Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Luận văn phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống BCTC tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981 KB, 162 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác
quản lý của một doanh nghiệp, đồng thời hệ thống báo cáo tài chính cũng là
nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với các đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính không chỉ cho biết tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong một thời điểm nhất định mà còn cho biết được hiệu quả hoạt
động mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kinh doanh.
Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong hoạt
động quản lý của mỗi công ty nhằm đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả
hoạt động. Từ đó, đề ra các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình tài
chính cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công
ty. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính luôn thu hút được sự quan tâm của
các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như của các đối tượng bên ngoài.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lựcVVMI, nhận thấy vai trò quan trọng của công tác phân tích tài chính. Trong
khi đó, công ty lại không hề chú trọng đến việc phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp. Do đó em lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính
thông qua hệ thống BCTC tại Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lựcVVMI” nhằm có những đánh giá và kiến nghị về thực trạng tình hình tài
chính tại công ty.
Nội dung chuyên đề gồm có 2 phần chính:
Chương 1: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và
thiết bị áp lực-VVMI
Chương 2: Đánh giá chung về tình hình tài chính và phương hướng cải
thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI
Do sự giới hạn về trình độ nên chuyên đề không thể tránh được những


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

2

thiếu sót. Rất mong thầy hướng dẫn giúp đỡ cho em hoàn thiện chuyên đề của


mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-

VVMI

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI tiền thân là Xí
nghiệp thu hồi vật tư ứ đọng thuộc Công ty phục hồi thiết bị trực thuộc Bộ
Mỏ - than

được thành lập theo quyết định số 909QĐ-TĐLKT ngày

04/06/1974 của Bộ trưởng Bộ điện than. Nhiệm vụ của xí nghiệp trong giai
đoạn này là thu hồi vật tư, thiết bị tồn đọng trong và ngoài ngành để tân trang,
phục chế.
Ngày 08/06/1981 Bộ trưởng Bộ Mỏ-than có quyết định số 23 MTTCCB3 về vấn đề tổ chức lại Công ty phục hồi thiết bị và đổi tên thành Công
ty Coalimex. Do đó nhiệm vụ của Xí nghiệp giai đoạn này được đổi thành chế
tạo bình khí axetylen, làm chức năng kho để tiếp nhận hàng gia công như:
xăm lốp ô tô, xà phòng, ống gió lò, ắc quy…
Ngày 30/06/1993 Bộ trưởng Bộ Năng lượng (nay là Tập đoàn than và
khoáng sản Việt Nam) có quyết định số 467 NVL-TCCBLĐ về việc thiết lập
lại Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp lực-Than nội địa. Nhiệm
vụ của Xí nghiệp trong giai đoạn này là sản xuất bình khí axetylen, kinh
doanh, cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá cho nghành than, sửa
chữa phục hồi thiết bị sản xuất, kinh doanh than, vật liệu xây dựng phục vụ


Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

3

cho nền kinh tế quốc dân.
Ngày 14/10/2004 Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp lựcThan nội địa được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần cơ khí và
thiết bị áp lực-Than nội địa (nay là công ty TNHH một thành viên Công nghiệp
mỏ Việt Bắc). Tổng số vốn là 2.200.000.000 đ trong đó vốn Ngân sách là
1.122.000.000 chiếm 51%, vốn cổ phần phổ thông là 1.078.000.000 chiếm
49%.
Ngày 18/04/2007 doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Cổ phần cơ khí
và thiết bị áp lực-VVMI.
Tên giao dịch quốc tế: APLUCO
Trụ sở chính: Số 506 đường Hà Huy Tập-Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội.
Tel

: 048782971

Mã số thuế : 0100100015-013
Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay là 140 người
Công ty hiện nay là thành viên của công ty TNHH một thành viên công
nghiệp mỏ Việt Bắc với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay là
chế biến và kinh doanh than, chế tạo, sửa chữa và lắp đặt thiết bị áp lực, phụ
tùng, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống, sửa chữa, hiệu chỉnh điện.

Có thể đánh giá khái quát về công ty thông qua một số chỉ tiêu phản ánh hoạt
động của công ty trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 như sau:

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Trương Thị Hương Giang

4

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

5

Bảng 01:Bảng một số chỉ tiêu phản ánh khái quát về doanh nghiệp
Đơn vị: 1000đ
Stt

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006


Năm 2007

139.519.321

162.728.961

215.812.937

1

Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

3

Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ

139.519.321

162.728.861

215.812.937

4

Giá vốn hàng bán


130.981.216

149.871.595

202.778.379

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng &cung cấp dịch vụ

8.538.105

12.857.366

13.034.558

6

Doanh thu hoạt động tài chính

20.560

32.160

49.809

7

Chi phí tài chính


403.665

908.120

766.302

8

Chi phí bán hàng

4.875.847

7.720.941

8.067.628

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.768.771

2.520.685

2.605.955

1.510.381

1.739.780


1.644.482

11 Thu nhập khác

63.402

19.556

106.565

12 Chi phí khác

36.419

97.951

500

2.983

-78.395

106.065

1.537.364

1.661.385

1.750.547


10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

13 Lợi nhuận khác
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

-

-

245.076

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1.537.364

1.661.385

1.505.471

17 Số đã nộp Ngân sách

1.171034

2.259.483

3.129.585

24.235.102


28.944.934

43.649.384

3.865.935

5.177.482

5.911.844

110

127

131

3.492.199

4.278.299

4.788.289

2.400

2.780

2.850

18 Tổng tài sản

19 Vốn chủ sở hữu
20 Số lượng lao động
21 Tổng quỹ lương
22 Thu nhập bình quân một lao động/tháng

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số của doanh nghiệp liên tục tăng
cả về quy mô và tốc độ trong từng năm. Cụ thể năm 2006 doanh thu tăng so
với năm 2005 là 23.209.640 nghìn đồng đạt 117%, năm 2007 doanh thu tăng
so với năm 2006 là 53.083.976 nghìn đồng đạt 133%. Lợi nhuận trước thuế
thu nhập của doanh nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2006 lợi nhuận
trước thuế tăng so với năm 2005 là 124.021 nghìn đồng đạt 108%, năm 2007
lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2006 là 89.161 nghìn đồng đạt 105%.
Sự tăng lên của lợi nhuận kế toán trước thuế chủ yếu là do doanh nghiệp đã

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

6

tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù giá vốn hàng bán và chi
phí có tăng nhưng với tốc độ không nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu nên lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp vẫn tăng. Tuy nhiên, đến năm 2007 sau 2
năm cổ phần hoá, doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2007 giảm so với năm 2006 là
-155.915 nghìn đồng đạt 90,6%. Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy
quy mô của công ty ngày càng được mở rộng. Điều này được thể hiện ở việc

tổng tài sản và số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp ngày càng
tăng. Cụ thể so với năm 2005 tổng tài sản trong năm 2006 có giảm không
đáng kể (giảm -49.506 nghìn đồng đạt 99,8%) nhưng đến năm 2007 tổng tài
sản của công ty đã tăng đáng kể. So với năm 2006 tổng tài sản tăng
14.165.541 nghìn đồng đạt 148%. Thu nhập bình quân một lao động của công
ty là khá cao so với mặt bằng thu nhập của nước ta hiện nay. Hơn nữa chỉ tiêu
này lại được tăng dần qua các năm. So với năm 2005 thu nhập bình quân một
lao động trong năm 2006 tăng 380 nghìn đồng đạt 116%. Năm 2007 so với
năm 2006 thu nhập bình quân một lao động tăng 70 nghìn đồng đạt 103%.
Như vậy ta có thể thấy Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là
một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận liên tục tăng qua các
năm, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào Ngân sách, nâng cao phúc lợi cho
cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Nhìn chung Công ty đang có một
xu thế phát triển tốt trong tương lai.
1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm cơ khí như: bình sinh khí,
nồi hơi, thiết bị áp lực, gông lò, tấm chèn và một số thiết bị cơ khí khác. Đây
là các thiết bị được sản xuất từ nguyên vật liệu chính là thép, yêu cầu chất
lượng sản phẩm cao.

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

7


1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Có thể khái quát quy trình công nghệ chung sản xuất sản phẩm của
công ty như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu

Tạo phôi

Gia công
cơ khí

KCS

Nguội, lắp ráp

KCS

Sơn

KCS

Thành phẩm

Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm của công ty là thép, bao
gồm nhiều loại như: Thép lập là, thép tròn, thép tấm, que hàn…
Đầu tiên thép được đưa vào phân xưởng cơ khí để tạo nên các phôi
thép-dạng nguyên vật liệu đã được chế biến. Sau đó phôi được đưa vào gia
công để tạo nên các thiết bị cấu tạo nên sản phẩm.
Sau khi gia công các thiết bị được kiểm tra về khối lượng, hình dáng,
chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật…

Các thiết bị đủ tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được mài, giũa sau đó chuyển qua
phân xưởng cơ khí sửa chữa để lắp ráp tạo nên thành phẩm. Sản phẩm sau khi
lắp ráp sẽ được kiểm tra chất lượng lần thứ 2.
Các sản phẩm đủ chất lượng được sơn mầu, sau đó kiểm tra chất lượng
lần cuối cùng trước khi nhập kho. Sản phẩm nhập kho là sản phẩm đảm bảo
đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là đơn vị thành viên
trực thuộc Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc. Công ty công nghiệp mỏ Việt

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

8

Bắc gồm có 11 công ty, chi nhánh thành viên. Công ty cổ phần cơ khí và thiết
bị áp lực-VVMI được tổ chức hoạt động kinh doanh theo mô hình từ công ty
đến các phân xưởng sản xuất.
Công ty có hai phân xưởng là: Phân xưởng cơ khí sửa chữa và phân
xưởng chế tạo áp lực
- Phân xưởng chế tạo áp lực: là phân xưởng chủ lực của công ty với
nhiệm vụ chính là sản xuất, chế tạo các loại bình sinh khí, các loại nồi hơi,
bình chịu áp lực, gông lò và một số thiết bị cơ khí khác. Phân xưởng gồm có
60 nhân viên với trình độ tay nghề cao.
- Phân xưởng cơ khí sửa chữa: Đảm nhận công việc chế tạo các loại
kết cấu thép, thực hiện lắp đặt các dây chuyền thiết bị, nồi hơi theo đơn đặt

hàng, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ các mỏ than trong ngành than và
các đơn vị khác. Phân xưởng gồm có 60 nhân viên.
Có thể khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua
sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần cơ khí và thiết
bị áp lực-VVMI

Phân xưởng chế tạo áp lực

Phân xưởng cơ khí sửa chữa

1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý
1.4.1 Đặc điểm tổ chức quản lý công ty
Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình một cấp.
Đứng đầu là giám đốc công ty, tiếp đó có 2 phó giám đốc và các phòng ban.

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

9

- Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
Giám đốc có trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển, phương án đầu tư,
tổ chức quản lý trong công ty. Giám đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm
trước cấp trên về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong toàn công ty.

- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công
tác quản lý tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong toàn công ty. Phó giám
đốc kinh doanh thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách tiêu thụ sản phẩm,
lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm và xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách công tác kỹ thuật, công
nghệ sản xuất sản phẩm, chỉ đạo sản xuất sản phẩm, an toàn lao động, phụ
trách công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, vật tư, hàng hoá nhập
kho….Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề
có liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế
hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức nhân công, chi
phí sản xuất chung…
- Phòng kế hoạch: Gồm 4 người chịu sự quản lý của giám đốc, tham
mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm, dự trữ, cung ứng vật tư đầu vào, điều tra, nghiên cứu thị trường,
tìm đối tác mới
- Phòng kinh doanh XNK: gồm 10 người chịu sự quản lý của giám
đốc. Phòng có trách nhiệm thực hiện công tác kinh doanh hàng hoá cho các
khách hàng nước ngoài.
- Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 8 người, chịu sự quản lý của giám
đốc. Thực hiện công tác kinh doanh thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho các
mỏ trong ngành than và các khách hàng ngoài ngành.
- Phòng kỹ thuật: Gồm 3 người, có chức năng tham mưu cho giám đốc
trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nghiên cứu công nghệ mới, thiết kế sản

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 10


phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng các yếu tố đầu vào, xây
dựng định mức kỹ thuật, quản lý cơ điện và làm công tác an toàn lao động.
Phòng phối hợp với phòng kế hoạch để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua
các yếu tổ đầu vào.
- Phòng tổ chức lao động-hành chính: Gồm 12 người trực thuộc giám
đốc, tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức nhân sự, đào tạo, tuyển dụng lao
động. Tham mưu cho giám đốc trong việc soạn thảo các quy chế, nội quy
vềquản lý, chế độ đối với lao động, quản lý hoạt động trong toàn công ty…
Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, lễ tân, phục vụ
chung cho toàn doanh nghiệp.
- Phòng kế toán-tài chính: Gồm 4 người, trực tiếp chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty. Thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định,
tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý cũng như phân tích tình hình tài
chính trong công ty. Phòng có trách nhiệm ghi chép, tính toán và phản ánh
trung thực, chính xác, đầy đủ về tình hình tài sản, nguồn vốn, và kết quả hoạt
động của công ty. Lập các báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước, lập
báo cáo quản trị nộp cho cơ quan cấp trên, thực hiện tính toán, hạch toán đầy
đủ các khoản nộp Ngân sách…
1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc

PGĐ kỹ thuật

Phòng
tổ chức
lao
động


Phòng
kế toán
tài
chính

Trương Thị Hương Giang

PGĐ kinh doanh

Phòng
kế
hoạch

Phòng
kỹ thuật

Phòng
kdoanh
XNK

Phòng
kdoanh
tổng
hợp

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 11


1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của doanh nghiệp gồm có 4 nhân viên, bao gồm Kế toán
trưởng và 3 kế toán viên. Mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm đảm nhận một số
phần hành kế toán cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhân viên được phân
chia cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty. Kế
toán trưởng có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của Công ty,
giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin
kinh tế, lập kế hoạch tài chính năm, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên
kinh tế-tài chính của Công ty. Kế toán trưởng phân công, chỉ đạo trực tiếp và
kiểm tra công việc của các kế toán viên và chịu trách nhiệm lập các báo cáo
tài chính, báo cáo quản trị.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành
thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá. Kế toán tổng hợp tập hợp
số liệu do các phần hành kế toán khác gửi lên để tập hợp chi phí sản xuất kinh
doanh, tính giá thành thành phẩm, lập các bảng kê số 4,5,6,9 và Nhật ký chứng
từ số 7. Cuối kỳ căn cứ vào hoá đơn, phiếu xuất kho và sổ chi tiết hàng tồn kho
để lên sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết giá vốn, Nhật ký chứng từ số 8.
- Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm thực hiện các phần hành kế toán
sau:
+ Kế toán thu-chi tiền mặt: quản lý, ghi sổ đối với các nghiệp vụ thu,
chi tiền mặt lên Nhật ký chứng từ số 1 và Bảng kê số 1.
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến tiền gửi ngân hàng, lên Nhật ký chứng từ số 2, Bảng kê số 2.
+ Kế toán tiền lương: Cuối tháng căn cứ vào chứng từ về tiền lương
tiến hành tính lương cho công nhân viên và lập bảng phân bổ số 1.

Trương Thị Hương Giang


Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 12

+ Kế toán công nợ: Tiến hành theo dõi tình thình phát sinh và thanh
toán nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp, lên sổ chi tiết TK131, TK331,
Nhật ký chứng từ số 4, 5; Bảng kê số 11, Bảng tổng hợp thanh toán với người
bán, với khách hàng, sổ chi tiết TK138, 338, 141.
- Thủ quỹ: Thực hiện các phần hành kế toán sau:
+ Căn cứ vào các chứng từ thu-chi tiền kiểm tra tính hợp lệ hợp lý và
thực hiện nhập, xuất quỹ.
+ Hàng ngày lập báo cáo quỹ, kiểm kê tiền mặt tồn quỹ và báo cáo cho
kế toán trưởng.
+ Nhận phiếu nhập-xuất kho vật tư về kiểm tra và lập sổ chi tiết
nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, thành phẩm , hàng hoá. Lên Bảng kê số 3,
8, 10 Nhật ký chứng từ số 6
+ Thực hiện kế toán TSCĐ: Căn cứ vào các chứng t ừ có liên quan,
tiến hành lên sổ chi tiết TSCĐ, Nhật ký chứng từ số 9, 10.
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN
TRƯỞNG

KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
- Tiêu thụ
- Tập hợp chi
phí sx và tính
giá thành


Trương Thị Hương Giang

KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
- Tiền mặt
- Tiền gửi
- Công nợ
- Tạm ứng

THỦ QUỸ
- Vật tư
- Hàng hoá
- TSCĐ

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 13

1.5.2. Một số nguyên tắc kế toán chủ yếu áp dụng tại Công ty
Doanh nghiệp tổ chức hạch toán kế toán theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC. Cụ thể đối với một số phần hành doanh nghiệp áp dụng
như sau:
- Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam. Đối
với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng

thời nguyên tệ được theo dõi trên sổ chi tiết của các tài khoản vốn bằng tiền.
- Công ty hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Kế toán hàng tồn kho:
Công ty hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai
thường xuyên.
Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song và
tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho theo
phương pháp Nhập trước-xuất trước.
- Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
1.5.3. Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán tại công ty
Công ty sử dụng các chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006. Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng
trong từng phần hành như sau:
- Chứng từ về tiền mặt, tiền gửi: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy
báo có, bảng sao kê của ngân hàng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm
ứng, biên lai thu tiền…
- Chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; biên bản

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 14

kiểm nhận vật tư, sản phẩm hàng hoá; biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm
hàng hoá; phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu,
công cụ dụng cụ…
- Chứng từ về lao động, tiền lương: bảng chấm công; bảng chấm công
làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng,bảng kê
trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Chứng từ mua hàng: hoá đơn mua hàng; biên bản kiểm nhận vật tư,
hàng hoá, hoá đơn chi phí mua hàng.
- Chứng từ bán hàng: hoá đơn GTGT; Bảng kê hàng hoá bán ra…
- Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; biên bản thanh lý
TSCĐ; biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ
Công ty sử dụng một số chứng từ khác theo quy định của Bộ Tài chính.
1.5.4. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản cấp 1 được công ty sử dụng theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC cụ thể như sau:
* Tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán
- TK loại 1: TK111, TK112, TK131, TK133, TK136, TK138, TK141,
TK142, TK144, TK152, TK153, TK154, TK155, TK156, TK157.
- TK loại 2: TK211, TK214, TK241.
TK loại 3: TK311, TK315, TK331, TK333, TK334, TK335, TK336,
TK338, TK341.
TK loại 4: TK 411, TK 413, TK414, TK415, TK421, TK431
TK loại 5: TK511, TK515
TK loại 6: TK621, TK 622, TK 627, TK632, TK635, TK 641, TK642
TK loại 7: TK711
TK loại 8: TK811

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 15

TK loại 9: TK911

TK ngoài bảng
TK 007: Ngoại tệ các loại
Hệ thống TK cấp 2 được công ty chi tiết theo đối tượng sử dụng và
hạch toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và hoạt động kế toán
trong công ty.
1.5.5. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán
Doanh nghiệp thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Chứng từ. Hệ
thống sổ được sử dụng trong doanh nghiệp như sau:
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Sổ chi tiết TSCĐ
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
- Sổ chi tiết tiền vay
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
………………………………….
* Hệ thống sổ kế toán tổng hợp
- Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Bảng tổng hợp thanh toán với người mua, người bán
- Nhật ký chứng từ số: 1,2,3,4,5,7,8,9,10
- Bảng kê số: 1,2,3,4,5,6,8,9,10,11
- Sổ cái của các TK sử dụng trong doanh nghiệp

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A



Chuyên đề thực tập chuyên ngành 16

Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Chứng từ

Chứng từ kế toán và các
bảng phân bổ

Bảng kê

Nhật ký chứng từ

Sổ cái

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết

Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

Hiện nay Công ty đang áp dụng kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần
mềm kế toán Bravo 6.0. Tuy nhiên doanh nghiệp chưa hoàn toàn áp dụng kế
toán trên máy vi tính. Quy trình áp dụng tại doanh nghiệp như sau: Hàng
ngày, kế toán tiến hành nhập các chứng từ và bảng tổng hợp chứng từ cùng
loại vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế
toán. Theo đó, các thông tin được tự động nhập vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết

và sổ kế toán tổng hợp có liên quan.
Cuối tháng, cuối quý và cuối năm dựa vào số liệu trên các sổ, kế toán
tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm hoàn thành, tập hợp
doanh thu, chi chi phí và xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo tài

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 17

chính, báo cáo quản trị doanh nghiệp.
1.5.6. Đặc điểm hệ thống Báo cáo kế toán
1.5.6.1. Báo cáo kế toán do nhà nước quy định
* Các loại báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo trên được Công ty lập vào cuối mỗi quý, mỗi năm
* Báo cáo được nộp cho các cơ quan:
- Cơ quan thuế: Cục thuế Hà Nội
- Cơ quan thống kê: Cục thống kê Hà Nội
- Doanh nghiệp cấp trên: Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc
- Cơ quan đăng ký kinh doanh: Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam
1.5.6.2. Báo cáo quản trị
* Các loại báo cáo quản trị
- Báo cáo lập vào cuối năm
+ Báo cáo xếp loại doanh nghiệp

+ Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả
- Báo cáo lập vào cuối quý
+ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
+ Báo cáo chi phí khác bằng tiền và chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Báo cáo chi tiết doanh thu, chi phí, lãi, lỗ
…………………………………………………………………………...
- Báo cáo được lập vào cuối tháng
Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 18

* Nơi gửi báo cáo quản trị
- Cơ quan cấp trên: Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc
- Ban Giám đốc Công ty
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ
ÁP LỰC-VVMI

2.1. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp
2.1.1. Các nguyên tắc được sử dụng trong lập BCTC tại công ty
Hệ thống BCTC của công ty được lập tuân thủ theo chuẩn mực kế toán
số 21 và Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Theo đó hệ thống Báo cáo được
tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc hoạt động liên tục: BCTC của Công ty được lập trên cơ
sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động
kinh doanh bình thường trong tương lai gần.
* Nguyên tắc cơ sở dồn tích: BCTC của Công ty được lập trên cơ sở
kế toán dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo đó, các
giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và các
BCTC của kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo
cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí,
các khoản mục không thoả mãn định nghĩa tài sản và nợ phải trả thì không
được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.
* Nguyên tắc nhất quán: việc phân loại và trình bầy các khoản mục
trong BCTC được thực hiện nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
* Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: tuân thủ nguyên tắc trọng yếu và
tập hợp. Các khoản mục trọng yếu được trình bầy riêng biệt trong BCTC. Các

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 19

khoản mục không trọng yếu thì được tập hợp với các khoản mục khác có cùng
tính chất hoặc chức năng, hoặc được trình bầy trong thuyết minh BCTC.
* Nguyên tắc bù trừ: khi ghi nhận các sự kiện kinh tế và các sự kiện để
lập và trình bầy BCTC công ty không tiến hành bù trừ giữa tài sản và nợ phải
trả, tất cả các khoản mục tài sản và nợ phải trả được trình bầy riêng biệt trên
BCTC.
* Nguyên tắc có thể so sánh: các thông tin, số liệu trong các BCTC

nhằm để so sánh được giữa các kỳ được trình bầy tương ứng với thông tin
bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước kể cả thông tin diễn giải bằng lời nếu
cần thiết cho người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.
2.1.2. Phương pháp lập BCTC tại Công ty
* Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán
Cuối kỳ, kế toán các phần hành hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết, tiến hành khoá sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài
khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan đảm
bảo khớp, đúng số liệu. Số liệu sau khi đã được kiểm tra được tổng hợp và gửi
cho kế toán trưởng.
Kế toán trưởng kiểm tra số liệu của cột số cuối năm của Bảng cân đối
kế toán năm trước, số liệu ở cột này sẽ được chuyển sang cột số đầu năm của
Bảng cân đối kế toán năm nay.
Từ sổ cái các tài khoản kế toán trưởng tổng hợp số liệu, lên Bảng cân
đối số phát sinh từ đó lên Bảng cân đối kế toán.
Ghi vào phần tài sản của Bảng cân đối kế toán số dư Nợ của các tài khoản
loại 1, loại 2 và số dư Nợ của TK331 và số dư Có của TK 214 (ghi âm). Ghi vào
phần nguồn vốn của bảng số dư Có của các tài khoản loại 3, loại 4, và số dư Có
của TK131 số dư Nợ của các TK loại 4 được ghi âm bên nguồn vốn.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán được đối chiếu với Sổ cái, Sổ chi tiết

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 20

và các Bảng tổng hợp có liên quan.
* Phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh

Trong công ty, kế toán trưởng là người có trách nhiệm theo dõi và tập
hợp các khoản doanh thu và chi phí của công ty.
Cuối kỳ kế toán hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, thực
hiện các bút toán kết chuyển, tính ra lợi nhuận của công ty và thực hiện khoá
sổ kế toán. Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ sách kế toán liên quan đảm
bảo khớp đúng số liệu. Sau đó, chuyển số liệu từ cột số cuối năm của Báo cáo
kết quả kinh doanh năm trước sang cột số đầu năm của Báo cáo kết quả kinh
doanh năm nay. Căn cứ vào sổ cái các TK loại 5,6,7,8, Bảng cân đối số phát
sinh, sổ chi tiết và bảng tổng hợp có liên quan kế toán tiến hành lên Báo cáo
kết quả kinh doanh năm nay.
Số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh được so sánh, đối chiếu với
các sổ sách có liên quan.
* Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được công ty lập theo phương pháp trực
tiếp. Theo đó Báo cáo được lập bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các
khoản thực thu và thực chi bằng tiền trên sổ kế toán vốn bằng tiền của từng
hoạt động và theo từng nội dung thu, chi.
Căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền năm trước kế toán tiến hành
chuyển số liệu từ cột số cuối năm sang cột số đầu năm của Báo cáo lưu
chuyển tiền năm nay.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, thuyết minh BCTC, sổ tổng hợp và
sổ chi tiết các TK vốn bằng tiền, các TK phải thu, phải trả, TK chi phí kế toán
tiến hành hoàn tất các chỉ tiêu cho cột số năm nay của Báo cáo lưu chuyển
tiền.
* Phương pháp lập thuyết minh BCTC

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A



Chuyên đề thực tập chuyên ngành 21

Căn cứ để lập thuyết minh BCTC là Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh và thuyết minh BCTC của năm trước. Ngoài ra còn phải sử
dụng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp của các phần hành kế toán.
Bản thuyết minh BCTC của công ty gồm có 8 phần chính:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chế độ kế toán áp dụng
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán tại
Việt Nam
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Báo cáo lưu
chuyển tiền
- Những thông tin khác
2.1.3. Hệ thống BCTC của công ty trong 2 năm, 2006, 2007
(phụ lục)
2.2. Phân tích thực trạng tài chính thông qua hệ thống BCTC tại
Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ
ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho nhà quản lý
có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp là
khả quan hay không. Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định
được mức độ độc lập về tài chính, tình hình huy động vốn và khả năng thanh
toán của doanh nghiệp cũng như xác định được những khó khăn về tài chính
mà doanh nghiệp đang gặp phải. Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính


Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 22

doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu tài
chính chủ yếu của doanh nghiệp như sau:

Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

23

Bảng 02: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007


2006/2005
Số tuyệt đối

2007/2005
%

Số tuyệt đối

2007/2006
%

Số tuyệt đối

%

1.Chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động
vốn
Tổng nguồn vốn

29.533.348

29.483.842

43.649.383

14.116.035 148%

14.165.541

148%


Nợ phải trả

25.667.411

24.306.361

37.737.539

1.361.050

95%

12.070.128 147%

13.431.178

155%

3.865.937

5.177.481

5.911.844

1.311.544

134%

2.045.907 153%


734.363

114%

Hệ số tài trợ

0,13

0,18

0,14

0,05

138%

0,01 108%

-0,04

78%

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn

0,73

1,08

0,87


0,35

148%

0,14 119%

-0,21

81%

Hệ số tự tài trợ TSCĐ

0,73

1,38

0,93

0,65

189%

0,2 127%

-0,45

67%

Hệ số thanh toán tổng quát


1,15

1,21

1,16

0,06

105%

0,01 101%

-0,05

96%

Hệ số thanh toán nhanh

0,13

0,012

0,015

-0,118

12%

0,003


125%

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

1,04

1,07

1,04

0,03

103%

0 100%

-0,03

97%

Hệ số chuyển đổi thành tiền của TSNH

0,12

0,012

0,015

-0,108


10%

13%

0,03

125%

948.406

1.682.731

1.447.523

734.325

177%

499.117 153%

-235.208

86%

Vốn chủ sở hữu

-49.506 99.8%

2.Chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập tài

chính

3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

4.Chỉ tiêu phản ánh khả năng cân bằng tài
chính (Vốn lưu động thuần)

Trương Thị Hương Giang

9%

-0,115
-0,105

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 24
Trong đó:
Hệ số tài trợ

=

VCSH
Tổng nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ
TSDH

=


VCSH
TSDH

Hệ số tự tài trợ
TSCĐ

=

VCSH
TSCĐ

Hệ số thanh toán tổng quát =

Hệ số thanh toán
nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
nhanh
Hệ số chuyển đổi thành
tiền của TSNH

=

Tổng tài sản
Nợ phải trả

TSNH
Nợ ngắn hạn

=


Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
=

Tiền và tương đương tiền
TSNH

Vốn lưu động thuần = TSNH - Nợ ngắn hạn
Nhận xét: Tổng nguồn vốn doanh nghiệp huy động được trong năm
2006 so với năm 2005 giảm -49.506 nghìn đồng đạt 99.8% nhưng đến năm
2007 tổng nguồn vốn doanh nghiệp đã được tăng lên đáng kể cả về tốc độ và
quy mô của nguồn vốn đều tăng. Cụ thể, năm 2007 tổng nguồn vốn tăng so
với năm 2006 là 14.165.541 nghìn đồng đạt 148%. Sở dĩ có sự gia tăng đáng
kể của nguồn vốn như trên là do doanh nghiệp đã tiến hành huy động thêm cả
2 nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm
2007 tổng nợ phải trả tăng thêm 13.431.178 nghìn đồng đạt 155% so với năm
2006, Vốn chủ sở hữu năm 2007 so với năm 2006 cũng tăng thêm 734.363
nghìn đồng đạt 114%. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện khả năng huy động
vốn của doanh nghiệp hiện nay là đang có xu hướng khả quan, hứa hẹn một
Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành 25
xu thể mở rộng quy mô của doanh nghiệp trong tương lai. Việc công ty ngày
càng vay được nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài thể hiện uy tín của công
ty đối với nhà cung cấp, Ngân hàng…
Hệ số tài trợ của công ty trong cả 3 năm đều thấp và biến đổi qua các

năm với tốc độ và nhịp điệu không đồng đều. So với năm 2005 hệ số tài trợ
trong năm 2006 tăng thêm 0.05 lần, đạt 138%. Nhưng đến năm 2007 hệ số
này giảm xuống chỉ còn 0,14 lần tức là giảm -0,04 lần, đạt 78% so với năm
2007. Đây là một dấu hiệu không tốt về tình hình tài chính doanh nghiệp, khả
năng tự chủ về tài chính của công ty là không cao và đang có xu hướng giảm
xuống.Công ty cần xem xét để nâng cao hệ số tài trợ nhằm đảm bảo mức độ
an toàn về tài chính và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như các đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp. Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lựcVVMI là một doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm cơ khí nên tài sản dài hạn,
đặc biệt là TSCĐ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của
công ty. Do đó để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp ta
cần xem xét hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn và hệ số tự tài trợ TSCĐ của doanh
nghiệp. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp chỉ có trong năm
2006 đạt 1.08 lần còn lại trong năm 2005 và năm 2007 hệ số này đều nhỏ hơn
1. Đây là một dấu hiệu không tốt, điều này thể hiện Nguồn vốn tự có của
doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp, doanh
nghiệp phải vay thêm từ các đối tượng bên ngoài để đầu tư cho tài sản dài
hạn. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp chủ yếu là TSCĐ, hệ số tự tài trợ
TSCĐ của doanh nghiệp cũng chỉ có trong năm 2006 là lớn hơn 1, trong năm
2005, 2007 hệ số này nhỏ hơn 1. Như vậy, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
không đủ để tài trợ cho TSCĐ, điều này thường khiến các nhà đầu tư vào
doanh nghiệp không tin tưởng vào sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bởi vì đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty thì TSCĐ chiếm một
vai trò hết sức quan trọng. Chỉ khi doanh nghiệp tự tài trợ cho toàn bộ TSCĐ
của mình thì mới tạo cho doanh nghiệp một tình hình tài chính khả quan, tạo
Trương Thị Hương Giang

Lớp: Kế toán 46A



×