Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

skkn một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.18 KB, 13 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hoàng Mai Lan
2. Ngày tháng năm sinh: 14- 9- 1978
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 547/9 Tổ 4- Khu phố 1- Phường Long Bình- Biên Hòa- Đồng
Nai
5. Điện thoại: 0976705652; Cơ quan: 0613913667
6. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Hiệp- Biên Hòa- Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
 Năm nhận bằng: 2001
 Chuyên ngành đào tạo: Toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
 Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 11
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
 Khai thác sự chuyển đổi giữa các phương pháp để giải một số bài toán
hình học không gian.
 Một số biện pháp quản lý trong việc bảo quản, cải tạo trường sở.

Trang 1


MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò vô cùng quan trọng trong
việc hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội.


Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường có điều kiện phát
huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, mở ra khả năng thuận lợi để
gắn học với hành, nhà trường với xã hội, giúp học sinh hình thành thái độ, rèn
luyện hành vi, kĩ năng sống để trở thành người công dân có ích.
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp năm học 2012-2013 và đã đạt được một số kết quả nhất định,
nhưng với mong muốn góp phần tìm kiếm những biện pháp tối ưu để quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi đã làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một
số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
a) Các khái niệm liên quan đến đề tài
- Biện pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể (theo Từ điển
Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 1997).
- Quản lý: Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà
Nội xuất bản năm 1992, quản lý có nghĩa là:
+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
Theo Henry ayol:
kiểm tra.

uản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và

Theo .Taylor: uản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hòan thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất.
Các tác giả Kast và Rosenweig thì cho rằng: uản lý bao gồm việc điều hòa
các nguồn tài nguyên về người và vật chất để đạt tới mục đích.
Một cách khái quát: uản lý là họat động, là tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ

chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài
giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự
tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo
nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh.

Trang 2


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức và quản lý với sự
tham gia của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt
động dạy – học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này
diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục,
làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b) Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường
THPT Tam Hiệp năm học 2011-2012
b.1. Xây dựng kế hoạch:
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp căn cứ theo kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của toàn trường năm học 2011-2012.
 Ưu điểm:
Kế hoạch được xây dựng ngay từ đầu năm học nhờ vậy các bộ phận trong nhà
trường căn cứ kế hoạch chủ động thực hiện.
Các hoạt động được rải đều ra các tháng trong năm và mỗi tháng đều có
những hoạt động đặc thù. Trong đó các hoạt động cao điểm tập trung nhiều vào
những tháng có những ngày Lễ lớn như 20/10, 20/11, 22/12, 09/01, 03/02, 26/3,
30/4, 19/5.
Đầu mỗi tháng trường đều có kế hoạch dạy tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp của
tháng trong đó quy định rõ nội dung dạy từng khối và gợi ý thực hiện tại bảng

công tác để giáo viên theo dõi, thực hiện.
 Hạn chế:
Kế hoạch cả năm học chưa thật cụ thể, chưa có phần dự trù kinh phí cho các
hoạt động.
Kế hoạch chưa khoa học: có những tháng nhiều bộ phận (nhà trường, đoàn
trường, công đoàn) cùng tổ chức hoạt động dẫn đến giáo viên và học sinh phải
tham gia nhiều, tốn thời gian công sức và kinh phí. Ví dụ tháng 11, nhà trường tổ
chức hội giảng và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chương trình, đoàn
thanh niên tổ chức thi đố vui để học, giải bóng đá, văn nghệ. Tháng 3 ngoài việc
nhà trường tổ chức các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tư vấn mùa thi thì công
đoàn tổ chức cho học sinh thi cắm hoa, làm thiệp, làm món tráng miệng và thầy cô
thi nấu ăn; đoàn trường lại tổ chức ngày hội ẩm thực liên chi đoàn, rồi các em lại
phải tham gia các hoạt động của Đoàn cấp trên…
Nhà trường cũng chưa có kế hoạch riêng phù hợp với học sinh khối 12 nhất là
việc tổ chức giao lưu, thăm quan các trường Đại học, các xí nghiệp, nhà máy để
giúp các em định hướng nghề nghiệp.
Trong kế hoạch chưa có phần tổ bộ môn thực hiện chuyên đề giáo dục ngoài
giờ lên lớp toàn trường cho học sinh.
Kế hoạch chỉ mới dừng lại trong năm học (từ tháng 9 năm nay cho đến tháng
5 năm sau) chưa lập kế hoạch cho các hoạt động hè.
Trang 3


b.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện:
b.2. 1. Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ngay từ đầu năm học. Thành phần Ban chỉ đạo đúng theo tinh thần
thông tư số 32/TT của Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
ngày 15/10/1988, gồm: phó hiệu trưởng là trưởng ban, bí thư Đoàn trường là phó
ban, các thành viên: chủ tịch công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên

chủ nhiệm, một số giáo viên có năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể thao.
Để giúp Ban chỉ đạo hoạt động đã thành lập các tiểu ban và có phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng tiểu ban.
 Ưu điểm:
Việc thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban ngay từ đầu năm học đã giúp cho
các thành viên có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
 Hạn chế:
Trong thành phần Ban chỉ đạo chưa có đại diện của Ban đại diện Cha Mẹ học
sinh nên chưa phát huy được vai trò của cha mẹ học sinh trong tổ chức các hoạt
động giáo dục.
b.2. 2. Tổ chức và chỉ đạo các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường:
 Với lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp:
 Ưu điểm:
Khi tiến hành phân công giáo viên làm chủ nhiệm, hiệu trưởng đã có sự cân
nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng nhất là đối với hai khối lớp 10 và 12. Chính vì vậy đa số
giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhiều giáo viên
chủ nhiệm rất nhiệt tình, năng nổ, quản lí lớp tốt và luôn đi đầu trong các hoạt
động như: Thầy Trương Văn Sơn, Thầy Nguyễn Minh Thắng, Cô Trần Thị Liên
Hương; cô Nguyễn Thị Linh Phương, Cô Trương Thị Thanh Trang.
 Hạn chế:
Công tác quản lý việc tổ chức các hoạt động GDNGLL của giáo viên chủ
nhiệm chưa hiệu qủa, chủ yếu dựa vào tinh thần tự giác của mỗi giáo viên.
Một số giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm, chưa có các kĩ năng cần
thiết để tổ chức các hoạt động tập thể, không sát sao để đôn đốc các hoạt động của
lớp nên lớp còn vi phạm nhiều, học yếu, không tham gia các hoạt động của trường.
Giờ sinh hoạt chủ nhiệm ở các lớp thường nhàm chán và nặng nề chưa gây
hứng thú đối với học sinh.
 Đối với tập thể giáo viên trường, các tổ chuyên môn:
 Ưu điểm:
Hiệu trưởng đã chỉ đạo, triển khai đến toàn thể giáo viên việc lồng ghép,

tích hợp các nội dung giáo dục dân số, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên;
Trang 4


phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
vào bài dạy trên lớp của mình.
 Hạn chế:
Nhiều giáo viên còn qua loa, chưa chú ý lồng ghép, tích hợp các nội dung
giáo dục vào bài dạy. Việc thực hiện lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục
vào bài dạy mới chỉ dừng ở mức độ cá nhân giáo viên tự chuẩn bị, chưa được các
tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất (đưa vào bài nào, với khối lượng kiến thức bao
nhiêu, thời gian bao nhiều và bằng cách nào…).
Hiệu trưởng chưa chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch tổ chức ngoại
khoá phù hợp đặc thù bộ môn.
 Phối hợp với Đoàn trường:
 Ưu điểm:
Đoàn trường là lực lượng nòng cốt, là đòn bẩy cho các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Hiệu trưởng đã phối hợp tốt, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho Đoàn trường hoạt động. Các kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của Đoàn trường được hiệu trưởng đưa chung vào kế hoạch
của trường. Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ
kinh phí, nhân sự để Đoàn trường tổ chức tốt các hoạt động giúp học sinh được vui
chơi, giải trí, rèn luyện kĩ năng sống.
 Hạn chế:
Bí thư đoàn trường là giáo viên kiêm nhiệm, ngoài hoạt động đoàn còn phải
tham gia giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ của một người giáo viên như các giáo
viên khác nên không có thời gian đầu tư cho hoạt động đoàn để các hoạt động
đoàn thực sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia.
Chi đoàn giáo viên hoạt động còn hạn chế, đa số chỉ tập trung vào nội dung
chuyên môn. Chưa làm tốt vai trò hạt nhân nòng cốt của mình trong các hoạt động

ngoài giờ lên lớp của Đoàn trường.
 Với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh:
 Ưu điểm:
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học, hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo
viên chủ nhiệm lớp thống nhất yêu cầu giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia
đình như: gia đình phải nhắc nhở học sinh có ý thức tự học, chấp hành tốt nội quy
của trường. Nhà trường đã lấy số điện thoại của tất cả gia đình học sinh để liên hệ
khi cần.
Ban đại diện Cha Mẹ học sinh trường rất quan tâm và kịp thời hỗ trợ nhà
trường trong các hoạt động.
 Hạn chế:
Nhiều gia đình học sinh chưa hợp tác tích cực với nhà trường trong việc
phối hợp giáo dục học sinh. Đặc biệt một số học sinh chậm tiến bộ, hay vi phạm
Trang 5


nội quy thì cha mẹ lại li dị, không hòa thuận, không quan tâm đến việc học của con
cái, phó mặc nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp chưa tham gia dự tiết sinh hoạt lớp và
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Với các lực lượng khác:
 Ưu điểm:
Hiệu trưởng đã chỉ đạo bộ phận bảo vệ, quản sinh làm tương đối tốt việc duy
trì kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
Hiệu trưởng cũng chỉ đạo bộ phận thư viện sắp xếp sách theo chuyên đề như:
chuyên đề về Hồ Chí Minh, chuyên đề về pháp luật, chuyên đề về thanh
niên…giúp học sinh có tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập.
 Hạn chế:
Nguồn sách cho thư viện còn thiếu nhiều. Toàn trường chỉ có 01 bộ sách giáo
viên ngoài giờ lên lớp nên nhiều giáo viên chủ nhiệm không thể tham khảo them

khi dạy tiết học này. Thư viện cũng chưa làm tốt công tác giới thiệu sách mới đến
học sinh.
b.2. 3. Phối hợp với địa phương và các lực lượng xã hội khác bên ngoài
nhà trường:
 Ưu điểm:
Hiệu trưởng đã phối hợp với Công an phường Tam Hiệp, công an thành phố
Biên Hòa, trung tâm y tế Biên Hòa để tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền về
an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các
tệ nạn xã hội, phòng chống các dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận bảo vệ phối hợp với công an phường Tam Hiệp
để ngăn chặn và xử lý kịp thời những đối tượng xấu thường tụ tập trước cổng
trường gây rối, đánh nhau với học sinh trường.
 Hạn chế:
Lực lượng bảo vệ có 01 người mới tuyển chưa có kinh nghiệm làm việc nên
nhiều lúc “phản ứng” còn chậm.
Việc phối hợp với công an phường Tam Hiệp trong việc ngăn chặn và xử lý
kịp thời những đối tượng xấu thường tụ tập trước cổng trường gây rối, đánh nhau
với học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
b.2. 4. Về xây dựng các điều kiện cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 Xây dựng đội ngũ giáo viên:
 Ưu điểm:
Hiệu trưởng đã triển khai đầy đủ các văn bản, chỉ thị của cấp trên về mục đích
yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đến toàn thể

Trang 6


giáo viên, giúp giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Phân công phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có

kế hoạch cụ thể về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong tháng để giáo
viên chủ nhiệm và các lực lượng khác dựa vào đó thực hiện.
 Hạn chế:
Nhiều giáo viên chủ nhiệm còn xem nhẹ tiết dạy ngoài giờ lên lớp, thực hiện
qua loa, hiệu quả của tiết dạy mang lại chưa cao.
Phần lớn giáo viên chủ nhiệm thiếu kĩ năng sinh hoạt tập thể do đó gặp khó
khăn khi tổ chức các hoạt động ở lớp, chưa lôi cuốn được học sinh tham gia.
 Xây dựng cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp:
 Ưu điểm:
Hiệu trưởng đã cho làm sân khấu di động để phục vụ các hoạt động ngoài giờ,
thuận lợi cho việc tổ chức các buổi lễ, văn nghệ.
Hiệu trưởng đã làm tốt công tác quản lý cơ sở vật chất, trường lớp được quét
dọn, làm vệ sinh thường xuyên nên rất khang trang, sạch sẽ.
 Hạn chế:
Diện tích trường hẹp, không có sân để học sinh học thể dục- giáo dục quốc
phòng do đó gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp chung cho toàn trường.
Hệ thống âm thanh đã lâu nên thường xuyên bị trục trặc, không sử dụng được
trong các lễ lớn.
b.3. Kiểm tra, đánh giá:
 Ưu điểm:
Hiệu trưởng phân công cho bí thư đoàn trường (với tư cách là phó ban chỉ
đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) xây dựng lực lượng kiểm tra học sinh.
Đoàn trường phân công mỗi buổi một giáo viên và một học sinh trực cùng với
quản sinh thực hiện một số công việc: theo dõi, kiểm tra sĩ số các lớp, kiểm tra
việc thực hiện nội quy của học sinh.
Hiệu trưởng duyệt các kế hoạch hoạt động ngoài giờ của Đoàn trường, sau
khi thống nhất trong cuộc họp chi bộ, họp hội đồng sẽ thực hiện trong toàn trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ

phải tham dự các hoạt động lớn có quy mô toàn trường do Đoàn trường hoặc tổ
chuyên môn tổ chức.
Mỗi học kì phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
đều kiểm tra sổ chủ nhiệm và giáo án dạy ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ

Trang 7


nhiệm và dự một số tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiết dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
Sau mỗi hoạt động, vào buổi họp hội đồng đầu tháng đều đánh giá, rút kinh
nghiệm riêng cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Hạn chế:
Mặc dù đã rút kinh nghiệm nhiều lần trong các buổi họp hội đồng nhưng một
số giáo viên chủ nhiệm vẫn quên lên lịch báo giảng hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, giáo án soạn giống nhau nhiều và chưa đúng với nội dung trường yêu cầu.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Từ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT
Tam Hiệp năm học 2011-2012, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp như sau:
a. Đối với việc xây dựng kế hoạch:
Trong kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho toàn trường trong
một năm học cần chú ý:


Kế hoạch phải thật cụ thể, khoa học, tránh trùng lặp, chồng chéo, có phần dự
trù kinh phí cho các hoạt động.




Lên kế hoạch cho học sinh khối 12 thăm quan các trường Đại học, các xí
nghiệp, nhà máy để giúp các em định hướng nghề nghiệp.



Phân công các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ
phù hợp đặc trưng bộ môn, giúp cho nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp của
trường phong phú hơn.



Lập kế hoạch cho các hoạt động hè.
b. Đối với việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện:
b.1. Việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp



Trong thành phần Ban chỉ đạo có đại diện của Ban đại diện Cha Mẹ học sinh
để phát huy được vai trò của cha mẹ học sinh trong tổ chức các hoạt động
giáo dục.



Ban chỉ đạo phải xây dựng chế độ họp định kỳ để chuẩn bị tốt các hoạt động.
b.2. Tổ chức và chỉ đạo các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường:
 Với lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp:



Mỗi tháng ít nhất 02 giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh lớp mình hoặc lớp

khác thực hiện tiết dạy và học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giờ
chào cờ theo hình thức bốc thăm.



Bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt tập thể cho giáo viên chủ nhiệm giúp các giáo
viên nắm được những kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất.



Đưa vào tiêu chí thi đua để hạn chế những giáo viên quản lí lớp không tốt.
Trang 8




Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm tạo không khí nhẹ nhàng nhưng hiệu qủa,
gây hứng thú đối với học sinh.



Tổ chức chuyên đề nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.


Đối với tập thể giáo viên trường, các tổ chuyên môn:



Ngay từ đầu năm học các tổ, nhóm chuyên môn xác định “địa chỉ” những bài
học có nội dung tích hợp hoặc lồng ghép. Trong sinh hoạt chuyên môn, các tổ

phải bàn bạc kỹ, đi đến thống nhất sẽ tích hợp nội dung giáo dục nào, vào bài
học nào, phần nào, cách thức tích hợp như ra sao, thời gian bao nhiêu…



Mỗi tổ bộ môn xây dựng kế hoạch tổ chức ngoại khoá phù hợp đặc thù bộ
môn cho học sinh toàn trường với kinh phí trường cấp: 1.000.000đ/tổ.


Phối hợp với Đoàn trường:



Bồi dưỡng, có chính sách thu hút giáo viên làm cán bộ Đoàn để họ đầu tư cho
hoạt động đoàn.



Nâng cao chất lượng hoạt động của Chi đoàn giáo viên để Chi đoàn giáo viên
thực sự là nòng cốt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp của Đoàn trường.



Chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chuyên môn phối hợp, hỗ trợ Đoàn
trong công việc.



Động viên, khen thưởng kịp thời sau mỗi hoạt động.



Với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh:



Chọn các phụ huynh nhiệt tình, có tâm huyết tham gia ban đại diện cha mẹ
học sinh của lớp, của trường.



Giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh, nhất là phụ huynh của các học
sinh chậm tiến bộ, hay vi phạm nội quy.



Mời ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp tham gia dự tiết sinh hoạt lớp và
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mỗi tháng 01 lần.


Với các lực lượng khác:



Vận động học sinh tặng lại sách cho thư viện: mỗi lớp 05 bộ sách giáo khoa
và 05 cuốn sách tham khảo để góp vào tủ sách dung chung của thư viện.



Trang bị sách giáo viên ngoài giờ lên lớp cho toàn bộ giáo viên chủ nhiệm.




Yêu cầu thư viện làm công tác giới thiệu sách mới đến học sinh ít nhất 02
tháng giới thiệu 01 lần.

b.3. Phối hợp với địa phương và các lực lượng xã hội khác bên ngoài nhà
trường:


Hiệu trưởng cần tham mưu với chính quyền địa phương các cấp để xin đất mở
rộng trường tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động học tập và ngoài giờ lên
lớp.

Trang 9




Đề nghị công an phường Tam Hiệp phối hợp kịp thời, liên tục trong việc
ngăn chặn và xử lý những đối tượng xấu thường tụ tập trước cổng trường gây
rối, đánh học sinh.
 Về xây dựng các điều kiện cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:



Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp để họ tham gia các hoạt động ngoài giờ không chỉ bằng
trách nhiệm mà còn bằng cả tình cảm và niềm vui, vì mục đích giáo dục toàn
diện cho học sinh thân yêu.




Vận động để mua mới hệ thống âm thanh nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

c. Đối với việc kiểm tra, đánh giá:


Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cả
năm học và trong từng tháng, từng hoạt động.



Tăng cường dự giờ, kiểm tra giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.



Tiến hành sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, từ đó
vạch ra những kết qủa đã đạt được, những tồn tại trong giảng dạy cũng như
trong công tác quản lý để có hướng cải tiến cho các hoạt động sau được tốt
hơn.



Duy trì việc chọn giáo viên chủ nhiệm và lớp thực hiện tiết dạy hoạt động
ngoài giờ lên lớp hàng tháng trong giờ chào cờ.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại đơn vị trong năm học 20122013 đã thu được một số kết quả sau:
Nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp được nâng lên rõ rệt. Từ đó giáo viên tham gia chủ động tích cực hơn làm cho
hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngày càng rõ nét.
Việc dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từng tháng ngày càng
đi vào nề nếp, giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng thông qua các tiết dạy trên lớp để
thực hiện trước trường vào giờ chào cờ.
Học sinh khối 12 được tham quan trường đại học sư phạm kĩ thuật làm các
em rất hứng thú, chuyến tham quan đã mang lại nhiều điều bổ ích cho các em.
Trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động hè rất chi tiết, từ đó học sinh nắm
được kế hoạch trong hè và chủ động tham gia các hoạt động.
Tổ Sử-Địa-Giáo dục công dân đã tổ chức ngoại khóa với chuyên đề biển đảo.
Ngoài việc tuyên truyền về biển đảo đặc biệt là chủ quyền của Việt Nam với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tổ còn đưa ra các câu hỏi với những phần quà
hấp dẫn lôi cuốn 100 học sinh tham gia.
Tổ chức chuyên đề nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm với sự tham gia của
tất cả giáo viên làm chủ nhiệm lớp, tại buổi chuyên đề nhiều tình huống hay đã
được đưa ra thảo luận để mọi người cùng học hỏi.

Trang 10


Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú vào các
dịp 20/11; 26/3 lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia, tạo nhiều sân chơi bổ ích,
lành mạnh cho các em.
Công tác xã hội đạt được nhiều thành tích đáng kể: Gần 100 học sinh tham
gia hiến máu nhân đạo, ủng hộ cho hai học sinh bị bệnh hiểm nghèo số tiền
96.069.000đ, tặng 30 suất học bổng (mỗi suất trị giá 500.000đ) cho học sinh nghèo
vượt khó đợt 20/11, tặng 25 phần quà (mỗi phần trị giá 200.000đ) cho học sinh
nghèo ăn tết.
Các lớp đã tặng cho thư viện trường 45 bộ sách giáo khoa và 24 cuốn sách
tham khảo.

01 gáo viên trường đạt giải ba cuộc thi kể chuyện học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với trường THPT Tam Hiệp
 Trang bị hệ thống âm thanh phục vụ cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
 Mời ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp tham gia dự tiết sinh hoạt lớp và
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mỗi tháng 01 lần.
2. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai
 Tổ chức các hội nghị chuyên đề cấp Tỉnh về giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo
điều kiện cho các trường trao đổi thảo luận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau trong quá trình quản lý cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp.
 Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Trang bị thêm sách, tài liệu tham khảo cho các trường.
3. Đối với chính quyền địa phương
 Tạo điều kiện về đất đai để trường có thể mở rộng diện tích.
 Lực lượng công an và dân phòng của phường có sự hỗ trợ kịp thời trong việc
ngăn chặn, xử lí học sinh đánh nhau.

Trang 11


1.
2.
3.
4.
5.
6.


7.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính Trị về cải cách giáo dục.
Văn kiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng về giáo dục và
đào tạo.
Nghị quyết số 40/2000/ H10 ngày 09/12/2000 của uốc hội về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông.
Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng chính phủ về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Luật giáo dục – năm 2005.
Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học theo uyết định số 07/2007/ Đ-BGDĐT ngày
02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyên đề “ uản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của Cô
Nguyễn Thị Hoàng Trâm- Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ
Chí Minh.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Hòang Mai Lan

Trang 12


MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 2

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 2

a. Các khái niệm liên quan đến đề tài .......................................... 2
b. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại
trường THPT Tam Hiệp năm học 2011-2012 .......................... 3
 Xây dựng kế hoạch .................................................................. 3
 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ................................................... 4
 Kiểm tra, đánh giá .................................................................... 7
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .................... 8
 Về xây dựng kế hoạch .............................................................. 8
 Về tổ chức và chỉ đạo thực hiện ............................................... 8
 Về kiểm tra, đánh giá ............................................................... 10
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 10
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ........................................................................... 11
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 12

Trang 13



×