RƯỜ
HP
KẾ
----- ----Mã số:……………
KẾ K
MỘ
H
H ỆM:
ỐK H
H ỆM ÚP HỌ
HỌ
ẬP
L MB
MÔ LỊ H Ử
H
gười thực hiện: Phạm ăn Minh
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử
Lĩnh vực khác
ăm học: 2012 - 2013
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
Ơ LƯỢ LÝ LỊ H KH
HỌ
. HÔ
HU
Ề
HÂ
Họ và tên: PHẠM VĂN MINH
Ngày tháng năm sinh: 23. 05.1985
Giới tính : Nam
Địa chỉ: ấp Phú Lợi, xã Phú Trung, Tân Phú, Đồng Nai
Điện thoại: 0613 795284 ( CQ )
0975465602 (DĐ)
Email:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
. RÌ H Ộ
Học vị: Cử nhân
Năm nhận bằng: 2007
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Sử học
1.
2.
3.
.K
H
1.
2.
3.
H ỆM KH
HỌ
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Nghiên cứu, giảng dạy
Số năm kinh nghiệm : 06
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Phương pháp nêu vấn đề trong dạy học lịch sử 10
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 1
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
M
L
I. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................
Trang 3
II. Tổ chức thực hiện đề tài ……………………………………………………..
Trang 3
1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................
Trang 3
2. Thực trạng ……………………………………………………………..
Trang 4
3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: .....................
Trang 4
3.1. Một số lưu ý người giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi học ..
Trang 5
3.2. Một số biện pháp được thực hiện giúp học sinh học tốt hơn .....
Trang 6
3.2.1. Ghi nhớ sự kiện lịch sử ………………………… ................
Trang 6
3.2.2. Hệ thống lại thành các vấn đề …………………………… ..
Trang 8
3.2.3. Hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề …………………………
Trang 9
3.2.4. Phương pháp học bài ………………………………………... Trang 9
3.3. Kỹ năng làm bài .........................................................................
Trang 9
III. Hiệu quả của đề tài …………………………………………………………..
Trang 10
IV. Đề xuất, kiến nghị khả năng áp dụng………………..……………………... .
Trang 10
V. Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………
Trang 10
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 2
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
MỘ Ố K H
H ỆM GIÚP HỌ
H
HỌ
ẬP
L M B MÔ LỊ H Ử
I. LÝ
HỌ
Ề
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà việt Nam”
Hai câu thơ mở đầu trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh viết năm
1941 đã khái quát được vai trò, chức năng và nhiệm vụ của việc học lịch sử. Có thể khẳng
định môn lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức lịch sử mà còn có tác dụng giáo dục tình cảm,
đạo đức nhận thức tư tưởng và phát triển tư duy cho học sinh.
Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng SGK, ghi nhớ
các sự kiện là đạt yêu cầu, không cần tư duy và không cần bài tập thực hành. Đây chính là
quan niệm sai trái và là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng bộ môn.
Lịch sử là môn học mà đa số học sinh chán và không thích học, nhiều em còn có cảm
giác “sợ” môn học này. Bởi vì lịch sử có nhiều sự kiện, mà mỗi một sự kiện phải gắn liền với
hoàn cảnh cụ thể, không lập lại. Điều đó, gây ra cho người học cảm giác khó nhớ, dễ nhầm
và mau quên. Và hệ quả là chất lượng của bộ môn học được phản ánh qua các bài kiểm tra,
thi cử thường rất thấp.
Trước thực trạng đó, người giáo viên lịch sử cần có những biện pháp giúp học sinh
học tập và làm bài tốt hơn, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn góp phần
quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục: “…. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo
hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn….”. (Văn kiện ĐH Đảng lần VII năm 1991).
Là một giáo viên dạy Sử, với những trăn trở đó tôi đã mạnh dạn viết ra đề tài này. Bài
viết dù ngắn gọn và còn mang tính khái quát nhưng tôi mong muốn được Quý thầy cô giáo
tham khảo và đóng góp ý kiến, nhận xét để tôi hoàn thiện hơn.
II. TỔ HỨ
HỰ H Ệ
Ề
ơ sở lý luận
Cùng với các môn học, các họat động trong nhà trường phổ thông, việc dạy học lịch
sử góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo đã được xác định. Môn lịch sử với
chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này. Hiệu quả giáo dục
của bộ môn tùy thuộc vào quan niệm, việc khai thác nội dung và phương pháp sư phạm phù
hợp.
Đặc trưng của môn lịch sử là người học không thể trực tiếp tiếp xúc với quá khứ lịch
sử, sự kiện lịch sử là duy nhất và không lập lại, nên khi học không thể “làm thí nghiệm” để
kiểm chứng. Quy luật nhận thức được tiến hành “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng”. Vì vậy, con đuờng nhận thức lịch sử được tiến hành thông qua việc tạo biểu tượng
lịch sử để hình thành khái niệm lịch sử, cuối cùng là nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử.
1.
hực trạng
Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan: nhận thức,
quan niệm của xã hội, ý thức học tập, và phương pháp học tập của người học… Mà chất
2.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 3
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
lượng học tập môn lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Một cuộc điều tra với chủ
đề: “Thanh niên Hồ Chí Minh với sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc” đã thu
được kết quả đáng buồn như sau: Trong số 1800 người được hỏi thì có đến 65% không biết
Trương Định là ai; 49% nói sai về Trần Quốc Toản; 64% không biết gì về Lương Thế Vinh;
83% thanh thiếu niên Việt Nam không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử được đạt tên cho
các đường phố mà họ đang sống hay rất quen thuộc. Có người còn nhầm lẫn nghiêm trọng
khi cho rằng Lý Thường Kiệt là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, hay Nguyễn Huệ
và Nguyễn Ánh là hai anh em!
Và gần đây nhất trong cuộc thi: “Tìm hiểu lịch sử ngàn năm Thăng Long – Hà Nội”
do Tổ Sử-CD trường THPT Đoàn Kết tổ chức, thu hút đông đảo các em học sinh ở cả ba
khối lớp tham gia, phần lớn các em đã thể hiện sự hiểu biết của bản thân về lịch sử dân tộc,
quốc gia ngàn năm văn hiến. Nhưng trong khi chấm bài của học sinh, chúng tôi cũng thấy
rằng một số em bị sai kiến thức căn bản, điển hình như: Khi được hỏi về Quốc hiệu của nước
ta qua các thời kỳ có em đã viết như sau: “Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước
thành Đại Việt, đến 1804 vua Lý Minh Mạng đổi tên nước thành Việt Nam”!?. Triều Lý chỉ
tồn tại trong giai đọan (1010- 1225); và vua Minh Mạng là vị vua thứ hai triều Nguyễn (1802
– 1945) nên không thể là họ Lý; và giữa hai triều đại này còn nhiều triều đại khác nữa mà
các em không nhớ.
ội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong giáo dục, chất lượng học tập phải được biểu hiện tập trung nhất vào việc lĩnh
hội kiến thức, năng lực tư duy và hành động chứng tỏ nhân cách của học sinh. Trong phạm
vi bộ môn lịch sử, chất lượng học tập được thể hiện ở các mặt sau:
Nắm chính xác những sự kiện lịch sử cơ bản để có biểu tượng lịch sử
Hiểu những sự kiện đúng đắn để rút ra kết luận
Vận dụng vào cuộc sống
Trong quá trình học tập và làm bài môn lịch sử do không nắm được đặc trưng của bộ
môn, nên học sinh thường mắc những lọai lỗi sau:
3.
a. Lẫn lộn sự kiện lịch sử giữa các thời kỳ, giai đọan lịch sử khác nhau
VD1: Khi trình bày về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, có học sinh đã
viết “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thành công, giải phóng
miền Bắc, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Đây là lỗi không nắm vững kiến thức cơ bản, vì nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã được thành lập từ 1945 sau thắng lợi của CM tháng Tám.
VD2: Hoặc khi trình bày về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, một em
học sinh viết “Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam mà đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh”.
Đây là lỗi sai vì không nắm rõ các sự kiện gắn với điều kiện lịch sử nhất định nên
nhầm lẫn vì tên Đảng Lao Động Việt Nam phải đến 1951 mới có.
b. Mặc định cái có sau phải hoàn thiện hơn cái có trước
VD: Khi trình bày và so sánh Luận cương Chính trị 10/1930 của Tổng bí thư Trần Phú và
Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 của Nguyễn Ái Quốc, học sinh viết: “Bản Luận cương
Chính trị 10/1930 đã phát triển và hoàn chỉnh bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tức Chính
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc).
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 4
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
Đây là lỗi sai kiến thức căn bản vì không hiểu bài nội dung bài, không nắm được nội
dung cốt lõi của hai văn kiện trên, đúng ra phải là có nhiều hạn chế hơn, chứ không
phải là hoàn chỉnh hơn.
c. Trình bày lịch sử theo lối suy diễn chủ quan
VD: Khi trình bày về Phong trào Cách mạng Việt Nam 1930- 1931 học sinh viết: “Một trong
những điều kiện dẫn đế sự bùng nổ phong trào CM Việt Nam 1930 – 1931 là có sự lãnh đạo
của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Đây là lỗi sai do không hiểu bài và không suy xét trước khi viết, bởi vì thời kì này
nước ta chưa có Chính phủ, và Hồ Chí Minh chưa làm Chủ tịch, điều đó chỉ có sau
khi ta tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.
d. Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản là lỗi khá phổ biến của học sinh
VD: Tại sao nói “Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc ra
đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam”?. Đây là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải hiểu bài, có
khả năng phân tích và tổng hợp sự kiện chứ không đơn thuần là biết, nên nhiều học sinh đã
trình bày sai theo các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trình bày lại hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến1920.
(Lạc đề vì không xác định được thời gian, trong khi với yêu cầu đó thì phải tập
trung vào giai đoạn 1917-1925, tức giai đoạn Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp,
Liên Xô và Trung Quốc).
Trường hợp 2: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp và Liên
Xô từ 1917 đến 1923. (Thiếu kiến thức cơ bản, thiếu sự kiện quan trọng những
năm 1924- 1925 tại Trung Quốc).
Trường hợp 3: Chỉ trình bày những sự kiện lịch sử mà không làm rõ những hoạt
động đó của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị như thế nào cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản. (Thừa kiến thức, gây mất thời gian làm bài mà bài làm lại không đúng
trọng tâm yêu cầu, ).
Trên đây, là những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi học và làm bài môn lịch sử.
Ngoài ra, cũng phải kể đến tình trạng “hiện đại hóa lịch sử” tức là trình bày sự kiện lịch sử
dưới “lăng kính” hiện tại.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh tránh mắc phải những lỗi trên là suy nghĩ, trăn trở
của mỗi giáo viên dạy lịch sử.
3.1.
Một số lưu ý giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi học Lịch sử
Thứ nhất, mỗi sự kiện lịch sử gắn liền với một hoàn cảnh nhất định có thời gian và
không gian cụ thể.
VD: Sáng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản
“Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước VNDCCH.
Đó là sự kiện duy nhất có thời gian và không gian cụ thể. Không thể có 2 địa điểm, 2 con
người đọc Tuyên ngôn độc lập vào sáng 2/9/1945. Hoặc có 1 và chỉ 1 chiến thắng Điện Biên
Phủ vào chiều 7/5/1954. Không được nhầm lẫn với “Điện Biên Phủ trên không” ở bầu trời
Hà Nôi mùa hè 1972.
Thứ hai, các sự kiện lịch sử hoặc quá trình lịch sử không diễn ra độc lập, kế tiếp
nhau mà có mối quan hệ với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Bởi vậy
xác định được kiến thức cơ bản và không cơ bản có một ý nghĩa rầt quan trong.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 5
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
VD: Trong bài Cách mạng tư sản Pháp cuối XVIII ở lớp 10 thì sự kiện “tấn công phá ngục
Bax-ti 14/07/1789 là kiến thức cơ bản. Vì nó phản ánh được vấn đề chủ yếu của cách mạng
Pháp là mâu thuẫn giữa nhân dân với nền quân chủ chuyên chế mà ngục Bax-ti là tượng
trưng, sức mạnh của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa, đánh dấu sự bùng nổ Cách mạng. Sự
kiện “Quốc hội tự tuyên bố Quốc hội lập hiến ngày 09/07/1789” không phải là kiến thức cơ
bản vì nó chỉ mang tính thứ yếu không có ý nghĩa quan trong trong một khóa trình lịch sử
nên cũng không bắt buộc phải ghi nhớ.
Thứ ba, cùng một sự kiện lịch sử, ở lĩnh vực này nó là cơ bản nhưng ở lĩnh vực
khác nó không phải là cơ bản.
VD: Sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” ngày 5/8/1964, là kiến thức cơ bản khi trình bày về cuộc chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, nhưng nó không là cơ bản khi nói về chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Vĩệt Nam. Mặc dù, sự kiện này chỉ phản ánh một vấn đề
Chính phủ Mỹ nói dối để lấy cớ tấn công phá hoại miền Bắc và đều nằm trong nội dung một
bài học
Thứ tư, một sự kiện lịch sử có thể diễn ra trong một thời điểm nhưng cũng có thể
diễn ra trong một khỏang thời gian dài nên được trình bày trong những bài học khác
nhau của SGK.
VD1: Sách giáo khoa Lịch sử 12 trang 62 có câu hỏi: “Từ ba cuộc chiến tranh đã nêu trong
bài em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mỹ”.
- Để trả lời, trước hết phải xác định trọng tâm của yêu cầu là nêu nhận xét về chính
sách đối ngoại của Mỹ, nhưng kiến thức được trình bày trong bài không thể giải quyết
được yêu cầu trên nếu học sinh không nắm được nội dung bài học về nước Mỹ sau
chiến tranh thế giới thứ hai đã học trước đó, đặc biệt là học thuyết của Tổng thống
Harry.S Truman về “chiến lược toàn cầu”.
VD2: Hoặc cũng trong Sách giáo khoa Lịch sử 12, bài 13 trang 89 có câu hỏi: “Nêu vai trò
của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam”.
- Học sinh phải nhớ lại và vận dụng kiến thức bài 12 đã học trong mục “Hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc”, kết hợp với nội dung “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” ở bài 13
mới giải quyết được câu hỏi này
3.2. Môt số biện pháp được thực hiện giúp học sinh học tốt hơn
3.2.1. Ghi nhớ sự kiện lịch sử
Sự kiện lịch sử là gì?
Sự kiện kịch sử là một biến cố lịch sử, hoặc một hiện tượng lịch sử đã xảy ra và được
con người hiểu biết và ghi chép lại. Nó có tính độc lập và khách quan với ý muốn của con
người.
Chúng ta đều khẳng định ghi nhớ sự kiện, là điều kiện tiên quyết trong việc học lịch
sử. Nhưng đây lại chính là điều người học gặp khó khăn nhất.
Để khắc phục tình trạng này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh một số cách sau:
@. Sự kiện lịch sử quan trọng gắn với địa điểm và nhân vật quan trong nhất
VD: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Học sinh hãy nhớ ĐCSVN ra đời 3/2/1930 gắn liền với nhân vật Nguyễn Ái Quốc. vào
những ngày đầu xuân, tại Củu Long (Hương Cảng -Trung Quốc).
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 6
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
@. Tóm tắt được nét chủ yếu về một sự kiện
VD: Tình hình nước ta năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám 1945.
Học sinh hãy nhớ nước ta có 3 loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, và những khó
khăn về tài chính.
Giặc đói: nạn đói cuối 1944 đầu 1945 vẫn tiếp tục hoành hành
Giặc dốt: hơn 90% dân số nước ta mù chữ
Ngoại xâm: quân Anh, quân Pháp, quân Trung Hoa dân Quốc; và bọn phản Cách
mạng việt Quốc, Việt Cách…
Tài chính: Ngân sách hầu như trống rỗng
Nắm được tình hình đó cùng với số liệu cụ thể sẽ khắc họa sâu trong đầu học sinh hoàn cảnh
đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”.
@. Hãy cố gắng nhớ một đọan ngắn tài liệu gốc hoặc lời nói của nhân vật lịch sử
có quan hệ với sự kiện đó.
VD1: Để hiểu thái độ hung hăng của đế quốc Đức giai đọan cuối XIX đầu XX,hãy nhớ câu
nói của Lênin “một con hổ đói đến bàn tiệc muộn”.
VD2: Khi học “Chủ trương của ta trong đông-xuân 1953-1954”, học sinh hãy ghi nhớ hình
ảnh và câu nói của Bác tại Hội nghị BCT tháng 9/1953 nhận định về kế hoạch Na-va khi
Pháp tập trung quân tại đồng bằng Bắc bộ: Bác giơ tay lên, nắm chặt các ngón tay thành quả
đấm và nói “Nếu bàn tay này bây giờ duỗi ra, thì ta dễ dàng bẻ gãy từng ngón. Cũng vậy, ta
phải có cách buộc khối cơ động này phân tán ra 5- 7 phần”. Học sinh sẽ dễ dàng hiểu được vì
sao ta lại mở một loạt chiến dịch tấn công khắp chiến trường Đông Dương (buộc khối cơ
động tinh nhuệ của Pháp phải phân tán ra nhiều nơi, không thể tập trung tại đồng bằng Bắc
Bộ và tất nhiên làm giảm đi sức mạnh của Pháp).
@. Nhớ lịch sử với 1 hay 1 vài từ nhất định
Giống như Hóa học, để nhớ hóa trị của các nguyên tố hóa học thì người ta có “bài ca
hóa trị”… Lịch sử cũng vậy, hãy nhớ lịch sử bằng cách đơn giản này.
VD: Để nhớ được tên và thứ tự các vua triều Lý (1010-1225) chẳng hạn học sinh có thể hãy
nhớ theo cách “Thái- Thái- Thánh- Nhân- Thần- Anh- Cao- Huệ”.
Trải qua 215 năm với 9 vị vua, thì tất cả các vua đều có điểm chung là triều Lý thì vua phải
mang họ Lý, vua đầu tiên là TỔ và còn lại tất cả là TÔNG. Riêng vi vua thứ 9 là nữ hoàng bà
Lý Chiêu Hoàng. Như vậy, ta đã dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ và không bị nhầm lẫn thư tự
trước sau, lần lượt là: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông…
@. Học lịch sử bằng cách nhớ kiến thức các bộ môn khác,những ngày kỉ niệm lớn,
hoặc đơn giản với những kỉ niệm riêng của bản thân, ví dụ:
22/12 ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944), và đây là “ngày Đông chí” khi học Địa
Lý.
23/09 ngày Nam Bộ kháng chiến (23/09/1945), và đây cũng là “ngày Thu phân” khi
học Địa Lý.
08/03 ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng( 08/03/40), ngày Quốc tế Phụ nữ…
@. Nhớ niên đại lịch sử dễ dàng hơn khi “liên kết” nhiều sự kiện lịch sử riêng biệt,
thậm chí không liên quan với nhau thành một.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 7
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
Nghe có vẻ là vô lý nhưng lại hoàn toàn là sự thật. Khi nhớ 1 sự kiện lịch sử sẽ nhớ
được nhiều sự kiện khác nếu nắm được logic thời gian xảy ra các sự kiện, ví dụ:
Năm 1789: Ở Pháp diễn ra cuộc CMTS làm rung động châu Âu, thì ở Việt Nam vua
Quang Trung đai thắng quân Thanh xâm lược khiến triều đình nhà Thanh khiếp nể.
Ngày 05/05: Gắn với những con người vĩ đại và những sự kiện lớn: Vua Louis XVI (
Pháp) triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp trong CMTS Pháp (1789), là ngày sinh của Karl
Marx (1818), và là ngày mất của Napoléon Bonaparte (1821).
Karl Marx và F. Engel hai người bạn, hai người đồng chí vĩ đại, họ đều là người Đức,
K. Marx sinh trước F. Engel 2 năm và mất trước ông 12 năm (1818-1883) và (18201895). Năm mất của Marx (1883) cũng là năm mất của vua Tự Đức ở Việt Nam, năm
lên ngôi của vua Dục Đức và vua Hiệp Hòa gắn với sự kiện “Tứ nguyệt Tam vương”,
và là năm triều Nguyễn kí hiệp ước Quý Mùi (hay còn gọi hiệp ước Harmand), một
hiệp ước quan trong đánh dấu sự đầu hàng của triều đình Nguyễn.
23/11/1940 ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 5 năm sau là ngày Nam Bộ kháng chiến
(23/09/1945). Qua đó, Học sinh còn còn nhớ và hiểu được sự khác nhau giữa “Nam
Kỳ” với “Nam Bộ”; “khởi nghĩa’ với “kháng chiến”. ...v..v. Và còn nhiều sự kiện
trong lịch sử khác nữa.
3.2.2. Hệ thống lại thành các vấn đề
Khi đã làm chủ được kiến thức đơn lẻ thì cần phải hệ thống lại thành từng vấn đề theo
mảng kiến thức hay theo một giai đoạn lịch sử. Làm được điều đó HS có khả năng ứng phó
được với các lọai cũng như các dạng câu hỏi, ví dụ:
Những hoạt động của NAQ từ 1919 đến 1925?
Những hoạt động của NAQ từ 1925 đến 1930?
Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam là gì ?
Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tất cả nên hệ thống lại thành vấn đề “Nguyễn Ái Quốc với Cách mạng Việt Nam
trước khi có Đảng”.
3.2.3. Hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề
Mỗi một sự kiện lịch sử, học sinh phải trả lời được 3 câu hỏi: Vì sao? Như thế nào?
Ra sao?. Nghĩa là người học phải nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả ý nghĩa của các
sự kiện.
VD: Khi học về sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02/1930. Học sinh cần phải đạt
được các yêu cầu:
Vì sao có Hội nghị thành lập Đảng? Nêu được hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối
1929, với sự xuất hiện của ba tổ chức Cộng sản; nguy cơ chia rẽ trong phong trào
Cách mạng và yêu cầu mang tính cấp thiết của CMVN khi các tổ chức này hoạt
động riêng lẻ.
Trình bày được nội dung của hội nghị (diễn biến)? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
trong việc triệu tập và chủ trì hội nghị. Nhất trí việc hợp nhất các tổ chức thành
một tổ chức duy nhất với tên ĐCSVN. Thông qua “Chính cương vắn tắt và Sách
lược vắn tắt” có Nguyễn Ái Quốc sọan thảo. Bầu BCH TW lâm thời.
Kết quả, ý nghĩa của hội nghị trong việc hợp nhất các tổ chức thành một tổ chức
duy nhất. Ý nghĩ của sự thành lập Đảng đối với CMVN.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 8
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
3.2.4. Phương pháp học bài
Khi học, để đạt kết quả tốt học sinh cần phải nói lại hoặc viết được ra giấy nội dung
đó. Không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Viết xong hãy đối chiếu với tài liệu để bổ
sung sai sót, nếu thiếu nhiều nghĩa là chưa đạt, phải học lại. Lưu ý không cần phải viết
nguyên văn câu chữ mà có thể thể hiện dưới dạng các ý, sơ đồ.
3.3. Kỹ năng làm bài
Thực tế cũng cho thấy, không phải đã nắm được kiến thức, đã “thuộc bài” là làm bài
đạt điểm cao. Muốn đạt kết quả cao trong bài làm môn Lịch sử, học sinh cần phải lưu ý môt
số kĩ năng:
Một là, phân tích kĩ yêu cầu trong đề bài
Phải đọc hết, hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một câu hỏi chặt
chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ để xác định đúng thời gian, không gian, nội dung
lịch sử, và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, phân tích, giải thích, so sánh…).
Hai là, phân bố thời gian một cách hợp lý
Xác định thời gian làm bài là bao nhiêu phút, hãy căn cứ số lượng câu hỏi và điểm số
từng câu hỏi mà tính thời gian. (Câu hỏi có điểm số càng cao thì mức độ yêu cầu càng
khó…).
Ba là, phác thảo ra một dàn ý
Hãy xem mỗi câu hỏi là một bài viết ngắn, lập dàn ý để xác định những ý chính cũng
như trình tự của các ý, như thế sẽ không bị sót ý, không bị lập ý và cũng không bị lúng túng
khi trình bày. Vì ta đã xác định được nội dung nên vào đề thật ngắn gọn và trực tiếp. Trình
bày xong nội dung thì phải kết luận, nhưng đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết
luận ngắn gọn.
Bốn là, cách trình bày và diễn đạt
Không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu văn hay, nhưng ai cũng tập và hãy cố gắng
viết rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, không được viết tắt (trừ một số từ quy ước cho phép).
Hãy luôn nhớ : “Đúng, đủ, rõ ràng, thế là tốt. Lời văn giản dị, thế mới hay”.
Cuối cùng, hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, đừng tạo áp lực cho bản thân. Hãy
bình tĩnh tự tin, bạn sẽ làm bài đạt hiệu quả.
III. H ỆU QUẢ Ủ
Ề
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, học Lịch sử nếu người học chú ý đến đặc trưng của bộ
môn, có phương pháp học tập đúng đắn thì sẽ đạt hiệu quả cao.
Khi hướng dẫn học sinh học tập và làm bài thi theo những cách này, tôi nhận thấy
nhiều học sinh không còn cảm giác “sợ” môn Lịch sử nữa. Thậm chí, một số em có được sự
yêu thích môn học này.
Mặc dù chất lượng học tập của bộ môn qua các kì thi chưa đề, một số em vẫn bị điểm
kém, nhưng trong năm học vừa qua đã có những học sinh đạt điểm rất cao trong kì thi tốt
nghiệp và đặc biệt trong kỳ thi tuyển sinh đại học. (trên 8 điểm).
IV. Ề XUẤ , KHUYẾ
HỊ KHẢ Ă
P
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 9
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
Như đã trình bày ở trên, con đường nhận thức phải được tiến hành “từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng”. Học sinh chỉ có thể nhớ lịch sử khi có được “biểu tượng lịch
sử”, mà sự kiện lịch sử chính là cơ sở của việc nhận thức lịch sử. Chính vì vậy, người giáo
viên cần hướng dẫn học sinh những cách thức ghi nhớ được những sự kiện lịch sử đó. Làm
được như vậy, học sinh học Lịch sử tốt hơn và sẽ tự tin hơn khi đối mặt với môn này trong
các kỳ thi. Để thực hiện có hiệu quả, tôi xin đề xuất, khuyến nghị một số vấn đề sau:
Người giáo viên phải không ngừng tự nâng cao bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, cập nhật kiến thức mới.
Việc trang bị thêm đồ dùng dạy học cho đầy đủ và phong phú là việc làm hết
sức quan trong. Vì nó là công cụ và là phương tiện để người giáo viên giúp
người học có được biểu tượng lịch sử.
Quỹ thời gian dành cho môn học cũng cần được thay đổi để người học kịp lĩnh
hội kiến thức, và theo kịp chương trình.
Quá trình tự học của học sinh đóng vai trò quyết định, học sinh phải tìm đọc
sách ở nhà, ít nhất cũng phải biết tận dụng SGK
Mỗi phụ huynh hãy quan tâm hơn đến việc học của con cái, động viên và chia
sẻ với con trong việc học.
Thay đổi tư duy, thay đổi quan niệm về việc học Sử có ý nghĩa rất quan trọng,
dẫu biết tư duy, quan niệm là điều khó thay đổi nhất.
V.
L ỆU H M KHẢ
Lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007
Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007
Phan Thế Kim, Nhập môn Sử học – Tài liệu ấn phẩm nội bộ ĐHSP TP.HCM, 2003
Phan Ngọc Liên (cb), Phương pháp dạy học Lịch sử - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
Phan Ngọc Liên (cb), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông – NXB ĐHQG HÀ NỘI,
2000
6. Trương Ngọc Thơi, Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 12 - NXB ĐHQG
HÀ NỘI, 2008
7. Nguồn tham khảo Internet
1.
2.
3.
4.
5.
Người thực hiện
PH M Ă M
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
H
trang 10
rường HP
oàn Kết
Phạm văn Minh
SỞ GD& ĐT DỒNG NAI
Đơn vị: THPT Đoàn Kết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Tân Phú ngày ….. tháng …..năm 2013
PH ẾU HẬ XÉ ,
H
KẾ K
H
H ỆM
ĂM HỌ : 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘ
ỐK
H
H ỆM
B
Họ và tên tác giả: Phạm văn Minh
ÚP HỌ
H HỌ
ẬP
L M
MÔ LỊ H Ử
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị (Tổ): Sử- Công dân; Trường THPT Đoàn Kết
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn: Lịch sử
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác:
1. ính mới
2. Hiệu quả
- Hoàn
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách:
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống:
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng:
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ
trang 11