Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

khóa luận tn to chuc tro choi hoc tap trong day hoc mo rong von tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.26 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------  --------

LÊ THỊ NỤ

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG
DẠY HỌC CÁC LOẠI BÀI MỞ RỘNG
VỐN TỪ Ở LỚP 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------  --------

LÊ THỊ NỤ

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG
DẠY HỌC CÁC LOẠI BÀI MỞ RỘNG
VỐN TỪ Ở LỚP 2
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học tiếng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hương

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
hướng dẫn khóa luận TS. Nguyễn Thu Hương, đã tận tình hướng dẫn trong suốt
quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, Trường
ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Lê Thị Nụ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Thu Hương. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Lê Thị Nụ


DANH MỤC VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
MRVT: Mở rộng vốn từ

SGK: Sách giáo khoa
NXBGD: Nhà xuất bản Giáo dục
LTVC: Luyện từ và câu


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong những thập niên đầu thế kỉ XXI, thế kỉ của những
tiến bộ vượt bậc về tất cả các mặt, từ đời sống xã hội cho đến văn hóa và công
nghệ. Thế kỉ của những con người tài giỏi và có những năng lực chuyên môn
thực sự, tự chủ và sáng tạo. Do đó mà ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng, giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, đặc biệt là Giáo
dục Tiểu học. Tiểu học là bậc học nền tảng, hình thành những cơ sở ban đầu cho
học sinh phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và kĩ năng,
đặt nền móng vững chắc cho những bậc học tiếp theo, đồng thời hình thành
những đường nét cơ bản của nhân cách để học sinh đạt được những tri thức, kĩ
năng và hành vi nhất định để xây dựng con người tốt xã hội chủ nghĩa. Đảng và
nhà nước ta đã xác định: Thế hệ trẻ là mầm móng tương lai của đất nước. Cũng
như Bác Hồ đã dạy: “Non sông Việt Nam ta có trở nên vẻ vang hay không, dân
tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ
một phần lớn công học tập của các cháu”. Vì vậy giáo viên Tiểu học phải nhận
thức rõ nhiệm vụ quan trọng của mình là làm sao nâng cao chất lượng học tập
của học sinh Tiểu học. Muốn làm được điều này, chúng ta cần tiến hành đồng bộ
những vấn đề của ngành giáo dục, phải có nội dung và phương pháp thích hợp.
Vậy sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để phát huy được tối đa tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một vấn đề đáng quan tâm.
Như chúng ta đã biết con người muốn có tư duy phải có ngôn ngữ. Ngôn

ngữ là một thứ công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc nhận
thức, tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó
dùng để diễn đạt những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy và biết được những
vật thể từ vô cùng nhỏ bé đến thế giới rộng lớn, từ cái cụ thể đến những cái

7


trừu tượng mà các giác quan của con người không vươn tới được. Chúng ta có
thể nói: nếu không có ngôn ngữ thì không có con người, không có xã hội.
Trong ngôn ngữ thì từ là quan trọng nhất. Từ là nguyên liệu để tạo thành câu
giúp con người có được phương tiện giao tiếp. Vì vậy, việc phát triển vốn từ là
rất quan trọng, nó giúp các em nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi
để các em học tốt các môn học khác và tạo đà cho cấp học sau, khi vốn từ của
cá nhân phát triển thì con người mới tự tin, mạnh dạn và giao tiếp được mạch
lạc. Đặt biệt trong giáo dục thực hiện chương trình sách giáo khoa hiện nay để
người dạy học áp dụng được phương pháp dạy học tích cực, hoạt động hoá
của người dạy học, đòi hỏi người học phải có một vốn từ ngữ vững vàng để
thực hiện các hoạt động học tập của mình.
Hiện nay, đối với việc mở rộng vốn từ, chương trình đã chú trọng dạy cho
học sinh thông qua tất cả các phân môn tiếng Việt, đặc biệt là trong phân môn
Luyện từ và câu. Trong phân môn này học sinh được mở rộng vốn từ theo các
chủ đề. Tuy nhiên việc mở rộng vốn từ cho học sinh chưa đạt được yêu cầu, mục
tiêu mà môn học đề ra. Vốn từ của học sinh tiểu học còn hạn chế, nghèo nàn
trong phạm vi nhỏ hẹp và chỉ khoảng 500- 700 từ, kĩ năng sử dụng từ còn kém.
Ngoài ra, vốn từ của học sinh cũng được mở rộng thông qua các môn học khác,
trong các hoạt động giáo dục nhưng khá gò bó và ít được quan tâm.
Với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học thì việc dạy Luyện từ và câu
không thể nào là thuyết giảng hay nhồi nhét các kiến thức cho các em một cách
máy móc mà cần phải sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt.

Trong các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
của học sinh như: phương pháp dạy học dự án, phương pháp trò chơi học tập,
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề… thì phương pháp trò chơi học tập là
phương pháp gây được nhiều hứng thú nhất cho các em. Đối với học sinh tiểu
8


học, lứa tuổi vừa học vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú
học tập cho các em là rất quan trọng. Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì
nó dễ dàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ.
Vận dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học là rất cần thiết, thực
hiện được quan điểm mà nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra:
“ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trò chơi là hoạt động góp phần làm
cho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi, kích thích
tư duy sáng tạo.
Trên thực tế, người giáo viên tiểu học phần lớn mới chỉ chú ý đến việc bằng
mọi cách cung cấp hết kiến thức trong sách giáo khoa mà ít quan tâm đến thái
độ, cảm xúc của các em, chính vì vậy nhiều tiết học đã trở nên nặng nề, mệt mỏi
đối với học sinh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi áp lực đòi hỏi từ phía xã
hội, gia đình, nhà trường lên đứa trẻ ngày càng lớn, thì ngày càng xuất hiện
những học sinh sợ mà học chứ không phải thích mà học. Để khắc phục được
nhược điểm này, nhiều giáo viên đã sử dụng phương pháp trò chơi học tập nhằm
nâng cao hứng thú học tập của học sinh, để việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn
và hiệu quả hơn.Tuy nhiên do các trò chơi còn thiếu tính hấp dẫn, còn rời rạc
từng trò chơi cho từng bài học mà chưa có tính hệ thống và chưa có tổ chức thích
hợp nên chưa đạt được hiệu quả dạy học như mong muốn.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi học
tập trong dạy học các loại bài mở rộng vốn từ ở lớp 2”
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đây không phải là vấn đề mới mẻ, vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã có

nhiều nhà nghiên cứu như: Phreben ( Đức), M.Mentori ( Ý)... có ý tưởng trò chơi
với dạy trẻ học, dùng trò chơi làm phương tiện dạy học. Về sau, ý tưởng đó được
tiếp tục phản ánh trong hàng loạt công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục
9


Liên xô: A.P.Radina, A.P.Vsova, A.Navanhesova, A.L.Sovokia. Trong quá trình
đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều nhà giáo dục đã
nghiên cứu, tìm tòi thiết kế nên các trò chơi nhằm giáo dục toàn diện tạo hứng
thú học tập cho các em như: cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm
phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng (chủ biên)
hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (đồng chủ
biên). Ở các tài liệu này thì các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò của trò chơi,
nhưng chỉ đưa ra những hoạt động vui chơi chung chung, chưa đi sâu vào ứng
dụng của trò chơi trong môn học cụ thể.
Đối với vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học trước đây cũng có
-

nhiều công trình nghiên cứu quan tâm tới:
Lê Hữu Tỉnh có cuốn Dạy từ ngữ cho học sinh tiểu học. Ở đây tác giả đã đề cập

-

đến một số bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm.
Trần Mạnh Hưởng- Lê Hữu Tỉnh viết cuốn Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy
môn Tiếng Việt. Nội dung của sách gồm 2 phần chính:
+ Phần 1: Giải đáp về nội dung giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học của
tác giả Lê Hữu Tỉnh. Trong phần này tác giả đã giải đáp 94 câu hỏi thuộc các
phân môn Luyện từ và câu, Học vần và Chính tả.
+ Phần 2: Giải đáp về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học

của tác giả Trần Mạnh Hưởng. Ở phần này tác giả tập trung trả lời những câu hỏi
liên quan đến phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo tinh thần đổi
mới hiện nay.
+ Trong đó tác giả đã đề cập đến những vấn đề xoay quanh các vấn đề về
cấu tạo từ và trường nghĩa qua các câu hỏi và câu trả lời trong phân môn Luyện

-

từ và câu.
Lê Hồng Mai – Mở rộng vốn từ qua ô chữ lớp 2, 3, 4, 5. Mở rộng vốn từ qua ô
chữ lớp 2 bao gồm hệ thống các ô chữ giúp học sinh củng cố kiến thức từ và câu,
mở rộng vốn từ theo chủ điểm của nội dung chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2.
10


-

Trần Mạnh Hưởng- Vui học Tiếng Việt tập 1, tập 2… nhằm cung cấp những trò
chơi, những bài tập vui và nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ

-

năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
Các tác giả Trần Mạnh Hưởng ( chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga
khi biên soạn tài liệu việc sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt lớp 2, 3
đã chú ý tới trò chơi cụ thể thích hợp với từng phân môn tuy nhiên tác giả không

-

đi sâu vào từng địa bàn đối tượng học sinh để có gợi ý sử dụng trò chơi hợp lý.

Nguyễn Minh Thuyết – Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt 2, có nói đến nội dung dạy
mở rộng vốn từ song các vấn đề nêu ra mới dừng lại ở phạm vi chung chung.
Tuy nhiên để có hệ thống, cụ thể từng trò chơi trong từng dạng bài mở rộng vốn
từ thì chưa có.
Đề tài đi vào chuyên sâu nghiên cứu “ Tổ chức trò chơi học tập trong dạy
học các loại bài mở rộng vốn từ ở lớp 2” một cách cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức các trò chơi học tập vào những bài học cụ thể để mở rộng vốn từ
cho học sinh lớp 2.
Từ đó giúp các em có vốn từ phong phú, thuận lợi, dễ dàng hơn trong viết
văn và giao tiếp.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc tổ chức trò chơi trong dạy học mở
rộng vốn từ cho học sinh lớp 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

-

Tổng hợp tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
Tìm hiểu về vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học mở rộng vốn từ ở lớp 2

11


-

Xây dựng quy trình sử dụng trò chơi và tổ chức các trò chơi trong dạy học mở
rộng vốn từ cho học sinh lớp 2.
6. Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở tổ chức trò chơi
trong phân môn Luyện từ và câu với các bài mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì không
thể thiếu được các phương pháp nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp trong
nghiên cứu khoa học thường được áp dụng, với vấn đề này chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lý luận.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp điều tra.
8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khóa luận gồm ba chương:
Chương I

Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Chương II: Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ ở lớp
2.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Để đảm bảo khả năng thực thi cũng như tính có hiệu quả, tính thuyết
phục của hệ thống trò chơi được đưa ra trong khóa luận, chương này trình bày

những cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống trò chơi để mở rộng vốn từ cho
học sinh lớp 2.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Từ
1.1.1.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt nhưng có thể hiểu từ tiếng Việt một
cách đơn giản như sau:
“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất
cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để
tạo câu” [3, tr.16].
Định nghĩa này cho ta thấy, so với từ của tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,
v.v..., từ của tiếng Việt có tính cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và chức
năng trong câu.
Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức quan trọng giúp ta
nhận diện từ một cách dễ dàng. Song cũng vì tính cố định và bất biến mà bản
thân hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ
đặc điểm ngữ pháp của chúng. Nói cách khác, ở tiếng Việt, "đặc điểm ngữ pháp
của từ không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ,
trong tương quan của nó với các từ khác trong câu" [3, tr.21].
13


1.1.1.2. Chức năng của từ
Trong ngôn ngữ có những từ thực hiện chức năng này, lại có những từ thực
hiện chức năng kia (chức năng định danh, chức năng miêu tả, chức năng biểu
thái, hiệu lệnh, đưa đẩy, chức năng tạo câu,…). Tuy nhiên, trong tiếng Việt có bộ
phận lớn các từ có nhiều chức năng. Đó là các thực từ: nhà, cửa, đi, chạy, chua,
ngọt,…vừa có chức năng dẫn xuất, vừa có chức năng định danh, vừa có chức
năng biểu niệm. Một số từ như: róc rách, thì thào, bập bùng, lấp loáng,…còn có

thêm chức năng biểu hiện.
a. Nhóm chức năng miêu tả: gồm có chức năng biểu vật, chức năng biểu niệm
và chức năng biểu hiện


Chức năng biểu vật là chức năng biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng
thái của thế giới khách quan.
VD: Nhà, xe, sách, vở, đi, chạy, nhảy, chua, ngọt, mặn,…
Chức năng biểu vật gồm có hai loại là chức năng định danh và chức năng
dẫn xuất miêu tả.
Chức năng định danh (gọi tên): Cách gọi tên theo lối tổng hợp tính. Đó là
cách gán một hình thức âm thanh cho sự vật, hiện tượng mà không có lý do,
không cần giải thích lý do. Ở các tên gọi, sự vật, hiện tượng hiện ra trực tiếp
trong tổng thể của nó chứ không thông qua các đặc điểm. Giống như Lênin viết:
“Gọi tên? Nhưng gọi tên là ngẫu nhiên và không biểu thị bản chất của sự vật”.
VD: Nhà, xe, sách, vở, đi, chạy, nhảy, chua, ngọt, mặn,…
Chức năng dẫn xuất: là đưa ra, dẫn ra các thuộc tính, các đặc điểm hay các
quan hệ của các sự vật, hiện tượng. Đây là cách gọi tên có lý do, có thể giải
thích. Chính vì vậy dẫn xuất miểu tả bao giờ cũng làm cho từ luôn mới mẻ, hấp
dẫn hơn chức năng định danh tổng hợp tính.
VD1: Đã, đang, sẽ,… dẫn xuất các tình thái của hoạt động.
Và, cùng, với, của, vì, do…dẫn xuất của các quan hệ.
VD2:

14


Người anh hùng áo vải chính là tên gọi theo lối miêu tả của vua Quang




Trung
Vị cha già dân tộc chính là tên gọi theo lối miêu tả của Bác Hồ
Chức năng biểu niệm là chức năng biểu thị những khái niệm về sự vật, hiện
tượng, hoạt động, tính chất, trạng thái,…của thực tế khách quan. Đây là lối gọi
tên có lý do. So với chức năng biểu vật thì chức năng này cầu kì và phức tạp
hơn, ngoài ra nó có phần hạn chế với nhận thức của con người. Do vậy, trong
thực tế cuộc sống người ta hay dùng biểu vật. Tuy nhiên chức năng biểu niệm
của từ có ưu điểm là giúp con người nâng cao nhận thức và kích thích về mặt
nhận thức.
VD: Bộ phận của cơ thể động vật, có chức năng cầm, nắm, bưng, bê…là tên



gọi của từ “tay”.
Chức năng biểu hiện là chức năng vẽ ra các hình ảnh, hình tượng hoặc bộc lộ các
cảm xúc về sự vật, hiện tượng, tính chất…như nó vốn có trong thực tế khách
quan của từ. Tất cả các từ láy của Tiếng Việt đều có chức năng biểu hiện.
VD: lừ đừ, phờ phạc,lanh chanh, hấp tấp, lom khom,còm cõi,…
b. Nhóm chức năng liên quan đến người dùng



Chức năng biểu thái là chức năng biểu thị thái độ, tình cảm của người nói đối với
các sự vật được gọi tên.
VD: trời ơi, eo ôi, chao ôi, à, ừ, nhỉ,…



Chức năng đưa đẩy là chức năng duy trì sự giao tiếp tạo ra mối thân hữu giữa

người nói với người nghe trong giao tiếp của từ. Đây là những từ rỗng về thông
tin nhưng lại có giá trị về giao tiếp nhằm duy trì mạch giao tiếp, làm giao tiếp
không bị gián đoạn.
VD: bẩm, thưa, à, ừ, này, nói chung, rõ chưa, thế à, nói trộm vía,…



Chức năng hiệu lệnh là chức năng của các từ nhằm hướng vào người nghe để
thực hiện một chức năng nào đó.
15


VD: hãy, đừng, chớ, cấm, phải, nên, cần…+ các từ đi kèm: nhỉ, nhé, rằng, đi…
c. Nhóm chức năng liên hệ với bản thân hệ thống ngôn ngữ


Chức năng liên kết là chức năng của từ nhằm liên kết các thành phần câu, các
câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản.
VD: và, cùng, để,song, hay, nhưng, hoặc, vì thế…cho,tuy…nhưng,…



Chức năng định phong cách là chức năng xác định về mặt phong cách của từ.
VD1: à, ư, nhỉ, nhé, hử, hỏi…thuộc phong cachsinh hoạt hàng ngày.
VD2: chiếu theo, quyết định, điều 1, điều 2,…thuộc phong cách hành
chính- công vụ.
VD3: dòng điện, điện trở, công suất, dữ liệu, trang web,…
Như vậy nhóm chức năng miêu tả và nhóm chức năng liên quan đến người
dùng là những nhóm chức năng hướng ngoại (tức là chúng liên hệ với các yêu tố
ngoài ngôn ngữ. Hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp,

nội dung giao tiếp). Còn nhóm chức năng liên hệ với bản thân hệ thống ngôn
ngữ là chức năng hướng nội.
Trong các chức năng này, ba chức năng biểu vật, biểu hiện, biểu niệm và
biểu thái đặc biệt quan trọng, bởi chúng có liên quan đến ba thành phần ý nghĩa
của từ, là cơ sở để hình thành nên ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa
biểu thái.
1.1.1.3. Các thành phần ý nghĩa của từ
Tuỳ theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có
những thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây:
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật;
- Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm;
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Ba thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa từ
vựng thường được đối lập với thành phần ý nghĩa thứ 4, đó là:
16


- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính ổn định, bền vững tương
đối. Chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ
mà có. Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữ
quy định nên.
Sự vật, hiện tượng, đặc điểm... ngoài ngôn ngữ được từ biểu thị tạo nên ý
nghĩa biểu vật của từ. Nói cách khác, "ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật,
hiện tượng... trong thực tế vào ngôn ngữ" [3, tr.108]. Ý nghĩa biểu vật không
phải là sự vật, hiện tượng y như chúng có thực trong thực tế. Chúng chỉ bắt
nguồn từ đó mà thôi. Nói như vậy có nghĩa là nghĩa biểu vật của từ không đồng
nhất với sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động... mà chỉ gợi ra sự vật, hiện
tượng, thuộc tính, hành động.
Nghĩa biểu niệm của từ "là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,

khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có
những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật
của từ" [3, tr.118].
Nghĩa biểu niệm là sự liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Ví dụ:
Nghĩa biểu niệm của từ "bàn" là: đồ dùng, có mặt phẳng được cách mặt nền bởi
các chân, dùng để đặt đồ vật, sách vở khi viết.
Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của
người nói.
Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện
tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng với tên
gọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình. Ví dụ, có những
từ khi phát âm lên đã gợi cho ta những cảm xúc sợ hãi, như: ma quái, chém giết,

17


tàn sát...; lại có những từ giúp ta bộc lộ sự khinh bỉ, như: đê tiện, ton hót, bợ
đỡ,... hoặc ngược lại bộc lộ sự tôn trọng, như: cao quí, ca ngợi, đàng hoàng,
thẳng thắn, v.v...
Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các loại
nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Vì từ là một thể thống nhất cho nên các
thành phần ý nghĩa trên là những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất
đó. Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt
một nhưng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn
nhau giữa chúng.
1.1.1.4. Khái niệm về trường nghĩa
Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không
hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Những
quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ
thống con thích hợp. Có nghĩa là, tính hệ thống về ngữ nghĩa trong lòng từ vựng

và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu
hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng.
Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập
hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.
Dựa vào các trường nghĩa, ta có thể phân định một cách tổng quát những
quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các
trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường. Nói một
cách khác, mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống là từ
vựng của một ngôn ngữ.

18


Người ta có thể chia hệ thống từ vựng thành các trường nghĩa, tuỳ theo từng
tiêu chí. Cụ thể, người ta có thể chia hệ thống từ vựng thành trường nghĩa biểu
vật và trường nghĩa biểu niệm.
- Trường biểu vật:
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sự
vật, hiện tượng thực tế khách quan [3, tr.172]. Cơ sở để xác lập trường nghĩa
biểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ. Ví dụ, trường
nghĩa biểu vật về động vật:
+ Tên các loài: gà, lợn, chó, trâu...
+ Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể: đầu, mỏ, đuôi, mõm...
Trường nghĩa biểu niệm
- Trường nghĩa biểu niệm là "một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu
niệm" [3, tr.178].
Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ.
Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ. Ví dụ,
nói về trường biểu niệm "vật thể nhân tạo", "thay thế hoặc tăng cường thao tác
lao động", "cầm tay" có thể chia thành các trường nhỏ, chẳng hạn:

+ Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm…
+ Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan…
+ Dụng cụ mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp...
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm dựa trên sự
phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh hai cách nhìn từ vựng
ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trường nghĩa này có liên hệ với nhau:
Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập
hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Ngược lại, nếu cần phân biệt một
19


trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa khác
trong cấu trúc biểu niệm:
Cả trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm đều thuộc loại trường
nghĩa dọc.
- Trường nghĩa tuyến tính (còn gọi là trường nghĩa ngang):
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi
tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ,
câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ, trường nghĩa tuyến tính của từ đi là
nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng, ra, vào, lên, xuống, giày, dép, găng, tất v.v...
Như vậy, các từ trong cùng một trường tuyến tính là những từ thường xuất
hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản. Các từ cùng nằm trong một trường
tuyến tính có quan hệ với nhau không chỉ về phương diện nội dung mà còn cả về
phương diện ngữ pháp.
- Trường liên tưởng là tập hợp bao gồm những từ cùng nằm trong trường
biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu
trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Trong trường liên
tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ
trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ điểm tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại.
Ý nghĩa biểu vật của những từ trong trường liên tưởng có thể giống nhau,

nhưng cũng có những từ khác nhau về nghĩa. Do tính chất này mà các trường
liên tưởng thường không ổn định.
Tóm lại: Nói đến các kiểu quan hệ của ngôn ngữ không thể không nói đến
hai dạng quan hệ, đó là quan hệ ngang và quan hệ dọc. Theo hai dạng quan hệ đó
có thể có hai loại trường nghĩa là trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc.

20


Trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm thuộc kiểu trường nghĩa
dọc, trường nghĩa tuyến tính thuộc kiểu trường nghĩa ngang. Trường nghĩa liên
tưởng là kiểu trường nghĩa có tác động sâu sắc đối với việc sử dụng từ ngữ và
vừa có tính chất của một trường nghĩa ngang, vừa mang tính chất của một trường
nghĩa dọc.
Các trường nghĩa có vai trò quan trọng, là cơ sở để tập hợp từ trong kiểu bài
mở rộng vốn từ ở Tiểu học.
1.1.2. Trò chơi học tập
1.1.2.1. Khái niệm
Trong tâm lý học đại cương và giáo dục học trẻ em đưa ra khái niệm trò
chơi học tập như sau:
Trò chơi học tập là trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi
của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu
tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của
trẻ – trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi.
Hay có thể hiểu một cách đơn giản: trò chơi học tập là một loại trò chơi có
luật. Thông qua trò chơi, nhiệm vụ giáo dục được giải quyết.
Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt mà các nhà sư phạm sử dụng
trong dạy học nhằm đạt những kết quả cao trong việc nhận thức của học sinh,
củng cố kĩ năng, củng cố tri thức.



Luật chơi của trò chơi học tập.
Trò chơi học tập có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không
đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện.
Ý thức được tác dụng to lớn của trò chơi học tập đối với việc giáo dục trẻ
em. Các nhà giáo dục, các nhà tâm lý đã có những công trình nghiên cứu bổ ích
21


về lĩnh vực này như: A.X. Makarenko – Nhà giáo dục vĩ đại, L. X. xlavina, K.D.
Usinxki, N. X. Lukin…
Trên tinh thần đó “ học mà chơi, chơi mà học” là một quan điểm đúng đắn
trong quá trình hướng dẫn và tổ chức chơi cho các em. Trò chơi học tập vừa chú
trọng mục đích giải trí nhưng quan trọng hơn là phát triển tư duy cho học sinh.
1.1.2.2. Vai trò của trò chơi học tập
Vui chơi chiếm vị trí đáng kể trong đời sống của các em, đặc biệt giai đoạn
đầu bậc Tiểu học. Thông qua trò chơi trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm lý,
nhân cách, trí tuệ và cả thể lực cũng được nâng lên. Có nghĩa là trẻ em “ lớn” lên
trong vui chơi.
Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thực khách quan một
cách cụ thể và để trả lời kích thích biến đổi thực tiễn. trong lúc chơi: Hình
thành cho trẻ các khả năng quan sát, óc phán đoán, suy luận; phối hợp tập
thể; hoàn thiện khả năng ngôn ngữ. mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau,
song trò chơi nhìn chung là giúp các em rèn luyện những đức tính quý báu.
Đồng thời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện các kĩ năng ứng dụng học vấn
vào cuộc sống hàng ngày.
1.1.2.3. Phân loại trò chơi học tập
Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập:
-


-

-

Phân loại theo mục tiêu dạy học:
+ Trò chơi hình thành kiến thức
+ Trò chơi hình thành thái độ
+ Trò chơi hình thành hành vi, thói quen…
Phân loại theo tiến trình bài học:
+ Trò chơi khởi động
+ Trò chơi hình thành kiến thức và rèn kĩ năng
+ Trò chơi ôn tập củng cố
Phân loại theo hình thức tổ chức:
22


+ Trò chơi tập thể
+ Trò chơi cá nhân
+ Trò chơi trong lớp
+ Trò chơi ngoài lớp…
Tuy nhiên, các cách phân loại trên cũng chỉ mang tính chất tương đối.
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2
Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể trẻ đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể là
các hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ
không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh
và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
Học sinh tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi
chúng không tập trung cao độ. Vì vậy trong quá trình dạy và học giáo viên phải
tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên cho học sinh được luyện tập.
Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện

tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em
chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy
học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò
chơi xen kẽ…để củng cố, khắc sâu kiến thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kiểu bài mở rộng vốn từ ở Tiểu học
1.2.1.1. Nhiệm vụ dạy học
Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy từ ở Tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng,
là giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ( phong phú hóa vốn từ) ; nắm nghĩa
của từ ( chính xác hóa vốn từ) ; quản lý, phân loại vốn từ ( hệ thống hóa vốn từ)
và luyện tập sử dụng từ ( tích cực hóa vốn từ).

23


1.2.1.2. Nội dung dạy học MRVT
Việc dạy học mở rộng vốn từ và tích lũy vốn từ một cách có hiệu quả, phát
triển được vốn từ ở các em đặt ra cho giáo viên tiểu học là một vấn đề không hề
đơn giản. Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy:
Vấn đề dạy học mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 2
đến lớp 5 được sắp xếp từ dễ đến khó, phù hợp với quá trình tư duy và nhận thức
của các em.
Nội dung vốn từ cung cấp cho học sinh: Ngoài các từ ngữ được dạy qua các
bài tập đọc, chính tả, tập viết… học sinh được cung cấp vốn từ một cách có hệ
thống trong các bài từ ngữ theo chủ đề. Chương trình đã xác định vốn từ cần
cung cấp cho học sinh. Đó là những từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xung
quanh như công việc của học sinh ở trường và ở nhà, tình cảm gia đình và vẻ đẹp
thiên nhiên, đất nước, những phẩm chất và hoạt động của con người… Những từ
ngữ được dạy ở Tiểu học gắn với việc giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình,

nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động... Chúng làm giàu nhận
thức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quê
hương, đất nước, con người, dạy các em biết yêu và ghét.
Ở chương trình lớp 2: học sinh được học thêm khoảng 300- 350 từ ngữ( kể
cả thành ngữ, tục ngữ quen thuộc và nghĩa của một số yếu tố gốc Hán thông
dụng) theo các chủ điểm:






Chủ điểm 1: Em là học sinh – MRVT: từ ngữ về học tập
Chủ điểm 2: Bạn bè – MRVT: ngày, tháng, năm
Chủ điểm 3: Trường học – MRVT: từ ngữ về đồ dùng học tập
Chủ điểm 4: Thầy cô – MRVT: từ ngữ về các môn học
Chủ điểm 5: Ông bà – MRVT: từ ngữ về họ hàng, từ ngữ về đồ dùng và công




việc trong nhà
Chủ điểm 6: Cha mẹ – MRVT: từ ngữ về tình cảm, từ ngữ về công việc gia đình
Chủ điểm 7: Anh em – MRVT: từ ngữ về tình cảm gia đình
24











Chủ điểm 8: Bạn trong nhà – MRVT: từ ngữ về vật nuôi
Chủ điểm 9: Bốn mùa – MRVT: từ ngữ về các mùa, từ ngữ về thời tiết
Chủ điểm 10: Chim chóc – MRVT: từ ngữ về chim chóc, từ ngữ về loài chim
• Chủ điểm 11: Muông thú – MRVT: từ ngữ về muông thú, từ ngữ về loài thú
Chủ điểm 12: Sông biển – MRVT: từ ngữ về sông biển
Chủ điểm 13: Cây cối – MRVT: từ ngữ về cây cối
Chủ điểm 14: Bác Hồ – MRVT: từ ngữ về Bác Hồ
Chủ điểm 15: Nhân dân – MRVT: từ ngữ chỉ nghề nghiệp
Thực chất các từ này bổ sung cho vốn từ về thế giới xung quanh gần với
các em và vốn từ về chính bản thân các em; học sinh còn nhận biết được ý
nghĩa chung của từng lớp từ (từ chỉ người, vật, sự vật, từ chỉ hoạt động trạng
thái, từ chỉ đặc điểm, tuy nhiên chưa yêu cầu học sinh hiểu các khái niệm
danh từ, động từ, tính từ). Ngoài ra học sinh được nhật biết nghĩa một số
thành ngữ tục ngữ, làm quen với cách giải nghĩa thông thường, nhận biết tên
riêng và cách viết hoa tên riêng.
Trong chương trinh sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, tất cả các bài mở rộng
vốn từ không có một tiết lý thuyết nào, học sinh tiếp thu kiến thức và rèn luyện

-

kỹ năng hoàn toàn thông qua hệ thông các bài tập.
Có ba kiểu bài tập:
Kiểu bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ.
Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa
Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo

1.2.2. Thực trạng việc dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học qua
trò chơi
Qua thực tế, tôi thấy trong các giờ dạy hầu hết giáo viên đều mong các em
học sinh hiểu bài, vận dụng lý thuyết để làm được bài tập và tham gia vào hoạt
động giao tiếp. Tất cả giáo viên đều nhận thấy ý nghĩa, tác dụng của việc mở
rộng vốn từ là không thể thiếu được. Nếu không có vốn từ thì không thể học tập
và giao tiếp được. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề: Nhiều giáo viên vẫn
còn lúng túng, thiếu tự tin, còn có những sai sót trong khi dạy nên giờ học chưa

25


×