Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

skkn TÍCH cực hóa HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC của học SINH TRONG dạy học CHƯƠNG ĐỘNG lực học CHẤT điểm – vật lý 10 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 32 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ


Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC
HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 CB

Người thực hiện
: Trần Đình Đạt
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục :

Phương pháp dạy học bộ môn : 
Phương pháp giáo dục :

Lĩnh vực khác :


Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh



 Hiện vật khác

Năm học: 2012 - 2013
Trần Đình Đạt

1


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Đình Đạt
2. Ngày tháng năm sinh: 18/9/1892
3. Nam/ nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp Cẩm Sơn, Xuân Mỹ, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0163790054
(CQ)/
ĐTDĐ: 0978353228
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ:
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Mỹ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Đại học.
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Vật Lý.


III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy phổ thông.
- Số năm có kinh nghiệm: 7
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Khơi dậy đam mê học vật lý qua các thí nghiệm biểu
diễn

Trần Đình Đạt

2


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 4
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI......................................................................................... 5
II.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 5
II.2 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học
chương động lực học chất điểm. ......................................................... 7
II.2.1 Vai trò và vị trí chương Động lực học chất điểm. ......................... 7
II.2.1.1 Cấu trúc chương Động lực học chất điểm.......................7
II.2.1.2 Vai trò và vị trí chương Động lực học chất điểm. ............... 7
II.2.2 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua cách đặt
vấn đề gắn với thực tiễn. ............................................................. 8
II.2.2.1 Dùng dụng cụ học tập trực quan mang tính thực tiễn. ......... 8
II.2.2.2 Trình bày những ứng dụng vật lý .......................... 10
II.2.2.3 Liên hệ giữa kiến thức vật lý đã học với kinh

nghiệm và hiểu biết của học sinh trong đời sống để
giải quyết một số vấn đề thực tiễn. ............................... 10
II.2.2.4 Liên hệ kiến thức vật lý qua bài tập mang tính thực
tiễn...........................................................................11
II.2.3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua các bài tập
thí nghiệm. .................................................................................... 20
II.2.3.1 khái niệm về bài tập thí nghiệm ......................................... 20
II.2.3.2 phân loại bài tập thí nghiệm vật lý ..................................... 20
II.2.3.3. Một số bài tập thí nghiệm đề xuất khi dạy chương động
lực học chất điểm. ......................................................... 20
II.2.3.3.1 Bài tập thí nghiệm định tính......... .......... 20
II.2.3.3.2 Bài tập thí nghiệm định lượng. ............... 22
II.2.4 Ôn tập bằng phương pháp dùng bản đồ tư duy ............................... 23
II.2.4.1 khái niệm Bản đồ tư duy….. .................................. 23
II.2.4.2 Phương pháp thực hiện ......................................... 24
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI……………………….………………………27
III.1 Thực nghiệm sư phạm……………………………………………27
III.2 Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm…………….….28
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….…..28
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………30

Trần Đình Đạt

3


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT

ĐIỂM – VẬT LÝ 10 CB
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta hiện nay đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại

hóa, thời kỳ của khoa học kỹ thuật, hội nhập quốc tế . Để đáp ứng yêu cầu
đổi mới đất nước bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định ”đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương
tiện dạy học...” để đào tạo ra nguồn nhân lực năng động sáng tạo và người
học phải đạt trình độ ” học để biết , học để làm và học để phát triển”
Vật lý là bộ môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc, tính chất và các
hình thức biến đổi cơ bản nhất của vật chất, là môn khoa học đặt nền móng
cho sự phát triển công nghệ, kỹ thuật. Học sinh cũng biết được tầm quan
trọng môn Vật lý trong quá trình học tập tuy nhiên do đặc thù môn Vật lý là
kiến thức tập trung ở các định luật được biểu diễn qua các biểu thức toán
học nên hơn phân nửa học sinh( trường THPT Xuân Mỹ) cho biết môn vật
lý là môn học khó và không cảm thấy thích thậm chí còn cảm thấy sợ học
môn học này.
Trong những năm gần đây điểm thi kết thúc học kỳ I và học kỳ II
môn vật lý của khối 12 trường THPT Xuân Mỹ nói riêng và các trường lân
cận như Võ trường Toản, Sông Ray..không cao chưa đến 60% đạt điểm
trung bình và qua thăm dò thực tế ở các lớp thì trên 50% các em học sinh
cho rằng môn vật lý học khó và không thích học môn này. Một số nguyên
nhân dẫn đến thực trạng này như: điều kiện học tập các em còn khó khăn,
điểm tuyển sinh đầu vào quá thấp nên đa số các em ý thức học tập kém,
riêng môn vật lý rất ít học sinh có kiến thức nền tảng từ THCS và một trong
những nguyên nhân chính đó là các em tiếp nhận kiến thức một cách thụ
động. Giáo viên ít tạo ra các tình huống để các em cảm thấy hứng thú, tích
cực tham gia vào tiết dạy.

Trần Đình Đạt

4


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trong chương trình vật lý phổ thông thì chương động lực học chất
điểm thuộc chương trình vật lý 10 của học kỳ một là chương rất quan trọng .
Kiến thức của chương này sẽ giúp học sinh có thể giải quyết các bài tập
cũng như giải tích các hiện tương cơ học cổ điển và kiến thức này được lặp
đi lặp lại ở cả chương trình 10,11,12
Nhằm giúp học sinh có hứng thú, và yêu thích môn vật lý tôi chọn đề
tài:

”Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
trong dạy học chương động lực học chất điểm –vật lý 10
ban Cơ bản”
II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
II.1.Cơ sở lý luận
Ở điều 27, mục tiêu giáo dục phổ thông, khóa XI kỳ họp thứ 7 từ ngày
5 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục
phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, , phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Để thực hiện mục tiêu trên bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã quyết
định đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh.

Tích cực hóa hoạt động nhận thức của của học sinh là tập hợp các hoạt
động của Giáo viên nói riêng và của các nhà giáo dục nói chung nhằm
chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động từ đối tượng tiếp
nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh góp phần làm
mối quan hệ giữa dạy và học , giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu
Trần Đình Đạt

5


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

quả, đồng thời nó góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất của con
người lao động mới: tự chủ, năng động sáng tạo. Đó là một trong những mục
tiêu mà nhà trường phải hướng tới.
Đối với bộ môn vật lý, việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp các
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức; Hoạt
động nhận thức thức vật lý là khá phức tạp. Tuy nhiên có thể kể đến các
hành động chính của hoạt động nhận thức vật lý sau:
– Quan sát hiện tượng tự nhiên, nhận biết đặc tính bên ngoài của sự
vật, hiện tượng.
– Tác động vào tự nhiên, làm bộc lộ những mối quan hệ, những thuộc
tính của sự vật, hiện tượng. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa các hiện
tượng.
– Xác định mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng.
– Xây dựng những giả thiết hay mô hình để lý giải nguyên nhân của
hiện tượng quan sát được. Từ giả thiết, mô hình suy ra những hệ quả.
– Xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra các hệ quả.

– Đánh giá kết quả thu được từ thí nghiệm.
– Khái quát hóa kết quả, rút ra tính chất, quy luật hình thành các khái
niệm, định luật và thuyết vật lý.
– Vận dụng kiến thức khái quát vào thực tiễn.
Trong quá trình dạy học cần kích thích sự hứng thú trong học tập cho
học sinh, cần phát huy tính tích cực, tính tự lực sáng tạo trong học tập của
học sinh. Để làm điều đó đòi hỏi người thầy giáo phải lựa chọn, tìm tòi
những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm của đối
Trần Đình Đạt

6


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

tượng, điều kiện vật chất, và đây là một hoạt động sáng tạo của người thầy
trong hoạt động dạy. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần thể hiện
được sự phản ánh quá trình hoạt động nhận thức của học sinh nhằm đạt được
mục đích đã đề ra trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo
hướng tích cực, giúp học sinh tự giác tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
nhằm đạt được mục đích đề ra với kết quả cao.
II.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học
chương động lực học chất điểm.
II. 2.1. Vai trò và vị trí chương Động lực học chất điểm
II. 2.1.1 Cấu trúc chương Động lực học chất điểm.

II.2.1.2 Vai trò và vị trí chương Động lực học chất điểm.
Chương động lực học chất điểm là chương thứ 2 trong 4 chương của
phần cơ học lớp 10, chương này đề cập đến những vấn đề như: mối liên hệ
giữa chuyển động và lực, tìm hiểu một số lực cơ học hay gặp trong đời sống

thực tế: lực ma sát, lực hấp dẫn, lực hướng tâm, lực đàn hồi. Thực ra những
kiến thức này học sinh đã được tiếp cận ở chương trình trung học cơ cở
nhưng ở mức định tính, và lên chương trình THPT thì học sinh được tìm
hiểu kỹ hơn đặc biệt là phần định lượng. Ngoài ra chương này sẽ là kiến
thức trọng tâm giúp các em giải quyết các bài tập về cơ học và kiến thức này
được lặp đi lặp lại ở 3 năm lớp 10,11,12.

Trần Đình Đạt

7


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

II.2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua cách đặt vấn
đề gắn với thực tiễn.
Vật lý là môn khoa học gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày,
bất kỳ lĩnh vực khoa học nào cũng có sự hiện diện của Vật lý do đó nhằm
kích thích hứng thú tìm tòi, phát huy tính tích cực của học sinh khi bắt đầu
một tiết giảng mới, kiến thức vật lý mới chúng ta nên đưa ra các hiện tượng
có trong đời sống hằng ngày cũng như những ứng dụng liên quan đến kiến
thức vật lý đã biết hoặc chuẩn bị lĩnh hội.
II.2.2.1 Dùng dụng cụ học tập trực quan mang tính thực tiễn.
Khi sử dụng một số dụng cụ trực quan như hình vẽ, thí nghiệm , phim
ảnh ... trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinh cảm thấy thích thú và hiểu
rõ bản chất vật lý khi giải thích các hiện tượng liên quan.
Ví Dụ 1: Đặt vấn đề tiết học : Tổng hợp và phân tích lực chúng ta đưa
ra một số hình ảnh :

Hình 1. Tòa lâu đài cổ


Hình 2: chiếc tàu buồm

 Ở hình 1: Giáo viên đặt vấn đề tại sao các ô cửa của các kiến trúc cổ
thường có dạng hình vòng cung mà không phải là ô cửa hình chữ nhật (ngoài
chủ ý về mặt mỹ thuật)?
Gợi ý: Nếu sử dụng ô cửa hình chữ nhật thì trọng lực tác dụng lên vị
trí đà chịu lực rất lớn nên khả năng chịu lực kém còn nếu sử dụng cửa có
Trần Đình Đạt

8


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

kiến trúc hình vòng cung thì trọng lực được phân tích thành nhiều lực nên
kiến trúc kiểu này bền vững hơn.

P



P

Ở hình 2: GV đặt vấn đề tại sao thuyền buồm có thể di chuyển

ngược chiều gió?
Gợi ý:
Lực f được phân tích thành 2 lực thành phần: lực q dọc theo cánh
buồm (lực này không đáng kể) và lực p vuông góc với cánh buồm, và lực p

lại được phân tích thành lực s dọc theo chiều dài của thuyền, lực T vuông
góc với thuyền, và chính thành phần lực s làm thuyền di chuyển ngược chiều
của gió.

Ví dụ 2:
Bài lực hướng tâm ta có thể cho học trò làm thí nghiệm đơn giản : cột
sợi dây vào một vật nhỏ và cho học trò quay với tốc độ khác nhau cho nhận
xét khi tốc độ khác nhau thì lực căng dây như thế nào? (có thể quay theo
Trần Đình Đạt

9


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

phương ngang và quay theo phương thẳng đứng để thấy được ảnh hưởng của
trọng lực)
Gợi ý: Học sinh sẽ thấy rằng khi quay với tốc độ càng cao thì lực căng
dây càng lớn, qua đó giáo viên kết luận lại biểu thức lực hường tâm:
F

mv 2
 m 2 R
R

II.2.2.2 Trình bày những ứng dụng vật lý:
Việc nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật của vật lý góp phần phát triển
tư duy vật lý kỹ thuật của học sinh, làm cho học sinh thấy được vai trò quan
trọng của kiến thức vật lý đối với đời sống và sản xuất, qua đó kích thích
hứng thú, nhu cầu học tập của học sinh.

Ví dụ 3: sau mỗi bài yêu cầu học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm
tìm hiểu ứng dụng kiến thức vật lý vừa học vào trong đời sống kĩ thuật, Sau
đó từng nhóm sẽ vận dụng kiến thức vật lý trình bày sự hiểu biết của mình
về những ứng dụng đó.
Gợi ý:
-

Bài lực hướng tâm : cây cầu xây hình vòng cung thay vì xây

ngang, đường ngay khúc quanh phải làm nghiêng, máy bơm nước...
-

Bài lực ma sát: ứng dụng trong kỹ thuật: phanh xe công nghệ

ABS, phải sự dụng dầu bôi trơn để giảm ma sát cho động cơ v...v..
-

Bài lực đàn hồi: chế tạo hệ thống giảm xóc, cân đồng hồ sử

dụng lò xo...
II.2.2.3 Liên hệ giữa kiến thức vật lý đã học với kinh nghiệm và hiểu
biết của học sinh trong đời sống để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
Trong cuộc sống hằng ngày, học sinh sẽ thấy các định luật Newton
cũng như lực cơ học được vận dụng rất nhiều tuy nhiên học sinh chỉ giải
thích theo suy nghĩ của mình chứ chưa thực sự giải thích có khoa học nên
giáo viên chỉ ra được điều này cho học sinh
Ví Dụ 4: giáo viên có thể cho học trò giải thích hiện tượng ”đi xe
đạp”. Hầu hết các em có thể sử dụng xe đạp nhưng có lẽ rất ít học sinh đặt
Trần Đình Đạt


10


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

vấn đề : tại sao khi không đạp xe vẫn chạy thêm một quãng đường nữa? Hay
tại sao chạy ở đường nhựa (không dốc) thì đạp nhẹ hơn ở đường đất sỏi
(không dốc) hay tại sao xe đạp chỉ có 2 bánh mà vẫn không đổ..?
Gợi ý: Nếu như các em nắm rõ được quán tính là gì? Lực ma sát? Cân
bằng lực các em sẽ giải thích được các câu hỏi trên.
Ví dụ 5: Với kiến thức có được học sinh nào cũng biết khi vật chuyển
động có quỹ đạo tròn thì vật có xu hướng chuyển động li tâm và hiện tượng
mặt trăng luôn quay quanh trái đất, trong bài lực hấp dẫn giáo viên có thể đặt
vấn đề tại sao mặt trăng quay quanh trái đất mà không có ”sợi dây nào cột
giữa trái đất và mặt trăng”?
Gợi ý: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức bài lực hấp dẫn và bài
lực hướng tâm để giải thích hiện tượng.
II.2.2.4 Liên hệ kiến thức vật lý qua bài tập mang tính thực tiễn.
Việc sử dụng bài tập mang tính thực tiễn để minh họa sẽ góp phần
giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học đồng thời biết vận dụng kiến thức
một cách hợp lý, giúp học sinh có khả năng biết cách giải quyết vấn đề, xử
lý tình huống cụ thể, rèn luyện tư duy cũng như khả năng sáng tạo trong quá
trình học.
Bài tập mang tính thực tiễn được chia làm hai dạng: bài tập định tính
và bài tập định lượng. Bài tập định tính giúp các em học sinh phán đoán tình
huống, khả năng có thể xảy ra của hiện tượng còn bài tập định lượng giúp
các em hiểu rõ hiện tượng và từ hiện tượng chuyển qua biểu thức toán học
và tìm các đại lượng đề bài yêu cầu.
Ví dụ 6: khi dạy bài định luật II Newton giáo viên có thể đưa ra bài
tập như sau:

Một xe nặng 60kg đi xe máy có khối lượng 100kg đang chạy với vận
tốc 54km/h thì thấy chướng ngại vậy cách 50m thì đạp phanh để dừng lại hỏi
lực cản do ma sát tạo ra là bao nhiêu thì người này không bị nguy hiểm?
Gợi ý: qua bài này không những giúp học trò củng cố kiến thức mà
qua bài này học trò thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng định luật II
Newton.
Trần Đình Đạt

11


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Từ công thức liên hệ: v2-v02= 2as => a => Fhl =Fms= m.a=>kết luận.


Một số bài tập gắn với thực tiễn. [trích trang 53-60 tài liệu

[6]]

Trần Đình Đạt

12


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trần Đình Đạt

13



Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trần Đình Đạt

14


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trần Đình Đạt

15


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trần Đình Đạt

16


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trần Đình Đạt

17



Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trần Đình Đạt

18


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Trần Đình Đạt

19


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

II.2.3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua các bài tập
thí nghiệm.
II.2.3.1 khái niệm về bài tập thí nghiệm.
Bài tập thí nghiệm là bài tập khi giải nó đòi hỏi phải làm thí nghiệm
để xác định một đại lượng vật lý nào đó, hay nghiên cứu sự phụ thuộc giữa
các thông số vật lý hoặc kiểm tra tính chân thực của lời giải lý thuyết. Bài
tập thí nghiệm vừa mang tính lý thuyết vừa mang thính thực nghiệm, nó có
tác dụng trong việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm của
nhận thức vật lý.
Bài tập thí nghiệm có tác động tích cực đến chất lượng học tập , tăng
cường hứng thú, gắn lý luận với thực tiễn giúp kích thích tư duy, sở thích
học môn vật lý và khả năng làm việc nhóm của học sinh.
II.2.3.2 phân loại bài tập thí nghiệm vật lý
Bài tập thí nghiệm vật lý gồm: bài tập thí nghiệm định tính và bài tập

thí nghiệm định lượng:


Bài tập thí nghiệm định tính: là bài tập không cần sử dụng phép đo

đạc, tính toàn định lượng mà công cụ để giải những bài tập này là những suy
luận logic dựa trên cơ sở các định luật khái niệm vật lý và những quan sát
định tính.


Bài tập thí nghiệm định lượng: là loại bài tập khi giải đòi hỏi học sinh

phải tiến hành thí nghiệm, đo đạc đại lượng vật lý với các thiết bị nào đó, xử
lý số liệu, tìm quy luật về mối quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng vật
lý...để trả lời các câu hỏi đề ra.
II.2.3.3. Một số bài tập thí nghiệm đề xuất khi dạy chương động lực học
chất điểm.
II.2.3.3.1 Bài tập thí nghiệm định tính:
Bài tập TN1: (Sử dụng trong bài ba định luật Newton)
Đặt 3 hộp phấn rỗng xếp chồng lên nhau trên một mặt bàn nhẵn. Hãy
dự đoán và giải thích hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta dùng thanh thước dẹt
đập thật nhanh, mạnh theo phương ngang vào giữa thành hộp ở giữa?
Trần Đình Đạt

20


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Gợi ý: hộp ở giữa sẽ văng ra ngoài còn hộp trên cùng sẽ xếp chồng lên

hộp cuối và không thay đổi vị trí so với mặt bàn. Do dưới tác dụng của lực
hộp ở giữa thay đổi vận tốc còn hai hộp còn lại theo quán tính vẫn tiếp tục
đứng yên như ban đầu.
Bài tập TN2: (Sử dụng trong bài lực ma sát)
Móc lực kế vào hộp hình chữ nhật có mặt bên nhỏ hơn mặt đáy và kéo
đều. Hãy dự đoán số chỉ của lực kế trong hai trường hợp : mặt tiếp xúc với
mặt bàn là mặt lớn của hình hộp và trường hợp mặt tiếp xúc là mặt nhỏ của
hình hộp?
Gợi ý: chỉ số trong hai trường hợp như nhau vì lực ma sát không phụ
thuộc vào diện tích tiếp xúc.
Cũng thí nghiệm này nhưng thay đổi trọng lượng của hộp bằng cách
đặt lên hộp những viên bi sắt. Hãy dự đoán số chỉ của lực kế.
Gợi ý: khi hộp có trọng lượng lớn hơn thì số chỉ lực kế lớn hơn vì lực
ma sát phụ thuộc vào áp lực của hộp lên mặt tiếp xúc.
Bài tập TN3. (sử dụng cho bài lực đàn hồi)
Phát cho học sinh 3 loại lò xo có độ cứng khác nhau:


TN1: cùng một lò xo yêu cầu học sinh cho biết độ lớn lực tác

dụng lên tay phụ phụ thuộc như thế nào vào độ giãn?


TN2: yêu cầu học sinh kéo lo xo cùng độ giãn nhưng với 3 lò

xo khác nhau yêu cầu học sinh nhận xét sự phụ thuộc của lực tác dụng lên
tay vào độ cứng của lò xo.
Gợi ý: TN1: độ giãn càng lớn thì lực tác dụng lên tay càng lớn
TN2: lò xo có độ cứng càng lớn lực đàn hồi càng lớn
 Rút ra kết luận: lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng lò xo và tỉ lệ với

độ cứng của lò xo thông báo định luật Hooke
Bài tập TN4. (Sử dụng cho bài lực ma sát)
Một người đi xe đạp điện trên đường bằng phẳng. Đề xuất phương án
thí nghiệm để xác định hệ số ma sát giữa mặt đường và bánh xe (giả sử bỏ
qua ma sát của các trục bánh xe):
Định hướng cho học sinh:
Trần Đình Đạt

21


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

- xác định vận tốc (qua công tơ mét) ngay tại vị trí ngắt dòng điện
(giảm tay ga về vị trí ngắt dòng điện)
- đo khoảng cách từ vị trí ngắt dòng điện đến khi dừng lại
- dùng công thức liên hệ vận tốc, quãng đường, gia tốc để xác định
gia tốc
- lực gây cản trở chuyển động chính là lực ma sát =>
Fc=Fms<=>ma=µmg=>µ=a/g
Bài tập TN 5 (dùng cho bài tổng hợp và phân tích lực)
Yêu cầu học sinh đứng vào giữa 2 chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt
lên một bàn rồi dùng sức chống tay đưa người lên khỏi mặt đất, làm thí
nghiệm 1 lần, sau mỗi lần đưa tay ra xa hơn. Sau đó cho nhận xét và giải
thích
Định hướng:
-

Cho học sinh báo cáo kết quả.


-

Các em vẽ hình biểu diễn vecto lực của hiện tượng

-

Viết

biểu

thức về

lực liên

quan đến

thí nghiệm:

F1=F2=p/(2cosα),α là góc giữa 2 tay
-

Kết luận: khi choải 2 tay ra thì α tăng =>F1 , F2 tăng => lực

chống của 2 tay tăng nên mệt hơn.
II.2.3.3.2 Bài tập thí nghiệm định lượng.
Bài tập thí nghiệm 6:
Xác định hệ số ma sát giữa mặt bàn và hộp gỗ
Dụng cụ thí nghiệm phát cho học sinh bao gổm: lực kế , hộp gỗ, viên
bi sắt có khối lượng 100g, (tất cả dụng cụ đều có sẵn ở phòng thí nghiệm).
Yêu cầu học sinh xây dựng phương án thí nghiệm để tìm ra hệ số ma sát.

Định hướng:
-

Bài tập này có thể ứng dụng trong tiết dạy bài tập, chia lớp

thành nhiều nhóm, sau đó cho học sinh báo cáo phương án thí nghiệm và
trình bày cách giải của bài toán.
-

Phương án thí nghiệm:

Trần Đình Đạt

22


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

+ Móc lực kế vào hộp gỗ theo phương ngang, song song với mặt bàn,
rồi hộp gỗ chuyển động đều và đọc chỉ số của lực kế.
+ Móc quả bi sắt vào lực kế xác định trọng lực , trọng lực bằng áp lực
của hộp gỗ đặt lên mặt bàn












+ Viết biểu thức định luật 2 Newton : Fhl  Fkeo  Fms  N  P  0 (do kéo
chuyển động đều) =>  

FK
N

Lưu ý: đây là bài toán thí nghiệm thực hành nên các em sẽ gặp một số
vấn đề khó khăn sau:
-

Các em có thể không biết cách xử lý số liệu (tuy đã được học ở

chương 1. bài 7. sai số của phép đo các đại lượng vật lý )
Khi kéo hộp gỗ, các em học sinh thường khó kéo hộp gỗ
chuyển động đều
II.2.4 Ôn tập bằng phương pháp dùng bản đồ tư duy
Việc hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài , sau mỗi chương, hay sau
chương trình học là rất cần thiết, riêng môn Vật lý kiến thức khá rộng và
phực tạp nên việc thu nhận và nhớ kiến thức là tương đối khó khăn và vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập là một vấn đề khó khăn hơn.
Phương pháp giản đồ tư duy (mind map) của tác giả Tony buzan được xem
là phương pháp ghi nhớ kiến thức và giúp người học phát triển tư duy sáng
tạo phổ biến nhất hiện nay.
II.2.4.1 khái niệm Bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một
phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây
là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành

một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi
nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự
biến cố xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên
hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của
bộ não.
Trần Đình Đạt

23


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản
đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối
tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu
được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc
chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của
đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và
cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
II.2.4.2 Phương pháp thực hiện
Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm .
Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng
thành nhánh.
Các nhánh đều cấu thành một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên
một dòng liên kết. những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền
với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau.

Hình 2.1 Minh họa bản đồ tư duy

Một số lưu ý khi vẽ bản đồ tư duy:
- Màu sắc : Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy
nhiên không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. vì như vậy sẽ tiết kiệm
thời gian.
Trần Đình Đạt

24


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

- Hình thức: Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ,
tạo sự mềm mại, cuốn hút.
- Câu chữ: không nên viết đầy đủ cả câu trên mỗi nhánh vì như vậy khả năng
gợi mở và liên tưởng của bộ não sẽ bị dập tắt. Não sẽ mất hết hứng thú khi
tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi.
Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích
làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần
dần nâng cao khả năng ghi nhớ.

Trần Đình Đạt

25


×