Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thiết kế máy điện máy biến áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP LỚN
THIẾT KẾ MÁY ĐIỆN

HÀ NỘI
Tháng 07 năm 2016


Thiết Kế Máy Điện

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................3
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP ...................................................4
VÀ MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC .......................................................................................4
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MBA .........................................................4
I. Quá trình hình thành và phát triển máy biến áp: ...................................................4
II. MBA và các thông số đặc trưng:..............................................................................6
1. Khái niệm về MBA: ................................................................................................6
2. Nguyên lý cơ bản của MBA: ..................................................................................6
3. Các thông số đặc trưng của MBA: ........................................................................8
3.1. Dung lượng hay công suất định mức Sđm : .........................................................8
3.2. Điện áp định mức: ................................................................................................8
3.3. Dòng điện định mức: ............................................................................................8
3.4. Hệ số biến áp: .......................................................................................................8
3.5. Điện áp ngắn mạch: .............................................................................................8
3.6. Dòng không tải: ....................................................................................................8
3.7. Tổ nối dây: ............................................................................................................9
III. Phân loại MBA: .....................................................................................................10
1. Máy biến áp điện lực: ...........................................................................................10


1.1. MBA dầu: ............................................................................................................10
1.2. MBA khô: ............................................................................................................11
2. Máy biến áp chế tạo theo mục đích sử dụng:.....................................................11
2.1.MBA đo lường: ....................................................................................................11
2.2. MBA làm việc ngắn mạch:.................................................................................11
2.3. MBA hàn: ...........................................................................................................12
2.4. MBA lò: ...............................................................................................................12
2.3. MBA tự ngẫu: .....................................................................................................12
CHƯƠNG II : CẤU TẠO CHUNG MBA ĐIỆN LỰC.............................................13
I. Lõi thép. .....................................................................................................................13
1. Các loại thép kỹ thuật điện dùng trong chế tạo MBA. .....................................13
2. Lõi thép . ................................................................................................................15
2.1. Các loại lõi thép : ...............................................................................................15
2.2. Lắp ghép mạch từ:.............................................................................................15
II. Dây quấn: .................................................................................................................17
1


Thiết Kế Máy Điện

1. Các loại dây dẫn dùng làm dây quấn : ...............................................................17
2. Các phương pháp quấn dây: ...............................................................................17
2.1.1. Dây quấn lớp dây dẫn tiết diện chữ nhật: ......................................................17
2.1.3. Kiểu quấn xoáy ốc liên tục: .............................................................................18
2.1.4. Dây quấn hình xoắn: .......................................................................................19
2.2. Dây quấn xen kẽ: ...............................................................................................20
PHẦN II : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT MBA ................................................21
CHƯƠNG I : TÍNH TOÁN CÁC KÍCH THƯỚC THỦ YẾU ................................22
I. Các đại lượng điện cơ bản của MBA: .....................................................................22
1. Công suất trên mỗi pha và mỗi trụ của MBA: ..................................................22

2. Dòng điện dây định mức của MBA: ...................................................................22
3. Điện áp pha định mức: .........................................................................................22
4. Dòng điện pha định mức:.....................................................................................22
5. Các thành phần điện áp ngắn mạch: ..................................................................22
6. Điện áp thử của các cuộn dây:.............................................................................23
II. Chọn các số liệu xuất phát để thiết kế sơ bộ lõi thép: ..........................................24
1. Lõi thép MBA: ......................................................................................................24
2. Vật liệu chế tạo lõi thép: ......................................................................................24
3. Suất tổn hao và suất từ hoá trong trụ và gông: .................................................24
4. Chiều rộng quy đổi của rãnh từ trường tản ar : ................................................25
5. Chọn cách điện: ....................................................................................................25
III. Xác định các kích thước chủ yếu: ........................................................................25
1. Công suất trên một trụ của MBA: ......................................................................27
2. Trọng lượng tác dụng của MBA: ........................................................................28
2.1. Trọng lượng tác dụng của lõi thép: .................................................................28
2.2. Trọng lượng dây quấn đồng: ............................................................................30
2.3. Tính toán giá thành vật liệu tác dụng nói chung của MBA: .........................31
2.4. Tổn hao không tải của MBA: ...........................................................................32
2.5. Thành phần phản kháng của dòng không tải: ................................................32
2.6. Mật độ dòng điện trong dây quấn: ..................................................................33
3. Các kích thước chủ yếu:.......................................................................................34
3.1. Đường kính trụ sắt: ...........................................................................................34
3.3. Chiều cao dây quấn: ..........................................................................................34

2


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến


LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hội nhập với thế giới, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng điện năng ngày
càng tăng. Do đó việc truyền tải và phân phối điện năng ngày càng có ý nghĩa hơn
bao giờ hết. Và vai trò của máy biến áp trong hệ thống điện ngày càng được nâng
cao.
Máy biến áp điện lực là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống điện. Việc tải
điện năng đi xa từ nhà máy điện đến hộ tiêu thụ trong các hệ thống điện cần phải có
rất nhiều lần tăng giảm điện áp. Do đó tổng công suất đặt của các MBA lớn hơn
nhiều lần so với công suất máy phát.
Khuynh hướng phát triển của ngành chế tạo MBA điện lực hiện nay là tăng
được giới hạn về công suất cũng như cấp điện áp sử dụng, ngoài ra còn mở rộng
thang công suất của MBA thành nhiều dãy để đáp ứng một cách rộng rãi nhu cầu sử
dụng và vận hành. Để làm được điều đó, trong thiết kế và chế tạo MBA ta phải
không ngừng cải tiến, tìm ra những vật liệu mới tốt hơn, thay đổi kết cấu mạch từ
hợp lí, tăng trình độ công nghệ…
Ngày nay, máy biến áp dầu được sử dụng một cách rộng rãi trong hệ thống điện.
Với việc dùng dầu để làm mát và đồng thời làm chất cách điện, máy biến áp dầu
giúp làm mát tốt hơn, giảm được kích thước so với máy biến áp khô, đặc biệt là
những máy biến áp công suất lớn.

3


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP

VÀ MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC
***
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MBA

I. Quá trình hình thành và phát triển máy biến áp:
MBA đã có một lịch sử phát triển khá lâu đời, gắn liền với sự ra đời của điện
xoay chiều và nhu cầu truyền tải điện năng. Có thể nói việc phát minh ra MBA như
hiện nay liên quan đến thí nghiệm đóng ngắt cuộn Ruhmkorff của Elih – Thomson.
Khoảng năm 1878-1879 Iabloskov từ nguyên lý cảm ứng điện từ đã dùng hai cuộn
dây quấn trên một lõi thép hở và dùng quan hệ điện từ để làm một nguồn điện chiếu
sáng. Đó được coi là MBA nguyên thuỷ đầu tiên. Lịch sử MBA bắt đầu từ đó.
Năm 1885 MBA một pha có lõi thép khép kín ra đời.
Năm 1889 MBA ba pha đầu tiên xuất hiện.
Năm 1891 tại Thuỵ sĩ MBA ngâm dầu đầu tiên xuất hiện sau đó tại Anh hãng
Ferrant đã chế tạo được MBA có công suất 111.9kVA kiểu bọc, điện áp 10/0,4 kV.
MBA chỉ thực sự phát triển mạnh sau khi tôn silic ra đời năm 1901. Tôn silic có
từ tính rất tốt và có tổn hao nhỏ. Sự ra đời của tôn silic đã giúp MBA giảm được
kích thước và tăng được hiệu suất lên rất nhiều.
Năm 1901 xuất hiện MBA điện áp 110 kV.
Năm 1921 xuất hiện MBA 220 kV.
Năm 1927 xuất hiện MBA điện áp 287,5 kV.
Hiện nay đã có nhiều đường dây xoay chiều ba pha 500, 750, 1150 kV. Nhiều
nước đã nối hệ thống điện lực quốc gia thành hệ thống điện lực quốc tế.
MBA điện lực là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống điện lực. Việc
truyền tải điện năng đi xa từ nhà máy đến hộ tiêu thụ trong các hệ thống điện hiện
nay cần phải có tối thiểu 4 – 5 lần tăng giảm điện áp. Do đó tổng công suất đặt (hay
dung lượng) của MBA lớn gấp nhiều lần công suất của máy phát điện. Hiệu suất
của MBA thường rất lớn (98 - 99%) nhưng do số lượng MBA nhiều nên tổng tổn
hao trong hệ thống cũng rất đáng kể, vì thế cần phải chú ý đến việc giảm các tổn
hao ngắn mạch cũng như các tổn hao không tải trong MBA. Để giải quyết vấn đề

4


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

này hiện nay trong nghành chế tạo MBA chủ yếu dùng tôn cán lạnh do có phẩm
chất từ không đẳng hướng – dẫn từ định hướng – có suất tổn hao và công suất từ
hoá thấp, hay đặc biệt thấp. Mặt khác còn thay đổi các kết cấu mạch từ một cách
thích hợp như ghép mối nghiêng, hoặc ghép step lap các lá tôn trong lõi thép. Thay
các kết cấu bulông ép trụ và gông xuyên lõi thép bằng các vòng đai ép gông chữ U
hay đai thuỷ tinh. Dùng những công nghệ mới về cắt dập lá thép tụ động, về ủ lá
thép, khử bavia, về lắp ráp, v.v… Nhờ vậy mà công suất và điện áp của các MBA
đã được nâng lên rõ rệt. Hiện nay người ta đã chế tạo được những MBA có dung
lượng lên đến trên 1000 MVA điện áp đến 1150 KV đối với MBA dầu và trên 3000
KVA điện áp tới 35 KV đối với MBA khô.
Đi đôi với việc tăng giới hạn về công suất, người ta cũng mở rộng thang công
suất của MBA làm nhiều dãy (hay gam) máy hơn so với trước kia để đáp ứng một
cách rộng rãi với nhu cầu sử dụng và vận hành MBA. Những dãy MBA mới ra đời
từ những năm 80 trở lại đây đã dần dần thay thế những MBA thuộc dãy cũ không
còn thích hợp nữa.
Để đảm bảo chất lượng điện và cung cấp điện liên tục, các MBA điều chỉnh điện
áp dưới tải ngày càng nhiều và chiếm tới khoảng 50% công suất tổng.
Để tiết kiệm vật liệu tác dụng, vật liệu cách điện, vật liệu kết cấu và giảm trọng
lượng, kích thước máy, ngoài việc dùng MBA tự ngẫu thay cho MBA hai dây quấn
người ta còn áp dụng các biện pháp làm mát bằng dầu hay không khí được tốt hơn,
dùng những vật liệu kết cấu không từ tính nhẹ và bền hơn ... Khuynh hướng dùng
dây nhôm hoặc tấm nhôm mỏng thay cho dây đồng cũng đang phát triển. Vì nhôm
nhẹ hơn đồng, giá thành lại rẻ hơn và dễ kiếm hơn đồng. Các MBA cỡ lớn và trung

bình thường sản xuất loại ba pha ghép thành tổ hợp MBA ba pha để thuận tiện cho
việc chuyên chở.
Ở nước ta sau ngày giải phóng miền Bắc mới có một vài cơ sở thiết kế và chế tạo
MBA và đặc biệt là sau khi thống nhất đất nước nhiều nhà máy chế tạo MBA mới
đã được xây dựng. Tuy vậy chúng ta đã tiến hành sửa chữa, thiết kế chế tạo được
một khối lượng khá lớn MBA phục vụ cho nhiều cơ sở sản xuất trong nước và
MBA của ta cũng đã được xuất khẩu sang một số nước. Nhà máy chế tạo biến thế
Hà nội nay liên doanh với hãng thiết bị điện ABB đã chế tạo được nhiều loại MBA
5


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

phân phối, điện áp tới 35 kV. Nhà máy thiết bị điện Đông Anh đã thiết kế chế tạo
MBA truyền tải có công suất tới 330 MVA, điện áp 220 kV. Đó là những cố gắng
và tiến bộ của ngành chế tạo MBA nước ta.
II. MBA và các thông số đặc trưng:
1. Khái niệm về MBA
MBA là một thiết bị điện từ tĩnh làm việc dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ,
biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở mức điện áp này thành hệ thống dòng
điện xoay chiều ở mức điện áp khác với tần số không thay đổi.
MBA biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều một pha gọi là MBA một pha,
MBA biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều ba pha gọi là MBA ba pha.
MBA ngâm trong dầu (làm mát bằng dầu) gọi là MBA dầu, MBA không ngâm
trong dầu và làm mát bằng không khí gọi là MBA khô.
2. Nguyên lý cơ bản của MBA:
Ta xét sơ đồ nguyên lý của một MBA như trên hình vẽ. Đây là MBA một pha
hai dây quấn.

3

I

I2

1
1

2

U1

U2
W1

F

W2


Dây quấn 1 có w1 vòng dây và dây quấn 2 có w2 vòng dây được quấn trên lõi thép
3. Khi đặt một điện áp xoay chiều u1 vào dây quấn 1, trong đó sẽ có dòng điện i1 .
Trong lõi thép sẽ sinh ra từ thông  móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng
ra các s.đ.đ e1 và e2 . Dây quấn 2 có s.đ.đ sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện
áp là u2 . Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn
1 sang dây quấn 2.

6



Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

Giả thiết điện áp xoay chiều đặt vào là một hàm số hình sin thì từ thông do nó
sinh ra cũng là một hàm số hình sin:
   m sin t

Do đó theo định luật cảm ứng điện từ, s.đ.đ cảm ứng trong các dây quấn 1 và 2 sẽ
là:
e1   w1

d m sin t
d
  w1
  w1 m cost
dt
dt



(a)

 2 E1 sin(t  )
2
e2   w2

d m sin t
d

  w2
  w2 m cost
dt
dt



(b)

 2 E 2 sin(t  )
2

Trong đó:
E1 

w1 m

E2 

2



w2  m
2

2fw1 m
2




 4,44 fw1 m

2fw2  m
2

 4,44 fw2  m

(c)

(d)

là giá trị hiệu dụng của các s.đ.đ dây quấn 1 và dây quấn 2
Các biểu thức (a), (b) cho thấy s.đ.đ cảm ứng trong dây quấn chậm pha với từ
thông sinh ra nó một góc


.
2

Dựa vào các biểu thức (c), (d) người ta định nghĩa tỷ số biến đổi của MBA như
sau:
k

E1 w1

E 2 w2

Nếu không kể điện áp rơi trên các dây quấn thì có thể coi U1  E1 ; U 2  E2 , do đó k
được xem như là tỷ số điện áp giữa dây quấn 1 và 2 :

k

E1 U1

E2 U 2

7


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

3. Các thông số đặc trưng của MBA:
3.1. Dung lượng hay công suất định mức Sđm
Công suất định mức của MBA hay công suất liên tục đi qua MBA trong suốt
thời hạn phục vụ của nó ứng với các điều kiện tiêu chuẩn: điện áp định mức, tần số
định mức và nhiệt độ môi trường làm mát định mức.
3.2. Điện áp định mức:
-

Điện áp dây sơ cấp định mức là điện áp hai đầu cuộn dây sơ cấp

-

Điện áp thứ cấp định mức là điện áp hai đầu cuộn dây thứ cấp khi máy biến
không tải.

3.3. Dòng điện định mức:
-


Dòng điện định mức của cuộn dây sơ cấp là dòng điện chạy trong cuộn sơ
cấp khi công suất MBA là định mức và điện áp sơ cấp là định mức.

-

Dòng điện định mức của cuộn thứ cấp là dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp

khi công suất MBA là định mức và điện áp thứ cấp định mức khi có tải.
3.4. Hệ số biến áp:
Hệ số biến áp k được xác định bằng tỷ số giữa điện áp định mức của cuộn dây
sơ cấp với cuộn dây thứ cấp.
k=

U scñm
U tcñm

-

Nếu k >1 thì MBA là máy hạ áp.

-

Nếu k<1 thì MBA là máy tăng áp.

3.5. Điện áp ngắn mạch:
Điện áp ngắn mạch U đặc trưng cho tổng trở toàn phần Z của MBA và thường
được biểu diễn bằng phần trăm của điện áp định mức:
Un% =


Un
P
3I ñm
100 
Z .100  n
U ñm
U ñm
10S

3.6. Dòng không tải:
-

Dòng không tải i là đại lượng được làm cơ sở để tính công suất phản kháng
tiêu thụ trên mạch từ hoá QFe. Thường trị số của dòng không tải cho bằng
phần trăm dòng định mức của MBA.

8


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

-

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

Trị số tương đối của nó giảm đi khi công suất và điện áp định mức của máy
biến áp tăng: đối với máy biến áp 10  35kV, i0 = (12,5%); đối với máy
biến áp 220  500 kV, i0 = 0,3  0,5%. Quan hệ giữa dòng không tải và tổn
hao không tải như sau:
i0% =


I0
3U ñm .I 0
S
100% 
100%  0
I ñm
S ñm
S ñm

Vì QFe > PFe nên có thể coi So  QFe
i0% =

Qfe
.100%
Sdm

3.7. Tổ nối dây:
Tổ nối dây của MBA được hình thành do sự phối hợp kiểu nối dây sơ cấp so với
kiểu nối dây thứ cấp. Nó biểu thị góc lệch pha giữa các s.đ.đ cuộn dây sơ cấp và thứ
cấp của MBA. Góc lệch pha phụ thuộc chiều quấn dây, cách ký hiệu các đầu dây,
kiểu nối dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp. Dây quấn các pha thường được nối với
nhau theo: hình Y, y; hay D(), d(); hoặc ziczac Z, z.
Để thuận tiện người ta dùng kim đồng hồ biểu thị vectơ điện áp sơ cấp luôn chỉ
số 12 trên mặt đồng hồ – tượng trưng cho kim phút, vectơ điện áp thứ cấp sẽ lệch
pha tương ứng ở các vị trí lần lượt chỉ các số 0,1,2,3…11 trên mặt đồng hồ tượng
trưng cho kim giờ.
Ứng với tất cả các kiểu nối dây của MBA ba pha, có 12 vị trí vectơ điện áp dây
thứ cấp, mỗi vị trí tương ứng với một kiểu nối dây.
Ta có một số kiểu nối dây sau :

-

Nối Y/y : Kiểu nối này có cách nối đơn giản nhất, phương pháp nối dây này
có ưu điểm là cùng một điện áp, cần ít vòng dây hơn. Nhưng có nhược điểm
là nếu nối trung tính với mạch ngoài, phía thứ cấp có cả điện áp dây và điện
áp pha do vậy gặp nhiều khó khăn nhất là nhạy cảm với tải không đối xứng.
Mặt khác nối kiểu này làm xuất hiện từ thông bậc ba, đối với MBA ba pha ba
trụ từ thông bậc ba này sẽ móc vòng qua dầu, bulông, vỏ máy gây tổn hao,
giảm hiệu suất máy. Do đó đối với MBA ba pha ba trụ, phương pháp này chỉ
áp dụng cho MBA dung lượng hạn chế từ 6300kVA trở xuống.

9


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

-

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

Nối / y : Cách nối này phía sơ cấp dòng bậc ba và bội ba khép vòng qua
dây quấn, vì vậy từ thông và điện áp pha là hình sin. Dòng điện dây, hiệu
giữa hai pha, không có thành phần bậc ba và bội ba. Có thể dùng cho trường
hợp có dây trung tính, cho phép phụ tải một pha làm việc với dòng điện tới
100% định mức. Nhược điểm là dây quấn pha phải tính ứng với điện áp dây,
như vậy số vòng dây lớn hơn số vòng của cách nối Y là

3 lần do đó không

tiện dùng cho MBA có công suất nhỏ. Chỉ sử dụng khi công suất từ 500 kVA

trở lên.
-

Nối Y/ : Giống như cách nối /y nối kiểu y/ cũng tránh được tác hại của
từ thông và s.đ.đ điều hoà bậc ba.Cách nối này sử dụng cho MBA công suất
lớn trong nhà máy điện, nối trực tiếp từ máy phát hoặc sử dụng cho các trạm
công suất lớn.

-

Nối Y/z : Kiểu đấu dây này ít dùng vì tốn nhiều đồng hơn và chỉ gặp trong
MBA dùng cho các thiết bị chỉnh lưu hoặc trong MBA đo lường để hiệu
chỉnh sai số về góc lệch pha.

III. Phân loại MBA:
Theo công dụng máy biến áp có thể phân ra các loại sau:
-

Máy biến áp điện lực: dùng để truyền tải và phân phối công suất trong hệ
thống điện lực.

-

Máy biến áp chế tạo theo mục đích sử dụng : sử dụng trong các mục đích
nhất định như MBA hàn, MBA lò, MBA chỉnh lưu, MBA đo lường, v.v…

-

Máy biến áp tự ngẫu: biến đổi trong một phạm vi không lớn lắm dùng để mở
máy cho các động cơ điện xoay chiều.


-

Máy biến áp thí nghiệm: dùng để thí nghiệm các điện áp cao áp.

1. Máy biến áp điện lực:
Máy biến áp điện lực có hai loại được phân loại theo phương pháp làm mát là
MBA khô và MBA dầu.
1.1. MBA dầu:
Loại MBA này được làm mát bằng dầu (làm mát tự nhiên hoặc cưỡng bức
bằng dầu). Dầu làm mát vừa là dung môi làm mát vừa là chất cách điện giữa lõi

10


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

thép, cuộn dây, và các chi tiết kim loại trong ruột MBA. Loại MBA này thường có
thêm thùng dầu phụ.
1.2. MBA khô:
MBA khô về cấu tạo cũng giống như MBA dầu nhưng được làm mát bằng
không khí (làm mát tụ nhiên hoặc cưỡng bức). Do đó vỏ MBA khô chỉ có tác dụng
che chắn. Các cuộn dây được đúc trong chân không và cố định tại chỗ bằng hợp
chất keo epoxy.
2. Máy biến áp chế tạo theo mục đích sử dụng:
2.1.MBA đo lường:
Để đo điện áp và dòng điện lớn người ta thường sử dụng MBA đo lường để
giảm điện áp và dòng điện xuống bằng trị số hiệu dụng mà các dụng cụ đo thông

dụng có thể chịu đựng được, trên cơ sở đó phân biệt máy biến điện áp và máy biến
dòng.
-

Máy biến điện áp: Máy có thể chế tạo theo kiểu bọc hoặc kiểu trụ. Máy biến
điện áp 3 pha thường chế tạo 5 trụ, dùng loại thép dày 0,35mm, có hệ số từ
thẩm cao, ít tổn hao. Máy biến điện áp có dây quấn sơ cấp nối song song với
lưới điện và dây quấn thứ cấp nối với Vonmét hoặc với cuộn song song của
Woatmét hay với cuộn dây của rơle bảo vệ. Điện áp định mức thứ cấp được
chọn là 100V. Có thể chế tạo máy biến điện áp một pha hoặc ba pha.

-

Máy biến dòng điện: Có thể chế tạo theo MBA kiểu bọc hoặc kiểu lõi. Với
dòng điện lớn dây quấn sơ cấp là một thanh dẫn hoặc vài vòng dây. Máy biến
dòng điện có dây quấn sơ cấp được nối nối tiếp với mạch cần đo dòng điện,
còn dây quấn thứ cấp gồm nhiều vòng dây được nối với Ampemet hoặc với
cuộn dây nối tiếp của Woatmet hay rơle bảo vệ.

2.2. MBA làm việc ngắn mạch:
Để có dòng ngắn mạch lớn, với biên độ lớn, dùng trong thí nghiệm tiếp điểm
chuyển mạch, đóng ngắt điện áp cao, hoặc kiểm tra độ bền dây quấn của MBA công
suất lớn khi bị ngắn mạch, người ta phải chế tạo ra MBA ngắn mạch có điện áp
ngắn mạch rất nhỏ. Máy MBA loại này có lực ngắn mạch dọc trục và hướng kính
lớn. Lực hướng kính lên đến 10 kG và độ tăng nhiệt có thể lên tới 1800.

11


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện


GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

2.3. MBA hàn:
Hàn điện thường được thực hiện bằng hai cách: hàn hồ quang và hàn bằng điện
trở.
-

MBA hàn hồ quang: thường phải chế tạo có điện kháng tản lớn, muốn vậy
dây quấn sơ cấp và thứ cấp có thể đặt trên một trụ hoặc đặt trên hai trụ nhưng
khoảng cách giữa chúng phải lớn. Thay đổi điện kháng tản bằng cách thay
đổi mạch từ trường tản.

-

MBA hàn điện trở: Sử dụng dòng ngắn mạch từ 1 đến 100kA. Dây quấn thứ
cấp được đúc bằng đồng, bọc hai phía bằng dây quấn sơ cấp. Điều chỉnh
dòng điện hàn bằng cách điều chỉnh số vòng dây của cuộn sơ cấp. Với MBA
hàn lớn người ta điều chỉnh dòng điện hàn nhờ MBA tự ngẫu.

2.4. MBA lò:
MBA lò được chế tạo một hoặc ba pha, có điện áp thứ cấp thấp khoảng từ 22 –
500V, nên có dòng điện lớn có khi tới 270.000A. Dây quấn thứ cấp do có tiết diện
lớn nên được tạo thành một số nhóm ghép song song, đầu và cuối bối dây để kề
nhau do vậy gây nên tổn hao phụ trong dây quấn và dây dẫn ra. Người ta điều chỉnh
điện áp bằng các phương pháp khác nhau và có thể thực hiện điều chỉnh dưới tải
hoặc điều chỉnh không điện.
Ngoài ra còn có các loại MBA đặc biệt khác như MBA một pha dùng cho đầu
máy chạy điện, MBA dùng cho hệ thống mêtrô, máy điều chỉnh cảm ứng,…
2.3. MBA tự ngẫu:

MBA tự ngẫu là một MBA đặc biệt, dây quấn sơ cấp và thứ cấp nối trực tiếp với
nhau, dây quấn thứ cấp là một bộ phận của dây quấn sơ cấp. Do đó ngoài sự liên hệ
qua hỗ cảm các dây quấn sơ cấp và thứ cấp còn liên quan trực tiếp với nhau về điện.
Công suất truyền tải qua máy một phần bằng cảm ứng và một phần truyền trực tiếp.
MBA tự ngẫu thường dùng để mở máy động cơ, điều chỉnh điện áp, …

12


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

CHƯƠNG II : CẤU TẠO CHUNG MBA ĐIỆN LỰC

MBA có các bộ phận chính là : Lõi thép, dây quấn, vỏ máy và hệ thống làm mát.
I. Lõi thép.
1. Các loại thép kỹ thuật điện dùng trong chế tạo MBA.
Mạch từ của MBA thường được chế tạo từ thép kỹ thuật điện. Thép kỹ thuật điện
là kim loại đa tinh thể dạng khối tạo thành. Tuỳ theo chế độ cán mà có cấu trúc tinh
thể khác nhau. Tơn cán nóng có cấu trúc tinh thể hỗn độn, có từ trở theo tất cả các
hướng là như nhau. Tơn cán nguội có cấu trúc tinh thể được sắp xếp theo cùng một
quy luật, chính vì vậy tơn cán nguội có phẩm chất dẫn từ khơng đẳng hướng- dẫn
từ định hướng.

cấ
u tạo tinh thểtrong thé
p

n nó

ng

cấ
u tạo tinh thểtrong thé
p cá
n nguộ
i

Trước đây, lõi sắt của MBA chủ yếu dùng tơn cán nóng của Liên Xơ dày 0,35 mm
từ cảm trong lõi dưới 1,45T. Ngày nay đa số là dùng tơn cán nguội có chiều dày là
0,23; 0,27; 0,35mm… cho phép nâng từ cảm trong mạch từ lên đến 1,6 -1,72 T,
giảm được khối lượng mạch từ đồng thời giảm được thời giảm được tổn hao khơng
tải, ngắn mạch và dòng điện khơng tải. Tổn hao khơng tải trong các máy dùng tơn
cán nguội chiếm từ 0,1 đến 0,2% cơng suất máy trong khi dùng tơn cán nóng tổn
hao khơng tải đạt đến 0,3%.
Trong chế tạo MBA hiện nay chủ yếu dùng các loại tơn sau :
 Tơn cán nguội của Nga sản xuất với các mã hiệu: 3404, 3405, 3406, 3407,
3408. Chiều dày tơn từ 0,23 0,3mm. Ở tần số 50Hz, B=1,7T; suất tổn hao
p0 = 1,05  1,15 W/kg.

13


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

 Tôn cán nguội của Đức: C120, C100. Chiều dày tôn từ 0,270,3mm; tần số
50Hz, B=1,7T, suất tổn hao từ 11,2W/kg.
 Tôn Nhật mã hiệu: 23ZH90; 23ZH95; 23JGH95; 27ZH95; 27ZH100. Trong

đó hai số đầu chỉ chiều dày tấm tôn; hai số cuối chỉ suất tổn haon
(0,91W/kg); ở tần số 50Hz, B=1,7T.
Trong quá trình làm việc của MBA, thép kỹ thuật điện bị già hoá. Sự già hoá này
được đánh giá bằng hệ số già hoá tính bằng phần trăm tăng tổn hao riêng.
Tính dẫn từ của thép kỹ thuật điện chịu ảnh hưởng rất lớn của tác động cơ học và
nhiệt độ cũng như ảnh hưởng của việc cắt dập lỗ, việc ép mạch từ hay việc mài bề
mặt.v.v.
 Ảnh hưởng của cắt và dập lỗ: Trong quá trình pha cắt các tấm tôn cũng như
khi đột dập các lỗ do có sự tác động cơ khí kết cấu thép ở các mép cắt hoặc
đột bị biến cứng. Sự biến cứng dẫn tới làm giảm từ cảm trong thép và làm
tăng tổn hao riêng của nó
 Ảnh hưởng của việc ép mạch từ: Khi ép mạch từ đặc biệt với tôn cán nguội
càng phải xác định lực ép tối ưu. Nếu lực ép không đủ, kết cấu mạch từ sẽ
lỏng lẻo, dễ biến dạng khi cần phải lật đảo, nâng hạ hay vận chuyển. Hậu quả
là làm xê dịch thay đổi vị trí các chi tiết, ruột máy thậm chí làm biến dạng
cuộn dây và thay đổi khoảng cách cách điện giữa chúng. Nếu lực ép quá lớn,
tính dẫn từ của thép cán nguội sẽ giảm, tổn hao và dòng không tải sẽ tăng
lên.
 Ảnh hưởng của việc mài bề mặt tấm tôn: Nếu dùng tôn chưa sơn cách điện
thì sau khi cắt đột tấm tôn thường qua khâu mài bavia làm ảnh hưởng đến độ
dẫn từ và tổn hao riêng của tôn. Mức độ ảnh hưởng đó uphụ thuộc vào góc
mài so với hướng cán của tôn (tôn cán nguội).
 Ảnh hưởng của nhiệt: Trong quá trình làm việc MBA sinh nhiệt trong lõi
thép và dây quấn làm giảm từ cảm của lõi thép và tăng tổn hao riêng.
 Ảnh hưởng do va đập, uốn, bẻ và chất nặng trong quá trình vận chuyển: Trong quá
trình chế tạo, nếu uốn bẻ tấm tôn dưới một góc 90 có thể làm tăng tổn hao (ở từ
cảm 1,5T) trung bình 910%, dòng điện từ hoá tăng 40% ngay ở thép cán nóng con

14



Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

số này cũng là 1,6 và 6%. Khi ghép lõi thép dùng búa thép để gõ đập cũng có thể
làm tăng tổn hao và dòng không tải. Vì vậy, trong quá trình lắp ráp, vận chuyển hết
sức tránh quăng quật, va đập, để vật nặng lên các lá tôn.
2. Lõi thép
2.1. Các loại lõi thép
Lõi thép dùng làm mạch dẫn từ đồng thời làm khung để quấn dây quấn. Theo
hình dáng lõi thép người ta chia ra:
-

Máy biến áp kiểu lõi hay kiểu trụ: Dây quấn bao quanh trụ thép. Hiện
nay loại này rất thông dụng cho các MBA một pha và ba pha có dung
lượng nhỏ và trung bình.

Máy biến áp kiểm tra pha
-

Máy biến áp kiểu bọc: Mạch từ được phân nhánh sang hai bên và bọc
lấy một phần dây quấn. Loại này thường chỉ dùng trong một vài ngành
chuyên môn đặc biệt như MBA dùng trong lò điện luyện kim hay
MBA một pha công suất nhỏ dùng trong kỹ thuật vô tuyến điện, truyền
thanh…

2.2. Lắp ghép mạch từ:
Lõi thép MBA gồm hai phần: Phần trụ và phần gông. Trụ là phần lõi thép có
quấn dây quấn; gông là phần lõi thép nối các trụ lại với nhau thành mạch từ kín và

không có dây quấn. Đối với MBA kiểu bọc và kiểu trụ - bọc hai trụ thép phía ngoài
cũng đều thuộc về gông.
Mạch từ của máy biến áp được ghép từ nhiều lá thép kỹ thuật điện. Các lá thép
này có nhiều kích thước khác nhau sao cho tiết diện của trụ có dạng gần giống với
hình tròn còn tiết diện của gông có dạng vuông hoặc chữ thập.

15


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

höôù
ng caù
n

höôù
ng caù
n

a)

b)

Do tôn cán lạnh có tính dẫn từ không đẳng hướng nên việc ghép nối giữa trụ và
gông không thể thực hiện kiểu mối nối vuông góc như tôn cán nóng được vì như
vậy góc ghép nối   0 khá lớn làm tăng tổn hao sắt (hình a). Ta dùng mối nối
nghiêng hay cắt vát lá tôn (hình b), khi đó góc   0 sẽ nhỏ đi và tổn hao sắt sẽ
giảm đáng kể.

Ta có một số phương án ghép lõi thép của máy biến áp 3 pha 3 trụ trong mặt
phẳng mà hiện nay trong ngành chế tạo máy biến áp đang được sử dụng:
Lôù
p1

Lôù
p2

(b)

(a)

(c)

Theo các hình vẽ ta có:
Mạch từ (a): Được ghép chéo góc 45 ở bốn góc của mạch từ còn ba mối nối ở
trụ giữa và gông được ghép bằng mối nối thẳng. Với cách ghép này về phần công
nghệ đơn giản hơn hai dạng còn lại nhưng tổn hao ở mối ghép thẳng còn lớn, chính
vì vậy cách ghép mạch từ này hiện nay ít dùng.
Mạch từ (b): Cũng được ghép chéo góc 45 ở bốn góc của mạch từ còn mối nối
giữa trụ giữa và gông được ghép chéo góc 90 . Với cách ghép này tổn hao ở mối
ghép trụ giữa nhỏ hơn cách ghép ở hình (a), nhưng công nghệ chế tạo phức tạp hơn.
Với phần kết cấu tương tự nhưng khác là từng tệp lá thép được ghép lại với nhau
bởi từ 57 lá thép người ta có cách ghép theo công nghệ steplap. Với cách ghép này
từ trở khe hở không khí giữa các lá thép là nhỏ nhất và được kéo dài bởi số lần
16


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện


GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

trùng nhau của khe hở được giảm đi rất nhiều. Hiện nay công nghệ steplap này đang
được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chế tạo mạch từ MBA
Mạch từ (c): Kết cấu mạch từ tương tự như hình (b) xong các lá thép ở trụ giữa
là các hình thang cân. Các lá thép trụ giữa được xếp luân phiên sao cho cân xứng
(nét đứt là lá thép trụ giữa được lật ngược).
II. Dây quấn:
1. Các loại dây dẫn dùng làm dây quấn
Dây dẫn dùng để làm dây quấn máy biến áp từ trước đến nay chủ yếu là đồng
bởi vì đồng thuần nhất có điện dẫn suất cao nhưng tương lai người ta có xu hướng
sử dụng nhôm làm dây quấn cho máy biến áp bởi nhôm nhẹ hơn đồng, rẻ hơn và dễ
kiếm hơn đồng. Nhưng hiện nay chủ yếu vẫn dùng đồng làm dây quấn vì đồng có
tính dẫn điện cao, chống được sự ăn mòn của khí quyển và có tính đàn hồi cao. Về
công nghệ, dây đồng dễ hàn hơn dây nhôm.
Trong chế tạo máy biến áp người ta thường sử dụng dây đồng tròn hay dây đồng
dẹt.
-

Dây đồng tròn được chế tạo với đường kính từ 0,03 đến 100mm

Dây đồng dẹt được chế tạo với kích thước theo cạnh nhỏ là 0,83 12,5mm và
cạnh lớn hơn là 2,135mm.
2. Các phương pháp quấn dây
Dây quấn MBA là bộ phận dùng để thu nhận năng lượng vào và truyền tải năng
lượng đi. Trong MBA hai dây quấn có hai cuộn dây là cuộn hạ áp (HA) nối với lưới
điện hạ áp và cuộn cao áp (CA) nối với lưới điện cao áp. Theo phương pháp bố trí
dây quấn trên lõi thép có thể chia dây quấn MBA thành hai kiểu: đồng tâm và xen
kẽ.
2.1. Dây quấn đồng tâm:

Cuộn CA và HA là những hình ống đồng tâm với nhau. Chiều cao của chúng được
thiết kế bằng nhau. Khi bố trí cuộn dây cuộn HA đặt trong còn cuộn CA đặt ngoài.
2.1.1. Dây quấn lớp dây dẫn tiết diện chữ nhật:
Sử dụng kiểu quấn này có thể quấn bằng một sợi dây hay ghép nhiều sợi. Nếu
dòng điện quá lớn thì ghép nhiều sợi. Người ta tránh ghép hướng kính vì theo chiều

17


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

đó từ thông dò khác nhau gây nên tổn hao vì dòng điện xoáy khác nhau. Khi quấn
một lượt thì gọi là quấn lớp đơn, quấn hai lượt gọi là quấn kép.

2.1.2. Dây quấn nhiều lớp dây tiết diện tròn:

Vì cuộn dây có nhiều lớp do đó việc tản nhiệt gặp khó khăn, để khắc phục điều
này người ta tạo ra các rãnh thông dầu dọc trục bằng cách đặt các thanh bakêlit theo
cuộn dây. Đối với máy lớn người ta chia cuộn dây thành hai cuộn để tạo rãnh thông
dầu ngang trục. Khi quấn kiểu hình trụ nhiều lớp sử dụng dây quấn tròn, người ta có
thể sử dụng một sợi hay nhiều sợi chập lại để quấn, nhưng ít khi dùng tới 3 sợi. Khi
dùng tới 3 sợi cũng không cần đến hoán vị vì vị trí của nó phân bổ tương đối đều
đặn. Việc rút dây ra làm đầu phân thế cũng dễ dàng không cần cắt hay hàn đầu dây.
2.1.3. Kiểu quấn xoáy ốc liên tục:
Dây quấn xoáy ốc liên tục là loại dây quấn có nhiều bánh dây quấn liên tiếp từ
một hoặc nhiều sợi dây dẫn chữ nhật chập lại. Hướng quấn dây vuông góc với trục
quay. Mỗi bánh dây gồm nhiều vòng dây, chiều cao bánh dây bằng chiều cao dây
dẫn. Bánh thứ nhất cuốn từ ngoài vào trong, đến bánh thứ 2 lại quấn từ trong ra

ngoài. Số bánh dây là chẵn và phải đi từng đôi một. Như vậy bánh thứ nhất đầu dây
vào nằm ngoài thì bánh cuối cùng đầu dây ra cũng nằm ngoài. Trong trường hợp sử
18


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

dụng nhiều dây chập, tối đa là bốn sợi, thì phải hoán vị. Giữa các bánh dây có rãnh
dầu và đệm cách điện
Ưu điểm của cuộn dây là cường độ cơ học tốt, làm mát tốt. Nhược điểm là khó
quấn dây, chế tạo phức tạp.
Dây quấn này có thể cho bên CA hoặc HA, loại cuộn dây này chỉ sử dụng cho
các MBA có dung lượng lớn hơn 560KVA.

2.1.4. Dây quấn hình xoắn:

Cuộn dây được quấn liên tục gồm nhiều sợi dây ghép song song với nhau thành
một vòng dây bẹt để quấn. Cách này dùng để quấn khi giảm số vòng dây và tăng
cường tiết diện để dẫn dòng điện lớn, nên hay dùng cho cuộn dây hạ thế. Dây quấn
19


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

hình xoắn có hai loại: Dây quấn xoắn mạch đơn và dây quấn xoắn mạch kép. Khi
dòng điện quá lớn thì phải dùng cuộn dây quấn mạch kép hay còn gọi là dây quấn

xoắn hai lượt. Giữa hai lượt có nêm kê.
Ưu điểm của kiểu xoắn ốc là cường độ cơ học tốt, tản nhiệt tốt. Tuy nhiên vì
chiều dài của một vòng dây trong một vành dây không dài bằng nhau nên từ thông
rò không đều nhau. Điện kháng của các vòng dây không bằng nhau, cường độ điện
phân bố không đều đặn làm tăng tổn hao phụ. Để khắc phục điều này người ta hoán
vị các sợi dây.
2.2. Dây quấn xen kẽ:
Cuộn CA và HA được quấn thành từng bối có cùng chiều cao thấp và quấn xen
kẽ với nhau do đó giảm được lực dọc trục khi ngắn mạch. Để giảm lực cơ học theo
hướng kính các bối dây cố gắng thiết kế có đường kính gần bằng nhau. Dây quấn
xen kẽ có nhiều rãnh dầu ngang nên tản nhiệt tốt hơn các kiểu quấn dây khác.
Tuy nhiên kiểu quấn này về mặt cơ học kém vững chắc, dây quấn có nhiều mối
hàn. Mặt khác vì dây quấn CA và HA quấn xen kẽ nên cách điện giữa dây quấn CA
và HA cần đảm bảo do đó khó chế tạo hơn. Loại dây quấn này chủ yếu được dùng
trong các MBA lò điện hay trong một số MBA khô để đảm bảo sự làm mát được
tốt.

20


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

PHẦN II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT MBA
***
Số liệu thiết kế máy biến áp điện lực 180 kVA:
Công suất định mức: S = 180 kVA
Điện áp hạ áp (HA) U1 = 0,4kV
Điện áp cao áp (CA) U2 = 10 kV

Tổ nối dây ∆/Y-11
Điện áp ngắn mạch Un% = 4%
Dòng điện không tải I0% = 1,7%
Tổn hao ngắn mạch ∆Pn = 3150 W
Tổn hao không tải ∆P0 = 480 W

21


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

CHƯƠNG I: TÍNH TOÁN CÁC KÍCH THƯỚC THỦ YẾU
***
I. Các đại lượng điện cơ bản của MBA:
1. Công suất trên mỗi pha và mỗi trụ của MBA:
Công suất trên mỗi pha:
Sf =

𝑆
𝑚

=

180

= 60 kVA

3


Công suất trên mỗi trụ:
S’ =
Trong đó:

𝑆
𝑡

=

180

= 60 kVA

3

S: công suất định mức
t,m: số trụ và số pha.

2. Dòng điện dây định mức của MBA:
Phía hạ áp:
I1 =

𝑆.103
√3𝑈2

=

180.103
√3.400


= 259.8 A

Phía cao áp:
I2 =

𝑆.103
√3𝑈1

=

180.103
√3.10.103

= 10.3 A

3. Điện áp pha định mức:
Phía cao áp:
Uf2 = U2 = 10000 V
Phía hạ áp:
Uf1 =

U d1
3



400
3


= 230.94 V

4. Dòng điện pha định mức:
Phía cao áp: If2=

I2
3

=6A

Phía hạ áp: If1 = I1 = 259.8 A
5. Các thành phần điện áp ngắn mạch:
Điện áp ngắn mạch được xác định từ thí nghiệm ngắn mạch.

22


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

Thành phần tác dụng:
Unr =

𝐼𝑓 𝑟𝑛
𝑈𝑓

. 100.

𝑚.𝐼𝑓 10−3

𝑚.𝐼𝑓 .10−3

=

𝑃𝑛
10.𝑆đ𝑚

=

3150
10.180

= 1.75(%)

Trong đó Pn = 3150 W
Thành phần phản kháng:
2 = √42 − 1.752 = 3.6(%)
Unx = √𝑈𝑛2 − 𝑈𝑛𝑟

Trong đó Un= 4%
6. Điện áp thử của các cuộn dây:
Để xác định được khoảng cách cách điện giữa các cuộn dây quấn và các thành
phần khác ta cần biết trị số điện áp thử của chúng. Dựa vào bảng thử điện áp cao áp
ta tìm được cấp điện áp thử cho từng cuộn dây.
Bảng tiêu chuẩn thử cao áp (Bảng 2 - Tr185 - Thiết kế máy biến áp điện lực Phan Kế Thụ):
Cấp điện áp (kV)

Điện áp làm việc lớn nhất

Điện áp thử (kV)


(kV)
3

3.6

18

6

7.2

25

10

12.0

35

15

17.5

45

20

24.0


55

35

40.5

85

110

126

200

220

252

325

500

525

630

Dựa vào bảng điện áp thử ta tìm được:
Uth1 = 5 kV

ứng với U1 = 0,4 kV


Uth2 = 35 kV

ứng với U2 = 10 kV

23


Bài Tập Lớn Thiết Kế Máy Điện

GVHD: Th.S Hồ Mạnh Tiến

II. Chọn các số liệu xuất phát để thiết kế sơ bộ lõi thép:
1. Lõi thép MBA:
Lõi thép MBA có nhiều kiểu nhưng ta chọn lõi thép kiểu trụ, dây quấn cuộn
thành hình trụ tiết diện ngang của trụ có dạng bậc thang đối xứng nội tiếp với đường
tròn đường kính d

d01
d

2. Vật liệu chế tạo lõi thép:
Chọn tôn silic cán lạnh dẫn từ có hướng mã hiệu 3404 có chiều dày 0,3mm,
có độ từ cảm Bt = 1,6T (bảng 11)
Để chỉ sự gia tăng tiết diện gông so với tiết diện trụ người ta dùng hệ số gia
tăng tiết diện gông kg = 1,02 (bảng 6)
Hệ số chêm kín kc = 0,918 (bảng 5 trang 186)
Hệ số điền đầy kd = 0,96 (bảng 10 trang 189)
Hệ số lợi dụng của lõi thép kld = kc.kd = 0,918.0,96= 0,88
Hệ số quy đổi từ trường tản (hệ số Rogovski) kr = 0,95

3. Suất tổn hao và suất từ hoá trong trụ và gông:
Dựa vào mã hiệu, độ dầy tôn ta tra bảng có:
Suất tổn hao p trong trụ và gông:
pt = 1.23 W/kg (bảng45 – tr 216)
pg = 1.17 W/kg
Suất từ hoá q trong trụ và gông:
24


×