Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Các Xu hướng Hiện đại hoá Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS) Và Công bố Dữ liệu Ngân sách Mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 33 trang )

Các Xu hướng Hiện đại hoá
Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS)
Và Công bố Dữ liệu Ngân sách Mở
Hội thảo Tài chính Việt Nam 2014
Khách sạn Melia, Hà nội, 12/ 9, 2014

Nguyễn Văn Minh & Cem Dener
Ngân hàng Thế giới (WB)


FMIS

Nội dung
• FMIS là gì?
• Những thách thức trong triển khai FMIS
• Đo lường kết quả: Tác động của FMIS
• Chuyển đổi sang FMIS tích hợp > Dữ liệu mở
• Kết luận từ Nghiên cứu của WB về FMIS và Dữ
liệu mở

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

2


Các xu hướng cải cách QLTCC

Các Xu hướng Cải cách Quản lý Tài chính Công



Xây dựng các hệ thống và năng lực QLTCC cơ bản



Khả năng tiên liệu và kiểm soát trong thực hiện ngân sách



Cải thiện dự báo và quản lý ngân quỹ > Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)



Chuyển sang tầm nhìn dài hạn hơn trong lập ngân sách trên cơ sở chính sách
> MTEF



Định hướng đầu ra/kết quả > Lập ngân sách theo chương trình



Chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang dồn tích



Cải thiện về cung cấp dịch vụ




Tích hợp thông tin tài chính rải rác > Chuyển sang triển khai IFMIS



Công khai dữ liệu ngân sách mở đáng tin cậy từ cơ sở dữ liệu của IFMIS
Định hướng kết quả

Năng lực QLTCC cơ bản
Các nước yếu kém

Thu nhập thấp/TB thấp

• Nhu cầu tự động hoá & xây
dựng năng lực cơ bản
• Cơ sở hạ tầng

• Cải thiện hiệu suất kỹ thuật,
TSA, cung cấp dịch vụ
• Xác định trình tự cải cách

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

TB cao / OECD

• Chuyển sang ngân sách theo
chương trình, dồn tích
• Cải thiện trách nhiệm giải trình


3


Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS) là gì?

Định nghĩa


Một hệ thống thông tin quản lý tài chính (FMIS) có thể được định nghĩa chung là một
tập hợp các giải pháp tự động hoá nhằm tạo điều kiện cho chính phủ lập kế hoạch,
thực hiện và giám sát ngân sách.

 Bất kỳ khi nào FMIS và các hệ thống thông tin quản lý tài chính công (QLTCC) khác
(v.d. Hệ thống quản lý nhân sự/lương, Mua sắm) cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu tập trung
để ghi chép và báo cáo về toàn bộ các giao dịch tài chính hàng ngày, cung cấp kết quả
tổng hợp hỗ trợ ra quyết định, giám sát hiệu quả hoạt động, công khai qua web, khi
đó ta có thể gọi nó là FMIS tích hợp (hoặc IFMIS).
 Các giải pháp IFMIS trong thực tế không nhiều, và không nên được coi là đồng nghĩa
với tính năng FMIS lõi để tránh đem lại những kỳ vọng không thực tế.


Các hệ thống FMIS hiện đại giúp chính phủ tuân thủ các chuẩn mực báo cáo, các quy
định quản lý tài chính trong nước và quốc tế, và hỗ trợ các hoạt động phân cấp qua
các giải pháp tập trung trên nền web nhằm đem lại khả năng tiếp cận cho một số
lượng lớn người sử dụng ngân sách có thẩm quyền ở tất cả các cấp.



Tóm lại, các giải pháp FMIS đem lại tiềm năng lớn về nâng cao minh bạch, trách nhiệm
giải trình của chính phủ, sự tham gia của công chúng.


Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

4


Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS) là gì?
Đánh giá và Xây dựng
Chính sách

Lập Ngân sách

FMIS

B

F

Đầu tư Công
Kiểm toán và
Đánh giá

Quản lý dự toán
ngân sách

T

Hệ thống kho bạc lõi

(Chấp hành Ngân
sách)

Báo cáo tài khoá &
đánh giá ngân sách
Cổng Web / Kho dữ liệu
Công khai / giám sát
Dữ liệu
Ngân sách
Mở
(OBD)

O

Cam kết vốn

Kế toán
Sổ cái tổng hợp

Quản lý nợ và
viện trợ

Tài
khoản
kho bạc
duy nhất
(TSA)

Hoạt động Thị
trường/ Chứng

khoán

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

O
Mua sắm/ đặt
hàng

Hoạt động
hàng ngày

Quản lý Ngân quỹ

4/2014

= B + T (+ O)

Quản lý thu chi
ngân quỹ

Thuế & Hải
quan
Quản lý Tài sản/
hàng tồn kho

QL Nhân sự/ Tính
Lương bổng
5



Tính năng FMIS / Các phương án triển khai












Các Chức năng của FMIS
Dự báo kinh tế vĩ mô
Lập ngân sách
Hệ thống kho bạc lõi
 Quản lý chi tiêu
 Quản lý thu
 Kế toán (Sổ cái tổng hợp)
 Quản lý ngân quỹ
 Cam kết / Mua sắm /đặt hàng
 Quản lý tài sản / hàng tồn kho
 Báo cáo tài chính
Hỗ trợ tác nghiệp cho đơn vị chi NS
Quản lý nợ trong nước
Quản lý nợ nước ngoài và viện trợ.
Cơ sở dữ liệu nhân sự/ lương
Hỗ trợ kiểm toán
Công bố trên (Cổng Web)


 Hỗ trợ ra quyết định (DW / MIS)

Các phương án triển khai chung
CDSW / các Mô hình hiện hành
CDSW / COTS
COTS (tuỳ chỉnh tối thiểu)
+ Giao diện với hệ thống ngân hàng (TSA)
+ Giao diện với hành thu
+ Giao diện với hệ thống ngân hàng (TSA)
+ Giao diện với cơ quan mua sắm
+ CDSW / COTS
CDSW cho đơn vị chi tiêu (qua Cổng Web)
CDSW / Giao diện với hệ thống QL Nợ
Giao diện với hệ thống QL Nợ
CDSW / COTS
Báo cáo tự lập
CDSW
CDSW / COTS

[ COTS : Phần mềm thương mại có sẵn để “tuỳ chỉnh” CDSW : Phần mềm tự xây dựng TSA : Tài khoản kho bạc duy nhất ]

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

6


FMIS tại các nền kinh tế APEC

A
B

Hiện đại hoá FMIS

Quá độ sang FMIS
tích hợp

Ốt-xtrây-lia (F) Hàn Quốc (F)
Ca-na-đa (F)
C
Ma-lay-sia (F)
Niu- Di-lân (F)
In-đô-nê-sia (F)
Nhật Bản (F)
Sing-ga-po (F)
Chi-lê (F)
Phi-líp-pin (T>F)
Pê-ru (F)
IFIMS tích hợp
Brunei Dar. (T>F)
D Hiện đại hoá kho bạc
Mê-hi-cô (F)
• Các hệ thống QLTCC tích hợp (B+T+O)
Thái Lan (F)
• Cơ sở dữ liệu FMIS tập trung hỗ trợ
Việt Nam (T>F)
Đài Loan (T>F)
các hoạt động phi tập trung (OLTP)
Hồng Kông (T>F)

• Công khai và truy vấn tương tác trên
FMIS (B+T)
web từ kho dữ liệu (OLAP)
Papua New Guinea (T>F)
• FMIS lõi (B+T) gồm các
• Nguồn lực được chia sẻ trong cơ sở hạ
chức năng lập và chấp
tầng chính phủ điện tử
hành ngân sách tích hợp
• Tất cả dịch vụ được thực
Kho bạc (T)
hiện trực tuyến (OLTP)
• Hệ thống kho bạc lõi (T) tự
động hoá toàn bộ các chức
năng báo cáo và chấp hành
Lợi ích của FMIS tích hợp và dịch vụ điện tử:
Không tự động
ngân sách
hoá
• Cung cấp dịch vụ công kịp thời cho công dân và doanh nghiệp
• Tài khoản kho bạc duy nhất
• Quản lý hiệu quả thu chi công quỹ
• Lập ngân sách (B), chấp hành (TSA) bao quát toàn bộ các
• Cải thiện độ tin cậy và an toàn của các cơ sở dữ liệu QLTCC
ngân sách (T), và các hoạt
giao dịch thu chi ngân quỹ
• Hỗ trợ dự báo, ra quyết định và giám sát hiệu quả hoạt động
động QLTCC khác (O) cơ bản
• Cải thiện minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia
không được tự động hoá


Hiệu quả

LB Nga (T>F)
Quá độ từ Kho bạc Trung Quốc (F)
Hoa Kỳ (F)
sang FMIS

Nguồn lực
Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

7


FMIS

Nội dung
• FMIS là gì?
• Những thách thức trong triển khai FMIS

• Đo lường kết quả: Tác động của FMIS
• Chuyển đổi sang FMIS tích hợp > Dữ liệu mở
• Kết luận từ Nghiên cứu của WB về FMIS và Dữ
liệu mở

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ


8


Điều kiện ban đầu của FMIS

Điều kiện tiền đề để triển khai FMIS
Về chức năng nghiệp vụ


Cải thiện về phân loại ngân sách (các phân đoạn chính về nguồn vốn, tổ
chức, ngành/lĩnh vực, nội dung kinh tế, chương trình/dự án/ mã hoạt
động)



Xây dựng kế toán đồ thống nhất, tích hợp với mục lục ngân sách (nội
dung kinh tế)



Cải thiện hoạt động tài khoản kho bạc duy nhất (hướng tới TSA tập
trung)



Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm soát cam kết chi




Thiết lập chức năng quản lý ngân quỹ

Về khía cạnh kỹ thuật


Thiết lập mạng thông tin truyền thông an toàn bao phủ toàn quốc



Chuẩn bị các trung tâm dữ liệu/ hệ thống

Nhân lực


Có một đội ngũ các chuyên gia CNTT&TT cốt cán trong các tổ chức
QLTCC

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

9


Khung thời gian và phương pháp luận triển khai
Phương pháp luận xây dựng FMIS

năm > 0

1


2

3

1. Xác định nhu cầu cải cách QLTCC của Chính phủ (Cái gì? Tại sao?)
• Đánh giá năng lực & thông lệ QLTCC

Chuẩn bị

• Xây dựng chiến lược cải cách QLTCC
• Hỗ trợ tư vấn cải cách QLTCC

4

5

6

7

8

9

10

Thiết kế và triển khai FMIS
có thể mất ít nhất 6-7
năm, mặc dù đã có những

tiến bộ về công nghệ

• Thiết kế ý tưởng
• Hỗ trợ xây dựng năng lực QLTCC

• Phối hợp với các nhà tài trợ khác
2. Xây dựng các giải pháp tuỳ chỉnh (Thế nào? Ở đâu? Khi nào?)
• Đánh giá nguồn lực & Kỹ năng
CNTT&TT hiện hành
• Xây dựng chiến lược CNTT&TT/CPĐT
• Thiết kế hệ thống

•Đặc tả kỹ thuật ([Hồ sơ ICB]
• Hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật
• Phối hợp với các đề án CPĐT khác

Phê duyệt

3. Tăng cường năng lực và triển khai dự án (Ai?)

Triển khai

• Nhóm QLDA và triển khai DA
• Thiết lập mạng lưới toàn quốc
• Mua sắm giải pháp CNTT&TT [ ICB ]
• Triển khai FMIS
• Xây dựng năng lực & quản lý sự thay
đổi
• Giám sát & đánh giá


FMIS cất cánh

Hỗ trợ & duy
trì
Bảo hành

Tự bay

Hậu bảo
hành

Hình ảnh: jscreationzs / FreeDigitalPhotos.net

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

10


FMIS do Ngân hàng Thế giới tài trợ




Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Kể từ 1984, Ngân hàng Thế giới (WB)
đã hỗ trợ 66 quốc gia thiết kế và triển
khai các giải pháp Hệ thống Thông tin

Quản lý Tài chính và Kho bạc (FMIS)
Cụ thể, Ngân hàng Thế giới (WB) đã
tài trợ 112 dự án (79 hoàn thành + 33
đang triển khai) với tổng cộng trên
3,1 tỷ USD (vào tháng 7/2014). Thực
chất, tổng số vốn chi tiêu/phân bổ
cho các dự án FMIS/Kho bạc (T/F) là
khoảng 4,2 tỷ USD, bao gồm cả đối
ứng của bên vay và đồng tài trợ của
các nhà tài trợ khác, và gần 1,4 tỷ $
trong số này được chi tiêu cho các
giải pháp CNTT&TT liên quan đến
FMIS

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

11


Những thách thức của FMIS

10 thách thức hàng đầu về mua sắm FMIS
 Thời gian chuẩn bị dự án ngắn, dẫn đến:
 Thiếu chiến lược rõ ràng trong thiết kế (hệ thống) dự án
 Thiếu chi tiết trong mô tả hoạt động, kết quả dự kiến, và kế hoạch triển khai
 Thiếu hoặc không lập kế hoạch mua sắm đầy đủ

 Không xác định được loại phần mềm ứng dụng (COTS/tự phát triển trong nước)
 Yêu cầu kỹ thuật và chức năng FMIS chưa đầy đủ do thiếu chuyên môn CNTT liên
quan đến lĩnh vực

 Thiếu khả năng/ sự tinh tế để tận dụng phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn so với
2 giai đoạn (Đấu thầu Cạnh tranh Quốc tế - ICB)
 Có sự thiên vị
 Thiếu cán bộ chuyên môn mua sắm CNTT để chuẩn bị tốt các hồ sơ mời thầu
(ICB)
 Thiếu giám sát việc công khai các thông báo mua sắm (không ăn khớp giữa loại
hệ thống và loại quy trình đấu thầu, thời hạn nộp thầu ngắn, v.v.)
 Thành phần các thành viên ban chấm thầu phía Chính phủ
 Sự phức tạp của hồ sơ mời thầu ICB
 Thiếu cơ sở dữ liệu hợp đồng/mua sắm toàn diện cho các hợp đồng ICB lớn
Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

12


Những thách thức của FMIS

10 thách thức hàng đầu về quản lý hợp đồng FMIS
 Chưa hiểu rõ nhu cầu/ yêu cầu của nhà cung cấp
 Năng lực phần mềm chưa phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ, và tuỳ chỉnh quá mức
 Nhà cung cấp đề xuất các kiến trúc kỹ thuật phức tạp chưa được kiểm nghiệm
 Phương thức phát triển & kiểm thử hệ thống: làm tại chỗ so với làm từ xa

 Năng lực chuyên môn và kinh nhiệm của nhà cung cấp và các nhà thầu phụ
 Không thống nhất về ngày đóng băng yêu cầu
 Yêu cầu thay đổi trong quá trình triển khai hợp đồng (được quản lý chưa hợp
lý)


 Không áp dụng các biện pháp khắc phục hợp đồng (bồi thường thanh lý HD, giải
quyết tranh chấp)
 Nhu cầu cần giám sát chặt chẽ và hỗ trợ thẩm định/xác nhận hoàn thành nghĩa
vụ hợp đồng

 Thiếu chuyên gia CNTT&TT ở cả bên Chính phủ và các nhà tài trợ, bắt đầu từ
giai đoạn xác định dự án (sử dụng tư vấn quá mức, trong khi những người này
không thể hỗ trợ chính phủ trong đánh giá và xác nhận giải pháp)
Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

13


FMIS

Nội dung
• FMIS là gì?
• Những thách thức trong triển khai FMIS
• Đo lường kết quả: Tác động của FMIS
• Chuyển đổi sang FMIS tích hợp > Dữ liệu mở

• Kết luận từ Nghiên cứu của WB về FMIS và Dữ
liệu mở

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ


14


Đo lường tác động của FMIS

Đo lường tác động của TSA/FMIS tại các quốc gia IDA
 Các dự án tại các khu vực khác nhau gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau
trong việc đo lường lợi ích FMIS/TSA.
 Liên quan đến tác động về QLTCC, thông lệ thường là đo lường lợi ích về số
thu hoặc tiết kiệm chi phí do quản lý tồn ngân tốt hơn.
 Hầu hết các giải pháp FMIS đều tạo cơ sở hạ tầng cần thiết để xây dựng các
hệ thống TSA hiệu quả (25 trên 31 quốc gia vay vốn ưu đãi (IDA) của NHTG để
tập trung thanh toán và hành thu của chính phủ.
 Tổng số tiền thanh toán của chính phủ được xử lý qua các hệ thống TSA này
khoảng 105 tỷ $ (bình quân 20,2% GDP), và tổng số thu thực hiện là khoảng
87 tỷ $ (bình quân 17,1% GDP) năm 2009.
 Các hệ thống TSA tập trung dẫn đến giảm đáng kể thời gian xử lý thanh toán,
hàng ngàn tài khoản ngân hàng của chính phủ được loại bỏ (tránh số dư nhàn
rỗi) tại nhiều quốc gia nhận vốn ưu đãi (IDA) của NHTG

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

15


Những lợi ích được ghi nhận của TSA

Những lợi ích được ghi nhận của TSA

 Niu Di-lân 1 : “… So với hệ thống cũ khi các bộ ngành nắm giữ số dư nhàn rỗi
trong các tài khoản ngân hàng của họ, hệ thống mới tiết kiệm hàng năm
được khoảng 20 triệu USD.”
 Ken-nya 2 : “… Chi phí cơ hội của các số dư ròng (nhàn rỗi) trong các tài
khoản của Chính phủ tại NHTW Ken-nya lên đến khoảng 43 triệu USD năm
2008.”
 Trung Quốc 3 : “… Quản lý kho bạc tập trung cho phép Bộ Tài chính phát hiện
sai phạm về tài khoá tại 61 bộ ngành trung ương lên đến 2,96 tỷ NDT (358
triệu USD) trong năm 2002–2003.”
 Liên bang Nga : “… Khoảng 233 triệu USD thu từ lãi suất từ tồn ngân của các
quỹ ngân sách tại TSA năm 2011 (đến tháng 9/2011).”
 In-đô-nê-sia: “… Lợi ích tài chính trực tiếp cho Kho bạc khi hợp nhất được
tồn ngân của chính phủ và áp dụng trả lương từ Ngân hàng Trung ương lên
đến xấp xỉ 4 ngàn tỷ IDR (400 triệu US$) mỗi năm (Báo cáo năm 2013).”
1
2
3

Graham S. Scott, “Government reform in New Zealand”, IMF, 1996
Alan Gustafsson and Mohan Joseph, Improving cash management in Kenya East Afritac Report, March 2009
Yuen Yuen Ang, “Centralizing Treasury Management in China: The Rationale of the Central Reformers”, Published online 24 July 2009 in Wiley
InterScience (www.interscience.wiley.com) DOI: 10.1002/pad.537

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS Chính phủ

16



Tác động của FMIS

Tác động của FMIS tại các quốc gia thu nhập thấp (LIC)
 Các giải pháp IFMIS hỗ trợ cải thiện QLTCC tại hầu hết trong số 31 quốc gia thu
nhập thấp.

 Nhờ triển khai TSA và các hệ thống thanh toán điện tử tại 25 quốc gia trong số
các nền kinh tế này, những lợi ích tiềm năng được báo cáo/ghi nhận bao gồm:
1. Tiết kiệm lớn về lãi suất do tập trung hoá tồn ngân của chính phủ (tiết
kiệm/chi phí đó vào khoảng từ 0,1% đến 0,7% chi tiêu công)
2. Thanh toán kịp thời hơn (tổng thời gian thanh toán hoá đơn và các khoản
chi tiêu khác giảm từ 3 – 4 tuần xuống 1 – 3 ngày trong hầu hết các trường
hợp)
3. Cải thiện về minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người
dân (công chúng được tiếp cận tốt hơn thông tin về ngân sách và hiệu quả
hoạt động thôn qua công khai số liệu chiết suất từ các cơ sở dữ liệu FMIS)
 Do những tiết kiệm hoạt động đó, giai đoạn hoàn vốn thông thường cho hầu hết
các dự án FMIS dự kiến là dưới 3-4 năm (dựa trên dữ liệu sẵn có tại cơ sở dữ
liệu FMIS của khoảng 99 dự án).
Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS Chính phủ

17


FMIS

Nội dung
• FMIS là gì?

• Những thách thức trong triển khai FMIS
• Đo lường kết quả: Tác động của FMIS
• Chuyển đổi sang FMIS tích hợp > Dữ liệu mở
• Kết luận từ Nghiên cứu của WB về FMIS và Dữ
liệu mở

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

18


Tại sao cần FMIS tích hợp?

Quá độ sang FMIS tích hợp


Tại nhiều quốc gia, những cải cách QLTCC ban đầu tập trung vào thiết lập hệ
thống FMIS/Kho bạc vận hành tốt và Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) để giải
quyết các vấn đề kỹ thuật/ tác nghiệp.

 Các giải pháp FMIS thế hệ tiếp theo được thiết kế nhằm kết hợp giữa các hệ
thống tác nghiệp về QLTCC (OLTP) với năng lực kho dữ liệu mạnh và chức
năng truy vấn phân tích đa chiều (OLAP) để hỗ trợ dự báo/lập kế hoạch hiệu
quả, giám sát hiệu quả hoạt động, và hỗ trợ việc ra quyết định.
 Ngày càng có sự quan tâm đến việc công khai thông tin tài chính công dưới
hình thức “dữ liệu mở” (để cải thiện về minh bạch, trách nhiệm giải trình, &
sự tham gia).


Vai trò mới của Bộ
Tài chính >>>
• Công bố dữ liệu
ngân sách mở
• Cải thiện về cung
cấp dịch vụ
Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

19


Tại sao cần FMIS tích hợp?
Mục tiêu: Ghi chép và báo cáo dữ liệu tài chính công hàng ngày + cải thiện cung cấp dịch vụ

Hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp
Các tổ chức khu vực công

Cổng Web - Intranet

Các hệ thống tác nghiệp
Kế hoạch
Theo dõi
& đánh
giá

OLTP

OLAP


PFM
Kiểm
toán

E
T
L

Kế toán
Báo cáo

Giao diện

BI
BI

Kho dữ liệu

DW : Cập nhật động hàng tháng & các phương án
truy vấn

BI
Dữ liệu
Ngân sách
Mở
DM

DM
• Tổng hợp

• phân tích đa chiều
• Truy vấn sâu

FMIS : Hợp tác và phối hợp

DM
Truy vấn phân tích đa chiều

Cổng Web - Internet

Cơ sở dữ liệu
FMIS

Thực
hiện

Công dân, tổ chức phi chính
phủ, doanh nghiệp
Hình ảnh: jscreationzs / FreeDigitalPhotos.net

OLTP : Xử lý giao dịch trực tuyến

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

OLAP : Xử lý phân tích trực tuyến

ETL : Trích xuất, chuyển, tải

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ


BI : phân tích nghiệp vụ

DM : truy vấn dữ liệu

20


FMIS & Minh bạch tài khoá

FMIS và Minh bạch tài khoá
 Thông tin chính nhằm hỗ trợ minh bạch tài khoá:


Các kế hoạch ngân sách (bao gồm cả MTEF/Kế hoạch đầu tư công)



Kết quả thực hiện ngân sách (thu + chi)



Mua sắm / hợp đồng



Tài sản có & tài sản nợ



Báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách




Báo cáo quyết toán/ báo cáo kiểm toán



Để đảm bảo độ tin cậy và trung thực của thông tin tài chính công (TCC)
công bố trên các trang web của các tổ chức tài chính và làm cơ sở cho
các nghiên cứu đánh giá về QLTCC, Dữ liệu ngân sách mở liên quan tốt
nhất phải được lấy từ cơ sở dữ liệu FMIS / DW.



Mặc dù có nhiều nỗ lực, việc thiết kế các giải pháp FMIS vững chắc
làm nguồn dữ liệu ngân sách mở đáng tin cậy, và việc đo lường hiệu
quả tác động của FMIS lên minh bạch ngân sách vấn tiếp tục là những
thách thức lớn tại nhiều quốc gia.
Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

21


FMIS & Minh bạch ngân sách

Nguồn dữ liệu tài chính công
FMIS


Dữ liệu tài chính công toà cầu
Tương thích: UNSD, IMF, WBG

Cơ sở dữ liệu / Kho dữ liệu
(sẵn sàng sử dụng)

Nhu cầu của quốc gia

X

Z

FMIS DB/DW

Chuyển tiếp
Không
quan tâm

Các nguồn dữ liệu
TCC cụ thể của
quốc gia

Z

Y
Đang trong quá trình tự
động hoá
Giấy / bảng biểu ) (chưa
sẵn sàng sử dụng)


 Dự báo / Lập kế hoạch
 Báo cáo / Kiểm toán
 Giám sát hiệu quả hoạt động / hỗ trợ quyết
định
 Minh bạch / trách nhiệm giải trình

Nhu cầu của WBG
 Chiến lược đối tác/hỗ trợ quốc gia
 Cho vay (DPL, INV, P4R)
 Các hoạt động phân tích & tư vấn (ESW, NLTA,
FBS)
 Dữ liệu viện trợ / quỹ tín thác
 Kinh tế phát triển học
 Dữ liệu mở

Ước phân bố các nền kinh tế theo mức thu nhập về nguồn thông tin dữ liệu tài chính công cụ thể

Nền kinh tế theo mức thu nhập *

Số nền kinh
tế

X
FMIS DB

Các nền kinh tế thu nhập thấp ($ 1.005 trở xuống)
36
11
Các nền kinh tế thu nhập trung bình thấp ($1.006
57

29
đến$3.975)
Các nền kinh tế thu nhập trung bình cao ($3.976
52
31
đến$12.275)
Các nền kinh tế thu nhập cao ($12.276 trở lên)
53
38
198
109
Tổng
Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014
Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

Y
Chưa sẵn
sàng
12

Z
Chuyển
tiếp
13

Yếu
kém

17


11

15

13

8

2

10
52

5
37

34

17

22


Những thách thức về FMIS

Những thách thức cụ thể của quốc gia
Những thách thức chính trong việc tạo lập Dữ liệu Ngân sách Mở (OBD) là gì?
 Thống nhất Kế toán đồ/ Phân loại ngân sách (BC/CoA)
 Cải thiện các phân đoạn BC/CoA để ghi chép và báo cáo mọi dữ liệu tài chính công
với mức độ chi tiết đầy đủ (nắm bắt dữ liệu chi tiêu theo chương trình/hoạt động

và lĩnh vực/vùng)
 Vận hành Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung để giám sát thu chi hàng ngày
 Đơn giản hoá các yêu cầu báo cáo và thủ tục QLTCC
 Nắm bắt toàn bộ các giao dịch tài chính công (hàng ngày), và tổng hợp kết quả (hàng
tuần/hàng tháng) đáp ứng nhu cầu báo cáo và kết toán của toàn bộ khu vực công
 Chuyển đổi dữ liệu TCC cụ thể của quốc gia sang các chuẩn GFS của IMF hoặc COFOG
hoặc các định dạng được quốc tế chấp nhận khác (các bảng chuyển đổi)
 Vai trò và trách nhiệm về lập và công bố dữ liệu tài chính công trên web (khuôn khổ
hành chính và pháp lý)
 Sự trung thực và độ tin cậy của các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng để lập
Dữ liệu Ngân sách Mở (OBD)

Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

23


FMIS

Nội dung
• FMIS là gì?
• Những thách thức trong triển khai FMIS
• Đo lường kết quả: Tác động của FMIS
• Chuyển đổi sang FMIS tích hợp > Dữ liệu mở

• Kết luận từ Nghiên cứu của WB về FMIS và Dữ
liệu mở


Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

24


FMIS và Dữ liệu ngân sách mở

FMIS và dữ liệu ngân sách mở
Các Chính phủ có báo cáo về việc tiền đi đâu
hay không? 2
Tháng 9/2013
Nghiên cứu này là nỗ lực ban đầu nhằm tìm hiểu
tác động của FMIS lên công khai dữ liệu ngân sách
mở và cải thiện minh bạch ngân sách. Nhiều dữ
liệu phong phú được thu thập qua tham khảo các
trang web về tài chính công của chính phủ tại 198
quốc gia và thu thập bằng chứng về việc sử dụng
176 FMIS để công bố dữ liệu ngân sách mở. Kết
luận của nghiên cứu này dự kiến sẽ đem lại góc
nhìn toàn diện về các thông lệ hiện nay trên thế
giới, và thúc đẩy thảo luận về minh bạch ngân
sách và sự tham gia.

2

Cem Dener, và Saw Young (Sandy) Min, “Financial Management Information
Systems and Open Budget Data: Do Governments Report on Where the
Money Goes?”, Nghiên cứu của WB, Tháng 10/ 2013.


Tài chính Việt Nam, Tháng 9/2014

Hiện đại hoá FMIS của Chính phủ

25


×