Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất đồ gỗ tại huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề
tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương
nơi thực hiện để tài.

Sinh viên

Bùi Thị Ngoan

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn – Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã hết lòng giúp
đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Đinh
Văn Đãn giảng viên bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách - Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị làm việc tại
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
đã tạo điều kiện rất tốt giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tìm hiểu địa phương.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình cùng bạn bè – những người luôn


động viên, sát cánh bên tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2010
Tác giả khoá luận

Bùi Thị Ngoan

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
SXĐG là một trong những ngành nghề hiện đang được thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng quan tâm đầu tư sản xuất. Đối với Việt Nam hiện nay ĐG là
một trong những mặt hàng đạt tổng kim ngạch xuất khẩu cao và đứng thứ 5 sau dầu
thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản. Năm 2008 trị giá lượng ĐG thế giới đạt khoảng
267 tỷ USD, ở Việt nam con số đó là 2 tỷ USD. Những con số này con có xu hướng
tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Đầu tư SXĐG là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại: nguyên liệu, lao động để
tiến hành hoạt động SXĐG nhằm thu được kết quả trong tương lai lớn hơn nguồn
lực đã bỏ ra để thu được kết quả đó. Hiệu quả đầu tư SXĐG là tổng hợp các lợi ích
kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng do hoạt động đầu tư SXĐG
tạo ra. Nhìn chung, hiệu quả đầu tư SXĐG trên thế giới nói chung đạt được cao, mang
lại cao cả về hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam đạt
được hiệu quả đầu tư SXĐG chưa cao, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính.
Huyện Hoằng Hoá là một trong những huyện đi đầu của tỉnh Thanh Hoá về
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH – HĐH. Vì vậy, huyện rất chú trọng

phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Huyện đưa ra nhiều giải pháp nhằm
phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong đó, có phát triển nghề SXĐG là
một trong những giải pháp của huyện. Nghề SXĐG trong huyện khá phát triển và
có xu hướng phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Với diện tích đất dành cho
SXĐG trong năm 2009 là 73,5 ha chiếm 6,01% tổng diện tích đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp huyện và với 1429 lao động trong huyện tham gia SXĐG
chiếm 6,35% tổng lao động của huyện.
Nhìn chung thực trạng đầu tư vào SXĐG của các cơ sở trong huyện còn
nhiều hạn chế. Các cơ sở SXĐG trong huyện có quy mô sản xuất nhỏ chủ yếu là
quy mô hộ gia đình, có một số cơ sở thành lập nên các công ty TNHH nhưng quy
mô sản xuất cũng không lớn. Số lao động trung bình của một hộ SXĐG trong
huyện là 6 lao động, còn của công ty là 15 trong năm 2009. Vì vậy, vốn đầu tư ít

iii


với tổng số vốn trong năm 2009 của hộ sản xuất là 248,78 triệu đồng của công ty là
554,27 triệu đồng, tuy nhiên con số này của các công ty cung có xu hướng tăng
nhưng tăng chậm, bình quân hàng năm tăng lên 3,24%. Máy móc trang thiết bị của
các CSSX trong huyện nhìn chung đã cũ và lạc hậu, hằng năm các CSSX chỉ sửa
chữa tu bổ mà ít mua mới, nhiều CSSX còn thiếu máy móc nhiều nhất là các hộ
thiếu máy xẻ gỗ. Lao động trong các CSSX có trình độ chưa cao cả về trình độ văn
hoá và trình độ tay nghề: đối với hộ sản xuất không có lao động trình độ đại học,
công nhân kỹ thuật là 1 người, đối với của công ty những con số đó là 3 người và
không thay đổi trong 3 năm đề tài nghiên cứu. Về nguyên vật liệu của các CSSX
còn phụ thuộc nhiều yếu tố và có khả năng thiếu nguyên liệu gỗ trong tương lai.
Thị trường tiêu thụ nhỏ, không tập trung chủ yếu tiêu thụ trong huyện với tỷ lệ tiêu
thụ trong huyện của năm 2009 của hộ sản xuất là 90,15%, của công ty sản xuất là
75,18%. Về phần giá cả sản phẩm của các CSSX ở đây nhìn chung thấp hơn so với
giá của các sản phẩm nơi khác cùng loại.

Tuy nhiên các CSSX, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ
chức trong và ngoài huyện đã có các biện pháp khắc phục. Các biện pháp đã thực
hiện cũng nhằm tác động vào các yếu tố quan trong như: biện pháp về vốn, trang
thiết bị, lao động, nguyên vật liệu. Tuy nhiên các biện pháp này còn quá ít, hạn chế
và còn thiều nhiều các biện pháp chủ yếu tác động vào các yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư SXĐG. Ngoài ra, một số biện pháp mới áp dụng
nên chưa phát huy được hiệu quả.
Nhìn chung, hiệu quả đầu từ SXĐG của các cơ sở trong huyện chưa cao bao
gồm cả hiệu quả đầu tư về mặt tài chính và về mặt kinh tế - xã hội. Trong đó hiệu
quả của các công ty cao hơn của các hộ sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư SXĐG
của các CSSX về mặt kinh tế - xã hội đạt cao hơn hiệu quả đầu tư về mặt tài chính.
Nghề SXĐG trong huyện là một trong những ngành nghề phi nông ngiệp nên hằng
năm thu hút nhiều lao động nhàn rỗi trong huyện tăng thêm thu nhập và cải thiện
đời sống cho các hộ nông dân, tạo ra bộ mặt kinh tế mới không những cho các
CSSX mà cho toàn huyện. Đi sâu vào từng loại sản phẩm ĐG của các CSSX thì cả
công ty và hộ sản xuất đều có sự khác nhau ở những sản phẩm ĐG khác nhau. Nếu

iv


xếp theo thứ tự hiệu quả đầu tư từ cao đến thấp của các công ty SXĐG là bàn ghế,
cửa ra vào, tủ, giường; đối với hộ thì thứ tự đó là bàn ghế, tủ, giường, cửa ra vào.
Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư SXĐG của các cơ sở này có xu hướng ngày càng tăng
vào những năm sau nhất là các công ty.
Hiệu quả đầu tư SXĐG của các cơ sở trong huyện còn thấp do nhiều nguyên
nhân, trong đó có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là từ phía các CSSX như: chưa
đầu tư để sản xuất đa dạng sản phẩm, thụ động trong việc cung cấp nguồn nguyên
liệu, trang thiết bị máy móc đã cũ và lạc hậu, sản phẩm gặp phải sự cạnh tranh
nhiều, các CSSX chưa có các biện pháp cụ thể vào công việc tìm kiếm thị trường,
chưa đầu tư đúng mức vào các sản phẩm ĐG mang lại hiệu quả đầu tư cao… và từ

phía Nhà nước như: chưa có định hướng cụ thể cho việc phát triển công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp, chính sách và các biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho các
daonh nghiệp ngoài quốc doanh còn ít, công tác quản lý của các cấp chính quyền
nhất là ở các xã còn buông lỏng…
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư SXĐG của các CSSX trong huyện đã có
thêm các giải pháp tác động một cách tích cực và triệt để hơn. Các giải pháp này
được đưa ra dựa trên thực trạng đầu tư SXĐG của các CSSX trong huyện, các giải
pháp đầu tư đã thực hiện, từ việc đánh giá điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách
thức của các CSSX và dựa vào các mục tiêu về vốn đầu tư, trang thiết bị, nguyên
vật liệu, lao động và thị trường tiêu thụ của các CSSX trong huyện trong những
năm tiếp theo. Các biện pháp này tác động chủ yếu vào các yếu tố quan trọng và có
ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư SXĐG như vốn, trang thiết bị, lao động,
nguyên liệu, thị trường tiêu thụ… nhằm thu được hiệu quả đầu tư SXĐG cao nhất
của các CSSX trong huyện trong những năm sau.

v


MỤC LỤC

vi


DANH MỤC BẢNG/BIỂU

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ/SƠ ĐỒ/BIỂU ĐỒ


Sơ đồ1: Nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ của huyện....Error: Reference source not

found

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
CC: Cơ cấu
CNH – HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CSSX: Cơ sở sản xuất
DT: Diện tích
ĐG: Đồ gỗ
HTXDVNN: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
HĐ: Hợp đồng
LĐ: Lao động
KD: Kinh doanh
NN: Nông nghiệp
SL: Số lượng
XĐ: Xác định
SX: Sản xuất
SXĐG: Sản xuất đồ gỗ
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

ix


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát
triển rất mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới về nền kinh tế được đánh dấu bằng nghị
quyết Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI, tháng 12/1986. Nghị quyết
khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo động lực mạnh mẽ
thúc đẩy, giải phóng năng lực sản xuất của con người và tạo điều thuận lợi đưa nền
kinh tế nước ta dần đi vào thế ổn định và ngày càng kiện phát triển.
Đi theo xu hướng đó hiện nay, SXĐG là một trong những ngành nghề đang
được nước ta quan tâm sản xuất, ĐG ngày càng được ưa chuộng. SXĐG của nước
ta không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hiện nay, ĐG của
nước ta là một trong những mặt hàng đạt tổng kim ngạch xuất khẩu cao và đứng
thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản. Hiện thị phần ĐG xuất khẩu của
Việt Nam trên thị trường thế giới đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Sản phẩm
ĐG xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thỗ trên thế
giới, tập trung ở 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, EU và Nhật Bản. Ngoài các thị
trường truyền thống trên các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xuất
khẩu các mặt hàng nội thất như: bàn, ghế, giường và tủ sang các thị trường Canada,
Nga và một số nước Đông Âu, Trung Đông.
Thanh Hoá là một trong những tỉnh đang phát triển với nền kinh tế theo
hướng CNH - HĐH một cách mạnh mẽ. Vì vậy, cùng với nông nghiệp phi nông
nghiệp của Tỉnh đang rất được chú trọng phát triển. Thanh Hoá lại là tỉnh có diện
tích rừng tương đối lớn, vì vậy thích hợp cho các ngành sản xuất và chế biến gỗ
phát triển.
Hoằng Hoá hiện đang được đánh giá là một trong những huyện đi đầu của
Thanh Hoá về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH. Vì vậy, Huyện
Hoằng Hoá là huyện có tình hình kinh tế - xã hội phát triển vào loại bậc nhất của
tỉnh Thanh Hoá. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện đi theo xu thế chung của tỉnh,
đồng thời với việc phát triển nông nghiệp huyện còn chú trọng phát triển phi nông

1



nghiệp. Vì vậy SXĐG là một trong những giải pháp của huyện Hoằng Hoá để phát
triển phi nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho các Hộ nông dân.
Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì ĐG ở huyện Hoằng Hoá
tỉnh Thanh Hoá nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn
như: bị các bạn hàng ép giá khiến đơn giá sản phẩm giảm, các quy chuẩn mới về
hoá chất sử dụng, quy định chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đối với sản phẩm đi
xuất khẩu... Đây là những khó khăn, trở ngại làm ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến
và hiệu quả đầu tư SXĐG của nước ta hiện nay.
Vì vậy để giải quyết những khó khăn trên Chính phủ và các cơ sở SXĐG cần
phải làm gì? cần phải có những giải pháp gì? nhằm giải quyết khó khăn và thúc đẩy
SXĐG để nâng cao hiệu quả đầu tư SXĐG ở Việt nam nói chung và ở Hoằng Hoá
nói riêng. Vì vậy, chúng tôi xin nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số giải pháp
chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất đồ gỗ tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh
Thanh Hoá”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các giải pháp đầu tư SXĐG đã thực hiện của các cơ
sở SXĐG từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư SXĐG tại
huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả đầu tư
SXĐG
• Đánh giá thực trạng và giải pháp đầu tư SXĐG ở huyện Hoằng Hoá, tỉnh
Thanh Hoá
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư SXĐG ở huyện
Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá

2



1.2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng và giải pháp đầu tư SXĐG đã thực hiện,
mà chủ thể là các cơ sở SXĐG tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Từ đó đánh
giá hiệu quả đầu tư SXĐG của các cơ sở này.
1.2.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực trạng SXĐG và các giải pháp đầu tư đã thực hiện
của các CSSX từ đó đánh giá hiệu quả đầu tư SXĐG của các cơ sở này, tìm hiểu
các nguyên nhân, đồng thời đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của các cơ sở SXĐG ở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư SXĐG.
b) Không gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở các cơ sở SXĐG gồm: cả quy mô hộ sản
xuất và quy mô công ty TNHH sản xuất trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh
Hoá.

c) Thời gian nghiên cứu
• Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu nghiên cứu trong
khoảng thời gian:
 Từ năm 2007 đến năm 2009 đối với các công ty TNHH SXĐG;
 Năm 2009 đối với các hộ SXĐG.
• Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ
ngày 12/01/2010 đến ngày 26/5/2010.

3


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất đồ gỗ
a) Khái niệm về đầu tư
Thuật ngữ đầu tư (investment) có thể được hiểu đồng nghĩa với sự bỏ ra hoặc
hy sinh. Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt các kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí
tuệ.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài
sản vật chất (nhà máy, đường xá...), tài sản trí tuệ (trình độ, văn hoá, chuyên môn,
khoa học kỹ thuật...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất
trong nền sản xuất xã hội.
Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo
ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các
nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai
trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ đối với người bỏ vốn mà đối với
toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế
xã hội được hưởng thụ.
Đối với từng cá nhân, đơn vị đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại
và tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đối với nền kinh
tế đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của sản xuất xã hội, chìa khoá của sự
tăng trưởng, (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai, 2002)
b) Khái niệm về hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư là tổng hợp các lợi ích kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường,
an ninh, quốc phòng do hoạt động đầu tư tạo ra. Các lợi ích này được xác định

4



trong mối quan hệ so sánh giữa các kết quả do hoạt động đầu tư tạo ra với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có nhiều cách để phân loại hiệu quả đầu tư như: phân thành hiệu quả về mặt
định tính và hiệu quả về mặt định lượng hoặc phân thành hiệu quả đầu tư về mặt tài
chính và hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội.
Trong thực tế thì còn nhiều khái niệm hiệu quả đầu tư như hiệu quả đầu tư
lớn nhất, hiệu quả đầu tư nhỏ nhất... (Nguồn: Người dịch Vũ Cương)
c) Khái niệm về sản xuất
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có 2 hình thức kinh tế rõ rệt
là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. Kinh tế tự nhiên là hình thức sản xuất mà
sản phẩm lao động chỉ dùng để thoả mãn nhu cầu của người sản xuất trong nội bộ
đơn vị kinh tế. Đó là kiểu sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá là sản xuất ra
các sản phẩm để bán. Đó chính là hình thức tổ chức sản xuất xã hội trong đó mối
quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường, qua việc mua
bán sản phẩm lao động của nhau.
Sản xuất hàng hoá ra đời dựa trên hai điều kiện:
Một là, có sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự
chuyên môn hoá sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất một hay một số loại sản phẩm
nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều loại. Vì vậy, người sản
xuất này dựa vào người sản xuất khác, phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Như vậy
phân công lao động xã hội biểu hiện sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho
năng suất lao động tăng lên và làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu.
Hai là, có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất và sản phẩm. Điều này làm cho người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau và
có quyền chi phối sản phẩm độc lập của mình trao đổi với sản phẩm của người
khác. Như vậy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc
lẫn nhau, còn chế độ tư hữu lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một
mâu thuẫn, mâu thuẫn này chỉ được thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của
nhau, vì vậy sản xuất ra đời bắt nguồn từ yêu cầu của cuộc sống, (Nguồn: Vũ Thị

Ngọc Trân chủ biên, 1997)

5


d) Khái niệm về đồ gỗ
Có nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm ĐG như:
- Sản phẩm ĐG là sản phẩm không thể thiếu trong các hộ gia đình do những người
thợ thủ công bằng đôi tay khéo léo của mình tạo ra.
- Sản phẩm ĐG là những sản phẩm do bàn tay con người tạo ra để phục vụ nhu cầu
của mình.
- Sản phẩm ĐG là những sản phẩm được con người dùng gỗ tự nhiên để sản xuất ra
các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
Đến nay chưa có một khái niệm chính thức nào về sản phẩm ĐG và các khái
niệm trên đây đều không hoàn toàn chính xác nhưng đây là khái niệm hợp lý và có
tính phổ thông nhất được nhiều người chấp nhận.
Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia các hàng hoá ĐG như sau:
- ĐG dùng cho phòng thờ gồm có: tủ thờ, bàn thờ, sập thờ...
- ĐG dùng cho phòng ngủ gồm có: giường ngủ, bàn phấn, tủ đựng quần áo...
- ĐG dùng cho phòng khách gồm có: bộ bàn ghế phòng khách, tủ bày rượu, tủ
phòng khách, bình phong, gương treo tường, kệ vô tuyến, đồng hồ, sập, tủ chè...
- ĐG dùng cho phòng ăn gồm có: bàn phòng ăn, ghế phòng ăn...
- ĐG khác gồm có: tranh treo tường, tượng gỗ, đôn góc, bàn làm việc...
2.1.2 Đặc điểm đầu tư sản xuất đồ gỗ
Đầu tư SXĐG cũng như các hoạt động đầu tư vào các ngành sản xuất kinh
doanh khác đều là hoạt động phức tạp, cần phải có thông tin thị trường về lượng
cầu hàng hoá, các đối thủ cạnh tranh, thị hiếu, kỳ vọng của khách hàng về sản
phẩm của mình... Tuy nhiên, sản phẩm ĐG là những sản phẩm có giá trị sử dụng
cao. Kết cấu sản phẩm đòi hỏi phải mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ và được sản
xuất cầu kỳ, tinh vi. Do vậy, người thợ phải có tính kiên trì khéo léo. Một sản phẩm

có giá trị cao đòi hỏi phải đạt yêu cầu cả về hình thức và chất lượng. Vì vậy, đòi
hỏi những nhà đầu tư SXĐG cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, cần phải có những chiến
lược cho SXĐG một cách phù hợp nhất.
Đầu tư SXĐG rất đa dạng về hình thức do sản phẩm ĐG có nhiều chủng
loại, mẫu mã đa dạng, từ những sản phẩm nhỏ phục vụ cho trang trí đến những sản

6


phẩm có cấu trúc to lớn, cồng kềnh và nặng nên việc vận chuyển cũng tốn rất nhiều
tiền công.
Hoạt động đầu tư SXĐG cũng như các hoạt động đầu tư khác đều hướng
đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư SXĐG là hoạt
động mang lại lợi ích kinh tế tương đối cao cho các doanh nghiệp và các đơn vị sản
xuất khác. ĐG là loại mặt hàng có giá trị sử dụng cao, sản xuất với chi phí thấp
nhưng có giá bán cao vì vậy lợi nhuận thu được lớn. Đồng thời SXĐG ít có các tác
động xấu về mặt môi trường nên dễ được mọi người chấp nhận.
Về mặt giá trị sử dụng, sản phẩm ĐG có giá trị sử dụng lâu dài phục vụ cho
cuộc sống sinh hoạt của con người. Vì vậy, hoạt động đầu tư SXĐG cũng mang
tính lâu dài, bền vững do xu hướng dùng ĐG là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống
của con người.
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất đồ gỗ
Từ những đặc điểm của đầu tư SXĐG nêu trên ta thấy được tính đặc thù của
đầu tư SXĐG so với loại đầu tư sản xuất các loại mặt hàng khác. Vì vậy, có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả đầu tư SXĐG như sau:
* Các yếu tố chủ quan:
- Nguyên liệu:
Trong bất kỳ một cơ sở SXĐG nào số lượng nguyên liệu dự trữ trong kho bãi
hay đang trên đường về nhà đóng một vai trò quan trọng quyết định trong chiến
lược đầu tư sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chủng loại

nguyên liệu, chất lượng, giá cả các nguyên liệu còn ảnh hưởng đến chất lượng và
giá cả sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra. Chất lượng sản phẩm ĐG tốt được bảo đảm,
càng thu hút được người tiêu dùng và nâng cao được thị phần sản phẩm ĐG của các
công ty trên thị trường. Nguồn nguyên liệu mà lớn, giá cả nguyên liệu phù hợp thì
kết quả sản xuất và hiệu quả đầu tư mà doanh nghiệp đạt được sẽ càng cao.
- Yếu tố nguồn nhân lực:
Đối với tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì nguồn lao động đóng
một vai trò quan trọng. Nó thể hiện khả năng, trình độ, kinh nghiệm và năng lực
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt đối với SXĐG thì nguồn lao động đóng

7


vai trò rất quan trọng, các công đoạn đầu dùng máy móc còn những công đoạn cuối
phải cần bàn tay khéo léo cả người lao động, lao động trực tiếp trong SXĐG cần
phải khéo léo để làm ra một sản phẩm ĐG đẹp, nhất là những CSSX nhỏ sản phẩm
ĐG sản xuất do tay của những người thợ mà ít phải qua máy móc thì nguồn lao
động là đặc biệt quan trọng. Nguồn lao động còn thể hiện quy mô sản xuất và mức
độ đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của CSSX. Vì vậy, muốn mở rộng quy
mô đầu tư sản xuất và nâng cao hiệu quả đầu tư thì phải có nguồn nhân lực dồi dào,
có trình độ, kinh nghiệm…
- Vốn:
Vốn là yếu tố nguồn lực quan trọng trong bất kỳ một quá trình sản xuất kinh
doanh nào và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ngành nghề đó.
Đối với một cơ sở SXĐG thì yếu tố vốn càng đóng vai trò quan trọng hơn.
Nó thể hiện quy mô tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, mức độ đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cao hay thấp,
lớn hay nhỏ. Ngoài ra yếu tố vốn càng quyết định đến khả năng cạnh tranh về các
chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác trên thị
trường.

- Yếu tố trang thiết bị và khoa học kỹ thuật – công nghệ:
Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đối với một cơ
sở SXĐG hay một sản phẩm đặc trưng nào đó.
Nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá
thành sản phẩm tạo ra, từ đó nó tạo ra năng lực cạnh tranh các sản phẩm hàng hoá
cùng loại trên thị trường. Vì vậy, muốn có hiệu quả sản xuất hay nâng cao hiệu quả
đầu tư sản xuất cần phải có trang thiết bị tốt, khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày
càng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
* Các yếu tố khách quan:
- Khách hàng:
Trong điều kiện hiện nay khi không còn áp dụng phương thức phân phối
hàng hoá thì yếu tố con người có tác dụng rất quan trọng đến công tác bán hàng của
doanh nghiệp. Ngay từ khi xác định cơ cấu sản xuất kinh doanh, xác định mức đầu

8


tư vào sản xuất, người chủ doanh nghiệp đã phải xác định thị trường tiêu thụ cho
sản phẩm, đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập của mọi người được
nâng cao thì khách hàng quan tâm nhất là chất lượng sản phẩm chứ không phải là
giá bán của sản phẩm đó. Ngược lại ở những vùng kinh tế chưa phát triển, mức thu
nhập của mọi người thấp, người mua lại tính đến số lượng hàng hoá và giá trị của
nó. Như vậy sức mua của khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả
bán hàng của doanh nghiệp. Do đó người sản xuất cần phải nghiên cứu, tìm hiểu
các thói quen, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, trên cơ
sở đó mở rộng thị trường tăng khối lượng bán cho doanh nghiệp. Muốn nâng cao
hiệu quả sản xuất hay hiệu quả đầu tư sản xuất cần có các chiến lược chăm sóc
khách hàng phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thu hút được nhiều khách
hàng nhất nhằm bán được số lượng hàng nhiều nhất.
- Cạnh tranh:

Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và đề ra định hướng phù hợp với doanh
nghiệp mình là điều rất cần thiết trước sức ép của đối thủ cạnh tranh, mỗi doanh
nghiệp có thể có nhiều phương pháp đối phó khác nhau. Để cạnh tranh được tốt
doanh nghiệp phải xác định chính xác đối thủ cạnh tranh, biết được chiến lược
marketing mà đối thủ đó đang sử dụng, từ đó có kế hoạch ứng phó kịp thời. Bên
cạnh đó cũng cần đánh giá thế mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh như tiềm
năng về vốn, quy mô sản xuất, các vấn đề đầu tư, sự đãi ngộ của Nhà nước, thị
phần chiếm giữ,… nhờ vào những thông tin đó doanh nghiệp sẽ tìm kẽ hở của đối
thủ cạnh tranh để xác định phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Có như
vậy doanh nghiệp mới tồn tại, đạt được hiệu quả sản xuất hay hiệu quả đầu tư sản
xuất cao nhất.
- Yếu tố xã hội:
Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH
nông nghiệp nông thôn theo đó là những ưu tiên về mặt tài chính và pháp lý cho
khu vực này. Nhờ đó mà việc khôi phục, mở rộng và phát triển các làng nghề
truyền thống đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là một trong những cơ hội cho các doanh
nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất, quy mô đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư

9


sản xuất cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, việc sản xuất kinh doanh của các cơ sở
SXĐG đang diễn ra thuận lợi và ngày càng đạt được hiệu quả đầu tư sản xuất cao
hơn.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ VÀ HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ
2.2.1 Tình hình sản xuất đồ gỗ và hiệu quả đầu tư sản xuất đồ gỗ trên thế giới
SXĐG là một trong những lĩnh vực mà được mọi quốc gia trên thế giới quan
tâm từ lâu. Nhất là trong thời đại hiện nay khi đời sống của con người ngày càng
được nâng cao thì các loại ĐG nội thất đẹp, tỉ mỉ lại càng được người ta quan tâm

sản xuất đặc biệt là các nhóm nước công nghiệp phát triển.
Vì vậy sản lượng gỗ sản xuất ra qua các năm không ngừng tăng trên thế
giới. Năm 2008, trị giá của lượng ĐG thế giới đạt khoảng 267 tỷ USD tăng 6,8% so
với năm 2007 (259 tỷ USD), trong đó nhóm các nước công nghiệp phát triển (Mỹ,
Ý, Đức, Nhật Bản, Canada, Anh và Pháp) chiếm 55% tổng giá trị ĐG của toàn thế
giới, và nhóm các nước đang phát triển chiếm 45%, riêng Trung Quốc đã chiếm
14% giá trị này.
Đặc biệt trong những năm gần đây sản lượng ĐG của một số nước tăng
nhanh. Tổng lượng bán lẻ mặt hàng ĐG của Trung Quốc trong ba quý đầu năm
2008 đạt 7.788,6 tỷ NDT, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lượng bán lẻ của
các sản phẩm nội thất tại khu vực thành thị đạt 5.316,5 triệu NDT, tăng 23,2% so
với cùng kỳ tháng 9/2007. Lượng bán hàng ĐG tại Trung Quốc tăng 28% trong
tháng 9/2008 so với tháng 9/2007. Tuy nhiên Mỹ SXĐG lại có xu hướng giảm
trong những năm gần đây. Thánh 7/2008, đơn đặt hàng đối với các mặt hàng ĐG
trên thị trường Mỹ giảm 17% so với cùng kỳ tháng 7/2007, lượng hàng ĐG nội thất
nhà cửa được giao cũng giảm 10%. Trong 7 tháng năm 2008, đơn đặt hàng ĐG
giảm 10% so với năm ngoái, lượng hàng được giao giảm 8%. Xu hướng này được
dự báo sẽ còn tiếp tục trong những tháng cuối năm 2008.
Những nước SXĐG lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ (trị giá 57,4 tỷ USD),
Trung Quốc (37,9 tỷ USD), Đức (18,9 tỷ USD), Nhật Bản (12,4 tỷ USD), Canada
(11,7 tỷ USD), Anh (10,1 tỷ USD) và Pháp (9,2 tỷ USD).

10


Trao đổi thương mại ĐG diễn ra chủ yếu ở 160 quốc gia trên thế giới, trong
đó những nước nhập khẩu ĐG chủ yếu trên thế giới là Mỹ (23,8 tỷ USD), Đức (8,3
tỷ USD), Anh (6,7 tỷ USD), Pháp (5,9 tỷ USD) và Nhật Bản (3,7 tỷ USD). Tổng
kim ngạch nhập khẩu ĐG trên thế giới là 83,9 tỷ USD. Mỹ là nước SXĐG lớn nhất
thế giới tuy nhiên lại là nước nhập khẩu ĐG lớn nhất do dân số đông và nhu cầu

tiêu thụ ĐG lớn nhất thế giới. Mỹ nhập khẩu ĐG chiếm 25,81% tổng kim ngạch
nhập khẩu ĐG trên thế giới. Chỉ tính riêng năm 2008 nước có kim ngạch nhập khẩu
lớn nhất thế giới (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản) chiếm tới 52,49% tổng kim
ngạch, phần còn lại của thế giới chỉ chiếm 47,51%.
Nước xuất khẩu ĐG lớn nhất thế giới là Trung Quốc với kim ngạch xuất
khẩu đạt 13,5 tỷ USD năm 2008, chiếm gần 17% trong tổng số kim ngạch thế giới.
Theo sau là Ý với kim ngạch xuất khẩu là 10,1 tỷ USD, Đức 6,5 tỷ USD, Balan 5,3
tỷ USD, Canada 4,4 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu ĐG trên thế giới là 82 tỷ
USD. Như vậy, SXĐG mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho các quốc gia góp
phần làm tăng GDP của các nước đó. Qua đó ta cũng thấy được nó mang lại hiệu
quả lớn đặc biệt là hiệu quả tài chính của việc đầu tư SXĐG ở các nước phát triển
nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì vậy hoạt động đầu tư SXĐG trên thị trường
thế giới diễn ra hết sức sôi động. Nhìn chung, hiệu quả đầu tư SXĐG của các nước
trên thế giới đạt được khá cao và có xu hương ngày càng cao hơn nữa trong những
năm tới, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phát triển.
Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường ĐG có những điểm mới, nhất
là thị trường ĐG nội thất. yếu tố quan trọng nhất là cấu trúc xây dựng đã thúc đẩy
mở cửa thị trường sản phẩm ĐG, dựa trên tỷ lệ giữa nhập khẩu và tiêu thụ sản
phẩm này. Sự tiến triển đặc biệt quan trọng với nước Mỹ, nơi đã bị thiếu hụt
khoảng 22 tỷ USD sản phẩm ĐG nội thất trong năm 2008, và là một bước thúc đẩy
quan trọng tới thị trường ĐG trên thế giới. Việc mở cửa thị trường ĐG trong những
năm gần đây đã khiến thương mại ĐG quốc tế phát triển nhanh hơn và ngày càng
phát triển hơn. Mua bán ĐG trên thế giới ước tính tăng và tăng nhanh hơn nữa là
5% trong năm 2010. Ước tính sẽ đạt 150 tỷ USD trong năm 2010.

11


2.2.2 Tình hình sản xuất đồ gỗ và hiệu quả đầu tư sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam
Việt Nam cũng là một trong những nước có diện tích rừng khá lớn, vì vậy

thuận lợi cho ngành nghề SXĐG phát triển. SXĐG nước ta không chỉ phục vụ cho
thị trường nội địa mà đã tham gia vào xuất khẩu sang các nước khác. Kể từ khi
bước sang thế kỷ 21, ngành SXĐG của Việt Nam tiến lên một bước khá dài. với
mức xuất khẩu tăng gấp bội, các sản phẩm ĐG Việt Nam đã tăng từ 219 triệu USD
năm 2000 đến 2 tỷ USD trong năm 2008 và theo dữ liệu thì ĐG Việt Nam vẫn giữ
được mức tăng trưởng cao trong những năm tới. Đến nay cả nước có khoảng 2.000
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu ĐG, tạo
việc làm cho hơn 170.000 lao động, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất quy
mô lớn với kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu USD/năm.
Thị trường xuất khẩu ĐG của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Hiện
nay sản phẩm ĐG của Việt Nam được xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, trong đó thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản... Riêng thị trường
Mỹ, ĐG của Việt Nam đã chiếm được 6,9% thị phần và Việt Nam hiện là nước
xuất khẩu ĐG nội thất gia dụng lớn thứ 3 vào thị trường này (chỉ đứng sau Trung
Quốc và Canada). Việt Nam đã vượt qua Philippin, Indonexia và Thái Lan vươn
lên vị trí thứ 2 trong khối các nước Đông Nam Á sau Malaixia, trong cuộc đua
chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu ĐG nội thất. Hiện nay, thị phần ĐG xuất khẩu của
Việt Nam trên thị trường ĐG thế giới đạt khoảng 0,78%, hơn Philippin 0,24%,
Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp ĐG hàng đầu thế giới với 11,9% thị phần. Đặc
biệt ĐG hiện nay là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt
may, giày dép và thuỷ sản. Đây là một trong những thành quả đáng mừng của
ngành nghề SXĐG của nước ta và trong tương lai còn có xu thế vươn cao hơn nữa.
Hoa Kỳ là một trong những thị trường đầy hứa hẹn với các mặt hàng ĐG
của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu ĐG của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng
tăng. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ĐG của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng
690 triệu USD, tăng khoảng 80% so với năm 2006. 8 tháng đầu năm 2008, nước ta
xuất vào thị trường Hoa Kỳ 466,6 triệu USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong đó, đồ nội thất dùng trong phòng ngủ đạt 218,7 triệu USD, tăng 49,1%. Về

12



chủng loại sản phẩm: ĐG nội thất dùng trong phòng ngủ là sản phẩm có kim ngạch
xuất khẩu sang Mỹ cao nhất, đạt 21,15 triệu USD trong tháng 8. Đồ nội thất phòng
ngủ tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường này.
Đồ nội thất phòng khách, phòng ăn, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 đạt 15,5
triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm này sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm đạt 72,6 triệu USD, tăng 16,2% so
với cùng kỳ và chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của các ĐG khác cũng có xu hướng tăng. Lý do
đơn giản là do tăng cung cầu của thị trường này. Năm 2008, Hoa Kỳ nhập khẩu
khoảng 15 tỷ USD hàng ĐG. Hơn nữa, nhóm hàng ĐG dùng trong phòng ngủ nhập
khẩu từ Trung Quốc đang phải chịu đánh thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ, do
vậy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã phải chuyển hướng mua nhiều hơn từ các nước
khác, trong đó có Việt Nam. Ngành công nghiệp SXĐG của Việt nam mấy năm
qua phát triển mạnh, trong đó có đóng góp đáng kể của đầu tư nước ngoài, dẫn đến
tăng khả năng cung.
Với nguồn lao động dồi dào, khéo léo, giá nhân công thấp, Việt Nam có
nhiều lợi thế trong việc phát triển công nghiệp chế biến ĐG, ngành được coi là
thâm dụng nhiều lao động. Trong sản xuất, gia công ĐG nhất là ĐG xuất khẩu, bên
cạnh yếu tố công nghệ đảm bảo cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả thì lao động
thủ công chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt độc đáo cho sản phẩm. Vì vậy, càng
thể hiện lợi thế của Việt Nam trong việc sản xuất và nâng cao hiệu quả đầu tư trong
SXĐG.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu ĐG của Việt
Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, hiệu quả đầu tư SXĐG của
Việt Nam chưa lớn và còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và
xuất khẩu. Xuất khẩu ĐG của nước ta hiện nay là các sản phẩm thuần gỗ, trong đó
chủ yếu là hàng ngoài trời có giá trị gia tăng thấp. Bất lợi lớn nhất đối với công
nghiệp chế biến gỗ của ta hiện nay là phụ thuộc nhập khẩu máy móc, gỗ và các

nguyên liệu khác. Tuy nhiên, thế mạnh là lao động rẻ và khéo tay. Một trong những
điểm yếu chung của các doanh nghiệp thuần Việt Nam là quy mô sản xuất nhỏ, khó

13


có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn hoặc trở thành nhà sản xuất chiến lược cả
các đối tác lớn như Hoa Kỳ… Do vậy, để có thế cạnh tranh và tăng kim ngạch xuất
khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần có đầu tư hoặc liên kết để tăng khả năng đáp
ứng các đơn hàng lớn và chuyển hướng sản xuất nhiều hơn hàng dùng trong nhà,
kết hợp các chất liệu khác nhau, phức tạp, sử dụng nhiều lao động khéo tay. Vì vậy,
nhìn chung hiệu quả đầu tư SXĐG của Việt Nam còn thấp.
2.2.3 Tình hình sản xuất đồ gỗ và hiệu quả đầu tư sản xuất đồ gỗ ở tỉnh Thanh
Hoá
Theo tinh thần của Đại hội VII (1991) của Đảng là Nhà nước nhất quán thực
hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử,
không tước đoạt tài sản hợp pháp, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến
khích các hoạt động có ích cho quốc tế dân sinh. Vì vậy, theo xu hướng phát triển
chung của cả nước, Thanh Hoá phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích
phát triển các làng nghề phi nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu
nhập cho các hộ nông dân. Đồng thời, Thanh Hoá là một trong những tỉnh có diện
tích rừng lớn, nên rất thuận lợi cho ngành gỗ phát triển trong đó có sản xuất và chế
biến ĐG. Vì vậy, Thanh Hoá có rất nhiều cơ sở tham gia vào SXĐG trong đó có cả
các doanh nghiệp, các hợp tác xã và thậm chí có cả các hộ SXĐG nhằm nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, SXĐG của Thanh Hoá còn mang tính nhỏ lẻ, các doanh nghiệp
sản xuất chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các xưởng sản xuất và chế
biến ĐG quy mô hộ. Đặc biệt SXĐG của Tỉnh chỉ mới dừng lại ở thị trường trong
và ngoài tỉnh ở trong nước, sản lượng ĐG xuất khẩu của tỉnh còn thấp. Các doanh
nghiệp SXĐG trong tỉnh chỉ tham gia xuất khẩu một số mặt hàng bán thành phẩm

như ván ghép thanh, gỗ xẻ, còn các ĐG khác do công nghệ còn kém, vốn đầu tư
còn hạn chế… nên chỉ một số doanh nghiệp lớn mới xuất khẩu, tuy nhiên số lượng
này là rất ít.
Ngoài ra, rất ít các doanh nghiệp tự trồng rừng để chủ động nguồn nguyên
liệu cho sản xuất của doanh nghiệp mà chủ yếu các doanh nghiệp đều thu mua
nguyên liệu gỗ từ các nông trường và các hộ nông dân hoặc nhập khẩu từ Lào và

14


các nước lân cận về chế biến ép, ghép thành thanh, ván rồi xuất khẩu. Các bán
thành phẩm này chủ yếu được xuất sang thị trường Đài Loan. Vì vậy, lợi nhuận thu
được của hoạt động SXĐG của tỉnh còn thấp, đầu tư vào SXĐG còn ít và phụ thuộc
rất nhiều vào nguồn nguyên liệu gỗ. Chính vì thế, hiệu quả đầu tư SXĐG của các
cơ sở SXĐG ở tỉnh Thanh Hoá nói chung còn thấp.
2.3 Những tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đây là một trong những vấn đề mới vì vậy các công trình nghiên cứu về vấn
đề này chưa nhiều. Dưới đây là một số đề tài nghiên cứu liên quan đến ĐG và đánh
giá hiệu quả đầu tư.
Thứ nhất, Công trình nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Thái (2009), Đánh giá
khả năng cạnh tranh của sản phẩm ĐG Đồng Kỵ Từ Sơn Bắc Ninh, Luận văn Thạc
sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội. Đề tài từ
việc đánh giá thực trạng của ĐG Đồng Kỵ, đã chỉ ra hiện nay ĐG Đồng Kỵ đang bị
rất nhiều các làng nghề SXĐG khác cạnh tranh, đặc biệt là ĐG của Văn Điểm trên
cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay dòng sản phẩm ĐG Đài Loan cạnh
tranh rất gay gắt với ĐG Đồng Kỵ và có lợi thế hơn trong tương lai vì chủng loại
hàng hoá phong phú hơn, màu sắc và mẫu mã cũng đa dạng hơn. Trong thời gian
sắp tới sản phẩm ĐG của Đồng Kỵ sẽ bị sản phẩm ĐG của Phù Khê và Hương Mạc
cạnh tranh gay gắt. Đồng thời đề tài còn chỉ ra một số chiến lược của ĐG Đồng Kỵ
trong thời gian tới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thứ hai, Công trình nghiên cứu Nguyễn Đỗ Hải Lâm (2008), Tình hình tiêu
thụ sản phẩm ĐG mỹ nghệ tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Cường Việt
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội, Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sản
phẩm và tiêu thụ sản phẩm ĐG. Đồng thời đề tài còn nghiên cứu tình hình về vấn
đề tiêu thụ sản phẩm ĐG mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại và xây dựng
Cường Việt là đang tiến triển tốt. Tuy nhiên trong những năm tới sẽ gặp rất nhiều
khó khăn do gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ là các làng nghề truyền thống.
Đề tài còn nghiên cứu thấy đặc điểm, ưu nhược điểm trong việc tiêu thụ sản phẩm

15


của Công ty. Qua đó có những hướng khắc phục hợp lý cho Công ty trong thời gian
qua.
Thứ ba, Công trình nghiên cứu Vũ Thị Tri (2009), Đẩy mạnh xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Ninh Bình
chi nhánh Yên Khánh, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội, Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn và sản xuất,
tiêu thụ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời đi sâu phân tích thực trạng
hoạt động và xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty Cổ phần sản xuất Xuất nhập khẩu Ninh Bình chi nhánh Yên Khánh. Từ đó nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của chi nhánh trong thời gian qua như
nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, chất lượng mẫu mã sản phẩm đang là yếu tố
gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất của công ty. Tuy nhiên các yếu tố về thuế quan và
các ưu đãi khi đất nước gia nhập tổ chức thương mại (WTO) lại mở ra những cơ
hội lớn cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của chi nhánh. Đồng thời từ việc
phân tích ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp phù hợp cho công ty trong thời
gian tới.
Thứ tư, Công trình nghiên cứu Nguyễn Thu Hà (2005), Đánh giá hiệu quả
đầu tư dây truyền chế bản và ra film tại Công ty TNHH Đức Hiếu - Quận Đống Đa

– Hà Nội, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng dây truyền chế bản và ra film của công ty
sử dụng cộng nghệ mới tạo ra được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Qua phân tích, đánh giá “Dự án đầu tư dây chuyền chế bản và ra film” cho thấy: dự
án mang lại hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế - xã hội, đặc biệt là hiệu quả tài
chính. Tóm lại đề tài còn chỉ ra được sự ra đời của Dự án có tác động tích cực đối
với sự tồn tại và phát triển của Công ty, đồng thời cũng thu hút được một số lao
động dư thừa tăng thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển các ngành
sản xuất kinh doanh khác.

16


×