Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

SKKN ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 51 trang )

Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………… Trang 2
2. Mức độ nghiên cứu đề tài .............................................................. Trang 3
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ....................................Trang 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................ Trang 3
5. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm .................................... Trang 3
B. NỘI DUNG
Phần I. Nêu thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài ........................................................ Trang 4
2. Khó khăn khi thực hiện đề tài ........................................................ Trang 5
Phần II. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
1. Thiết kế giáo án và điều chỉnh sau khi dạy thử để từ đó soạn thành
giáo án điện tử………………………………………………….Trang 6
2. Khai thác, sử dụng thư mục cá nhân, chọn lựa phim và tranh ảnh
phù hợp nội dung bài dạy ……………………………………Trang 12
3. Chọn nền và phông chữ phù hợp khi thiết kế bài giảng … Trang 13
4. Bài mới : Bài 23 - tiết 2…………………………………….. ..Trang 13
Phần III. Kết quả và kinh nghiệm rút ra được từ SKKN
1. Kết quả đạt được…………………………………………… Trang 41
2. Ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS ở THPT…………. Trang 41
3. Bài học kinh nghiệm rút ra được từ SKKN……………… Trang 42
Phần IV. Khả năng ứng dụng và triển khai SKKN
C. KẾTLUẬN……………………………………………………… Trang 48
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………… Trang 50

Trường THPT Kiệm Tân

Trang



1


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Từ lâu, dạy học theo kiểu “đọc – chép” được coi là một phương
pháp dạy học để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở
nhiều trường trong cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc
hội thảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn… nhưng
hiện tại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đọc – chép”
Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ
có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo
trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng
học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người
học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều,
không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui
chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp
những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến
ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện
hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình
dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng.
Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng theo phương pháp
“Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử”, để trả
lời cho câu hỏi làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học “không đọc – chép
; không nhìn – chép” theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà tôi trăn trở
băn khoăn bấy lâu nay đã có cách để giải quyết.

Qua một năm học áp dụng cho học sinh ở Trường THPT Kiệm Tân do
tôi phụ trách ở bộ môn lịch sử, tôi nhận thấy đây là cách dạy mang lại hiệu quả
cao nếu giáo viên biết vận dụng các kĩ năng CNTT vào tiêt dạy thì sẽ giúp học

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

2


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

sinh hứng thú, yêu thích tiết học lịch sử hơn so với một tiết dạy bằng giáo án
điện tử thông thường.
2. Mức độ nghiên cứu đề tài
Năm học 2012 – 2013 là năm học thứ năm trường THPT áp dụng chương
trình SGK mới cho HS lớp 12 trong lộ trình cải cách GD. Vì thế đề tài “Ứng dụng
CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử” là đề tài bản thân tôi tiếp
tục nghiên cứu thực hiện để giảng dạy, có sự đóng góp ý kiến của tổ bộ môn.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn
trong vấn đề lớn : Ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu : “Ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH LS ở trường
THPT”.
+ Khách thể nghiên cứu : Môn LS lớp 12 ở trường THPT.
+ Phạm vi nghiên cứu : Tiết 2 - Bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)”
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
+ 4.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và giáo dục
lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học chung: nghiên cứu tài liệu, phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.
5. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 4 phần :
- Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề.
- Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính.
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

3


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

- Phần III : Kết quả và kinh nghiệm đạt được từ SKKN.
- Phần IV : Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả SKKN.
B. NỘI DUNG
Phần I . Nêu thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN
Trong năm học 2012 - 2013, trong tổ có 5 GV dạy LS, tôi được phân công
dạy sử lớp 10 và lớp 12 (14 tiết/tuần) nên có thời gian đầu tư nghiên cứu soạn
giảng theo PPDH mới.
Chất lượng học tập của HS khá đồng đều ở các bộ môn, kết quả tuyển
sinh vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỉ lệ khá cao. HS được BGH quan tâm
nhắc nhở động viên kịp thời về việc học tập nên tinh thần học tập và đạo đức của

các em rất tốt, đa số HS chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô, chấp hành nội
quy nhà trường, giữ gìn tác phong đạo đức tốt.
Huyện Thống Nhất đang chuyển mình xây dựng và phát triển, mức sống
của người dân đã tăng cao nên đa số cha mẹ quan tâm đến việc học tập của HS.
Công tác GVCN, công tác giám thị được BGH có kế hoạch chỉ đạo thường
xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh khi có vấn đề liên quan đến HS. Trong năm
học có 3 lần họp PHHS từng lớp học để GVCN và GV bộ môn thông báo kết
quả học tập của HS vào giữa học kì và cuối học kì, nhà trường có biện pháp phối
kết hợp việc dạy - học giữa nhà trường và gia đình rất tốt.
Hàng tuần và cuối đợt thi đua BGH kết hợp các đoàn thể đã sơ kết đánh
giá khen thưởng, kịp thời động viên nêu gương tốt hoặc nhắc nhở những HS vi
phạm nội quy nhà trường.
Đơn vị được Sở GD&ĐT Đồng Nai trang bị đầy đủ các TBDH và phương
tiện nghe nhìn như phòng vi tính, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện
… có đầy đủ cán bộ chuyên trách sẵn sàng giúp đỡ GV trong các tiết giảng dạy
khi cần sử dụng dụng cụ trực quan dạy học.

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

4


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

GV có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, sự kiện LS từ các nguồn phim
ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải
mang theo đồ dùng DH cồng kềnh khi lên lớp.
Các tư liệu LS được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các

đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên phương
tiện thông tin đại chúng, GV có thể tìm mua ở các trung tâm dịch vụ truyền hình
hoặc từ trên mạng internet để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh động hơn.
GV có thể trình chiếu các sơ đồ, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi
kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để HS tiện theo dõi, vận dụng làm bài thi
kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp theo chủ trương đổi mới công tác kiểm tra – đánh
giá (KT – ĐG) chất lượng học tập của HS và thực hiện cuộc vận động “Hai
không” mà toàn ngành đang hưởng ứng hiện nay.
Việc sơ đồ hóa, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng
chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng các bảng phụ giảng dạy.
Khi soạn một GAĐT, GV có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác
nhau. GV có thể bổ sung hoặc sửa đổi giáo án sau phần rút kinh nghiệm ở các
tiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau.
2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Trình độ tin học và sử dụng máy vi tính của GV còn nhiều hạn chế, đòi
hỏi GV ở nhà phải có máy vi tính nối mạng internet để soạn bài, GV phải thực
sự yêu thích ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH, cần có thời gian và kinh phí để
thực hiện.
Sự chuẩn bị trước lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần có sự đầu tư nhiều
công sức của GV, nhưng bù lại tiết học sẽ thuận lợi hơn, giờ học sẽ trở nên sôi
nổi hơn, hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của
nhiều HS và HS sẽ thực sự chủ động quá trình DH, GV có thể hoàn thành vai trò
hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức bền vững hơn.
Phần II . Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

5



Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

“KINH NGHIỆM SOẠN GIẢNG BÀI 23 - TIẾT 2 - LỊCH SỬ 12”
1. Thiết kế giáo án và điều chỉnh sau khi dạy để từ đó soạn thành giáo án
điện tử.
GIÁO ÁN BÀI 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975).
* Tiết 41, 42 – PPCT.
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức :
+ Có những hiểu biết về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, nhiệm vụ của cách
mạng miền Nam sau hiệp định Pari năm 1973 nhằm tiến tới giải phóng hoàn
toàn miền Nam.
+ Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam.
+ Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước.
2. Về kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá về âm mưu, thủ đoạn của
địch sau hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam :
+ Điều kiện và thời cơ sau khi Mĩ rút hết quân về nước.
+ Chủ trương kế hoạch đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt của giải phóng hoàn toàn
miền Nam của Đảng.
+ Tinh thần chiến đấu, ý chí thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.
3. Về thái độ :
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam,
niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
II- Thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975 của NXBGD.
- Bản đồ diễn biến ba chiến dịch cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Phim tư liệu về ba chiến dịch cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa và một số hình ảnh minh họa.
III- Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Tiết 41:Mục II và III( mục 1) II- Miền Nam đấu tranh chống địch bình
Hoạt động 1: Cả lớp và cá định – lấn chiếm tạo thế và lực tiến tới
nhân.
giải phóng hoàn toàn.
* Âm mưu của Mĩ – ngụy.
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

6


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Hoạt động của thầy và trò
- GV hỏi: Âm mưu và hành
động mới của chính quyền Sài
Gòn sau HĐ Pari?
- GV hỏi: Cuộc chiến đấu của
nhân dân ta ở MN chống lại
những âm mưu và hành động

đó diễn ra và giành thắng lợi
như thế nào?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả
lời.
- GV nhận xét và chốt ý

Hoạt động 2: Cả lớp và cá
nhân
- Vì sao Bộ chính trị Trung
ương Đảng đề ra kế hoạch
giải phóng miền Nam ? SGK
192.
- Chủ trương của bộ chính trị
Trường THPT Kiệm Tân

Nội dung kiến thức cơ bản
- Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”.
- Tiến hành chiến dịch “Tràn ngập lãnh
thổ” liên tiếp mở những cuộc hành quân
bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.
* Cuộc chiến đấu của quân và dân miền
Nam
- Tháng 7/1973 : BCH TW Đảng họp Hội
nghị lần thứ 21.
+ Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân bằng con đường cách mạng bạo lực,
nắm vững chiến lược tiến công.
+ Đấu tranh trên cả ba mặt trận : quân sự,
chính trị, ngoại giao.

* Kết quả :
- 12/02/1974  06/01/1975 quân ta đã
giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch
đường 14 – Phước Long.
- Giải phóng đường 14 và tỉnh Phước
Long, loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 địch.
* Ý nghĩa :
- Sự lớn mạnh và khả năng chiến thắng của
quân ta.
- Sự suy yếu – bất lực của quân đội Sài
Gòn.
* Chính trị - ngoại giao :
- Tố cáo hành động vi phạm Hiệp định của
Mĩ – Ngụy.
- Đòi thực hiện các quyền tự do dân chủ.
* Ở các vùng giải phóng :
+ Khôi phục và đẩy mạnh sản xuất.
+ Tăng nguồn dự trữ chiến lược.
 Thế và lực của ta đã mạnh, tạo diều kiện
tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
III- Giải phóng hoàn toàn Miền Nam,
giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền
Nam
- Cuối năm 1974, đầu năm 1975 so sánh lực
lượng ở MN thay đổi mau lẹ có lợi cho CM
nên Bộ Chính trị TW Đảng đề ra kế hoạch
Trang

7



Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Hoạt động của thầy và trò
TW Đảng đã nói lên điều gì ?
- “Phân tích và nhận định chính
xác tình hình cách mạng, kịp
thời đề ra chủ trương đúng
đắn.Thể hiện quyết tâm cao để
giải phóng miền Nam.”
Tiết 42: Mục III( mục 2)và
IV.
- Giáo viên trình bày trên bản
đồ hình 72 SGK : “Cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân
1975 diễn ra trong gần hai
tháng từ ngày 4/3 đến ngày
2/5/1975 qua ba chiến dịch lớn,
nối tiếp và xen kẻ nhau.”
- Vì sao ta chọn Tây Nguyên
là chiến dịch mở màn cho
cuộc tổng tiến công và nổi
dậy?
- Cho HS xem bản đồ vị trí
chiến lược Tây Nguyên và cho
HS nhận xét : “Tây Nguyên là
địa bàn chiến lược quan trọng,
cả ta và địch đều cố nắm giữ.
Nhưng do nhận định sai hướng

tiến công của quân ta, địch
chốt giữ ở đây một lực lượng
mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ
vào đó, Bộ Chính trị TW Đảng
ta quyết định chọn Tây Nguyên
làm hướng tiến công chủ yếu
trong năm 1975.”
- GV sử dụng bản đồ chiến
dịch Tây Nguyên trình bày
diễn biến chính sau đó hỏi lại
HS và ghi ý chính lên bảng
các mốc thời gian 4/3, 10/3,
12/3, 14/3.
- Cho HS xem phim minh hoạ
chiến dịch Tây Nguyên
Trường THPT Kiệm Tân

Nội dung kiến thức cơ bản
GP hoàn toàn MN trong hai năm 1975 và
1976.
- Nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ”. Chỉ
rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm
1975 thì lập tức GPMN trong năm 1975”.
- Đánh nhanh, thắng nhanh để đỡ thiệt hại
về người và của.
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân
1975
a) Chiến dịch Tây Nguyên (04/3 – 24/3).
+ Hoàn cảnh:
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan

trọng cả ta và địch đều cố nắm giữ.
- Do nhận định sai hướng tiến công của ta
nên địch chốt giữ lực lượng mỏng, bố
phòng sơ hở.
- Vì thế Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là
hướng tiến công chủ yếu năm 1975.
+ Diễn biến :
- 4/3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và
Kon Tum nhằm thu hút quân địch.
- 10/3 trận then chốt ở Buôn Ma Thuột đã
giành thắng lợi.
- 12/3 địch phản công chiếm lại Buôn Ma
Thuộc, nhưng không thành.
- 14/3 địch rút toàn bộ quân về giữ vùng
duyên hải miền Trung, chúng bị quân ta
truy kích tiêu diệt.
- 24/3, ta giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn
dân.
+Ý nghĩa : Chuyển cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước của ta từ tiến công chiến lược
ở Tây Nguyên thành tổng tiến công chiến
lược trên toàn chiến trường miền Nam.

Trang

8


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử


Hoạt động của thầy và trò
- Ý nghĩa của chiến dịch Tây
Nguyên ?
- Giáo viên trình bày trên bản
đồ diễn biến của chiến dịch
Huế – Đà Nẵng.
- Khi chiến dịch Tây Nguyên
còn đang tiếp diễn Bộ Chính
trị đã có quyết định gì ?
- GV dùng bản đồ chiến dịch
Huế - Đà Nẵng miêu tả diễn
biến trận đánh ngày 21/3,
25/3, 26/3
- Cho HS xem phim minh họa
chiến dịch diễn ra ở Huế
- GV giải thích tầm quan
trọng của TP Đà nẵng :
- Đà Nẵng, TP lớn thứ hai ở
miền Nam, căn cứ quân sự liên
hợp lớn nhất bị cô lập.
- Hơn 10 vạn địch bị dồn về
đây mất khả năng chiến đấu.
- Cho HS xem phim minh hoạ
chiến dịch diễn ra ở Đà Nẵng
- Ý nghĩa chiến dịch Huế – Đà
Nẵng?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV dùng bản đồ các tỉnh
miền Trung , trình bày kết quả
và ý nghĩa.

- Sau thắng lợi của chiến dịch
Tây Nguyên và chiến dịch
Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị
TW Đảng có nhận định và
quyết định ra sao ?
- Giáo viên cho HS xem bản
đồ chính quyền MN mất quân
khu 1 và 2 chỉ còn quân khu 3
và 4 nên cố thủ cửa ngỏ vào
Sài Gòn là Phan Rang và
Xuân Lộc.
- Tại sao trước khi bắt đầu
Trường THPT Kiệm Tân

Nội dung kiến thức cơ bản
b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3)
+ Hoàn cảnh:
- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và
hết sức thuận lợi nên khi chiến dịch Tây
Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có
QĐ kịp thời kế hoạch GP Sài Gòn và toàn
miền Nam, trước tiên là tiến hành chiến
dịch GP Huế - Đà Nẵng.
+ Diễn biến :
- 21/3 quân ta tiến công Huế và chặn đường
rút chạy của địch, hình thành thế bao vây
trong thành phố Huế.
- 10 giờ 30 phút ngày 25/3 quân ta tiến vào
cố đô Huế.
- 26/3 ta giải phóng TP Huế và toàn tỉnh

Thừa Thiên.
- Đà Nẵng rơi vào thế cô lập.
- Sáng 29/3, quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam
đồng loạt tấn công vào TP Đà Nẵng, đến 3
giờ chiều thì giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.
- Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 các tỉnh
ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên,
một số tỉnh ở Nam Bộ được giải phóng.
+ Ý nghĩa : Gây nên tâm lí tuyệt vọng trong
ngụy quyền, đưa cuộc tổng tiến công và nổi
dậy của quân dân ta chuyển sang thế mạnh
áp đảo.
c) Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4)
+ Hoàn cảnh:
- Sau thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên và
Huế - Đà Nẵng Bộ Chính trị Trung ương
Đảng nhận đinh :
- “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều
kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng
miền Nam”.
- “Phải giải phóng miền Nam trước tháng 5
- 1975”.
- Quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí
Minh”.
Trang

9


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử


Hoạt động của thầy và trò
chiến dịch giải phóng Sài
Gòn, quân ta tiến công Phan
Rang, Xuân Lộc đầu tiên ?
“Vì đây là những căn cứ phòng
thủ trọng yếu để bảo vệ Sài
Gòn từ phía Đông”
- Cho HS xem phim minh hoạ
chiến dịch HCM

- Nêu kết quả và ý nghĩa chiến
dịch Hồ Chí Minh?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý

- Em hãy nêu nguyên nhân
thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước?
Cho biết nguyên nhân nào là
quan trọng nhất, vì sao?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả
lời.
- GV cho HS xem một số hình
ảnh tư liệu giải thích để khắc
sâu vào tư tưởng tình cảm HS
lòng yêu nước, tinh thần dân
tộc, tình cảm ruột thịt Bắc –
Nam , niềm tự hào dân tộc,
niềm tin vào sự lãnh đạo của

Trường THPT Kiệm Tân

Nội dung kiến thức cơ bản
- Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng
Sài Gòn, tuyến phòng thủ bị chọc thủng
(Phan Rang ngày 16/4, Xuân Lộc ngày
21/4)
+Diễn biến :
- 17giờ 26/4 mở đầu chiến dịch. Năm cánh
quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài,
tiến vào trung tâm thành phố.
- 10 giờ 45 phút ngày 30/4 xe tăng và bộ
binh tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ nội
các Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh
tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- 11 giờ 30 phút chiến dịch Hồ Chí Minh
toàn thắng .
- 2/5 Châu Đốc là tỉnh cuối cùng miền Nam
hoàn toàn giải phóng.
+ Kết quả và ý nghĩa:
- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 triệu
quân chủ lực Sài Gòn, đập tan bộ máy chính
quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa
phương.
- Chính quyền cách mạng được thành lập,
nhân dân làm chủ hoàn toàn miền Nam.
-Tạo điều kiện để nhân dân Lào –
Campuchia giải phóng đất nước.
IV- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch
sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1954 – 1975)
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối
chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn,
sáng tạo.
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động
cần cù, chiến đấu dũng cảm…Có hậu
phương miền Bắc vững mạnh chi viện sức
người và của để góp phần giải phóng miền
Nam.
Trang

10


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Đảng. Đây là cuộc đọ sức về trí - Sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông
tuệ và vũ khí quân sự hiện đại Dương. Sự giúp đỡ của các lực lượng cách
giữa ta và Mĩ.
mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước
kháng chiến chống Mỹ cứu XHCN.
2. Ý nghĩa lịch sử
nước?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và

- GV phân tích ý nghĩa lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn
và nguyên nhân thắng lợi của thành CM dân tộc dân chủ nhân dân.
cuộc kháng chiến chống Mỹ - Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống
cứu nước.
nhất, đi lên CNXH.
- Chiến tranh VN đã làm sụp - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và
đổ CNTD cũ của Pháp và thế giới, có tính thời đại sâu sắc, cổ vũ
CNTD mới của Mĩ.
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chủ tịch HCM được Unesco - Một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to
công nhận là anh hùng GPDT. lớn và có tính thời đại sâu sắc.
4. Sơ kết bài học
* Củng cố:
+ Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị như thế nào ?
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 diễn ra trong thời gian nào, nêu
những mốc thời gian quan trọng của ba chiến dịch ?
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta nguyên nhân nào quan
trọng nhất?
+ Tại sao việc giải phóng miền Nam lại có ý nghĩa quốc tế to lớn và ý nghĩa thời
đại sâu sắc đến toàn thế giới ?
* Dặn dò :
+ HS học kỹ diễn biến 3 chiến dịch và kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử, chuẩn bị
tiết 43 kiểm tra 1 tiết học kì 2.
+ Tìm hiểu thêm tư liệu về Nguyễn Thành Trung, Phạm Xuân Ẩn trên internet
để thấy sự chuẩn bị sáng suốt, tài tình của Đảng ta.
2. Khai thác, sử dụng thư mục cá nhân, chọn lựa phim và tranh ảnh phù
hợp nội dung bài dạy
Để tìm GAĐT, hay phần mềm dạy học vào gỏ
vào mục tìm kiếm “giáo án điện tử” chẳng hạn, ta thu được rất nhiều thông tin về
GAĐT, có thể chọn lọc trong số nầy một số GAĐT có liên quan đến bài học sau

đó GV tự thiết kế xây dựng bài giảng GAĐT theo nghệ thuật sư phạm và phong
cách riêng của mình.
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

11


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Đặc biệt trên trang là trang web chính thức
của Bộ GD – ĐT, các trang này giới thiệu rất nhiều GAĐT các môn học THPT
trong đó có môn LS và phần mềm tạo bài giảng VIOLET, các tư liệu như hình
ảnh, phim tài liệu có liên quan đến tất cả các bài học LS THPT, GV có thể tải về
máy tính của mình để minh hoạ, thiết kế GAĐT cho tất cả các bài học LS riêng
cho từng khối lớp.
Để khai thác, sử dụng internet vào môn LS có hiệu quả, trong khi lập kế
hoạch năm học của GV bộ môn LS cần :
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức môn LS của lớp
mình đang giảng dạy để lập kế hoạch tìm kiếm, thu thập những thông tin hỗ trợ
một số chủ đề LS trên một số trang web (ngoài các sách tham khảo thông thường
khác).
Trong khi lập kế hoạch DH từng tiết (bài soạn) GV cần :
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định rõ :
- Nội dung nào cần có kiến thức, thông tin hay hình ảnh hỗ trợ?
- Nội dung nào cần gợi vấn đề, cần tạo ra tình huống có vấn đề để kích
thích hứng thú học tập ở HS?.
- Nội dung nào cần trò chơi giúp củng cố kiểm tra nhanh kiến thức bài
học? Các thông tin đó có thể lấy ra từ đâu? Khai thác trên internet như thế nào?

Xác định, chọn lựa thông tin, tính chính xác của thông tin.
Cần chọn lựa các thông tin có liên quan đến nội dung bài học ở những
trang web có uy tín chuyên môn và những trang dành riêng cho LS. Không phải
tất cả các nguồn thông tin trên mạng internet đều chính xác. Trong các bài báo
lấy từ internet cần ghi rõ ngày tải xuống cùng với địa chỉ của trang web đó.
Tìm biện pháp, cách thức tích hợp để tổ chức DH, chuẩn bị hệ thống câu
hỏi dẫn dắt HS giải quyết vấn đề.

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

12


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Để tránh lạm dụng CNTT trong quá trình DH tích cực, cần thể hiện việc
thiết kế và trình bày một GAĐT qua sơ đồ sau : “GAĐT = GADH tích cực (kế
hoạch bài học tích cực) + ứng dụng CNTT trong QTDH”.
Tuy nhiên trong thực tế đa số GV đều cảm thấy chưa tự tin khi thiết kế và
sử dụng GAĐT do chưa hiểu hoặc nhận thức chưa đúng về bản chất của GAĐT;
chưa có quy trình thiết kế và sử dụng loại giáo án này, hơn nữa thiếu sự chỉ đạo
thống nhất của các cấp QLGD về ứng CNTT vào PPDH. Còn có quan niệm lạm
dụng hoặc lầm tưởng GAĐT là thay thế cho việc thầy viết lên bảng, trò ghi qua
việc “chiếu chữ”. GV có tâm lí ngại thay đổi, không suy nghĩ tìm tòi, ít đọc tài
liệu, không cập nhật thông tin. Đó là những trở ngại lớn cho việc thiết kế và sử
dụng GAĐT của GV hiện nay.
3. Chọn nền và phông chữ phù hợp khi thiết kế slite bài giảng.
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,

GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, -Kết thúc 21 năm chiến đấu
giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc
chống Mĩ và 30 năm chiến
1. Chủ trương kế hoạch giải phóng miền
tranh giải phóng dân tộc,
Nam
hoàn thành CM dân tộc dân
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
chủ nhân dân.
1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3) -Mở ra kỉ nguyên đất nước
b. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (từ 21 đến 29/3) độc lập, thống nhất, đi lên
CNXH.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/4 đến 30/4)
-Tác động mạnh đến tình
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa
hình nước Mĩ và thế giới, cổ
lịch sử của cuộc kháng chiến chống
vũ phong trào giải phóng
Mĩ cứu nước (1954-1975)
dân tộc trên thế giới.
1. Nguyên nhân thắng lợi
-Sự kiện có tầm quan trọng
2. Ý nghĩa lịch sử (SGK-197)
quốc tế to lớn và có tính thời
đại sâu sắc.

GV nên chọn nền và phông chữ phù hợp, màu sắc phải tương phản không
nên chọn quá nhiều hiệu ứng. Trên mỗi site nên có tựa bài giảng và ngăn đôi

màn hình, một bên là phần dàn ý bài giảng và một bên là nội dung bài giảng cho
phù hợp để HS dễ nhận xét, theo dõi phần trình bày của GV và tự ghi những chi
tiết quan trọng vào tập.
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

13


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

4. Bài mới : Bài 23 - tiết 2
4.1 Kiểm tra bài cũ
Do nội dung bài học khá dài, tiết 43 tuần sau là bài kiểm tra 1 tiết học kì 2
nên GV có thể không gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ phần I và II của tiết 41.
GV có thể đưa ra bảng phụ gợi ý HS trả lời câu hỏi đúng sai để đi vào tiết 42
bằng hệ thống câu hỏi như sau :
CÂU HỎI : Hãy điền Đ và S vào ô trước câu sau :
Đ 1. Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, quân Mĩ cùng
với quân đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta, làm so sánh
lực lượng ở miền Nam có lợi cho CM.
S 2. Thực hiện Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, Mĩ rút
hết quân về nước, đất nước đã hoà bình, thống nhất.
Đ

3. Nhiệm vụ của CM miền Bắc sau Hiệp định Pari năm 1973
được kí kết là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục
và phát triển KT-XH và làm nghĩa vụ hậu phương.


S 4. Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở những cuộc hành quân
“bình định - lấn chiếm” vào vùng GP của ta thực chất là
hành động tiếp tục chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Đ 5. Từ sau thắng lợi của ta GP tỉnh Phước Long ngày
6/1/1975, quân Mĩ và quân đội Sài Gòn đã thực sự suy
yếu và bất lực.

GV có thể hỏi HS câu 4 tại sao không phải là “Chiến tranh cục bộ”, vậy là
có sự thay đổi ra sao ? (Mĩ quay trở lại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh sau
khi kí Hiệp định Pari rút hết quân Mĩ và quân đồng minh về nước).
GV giải thích câu 5 sau khi giải phóng tỉnh Phước Long, tương quan lực
lượng có lợi cho ta và sau chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 chứng tỏ quân
đội ta có khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam nên Bộ chính trị họp đề ra
chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Sau đây
chúng ta tìm hiểu phần III và IV của bài học, đây là 2 mục rất quan trọng trong
chương trình lịch sử lớp 12 thường hay thi TN THPT các em cần chú ý theo dõi.

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

14


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Hình 77. Quân đội Mĩ và đồng minh rút khỏi miền
Nam và trở lại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.

4.2 Bài mới : Mục III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh

thổ Tổ quốc. Mục 1. Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
GV giới thiệu cho HS thấy trong SGK trang 192 có 2 dòng, dòng 1 nêu
chủ trương và dòng 2 nêu kế hoạch của Bộ Chính trị.
Từ đó đặt câu hỏi : - “Nêu chủ trương và kế hoạch giải phóng miền Nam
của Bộ Chính trị ?”
-“Vì sao Bộ Chính trị quyết định kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh để
giải phóng miền Nam ?”
Sau khi HS trả lời GV cho HS xem chủ trương, kế hoạch, GV nhấn mạnh
Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam là nhận định chính xác
tình hình cách mạng, đề ra chủ trương đúng đắn kịp thời đánh nhanh, thắng
nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

15


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)
III. Giải phóng hoàn toàn miền -Cuối năm 1974, đầu năm 1975
Nam , giành toàn vẹn lãnh so sánh lực lượng ở MN thay
thổ Tổ quốc
đổi mau lẹ có lợi cho CM nên
1. Chủ trương, kế hoạch giải Bộ Chính trị TW Đảng đề ra kế
phóng miền Nam (SGK-192) hoạch GP hoàn toàn MN trong
hai năm 1975 và 1976.
-Nhấn mạnh “cả năm 1975 là

thời cơ”. Chỉ rõ “nếu thời cơ đến

vào đầu hoặc cuối năm 1975
thì lập tức GPMN trong năm
1975”.

-Đánh nhanh, thắng nhanh để
đỡ thiệt hại về người và của,

giảm bớt sự tàn phá của chiến
tranh.

Hình 78. Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định
kế hoạch giải phóng miền Nam nhận định chính xác
tình hình cách mạng, đề ra chủ trương đúng đắn, kịp
thời để đỡ thiệt hại người và của.

`
4.3 Bài mới : Mục III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc. Mục 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

16


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử


Sau khi cho HS ghi mục 2, GV cho HS xem hình 72. Lược đồ diễn biến
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (SGK – trang 193). GV trình bày
ngắn gọn kết hợp giới thiệu 3 chiến dịch lớn trên lược đồ.

Hình 79. Lược đồ diễn
biến cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân
1975 diễn ra trong
gần 2 tháng từ ngày
4/3 đến 2/5 qua ba
chiến dịch lớn, nối tiếp
và xen kẻ nhau.

- GV miêu tả ngắn gọn diễn biến chiến dịch, cho HS lập lại và lưu ý HS ghi nhớ
các mốc thời gian quan trọng, cuối cùng cho HS xem một đoạn phim ngắn về
cuộc tấn công Buôn Ma Thuột ngày 10 – 4 .
- Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên
4.4 Bài mới : Mục III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc. Mục 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Mục a) Chiến dịch Tây nguyên (từ ngày 4 – 3 đến ngày 24 – 3).

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

17


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử


KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, -Hoàn cảnh (SGK-192)
giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
-Tây Nguyên là địa bàn
1. Chủ trương kế hoạch giải phóng miền
Nam
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3)
+Hoàn cảnh (SGK-192)

chiến lược quan trọng
cả ta và địch đều cố
nắm giữ.
-Do nhận định sai
hướng tiến công của ta
nên địch chốt giữ lực
lượng mỏng, bố phòng
sơ hở.
-Vì thế Bộ Chính trị
chọn Tây Nguyên là
hướng tiến công chủ
yếu năm 1975.

GV hướng dẫn HS chú ý phần đầu trong SGK của ba chiến dịch đều nêu
lên hoàn cảnh dẫn đến chiến dịch. GV chỉ giới thiệu và giảng sơ qua về hoàn
cảnh, phần này không ghi bài mà chỉ ghi dàn ý : Hoàn cảnh (SGK – trang 192).
Tương tự hai chiến dịch còn lại cũng theo phương pháp nầy để tránh mất thời
gian.

+ Trình bày diễn biến chiến dịch Tây Nguyên.
- Cho HS xem bản đồ vị trí chiến lược Tây Nguyên và cho HS nhận xét : “Tây
Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng
do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng
mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ vào đó, Bộ Chính trị TW Đảng ta quyết định
chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.”
- GV giải thích địa bàn quan trọng của Tây nguyên : là nơi ngăn chận việc chi
viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, là cửa ngỏ để giữ các tỉnh miền
Nam Trung bộ, ngăn chận quân đội ta tiến công từ Lào sang.

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

18


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Vị trí chiến lược Tây Nguyên

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

19


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử


-Diễn biến :
-4/3 quân ta đánh nghi
binh ở Plâyku và Kon Tum
nhằm thu hút quân địch.
-10/3 trận then chốt ở
Buôn Ma Thuột đã giành
thắng lợi.
-12/3 địch phản công
chiếm lại Buôn Ma Thuộc,
nhưng không thành.
-14/3 địch rút toàn bộ
quân về giữ vùng duyên
hải miền Trung, chúng bị
quân ta truy kích tiêu diệt.
-24/3, ta GP Tây Nguyên
với 60 vạn dân.
Chiến dịch Tây nguyên (4 - 24/3/1975)
-Ý nghĩa :
Chuyển cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước của ta từ tiến công
chiến lược ở Tây Nguyên thành
4/3

tổng tiến công chiến lược trên toàn
chiến trường miền Nam.

đến
24/3/
1975


4.4 Mục b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 – 3 đến ngày 29 – 3)
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

20


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

-“Khi chiến dịch Tây nguyên còn đang tiếp diễn thì tại sao Bộ Chính trị đã
có quyết định mở tiếp chiến dịch Huế - Đà Nẵng ?”. GV trình bày hoàn cảnh
(SGK – trang 194) và miêu tả diễn biến : 21/3, 25/3, 26/3.

Quân ta
chặn đánh
địch
Quân ta bao
vây địch

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3 đến 29/3)
Ngày 21/3 quân ta tiến công Huế và chặn đường rút
chạy của địch, hình thành thế bao vây trong thành phố.

Quân ta
tấn công

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3 đến 29/3)
10 giờ 30 phút ngày 25/3 quân ta tiến vào cố đô Huế.
26/3 ta giải phóng TP Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.


Trường THPT Kiệm Tân

Trang

21


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Quân ta chiến thắng
Quân
ta chiến thắng
Quân ta
công
Quân
tatấn
tấn
công
Địch rút
Địch
rútchạy
quân

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3 đến 29/3)
Đà Nẵng, TP lớn thứ hai ở miền Nam, căn cứ quân
sự liên hợp lớn nhất bị cô lập. Hơn 10 vạn quân địch
bị dồn về đây mất khả năng chiến đấu.

GV trình bày các sự kiện ngày 21/3, 25/3, 26/3, sau đó nêu tầm quan trọng

của TP Đà Nẵng có Cảng Nước Mặn, Cảng Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà là căn
cứ quân sự liên hợp gồm nhiều thứ quân. Từ Đà Nẵng quân đội Sài Gòn có thể
kiểm soát cả chiến trường Đông Dương. Đây là căn cứ quân sự quan trọng của
đế quốc Pháp và Mĩ. Hơn 10 vạn quân địch bị dồn về đây mất khả năng chiến
đấu và mất Đà Nẵng xem như địch mất cả quân khu 1 và 2.
- Cho HS xem đoạn phim ngắn giới thiệu chiến dịch diễn ra ở Đà Nẵng
quân ta tân công địch từ 3 hướng bắc, tây, nam vào giải phóng Đà Nẵng ngày
29/4.

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

22


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

Quân ta
ta chiến
thắng
Quân
chiến
thắng
Quân ta
ta tấn
Quân
tấncông
công
Địchrút

rút chạy
Địch
quân

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3 đến 29/3)
Sáng 29/3, quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam đồng loạt
tấn công vào TP Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều thì giải
phóng toàn bộ Đà Nẵng.

Từ cuối tháng 3 đến đầu
tháng 4 các tỉnh ven
biển miền Trung, Nam
Tây Nguyên, một số tỉnh
ở Nam Bộ được giải
phóng.

Các tỉnh ven biển miền Trung

Trường THPT Kiệm Tân

Trang

23


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

1

-Ý nghĩa :

Gây nên tâm lí tuyệt vọng
trong ngụy quyền, đưa cuộc
tổng tiến công và nổi dậy của
quân dân ta chuyển sang thế

mạnh áp đảo.

2
3
4
Điện mật của Đại
tướng
Võ Nguyên Giáp, ngày
07/ 04 / 1975

Trong SGK LS, kênh hình bao giờ cũng gắn với nội dung bài viết, các câu
hỏi, nhiều loại kênh hình đã thay thế một phần nội dung đáng kể của bài viết. HS
được GV hướng dẫn tìm hiểu kênh hình, qua đó nhận thức được sự kiện đang
học một cách hứng thú, sinh động, sâu sắc và nhớ lâu.
Việc sử dụng bức tranh thay cho bài tường thuật, miêu tả dài dòng, nặng
nề có khi nhạt nhẽo. Việc tiếp nhận kiến thức qua kênh hình, kết hợp với bài viết
trong SGK và các tài liệu tham khảo khác sẽ vững chắc, sâu và gây nhiều hứng
thú cho HS.
Khai thác nội dung kênh hình là một nguồn kiến thức cần thiết, đòi hỏi
phải đổi mới PPDH LS, trước hết GV phải nắm vững nội dung LS được phản
ánh trong tranh, ảnh, bản đồ và các đồ dùng trực quan khác. Không nắm được
nội dung thì không thể đổi mới PPDH LS, PP sử dụng đồ dùng trực quan nói
riêng. Để đảm bảo tính khoa học trong việc giới thiệu nội dung LS trong các
tranh, ảnh, bản đồ … GV cần giới thiệu nguồn gốc của các đồ dùng trực quan,
chú thích các khái niệm, thuật ngữ, xuất xứ tài liệu trên intrenet để chuẩn bị

trong phần giới thiệu và đọc kĩ sách “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
SGK LS” của NXB GD năm 2007.
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

24


Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử

LS là hiện thực quá khứ của cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh xã
hội. HS không thể “trực quan sinh động” quá khứ mà phục hồi hình ảnh của LS
qua các biểu tượng, được tạo nên do nhiều phương tiện trực quan, các loại tài
liệu thành văn, hiện vật, bằng nói và viết, sử dụng các phương tiện kĩ thuật,
thành tựu CNTT, liên hệ kiến thức LS với cuộc sống ngày nay …
Cuối cùng, LS phải phục vụ việc GD tư tưởng, định hướng chính trị cho
HS trong nhận thức và hành động, nên cần quán triệt quan điểm, đường lối của
Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về LS và GDLS. SGK đã tuân thủ, thể hiện PP
luận Mác xít – Lêninnít trong việc phân kì LS, việc đánh giá sự kiện, nhân vật
LS. Thể hiện tính Đảng Cộng sản, thống nhất tính khoa học và tính đảng trong
nghiên cứu và học tập LS là một nguyên tắc mà các tác giả SGK LS đã tuân thủ
và GVLS ở trường THPT cũng phải tuân thủ để nâng cao chất lượng GD bộ
môn.
4.6 Mục c) Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 – 4 đến ngày 30 – 4)
GV giới thiệu bức mật điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7/4 và
đọc cho HS nghe nội dung tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa quan trọng như lời
Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và vua Quang Trung :
1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng
giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam.

2. Quyết chiến và toàn thắng.
3. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ.
-Giáo dục tư tưởng, tình cảm tự hào cho HS : Sông Bé có tỉnh Phước
Long giải phóng đầu tiên ngày 6/1/1974. Từ đó Bộ Chính trị có chủ trương và kế
hoạch giải phóng miền Nam trong năm 1975.
- Hình 81. Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh họp tại Căm Xe (Dầu
Tiếng) được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và Bình Dương là mũi tiến
công qua GP Phú Lợi, Lái Thiêu, chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và là một trong
năm cánh quân tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4.
Trường THPT Kiệm Tân

Trang

25


×