Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

QUY ƯỚC VĂN HÓA ỨNG XỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.33 KB, 20 trang )

I. QUY ƢỚC VĂN HÓA ỨNG XỬ
1. Văn hóa chào hỏi
-

Trong giao tiếp khi gặp nhau phải vui vẻ, chào hỏi lịch sự, đúng mực, thân thiện, bình

-

đẳng, tôn trọng lẫn nhau và giữ tư thế lưng thẳng;
Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần cười hoặc gật
đầu chào thể hiện sự nhận biết đối tượng.

-

Trong ứng xử giao tiếp, chỉ sử dụng cách thức chào, xưng hô kính trọng, tôn trọng nhau
theo qui định trong các quan hệ làm việc, học tập, tuổi đời trong môi trường giáo dục.
Thứ tự ưu tiên gặp nhau chào:
+ Cán bộ quản lý, nhân viên, giảng viên: khi gặp lãnh đạo, phải chủ động chào trước,
thể hiện sự kính trọng lễ phép.Lãnh đạo cũng phải đáp lại bằng cử chỉ chào hỏi thân
thiện, hoặc có thể gật đầu mỉm cười đáp lại.
+ Đồng nghiệp cùng cấp: khi gặp nhau chủ động chào theo thứ bậc.
+ Học sinh, sinh viên: chủ động nghiêm túc chào kính trọng thầy,cô, xưng em đối với
giáo viên và cán bộ phòng ban; đối với phụ huynh chào bác, cô, chú.
+ Đối với phụ huynh: Khi giải quyết công việc cán bộ, giáo viên, nhân viên phải chủ
động niềm nở chào trước (Chào bác, cô, chú, anh, chị).

2. Văn hóa bắt tay
-

Dùng tay phải để bắt tay trong quá trình giao tiếp lịch thiệp;


-

Khi chủ động bắt tay, mắt nhìn thẳng vào mắt người tiếp xúc (tránh nhìn vào mắt người
đối diện nếu đó là Chủ tịch nước hay người đứng đầu cộng đồng tôn giáo);
Bắt tay nhau với tư thế bình đẳng, đứng thẳng người (phụ nữ có thể ngồi), thể hiện hữu

-

-

-

nghị và tôn trọng lẫn nhau. Hai bên cùng siết nhẹ, thời gian vừa đủ thể hiện sự nồng
ấm, thân thiết đón nhận nhau;
Người chủ động bắt tay, thực hiện lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau,
người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần chờ đối
tác đưa tay trước;
Khi bắt tay, đôi bên không cúi gập lưng, cong gập người quá độ, có thái độ khúm núm,
cầm lấy cả hai tay của người tiếp xúc (dù rằng đối tượng quan trọng đến mức nào);
Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc nhiều lần, lắc lia lịa, vừa bắt tay vừa nói cười nói
oang oang, huênh hoang;
Người chủ động nhận bắt tay giao tiếp, không được buông thõng tay trái, hoặc thả lỏng
tay trái, hoặc biểu hiện sự hời hợt, bị ép buộc bắt tay. Tay trái nên đưa lên chạm vào
cánh tay phải của mình, vui vẻ bắt tay lại đáp lễ;


-

Trong giao tiếp nên tránh vừa bắt tay vừa vỗ vai nhau.


3. Văn hóa sử dụng điện thoại
-

Nhấc điện thoại nghe và trả lời sau không quá ba hồi chuông. Khi nhận điện thoại, câu
đầu tiên: Alô, xin chào, cười vui / tự xưng: Tên người nghe hoặc Tên đơn vị / Xin được
lắng nghe nội dung;

-

Khi gọi đi, câu đầu tiên: Alô, Chào hỏi, cười vui / xưng danh vị thế người gọi / xin
được gặp đối tượng/trình bày nội dung gọi;

-

Trong quá trình đàm thoại đôi bên (nghe hoặc gọi): nên nói ngắn gọn, rõ ràng, nhỏ nhẹ,
không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, giọng nói truyền cảm vui vẻ, tích

-

cực, luôn thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ, phục vụ dịch vụ theo yêu cầu, không cắt ngang
giữa chừng câu nói của người khác khi biết người ta định nói gì trước;
Không nên tranh cãi công việc qua điện thoại, nếu xảy ra tranh luận, bức xúc thì vẫn
luôn giữ thái độ bình tĩnh, nhã nhặn, cần thiết có thể xin lỗi và lịch thiệp hẹn mời gặp

-

-

lại tại nơi làm việc để trao đổi trực tiếp giải quyết công việc;
Giọng nói thật lịch thiệp để luôn lắng nghe lời người khác nói, khi giải thích cần trình

bày rõ ràng, cụ thể, chi tiết để người nghe có thể hiểu được mục đích, thõa mãn yêu cầu,
chấm dứt nhanh nội dung đàm thoại;
Kết thúc cuộc đàm thoại đôi bên (gọi hoặc nghe) bằng một lời chào thân thiện, hoặc
cám ơn và đặt máy nhẹ nhàng;
Đặt âm thanh chuông điện thoại vừa đủ nghe, không để tiếng chuông làm ảnh hưởng
đến mọi người xung quanh (đặc biệt đối với điện thoại di động);
Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại dùm, phải có trách nhiệm
truyền đạt lại lời nhắn kịp thời và đúng đối tượng.

4. Văn hóa giới thiệu
-

-

Giới thiệu với ngƣời khác
Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao;
Giới thiệu họ và tên, luôn đi kèm chức vụ, công việc, nơi làm việc;
Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/người mới đến. Nên giới thiệu từng cá
nhân theo thứ tự ưu tiên từ chức vụ cao nhất (nếu có), hoặc theo tuổi đời;
Tự giới thiệu:
Nếu lần đầu gặp nhau cần có giao tiếp tự giới thiệu. Người chủ động tiếp xúc sẽ tự giới
thiệu về mình, nói ngắn gọn về tên mình, bộ phận làm việc tại Đại học Nguyễn Tất
Thành, tránh rườm rà, phức tạp, trình bày thành tích, quá trình làm việc; sau đó người
tiếp đón cũng tự giới thiệu lại về mình và xin lắng nghe yêu cầu tiếp xúc;


-

Đôi bên tiếp xúc trong quá trình tự giới thiệu với nhau, luôn có thái độ lịch thiệp, khiêm
nhường, tôn trọng nhau, cùng lắng nghe tự giới thiệu của nhau, thấu hiểu mục đích của

đối tượng cùng giao tiếp.

5. Văn hóa sử dụng danh thiếp
-

Khi giới thiệu, sử dụng danh thiếp
Biểu bảng quảng bá, bảng tên, danh thiếp được sử dụng thống nhất chung theo quy định

-

mẫu thiết kế, in và cung cấp của Đại học Nguyễn Tất Thành.
Danh thiếp chỉ sử dụng để giới thiệu chủ thể cá nhân trong quan hệ giao dịch công tác
và truyền bá thương hiệu trường;

-

Người có chức danh được sử dụng danh thiếp, luôn chuẩn bị đầy đủ danh thiếp, để khi

-

mới gặp đối tác lần đầu, có thể trao danh thiếp ngay trong quá trình tiếp khách, tiếp xúc
đối tác, thông tin giải quyết công việc trường;
Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm, có thể dùng để thăm hỏi, cảm ơn
vì công việc nhà trường;

-

-

-


Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc, bẩn và trục lợi vì động cơ cá nhân,
ngoài công việc nhà trường giao;
Không viết thêm những thông tin ngoài qui định, hoặc thông tin cá nhân khác trên danh
thiếp;
Không được đưa danh thiếp của mình cho người khác sử dụng. Giữ gìn cẩn thận danh
thiếp.
Cách trao, nhận danh thiếp
Người tự giới thiệu chủ động đưa danh thiếp của mình trước khi tiếp xúc công việc với
đối tác;
Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau, sau khi đã nhận được danh thiếp của người
tự giới thiệu;
Khi đưa danh thiếp cho nhau, có thể đứng lên đưa danh thiếp sao cho người nhận thuận
tiện đọc được ngay và lưu nhớ dễ dàng mọi thông tin;
Nếu bên đối diện đưa danh thiếp trước, bên nhận nên gật đầu nhẹ nhàng, hồ hởi nhận
danh thiếp và đọc ngay nội dung một cách trân trọng;
Đôi bên đưa – nhận danh thiếp nên giữ khoảng cách một cánh tay, cùng tập trung đọc
nhanh và xác nhận lại các nội dung thông tin trên danh thiếp; Nếu cần thiết, có thể hỏi
thêm thông tin về cách phát âm tên hoặc bất cứ thông tin gì chưa rõ trên danh thiếp;
Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu đưa danh thiếp tuần tự từ người có
vị trí cao nhất;
Khi trao đổi danh thiếp với nhiều nhóm tập thể, hãy bắt đầu đưa danh thiếp tuần tự cho
từng người trưởng đứng đầu của từng nhóm;


-

Đưa trao danh thiếp chủ động bằng tay trái và nhận danh thiếp chủ động bằng tay phải,
sau đó trân trọng cất giữ danh thiếp cẩn thận, lịch sự. Sắp xếp lại danh thiếp sau khi


-

nhận và làm cách nào đó để ghi nhớ những người đã gặp;
Khi đến nơi giải quyết công việc, mà không gặp được đối tác, có thể để lại danh thiếp
của mình, để thông tin mình đã đến và xin cuộc hẹn gặp sau.

6. Văn hóa nói chuyện và lắng nghe
-

Trong quá trình giải quyết công việc, tiếp xúc giao lưu phải thực hiện văn hóa lắng
nghe, nói chuyện giữa các bên.

-

Trong quá trình tiếp xúc nói chuyện, lắng nghe, các bên luôn cần mỉm cười, ánh mắt
nhìn tươi vui, thân thiện, cởi mở, cùng hướng vào các bên đối thoại;

-

Khi các bên nói chuyện công việc với nhau cần có chủ ngữ lịch thiệp, diễn đạt bằng
những câu nói tôn trọng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nghe và thiện cảm; sử dụng từ ngữ đơn
giản và chính xác để diễn đạt nội dung, kết quả công việc, không dùng những từ trừu
tượng hoặc quá chuyên môn, khó hiểu;

-

-

-


-

-

Đôi bên nói với nhau vừa đủ nội dung, từng bên không tranh nói, hoặc kìm hãm nhau
không cho nói, luôn phải tạo cơ hội để cùng nhau được nói trình bày, giải thích bằng
cách lắng nghe nhau về cách thức giải quyết, thỏa đáp yêu cầu, để nhanh chóng đi đến
kết quả mong muốn của đôi bên. Không tranh luận đấu khẩu, tránh nói liên tục một bên,
hoặc gây áp đảo bên nghe (không để cơ hội được nói, giải trình, trình bày), làm mất thời
gian của nhau;
Khi bên đang lắng nghe, cần tập trung quan tâm đến bên đang nói, chú ý đến nội dung
trình bày, giải thích, tư vấn để nâng cao hiệu quả dịch vụ thông tin và đạt kết quả mong
muốn;
Cần chú ý đến không gian nói chuyện, lắng nghe cùng nhau, để giữ âm điệu, giọng nói
vừa đủ nghe, truyền cảm, không nên lặp lại các sự việc cùng một giọng điệu, hoặc
không nên nói nuốt lời, nuốt âm, quá nhỏ, không nên vừa trình bày giải quyết công việc
vừa ăn, uống, nhai kẹo cao su, hoặc đang hút thuốc lá;
Trong thời gian làm việc tại công sở, không nên nói quá nhiều về chuyện cá nhân, việc
riêng làm tổn hại nhiều thời gian của nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung;
Các chủ thể khi cùng tham gia nói chuyện và lắng nghe về các vụ việc, con người, phải
biết tự phân tích, phân biệt đúng sai, để tự điều chỉnh các hành vi ứng xử văn hóa giao
tiếp theo qui định;
Các bên nói chuyện với nhau, phải tôn trọng lắng nghe nhau trên tinh thần bảo vệ uy tín
danh dự cho cá nhân, đồng nghiệp, tập thể và nhà trường;
Nhân viên trực tiếp giải quyết vấn đề, khi kết thúc cuộc nói chuyện, lắng nghe nội dung
công việc, phải biết tổng hợp, truyền đạt báo cáo lại cán bộ quản lý đơn vị, hoặc lãnh
đạo cấp trên một cách trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời;


-


Các bên lắng nghe, nói chuyện về giải quyết công việc chung , phải có ý thức bảo vệ,
bảo mật an ninh trong quá trình trao đổi dịch vụ thông tin, phản biện, góp ý kiến phê
bình, đề xuất giải pháp, hội họp, hội thảo, giao lưu, lập báo cáo, xây dựng kế hoạch,
triển khai thực hiện v.v…

7. Văn hóa ứng xử với khách (đối tác, đồng nghiệp, phụ huynh, HSSV)
-

Người tiếp khách phải am hiểu chuyên môn, qui trình giải quyết công việc, trang phục
theo qui định để nâng cao hiệu quả tiếp khách;

-

Tạo môi trường và địa điểm đón tiếp khách thân thiện, lịch sự, trang trọng, sạch đẹp,

-

tiện nghi, chỗ ngồi tiếp khách thuận tiện, thoáng, an toàn;
Chủ thể tiếp đón khách, cần chào hỏi mời khách trước và chủ động sẵn sàng lắng nghe,
giúp đỡ khách khi đến liên hệ công tác, hoặc khi khách có biểu hiện cần sự giúp đỡ giải
quyết yêu cầu, tư vấn (kể cả khi khách đến không phải để gặp mình);

-

-

-

-


-

-

Trong quá trình giao tiếp ứng xử với khách, phải thực hiện nghiêm túc văn hóa lắng
nghe, nói chuyện. Đặc biệt luôn tôn trọng, lắng nghe nội dung ý kiến, yêu cầu của
khách, luôn thể hiện niềm nở, thân thiện, biết kỹ năng thuyết phục và tạo sự tin tưởng ở
khách;
Tác phong phục vụ dịch vụ thông tin cho khách phải nhanh nhẹn, đúng giờ, đúng thủ
tục, luôn thể hiện sẵn sàng phục vụ vào mọi lúc, nhanh chóng giải quyết thắc mắc, phản
hồi kết quả giải quyết cho khách để nâng cao hiệu quả phục vụ;
Trong quan hệ giao lưu, đón tiếp khách, ứng xử phải luôn cởi mở trong quyền hạn, sẵn
lòng chấp nhận các đề nghị và những ý tưởng cải tiến hợp lý do khách đề xuất;
Trong giao tiếp giải quyết công việc với khách, luôn có thái độ tôn trọng khách, xem
xét cụ thể về điều kiện, thủ tục giải quyết công việc, nếu chưa đảm bảo phải nhẹ nhàng,
nhiệt tình chỉ dẫn cụ thể cho khách biết những vấn đề cần bổ sung, cách thức giải quyết;
Nếu phát sinh giao tiếp giải quyết công việc cần hẹn gặp lại, hay hẹn trả kết quả thì phải
thực hiện nghiêm túc, đúng hẹn. Thời gian hẹn phụ thuộc vào qui trình và các thức giải
quyết công việc. Nếu lỡ hẹn phải biết xin lỗi, tìm cách khắc phục sớm nhất, hiệu quả
nhất, không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tránh hiện tượng giải quyết một kết quả,
buộc khách phải đi lại nhiều lần, hẹn nhiều lần, làm tổn hại thời gian, kinh phí, danh dự
của đôi bên, đặc biệt là của khách;
Khi phát sinh mâu thuẫn, giải thích chưa thõa mãn yêu cầu công việc của khách, thì nhẹ
nhàng hướng dẫn chu đáo đưa khách đến gặp người có trách nhiệm cao hơn, hoặc người
lành đạo cao hơn;
Trong quá trình tiếp khách phải có ý thức bảo vệ và truyền bá giá trị văn hóa và vị thế
của đại học Nguyễn Tất Thành. Không được để khách trách, giận, thể hiện không thõa



mãn khi đến tiếp xúc giải quyết công việc và xúc phạm nói xấu tổ chức, đơn vị, cấp
trên, đồng nghiệp và nhà trường.
8. Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp
-

Quan hệ đồng nghiệp phát sinh trên qui trình quản lý, cơ chế quản lý, lề lối làm việc,
qui chế phối hợp quản lý giữa các bộ phận cơ cấu trong hệ thống tổ chức trường và mối
quan hệ tác nghiệp giữa các thành viên trong nội bộ một đơn vị. Từng người phải am
hiểu từng loại hình quan hệ đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý cho nhà trường;

-

Ứng xử giải quyết công việc giữa các đồng nghiệp, bộ phận phòng ban chức năng phải
trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, đoàn kết, dám chịu trách nhiệm trước và sau xử lý

-

công việc, để hỗ trợ dịch vụ thông tin cho nhau;
Mối quan hệ giải quyết công việc chung giữa các đồng nghiệp, trên tinh thần hỗ trợ,
hiệp tác với nhau, tạo điều kiện cho nhau để thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác, tiết
kiệm thời gian khi thực thi từng tác nghiệp, từng giai đoạn theo qui trình chuẩn và cơ

-

-

chế phối hợp làm việc;
Các thông tin dịch vụ giữa các đồng nghiệp phải khách quan, chính xác, đầy đủ, truyền
đạt thông tin cập nhật mới theo qui định. Không truyền đạt thông tin ảo, phao tin đồn
nhảm, báo cáo không trung thực, làm mất uy tín nhau;

Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp phải tạo nên môi trường lao động tích cực, cạnh
tranh lành mạnh, đoàn kết nội bộ trong từng đơn vị, giữa các đơn vị và toàn trường;
Trong quan hệ đồng nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, cơ chế báo cáo
và chịu trách nhiệm cá nhân.

II. QUY ƢỚC VĂN HÓA SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
-

-

-

1. Cơ sở, phƣơng tiện, điều kiện làm việc, hội họp
Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên phục vụ phải có ý thức chủ động, tự giác giữ gìn
vệ sinh và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, phương tiện, thiết bị làm việc, hệ thống
mạng CNTT và bảo vệ cảnh quan nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng, an toàn lao động;
Sắp xếp các vị trí làm việc và thiết bị phục vụ công việc phải có khoa học, đúng chức
danh đối tượng sử dụng, phù hợp với qui trình quản lý, tính chất công việc được giao;
vật dụng cá nhân phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học;
Khi kết thúc công việc, hết thời gian làm việc, thì tài liệu, phương tiện, thiết bị, công cụ
làm việc phải được xếp lại ngay ngắn, sạch sẽ, cất giữ an toàn, an ninh, bảo mật;
Có ý thức phòng chống cháy nổ trong thời gian gian sử dụng tài sản, tài nguyên của nhà
trường và cá nhân;


-

Có ý thức cắt cầu giao điện, đóng cửa phòng làm việc theo đúng qui định khi ra về, nghỉ
làm việc;


-

Luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước, VPP, tài nguyên trong quá trình sử dụng làm việc.
Khi phát hiện hư hỏng, thất thoát tài sản, sử dụng lãng phí, phải kịp thời báo cáo bộ
phận quản lý tài sản nhà trường theo qui định.

-

2. Cơ sở phòng học, thƣ viện, phòng thí nghiệm
Học sinh sinh viên (HSSV) phải tự chủ, tự giác bảo quản, giữ gìn sạch sẽ bàn ghế, bảng

-

viết, trang thiết bị nội thất, tường, sàn phòng học, thiết bị điện phục vụ trong lớp học,
thư viện, phòng thí nghiệm, vệ sinh cảnh quan nơi học luôn sạch sẽ, gọn gàng;
HSSV trong thời gian học tập, sử dụng tài nguyên nhà trường sao cho có hiệu quả và

-

thực hiện nghiêm túc theo qui định quản lý tài sản của nhà trường;
Khi kết thúc giờ học, HSSV đứng dậy phải thu dọn vật dụng cá nhân, rác, vệ sinh sạch
sẽ nơi ngồi học, tắt các nguồn điện đèn, quạt và trả lại đầy đủ phương tiện phục vụ

-

-

-

giảng dạy, học tập cho bộ phận quản lý theo qui định;

Trong thư viện, phòng thí nghiệm, HSSV phải tự giác để túi sách, vật dụng cá nhân vào
nơi qui định; phải biết bảo vệ giữ gìn, không phá hỏng và làm mất sách, tài liệu học tập,
dụng cụ thí nghiệm, vật liệu hóa chất của nhà trường;
Không được sử dụng cơ sở học đường, tài nguyên nhà trường vào các hoạt động tuyên
truyền văn hóa đồi trụy, thực hiện hành vi phi đạo đức, mất văn hóa. Không hút thuốc lá
trong khuôn viên trường, luôn có ý thức phòng chống cháy nổ trong lớp học, thư viện,
phòng thí nghiệm;
Khi tài sản, tài nguyên nhà trường bị hư hỏng, HSSV phải phát hiện và báo cáo kịp thời
đến bộ phận chức năng quản lý nhà trường;

3. Cơ sở phục vụ công cộng, môi trƣờng cảnh quan
- Các chủ thể (cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ và HSSV) có ý thức tôn trọng nhân
viên phục vụ vệ sinh công cộng, tự giác gom, bỏ rác, khạc nhổ vào nơi qui định; Có ý
thức tự giác giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sử dụng tiết kiệm điện, nước và đảm bảo an toàn an
ninh tại các phòng vệ sinh công cộng trong khuôn viên trường;
- Không tụ tập tán gẫu, trò chuyện ồn ào, đánh nhau, không sử dụng các chất gây nghiện,
không hút thuốc lá ảnh hưởng đến môi trường tập thể xung quanh trong khuôn viên
trường;
-

-

Có ý thức sử dụng cẩn thận, giữ gìn và bảo vệ thiết bị, tài sản công cộng, hệ thống
mạng CNTT; khi phát hiện tài nguyên chung bị thất thoát, tổn hại, hư hỏng phải báo kịp
thời cho bộ phận chức năng (Phòng Quản trị thiết bị) để kiểm tra, xử lý;
Luôn cảnh giác, phát hiện kịp thời về các hành vi phá hoại tài sản, tài nguyên, cảnh
quan của nhà trường;Không đem tài sản vật chất chung ra khỏi khuôn viên trường;


-


Đội ngũ nhân viên bảo vệ và phục vụ vệ sinh công cộng phải giữ gìn an ninh, môi
trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho toàn bộ hệ thống tổ chức trường. Các chủ thể
hưởng thụ phải chủ động và tự giác tham gia giữ gìn xanh, sạch, đẹp cây cảnh, hoa
viên, treo áp phích quảng bá, dán thông báo, tranh ảnh v.v…vào đúng nơi qui định.

-

-

4. Sử dụng thang máy và đi cầu thang bộ
Khi sử dụng thang máy nên am hiểu cách sử dụng, xử lý sự cố khi phát sinh;
Khi chờ thang máy, mọi người tự giác xếp hàng trật tự đứng về 2 (hoặc 1) phía bên
cửa, không nói chuyện lớn, cười ầm ĩ, để trống ở giữa để thuận lợi cho người ra. Người
khỏe mạnh chỉ nên sử dụng thang máy từ tầng thứ 4 trở lên;
Tự giác nhường, ưu tiên người vào (ra) trước theo thứ tự: trẻ em, người lớn tuổi, lãnh
đạo, khách mời, giảng viên, cán bộ, học sinh sinh viên;
Khi thang máy dừng, mở cửa: chờ người bên trong ra hết, người bên ngoài trật tự nhanh
chóng đi vào, dồn vào chỗ trống, người vào trước đứng nép qua 2 bên hoặc di chuyển
vào phía trong, để người đi sau có thể bước vào, không xô đẩy, chen lấn vào;

-

Khi thang máy đủ người, đóng cửa, người đứng gần nơi điều khiển bấm chọn tầng cho
mình và cho mọi người một cách nhẹ nhàng, không đập mạnh tay. Mọi người cùng
đứng quay mặt ra cửa, tránh đứng đối diện nhau;

-

-


-

Trong thang máy đang vận hành: mọi người nên im lặng, hoặc nói chuyện nhỏ nhẹ vừa
phải, không cười đùa ầm ĩ, xô đẩy nhau làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh;
Khi thang máy dừng tầng, nếu người đang đứng ở vị trí cửa ra vào, chưa có nhu cầu ra,
thì chủ động bước ra ngoài để nhường đường cho người bên trong có nhu cầu cần ra
trước, sau đó đi vào trở lại, hoặc đứng nép qua một bên;
Người đứng ở cạnh bảng điều khiển, hãy bấm giữ nút đóng/mở khi có người vào/ra.
Đặc biệt, nếu đến tầng trên cùng hoặc dưới cùng, nên giữ cửa và nhường cho mọi người
ra ngoài trước;
Nếu được người khác giữ/mở cửa hoặc nhường lối thì khi đi qua hãy nhớ cám ơn hoặc
gật đầu và mỉm cười biết ơn;
Khi sử dụng cầu thang bộ, phải trật tự đi đúng chiều lên - xuống theo qui định, đi bước
nhẹ chân, chậm, không chạy chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn, nói lớn, xã rác trên cầu thang.

III. VĂN HÓA THỰC HIỆN KỶ CƢƠNG, QUI ĐỊNH
-

1. Văn hóa chào cờ, tổ chức nghi lễ, trang phục
7 giờ sáng thứ 2 hàng tuần nhà trường tổ chức nghi lễ chào cờ theo quy định của Nhà
nước, tại các địa điểm có điều kiện, mọi người tham dự mặc đồng phục theo qui định,
đến đúng giờ, khẩn trương trật tự xếp hàng theo đơn vị, thực hiện nghiêm túc theo hiệu
lệnh của người điều khiển chào cờ. Người tham gia cùng hát Quốc ca theo nhạc. Kết
thúc Quốc ca, đại diện Ban giám hiệu có thể truyền đạt nhận xét ngắn gọn về tình hình,


kế hoạch làm việc tuần qua và trong tuần. Sau nghi lễ chào cờ đầu tuần, mọi người khẩn
trương về nơi làm việc và học tập;
-


Trong các tổ chức nghi lễ, tổ chức sự kiện lớn của nhà nước, nhà trường, toàn thể cán
bộ, giảng viên, nhân viên phục vụ và HSSV phải tự giác tham gia đầy đủ và tuân thủ kế
hoạch nội dung hoạt động chung của nhà trường, cụ thể:
+ Tuân thủ chấp hành mặc đồng phục gọn gàng, phẳng nếp theo quy định: Nữ áo dài,
Nam áo trắng thắt cà vạt; Hoặc chọn 01 đồng phục thống nhất chung cho cả nam, nữ;
+ HSSV mặc đồng phục theo quy định của Trường;
+ Đến và về đúng giờ, giữ trật tự trong suốt thời gian thực hiện nghi lễ, lễ hội lớn theo

-

-

qui định chung.
Đeo bảng tên cán bộ, giảng viên, nhân viên và thẻ HSSV (thống nhất theo mẫu qui định
chung) khi vào trường, trong suốt thời gian làm việc, khi đi giao dịch công tác và tham
gia lễ hội, tổ chức sự kiện;
Đối với nam giới tóc không được che hết khuôn mặt, che bít hết tai, phủ hết cổ áo, râu
và ria mép cần được tỉa gọn; Đối với nữ giới tóc không được che lấp khuôn mặt, kiểu
tóc gọn gàng, tránh dùng những ruy băng, đồ trang trí rườm rà trên tóc, trang điểm nhẹ
nhàng, tránh lòe loẹt;

-

-

-

-


Trong lễ hội, tổ chức sự kiện mọi người giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự, đi đứng
trong tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc; không vội vàng hấp tấp, hay quá chậm chạp; không
để tay trong túi quần, không chống nạnh đi lại, không chạy, nói chuyện to, cười đùa ầm
ĩ, chỉ chỏ vào khách; chỗ đông người phải nhường bước ưu tiên từng đối tượng, nếu
muốn vượt lên cần xin phép;
Thời gian làm việc trong tuần (trừ thứ 2 hàng tuần), cán bộ, giảng viên, nhân viên và
HSSV mặc trang phục lịch sự văn minh theo sở thích cá nhân, phù hợp giới tính, phù
hợp với độ tuổi, tính chất và môi trường công việc. Tránh mặc trang phục phản cảm,
quá mỏng, màu sắc quá chói, váy quá nhắn, quần lửng, cổ áo quá rộng trễ sâu, đi dép lê,
đồ mặc nhà v.v… đi vào khuôn viên trường.
Đối với đội ngũ bảo vệ, nhân viên phục vụ vệ sinh công cộng, nhân viên bảo trì thiết bị
phương tiện máy móc phải mặc đồng phục riêng theo qui định của nhà trường trong
suốt thời gian làm việc tại trường.
2. Văn hóa thực hiện kỷ cƣơng làm việc
Đi và về đúng giờ theo kỷ cương, qui định thời gian làm việc, chịu sự quản lý kiểm tra
các thủ tục hành chính chấm công của nhà trường;
Chào hỏi mọi người khi đến nơi làm việc và chào tạm biệt khi ra về;
Chủ động liên lạc với cán bộ quản lý khi vắng mặt hay đi làm muộn, về sớm so với qui
định;


-

Cố gắng nói, diễn đạt ngắn gọn, dễ nghe, tránh cắt ngang người khác, không lãng phí
thời gian làm việc, hội họp, hoặc gây ra sự hài hước quá mức làm ảnh hưởng đến môi

-

-


trường làm việc, mọi người khó chịu, không hài lòng;
Luôn tỏ thái độ vui vẻ, thiện cảm, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp, không xen việc
tư hay biểu lộ tình cảm cá nhân trong giải quyết công việc chung;
Không rời chỗ làm trong thời gian làm việc, trừ trường hợp phải giao dịch công việc,
công tác bên ngoài, hoặc trong trường hợp cần thiết;
Không làm việc cá nhân riêng, tiếp khách riêng tại nơi làm việc, cản trở người khác
trong quá trình giao dịch công việc;
Khi hết giờ làm việc, người ra cuối cùng phải kiểm tra tắt hết thiết bị điện, đặt các thiết
bị an toàn vào đúng chỗ quy định, đóng khóa cửa văn phòng cẩn thận trước khi ra về.
3. Văn hóa thực hiện kỷ cƣơng học đƣờng của HSSV
Đi và về đúng giờ theo thời khóa biểu học, thi, thực tập;
HSSV khi vắng mặt, vào muộn, về sớm phải xin phép giáo viên, cán bộ quản lý lớp
theo quy định;

-

-

-

-

-

Tích cực thực hiện quá trình tự học, chuẩn bị bài ở nhà, tham gia phát biểu, xây dựng
bài, trao đổi thảo luận chuyên đề cùng giảng viên, làm báo cáo thực tập, đề tài tốt
nghiệp đúng hạn v.v…;
Không nói chuyện ầm ĩ, ăn uống, xã rác, viết bậy, bôi bẩn, nghe điện thoại di động, làm
việc riêng và ngủ trong giờ học;
Mặc đồng phục, đeo bảng tên vào trường, lớp, thư viện theo qui định;

Phải chủ động theo dõi thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm về việc thực thi các
quyền lợi, nghĩa vụ tài chính, đăng ký môn học, học lại, thi, kiểm tra v.v…theo qui định
quản lý của nhà trường đã ban hành và thông báo;
Tích cực tham gia, ủng hộ, cổ động các phong trào thi đua, sinh hoạt tập thể lớp của tổ
chức Đoàn TNCSHCM – Hội sinh viên và các hoạt động công tác xã hội khác;
Trung thực, nghiêm túc và không được gian lận, quay cóp trong thi, kiểm tra tốt nghiệp,
kết thúc môn học, giữa kỳ;
Tắt hết thiết bị điện, đặt các thiết bị an toàn vào đúng chỗ quy định và chào tạm biệt
nhau trước khi rời lớp học.
4. Văn hóa giải quyết công việc nội bộ trƣờng
Giải quyết công việc theo nguyên tắc, qui trình quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, các cơ
chế báo cáo đã qui định trong văn bản, quyết định ban hành của Nhà trường, Bộ GDĐT và Ngành chủ quản;
Tôn trọng sự phân công công việc trong đơn vị, tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân,
không trốn tránh, đối phó, đổ lỗi quanh co hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác,
chủ động khắc phục sai lầm, tích cực học hỏi kinh nghiệm để phối hợp làm việc có hiệu
quả, tiết kiệm thời gian, tránh chồng chéo;


-

Trong qui trình giải quyết công việc luôn thể hiện ý thức bảo vệ tài sản, tài nguyên nhà
trường vì lợi ích chung và vị thế của Đại học Nguyễn Tất Thành;

-

-

Nhà trường tạo điều kiện xây dựng và phát triển môi trường lao động lành mạnh, thoải
mái, hòa thuận, thuận lợi và tôn trọng các ý kiến, tranh luận, phản biện cá nhân, để các
chủ thể phát huy tính năng động, sáng tạo, trình bày ý tưởng, đóng góp ý kiến, sáng

kiến, hiến kế trong quá trình giải quyết công việc chung;
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác học tập, nghiên cứu khoa học để trau dồi
kiến thức chuyên môn, nâng cao ý thức tự chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định
của mình;

-

Các chủ thể phải chấp hành nghiêm túc và thực hiện tốt các quyết định, qui định, qui
chế, chính sách, chủ trương, kế hoạch, thông báo của nhà trường đã ban hành;
Thực hiện nghiêm túc hệ thống qui ước thực hiện văn hóa giải quyết công việc giữa các

-

bộ phận chức năng trong nhà trường;
Tích cực tham gia tập huấn, sinh hoạt họp chuyên môn, nghiệp vụ do đơn vị, trường tổ

-

chức, để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc nội bộ trường.
-

-

-

-

-

5. Văn hóa giải quyết công việc bên ngoài trƣờng

Khi giao dịch với đối tác (cá nhân, tổ chức) bên ngoài, phải có ý thức, trách nhiệm bảo
vệ và truyền bá giới thiệu vị thế, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và thương hiệu “Đại
học Nguyễn Tất Thành”;
Thực hiện nghiêm túc các qui tắc ứng xử văn hóa giao tiếp giải quyết công việc của đại
học Nguyễn Tất Thành;
Trước khi đi công tác bên ngoài, phải lập kế hoạch cụ thể, và trình báo cáo với trưởng
bộ phận, Ban giám hiệu, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết (giấy giới thiệu, lộ trình
công tác, kế hoạch triển khai nội dung làm việc), thực hiện đầy đủ thủ tục tạm ứng,
thanh toán theo quy định; đề xuất phương tiện vận chuyển (nếu có);
Có ý thức giải quyết công việc vì hiệu quả song phương, đa phương, tiết kiệm kinh phí
công tác, giữ mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài với đối tác bên ngoài, cạnh tranh
lành mạnh cùng nhau phát triển;
Không lợi dụng chức danh, công việc được giao để trục lợi, tham ô, làm thất thoát tài
sản, tài nguyên, tiền bạc và làm mất uy tín của tập thể, Nhà trường và của đối tác bên
ngoài;
Không tiết lộ công việc không có trong nội dung đi công tác, giữ bí mật của đơn vị, của
Nhà trường;
Không tiết lộ đời tư cá nhân người khác, không bàn luận nhân danh cá nhân người
khác;
Sinh hoạt cá nhân lành mạnh, không đánh bài, nhậu say trong thời gian làm việc tại nơi
công tác bên ngoài;


-

Nếu đi công tác nhiều người phải tôn trọng thời gian, kế hoạch đi về, làm việc, nghỉ
ngơi chung toàn đoàn, đoàn kết, sẵn sàng giúp nhau giải quyết công việc chung.

-


6. Văn hóa ra quyết định, chính sách, thông báo
Tuân thủ qui trình thủ tục hành chính ban hành theo pháp luật hành chính nhà nước, qui
định của Đại học Nguyễn Tất Thành;
Nội dung văn bản phải mang tính khoa học, nhân văn, vì kết quả, hiệu quả công việc và
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hài hòa, chính đáng của người lao động, tập thể, nhà
trường;

-

Truyền đạt thông tin bằng văn bản và qua mạng CNTT đều được phổ biến một cách kịp
thời, đầy đủ, chính xác nội dung, ý tưởng, đúng đối tượng thực thi và phải đảm bảo điều
kiện thời gian, không gian cho chủ thể thực hiện;

-

Hình thức trình bày văn bản, quyết định phải đúng ngữ pháp, đúng chính tả, văn phạm
hành chính đã qui định; nội dung ngắn gọn, đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về mục tiêu, đối
tượng, thời gian, hiệu lực, điều kiện thực thi sao cho dễ thực hiện, tránh sự hiểu lầm,

-

tránh tạo điều kiện để có cơ hội lách, sử dụng tùy tiện, hay trục lợi;
Truyền đạt văn bản quyết định phải theo đúng qui trình thủ tục hành chính nhận – đưa,
công khai, minh bạch. Có hồ sơ cập nhật lưu trữ văn thư tại từng đơn vị;
Thời gian hiệu lực văn bản phải ổn định, nhất quán, đáp ứng điều kiện phù hợp hoàn
cảnh cho nhiều đối tượng cùng thực hiện. Đảm bảo tính khả thi, khả dụng của văn bản;
Văn bản, quyết định nào hết hiệu lực, hay đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện được
thông báo kịp thời, truyền đạt đầy đủ, trên tinh thần tôn trọng đối tượng nhận thông tin.

7. Văn hóa thực hiện báo cáo

- Chế độ báo cáo kế hoạch, đề xuất ý kiến, báo cáo thống kê thực hiện phải mang tính
mệnh lệnh, hành chính hóa theo qui định và tuân thủ qui trình báo cáo nghiêm ngặt;
- Các đơn vị cơ cấu tổ chức trong trường, khi lập báo cáo thống kê về tình hình triển khai
thực hiện chính sách, quyết định, kế hoạch, thông báo v.v…. phải tổng hợp, xử lý trung
thực, khách quan,đầy đủ và truyền đạt đúng nội dung, đúng đối tượng nhận, không
được báo cáo vượt cấp trong hệ thống cấp bậc lãnh đạo nhà trường;
- Nơi nhận báo cáo từ cấp dưới lên, phải kịp thời tổng hợp, phân tích cho toàn bộ hệ
thống quản lý, lưu trữ hệ thống báo cáo có khoa học và theo qui định bảo mật;
- Từng cấp lãnh đạo, phụ trách khi thu nhận các ý kiến, đề nghị của cá nhân, tập thể, phải
nhanh chóng lập các báo cáo tổng hợp, phải đánh giá phân tích khách quan, xem xét

-

toàn diện các vấn đề, hệ thống các mối quan hệ một các tích cực, để bổ sung, hoàn
thiện, đề xuất giải pháp lên cấp lãnh đạo cấp trên, để ra quyết định mới, chính sách mới
một cách kịp thời, khả thi, khả dụng được tốt hơn;
Toàn bộ các đơn vị cơ cấu trong hệ thống tổ chức trường, khi lập và nhận báo cáo phải
thực hiện nghiêm túc theo chế độ báo cáo thống kê được qui định của nhà trường, để


hình thành hệ thống thông tin thống kê phản ánh thực trạng toàn bộ hoạt động quản trị
nhà trường một cách khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời và có khoa học;
-

-

Trưởng các bộ phận quản lý chức năng của nhà trường, từng năm, hoặc định kỳ phải
chủ động thiết lập báo cáo tổng kết tình hình nghiệp vụ và tự phân tích bản chất thực
trạng, đề xuất giải pháp, tư vấn cho Ban giám hiệu nhà trường.
Trong qui trình thực hiện chế độ báo cáo phải có ý thức tiết kiệm thời gian, văn phòng

phẩm.

8. Văn hóa phản biện
- Phản biện (đóng góp ý kiến, phê bình, hiến kế xây dựng, giải pháp hoàn thiện công

-

việc) phải mang tính khách quan, khoa học vì lợi ích chung. Nhằm để củng cố, phát
triển, đoàn kết và giữ gìn uy tín nhà trường.
Các phản biện phải luôn mang tính thuyết phục trên tinh thần dân chủ, đảm bảo sự ổn
định thực hiện qui trình, cơ chế vận hành, đảm bảo sự nhất trí và tăng nội lực phát triển
liên tục cho Đại học Nguyễn Tất Thành;

-

Các phản biện trao đổi cá nhân, tập thể phải công khai thông qua bàn bạc tập thể vì sự
phát triển chung, chịu trách nhiệm cá nhân, tập thể khi phát biểu để đi đến thống nhất tổ
chức triển khai thực hiện sao cho có hiệu quả;

-

-

-

Tuân thủ qui trình phản biện theo đúng nội dung công việc, đối tượng chuyên môn và
hội đồng chuyên ngành;
Trong quá trình phản biện công việc chung tại các cuộc họp, hội đồng phải tôn trọng ý
kiến trao đổi cá nhân, tránh thành kiến, trù dập, đặc biệt đối với những ý kiến phản biện
có tính chất trái chiều;

Không được truyền đạt các ý kiến trao đổi, đóng góp, phản biện cá nhân, tập thể ra bên
ngoài cuộc họp, khi chưa có kết luận chính thức công bố của ban lãnh đạo.
Không sử dụng tình cảm, chức vụ quyền lực để phản biện, nhằm mục đích chỉ trích,
chia bè phái, trục lợi, chống đối tập thể, nhà trường;
9. Văn hóa giải quyết xung đột, mâu thuẫn
Khi phát sinh mâu thuẫn, xung đột, dư luận trái chiều, không nóng vội, cần bình tỉnh,
không lớn tiếng, không sử dụng ngôn từ phi văn hóa, khó nghe và xúc phạm nhau;
Luôn có ý thức cầu thị, chia xẻ thông tin trên tinh thần lắng nghe, hợp tác, tôn trọng
nhau, phục vụ dịch vụ cho nhau, chia xẻ trách nhiệm, đoàn kết nội bộ;
Không giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong xử lý công việc trên tình thân, tình cảm, vụ
lợi tập thể, cá nhân và huyết thống;
Phân tích, xử lý mâu thuẫn, xung đột trong việc gây mất đoàn kết nội bộ phải có cơ sở
khoa học, khách quan về nguồn gốc, điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân, trình độ nhận
thức tính cách con người trong nội dung sự việc. Từ đó có kết luận đúng đắn đối với
từng công việc, từng người và đúng qui trình;


-

Quan tâm đến điều kiện, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, hài hòa giữa các cá
nhân, đơn vị tập thể và nhà trường để giải quyết xung đột, mâu thuẫn tiêu cực, đặc biệt

-

-

đối với mâu thuẫn có tính chất đối kháng;
Trong quá trình giải quyết công việc cần phát huy mâu thuẫn tích cực để tạo động lực
cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và triệt tiêu mọi mâu thuẫn xung đột đối kháng, tiêu cực,
không lành mạnh;

Mọi xung đột, mâu thuẫn ngoài công việc chung của nhà trường sẽ được thực hiện theo
hệ thống pháp luật nhà nước hiện hành.

IV. QUY ƢỚC VĂN HÓA
HỘI HỌP, SINH HOẠT TẬP THỂ, HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
1. Quy ƣớc thực hiện văn hóa hội họp
-

-

-

-

-

Đối với Ban tổ chức/Chủ tọa
Bộ phận tổ chức hội họp nhằm trao đổi thông tin về các nội dung công việc: xây dựng
kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm soát công việc, tổng kết đánh giá các hoạt
động chuyên môn, phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
Thông báo kịp thời nội dung hội họp và tạo điều kiện thuận lợi để triệu tập được đầy đủ
đối tượng mời họp;
Mỗi buổi hội họp phải có đầy đủ chương trình, tài liệu về nội dung làm việc, có đủ điều
kiện thiết bị, phương tiện, âm thanh, chiếu sáng, bàn ghế chổ ngồi cho đối tượng mời
họp. Để có môi trường hội họp nghiêm túc, trang trọng, tạo điều kiện để thu thập, lắng
nghe ý kiến đóng góp, phản biện của đối tượng tham dự;
Tiến hành triển khai nội dung hội họp phải bảo đảm tính dân chủ, thực hiện văn hóa
phản biện và đúng thời gian qui định để đạt hiệu quả họp;
Kết thúc hội họp phải có kết luận về vấn đề đã thảo luận, rút kinh nghiệm, đề xuất giải
pháp giải quyết. Sau hội họp nhà trường phải ban hành thông báo những vấn đề kết luận

và ra quyết định tổ chức triển khai thực hiện.
Đối với cá nhân thành viên tham dự
Đi họp đúng đối tượng với trang phục theo quy định của Ban tổ chức, thực hiện ứng xử
văn hóa trong giao tiếp hội họp;
Tham dự đầy đủ, đúng giờ; trong trường hợp vì lý do chính đáng không thể tham gia
hoặc đến muộn giờ phải thông báo với người tổ chức (khi có thể) và trước khi bắt đầu;
không tự động ra về khi hội họp chưa kết thúc. Trong trường hợp cần ra ngoài, phải xin
phép và được sự đồng ý của an tổ chức hoặc cán bộ chủ trì;
Tôn trọng và lắng nghe các ý kiến của ban tổ chức, của các thành viên phát biểu trong
cuộc họp; tuân thủ quy định nội dung của hội họp, không nói chuyện riêng, ngủ, không


đọc sách báo, chơi trò chơi trên máy điện thoại, máy tính; tắt điện thoại di động hoặc để
chế độ rung (trong trường hợp phải nghe – gọi điện thoại, người sử dụng bắt buộc phải
ra khỏi phòng họp, thời gian gián đoạn khỏi cuộc họp tối đa là 05 phút), giữ vệ sinh
chung trong buổi họp;
-

-

Cá nhân tham dự hội họp phải chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu với tinh thần xây
dựng vì lợi ích hiệu quả của công việc chuyên môn, đồng nghiệp. Tùy theo nội dung,
tính chất của hội họp, các cá nhân được phân công phát biểu phải chuẩn bị bài phát biểu
trước, nội dung đúng, đầy đủ, ngắn gọn và rõ ràng.chủ đề theo qui định;
Khi kết thúc họp chuẩn bị ra về phải xếp gọn ghế, thu dọn rác (nếu có), trật tự im lặng
ra khỏi phòng.
Qui ƣớc chỗ ngồi trong phòng hội họp, xe ôtô, Trong các buổi họp có đối tác,

-


khách mời
Bàn chủ tọa, điều khiển hội họp: đại diện HĐQT, an giám hiệu, người đại diện chủ trì,
thành viên ban tổ chức;

-

Đối tác, khách mời ngồi đối diện với lãnh đạo quan trọng nhất; hoặc ở vị trí trang trọng

-

nhất;
Những người quan trọng thứ hai (đội ngũ lãnh đạo nhà trường) ngồi bên tay phải của

-

-

-

-

bàn chủ tọa, ban lãnh đạo nhà trường;
Những người quan trọng thứ hai của đối tác, khách mời ngồi bên tay phải của đối tác;
Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới (ngồi phía bên tay
phải quan trọng, phía tay trái kém quan trọng hơn);
Trong các buổi họp nội bộ trƣờng
an lãnh đạo, người triệu tập ngồi vào ghế chủ tọa;
Người quan trọng tiếp theo, ngồi ngay sau vị trí của lãnh đạo, hoặc ngồi ở vị trí ngay
bên cạnh phía tay phải của lãnh đạo; tiếp đến người quan trọng tiếp theo ngồi phía tay
trái cạnh lãnh đạo;

Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo thứ tự ưu tiên (ngồi phía bên tay phải quan trọng, phía
tay trái kém quan trọng hơn);
HSSV(nếu có) ngồi ở vị trí sắp xếp phía sau đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và giáo
viên.
Qui ƣớc cách thức ngồi trong xe ô tô công vụ
Xe ô tô của nhà trường chỉ được thực hiện theo qui chế sử dụng đã qui định của nhà
trường;
Khi sử dụng ô tô trường, người có chức vụ cao nhất ngồi bên phải hàng ghế sau của xe,
tiếp đó là người quan trọng thứ 02 ngồi ở vị trí tay trái người lãnh đạo cấp cao;
Trong trường hợp đặc biệt có thể xếp ba người ngồi ghế sau, nhưng người ngồi giữa là
người có chức vụ thấp hơn so với hai người ngồi bên cạnh;


-

Cán bộ, giảng viên, nhân viên khi đi công tác cùng ngồi trên ô tô, ở ghế cùng hàng với
lái xe; khi xe dừng thì nhanh chóng xuống xe trước và mở cửa cho lãnh đạo;

-

-

Lãnh đạo, khi có phu nhân đi cùng, thì cùng ngồi ở vị trí danh dự, lãnh đạo ngồi bên trái
phu nhân và khi dừng xe cán bộ đi cùng xuống trước mở cửa xe cho phu nhân xuống
trước, sau đó cán bộ lãnh đạo xuống sau;
Nếu dùng xe trường đưa cán bộ, giảng viên, nhân viên đi công tác bên ngoài, thì thứ tự
nhường ưu tiên: người phụ trách, người lớn tuổi, phụ nữ mời ngồi vào các hàng ghế
phía trước, người say xe ngồi cạnh tài xế, người mạnh khỏa, thanh niên ngồi các hàng
phía sau.


2. Quy ƣớc văn hóa sinh hoạt tập thể, tổ chức hoạt động ngoại khóa
Văn hóa dự tiệc
- Ngồi ăn với tư thế đàng hoàng, tự nhiên, không để khuỷu tay trên bàn; Thực hiện văn
hóa giao tiếp ứng xử trong dự tiệc;
-

Không dùng tay để cầm, bốc thức ăn mà phải dùng bằng dao, thìa, đũa, nỉa theo phong
tục qui định; Ăn xong để vật dụng đĩa, bát ….tại chỗ, người phục vụ sẽ tự thu dọn đem
đi, không đẩy chúng sang bên cạnh;

-

Không dùng thìa, đũa, nĩa của mình để gắp thức ăn cho mọi người (hoặc khách), để mọi
người cùng tự nhiên thưởng thức ẩm thực theo khẩu vị, ý muốn;
Không để phát âm to khi nhai, húp canh, hoặc nhai nhồm nhoàm, gặm xương, nhè
xương một cách thiếu tế nhị; Nên cố gắng ăn hết khẩu phần của từng người, tránh bỏ lại
quá thừa, gây lảng phí, thể hiện thiếu tôn trọng người tổ chức, người mời.
Nếu muốn hút thuốc phải xin phép người ngồi bên cạnh, hoặc phải ra ngoài, tốt hơn hết
là không nên hút; Khi xỉa răng cần che miệng;
Vừa ăn có thể vừa nói chuyện với người bên cạnh, tuy nhiên khi đang nhai thức ăn thì

-

-

-

không nên nói chuyện;
Trong buổi tiệc có thể nói chuyện vui vẻ, hòa nhập vào các chủ đề một cách cởi mở,
thân thiện và tôn trong nhau. Tuy nhiên không nên nói chuyện đề cập nhiều về chính trị,

khẩu vị, sở thích cá nhân, tôn giáo, những điều có thể bị tiết lộ bí mật của tập thể, nhà
trường;
Không ép khách và bản thân uống quá nhiều rượu, bia, tuyệt đối không để say rượu,
bia, nói nhảm hoặc có hành vi thiếu văn hóa;
Nếu muốn ra ngoài, cần lặng lẽ không gây chú ý cho người mọi người xung quanh;
Những người có nhu cầu về sớm, lịch sự chào tạm biệt xin phép ra về trước;
Chủ tiệc, chủ mời không nên ăn xong và về trước khách.
Văn hóa sinh hoạt tập thể, dã ngoại
Nhà trường, các tổ chức đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, đoàn hội HSSV), hay tập thể đơn
vị, hàng năm đều tổ chức hoạt động triển khai thực hiện theo từng đợt phong trào thi


đua mừng các ngày lễ lớn, đi dã ngoại, nghỉ mát tham quan v.v… Tổ chức sinh hoạt tập
thể thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, lành mạnh vui khỏe, bổ ích, hiệu quả, tạo môi
trường đoàn kết, giao lưu hữu nghị, hiểu biết nhau giữa các đơn vị trong toàn trường và
giữa các cá nhân trong nội bộ đơn vị, đồng thời kết hợp hài hòa giáo dục truyền thống

-

dân tộc với truyền thống nhà Trường;
Cán bộ, giảng viên, nhân viên phục vụ, HSSV phải tích cực tham gia, ủng hộ, cổ động
đầy đủ các phong trào thi đua, hội thao, hội diễn, dã ngoại của tập thể đơn vị, của các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức;
Người tham gia phải tự giác thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, nội dung kế hoạch

-

hoạt động sinh hoạt tập thể đã qui định;. Thực hiện nghiêm tức các qui ước văn hóa
trong cộng đồng nhà trường;
Tại các đơn vị chủ động thay mặt nhà trường và tập thể đồng nghiệp thực hiện tổ chức


-

mừng ngày sinh nhật cho từng thành viên theo qui chế chi tiêu nội bộ. Người lãnh đạo
đơn vị (tổ chức chính quyền, đoàn thể) đại diện nhà trường, tập thể đơn vị mình chúc
mừng và trao quà tặng sinh nhật đến từng cá nhân một cách chân tình, chu đáo, động
-

-

-

viên, vui tươi và thiết thực;
Các tổ chức Công đoàn (đơn vị, nhà trường) chủ động quan tâm đến hoàn cảnh, điều
kiện, sức khỏe của từng đoàn viên công đoàn và thân nhân của họ một cách chân tình,
chu đáo, sâu sát, chủ động thăm hỏi một cách thiết thực. Cụ thể như chúc mừng lễ cưới,
chia sẻ đau buồn cùng tang gia, chia sẻ khó khăn trong các trường hợp ốm đau, gia đình
gặp khó khăn, tai nạn, rủi ro;
Các tổ chức Công đoàn (đơn vị, nhà trường) luôn quan tâm chăm sóc các cháu là con
của đoàn viên công đoàn trường, tổng kết khen thưởng kịp thời hàng năm cho các cháu
có thành tích xuất sắc trong học tập, học giỏi gia đình khó khăn, hổ trợ học bổng cho
các cháu; Tổ chức các hoạt động vui chơi, tham quan, dã ngoại cho các cháu trong các
ngày Tết thiếu nhi, Trung thu và các dịp nghỉ hè hàng năm theo qui định;
Các tổ chức đoàn TNCSHCM, hội SV trường luôn tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí,
vật chất, tình cảm tổ chức các đợt sinh hoạt tập thể HSSV trong toàn trường, phải luôn
mang tính giáo dục đạo đức, trau dồi nhân cách và ý thức tự giác thực hiện văn hóa tốt
trong xã hội.

V. QUY ƢỚC VĂN HÓA
ĐÁNH GIÁ, KHEN THƢỞNG, KỶ LUẬT

1. Văn hóa khen thƣởng, kỷ luật
-

Đối tượng thực hiện qui chế khen thưởng, kỷ luật: toàn thể đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán
bộ quản lý, giảng viên, nhân viên phục vụ và HSSV đã, đang và tiếp tục tham gia cống
hiến xây dựng, phát triển uy tín, thương hiệu “Đại học Nguyễn Tất Thành”;


-

Hàng năm Nhà trường tổ chức tổng kết đánh giá khen thưởng, kỷ luật theo đúng quy
định, quy trình của Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật đã ban hành;

-

-

Trong qui trình tổng kết, đánh giá thành tích, nhà trường luôn chủ động từ giai đoạn
phổ biến, truyền đạt đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn thi đua đến theo dõi giám sát tình hình
thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả thi đua, khen thưởng, kỷ luật một cách công
khai, dân chủ, minh bạch, bình đẳng, kịp thời, đúng người, đúng tập thể;
Trong xử lý đánh giá thành tích, không cào bằng, không chạy theo thành tích, ưu tiên
chức vụ, không trù dập, đe dọa, vị nể tình thân, huyết thống;
Trong Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật cấp trường có đầy đủ thành viên đại diện chính
quyền, đoàn thể, đơn vị tập thể trong hệ thống tổ chức đại học Nguyễn Tất Thành;
Các quyền lợi về vật chất và tinh thần được nhà trường trao thưởng hàng năm nhân dịp
các ngày lễ lớn của Nhà nước, Bộ ngành và nhà trường qui định, sẽ được nhà trường
thực hiện theo qui chế chi tiêu nội bộ chung.

2. Hệ thống danh hiệu khen thƣởng và hình thức xử lý vi phạm văn hóa Đại

học Nguyễn tất Thành
-

-

-

Giá trị của các danh hiệu
Khuyến khích, động viên các đơn vị tập thể, cá nhân nêu cao ý thức xây dựng văn hóa
cá nhân, văn hóa tập thể mạnh để phát triển và truyền bá thương hiệu “Đại học Nguyễn
Tất Thành” trong xã hội;
Củng cố và hoàn thiện hệ thống giá trị văn hóa đại học Nguyễn Tất Thành, để phát huy
niềm tự hào được cống hiến và xây dựng nhà trường, tạo sự gắn bó trung thành với
công việc của từng cá nhân với hệ thống tổ chức trường;
Luôn tạo môi trường thi đua lành mạnh, đoàn kết nội bộ để tạo động lực cho sự phát
triển bền vững nhà trường;
Tri ân và nhân rộng gương điển hình của cá nhân, tập thể thực hiện tốt hệ thống giá trị
văn hóa đại học Nguyễn Tất Thành.

-

-

Hệ thống các danh hiệu
Danh hiệu khen thưởng thực hiện tốt “Văn hóa Đại học Nguyễn Tất Thành” cấp trường:
trao cho các tập thể, cá nhân thực hiện tốt hệ thống giá trị văn hóa nhà trường, đồng thời
có thành tích xuất sắc trong quản lý, giảng dạy và phát triển vị thế thương hiệu “Đại học
Nguyễn Tất Thành” trong xã hội;
Danh hiệu khen thưởng thực hiện tốt “Văn hóa tổ chức đơn vị” cấp trường trong công
tác quản lý, giảng dạy, phục vụ: trao cho từng tập thể đơn vị phòng, ban chức năng,

khoa đào tạo, viện nghiên cứu, các trung tâm sản xuất dịch vụ có nhiều thành tích xuất
sắc trong quá trình thực hiện tốt hệ thống giá trị văn hóa trường, đồng thời hoàn thành
tốt công tác nghiệp vụ và quản lý đơn vị mình, được HSSV, phụ huynh, đồng nghiệp
tôn vinh;


-

Danh hiệu khen thưởng thực hiện tốt “Văn hóa tổ chức” trong công tác quản lý, giảng
dạy, phục vụ cấp trường: trao cho cá nhân cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên phục
vụ có thành tích xuất sắc thực hiện tốt giá trị văn hóa trong quản lý chuyên môn và thực
hiện nhiệm vụ được giao tại từng đơn vị, được HSSV, phụ huynh, đồng nghiệp tôn
vinh.

-

Quy trình tổng kết đánh giá, khen thƣởng
Số lượng tập thể cá nhân đạt từng loại danh hiệu khen thưởng, sẽ do Hội đồng thi đua
khen thưởng cấp trường quy định hàng năm;
Hàng năm Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà Trường đề xuất phương thức giám sát qui
trình đánh giá theo hệ thống tiêu trí giá trị văn hóa Đại học Nguyễn Tất Thành;
Quy trình xét thành tích khen thưởng từng năm:
+ Cá nhân rà soát hệ thống tiêu trí đánh giá theo từng danh hiệu, tự viết bảng báo cáo
thành tích cá nhân;
+ Đơn vị tập thể (tổ chức chính quyền, đoàn thể công đoàn, thanh niên) tổng hợp lập
danh sách công khai, trao đổi dân chủ, lấy ý kiến tín nhiệm, gởi lên hội đồng thi đua cấp
trường;
+ Hội đồng thi đua cấp trường (mở rộng) tổng kết, lập danh sách khen thưởng theo từng
danh hiệu trong toàn trường, ghi nhận phản biện, trao đổi giữa các bộ phận phòng ban
chức năng, khoa, cá nhân để lấy ý kiến tín nhiệm và công bố công khai danh sách chính

thức trong toàn trường;
+ Hình thức tôn vinh và tri ân tập thể, cá nhân có nhiều thành đóng góp nâng cao giá trị
văn hóa Đại học Nguyễn Tất Thành thực hiện theo qui định chung của nhà trường.
Quy trình xử lý hành vi vi phạm văn hóa Đại học Nguyễn Tất Thành
Tập thể, cá nhân nào vi phạm các qui định trong hệ thống giá trị văn hóa đại học
Nguyễn Tất Thành, được HSSV, phụ huynh, đồng nghiệp phản ánh (bằng đơn thư, trao
đổi miệng, có dư luận, ý kiến đóng góp, góp ý phê bình…), tùy theo từng mức độ vi
phạm, hoặc nếu thường xuyên vi phạm, đã nhắc nhở không sửa đổi v.v…, sẽ bị xử lý kỷ
luật với từng hình thức theo qui định chung của nhà trường.

VI. QUY ƢỚC NHỮNG HÀNH VI
KHÔNG ĐƢỢC THỰC HIỆN TẠI
ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
1. Nghiêm cấm mọi hành vi đánh nhau, gây mất trật tự, thiếu văn hóa, uống và say
rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện trong thời gian làm việc, học
tập tại trường;


2. Cấm tuyên truyền, phổ biến tài liệu chống phá, hoặc trái với quan điểm, đường lối,
chính sách Đảng, Nhà nước. Không được thực hiện các quy định bị cấm trong pháp
luật nhà nước tại khuôn viên trường;
3. Không tổ chức lôi kéo đông người thực hiện văn hóa đồi trụy, phi đạo đức hoặc
chống phá nhà trường;
4. Cấm lưu trữ, truyền bá tài liệu mê tín dị đoan trong khuôn viên trường;
5. Không kích động, lôi kéo bè phái, không phân biệt đối xử bất bình đẳng về giới, về
tín ngưỡng tôn giáo trong học tập, sinh hoạt tập thể;
6. Không xâm hại thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
7. Không lợi dụng quyền hạn, quyền lực, chức vụ để trục lợi, trù dập, thành kiến cá
nhân, tiếp tay cho hành động tiêu cực trong và ngoài nhà trường.




×