Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.69 KB, 12 trang )

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE LÊN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU SINH LÝ CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) GIỐNG
Đỗ Thị Thanh Hương1, Mai Diệu Quyên2, Sjannie Lefevre3, Tobias Wang3,
Mark Bayley3

ABSTRACT
The effect of nitrite on the physiology and hematology of stripped catfish
(Pangasianodon hypophthalmus) fingerlings (15-20 g/fish) was studied at the
College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University. The experiment to
determine the acute toxicity of nitrite was randomly designed with 8 treatments
(including a control of non-nitrite) and 3 replicates for each in 100-liter
composite tanks. The result shows the medium lethal concentration (96h LC50)
of nitrite to the stripped catfish was 75,6 mg/L NO2-N. The effects of nitrite on
physiological, hematological changes of stripped catfish were conducted by
exposing fish to various concentrations of nitrite including 59,1 mg/L (LC1096-hr); 66,4 mg/L (LC25-96-hr); 75,6 mg/L (LC50-96-hr) and control (0 mg/L).
Three replicates for each treatment. The results showed that the ecrythrocyte
count and percentage of Hct, Hb, MCV, MCH in fish blood were reduced in
higher concentrations of nitrite if compared to those of control treatment. In
contrast, the lymphocyte count, metHb and MCHC in fish blood increased in
all nitrite contaminated treatments in comparasion with control treatment.
Thus, the high concentration nitrite in the water leading to the increase of
metHb concentration in the blood causing a phenomenon “blood brown” of
stripped catfish.
Keywords: Hematology, tripped catfish, nitrite, brown disease.
Tilte: Study on the physiological and hematological changes of stripped
catfish (Pangasianodon hypophthalmus) fingerling exposed to different


nitrite concentrations

TÓM TẮT
Ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu sinh lý trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) ở giai đoạn giống (15–20 g) được thực hiện tại Khoa Thủy
sản, Đại học Cần thơ. Thí nghiệm xác định giá trị LC50-96 giờ được bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức từ 50 đến 140 mg NO2-N/L và một đối
1

Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang
3
Bộ môn Sinh học, Đại học Aarhus, Đan Mạch
2

166


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

chứng. Kết quả cho thấy giá trị LC50-96 giờ của NO2-N là 75,6 mg/L. Thí
nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu sinh lý, huyết học trên
cá tra được thực hiện ở các nồng độ gồm 59,1 mg/L (LC10-96 giờ); 66,4 mg/L
(LC25-96 giờ); 75,6 mg/L (LC50-96 giờ) và đối chứng. Máu cá được thu vào
các thời điểm 1, 6, 24, 48, 72 và 96 giờ sau khi thí nghiệm bắt đầu. Các chỉ
tiêu huyết học như số lượng hồng cầu, tỷ lệ Hct, Hb, MCV, MCH đều giảm khi
tiếp xúc với nồng độ nitrite càng cao. Ngược lại, số lượng bạch cầu, metHb và
MCHC tăng khi tiếp xúc với nitrite. Như vậy, nitrite trong môi trường nước

cao làm cho hàm lượng metHb trong máu cá tra tăng lên gây ra hiện tượng
máu cá có màu nâu.
Từ khóa: Huyết học, cá tra, nitrite, bệnh máu nâu.
1 GIỚI THIỆU
Trong ao nuôi cá tra các chỉ tiêu môi trường như TAN, NO2- và NO3- có xu
hướng tăng cao về cuối vụ. Theo De Silva et al., (2010) thì khi nuôi một tấn cá
tra bằng thức ăn viên công nghiệp sẽ thải ra môi trường 46,0 kg nitơ và 14,0 kg
phospho. Môi trường ao nuôi cá tra ô nhiễm là một trong những nguyên nhân
làm cho tỷ lệ cá chết và hao hụt nhiều (Thich, 2008). Trong nuôi thủy sản nói
chung khi ammonia thải ra thì vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển hóa ammonia
thành nitrite (Huey và Beitinger, 1980). Nitrite được xem là một trong những
khí độc tồn tại trong môi trường ao làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá khi
hàm lượng tăng cao. Ở cá thì nitrite được tích trữ trong huyết tương và là
nguyên nhân gây ra quá trình oxy hóa Hb (Hemoglobin) thành metHb
(Methemoglobin). metHb không vận chuyển được oxy nên khi đó nitrite có thể
trở thành độc chất và ngay cả khi ở mức thấp thì chất này cũng gây độc cho
nhiều loài cá (Huertas et al., 2002). Trong ao nuôi cá tra do thả mật độ cao và
lượng thức ăn sử dụng nhiều (Lam et al., 2009) nên chất thải từ phân cá và
thức ăn dư thừa chính là nguồn hình thành một lượng lớn khí ammonia trong
ao nuôi và trở thành yếu tố bất lợi cho cá. Vì thế, nghiên cứu về ảnh hưởng của
nitrite lên sức khỏe của cá tra thông qua các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa là rất
cần thiết để biết được giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện tại bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản,
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu gồm 3 thí nghệm là:
2.1 Xác định giá trị LC50-96 giờ của nitrite lên cá tra
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nước tỉnh và không thay nước
trong 96 giờ với 8 nồng độ nitrite gồm 50, 65, 80, 95, 110, 125, 140 mg NO2N/L và 1 đối chứng (0 mg/L). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với
ba lần lặp lại trong bể composit có thể tích 100 lít. Nồng độ nitrite được pha
167



Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

bằng phương pháp hòa tan NaNO2 vào môi trường nước theo phương trình
phân ly (NaNO2 Æ Na + NO2-). Mỗi nghiệm thức được lặp lại với 10 cá tra
khỏe mạnh được giữ trong bể từ 15-20 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm.
Trong suốt thời gian thí nghiệm cá không được cho ăn. Theo dõi các hoạt động
của cá và ghi nhận số cá chết tại các thời điểm gồm 3, 6, 9, 12, 24, 48, 72 và 96
giờ sau khi bố trí. Giá trị LC50-96 giờ sẽ được tính bằng phương pháp Probit
(Finney, 1971) sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
2.2 Ảnh hưởng của nitrite ở các nồng độ khác nhau lên tiêu hao oxy và
ngưỡng oxy của cá tra
Thí nghiệm được tiến hành với 4 nồng độ nitrite gồm 59,1 mg/L (LC10-96 giờ);
66,4 mg/L (LC25-96 giờ); 75,6 mg/L (LC50-96 giờ) và đối chứng (0 mg/L NO2N/L). Mỗi nồng độ thí nghiệm được bố trí trong sáu lần lập lại. Cá thí nghiệm
không cho ăn 2 ngày và nước thí nghiệm được sục khí một ngày trước khi sử
dụng cho thí nghiệm. Cho cá vào bình kín 2 L (1 con đối với thí nghiệm tiêu
hao oxy và 2 con đối vơi thí nghiệm ngưỡng oxy). Nước được cho chảy tuần
hoàn giữa các bình trong 30 phút để cá quen với môi trường mới. Sau 30 phút
thì nitrite được cho vào bể và tiếp tục cho chảy tuần hoàn 30 phút và tiến hành
thu mẫu xác định hàm lượng oxy đầu thí nghiệm và để yên 15 phút rồi thu mẫu
xác định oxy cuối để tính toán tiêu hao oxy của cá. Thí nghiệm ngưỡng oxy
cũng tiến hành tương tự nhưng đến khi cá trong bình chết 50% (chết 1 con) thì
thu mẫu nước được thu để phân tích hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
2.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nitrite lên chỉ tiêu huyết học của
cá tra
Cá từ ao nuôi được chuyển về phòng thí nghiệm và thuần hóa từ 15–20 ngày
trước khi thí nghiệm. Cá chọn thí nghiệm có kích cỡ đồng đều, không bị dị tật

hay xây xát. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức gồm các nồng độ như thí nghiệm
xác định ngưỡng và tiêu hao oxy (thí nghiệm thứ 2) và mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức bao gồm 24 bể (100 L/bể) và mỗi bể có 5 cá.
Thời gian thu mẫu máu sau 1 g, 6 g, 24 g, 48 g, 72 g và 96 g sau khi cá tiếp xúc
với nitrite. Cá được thu bằng vợt lưới, mỗi giờ thu hết tất cả 5 con trong bể. Cá
sau khi thu sẽ được cân khối lượng và đo chiều dài. Máu cá được thu ở động
mạch đuôi bằng ống tiêm 1 mL để phân tích các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu,
bạch cầu, hemoglobin, methemoglobin, hematorit). Các yếu tố môi trường
được đo vào thời điểm lúc thu các chỉ tiêu huyết học.
Hồng cầu và bạch cầu được đếm bằng buồng đếm Neurbar theo phương pháp
thông thường bằng cách nhuộm mẫu trong dung dịch Natt – Herrick và
Wright’s & Giemsa. Phương pháp đo Hemoglobin bằng thuốc thử Drabkin (Đỗ
Thị Thanh Hương và Nguyễn văn Tư, 2010). Met-hemoglobin được đo theo
phương pháp dùng ống tiêm lấy 0,5 mL máu cá, máu được trữ trong ống
eppenndorf, sau đó lấy 10 µL máu cho vào ống eppenndorf khác có chứa 1 mL
168


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

phosphate buffer (pH=7,3) và ly tâm ở 18.000 vòng trong 5 phút. Lấy 1 mL sau
ly tâm cho vào cuvette và đo ở các bước sóng từ 480–700 nm. Sử dụng phần
mềm Sigma plot 10.0 để tính toán kết quả. Dung dịch phosphate buffer
(pH=7,3) được chuẩn bị bằng cách pha dung dịch A (hòa tan 1,38 g NaH2PO4
với nước cất thành 500 mL) và dung dịch B (hòa tan 1,78 g Na2HPO4 với nước
cất thành 500 mL) theo tỉ lệ 30 mL và 70 mL sau đó điều chỉnh pH đạt đến 7,3.
Các yếu tố môi trường như NO2-N và hàm lượng oxy trong nước được phân
tích theo phương pháp thông thường. Số liệu được phân tích giá trị trung bình,

độ lệch chuẩn (std) bằng phần mềm Excel; so sánh sự khác biệt giữa các
nghiệm thức dựa vào phân tích ANOVA và DUNCAN bằng phần mềm SPSS
11.5 (mức ý nghĩa p <0,05).
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Giá trị LC50 của nitrite với cá tra
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chết của cá gia tăng theo nồng độ nitrite sau
6 giờ tiếp xúc, đến thời điểm 24 giờ thì tỷ lệ chết gần 100% ở hai nồng độ 125
và 140 mg/L NO2-N (Hình 1). Giá trị thấp nhất không gây ảnh hưởng đến hoạt
động của cá (tỷ lệ sống 100%) qua 96 giờ tiếp xúc với nitrite là 50 mg/L NO2N.

Hình 1: Tỷ lệ chết của cá tra theo nồng độ nitrite thí nghiệm vào thời điểm 96 giờ

Quan sát hoạt động của cá khi tiếp xúc với nitrite nhận thấy hầu hết các nghiệm
thức có nồng độ cao cá giảm hoạt động trong 24 giờ đầu khi tiếp xúc. Tuy
nhiên, thời gian cá giảm hoạt động càng ngắn khi tiếp xúc với nồng độ nitrite
càng cao. Ở các nồng độ 110; 125 và 140 mg/L NO2-N thì hoạt động của cá
tăng ở các giờ đầu sau đó giảm nhanh và đến 9 giờ sau tiếp xúc (cá chết gần
90%), cá có hiện tượng bơi lờ đờ trên mặt nước sau đó chìm dần xuống đáy bể
169


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

và chết. Mang cá có màu nâu, toàn bộ các cơ quan nội tạng và máu của cá đều
chuyển sang màu nâu sẫm (Hình 2).

Hình 2: Các cơ quan của cá chuyển sang nâu khi tiếp xúc với nitrite


84

Giá trị LC-50 (mg/L)

82
80
78
76
74
72
24 giờ

48 giờ

72 giờ

96 giờ

Giá trị LC-50
Hình 3: Các giá trị LC50 từ 24 giờ đến 96 giờ thí nghiệm

Giá trị LC50-96 giờ của nitrite với cá tra thí nghiệm là 75,6 mg/L. Theo kết quả
nghiên cứu của Das et al., (2004) trên cá Cirrhinus mrigala (kích thước
11,4±1,5 g và 11,2±0,3 cm) thì LC50-96 giờ là 10,4 mg/L NO2-N. Yanbo et al.,
(2006) nghiên cứu trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) (kích thước 1,8±0,2 g
và 4,9±0,2 cm) thì thấy giá trị LC50–96 giờ là 28,2 mg/L NO2-N (trong môi
trường có Cl- 35,0 mg/L) và 44,7 mg/L NO2-N (trong môi trường có Cl- là 70,0
170



Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

mg/L). LC50-96 giờ của cá tra trong thí nghiệm này thấp hơn nhiều so với kết
quả nghiên cứu của Odrigues et al., (2007) trên cá giò (0,88±0,06 g) thì LC50–
96 giờ là 210 mg/L NO2-N. So với các loài giáp xác thì LC50-96 giờ của nittrite
với cá tra cao hơn nhiều; ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
10–14 ngày tuổi và khối lượng từ 80–140 µg/ấu trùng thì LC50–96 giờ là 8,60
mg/L NO2-N (David et al., 1976) hay trên tôm nước ngọt Macrobrachium
malcolmsonii thì LC50–96 giờ là 3,14 mg/L NO2-N (Chand và Sahoo, 2006).
Như vậy, cá tra là loài có khả năng chịu độc cao so với một số loài thủy sản
khác vả điều này có thể lý giải vì cá tra là loài có cơ quan hô hấp phụ nên có
thể chịu được môi trường có hàm lượng nitrite cao.
3.2 Ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu sinh lý cá tra
Tiêu hao oxy của cá tra trong điều kiện không có nitrite (nghiệm thức đối
chứng) trung bình là 74 mgO2/kg/giờ khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) so với nghiệm thức 59,1 mg/L NO2-N (67 mgO2/kg/giờ) nhưng khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với nghiệm thức 66,4 mg/L NO2-N (56
mgO2/kg/giờ) và nghiệm thức 75,6 mg/L NO2-N (42 mgO2/kg/giờ). Như vậy,
cường độ hô hấp của cá giảm ở tất cả các nghiệm thức có hàm lượng nitrite so
với đối chứng (Hình 3). Như vậy, khả năng tiêu thụ oxy của cá giảm khi nồng
độ nitrite càng tăng, có thể do cá giảm hô hấp để giảm sự hấp thu chất độc vào
cơ thể thông qua mang. Các nghiệm thức thí nghiệm có nồng độ nitrite càng
cao thì cá giảm hô hấp nhiều hơn để giảm bớt lượng nitrite xâm nhập vào cơ
thể do vậy cường độ hô hấp hay tiêu hao oxy của cá cũng giảm.
Tuy nhiên, dù giảm hô hấp nhưng lượng nitrite vẫn xâm nhập vào cơ thể cá qua
mang (thay đổi màu sắc của mang) và kết quả này phù hợp với nhận định của
Lewis và Morris (1986) cho rằng khi hàm lượng nitrite trong nước cao, cá tăng
hoạt động của mang để lượng nước qua mang nhiều hơn nhưng lượng oxy hấp

thu vào cơ thể vẫn thấp bởi vì hemoglobin bị chuyển thành methemoglobin
không gắn kết được với oxy để mang oxy vào cơ thể cá. Theo nghiên cứu của
Tilak et al., (2007) trên cá chép (Cyprinus carpio) thì thấy khi cá tiếp xúc với
nitrite có nồng độ càng cao thì tỷ lệ tiêu thụ oxy giảm dần. So với các hóa chất
khác như kết quả nghiên cứu của Lương Diễm Trang (2009) trên cá tra thì tiêu
hao oxy của cá càng giảm khi cho tiếp xúc với nồng độ malachite green càng
cao. Kết quả của nghiên cứu này và các nghiên cứu trên cho thấy độc tố trong
môi trường nước có thể làm giảm cường độ hô hấp của cá.

171


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

100

Tiêu hao oxy (mg/kg/giờ)

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

Đối chứng

59,1

66,4

75,6

Nồng độ nitrite (mg/L)

Hình 3: Tiêu hao của cá tra trong môi trường nước có nồng độ NO2-N khác nhau

3.5

Ngưỡng oxy (mg/L)

3.0
2.5
2.0
1.5
1.0
0.5
0.0
Đối chứng

59,1

66,4

75,6


Nồng độ nitrite (mg/L)

Hình 4: Ngưỡng oxy của cá tra trong môi trường nước có nồng độ NO2-N khác
nhau

Ngưỡng oxy của cá tra ở các mức nồng độ nitrite khác nhau trong thí nghiệm
đều cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng (1,85
mg/L). Tuy nhiên, ngưỡng oxy của cá giữa các nghiệm thức có nồng độ nitrite
59,1 mg/L NO2-N (2,49 mg/L), nghiệm thức 66,4 mg/L NO2-N (2,69 mg/L) và
172


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

nghiệm thức 75,6 mg/L NO2-N (2,77 mg/L) của cá khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) (Hình 4). Khi cá bị ngộ độc nitrite thì tần số hô hấp của cá sẽ
tăng lên, biểu hiện này thể hiện rất rõ khi quan sát cá ở các nghiệm thức có
nồng độ nitrite càng cao. Khi môi trường nước có nhiều nitrite thì cá tìm cách
ngoi lên mặt nước thực hiên hô hấp khí trời nhưng cá cũng phải thực hiện quá
trình hô hấp bằng mang nhằm cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể, cá hô hấp liên
tục thông qua quá trình trao đổi giữa mang và môi trường nước nên nitrite càng
vào cơ thể nhiều và sau đó cá từ từ chìm xuống đáy bình bất động và chết.
Theo Murty (1988) (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998) thì khi bị nhiễm
thuốc cơ thể cá cần tăng cường năng lượng để thích ứng với môi trường bất lợi.
Nhằm có năng lượng thì cá phải tăng cường trao đổi chất đồng thời tăng tần số
hô hấp để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Chính vì vậy, ở nghiệm thức càng cao
cá càng tăng tần số hô hấp nên cá bị ngộ độc càng nặng, cá chết nhanh hơn vì

vậy ngưỡng oxy cao hơn so với đối chứng.
3.3 Ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ huyết cầu (hematocrit) của cá ở các nghiệm
thức có nồng độ nitrite cao đều giảm theo thời gian và sai khác có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với đối chứng sau khi tiếp xúc với nitrite (Hình 5). Sau 72
giờ tiếp xúc ở các nghiệm thức 66,4 mg/L NO2-N và 75,6 mg/L NO2-N thì tỷ lệ
huyết cầu giảm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 59,1 mg/L
NO2-N. Ở thời điểm 96 giờ thì tỷ lệ huyết cầu giảm từ 38,2% (nghiệm thức đối
chứng) xuống 21,9% (nghiệm thức 75,6 mg/L NO2-N).
50

Tỉ lệ huyết cầu (%)

45
40
35
30
25
20

Đối chứng

15

59,1

10

66,4


5

75,6

0
1

6

24

48

72

96

Thời gian (giờ)

Hình 5: Tỉ lệ huyết cầu của cá ở các nghiệm thức có nồng độ nitrite khác nhau

Số lượng hồng cầu giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng sau khi
cá tiếp xúc với nitrite 24 giờ ở nghiệm thức 66,4 mg/L và nghiệm thức 75,6
mg/L. Ở nghiệm thức 75,6 mg/L NO2-N thì số lượng hồng cầu giảm đáng kể
173


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ


(2,29 triệu tế bào/mm3) so với đối chứng (2,72 triệu tế bào/ mm3) ở thời điểm 1
giờ sau khi tiếp xúc với nitrite.
Bảng 1: Số lượng hồng cầu (triệu tb/mm3) của cá tra trong thí nghiệm

Thời gian
thu mẫu
1 giờ
6 giờ
24 giờ
48 giờ
72 giờ
96 giờ

Đối chứng
2,72±0,40aA
2,81±0,28aA
2,72±0,23aA
2,85±0,20aA
2,71±0,20aA
2,71±0,24aA

Nghiệm thức
59,07 mg/L 66,39 mg/L
2,50±0,55aA 2,35±0,47aA
2,77±0,58aA 2,36±0,69aA
2,85±0,20aA 2,34±0,24bA
2,30±0,59bA 2,33±0,58bA
2,54±0,28abA 2,33±0,52bA
2,37±0,49abA 2,21±0,33bA


75,58 mg/L
2,29±0,23aA
2,35±0,41aA
2,32±0,45bA
2,30±0,35bA
2,29±0,22bA
2,26±0,44bA

Số liệu trình bày là trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các giá trị cùng hàng mang cùng chữ cái (a, b) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Các giá trị cùng cột mang cùng chữ cái A thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4 Ảnh hưởng của nitrite lên nồng độ methemoglobin
Kết quả thí nghiệm thể hiện ở Hình 6 cho thấy ở các nghiệm thức có hàm
lượng nitrite cao trong nước thì phần trăm Methemoglobin (metHb) trong máu
cá tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng, chiếm từ 53–68% so
với tổng hàm lượng Hb. Hàm lượng metHb trong máu cá tăng càng cao nếu
thời gian tiếp xúc kéo dài. Ở các nghiệm thức có nitrite cao thì hàm lượng
metHb trong máu cá tăng cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 48 giờ tiếp
xúc. Trong cùng nghiệm thức, metHb tăng theo thời gian tiếp xúc, hầu hết các
nghiệm thức có chứa nitrite trong nước thì phần trăm metHb đều tăng và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở các thời điểm thu mẫu. Ở nghiệm thức 75,6
mg/L NO2-N, hàm lượng methemoglobin tăng cao nhất (89,3%) ở thời điểm 96
giờ và thấp nhất (15,8%) ở thời điểm 1 giờ sau khi tiếp xúc. Trong thời gian
tiếp xúc thì cá hoạt động nhiều hơn, cá lên mặt nước để thở khí trời liên tục
nhưng sau một thời gian ngắn thì cá chìm xuống đáy bể và chết.
Kết quả của nghiên cứu này tương tự như các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng
của nitrite lên một số loài cá khác. Nghiên cứu của Costa et al., (2004) trên cá
Colossoma macropomum cho thấy hàm lượng metHb càng tăng cao sau khi cá

tiếp xúc với nồng độ nitrite càng cao (chiếm 66–76% trong tổng số Hb). Một
nghiên cứu ở cá măng (31±9,5 g) thì hàm lượng metHb tăng có ý nghĩa thống
kê ở nghiệm thức 0,88 mg/L NO2-N và tăng nhẹ ở nghiệm thức 0,44 mg/L
NO2-N nhưng sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. ở nghiệm thức
NO2-N cao nhất (14 mg/L) thì sau tiếp xúc 12 giờ phần trăm metHb là 68,7%
(Almendras, 1987). Kết quả nghiên cứu trên cá chép (Cyprinus carpio) cũng
cho kết quả tương tự, khi cho cá tiếp xúc với nồng độ nitrite cao thì nồng độ
metHb trong máu chiếm 90,5% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các
174


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

nghiệm thức cùng nồng độ nitrite nhưng chứa nhiều Cl- và nghiệm thức đối
chứng (Svobodova, 2005). Huertas et al., (2002) có kết luận là phần trăm
metHb tăng từ 56–87% ở các nghiệm thức có nitrite so với đối chứng khi thí
nghiệm trên cá Acipenser baeri. Yanbo et al., (2006) thí nghiệm ảnh hưởng của
nitrite trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) thì thấy nồng độ metHb tăng có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng (0 mg/L NO2-N) và tăng cao ở nồng
độ nitrite càng cao (15 và 20 NO2-N mg/L) từ 2,16–89,6% so với tổng Hb.
100
90

MetHemoglobin (%)

80
70
60

50

Đối chứng

40

59,1

30

66,4

20

75,6

10
0
1

6

24

48

72

96


Thời gian (giờ)

Hình 6: Hàm lượng Methemoglobin trong máu cá tra trong môi trường nước có
nồng độ NO2-N khác nhau.

Như vậy, khi cho cá tiếp xúc với nitrite có nồng độ càng cao thì hàm lượng Hb
càng giảm nhưnh hàm lượng metHb càng tăng. Hàm lượng Hb giảm thấp là do
sự chuyển hóa thành metHb (Tilak et al.,2007, Đỗ Thị Thanh Hương và
Nguyễn Văn Tư, 2010); metHb không có khả năng gắn kết oxy vì vậy gây hiện
tượng thiếu oxy cho cơ thể cá và sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy tăng cao khi
thời gian tiếp xúc với nitrite càng dài. Khi hàm lượng metHb trong máu tăng
cao sẽ gây dấu hiệu “máu nâu”.
4 KẾT LUẬN
4.1 Kết luận
Giá trị LC50-96 giờ của nitrite lên cá tra 15–20 g/con là 75,6 mg/L. Nitrite gây
độc cho cá thông qua việc làm giảm hàm lượng hemoglobin nhưng hàm lượng
methemoglobin gia tăng cao (chiếm 89,3% khi cá tiếp xúc với nitrite nồng độ
LC50-96 giờ). Nồng độ nitrite càng cao trong nước thì ngưỡng oxy của cá tăng
và tiêu hao oxy giảm.
175


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite lên các cơ quan khác của cá như cơ,
gan, mang, não để xác định rõ thêm mức độ ảnh hưởng của nitrite. Thử nghiệm
nuôi tăng trưởng trong thời gian dài nhằm xác định tăng trưởng của cá khi bị

nhiễm nitrite.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Almendras J.M.E., 1987. Acute Nitrite Toxicity and Methemoglobinemia in
juvenile milkfish (Chanos chanos Forsskal). Aquaculture, 61: 33-40.
Cao Văn Thích, 2008. Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao
nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận
Ô Môn thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, Khoa
Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Chand R.K. and Sahoo, P.K., 2006. Effect of nitrite on the immune response of
freshwater prawn Macrobrachium malcolmsonii and its usceptibility to
Aeromonas hydrophila. Aquaculture 258, 150–156.
Costa, O.T.F., Ferreira, D., José dos, S.F., Fabiana, L.P.M. and Marisa, N.F.,
2004. Susceptibility of the Amazonian fish, Colossoma macropomum
(Serrasalminae), to short-term exposure to nitrite. Aquaculture 232, 627–636.
Das P.C., Ayyappan, S., Das, B.K. and Jena, J.K., 2004. Nitrite toxicity in Indian
major carps: sublethal effect on selected enzymes in fingerlings of Catla catla,
Labeo rohita and Cirrhinus mrigala. Comparative Biochemistry and
Physiology, Part C 138: 3 –10.
David A.A, Marian, J.T. and Allen, W.K.,1976. Acute toxicity of nitrite to larvae
of the giant malaysian prawn, Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture 9: 3946
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề về sinh lý cá và
giáp xác. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 152 trang.
Đỗ Thị Thanh Hương, 1998. Ảnh hưởng của Basudin 40EC lên sự thay đổi chỉ
tiêu sinh lý, huyết học và tăng trưởng của cá chép, cá rô phi, cá mè vinh. Luận
văn Thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
85 trang.
Huertas M., Gisbert, E., Rodríguez, A, Cardona, L., Williot, P. and CastellóOrvay, F., 2002. Acute exposure of Siberian sturgeon (Acipenser baeri,
Brandt) yearlings to nitrite: median-lethal concentration (LC50) determination,
haematological changes and nitrite accumulation in selected tissues. Aquatic

Toxicology 57: 257–266.
Huey David W. and Thomas L. Beitinger, 1980. Hematological Responses of
Larval (Rana catesbiana) to Sublethal Nitrite Exposures. Bull. Environm.
Contam. Toxicol. 25: 574-577.

176


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 166-177

Trường Đại học Cần Thơ

Lương Diễm Trang, 2010. Ảnh hưởng của Malachite green lên sinh lý, sinh hóa
và tồn lưu trên cá tra (Pagasianodon hypophthalmus). Luận văn Thạc sĩ Nuôi
trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 59 trang.
Phan, L.T., Tam M.Bui , Thuy T.T. Nguyen , Geoff J. Gooley , Brett A. Ingram,
Hao V. Nguyen, Phuong T. Nguyen , Sena S. De Silva (2009). Currentstatus
of farming practices of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus in the
Mekong
Delta,
Vietnam,
Aquaculture
(2009),
doi:
10.1016/j.aquaculture.2009.08.017
Sena S. De Silva, Brett A. Ingram, Phuong T. Nguyen, Tam M. Bui, Geoff J.
Gooley and Giovanni M. Turchini (2010). Estimation of Nitrogen and
Phosphorus in Effluent from the Striped Catfish Farming Sector in the
Mekong Delta, Vietnam. AMBIO. Royal Swedish Academy of Sciences. DOI
10.1007/s13280-010-0072-x.

Svobodova, Z., Jana, M., Jana D., Ladislav, G., Vera, L., Gorzyslaw, P., Josef, V.
and Hana K., 2005. Haematological and biochemical profiles of carp blood
following nitrite exposure at different concentrations of chloride. Aquaculture
Research 36, 1177 – 1184.
Tilak K.S., Veeraiah, K. and Milton, J. and Raju, P., 2007. Effects of ammonia,
nitrite and nitrate on hemoglobin content and oxygen consumption of
freshwater fish, Cyprinus carpio (Linnaeus). Journal of Environmental
Biology, 28(1) 45-47.
Yanbo, W., Wenju, Z., Weifen, L. and Zirong, X., 2006. Acute toxicity of nitrite
on tilapia (Oreochromis niloticus) at different external chloride
concentrations. Fish Physiology and Biochemistry, 32:49–54.

177



×