Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập đọc lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.67 KB, 24 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
A - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục đích của quá trình dạy học ở bậc tiểu học là cung cấp trang bị cho học
sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Mục đích đó được hình
thành thông qua việc đổi mới chương trình nội dung và phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm phát huy
tư duy sáng tạo, tính độc lập suy nghĩ của các em để đáp ứng nhu cầu phát
triển nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước để từng bước tiếp cận trình độ
giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc,
viết và tính toán) của học sinh ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời
của mỗi con người. Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất
như cách cầm bút, tư thế ngồi, cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ
năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học,
sáng tạo. Như vậy, giáo dục tiểu học là nền tảng của sự hình thành nhân cách
và sự phát triển toàn diện của con người.

Đặc biệt là môn Tiếng việt ở Tiểu học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì nó có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ của học sinh nhất là vùng khó khăn, dân tộc thiểu số. Với
yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nhân lực để phát triển đất
nước đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp nhận thông tin, một lượng kiến thức, kĩ
năng rất lớn và đa dạng: kiến thức toán học, tự nhiên và xã hội, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng sống, Vì thế với một lượng kiến thức cơ bản nhất của chương
trình, đã được phân bổ cho nhiều phân môn khác nhau, người giáo viên là
người tổ chức hướng dẫn giúp học sinh tự học, tự hoạt động để chiếm lĩnh tri
1


MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
thức đó. Tuỳ theo đặc trưng của từng phân môn mà giáo viên chọn các
phương pháp, hình thức dạy học khác nhau.

Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhât của nó là hình
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc của học sinh được tạo nên từ
bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của "đọc": đọc đúng, đọc
nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung
những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng
này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm.
Chgúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong
những kĩ năng này sữ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ:
Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung
văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu mình đang đọc thì không thể đọc nhanh
và đọc diễn cảm được. Nhiều khi khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm
cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính hiểu đúng mà
đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy học phân môn tập đọc không thể xem nhẹ
yếu tố nào.
Trong khi đó ở trường Tiểu học việc dạy phân môn Tập đọc cho học sinh
ở một số nơi nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hiện nay chưa
đáp ứng được theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bậc học. Kết quả đọc của các
em chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu
loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình
đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Các em chưa nắm được công
cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng
trong văn bản được đọc.
Đặc biệt là dạy học ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số việc dạy học
cho học sinh biết đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu văn bản và đọc diễn cảm
cũng là một việc khó khăn đối với với học sinh học ở mức độ trung bình trở

lên. Mà điều tôi băn khoăn và trăn trở chính là việc dạy cho học sinh biết đọc
2
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
đúng, đọc nhanh (không ảnh hưởng phương ngữ) và đọc hiểu, giao tiếp tốt
bằng tiếng Việt là một điều rất khó khăn (đối với học sinh dân tộc Khơ – mú
ở địa bàn bản Xốp Kha, xã Yên Hoà, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp 2C trường Tiểu học Yên Hoà I
(bản Xốp Kha, học sinh 100% là dân tộc Khơ-mú), có nhiều học sinh đọc yếu
về: chưa nhận diện được mặt chữ, đọc chậm, đọc dịch, ảnh hưởng phương
ngữ rất lớn, phát âm sai các vần khó như: ia/uyên/iên, ăt/ ăc/ ăp, các dấu
thanh sắc/ngã, nặng/hỏi, Cho nên việc các em tiếp thu, lĩnh hội các kiên
thức, kĩ năng là một điều hết sức khó khăn, nan giải. Vì thế bản thân tôi cũng
đang trăn trở với một địa bàn khó khăn như vậy, với lượng thời gian quy định
cho tiết dạy là 40 - 45phút/tiết, nhưng để trong bất kỳ tiết học nào cũng đảm
bảo được rèn cách đọc cho học sinh như: chữa lỗi phát âm, giúp các em đọc
đúng, đọc lưu loát và hiểu được văn bản để giờ dạy đạt được hiệu quả cao,
nâng cao chất lượng đọc cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, đó là một vấn đề
nan giải.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 2 vùng
dân tộc thiểu số, bản thân tôi biết đã dùng biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy học phân môn tập đọc cho học sinh trong năm học 2011-2012 và
đúc kết: "Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân
môn Tập đọc lớp 2 ".
B - NỘI DUNG
3
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
I - NGUYÊN NHÂN HỌC SINH CHƯA HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2:
Qua trực tiếp giảng dạy trên lớp, bản thân tôi nhận thấy một số nguyên

nhân, thực trạng và khó khăn ở địa bàn xã Yên Hoà nói chung và lớp 2C bản
Xốp Kha nói riêng như sau:
1. Cái khó nhất ở đây là bất đồng ngôn ngữ (Học sinh giao tiếp bằng tiềng
phổ thông rất hạn chế, một số em không giao tiếp được bằng tiếng Việt, tiếng
dân tộc Thái rất hạn chế) nên rất khó trong việc giao tiếp, truyền đạt kiến
thức, kĩ năng cho học sinh.
2. Các em sống trên địa bàn đi lại khó khăn về giao thông, sống ở một thôn
bản biệt lập, sự giao lưu với môi trường xung quanh hầu như không có (nhất
là giao tiếp bằng tiếng phổ thông), hầu hết người dân nơi đây giao tiếp với
nhau chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc Khơ - mú); vả lại học sinh ở
bản Xốp Kha (Trường tiểu học Yên Hoà 1) không hiểu cả tiếng dân tộc Thái
nên rất khó cho giáo viên trong việc truyền đạt thông tin bài dạy.
3. Đa số học sinh thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế. Phụ huynh
chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em, phụ huynh học sinh phó
mặc con em cho giáo viên.
4. 90% các em đọc sai dấu thanh, nặng về phương ngữ, đọc sai từ còn
nhiều. Chẳng hạn: Các tiếng không có dấu thì các em đọc thêm dấu, có dấu
thì đọc không có dấu. Ví dụ: voi nhà thì đọc là vòi nha, con rắn đọc là con
răn,
5. Một số học sinh phát âm chưa tốt nhất là tiếng phổ thông, nên khi nói,
đọc thường đọc quen với phương ngữ.
6. Khi dạy giáo viên sửa sai cho các đối tượng học sinh còn hạn chế, nhất
là học sinh yếu. Giáo viên dường như "bỏ quên" đối tượng học sinh yếu, vì
các em học sinh đọc chậm, đọc sai từ nhiều, trả lời ngắc ngứ làm ảnh hưởng
đến thời lượng của tiết học.
4
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
7. Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đọc
mẫu, đọc còn sai nhiều, khi hướng dẫn kĩ thuật đọc chưa hướng dẫn tỉ mỉ, tận

tình cho học sinh, nhất là học sinh yếu.
8. Giáo viên không hiểu và không giao tiếp được bằng tiếng dân tộc Khơ-
mú nên rất khó khăn trong khi dạy học, truyền đạt nội dung hay trao đổi một
vấn đề nào đó.
Cụ thể:
1. Về học sinh:
- Thực tế cho thấy chất lượng đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu
của việc hình thành kỹ năng đọc. Những học sinh do mang âm hưởng của tiếng
địa phương nên phát âm còn sai lỗi chính tả. Các em còn đọc sai chính âm, đặc
biệt sai nhiều đối với phụ âm đầu như : s/x; ch/tr; d/r và các vần ia/ay, ơm/âm,
iu/ ưu; iêu/ ươu.
- Một số em còn đánh vần, đọc nhỏ, đọc lí nhí, đọc chưa đúng các tiếng có
vần khó: uyên, oan, uông, ăt/ăc/ăp, còn bỏ sót tiếng hoặc thêm tiếng; bỏ dấu
thanh hoặc thêm dấu thanh một cách tuỳ tiện.
- Do còn chưa mạnh dạn nên đọc phân biệt các lời của nhân vật trong bài
chưa đạt yêu cầu, còn đọc với giọng đều đều.
- Do các em vừa học ở lớp 1 lên, do đó kỹ năng đọc của các em còn
chậm, chưa đạt yêu cầu, một số em chưa nhận diện được mặt chữ cái vì hổng
kiến thức phần học vần ở lớp 1.
- Ở nhà các em không học bài, không ôn lại nội dung bài học ở lớp nên
cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung và chất lượng đọc
nói riêng.
2. Về giáo viên:
- Một số giáo viên chưa chú trọng phối hợp rèn các kỹ năng đọc dẫn
đến chưa đạt được mục tiêu dạy học như mong muốn.
- Việc phân bố thời gian trong tiết tập đọc còn chưa hợp lý, chưa nắm
được trọng tâm của tiết tập đọc.
5
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2

- Sử dụng các biện pháp dạy học chưa thật sự linh hoạt trong việc phối
kết hợp các phương pháp dạy học và thay đổi hình thức dạy học nên dẫn đến
giờ học trầm và không có hiệu quả cao.
- Nhiều giáo viên không đầu tư nhiều cho việc xây dựng kế hoạch bài
dạy, nên các định hướng trong giờ học còn chung, mang nặng tính hình thức.
- Điều kiện giảng dạy của giáo viên, của trường còn gặp nhiều khó
khăn như cơ sở vật chất (điện thắp sáng, bàn ghế, bảng, ) chưa đạt yêu cầu,
đồ dùng phục vụ môn học chưa đầy đủ.
Trên đây là một số nguyên nhân và thực trạng trong giờ học tập đọc mà
tôi thường gặp phải ở trường khi trực tiếp giảng dạy. Trong năm học 2011-
2012, tôi được nhà trường phân dạy lớp 2C, tôi đã có kế hoạch và tiến hành
khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học.
*Kết quả khảo sát đọc đầu năm học 2011-2012 đạt kết quả như sau:
Bảng đối chứng (đọc)
Tổng số HS
Kết quả khảo sát
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
11 0 0 2 18,2 4 36,3 2 18,2 3 27,3
II - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
LỚP 2 :
Mục đích yêu cầu của môn học gồm có luyện đọc thành tiếng và luyện đọc
hiểu.
1. Luyện đọc thành tiếng:
6
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
Bao gồm: Luyện đọc to, luyện đọc đúng, luyện đọc nhanh. Đối với học
sinh lớp 2 cần chú ý khâu luyện đọc đúng và luyện đọc nhanh. Vì luyện đọc
nhanh thì chắc chắn học sinh phần lớn có đọc được đúng, không ê - a ngắc

ngứ thì mới luyện đọc được nhanh (tốc độ đọc vừa phải, đạt yêu cầu 50
tiếng/phút), không thể nói ai đó đọc hay, đọc nhanh mà trong quá trình đọc lại
phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ. Vậy luyện đọc đúng là tiền đề
cho luyện đọc nhanh.
2. Luyện đọc hiểu:
Đọc hiểu chính là hình thành cho học sinh các kỹ năng:
- Kỹ năng nhận diện ngôn ngữ (Phát hiện từ mới và phát hiện ra cái
quan trọng trong bài đọc, nhận ra các câu khó hiểu và các câu quan trọng của
bài đọc).
- Kỹ năng làm rõ nghĩa (kỹ năng làm rõ từ, nội dung bài).
- Kỹ năng hỏi đáp để học sinh phân tích hiểu rõ nội dung bài.
Để đạt được các yêu cầu trên tôi xin mạnh dạn trình bày một số điểm
cần lưu ý trong khi dạy môn tập đọc.
a. Đọc mẫu: (Gọi là đọc giới thiệu) chính là đọc lần thứ nhất.
- Mục đích: Đưa ra mẫu đọc thành tiếng. Đây chính là cái đích mẫu
hình thành kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Đồng thời giáo viên dùng
giọng đọc mẫu để cho học sinh có biểu tượng ban đầu về nội dung văn bản.
- Khi đọc mẫu giáo viên cần chú ý: Đọc đúng, đọc chuẩn rõ ràng, trôi
chảy, diễn cảm. Tuỳ từng văn bản mà giáo viên thể hiện nét mặt, điệu bộ
khác nhau làm thế nào để hoà mình vào văn bản. Bước đọc mẫu nó rất quan
trọng vì cách tiếp xúc trực tiếp, gây ấn tượng ban đầu cho học sinh. Trong khi
đọc giáo viên cần thỉnh thoảng nhìn học sinh để tạo sự giao cảm thu hút học
sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài "Bím tóc đuôi sam" Tiếng việt 2 tập 1.
7
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
- Khi đọc mẫu giáo viên đọc lời kể chuyện chậm rãi, giọng Hà ngây
thơ, hồn nhiên, giọng Tuấn ở cuối bài lúng túng nhưng đáng yêu "Tớ xin lỗi
vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn".

- Giọng các bạn gái hồi hởi "Ái chà chà? Bím tóc đẹp quá" (Đọc
nhanh, cao giọng ở lời khen).
- Giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật "Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!"
"Thật chứ!" (Nhấn giọng từ khẳng định).
b. Luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài:
- Mục đích: Học sinh đọc đúng như mẫu và hiểu nội dung
- Hình thức thực hiện: Học sinh đọc cá nhân, đọc theo nhóm, trả lời câu
hỏi và làm bài tập, thảo luận. Giáo viên hướng dẫn học sinh cả hai hình thức
đọc thành tiếng và đọc thầm từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Đồng thời với luyện đọc thành tiếng, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bài, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới, câu cần giải nghĩa, các
hình ảnh, các chi tiết tiêu biểu để từ đó học sinh nắm được nội dung của bài,
sao cho việc đọc đúng giúp cho hiểu đúng và sự thông hiểu nội dung sẽ chi
phối tạo ra cách đọc có chất lượng tốt.
Để đạt được điều đó giáo viên cần lưu ý trong quá trình dạy học học
sinh đọc theo nhóm hay cá nhân giáo viên cần "Biết nghe học sinh đọc" để có
cách dạy thích hợp.
Bởi các văn bản trong SGK rất đa dạng. Có những văn bản thì chú ý đối
tượng luyện đọc câu rất nhiều vì trong văn bản có nhiều từ học sinh khó đọc, dẫn
đến chiếm nhiều thời gian. Nhưng có những văn bản chú ý luyện đọc đoạn, bài
nhiều hơn để giúp các em chuyển đọc nhanh, đọc diễn cảm. Vì các từ học sinh đã
đọc trôi chảy. Không nhất thiết thời gian rập khuôn cho các bước trong một tiết
dạy.
Chẳng hạn khi dạy bài "Quà của bố" (Tiếng việt 2 tập 1 trang 106). Ở
bài này có nhiều từ khó đọc, khi luyện đọc câu theo nhóm nhiều học sinh đã
phát hiện ra các từ khó đọc các em thường đọc sai đó là: dưới nước (đọc giới
8
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
nước), niềng niễng (đọc niềng niếng), quấy toé nước (đọc quây toe nươc),

cánh xoăn (đọc canh xoăn), mốc thếch (mộc thệch) ngó ngoáy (đọc ngo
ngoay) Khi dạy bài này giáo viên phải chú trọng bước luyện đọc câu, phải
cho các em luyện đọc cá nhân, tổ, nhóm nhiều lần về các từ khó này. Nếu
cần giáo viên phân tích một số từ cho học sinh nhận thấy, hoặc phân biệt cho
học sinh biết dấu ngã, dấu nặng mà học sinh thường đọc sai nhất là học sinh
yếu, bộ máy phát âm chưa chuẩn. Khi thấy các em đọc đúng rồi giáo viên có
thể chuyển sang các bước khác với lượng thời gian ngắn hơn, về nhà các em
có thể luyện đọc tiếp dựa trên cơ sở đã luyện đọc đúng từ ngữ.
- Khi dạy bài tập đọc "Mẹ" văn bản thơ (Tiếng việt 2 Tập 1 trang 101):
Khi dạy bài này qua bước luyện đọc câu tôi thấy học sinh phần lớn đọc đúng.
Học sinh chỉ phát hiện ra từ khó đọc: "Kẽo cà", ở bài này giáo viên có thể đi
nhanh bước luyện đọc câu mà chuyển sang bước luyện đọc đoạn, bài. Giáo viên
chú trọng luyện đọc đoạn nhiều vì trên cơ sở học sinh đã đọc đúng. Giáo viên
hướng dẫn các em đọc nhanh, chuyển sang đọc diễn cảm. Trước hết giáo viên
hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ các dòng thơ, nhịp thơ và nhấn giọng một số
từ giáo viên cần giải thích cho học sinh rõ vì sao lại phải nhấn giọng các từ đó.
Ví dụ: Lặng rồi/cả tiếng con ve/
Con ve cũng mệt/vì hè nắng oi//.
Những ngôi sao/thức ngoài kia/
Chẳng bằng mẹ/đã thức vì chúng con//
Sau khi ngắt nghỉ đúng các dòng thơ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc,
trong khi đọc học sinh tự tìm ra từ khó hiểu (từ mới) từ cần giải nghĩa, giáo
viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa qua tranh ảnh, qua sự vật Hiểu được
cách đọc, nghĩa từ đó giúp các em luyện đọc diễn cảm.
3. Tìm hiểu nội dung bài đọc:
- Mục đích: Giúp học sinh hiểu nội dung văn bản
9
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
- Hình thức thực hiện: Giáo viên nêu câu hỏi, gợi ý dẫn dắt học sinh

thảo luận nêu ra ý kiến đúng để hiểu văn bản.
- Khi dạy giáo viên cần chú ý nêu câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, ngắt các
câu hỏi dài thành nhiều câu hỏi phụ, câu hỏi logíc với nội dung đoạn, bài. Cần
gợi mở cho học sinh, nhất là học sinh yếu, khuyến khích giúp đỡ học sinh yếu
vì phần lớn học sinh yếu thường rụt rè ít phát biểu, sợ nói không đúng. Lần
đầu nếu chưa trả lời được giáo viên cần cho các em nêu lại lời của bạn khá đã
trả lời đúng. Cứ như thế cho những bài tập đọc sau thì đối tượng học sinh này
sẽ tăng tính mạnh dạn, tính chú ý theo dõi trong giờ học và sự chuẩn bị ở nhà
của học sinh cao hơn.
Qua tìm hiểu việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2 tôi
thấy rằng yêu cầu về việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh còn gặp
nhiều khó khăn, hạn chế cả về giáo viên, cũng như học sinh nên việc dạy học
còn đơn điệu chủ yếu là dạy hỏi đáp giữa thầy và trò. Hệ thống câu hỏi để dẫn
dắt, hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung bài còn mang tính hình thức. Vì
vậy để giờ tập đọc thêm sinh động và đạt hiệu quả cao tôi đã xây dựng hệ
thống bài tập nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng đọc hiểu.
Bài 1: Khoanh tròn vào ý trả lời đúng.
Qua bài tập đọc : “Mẩu giấy vụn” em thấy mẩu giấy nói với chúng em:
a. Mẩu giấy còn dùng được việc sao lại vứt đi.
b. Các bạn học sinh đừng vứt giấy ra lớp.
c. Hãy nhặt bỏ vào sọt rác.
Bài 2: Khoanh tròn vào ý trả lời đúng:
Hai bố con bé Hà chọn ngày lập đông làm “Ngày ông bà” vì:
a. Ngày lập đông trời rất rét.
b. Khi bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ
già.
c. Vì ông bà gợi ý như thế.
Bài 3: Đọc bài bé Hoa nối câu trả lời phù hợp với câu hỏi:
10
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
Em Nụ ở nhà như thế nào? Gia đình bé Hoa rất thương yêu nhau.
Môi em Nụ như thế nào? Em Nụ ở nhà rất ngoan.
Gia đình bé Hoa sống như thế nào? Môi em Nụ đỏ hồng.
Bài 4: Em cảm nhận được điều gì trong cách dùng từ tả loài hoa và tả
các loài chim trong bài: “Mùa xuân đến”. Đánh dấu x vào ý trả lời đúng:
 Giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa và vẻ
riêng của mỗi loài chim.
 Giúp em cảm thấy mùa xuân đến có rất nhiều loài chim bay tới.
4. Luyện đọc diễn cảm:
Đối với học sinh lớp 2 mức độ yêu cầu đọc diễn cảm chưa cao như học
sinh lớp 4, 5 nhưng đối với học sinh khá đã biết cách đọc đúng rồi, khi dạy
giáo viên cần phát huy mức độ đọc của học sinh để học sinh tự sửa chữa cách
đọc của mình chuyển sang đọc diễn cảm. Giáo viên cần chọn ra những đối
tượng đọc tốt, đọc hay để đọc mẫu cho học sinh này, đọc thầm theo dõi tập
giọng đọc của bạn hoặc của người giáo viên nhất là câu có dấu chấm hỏi, dấu
chấm cảm lời của các nhân vật cần lên giọng, hạ giọng như thế nào? Để từ
đó người đọc tìm ra cách đọc cho mình.
Ví dụ: Khi đọc bài "Quả tim khỉ" (Tiếng việt 2 Tập 2 trang 50).
- Bạn là ai? // Vì sao bạn khóc? // (Cao giọng cuối câu hỏi, thể hiện
giọng lo lắng, quan tâm).
- Tôi là cá sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (Thể hiện giọng
đọc buồn tủi thân).
Phần thi đọc:
Mục đích:
Qua thi đọc rèn tư duy linh hoạt và tác phong linh hoạt, tháo vát, mạnh
dạn, tự tin cho học sinh, đồng thời giáo dục tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốt
đẹp cho các em.
Khi dạy tổ chức thi đọc giáo viên cần chú ý:
11

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
+ Đối với thi đọc sau phần luyện đọc thành tiếng, đọc thầm xong qua
mỗi bài dạy giáo viên cần tổ chức nhiều cách thi đọc khác nhau như thi đọc
nhanh giữa nhóm tổ, phần này tuy khó kiểm soát nhưng giáo viên và học sinh
cần chú ý kỹ để nhận xét cho đúng. Còn tổ chức thi đọc giữa cá nhân với cá
nhân thì trong một tiết học chỉ tổ chức được một số đối tượng đại diện của
nhóm. Tuy nhiên tính hiếu động của học sinh lúc nào cũng thích thắng hơn
thua nên thường cử bạn khá. Để tránh được điều này giáo viên nên yêu cầu
thi là đối tượng ngang sức nhau và giáo viên cần có một sổ tay theo dõi để đối
tượng nào cũng được thi trong quá trình học.
+ Phần thi đọc cuối bài (phần củng cố).
Đây là bước kiểm tra kết quả của học sinh sau một tiết học tập đọc xem
mức độ đọc của học sinh đến đâu để có điều kiện hướng dẫn học sinh đọc thêm ở
nhà.
+ Để đọc tốt bài trước khi thi đọc phần này giáo viên cần cho học sinh
nêu lại cách đọc văn bản qua tiết học như để đọc cần lưu ý điều gì? Đối với
văn bản truyện khi đọc bài cần chú ý gì? (phụ thuộc vào từng bài để nêu các
nhân vật để phân vai).
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 hoặc cho một đối tượng đọc hay của lớp đọc
để học sinh nhận xét.
+ Đối với văn bản hành chính nên cho học sinh thi đọc đoạn, cả bài
dưới hình thức tiếp sức.
+ Đặc biệt đối với văn bản truyện để gây hứng thú cho học sinh trong
giờ học giáo viên cần chuẩn bị trước đồ dùng phù hợp với từng vai để học
sinh đóng vai được tốt. Hơn nữa tạo điều kiện giúp cho học sinh yếu dễ nhận
ra các vai trong truyện để tiết học sau các em cũng thích đóng vai để được
đọc.
Ví dụ: Khi đọc bài "Bác sỹ Sói" (Tiếng việt 2 Tập 2 trang 41). Khi
đọc bài này cần 3 vai (người dẫn truyện, bác sỹ Sói, Ngựa).

12
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
- Giáo viên cho học sinh đóng vai: Một bạn đóng vai làm người dẫn
chuyện, một bạn đóng vai bác sỹ Sói mặc quần áo trắng trên đầu đội một cái
mũ (Tượng trưng bác sỹ), một bạn đóng vai ngựa giả bộ làm đau chân. Sau
đó học sinh tự nhập vai mình vào ba nhân vật để đóng vai và tuỳ từng văn
bản mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng để cho học sinh đóng vai cho phù hợp
(Lưu ý đồ dùng chỉ tượng trưng không nhất thiết cầu kỳ).
- Tuy nhiên những học sinh yếu lần đầu đóng vai, các em còn lúng túng
đọc nhầm lẫn các vai, giáo viên cần kiên trì sửa cho các em, tuyệt đối không
được phê bình, chê trách mà luôn động viên khuyên khích các em để lần
sau các em mạnh dạn hơn, có lòng tự tin hơn trong quá trình học. Việc phân
vai trong một tiết tập đọc là một bước rất quan trọng không những phục vụ
cho giờ tập đọc mà còn làm cho cho học sinh giao tiếp tốt hơn.
- Đối với văn bản thơ: Khi dạy giáo viên cần chú ý các kiểu bài thơ
khác nhau mà tổ chức cho học sinh thi đọc dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đây là các bài thơ yêu cầu học sinh học thuộc lòng nên giáo viên tổ chức cho
học sinh thi đọc thuộc thuộc lòng nên giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc
thuộc thuộc tiếp sức, trò chơi truyền điện hoặc thi thả thơ. Giáo viên viết vào
các phiếu câu thơ đầu mỗi khổ hoặc giữa khổ thơ hoặc 1-2 từ đầu mỗi dòng
thơ trong bài thơ.
* Đối với những em đọc khá, giỏi tôi đặt mức độ rèn luyện kỹ năng đọc
cao hơn đó là: Đọc to, đọc đúng, biết làm chủ “tia mắt” khi đọc để đọc
nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm, biết đọc ngắt hơi sau dấu phẩy dấu hai chấm
và ngắt hơi giữa các cụm từ có câu dài, nghỉ hơi sau dấu chấm, đọc cao giọng
ở các câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm than, biết đọc theo lối phân vai khi dạy
bài ở thể loại truyện có nhân vật.
Ví dụ: Khi luyện đọc câu dài trong bài "Phần thưởng"
* Luyện đọc đúng: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc nhấn giọng

(-), đọc ngắt hơi giữa cụm từ (/)
Mẹ của Na lặng lẽ/chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe//
13
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
* Khi luyện đọc bài "Bím tóc đuôi sam" giáo viên cần hướng dẫn kỹ
càng đọc nghỉ hơi (//) và đọc đúng lời từng nhân vật ở dấu gạch ngang đầu
dòng.
* Luyện đọc hiểu (đọc có ý thức, giáo viên hướng dẫn các em đọc hiểu
từ bằng cách đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, hiểu nghĩa từ qua cử chỉ,
ánh mắt, hành động…
Ví dụ: Khi giải nghĩa từ "tốt bụng" trong bài "Phần thưởng" giáo viên
cho các em đặt câu rồi cho học sinh kể về việc làm của Na và giúp các em
hiểu việc làm ấy là tốt bụng. Hoặc khi giảng từ "lặng lẽ" yêu cầu học sinh tìm
từ cùng nghĩa là "yên lặng" từ đó học sinh hiểu nghĩa từ đó là: không nói gì.
Khi dạy bài "Bạn của Nai nhỏ" cách tổ chức cho học sinh giải nghĩa từ
"ngăn cản" "hích vai".
Giải nghĩa từ: “Ngăn cản”: Một học sinh đọc chú giải sách giáo khoa
sau đó giáo viên đặt câu hỏi.
Trong câu "cha không ngăn cản con" ý của Nai bố là gì?
Hích vai: Một học sinh đọc chú giải rồi đưa ra một vật tượng trưng cho
hòn đá và đề nghị một học sinh lên làm động tác thể hiện hành động hích vai
của bạn của Nai nhỏ.
Ngoài hiểu nghĩa từ giáo viên cần cho học sinh làm quen tìm nội dung
chính của từng đoạn trong bài.
Ví dụ: Khi dạy bài tạp đọc theo thể loại truyện "Sáng kiến của bé Hà"
(Tiếng Việt 2 trang 78). Sau phần tìm hiểu bài giáo viên tổ chức cho học sinh
đặt tên cho mỗi đoạn:
+ Chọn ngày lễ
+ Bí mật của hai bố con

+ Niềm vui của ông bà.
* Luyện đọc nhanh:
14
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên "cầm càng" giữ nhịp cho học
sinh đọc theo mẫu, cho học sinh đọc nối tiếp luyện đọc các câu dễ bị nói lịu,
nặng phương ngữ.
* Luyện đọc diễn cảm:
Qua nội dung chính của bài đọc giáo viên đọc mẫu giúp học sinh xác
định giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ngợi ca, trầm
lặng, buồn thương… nhịp điệu của bài nhanh, chậm, hơi chậm… để các em
đọc hay.
* Luyện đọc cho những em hay đọc sót tiếng và lạc dòng. Giáo viên
luyện cho các em làm chủ tia mắt khi đọc. Giáo viên phải quay lại với việc
sử dụng que trỏ và thước hoặc cho học sinh đặt thước trước từng dòng để
đọc, khi học sinh làm quen và làm chủ được tia mắt rồi thì giáo viên không
dùng que chỉ và học sinh không dùng ngón tay để chỉ khi đọc nữa tránh tình
trạng đọc như đếm từng tiếng một.
* Luyện đọc chính âm cho những học sinh hay đọc sai (s/x…?/~/.)
Giáo viên cần uốn nắn ngay và cho các em đọc lại.
Ví dụ: Khi các em phát âm sai "s" thành "x" giáo viên cần hướng dẫn
học sinh "s" là đưa hàm dưới ra và cong lưỡi vào. Khi đọc sai các dấu thanh
do ảnh hưởng của địa phương, một số em đọc thanh (ngã, thành thanh sắc),
thì giáo viên cần phải hướng dẫn cách đọc thanh (ngã) là đọc cao giọng và
lấy hơi kéo dài hơn. Sau đó giáo viên đọc mẫu yêu cầu học sinh luyện đọc
nhiều lần.
Từ những giải pháp trên, tôi đã cụ thể hoá giải pháp qua bài tập đọc như
sau:
Thiết kế:

Tập đọc
SÔNG HƯƠNG
15
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng
sai dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Đọc bài với giọng chậm rãi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của Sông Hương.
Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm.
Hiểu: Hiểu ý nghĩa của các từ mới từ chốt sắc độ, đặc ân, lụa đào, bức
tranh phong cảnh, lung linh dát vàng, đặc ân.
Hiểu nội dung bài: Tác giả miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của
Sông Hương, một đặc ân mà thiên nhiên dành cho xứ Huế. Qua đó chúng ta
thấy tình yêu thương của tác giả dành cho xứ Huế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa phóng to, một vài
tranh (ảnh) về cảnh đẹp ở Huế.
Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em đọc bài: Tôm càng và cả cón
? Qua bài đọc em thấy Tôm càng có đức
tính gì đáng quý?
-Nhận xét cho điểm học sinh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc

a) Giáo viên đọc mẫu bài: giọng đọc nhẹ
nhàng, thán phục vẻ đẹp của Sông Hương
b) Luyện phát âm
Hai học sinh lên bảng nối tiếp nhau
đọc bài (mỗi em đọc 2 đoạn)
- Tôm càng rất thông minh, nhanh
nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn
quan tâm lo lắng cho bạn.
Theo dõi và đọc thầm theo
16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc bài
- Giáo viên lưu ý học sinh luyện đọc đúng
các từ khi mà học sinh phát âm sai.
- Giáo viên đính câu dài lên bảng:
Bao trùm lên cả bức tranh/là một màu
xanh/Có nhiều sắc độ đậm khác nhau/màu
sanh thẳm của da trời/màu xanh biếc của
cây lá/màu xanh non của những bãi ngô,
thảm cỏ in trên mặt nước//
c) Luyện đọc đoạn
* Đọc đoạn trước lớp:
Giáo viên chia bài làm 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến mặt nước
Đoạn 2: Mỗi mùa hè tới đến dát vàng.
Đoạn 3: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp câu.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm và giải nghĩa
từ.

+ Luyện đọc đoạn trong nhóm
- GV lưu ý tới HS yếu.
d) Thi đọc
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi đọc nối
tiếp, phân vai, tổ chức cho cá nhân thi đọc
đoạn 2
Nhận xét tuyên dương các em đọc tốt
3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 em đọc to đoạn 1 - cả lớp đọc thầm.
Học sinh nối tiếp nhau đọc bài
Học sinh luyện đọc lại các từ khó
phát âm sai.
Chẳng hạn: Bao trùm, những bãi
ngô, phượng vĩ….
Học sinh luyện đọc đúng câu dài
Dùng bút chì đánh dấu đoạn
Nối tiếp nhau đọc đoạn (HS yếu chỉ
đọc câu)
Nhận xét bạn đọc
Luyện đọc trong nhóm mối em đọc
mỗi đoạn.
Thi đọc theo hướng dẫn của giáo
viên
-Một em đọc to đoạn 1. Cả lớp đọc
17
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
- Tác giả ví sông Hương với hình ảnh gì?
- Giáo viên treo tranh vẽ cảnh sông Hương.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc

thầm đoạn 1. Để trả lời câu hỏi.
- Tìm những từ ngữ chỉ các màu xanh khác
nhau của Sông Hương?
- Tìm từ chỉ mức độ khác nhau của màu
xanh?
- Ghi bảng: Sắc độ
Giáo viên: Cảnh Sông Hương có rất nhiều
màu xanh, sắc độ dậm nhạt khác nhau đã
tạo cho Sông Hương một nét đẹp quyến
ruc, nên thơ, thanh bình.
- Về màu hè Sông Hương có sự thay đổi
như thế nào?
Ghi bảng từ: Dải lụa đào.
-Do dâu mà hè đến Sông Hương lại chuyển
màu như một giải lụa màu hồng?
Giáo viên: Hai bên bờ này được trồng
nhiều Phượng vĩ, mùa hè đến hoa Phượng
nở đỏ rực in bóng xuống mặt nước tạo cho
Sông Hương có vẻ đẹp tác giả ví như giải
lụa màu hồng.
- Vào những đêm trăng sáng Sông Hương
có vẻ đẹp ra sao?
GB: Lung linh dát vàng
- Vì sao tác giả lại ví Sông Hương như
một đường trắng lung linh dát vàng?
thầm để trả lời câu hỏi
Bức tranh phong cảnh.
-Học sinh quan sát tranh và đọc
thầm đoạn 1để trả lời câu hỏi.
-Xanh thẳm của gia trời, xanh biếc

của cây lá, xanh non của những bãi
ngô thảm cỏ.
-Từ chỉ mức độ khác nhau của màu
xanh đó là: “Sắc độ”
Học sinh đọc nghĩa của từ “Sắc độ”
1 em đọc to đoạn 2- cả lớp đọc
thầm
- Sông Hương thay chiếc áo xanh
thành giải lụa đào…
Đọc chú giải nghĩa của từ: giải lụa
đào
-Do hoa Phượng nở đỏ rực hai bên
bờ sông in bóng…
-Vào những đêm trằng sáng dòng
sông là một đường trăng lung linh
18
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
Chuyển: Phong cảnh Sông Hương đã góp
phần tô thêm cảnh dệp cho Thành phố Huế
như thế nào? Mời các em theo dõi phần
còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần còn lại.
- Sông Hương đối với Huế như thế nào?
- Yêu cầu đọc chú giải nghĩa của từ đặc ân.
Tìm từ gần nghĩa với từ đặc ân?
- Vì sao tác giả nói Sông Hương là một đặc
ân củ thiên nhiên dành cho Thành phố
Huế?
4. Luyện đọc lại

-Qua tìm hiểu nội dung các em thấy Sông
Hương rất đẹp trong khi đọc các em cần
lưu ý:
Đoạn 1: Khi đọc cần nhấn giọng ở những
từ gợi tả màu xanh: xanh thẳm, xanh biếc,
xanh non.
Đoạn 2: Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả
sự thay đổi sắc màu của dòng sông như dải
lụa đào, lung linh dát vàng.
Đoạn 3: Nhấn giọng ở các từ: đặc ân, trong
lành, tan biến, êm đềm, ca ngợi Sông
Hương.
- Gọi học sinh đọc bài.
5. Củng cố dặn dò:
dát vàng.
… Ánh trăng vàng chiếu xuống làm
cho dòng sông ánh lên một màu
vàng lóng lánh.
Học sinh đọc thầm phần còn lại
… là một đặc ân
-Học sinh đọc chú giải nghĩa của từ
đặc ân.
Từ gần nghĩa với từ đặn ân là: ban
tặng.
… Vì Sông Hương làm cho không
khí thành phố trở nên trong lành, làm
tan biến những tiếng ồn ào của chợ
búa

-Một số học sinh đọc bài, nhận xét

bạn đọc.
19
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
- Gọi 1 em đọc toàn bài
? Học qua bài này em cảm nhận được gì về
Sông Hương?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà luyện đọc bài chuẩn bị bài
sau.
-1 em khá đọc
- Vẽ đẹp quyến rũ và sự thay đổi
theo mùa của Sông Hương.
Qua tiết dạy trên tôi thấy học sinh hứng thú học, lớp học sôi nổi, đọc bài
tốt, tiếp thu bài nhanh. Bằng những câu hỏi giúp học sinh hiểu nghĩa các từ
mới từ chốt trong bài một cách nhẹ nhàng. Các em nắm vững nội dung bài
học.
C - KẾT QUẢ:
Qua một thời gian giảng dạy áp dụng chương trình thay sách, tôi đã có
nhiều cố gắng vừa dạy thử nghiệm, vừa trao đổi kinh nghiệm cùng đồng
nghiệp, tổ chuyên môn và chuyên môn trường; nghiên cứu các tài liệu tập
huấn. Do đó chất lượng các tiết tập đọc ngày một tốt hơn, học sinh đọc đã đạt
được như mong muốn, chất lượng được nâng cao rõ rệt so với đầu năm.
Cụ thể qua các đợt khảo sát:
Tổng số học sinh
Kết quả khảo sát
Cuối học kì 1 Cuối học kì 2
Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém
S
L

T
L
%
S
L
TL
%
S
L
TL
%
S
L
T
L
%
S
L
TL
%
S
L
TL
%
S
L
TL
%
S
L

TL
%
S
L
T
L
%
S
L
T
L
%
11 1 9 2 18,
1
5 45,
4
1 9 2 18,
1
2 18,
1
5 45,4 3 27,
2
1 9 0 0
Trên đây là kết quả khảo sát chất lượng học sinh mà tôi đã áp dụng các
biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho đối tượng học sinh
lớp 2C vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số (dân tộc Khơ-mú) và đã thu
20
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
được kết quả đáng mừng, tỉ lệ học sinh trung bình trở lên đạt tỉ lệ 90,7%. Tuy

nhiên về chất lượng đọc, đọc hiểu văn bản một số ít học sinh chưa cao, nhưng
với chủ quan của bản thân tôi thì với chất lượng như hiện nay thì so với vùng
khó khăn như điểm Xốp Kha thì cũng đạt yêu cầu như mong muốn chỉ tiêu
ban đầu đề ra đầu năm học.
D - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp nâng cao
chất lượng giảng dạy tập đọc và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh không những giúp học sinh rèn kĩ năng: Nghe - nói - đọc - viết
mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Muốn làm được
điều này đòi hỏi người giáo viên phải luôn trau dồi kinh nghiệm để nâng cao
trình độ nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu của người học trong thời kỳ đổi mới.
Giáo viên biết lựa chọn và áp dụng linh hoạt những biện pháp phù hợp với
từng bài để đạt kết quả cao trong giờ tập đọc. Thông qua nghiên cứu và thực
hiện sáng kiến này đã giúp tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
1. Bất kỳ một tiết dạy Tiếng Việt nói chung cũng như tiết tập đọc nói
riêng, chúng ta phải biết lựa chọn, sử dụng thay đổi các hình thức tổ chức
hoạt động, các phương tiện học tập, các hình thức trình bày kết quả, nhận
thức phù hợp khác nhau để tránh sự đơn điệu, nhàm chán và giúp học sinh
hứng thú tích cực tham gia hoạt động học tập.
2. Giáo viên phải nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan, đọc kỹ văn
bản, cảm nhận thấu đáo nội dung trọng tâm, ý nghĩa cũng như dấu hiệu nghệ
thuật. Xác định rõ các kĩ năng trọng tâm, mục tiêu cần đạt của mỗi bài học.
3. Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo viên hay sử dụng
cứng nhắc hệ thống câu hỏi SGK, cũng như không máy móc thực hiện các
hình thức dạy học mà sách giáo viên đưa ra. Phải tuỳ theo đối tượng học sinh,
21
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
điều kiện dạy học để thiết kế các hoạt động luyện đọc thật thiết thực và phong
phú.

4. Vận dụng và phối kết hợp nhịp nhàng giữa hai ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ
và tiếng Việt, vận dụng ngay học sinh biết giao tiếp tốt bằng tiếng Việt để
“phiên dịch” cho giáo viên khi giáo viên gặp khó khăn trong dạy học hoặc
trong giao tiếp.
5. Hướng dẫn cho học sinh thật tỉ mỉ, dễ hiểu, gần gũi với học sinh; luôn động
viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh.
E - KIẾN NGHỊ:
1. Đối với phòng giáo dục:
- Cần có các lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy tại địa bàn
trường đóng (như tiếng Khơ-mú, tiếng Mông).
- Kết hợp với địa phương tuyển dụng nhân viên hỗ trợ điểm trường có học
sinh là dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân tộc Khơ-mú) để hỗ trợ giáo viên đứng
lớp nhất là các lớp 1,2.
2. Đối với nhà trường:
- Cần phân công các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết và đặc
biệt biết giao tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số để dạy các lớp đó, nhất là lớp
1,2.
- Cần mở các cuộc hội thảo, chuyên đề trong trường nhằm nâng cao chất
lượng dạy - học cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là học sinh yếu.
- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho giáo viên về chất lượng,
phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng của nhà trường phù hợp
từng điểm trường.
3. Đối với giáo viên:
- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ; không ngừng trau
dồi đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt cho dạy học.
22
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
- Phải có tâm huyết với nghề, luôn phục tùng và hoàn thành nhiệm vụ,
trách nhiệm được giao phó.

- Nắm vững và biết phân loại đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp
dạy học tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học.
4. Đối với học sinh, phụ huynh:
- Chấp hành tốt các yêu cầu, quy định của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm
đề ra.
- Phụ huynh có trách nhiệm kết hợp cùng nhà trường, cùng giáo viên trong
việc quản lí học sinh học ở nhà; mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng học tập cho
con em mình.
G. KẾT LUẬN
Để đạt được kết quả trên trong dạy học giáo viên phải nắm vững đặc
trưng của bộ môn, phải đổi mới cách dạy và cách học. Phải xác định rõ yêu
cầu cần đạt trong từng tiết học, từng bước thực hiện tốt yêu cầu đề ra của bộ
môn.
Mặt khác giáo viên cần chú ý khi các em đọc đúng câu, đúng chữ rồi
cần chú ý tới sắc thái, ngữ điệu khi đọc, nhất là đối với các câu đối thoại của
các nhân vật câu cảm, câu hỏi
Vì vậy, muốn giờ tập đọc đạt kết quả tốt trước khi lên lớp giáo viên
cần xác định rõ mục tiêu, phải nghiên cứu kỹ văn bản, phải nghiên cứu kỹ tác
phẩm, nắm chắc thể loại, nội dung, chủ đề chuẩn bị đồ dùng phục vụ môn
học chu đáo. Có xác định đúng mới xác định được đúng yêu cầu của tiết học,
phương pháp, hình thức lên lớp để vận dụng những biện pháp và hình thức tổ
chức linh hoạt và sáng tạo mang lại hiệu quả giờ dạy đạt kết quả.
* *
*
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh lớp 2 đọc tốt
phân môn tập đọc của tôi. Vì thời gian hạn hẹp và trình độ của bản thân còn
23
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
hạn chế về nhiều mặt, cho nên trong khi thực hiện và thực nghiệm sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nên bản sáng kiến kinh nghiệm
chưa thật sự mỹ mãn, đầy đủ.
Vậy tôi kính mong các nhà giáo dục, các nhà quản lý, chuyên môn,
đồng nghiệp góp ý xây dựng để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp tôi trong
công tác giảng dạy đạt kết quả cao.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhận xét, đánh giá của BGH Yên Hoà, ngày 04 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Kha Văn Thông
24

×