Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ, KỸ THUẬT TỔNG HỢP NHẰM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VÀ RỪNG TRÀM TẠI KHU VỰC PHÍA NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.97 KB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ, KỸ THUẬT TỔNG HỢP NHẰM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG NGẬP MẶN VÀ RỪNG TRÀM TẠI KHU VỰC PHÍA NAM

Ngô Đình Quế và ctv
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm khôi phục và phát
triển rừng ngập mặn và rừng Tràm ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
thực hiện từ năm 2000 đến năm 2003. Trên cở sở kết quả điều tra, đánh giá thực địa đề tài đã đề xuất tiêu
chuẩn phân chia rừng ngập mặn phòng hộ và rừng mặn sản xuât ven biển; Tiêu chuẩn phân chia lập địa
rừng Tràm; Đề xuất các giải pháp và xây dựng mô hình khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng
Tràm ở Việt Nam. Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu cho khu vực ven biển phía nam Việt Nam.
Từ khóa: Rừng ngập mặn, rừng Tràm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một trong số ít nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng Tràm rất
độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường của rừng ngập mặn và rừng
Tràm đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừng ngập mặn.
Diện tích rừng ngập mặn và rừng Tràm giảm mạnh trong một số năm qua do việc phá rừng nuôi tôm vì
lợi ích kinh tế trước mắt và cháy rừng Tràm khó kiểm soát được đã gây nên những hậu quả xấu về môi
trường và thiệt hại về kinh tế (các vuông tôm bị bỏ hóa, ô nhiễm nguồn nước và đất, hạn chế lưu thông thủy
triều phèn hóa và mặn hóa các vùng lân cận, nguồn than bùn bị cháy,…) mà nhiều nơi cho tới nay chưa thể
khắc phục được.
Chính vì vậy nhiều vấn đề khoa học công nghệ được đặt ra phải nghiên cứu giải quyết nhằm nhanh
chóng khôi phục hai hệ sinh thái đặc biệt quan trọng này ở vùng đất ngập nước và đề tài độc lập cấp nhà
nước " Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và
rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam" được Bộ KHCN và MT phê duyệt và tiến hành từ tháng
4/2000 do Viện KHLN Việt Nam chủ trì thực hiện.



II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp, phân tích tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có theo các phương pháp thông dụng.
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong lâm sinh, đất rừng và nuôi trồng thủy sản.
- Những phương pháp PRA, RRA được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế, xã hội và khảo sát tại hiện
trường.
- Áp dụng các phương pháp đã có trong nghiên cứu tổng hợp tự nhiên có sử dụng hệ thống thông tin địa
lý (GIS) cho việc chồng ghép bản đồ theo chương trình MAPINFOR.
Phương pháp chung là điều tra thu thập tài liệu ở hiện trường - nghiên cứu bố trí thí nghiệm - xây dựng
các mô hình trình diễn - xây dựng báo cáo khoa học, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
A. Rừng ngập mặn

334


1. Đặc điểm đất ngập mặn và thảm thực vật rừng ngập mặn ven biển phía Nam
1.1. Đặc điểm rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển phía nam
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên vùng ven biển khu vực phía Nam được trình bày tóm tắt ở
bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm tự nhiên vùng ven biển các tỉnh phía Nam
Tiểu vùng I:

Tiểu vùng II:

Tiểu vùng III:

Tiểu vùng IV:


Từ Vũng Tàu
đến Soi Rạp

Từ Soi Rạp đến Mỹ
Thạnh

Từ Mỹ Thạnh đến mũi Cà
Mau

Từ mũi Cà Mau đến Hà
Tiên

Khí hậu
- Nhiệt đới ẩm,
không có mùa
đông.
-Nhiệt độ trung
bình 27,2oC.
- Lượng mưa
1.345mm/năm

- Nhiệt đới ẩm, không
có mùa đông
- Nhiệt độ trung bình
o
26,8 C
-Lượng mưa 1.4671.859mm/ năm

- Nhiệt đới ẩm, không có mùa
đông

- Nhiệt độ trung bình 26,7oC
- Lượng mưa 1.883-2.366
mm/năm

- Nhiệt đới ẩm, không có
mùa đông
- Nhiệt độ TB 27,6oC
Lượng
mưa
2.0572.400mm/năm

Thuỷ văn
- Ảnh hưởng trực

- Ảnh hưởng trực tiếp

- Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp

- Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp

nước
nguồn

nước thượng nguồn
sông Cửu Long

của thượng nguồn sông Cửu
Long

của thượng nguồn sông

Cửu Long

của sông Đồng
Nai

- Lưu lượng nước rất
lớn 3.400m3/s

- Nằm xa các vùng cửa sông
tiền và sông Hậu.

- Nằm xa các vùng cửa
sông

tiếp
thượng

- Lưu
nước

lượng
nhỏ

532m3/s.
- Cửa sông hình
phễu.
Sản phẩm bồi tụ
Sản
phẩm
phong hóa nhiệt

đới giàu ôxit Fe
và Al, giàu hạt
sét.
- Kiểu bồi tụ
biển-sông.

- Giàu cát phấn và sét,
hàm lượng cát tương
đối cao.
- Kiểu bồi tụ sôngbiển.

- Giàu hạt sét, là nơi bồi tụ
phù sa diễn ra mạnh nhất. Bãi
bồi rộng, lấn biển
- Kiểu bồi tụ đầm lầy-biển

- Giàu hạt cát
- Kiểu bồi tụ bào mòn bờ
biển (do hoạt động của thuỷ
triều)

Đặc điểm thuỷ triều
- Chế độ bán
nhật triều.
- Biên độ triều
2m.
- Độ mặn của
nước biến động
không lớn.


- Chế độ bán nhật
triều
- Biên độ triều 2,5-3m
- Độ mặn của nước
vùng cửa sông biến
động lớn 3-17o/oo.

- Chế độ bán nhật triều
- Biên độ triều TB 1,9m
- Độ mặn nước tương đối
cao, biến động không nhiều
trong năm 20,7-28,7o/oo

- Chế độ nhật triều vịnh
Thái Lan
- Biên độ triều thấp 6070cm
- Độ mặn tương đối cao,
biến động không nhiều
trong năm

Đặc điểm đất
- Đất ngập mặn

- Đất ngập mặn không

- Đất ngập mặn

335

- Đất ngập mặn phèn tiềm



Tiểu vùng I:

Tiểu vùng II:

Tiểu vùng III:

Tiểu vùng IV:

Từ Vũng Tàu
đến Soi Rạp

Từ Soi Rạp đến Mỹ
Thạnh

Từ Mỹ Thạnh đến mũi Cà
Mau

Từ mũi Cà Mau đến Hà
Tiên

- Đất ngập mặn
phèn tiềm tàng
- Hàm lượng
chất hữu cơ khá
- Giàu hạt sét

có phèn tiềm tàng.
- Hàm lượng mùn

trung bình
- Thành phần cơ giới
biến động lớn từ cát
pha đến sét pha nặng.

- Đất ngập mặn phèn tiềm
tàng (loại đất có diện tích rộng
nhất)
- Đất ngập mặn than bùn
phèn tiềm tàng (diện tích nhỏ
nhất)
- Đất giàu chất hữu cơ và hạt
sét

tàng (chiếm diện tích rộng
nhất)
- Đất giàu hạt cát
- Hàm lượng chất hữu cơ
cao
- Có nơi hình thành đất
ngập mặn than bùn phèn
tiềm tàng

Đặc điểm thực vật
- Có phong phú
các rừng Mắm,
sau đó đến rừng
bần, rừng Đước
tự nhiên có diện
tích không rộng


- Nơi phân bố tự nhiên
phong phú của các
loại rừng bần và rừng
Mắm. Hầu như không
có rừng Đước phân
bố tự nhiên, nếu có thì

- Nơi phân bố rộng rãi của
các loài cây họ Đước. Rừng
Đước tự nhiên có diện tích
rộng nhất, sau đó đến Mắm
trắng và Mắm đen.
- Là nơi rừng sinh trưởng tốt

diện tích rất nhỏ.

nhất

- Rừng ngập mặn ở đây ít
phong phú và sinh trưởng
không tốt, chủ yếu là rừng
Đước và rừng Mắm

1.3. Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng của các loại rừng ngập mặn ở
phía Nam.
Các yếu tố chi phối rõ rệt đến sự phân bố và sinh trưởng của các loài cây rừng ngập mặn và các loại
rừng ngập mặn ở phía nam, đó là:
1. Chế độ nhiệt:
Khí hậu ở miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào) thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ của nước

biển luôn cao hơn 20OC. Có các loại rừng ngập mặn rất đặc trưng, không thấy phân bố ở miền Bắc, như
rừng Đước, rừng Đưng, rừng Mắm trắng, rừng Mắm đen, rừng Dà, rừng Dừa nước...
2. Chế độ mưa:
Lượng mưa trong năm <1.200mm, không có rừng ngập mặn phân bố (tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận)
Lượng mưa: 1.800-2.500 mm/năm, rừng ngập mặn sinh trưởng tốt.
3. Độ mặn của nước:
- Độ mặn của nước biến động lớn trong năm 4‰ (mùa mưa) đến 20‰ (mùa khô), có rừng Bần chua
(vùng cửa sông).
- Độ mặn của nước cao và ít biến động trong năm 12-31‰ , rừng Mắm trắng.
- Độ mặn của nước biến động 7‰ (mùa mưa) đến 28‰ (mùa khô), có rừng Đước, rừng Đưng, rừng
Đước vòi, rừng Vẹt, rừng Dà…
4. Thành phần cấp hạt:
- Đất có thành phần cơ giới cát rời (hàm lượng cát trên 90%): Không có rừng ngập mặn phân bố.
- Thành phần cơ giới cát pha (hàm lượng cát 80- 90%): Rừng ngập mặn sinh trưởng xấu, thường rừng
Mắm biển mọc tự nhiên.
- Đất sét pha nặng có nhiều bùn: Rừng ngập mặn sinh trưởng tốt.
5. Loại đất:
- Đất phù sa ngập mặn gặp phổ biến ở vùng cửa sông đặc biệt ở vùng cửa sông Cửu Long thường có
rừng Bần chua, rừng Mắm trắng, rừng Mắm đen.

336


- Đất phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng là nơi phân bố nhiều loại rừng ngập mặn như rừng Đước, rừng
Đước vòi, rừng Vẹt, rừng Trang, rừng Dà.
- Đất than bùn ngập mặn phèn tiềm tàng: Rừng ngập mặn sinh trưởng xấu phổ biến có rừng Cóc.
6. Độ thành thục của đất (n):
Là tỷ số giữa tỷ lệ % của trọng lượng nước và tỷ lệ % của trọng lượng đất
-Dạng bùn rất loãng: Chưa xuất hiện rừng ngập mặn (n>4).
- Bùn loãng: Rừng Bần chua, rừng Mắm trắng, rừng Mắm biển (n: 4- 2,5).

- Sét mềm: Rừng Đước vòi, rừng Trang, rừng Đước, rừng Đưng (n: 1,4- 1,0).
- Sét: rừng Vẹt dù, rừng Vẹt, rừng Dà.
- Sét chặt: rừng Cóc.
- Sét rắn chắc: rừng Giá (n < 0,4).
7. Chất hữu cơ trong đất.
- Hàm lượng chất hữu cơ quá thấp (<1%): rừng ngập mặn sinh trưởng xấu.
- Hàm lượng chất hữu cơ quá cao (>25%): ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng rừng ngập mặn.
Dựa vào sự khác nhau về các điều kiện địa lý tự nhiên có thể phân chia thảm thực vật rừng ngập mặn và
đất ngập mặn ven biển Nam bộ thành 6 vùng và 12 tiểu vùng.
Bảng 2: Phân vùng RNM và đất ngập mặn ven biển Nam bộ
Tiểu vùng

Vùng
Đông Nam bộ

Ghi chú

9. Vũng Tàu- Soài Rạp

Ba Nạ 586km Vũng Tàu- TP
HCM

Đồng bằng Nam bộ

10. Soài Rạp- Mỹ Thạnh

Đồng bằng sông Cửu Long Tây

11. Mỹ Thạnh- Bản Háp (mũi Cà Mau)
12. Bản Háp- Hà Tiên (mũ Nai)


nam bản đồ Cà Mau
Tây bán đảo Cà Mau

2. Thành phần loài và phân bố cây rừng ngập mặn ven biển phía Nam.
Ở nước ta có 78 loài cây ngập mặn thuộc 2 nhóm (Phan Nguyên Hồng, 1993, 1999):
- Nhóm cây ngập mặn “thực thụ”: có 37 loài thuộc 20 chi, 14 họ
- Nhóm cây ngập mặn “gia nhập”: có 42 loài thuộc 36 chi, 28 họ.
Trong số các loài cây ngập mặn thực thụ, thân gỗ có 5 họ có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái RNM ở
Việt Nam là:
+ Họ Đước (Rhijophoraceae) gồm 4 chi: Đước, Vẹt, Dà, Trang với 10 loài.
+ Họ Mắm (Avicemiaceae) chỉ có 1 chi Mắm với 4 loài trong số 8 loài có trên thế giới.
+ Họ Bần (Souneratiaceae) có 1 chi Bần với 3 loài trong số 6 loài có trên thế giới.
+ Họ Đơn nem (Myrsinaceae) có chi sú với 2 loài.
+ Họ Dừa (Palmeae) có 1 chi Dừa nước với 1 loài có duy nhất trên thế giới.
Đối với nhóm cây Mắm “tham gia” gần đây đã được bổ sung lên tới 70 loài thuộc 32 họ nhiều hơn so
với 42 loài thuộc 28 họ (Phan nguyên Hồng 1999, Đặng Trung Tấn, Viên Ngọc Nam, 2002) đã thống kê
trước đây, tuy nhiên tiêu chuẩn cây “tham gia” rừng ngập mặn cần được xem xét thêm.
Tổng quát về số lượng loài và phân bố một số loài chủ yếu theo các vùng ngập mặn ven biển phía nam
được ghi ở bảng 3.
Bảng 3: Phân bố loài cầy RNM ven biển Việt Nam
Vùng

Loài cây ngập mặn
Thực

Tham

Phân bố các loài chủ yếu


Cộng

337


thụ
Bà Rịa - Vũng
Tàu, Cần Giờ

Đồng bằng sông
Cửu Long

31

32

gia
66

66

97

Đước (Đước đôi), Đưng (Đước bộp), Vẹt dù, Vẹt đen,
Vẹt khang, Vẹt tách, Dà quánh, Dà vôi, Mắm trắng, Mắm
quăn, Mắm biển, bần trắng, Bần ổi, Bần chua, Dừa nước

98

Đước (Đước đôi), Đưng (Đước bộp), Vẹt dù, Vẹt đen,

Vẹt khang, Vẹt tách, Dà quánh, Dà vôi, Mắm trắng, Mắm
quăn, Mắm biển, Mắm lưỡi đòng, bần trắng, Bần ổi, Bần
chua, Dừa nước

RNM ven biển miền Bắc đơn giản về thành phần loài cây. Cho đến nay, đã thống kê được 50 loài trong
28 họ thực vật từ ven biển Móng Cái đến Lạch Trường. Nếu so sánh với cấu trúc thực vật RNM Nam Bộ có
sự khác biệt cơ bản, đó là số lượng loài trong mỗi họ đều ít hơn và kích thước cây cũng nhỏ hơn.
3. Tiêu chuẩn phân chia rừng phòng hộ và rừng sản xuất ngập mặn ven biển.
Tiêu chuẩn phân chia ranh giới rừng phòng hộ và rừng sản xuất ngập mặn ven biển được thể hiện ở
bảng 4 sau đây.
Bảng 4: Tiêu chuẩn phân chia rừng phòng hộ và rừng sản xuất vùng ven biển
Vùng
a) Ven biển

1) Không có đê, đập
2) Có đê, đập
b/ Cửa sông

1) Không có đê, đập
2) Có đê, đập

Tình trạng

Tiêu chuẩn phân chia

Tình trạng bờ
biển

Khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung
bình (m)

0+200/
0+X

200500/
XB

>B

- Xói lở

PHXY

PH+SX

SX

- Không xói lở.

PHXY

PH+SX

SX

- Xói lở

PHXY

SX


SX

- Không xói lở.

PHXY

SX

SX

Tình trạng bờ
sông

Khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung
bình (m)
0+50

50200/
50X

200500/
XB

>B

- Xói lở

PHXY

PHXY


PH+SX

SX

- Không xói lở.

PHXY

PH+SX

PH+SX

SX

- Xói lở

PHXY

PHXY

SX

SX

- Không xói lở.

PHXY

PH+SX


SX

SX

Ghi chú:
Dấu dương (+) được quy định là khoảng cách tính từ bờ biển vào phía đất liền;
Dấu âm (-) được quy định là khoảng cách tính từ bờ biển ra phía ngoài khơi.
X = Tốc độ xói lở/năm (m) x chu kỳ lở, bồi (40 năm), áp dụng cho vùng không có đê, đập chắn sóng.
X = Khoảng cách từ bờ đê/đập ra đến bờ biển, áp dụng cho vùng có đê, đập chắn sóng.
B = Ranh giới rừng phòng hộ (chiều rộng tính từ bờ biển vào đất liền) được xác định căn cứ vào diện tích
rừng phòng hộ tối thiểu cần thiết phải xây dựng.
- PHXY: Khu vực phòng hộ xung yếu và rất xung yếu. Rừng ngập mặn trong khu vực này có chức năng
chuyên phòng hộ.
- PH + SX: Khu vực phòng hộ kết hợp sản xuất (lâm ngư kết hợp), còn gọi là vùng đệm. Trong khu vực
này rừng ngập mặn phòng hộ chiếm 60%, 40% diện tích còn lại dành cho nuôi trồng thuỷ sản kết hợp.
- SX: Khu vực dành cho sản xuất.

338


4. Tiêu chuẩn phân chia lập địa cho vùng ngập mặn ven biển phía Nam
4.1. Kết quả phân chia lập địa đất ngập mặn ven biển phía nam.
Trên cơ sở kết quả khảo sát nghiên cứu và phân tích kế thừa các thành quả về đất rừng ngập mặn với
các thảm thực vật và diễn biến của chúng phân chia các cấp phân vị đối với đất vùng ven biển ngập mặn
theo hệ thống: Miền Vùng  Tiểu vùng và dạng lập địa theo các tiêu chí như sau:
a) Miền lập địa.
Đây là đơn vị lập địa lớn nhất được phân chia, dựa vào đặc điểm khí hậu, chế độ nhiệt trong năm
Miền Nam Việt Nam (Từ Đèo Hải Vân trở vào bán đảo Cà Mau) thuộc khu vực lập địa khí hậu nhiệt đới
điển hình không có mùa đông lạnh.

b) Vùng lập địa.
- Tiêu chí phân vùng: dựa vào số tháng lạnh trong năm, lượng mưa và phân bố của loài cây ngập mặn
“thực thụ” chủ yếu để phân chia.
- Kết quả phân vùng: Vùng ngập mặn ven biển phía nam được chia thành 3 vùng theo các tiêu chí cụ
thể sau đây:
Bảng 5: Tiêu chí phân chia vùng ngập mặn ven biển Việt Nam
Tiêu chí phân chia
Các vùng lập địa

Số tháng có nhiệt độ trung
bình OC

Lượng mưa
(mm)

Loài cây chủ yếu phân
bố

< 20

20- 25

> 25

1. Nam Trung bộ

0

3- 5


7- 9

1152- 2290

2. Đông Nam bộ

0

0

12

1357- 1684

Mắm trắng, Đước đôi

3. Đồng bằng Nam bộ

0

0

12

1473- 2366

Đước đôi, Dừa nước

Đưng, Đước, Mắm quăn,
Gía


c) Tiểu vùng lập địa .
Trong mỗi vùng tuỳ điều kiện cụ thể dựa vào 4 yếu tố sau đây để phân chia thành các tiểu vùng:
* Độ mặn của nước: Chủ yếu là độ mặn và mức độ biến độngvề độ mặn của nước trong năm, phụ thuộc
vào ảnh hưởng của nước thượng nguồn nhiều hay ít
- Độ mặn thấp, biến động lớn (Vùng cửa sông)
- Độ mặn cao trung bình, mức độ biến động không lớn
- Độ mặn cao, biến động ít
* Dựa vào sản phẩm bồi tụ:
- Cát rời và cát dính (Không có rừng ngập mặn phân bố)
- Cát pha (Thịt nhẹ): RNM sinh trưởng xấu chủ yếu là rừng Mắm biển
- Thịt trung bình và sét: Rừng ngập mặn sinh trưởng trung bình và tốt
* Đặc điểm địa hình:
- Bằng phẳng

- Ít dốc [Thích hợp nhất]

- Dốc

- Lồi lõm .

d) Dạng lập địa.
Đây là đơn vị phân chia lập địa nhỏ nhất là đơn vị cơ sở để chọn và bố trí cây trồng, xác định kỹ thuật,
phương thức trồng và phục hồi ở mỗi địa phương cụ thể.
Để phân chia dạng lập địa của vùng đất ngập mặn ven biển phía nam tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng
tiểu vùng có thể dựa vào các yếu tố sau đây để phân chia:
- Chế độ ngập triều

339



- Độ thành thục của đất (kiểm tra bằng thực vật chỉ thị)
- Loại đất (chính và phụ)
Tuỳ theo từng nơi mà xác định các yếu tố sau:
+ Thành phần cơ giới của đất tầng mặt (0-20cm) và mức độ xen tầng cát ở các độ sâu khác nhau (2050cm; >50cm)
+ Tầng sinh phèn ở nông (0- 50cm) và tầng sinh phèn ở sâu (>50cm)
+ Hàm lượng chất hữu cơ (thấp, trung bình, cao, rất cao….) có trong đất chủ yếu ở tầng đất mặt (030cm)
4.2. Phân chia dạng lập địa ứng dụng cho vùng ngập mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
Các yếu tố phân chia dạng lập địa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện ở bảng 6 sau:
Bảng 6: Các yếu tố dạng lập địa
Tổng hợp 3 yếu tố lập địa theo độ thành thục của đất
Thời gian ngập triều

Loại đất

a
(bùn loãng)

b
(bùn chặt)

c
(sét mềm)

d
(sét cứng)

I
Vùng ngập triều thường
xuyên


M

MIa

*

*

*

Mp

*

*

*

*

II
Vùng ngập triều thấp

M

M II a

M II b


*

*

300 - 365 ngày

Mp

*

Mp II b

*

*

III

M

*

M III b

M III c

M III d

100 - 300 ngày


Mp

*

M p III b

Mp III c

Mp III d

IV
Vùng ngập triều cao
< 100 ngày

M

*

*

M IV c

M IV d

Mp

*

*


Mp IV c

Mp IV d

Vùng ngập triều trung
bình

Ghi chú: (*) thực tế không hình thành các dạng lập địa này.
Như vậy, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 14 dạng lập địa chia ra: Đất ngập mặn có 8 dạng lập
địa, đất ngập mặn phèn tiềm tàng có 6 dạng lập địa
4.3. Hướng dẫn sử dụng
1. Trên cơ sở các tư liệu về thời gian ngập triều, độ ngập triều, loại đất, kết hợp điều tra độ thành thục
của đất để khoanh vẽ các dạng lập địa trên thực địa và trên bản đồ có sự sử dụng hệ thống GIS.
2. Phân chia nhóm dạng lập địa.
Nhằm đơn giản hoá để dễ sử dụng có thể ghép một số dạng lập địa có điều kiện gần giống nhau về độ
ngập triều, độ thành thục của đất và phương hướng sử dụng đối với cây trồng thành những nhóm dạng lập
địa như sau:

Bảng 7: Các nhóm dạng lập địa
Nhóm dạng lập địa

Các dạng lập địa chủ yếu

A

M Ia, MIIa

B

M IIb, MpIIb, M IIIb, MpIIIb


C

M IIIc, MpIIIc, M IIId, MpIIId

D

M IVc, MpIVc, M IVd, MpIVd

340


3. Hướng sử dụng các nhóm dạng lập địa.
Trên cơ sở đặc điểm sinh thái loài cây, kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất ở các địa phương
hướng sử dụng theo các nhóm dạng lập địa như sau:
- Nhóm dạng lập địa A: trồng đai rừng phòng hộ xung yếu: Mắm trắng, Đước.
- Nhóm dạng lập địa B: trồng Đước thuần loại và Bần đắng - kết hợp nuôi Tôm quảng canh và quảng
canh cải tiến (tỷ lệ rừng 70 - 80%, nuôi Tôm 20 - 30%).
- Nhóm dạng lập địa C: trồng hỗn giao Đước + Vẹt - kết hợp nuôi tôm quảng canh cải tiến và bán thâm
canh (50 - 60% là rừng, 40 - 50% nuôi tôm).
- Nhóm dạng lập địa D: trồng Vẹt và Cóc - nuôi tôm thâm canh.
Đối với đất mặn phèn tiềm tàng khi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt chú ý cần có thêm những biện
pháp kỹ thuật rửa phèn và chống quá trình phèn hoá.
Các yếu tố lập địa và các dạng lập địa nêu trên đã được áp dụng thử để xây dựng bản đồ lập địa cho
vùng ngập mặn ven biển huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đây được xem là vùng đại diện cho rừng ngập
mặn vùng cửa sông và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Các kết quả về phân vùng lập địa và phân chia dạng lập địa nói trên là căn cứ góp phần xây dựng tiêu
chuẩn về phân chia lập địa đất ngập mặn ven biển phục vụ cho việc quy hoạch, chọn loài cây, kỹ thuật gây
trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển nước ta.
B. Rừng Tràm

1. Tóm tắt các đặc điểm tự nhiên trong các khu vực đất phèn sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp
ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.1. Đặc điểm khí hậu.
- Nhìn chung các khu vực đất phèn sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
đều mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình (Cận xích đạo) trong năm không có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26- 270C
- Tổng tích nhiệt cả năm 9.0000 - 10.0000 C
- Nhiệt độ trung bình cao tháng trong năm đều lớn hơn 250C
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 380C (tháng 4- 1991)
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 150C (* tháng 1- 1963)
- Lượng mưa hàng năm biến động từ 1500- 2400mm/năm
- Tổng số ngày mưa trong năm 160- 165 ngày/năm
- Trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 chiếm
90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau chiếm 10%
tổng lượng mưa cả năm.
- Tháng có lượng mưa thấp nhất cả năm là tháng 2 (có lượng mưa 1,8mm/ tháng đến 8,3mm/ tháng);
Hai tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10 (có lượng mưa từ 214 - 347mm/ tháng)
- Độ ẩm không khí 81% - 85% thuộc dạng ẩm đến ẩm ướt trong năm có 2 tháng, tháng 3 và tháng 4
(mùa khô) là các tháng có độ ẩm khí thấp nhất trong năm 75- 77%.
1.2. Đặc điểm địa mạo:
- Địa hình nơi cao: có độ cao trên mặt nước biển 2m
- Địa hình nơi thấp, trũng có độ cao trên mặt nước biển 0,46m (Lê phát Quối, 1999)
1.3. Chế độ ngập nước.
- Ngập nước nông < 50cm không bị ảnh hưởng cuả hệ thống sông Cửu Long hoặc có ảnh hưởng <3
tháng, thời gian đất bị ngập nước kéo dài từ 5 đến 6 tháng (bắt đầu ngập từ ngày 20 tháng 6 đến ngày 5
tháng 12) trong năm.

341



- Ngập nước sâu trung bình 50- 150cm có bị ảnh hưởng của hệ thống sông Cửu Long từ 3- 4 tháng.
Thời gian đất bị ngập nước kéo dài từ 8- 9 tháng/năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau
- Ngập nước sâu >150cm bị ảnh hưởng mạnh của lũ hệ thống sông Cửu Long, thời gian ngập nước kéo
giài hơn 8-9 tháng .
1.4. Độ đục của nước.
Trong mùa khô phần lớn nước cao kênh , rạch trong khu vức thường bị nhiễm mặn độ mặn của nước >=
5‰ , thậm chí có nơi như ở bán đảo Cà Mau, trong mùa khô độ mặn của nước hầu hết ở kênh rạch cao,
trong vùng đất phèn đều rất cao  20 %
1.5. Khả năng cung cấp nước ngọt để rửa phèn.
- Nước tưới tự chảy 9 tháng trong năm, nguồn nước tưới trong phú trong kênh rạch (thuận lợi)
- Khó khăn: Có nguồn nước tưới nhưng thiếu các kênh trục chính và cao kênh rạch nội đồng để dẫn
nước
- Rất khó khăn: Rất khó dẫn nước tưới vì quá xa nguồn nước ngọt
2. Thực trạng sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 8: Diện tích rừng Tràm ở Đồng bằng Sông Cửu Long thay đổi theo thời gian.
Năm

Diện tích rừng Tràm (ha)

1972
1976
1984
2001

174.000
109.630
80.000
92.000

Nguồn tài liệu

Lâm Bình Lợi, Nguyễn Văn Thôn Viện ĐTQH Rừng
Viện ĐTQH Rừng
Phân Viện ĐTQHR Nam Bộ
Phân Viện ĐTQHR Nam Bộ

Trong những năm qua, nhiều khu rừng Tràm tự nhiên trên đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã bị
người dân địa phương chặt đốt để lấy đất trồng lúa nước giải quyết nhu càu về lương thực nên diện tích
rừng Tràm mỗi ngày một thu hẹp dần hiện nay rừng tromg tự nhiên chỉ còn lại ở khu rừng đặc dụng khu bảo
tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.
3. Phương pháp phân chia các dạng lập địa để trồng rừng Tràm
Các yếu tố phân chia các dạng lập địa trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long để trồng rừng Tràm.
3.1. Loại đất (mức độ phèn)
Chia 3 loại: đất phèn tiềm tàng (I), đất phèn hoạt động ít và trung bình (II) (tầng màu vàng rơm - garosite
ở sâu >50cm), đất phèn hoạt động mạnh (III) (tầng màu vàng rơm gazosite ở độ sâu <50cm).
3.2. Mức độ ngập nước: Ngập nước nông: < 50cm (A); Ngập nước sâu trung bình: 50 - 150cm (B);
Ngập nước sâu: >150cm (C)
3.3. Khả năng rửa phèn: Thuận lợi: (1); Có khó khăn: (2); Rất khó khăn: (3)

Bảng 9: Tổng hợp các yếu tố lập địa
Mức độ ngập
Khả năng rửa phèn
Loại đất

Ngập nước nông
(A)

Ngập nước sâu trung
bình (B)

Ngập nước sâu

(C)

1

2

3

1

2

3

1

2

3

I
Đất phèn tiềm tàng

IA1

IA2

IA3

IB1


IB2

IB3

IC1

IC2

IC3

II
Đất phèn hoạt động ít

IIA1

IIA2

IIA3

IIB1

IIB2

IIB3

IIC1

IIC2


IIC3

342


và trung bình
III
Đất phèn hoạt động
mạnh

IIIA1

IIIA2

IIIA3

IIIB1

IIIB2

IIIB3

IIIC3

IIIC2

IIIC3

4. Hướng sử dụng đất phèn trong lâm nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở đánh giá
điều kiện lập địa.



Loại đất I (đất phèn tiềm tàng) có diện tích 24.027ha

- Trên loại đất này hiện nay là nơi phân bố chủ yếu của rừng Tràm tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu
Long (vùng rừng Tràm U Minh), nên phần lớn diện tích đã được quy hoạch là nơi bảo tồn thiên nhiên, các
khu rừng đặc dụng và các khu di tích lịch sử.
- Trong quá trình quản lý khu vực này, cần cố gắng hạn chế quá trình phèn hoá, đặc biệt ở các dạng lập
địa IA2, IAB, IB2, IB3, IC2, IC3.
- IB và IC đặc biệt là IC1 cần phát huy thế mạnh về nuôi cá nước ngọt kết hợp với rừng Tràm.


Loại đất II (đất phèn hoạt động ít và trung bình).

- Loại đất này chủ yếu là sử dụng trong sản xuất nông nghiệp canh tác lúa nước  70% tổng diện tích,
nằm trong các dạng lập địa: IIA1, IIA2, IIB1, IIC1, IIC2.
Còn 3 dạng lập địa IIA3 kinh doanh rừng Tràm theo hướng thâm canh + canh tác lúa nước ( 30% diện
tích ).
IIB3: Mô hình kinh doanh rừng Tràm tổng hợp - lâm - ngư - nông kết hợp.
IIC3: Mô hình kinh doanh tổng hợp ngư + lâm + nông kết hợp.
Cá + Tràm (phòng hộ) + lúa nước (thức ăn cho cá).


Loại đất III (đất phèn hoạt động mạnh).

- Loại đất này chủ yếu sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp dạng lập địa IIIA1: trồng rừng Tràm thâm canh.
IIIB1: trồng rừng Tràm thâm canh + cá
IIIC1: Trồng rừng Tràm + cá (tiềm năng lớn về cá)
Các dạng lập địa IIIA2: Trồng rừng Tràm bán thâm canh
IIIB2: Trồng rừng Tràm + cá

IIIC2: Cá trồng rừng Tràm.
Các dạng lập địa: IIIA3: Trồng rừng Tràm
IIIB3: Trồng rừng Tràm + cá (năng xuất thấp)
IIIC3: Trồng rừng Tràm có nhiều hạn chế

C. Các mô hình kinh tế vùng rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long và rừng Tràm.
1. Các mô hình lâm ngư kết hợp vùng rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1. Mô hình nuôi tôm cá lợi dụng tự nhiên:
a) Đập nuôi tôm:
Từ đầu những năm 80 mô hình này khá phổ biến, người dân lợi dụng những kênh rạch tự nhiên sẵn có
trong rừng ngập mặn để đắp đập chặn ngang, làm cống lấy giống tự nhiên, vào những ngày nước lớn tôm
cá sẽ lên rừng ngập mặn kiếm ăn bị kẹt lại đập rồi lớn dần lên tại đây. Mỗi tháng thu hoạch một lần bằng
cách xả cống và hứng tôm cá bằng túi lưới (đáy).Năng suất của mô hình này thấp từ 100 - 200kg tôm cá

343


1ha/năm, nhưng những năm gần đây nguồn giống tự nhiên không còn người dân phải thả giống bổ sung trở
thành đập quảng canh cải tiến.
b) Mô hình nuôi tôm xen canh trong rừng (nuôi sinh thái):
Thông thường mỗi hộ dân của giao đất khoán rừng từ 5-6ha, trên diện tích đó được bao xung quanh
thành một đầm nuôi tôm.Tỷ lệ Kênh mương được quy định là không vượt quá 30% diện tích đất rừng, phần
còn lại 70% trồng rừng Đước. Trên mỗi đầm nuôi người ta làm 2 cống, một cống lấy nước một cống xổ
nước, khi thuỷ triều lớn lấy nước vào đầy, đồng thời giống tự nhiên theo đó vào đầm, thường xuyên thay
nước vào ra theo chế độ thuỷ triều để thay đổi môi trường và bổ xung con giống cứ 1 tháng xổ tôm 2 lần.
Mô hình này từ 3-5 năm đầu năng suất tương đối khi đạt 200 - 300kg tôm,cá/ha nhưng những năm sau
rừng khép với nguồn giống tự nhiên không còn nhiều nên năng suất giảm. Hiện nay người dân phải tỉa thưa
rừng mở rộng kinh mương thả tôm giống mới có năng suất trở thành mô hình quảng canh cải tiến ưu điểm
của mô hình này là đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhưng người dân lợi dụng chủ
trương mở rộng kênh mương chặt phá rừng nuôi tôm rất khó kiểm soát.

c) Mô hình tôm - rừng tách riêng biệt:
Trên diện tích được GĐKR, người dân được sử dụng 30% để xây dựng đầm nuôi tôm, thường thì ao
nuôi tôm phía trước, rừng ở phía sau được ngăn cách bằng kinh và đê bao. Ở diện tích nuôi tôm không có
cây rừng vừa lấy giống tự nhiên vừa thả bổ sung mật độ 5con/m2.
Ưu điểm của mô hình này là người dân có điều kiện để chủ động điều chỉnh tác động của môi trường
cho ăn bổ sung và chăm sóc tôm năng suất có nơi đạt 300 - 400kg/ha. Rừng phía sau được bảo vệ, nhưng
có tồn tại là do đào bới với tỷ lệ kênh mương quá cao dễ gây biến động về mặt môi trường nhất là vấn đề
axit hoá đất.
d) Nuôi ốc Len (Carithides cingulata) trong rừng ngập mặn:
Được tiến hành từ năm 1995 ở Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó một số tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu,
Cà Mau học tập áp dụng. Trên diện tích đất đã trồng rừng được các hộ gia đình đắp bờ hoặc rào lưới mành
xung quanh diện tích từ 5000 - 10.000m2 sau đó mua ốc len giống từ 5000-10.000đ/kg đổ vào nuôi từ 5-6
tháng là thu hoạch được giá bán 1kg ở thời điểm năm 2000 là 50-60 ngàn đồng. Thông thường thì 1kg ốc
giống ban đầu khi thu hoạch được 5kg thương phẩm. Mô hình này đầu tư ban đầu ít nhưng lợi nhuận khá
cao, rừng không bị ảnh hưởng nên môi trường sinh thái ở khu vực không bị biến đổi.
1.2. Nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp:
Được xuất hiện năm 1986 hiện nay phát triển khá mạnh ở Bến Tre, Sóc trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà
Mau. Người ta xây dựng các đầm nuôi tôm kiểu Thái Lan vốn đầu tư rất lớn, diện tích nuôi đầm từ 0,5ha trở
2
lên có máy bơm sụt khí. Nếu nuôi tôm bán công nghiệp thì thả tôm sú giống mật độ 5-10con/m , nếu nuôi
công nghiệp thì thả mật độ 25 con/m2 và cho ăn theo quy trình công nghiệp. Mô hình này cho năng xuất cao
từ 1500-2500kg/ha/năm nhưng rủi ro cũng rất lớn. Sau một thời gian từ 4-5năm đầm nuôi tôm bị lão hoá môi
trường đất nước bị biến đổi đầm bị bỏ hoang.
Ngoài các mô hình đã nêu trên đây là phổ biến hiện nay ở một số địa phương có rừng ngập mặn người
dân còn đào ao nuôi cua, nuôi cá chẻm, cá bống mú để tăng thêm thu nhập cho gia đình khai thác hết tiềm
năng thế mạnh của nguồn tài nguyên nước mặn.
2. Các mô hình nông - lâm - ngư kết hợp trong rừng Tràm.
2.1. Mô hình lâm - nông - ngư kết hợp (Tiểu khu 048 -Lâm ngư trường U Minh I)
Quy mô hộ gia đình nhận khoán 7ha, rộng 70m theo bờ kênh và dài 1000m vuông góc bờ kênh. Sử dụng
2ha để sản xuất nông nghiệp và thổ cư (300m2) ao thả cá 500m2 còn lại 4,5ha trồng tràm. Bước đầu cho

thấy đối với các hộ gia đình đủ vốn để cải tạo đất, cây lương thực (lúa, khoai mỡ) năng suất khá, cây tràm
trồng... phát triển tốt, nhưng cá chỉ nuôi được về mùa khô do độ phèn cao nên năng xuất thấp. Do cơ chế
của địa phương cây tràm đến tuổi khai thác nhưng không được khái thác để bán nên hiệu quả của mô hình
không cao.
2.2. Mô hình Lâm-nông kết hợp (trạm thực nghiệp LN Thạnh Hoá tỉnh Long An)
Mô hình gồm 52 hộ nông dân, mỗi hộ nhận khoán dụng 5 ha đất phèn: rộng theo bờ kênh 100m dài
500m vuông góc. Mỗi hộ sử dụng 1ha gần bờ kênh để sản suất để lấy ngắn nuôi dài. Còn lại 4ha trồng tràm.
Sau 7 năm bắt đầu khai thác. Mỗi năm khai thác 0,5ha rừng trồng tràm thu nhập khoảng 30 triệuđồng/năm.
Sau khai thác chăm sóc để tái sinh chồi để khai thác luân kỳ sau đảm bảo quản lý rừng bền vững.

344


2.3. Mô hình thuần làm ô vùng Đồng Tháp Mười.
Đó là những trang trại Lâm nghiệp chuyên trồng Tràm, diện tích từ 20ha-30ha đầu tư cho mỗi ha từ
6triệu đến 8triệu đồng. Rừng Tràm trồng khi được khai thác mỗi năm khai thác 1ha-3ha thu nhập từ 60triệu200triệu đồng/năm. Sau khai thác sẽ chăm sóc rừng Tràm tái sinh chồi để khai thác luân kỳ sau. Mỗi lần
trồng được khai thác 3 luân kỳ. Ngoài nguồn thu từ gỗ, củi còn nguồn thu phụ là (Cất tinh dầu), mật ong và
cá về mùa lũ.
2.4. Mô hình lâm nghiệp xã hội.
Ở huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang: Hộ nông dân đang sản xuất nông nghiệp trồng bổ xung cây phân
tán trên các bờ kênh, đất trống để giải quyết nhu cầu gỗ củi tại chỗ. Một số hộ có ruộng xấu do phèn hoạt
động mạnh trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng tràm. Nhìn chung cây lâm nghiệp trồng phân tán và
tập chung đều phát triển tốt, bước đầu đã giải quyết được nhu cầu chất đốt cho hộ nông dân. Rừng Tràm có
triển vọng cho thu nhập cao.
3. Đề xuất các kiểu mô hình cho từng vùng.
- Khu vực ven biển Đông từ Bến Tre đến Bạc Liêu sau vùng rừng phòng hộ xung yếu được quy hoạch bề
ngang 1km sau là vùng đệm. Sau vùng đệm nên áp dụng mô hình nuôi tôm bán công nghiệp, vì vùng này
ảnh hưởng đến cơ chế thuỷ triều biển Đông, nên đất tương đối ổn định, độ đục của nước biển thấp hơn
biển Tây có điều kiện nuôi thâm canh.
- Khu vực biển Tây (từ Cà Mau-Kiên Giang) nên áp dụng mô hình nuôi tôm sinh thái rừng kết hợp với

tôm hoặc tôm rừng phân cách nhau trên một đơn vị diện tích. ở khu vực này nuôi tôm bán công nghiệp khó
thành công vì biên độ thuỷ triều thấp, nước biển có độ đục cao và nền đáy không ổn định.
* Đối với vùng ven biển phía Bắc:
- Vùng cao triều và vùng trong đê biển nên áp dụng mô hình nuôi tôm bán công nghiệp hoặc quảng canh
cải tiến vì đây là vùng nước lợ tương đối ổn định do chế độ nhật triều. Đối với các đầm có quy mô lớn từ
12ha trở lên cần được chia nhỏ khoảng 5 -7ha để nuôi theo hình thức bán thâm canh hoặc quảng canh cải
tiến cho có hiệu quả. Đồng thời vẫn còn duy trì các cây rừng ngập mặn trong đầm để ổn định nhiệt độ nước
của đầm trong mùa hè.
- Vùng ngoài đê biển, áp dụng mô hình nuôi tôm sinh thái kết hợp với tôm hoặc rừng tôm phân cách
nhau trên một đơn vị diện tích. Ở khu vực này các đầm có diện tích lớn hơn 10ha nên tổ chức theo nhóm hộ
để đảm bảo quy định về hạn điền, không nên ngăn ra các đầm nhỏ, ngăn đầm thực chất là làm giảm diện
tích rừng ngập mặn.Đồng thời các chủ đầu tư mới chưa có kinh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản dễ bị thất bại.
- Sử dụng các bãi triều ngoài vùng rừng ngập mặn đã quây lưới môi trường hải sản hai mảnh vỏ. Sử
dụng các vịnh, hải đảo để nuôi cá, tôm trong lồng...
* Vùng đất phèn:
- Đối với vùng khai hoang trồng mới lên bố trí các lô từ 50ha - 70ha đào mương bao quanh để chống
cháy rừng, mỗi lô khoảng 10 hộ, mỗi hộ diện tích từ 5-7ha trong đó 1/3 diện tích trồng cây nông nghiệp, 2/3
diện tích trồng tràm và kết hợp nuôi cá về mùa lũ.
- Đối với vùng dân cư đang sinh sống thực hiện trồng cây trên các bờ kênh, chuyển những diện tích
phèn hoạt động mạnh sang trồng tràm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Các kết quả nghiên cứu của đề tài về rừng ngập mặn bao gồm:
- Đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề cơ sở liên quan đến việc phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ở
khu vực phía Nam. Đánh giá một cách tổng hợp thực trạng rừng ngập mặn hiện nay từ nghiên cứu đặc
điểm đất đai của từng vùng liên quan đến sự hình thành rừng ngập mặn, thành phần loài và phân bố cây
rừng ven biển. Trên cơ sở đất đai và tình hình rừng đã xây dựng tiêu chuẩn phân chia các loại rừng phòng
hộ và rừng sản xuất, phân chia lập địa làm cơ sở cho quy hoạch trồng rừng và các loại mô hình nông lâm
ngư kết hợp có hiệu quả và bền vững.
- Đề tài đã nghiên cứu đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển phía nam có liên quan

đến việc phục hồi và phát triển rừng, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp kinh tế kỹ
thuật phù hợp cho việc quy hoạch phát triển rừng và nuôi trồng thuỷ sản một cách hợp lý.
- Đã xây dựng một số mô hình trồng rừng phòng hộ ven biển đạt hiệu quả cao ở Cà Mau (10ha), thừa kế
các kết quả nghiên cứu và sản xuất xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp một cách hợp lý có sự tham gia của
người dân, các cơ quan khoa học, sản xuất lâm nghiệp và thuỷ sản trong đó có 9ha xây dựng mới ở Cà
Mau.

345


- Tiến hành bổ sung phục hồi rừng trong các vuông tôm bị bỏ hoang thành các mô hình quảng canh cải
tiến tại Cà Mau (36ha).
- Đã đánh giá một cách tổng quát tình hình kinh tế xã hội và các chính sách hiện nay có liên quan đến
việc phát triển rừng ngập mặn và rừng Tràm và nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế xã hội góp phần
phát triển kinh tế và môi trường ở các vùng trên.
Kiến nghị.
Cần kéo dài thời gian theo dõi để đánh giá sinh trưởng và năng suất rừng, hiệu quả của công tác điều
chế rừng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Nguyễn Ngọc Bình, 1999. Trồng rừng ngập mặn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Nguyên Hồng, Mai Sỹ Tuấn, 1997. Đặc điểm RNM Việt Nam: Vấn đề phục hồi và sử dụng bền
vững - Tài liệu sử dụng cho tập huấn tại Viện Hải Dương học Nha Trang.
Trịnh Hoàng Ngạn, 1999. Đồng bằng sông Cửu Long và hiện trạng rừng ngập mặn ven biển. Hội thảo
bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ, 22- 29/12/1999.
Đỗ Đình Sâm, 1999. Một số vấn đề trong quản lý sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng
Tràm. Hội thảo quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ, Cà Mau.
Vũ Trung Tạng, 1994. Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
RESEARCH ON INTEGRATED ECONOMIC-TECHNICAL METHODOLOGIES TO REHABILITATE
AND DEVELOP MANGROVE AND MELALEUCA FORESTS IN SOUTHERN VIETNAM
Ngo Dinh Que

Research Centre for Forest Ecology and Enviroment
Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
The national research study on “Integrated techniques for regeneration and development of Melaleuca
and Mangrove forest in its distribution region in Vietnam” have been studied for 4 years from 2000 to 2003 by
Research Centre for Forest Ecology and Environment. Based on the results of the field investigation and
evaluationa a matrix classification for protective mangrove forest and plantation mangrove forest has been
developed.
A land classification for Melaleuca forest and integrated techniques for regeneration and development of
Melaleuca and Mangrove forest in Vietnam. This article introduce the studied result in the South coastal
region Vietnam
Keywords: Melaleuca forest, Mangrove forest

346



×