất phát triển hạ tầng: tăng 366,71ha (phần diện tích đất này tăng chủ yếu là đất năng
lượng và đất thuỷ lợi đây là phần đất hiện công trình thuỷ điện An Khê - Ka Nát đang thi
công).
Đất tôn giáo, tín ngưỡng: tăng 1,19ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: tăng 5,67ha, chủ yếu từ diện tích đất chưa sử dụng và đất
trồng cây hàng năm.


-

+
+
+
+
+

Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: tăng 75,09 ha. Phần diện tích đất này chủ yếu là
diện tích đất mặt nước chuyên dùng do quy hoạch xây dựng công trình thủy điện An Khê
– Knat
Đất đô thị:
Đất đô thị: tăng 36,28 ha. Diện tích này tăng giảm rất phức tạp. Bên cạnh đó một phần
diện tích đất ở cũng chuyển sang một số loại đất khác, cụ thể:
Giảm 8,64 ha sang diện tích đất trồng cây lâu năm.
Giảm 0,29 ha sang diện tích đất an ninh.
Giảm 0,80 ha sang diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Giảm 3,02 ha sang diện tích đất phát triển hạ tầng.
Giảm 0,01 ha sang diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng.
Đất khu dân cư nông thôn:
Qua 5 năm đất khu dân cư nông thôn biến động tăng 35,91 ha do phát sinh nhu cầu đất ở
mới. Phần diện tích này chủ yếu chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 22,49 ha và diện
tích đất trồng cây lâu năm 13,42 ha sang.
Đất chưa sử dụng:

Đất chưa sử dụng giảm 1544,54 ha, chủ yếu giảm sang diện tích đất trồng lúa, đất trồng
cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất công cộng và một số loại đất khác như đã phân
tích ở trên,chi tiết các loại đất như sau:
- Đất bằng chưa sử dụng: giảm 6,99 ha.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: giảm 1503,43 ha.
- Núi đá không có rừng cây: giảm 34,12 ha.
c) Những tồn tại trong việc sử dụng đất.
Là đô thị trung tâm vùng phía Đông tỉnh Gia Lai nhưng quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất (80,12%), ngược lại đất đang sử dụng cho
mục đích phi nông nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ thấp
(15,73%), nhất là đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp ... nên hiệu quả
quỹ đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, chưa cao, chưa tạo được sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mạnh mẽ.
Điều kiện thổ nhưỡng chủ yếu là đất xám và xám nâu hình thành trên đá Granit (Xa) có
thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, thành phần dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên các loại
hình sử dụng đất hiện nay chủ yếu tập trung vào khai thác mà chưa chú ý đến phát triển
cây họ đậu để cải tạo đất.
3.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Hiện trạng khao thác và sử dụng khoáng sản
- Mặc dù khoáng sản ở An Khê cũng ít nhưng tình hình khai thác – sử dụng vẫn không
được quán triệt chặt chẽ:



+ Lạm dụng khai thác quá mức
+ Giám sát không triệt để
3.2.4. Quản lý chất thải rắn

Thị xã An Khê có 11 xã, phường với hơn 65 ngàn dân. Để xây dựng An Khê trở thành
một vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào
địa bàn, thị xã đã quy hoạch hai cụm công nghiệp tại xã Song An và phường An Bình,
ban hành chính sách thu hút đầu tư vào địa phương, đặc biệt là các cụm công nghiệp.
Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới, thị xã sẽ ưu tiên phát triển các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
a) Phân loại rác thải rắn:
- Hộ gia đình: Chất thải rắn sinh ra từ hộ gia đình là: rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi
nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc
biệt nhu pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa….
- Khu siêu thị: có 1 siêu thị, rác sinh ra từ các siêu thị gồm: giấy, carton, nhựa, túi nilon,
rác thực phẩm.
- Nhà hàng, quán ăn: rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ,
thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt nhu pin, ….
- Nhà nghỉ, khách sạn: rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ,
thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, ….
- Trường học: rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh,
lon, thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt nhu pin, ….
- Chợ: rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon,
thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe,
sơn thừa…
=> Tại Thị Xã An Khê thì bình quan trên đầu người mỗi ngày thải ra 0,7
kg/người/ngàyTrạm xử lý nước thải: bùn hóa lý, bùn sinh học.
Ngoài ra, còn một lượng lớn rá thải rắn từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp:
Rác thải nông nghiệp: sản phẩm thừa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bao bì, chai lọ

thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
- Rác công nghiệp: bã mía, bao bì sản phẩm phụ gia, bao tay dính dầu, phế phụ phẩm trong
sản xuất,…
b) Hiện trạng thu gom,xử lý rác thải
Từ nhiều năm nay, những hộ dân đang buôn bán, sinh sống ở ngay Trung tâm thương
mại thị xã An Khê phải hứng chịu tình trạng rác thãi gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Điều đáng nói là bãi rác này đã xuất hiện ngay trước cổng chính của Trung tâm thương
mại và tồn tại kể từ khi mới thành lập trung tâm đến nay. Theo những hộ kinh doanh nơi
đây: Việc thu gom rác thải diễn ra không thường xuyên nên dẫn đến việc ứ đọng rác.
-


3.2.5.
a)
+
+
+
+
+
+
b)
-

+
+
+
+
+
c)
-


Mùa nắng mùi hôi thối bốc lên còn mùa mưa thì rác tràn cả ra ngoài lấn chiếm chổ người
buôn bán.
Điều này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân. Trước tình trạng trên Thị xã An Khê cần bố trí, sắp xếp bãi rác phù hợp để người
dân buôn bán và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tài nguyên rừng
Hiện trạng khai thác rừng
Đất rừng sản xuất: giảm 44,26 ha. Phần đất này biến động chủ yếu tăng giảm chuyển qua
lại của diện tích đất trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm. Cụ thể:
Giảm 408,82 ha sang đất trồng cây lâu năm
Giảm 10,33 ha sang diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Tăng 9,88 ha từ diện tích đất trồng cây lâu năm sang.
Tăng 292,06 ha từ diện tích đất rừng phòng hộ (đây là phần đất do quy hoạch lại 03 loại
rừng năm 2007 – 2008).
Tăng 70,97 ha từ diện tích đất đồi núi chưa sử dụng sang.
Tăng 1,98 ha từ diện tích núi đá sang.
Đất rừng phòng hộ: giảm 292,06 ha (do quy hoạch 3 loại rừng)
Tình trạng khai thác gỗ lậu, săn bắt động vật hoang dã:
Hiện trạng: Tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra, lượng gỗ bị khai thác lớn.
Nhiều loài sinh vật, đặc biệt là các loại quý, hiếm, đang trở nên tuyệt chủng hoặc đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng. Nạn tiêu thụ động thực vật hoang dã bất hợp pháp và không
bền vững ngày càng nghiêm trọng. Tình hình chung, việc săn bắt thú rừng để làm thuốc,
ăn, uống, giải trí và làm đồ trưng bày vẫn diễn ra nhiều. Các nhà hàng bán món ăn chế
biến từ động vật hoang dã vẫn còn nhiều.
Nguyên nhân:
Do công tác thanh, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và có
hiệu quả.
Công tác kiểm lâm chưa hiệu quả, tồn tại nhiều bất cập. Thiếu nguồn nhân lực.
Thiếu thốn vật tư, trang thiết bị giám sát.

Ý thức người dân kém.
Hoạt động của lâm tặc, các tổ chức buôn bán, thu mua lâm sản hoạt động mạnh, tổ chức
tinh vi, khó nắm bắt.
Trình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng:
Hiện trạng: theo thông tin tìm hiểu được, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm
nương rẫy tại địa bạn tx. An Khê diễn ra thường xuyên và vẫn chưa được xử lý triệt để.
Nguyên nhân: không chỉ do sự chuyển đổi nhóm, loại rừng mà còn do sự thiếu ý thức
của người dân là hành vi cố chấp, cố ý xâm lấn. Nhiều trường hợp khi thanh tra xuống
kiểm tra thì người dân dừng phá rừng nhưng khi đoàn thanh tra vừa đi thì dân tiếp tục phá
rừng, đặc biệt là các khu rừng trồng được dao về cho doanh nghiệp.


+

d)

+

+
+
+
+
+

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc An Khê khẳng định hiện trạng rừng trước khi thiết kế
trồng rừng phòng hộ thuộc nhóm rừng nương rẫy tái sinh. Tuy nhiên, theo kết quả phân
loại 3 loại rừng mới đây thì 100 ha đất tại tiểu khu 602 thuộc diện đất trồng rừng phòng
hộ. Đơn vị đã tổ chức họp dân cam kết tạo điều kiện cho nhân dân tham gia trồng rừng và
được sản xuất trong thời gian 1-2 năm đầu. Chủ trương này được nhân dân đồng tình,
song khi xử lý xong phần thực bì thì dân lại lấn chiếm, đồng thời đề nghị để lại diện tích

đất trên cho nông dân sản xuất. Ban Quản lý đã trích lại 25 ha đất bằng phẳng giải quyết
đất sản xuất cho dân, phần còn lại trồng rừng. Tuy nhiên thời gian qua, người dân tiếp tục
lấn chiếm đất trồng rừng năm 2009, với diện tích 3 ha…
(Theo báo Gia Lai, 25/11/2010).
Nhiều chủ rừng bị dân lấn chiếm, phá hủy các cánh rừng trồng chưa kịp lớn. Người dân
khi được hỏi thì nói rằng trước kia đó là đất nhà mình, khi xưa yêu cầu thu hồi để khôi
phục diện tích rừng phòng hộ nhưng giờ trồng rừng để sản xuất thì họ lấy lại. Các chủ
rừng không giải quyết được chỉ đành đệ đơn vượt cấp lên trên.
Trên thực tế, đây không chỉ là do sự thiếu ý thức của người dân mà có thể là do cố ý, cố
chấp, lòng tham của người dân. Nhiều hộ gia đình không hề thiếu đất sản xuất, điều kiện
đầy đủ nhưng vẫn lấn chiếm đất rừng với lý do trên.
Không chỉ vậy, việc phá rừng làm nương rẫy còn dẫn đến một trong những nguyên nhân
gây mất rừng nghiêm trọng: cháy rừng.
Phá rừng làm thủy điện:
Thủy điện Kanak, điểm nóng hiện nay của tx. An khê, việc chặt phá rừng đầu nguồn làm
thủy điện phá hàng ngàn hecta rừng nhưng chỉ trồng bù lại có 3%, dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng về trận xả lũ lịch xử ngày 15-11-2013.
Thủy điện này gần như bị lũ lớn chôn vùi, giữa cơn khốn đốn nó đã phải xả lũ bất thường
trong đêm, khiến thị xã An Khê (Gia Lai) chìm trong biển nước. Nguyên nhân dẫn đến
việc thủy điện An Khê - Kanak bị lũ tràn chắc không đến nỗi khó nhận biết, đúng như Bí
thư thị ủy An Khê Trịnh Duy Thuân bình luận: “Những gì xảy ra vừa qua đều xuất phát
từ chuyện mất rừng. Rừng bị khai thác cạn kiệt, rừng và thảm thực vật dưới tán rừng
không còn để giữ nước và điều tiết nước như ngày xưa, thủy điện không thể không liên
quan đến thực trạng ấy”.
Nguyên nhân:
Sự thiếu đầu tư trong khâu đánh giá, quan trắc môi trường. Tìm hiểu tác động của việc
xây dựng thủy điện đến đời xống con người cũng như môi trường.
Chưa quan tâm đến vấn đề môi trường mà chỉ nhìn chăm chăm vào cái lợi kinh tế.
Thiết hụt đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong công tác dự đoán, phòng chống thiên tai.
Thiếu hụt cơ sở vật chất, các trạm quan trắc.

Việc trồng khôi phục rừng đầu nguồn chưa được thực hiện một cách thích đáng, chưa
được giám sát một cách chính xác.
3.1.1. Quản lý bãi chôn lấp


Trên địa bàn thị xã có 2 bãi chứa rác, một bãi hơn 10 ha tại đồi thông xã Song An, tuy
nhiên bãi này đã đầy và ngừng chứa từ năm 2007, hiện nay thị xã An Khê vẫn còn một
bãi với diện tích 1,3 ha. Tuy nhiên bãi chứa này cũng đã đầy và hiện nay thị xã đang khó
khăn trong việc thu gom và xử lý rác.
Để đảm bảo công tác thu gom và xử lý rác thải, Công ty TNHH một thành viên Hoa
Thiện- đơn vị đảm nhận việc thu gom rác trên địa bàn thị xã có đơn gửi các cơ quan chức
năng xin được thuê đất để làm bãi chôn lấp và xử lý rác thải. Ủy ban Nhân dân thị xã An
Khê cũng đã có tờ trình gửi các cơ quan chức năng của tỉnh về việc thu hồi đất để xây
dựng bãi rác. Tuy nhiên, ngành chức năng đã có văn bản đề nghị Công ty này lập các thủ
tục đầu tư về việc xây dựng nhà máy. Ngày 31-12-2009, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ
đạo các cơ quan chức năng phối hợp cùng Công ty này tiến hành các thủ tục gửi các cơ
quan chức năng xem xét và trình UBND tỉnh xem xét cho thuê đất. Từ khi có văn bản
của UBND tỉnh đến nay đã gần 2 năm nhưng không biết vì lý do gì Công ty này vẫn chưa
được thuê đất. Trong khi đó, hàng ngày rác của thị xã vẫn đầy lên vì thiếu nơi chôn lấp
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội thị xã An Khê Gia Lai
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 BCH Đảng bộ thị xã khoá XIV thị xã An Khê đã xác
định: việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 còn gặp những khó khăn nhất
định, song dưới sự lãnh đạo của BCH, BTV Thị ủy, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm phấn
đấu, nỗ lực vượt khó, phát huy tối đa sức mạnh khối đại đoàn kết của các cấp, các ngành
và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, Thị xã An Khê từng bước duy trì và đẩy mạnh tốc
độ phát triển kinh tế, an ninh chính trị được giữ vững, an sinh xã hội dần đảm bảo, ổn
định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 14,87%. Tổng giá
trị sản xuất (giá cố định) đạt 2.055,566 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt

92,98 tỷ đồng.
3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

IV.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng đạt 53,43%
(tăng 23,06% so với năm 2000), tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 14,20%
(giảm 27,81% so với năm 2000), tỷ trọng thương mại dịch vụ đạt 32,17% (tăng 10,80%
so với năm 2000).
Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, kinh tế khu vực ngoài
quốc doanh tăng nhanh góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động của thị xã,
thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế- xã hội của địa phương.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) TX. AN KHÊ
4.1.
Tài nguyên nước


4.1.1. Tài nguyên nước mặt:

4.1.2.
a)

+
+
+

Hàng năm trên lãnh thổ thị xã có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.202 - 1.255 mm
tương ứng lượng nước mưa khoảng 1,1 - 1,2 tỷ m3/năm. Lượng nước mưa phân bố
không đều tập trung chủ yếu vào các tháng 6 - 11. Tuy nhiên nằm trong quy luật chung
của thị xã lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa và theo các vùng. Nguồn nước

mặt chủ yếu dựa vào sự có mặt của hệ thống sông suối chính trong vùng với mật độ
tưong đối đồng đều, lên tục từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây. Nguồn nước mặt chủ
yếu chi phối đến sản xuất, đời sống của thị xã tập trung chính ở hệ thống sông Ba và các
suối như suối Vối, suối Gấm, suối Đá Bàn,…
Dự án phát triển và biến đổi môi trường
Thuỷ điện An Khê - Ka Nak
Địa điểm xây dựng: Thị xã An Khê - Tỉnh Gia Lai
Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án thủy điện 7
Công trình thủy điện An Khê - Kanak năm trên sông Ba, trong sơ đồ quy hoạch bậc thang
thủy điện trên hệ thống sông Ba. Nhà máy được xây dựng có tổng công suất lắp máy
173MW trong đó nhà máy cụm đầu mối Kanak 13MW, cụm đầu mối An Khê là 160MW.
Sản lượng điện sản xuất trung bình hàng năm 694 triệu KWh với tổng mức đầu tư khoảng
3740 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng ngày 14/11/2005. theo kế hoạch nhà
máy phát điện vào tháng 12/2009.
Khối lượng công ty tham gia:
Kênh dẫn nước chính vào nhà máy thủy điện An Khê
Cửa lấy nước thủy điện An Khê
Khối Lượng đào đất đá: 1.000.000 (m3)
Lợi ích và các hạn chế khi xây dựng nhà máy thủy điện Kanak

b) Lợi ích và hạn chế của thủy điện KaNak- An Khê
• Lợi ích:

Thúc đẩy các khả năng kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, cung cấp một nguồn năng lượng
sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ
tầng và cải thiện công bằng xã hội…
• Hạn chế:
- Lũ kinh hoàng:
Vào 7g35 sáng 15-11, mưa như trút nước ở khu vực nhà máy và phía sau lưng là đèo An
Khê. Nhà máy nằm dưới chân đèo, cách núi khoảng 1km (thuộc địa bàn xã Tây Thuận,

huyện Tây Sơn, Bình Định). Lũ đổ dồn về nhà máy với lưu lượng rất lớn. Đến khoảng
11g cùng ngày thì nước xé toang suối Đá chảy bên cạnh nhà máy. Sau đó, bờ đất ngăn
cách giữa suối Đá và kênh xả Nhà máy An Khê bị vỡ tung trong lũ, hệ thống tiêu năng
(hãm lực nước) được đúc bằng bêtông cũng bị lũ xiết tràn qua và làm vỡ trên chiều dài
khoảng 40m”.


-

-

-

4.2.
-

-

-

-

Liên tiếp sau đó, nhiều đoạn đê ngăn cách giữa suối Đá và kênh xả cũng bị nước lũ ào ào
tràn qua. Toàn bộ đất cát, sỏi đá theo lũ đổ tràn về nhà máy và trạm phân phối điện.
Nghiêm trọng hơn, lượng đất cát dồn lấp vào đường kênh xả và chặn toàn bộ nước từ
tuôcbin nhà máy thoát ra sông Côn.
Không báo tin xả lũ cho địa phương
Việc nhà máy xả đập thủy điện không thông báo cho người dân khiến người dân trở tay
không kịp dẫn đến những thiệt hại rất đáng tiếc
Mất đất vì thủy điện:

Khi Nhà máy Thủy điện An Khê - Kanak (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đi vào hoạt
động cũng là lúc nhiều hộ dân ở 2 xã Tây Giang và Tây Thuận, huyện Tây Sơn phải sống
trong nỗi lo sợ vì tình trạng sạt lở đất ở suối Cát diễn ra hằng ngày
Mất mùa vì thủy điện xả lũ
Khi thủy điện An Khê - Ka Nak xả lũ thì hồ thủy lợi Ayun Hạ cũng làm theo khiến hoa
màu Trong đợt xả lũ ngày 3 và 4-10, thủy điện An Khê - Ka Nak và hồ thủy lợi Ayun Hạ
cùng xả lũ làm thiệt hại hơn 2.000 ha hoa màu của người dân tại huyện Ia Pa và Krông
Pa, tỉnh Gia Lai. Hiện người dân đang tích cực thu hoạch sắn non và cứu diện tích hoa
màu còn lại.của người dân bị ngập nước
Tài nguyên đất
Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất khi nó làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất
của lá khô, lá rụng trong rừng. Hoạt động lâm nghiệp cũng có thể làm tăng độ sói mòn
đất do phát triển đường xá và sử dụng dụng cụ cơ khí.
Hạn hán dẫn đến khô hạn, đất nức nẻ chất lượng đất giảm tỉ lệ đất thâm canh cây công
nghiệp bị bỏ hoang ngày một tang.
Mặt ảnh hưởng lớn nhất là thủy điện Ka Nak hình thành đã làm ảnh hưởng đến nhà ở,
đất ở, đất canh tác, cây cối, hoa màu và các công trình kiến trúc trên đất; ảnh hưởng đến
phương tiện sống, gián đoạn sản xuất, tăng nguy cơ xảy ra xung đột giữa các cộng đồng
dân cư; những nơi ở mới, người dân không quen với điều kiện canh tác mới nên đã làm
xáo trộn sinh hoạt, văn hóa, đời sống của người dân cũng như những giá trị về tinh thần
khó có thể tìm lại được.
Rễ cây liên kết đất với nhau, khi đất nông vừa đủ thì rễ cây có tác dụng kết dính đất
với tầng đá gốc. Việc chặt phá cây trên các sườn núi dốc có nền đất nông do đó làm tăng
nguy cơ lở đất, có thể ảnh hưởng tới những người dân gần khu vực đó. Tuy vậy thì việc
phá rừng chỉ chặt cây tới thân chứ không ảnh hưởng tới rễ nên nguy cơ lở đất cũng không
phải quá lớn.
Tuy nhiên, việc phá cây rừng không phải bao giờ cũng làm gia tăng mức độ sói mòn. Ở
một vài vùng ở tây nam Hoa Kỳ, các cây bụi xâm thực lên đất cỏ. Các cây này làm giảm
lượng cỏ. Khoảng trống giữa các tán cây bị sói mòn nghiêm trọng. Ủy ban về rừng của



Hoa Kỳ đang nghiên cứu để phục hồi hệ sinh thái cũ, làm giảm sói mòn bằng cách chặt
bớt cây.
Tài nguyên khoáng sản
Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm: xói mòn, sụt đất, mất
đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng..
Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân địa phương, ở những vùng hoang vu, khai khoáng có thể gây hủy hoại hoặc
nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh. còn ở nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất
trồng cấy và đồng cỏ...
4.4.
Tài nguyên rừng
4.4.1. Đánh giá tác động của dự án Thủy điện đến rừng:
a) Tác động của các công trình thủy điện đến Đập thủy điện góp phần phát thải khí nhà
kính
Theo quan điểm tài chính, nghĩa là đồng vốn bỏ vào đầu tư xây đập, làm hồ, xây nhà
máy, đền bù cho dân phải rời nơi sinh sống tới một nơi xa lạ để tái định cư thì giá thủy
điện rẻ gấp nhiều lần so với nhiệt điện hoặc các dạng điện năng khác. Thế nhưng việc
mất rừng nhiệt đới, mất đa dạng sinh học, làm giảm sút hệ thủy sinh, mất những loài cá di
cư đẻ trứng vùng thượng nguồn, xói lở ở dòng sông, mất những vùng đập nước… nhất là
những khó khăn về xã hội do di dân thì chắc chắn việc đầu tư thủy điện là không rẻ.
Các hồ thủy điện hình thành trên các con đập làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới cũng
đồng nghĩa với việc làm mất đi những bể chứa CO2 hữu hiệu. Hay làm tăng phát thải
CO2 vào khí quyển. Hiện nay, chưa có con số thống kê về diện tích rừng bị mất do làm
thủy điện trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng từ con số ước tính về lượng
CO2 phát thải vào khí quyển trên một đơn vị diện tích rừng bị mất , người ta có thể hình
dung phần nào về sự góp phần vào BĐKH thông qua việc gián tiếp làm tăng phát thải
CO2 của thủy điện ở các nước nhiệt đới, đặc biệt ở thủy điện An Khê- Gia Lai
- Làm tăng ảnh hưởng của bão lụt
Một trong các tác động của BĐKH được thấy rõ nhất là tần suất xuất hiện của các trận

thiên tai như bão lũ - hạn hán ngày một nhiều, mạnh hơn và phức tạp hơn do nhiệt độ
nước bề mặt của biển tăng. Một câu hỏi lớn được đặt ra là các đập nước - hồ chứa có ảnh
hưởng thế nào đến tình trạng lũ lụt - hạn hán?
b) Đánh giá tác động của các dự án đã và đang tiến hành và các rủi ro:
• Dự án tiến hành rồi:
Nhà máy đá phá các khu rừng đồi núi thấp để làm nhà máy ảnh hưởng đến các loài thú
quý hiếm phải di chuyển đến chỗ ở mới và nghi cơ bị săn bắn cao, phá rừng khai thác gỗ
đào đất lên để khai thác các tầng đá phía dưới lấy đá gây ảnh hưởng đến cả một hệ sinh
thái rừng, chưa nói đến khai thác đá có ảnh hưởng bụi bặm tiếng ồn về mìn thuốc nổ phá
4.3.


-

-

đá các chất đọc hại sẽ theo nguồn nước đầu nguồn xuống hạ lưu thế là ảnh hưởng cả một
dòng sông.
• Dự án đang được tiến hành:
Quy hoạch các khu rừng phá ra để mở đương đi từ các huyện này qua huyện khác huyện
qua xã qua các thành phố, để làm một con đường thì phải chặt một lượng gỗ khá lớn làm
động thực vật ở đó bị đe dọa chặt phá gỗ để làm đường. nếu làm đường xong mở đường
ra thì lâm tặc sẽ có đương đi lên để sơ hở mà khai thác gỗ, những thợ săn săn bắt các thú
trong rùng và có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn. Giam được con đường ngắn hơn trước
nhưng lại làm ảnh hưởng đến cả một hệ động thực vật trong rừng và các loài gen quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Các dân tộc và người dân ở các xã Cửu An, Tú An, Xuân An, Tú Thủy khai thác rùng
làm nương rẫy phá rừng được giao khoán cho doanh nghiệp rất nhiều không những là
rừng thuộc Tx. An khê mà còn phá lan xuống cả rừng của huyện Vĩnh Thạnh Tỉnh Bình
Định.

• Đánh giá rủi ro do phá rừng:
Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một
phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung
cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.
Rừng nhiệt đới được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới. Mặc dù vậy, hiện
nay các nhà khoa học cho rằng rừng nhiệt đới chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào
không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển. Tuy
nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các
nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không
khí mỗi năm.
Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và
giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước
này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều. Phá rừng làm giảm lượng
nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết
dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất. Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng
ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước.
Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa
được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự
di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo
vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài
trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước
không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển.
Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước:


×