Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.76 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX – BIÊN HÒA
Mã số: ……
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TP BIÊN HÒA
---------------------------------------------Người thực hiện : ĐỖ NGỌC ANH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:



- Phương pháp dạy học bộ môn:



- Lĩnh vực khác:



Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học 2012 - 2013



1

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên

: ĐỖ NGOC ANH

2. Ngày, tháng năm sinh : 10/ 10/ 1958
3. Nam, nữ

: nam

4. Địa chỉ

: Trung tâm GDTX – Biên Hòa

5. Điện thoại : 0913736426.
6. Fax: ……….
7. Chúc vụ

Cơ quan : 0613-822538

Email :


: Phó giám đốc

8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX – Biên Hòa
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm
2. Năm nhận bằng : 2005
3. Chuyên ngành đào tạo: Vật lý

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học
2. Số năm kinh nghiệm: 33 năm
3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
●. Thiết kế tiết giải bài tập môn Vật lý.
●. Phương pháp học nhóm môn Vật lý.

2


Tên SKKN:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TP BIÊN HÒA
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong mọi xã hội, nó góp phần quyết định sự
tồn tại và phát triển của cả cá nhân lẫn cộng đồng thông qua việc tác động đến mọi
lãnh vực trong đời sống xã hội theo hai hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Từ nhiều năm nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường
được xem là mục tiêu quan trọng. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhiệm vụ mục tiêu

cơ bản của giáo dục nhằm: Xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của nhân loại,
phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, có tư
duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức
kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa
chuyên.
Giáo dục đạo đức cho học viên trong Trung tâm GDTX nhằm mục đích hình
thành nhân cách cho học viên, nhằm cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản
về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các học viên
hình thành niềm tin đạo đức. đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá
nhân. Vì thế giáo dục đạo đức là phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động
giáo dục, như Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức thì tài đó cũng vô dụng..”
Môi trường xã hội chúng ta đang sống, công tác giáo dục đạo đức ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố như: Kinh tế thị trường, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, khoa học
công nghệ thông tin mở cửa tiến nhanh như vũ bão.

3


Trong giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế nước ta, đời sống vật chất và
tinh thần của mọi người được nâng cao, thành quả của nó đem lại là rất to lớn
nhưng bên cạnh đó những tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ
phận thanh niên như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, không có lý
tưởng rõ ràng, làm thay đổi đi phần nào thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập học đường và có xu
hướng gia tăng. Làm hủy hoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ chủ nhân tương
lai của đất nước. Sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang “web
đen”… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và
cách nghĩ trong lứa tuổi học viên.

Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay như những cơn sóng ngầm, bởi vẩn
nghe thấy trong môi trường sư phạm lại dấy lên vụ học sinh gây hấn, hành hung
lẫn nhau, thế nhưng những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian
gần đây đã trở thành một hiện tượng nguy hiểm.
Thời gian qua, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã có nhiều cố gắng và
đạt được những thành quả nhất định trong việc giáo dục đạo đức cho học viên.
Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với những tiêu cực nảy sinh từ
nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý, đời sống của mọi
người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp trong công tác giáo
dục đạo đức cho học viên là vấn đề trở nên hết sức cần thiết.
Với những trăn trở đó, tôi mạnh dạn nêu ra suy nghĩ của mình trong việc giáo
dục đạo đức đó là: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
cho học viên ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Thành phố Biên Hòa” với
mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc giáo dục đạo đức cho học viên ở các
Trung tâm giáo dục thường xuyên.
II. THÖÏC TRAÏNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI.
II.1. Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Biên Hòa nằm trên địa bàn có rất
nhiều khu công nghiệp, có nhiệm vụ nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao
động, nên chất lượng đầu vào rất thấp, nhất là học viên các lớp phổ cập, dẫn đến ý
thức học tập, rèn luyện còn nhiều hạn chế.
4


II.2. Một số học viên không đủ điều kiện vào các trường Trung học phổ thông
với rất nhiều lý do, nên phải học ở Trung tâm. Những học viên này đa số là những
học viên cá biệt.
II.3. Dân số địa phương tăng cơ học, có rất nhiều học viên ở các địa phương
khác vào Biên hòa để mưu sinh, không có gia đình đi theo, nên không có sự kết
hợp giữa phụ huynh với Trung tâm khi học viên vi phạm nội qui.
II.4. Đa số Giáo viên dạy ở Trung tâm là Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng,

nên khi lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn Giáo
dục công dân xem là “môn phụ”, nặng lý luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng
dạy môn Giáo dục công dân.
II.5. Một số Giáo viên còn làm lơ hoặc né tránh việc giáo dục, xử lý các hành
vi vi phạm đạo đức của học viên để lấy chữ “ yên thân”, Giáo viên bộ môn đẩy hết
cho Giáo viên chủ nhiệm.
II.6. Giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần giáo viên chủ nhiệm còn làm sơ sài,
thiếu kế hoạch cụ thể, giờ sinh hoạt như là giờ phán xét, chưa có phương pháp giáo
dục thích hợp, giờ sinh hoạt chưa thực sự sinh động, chưa lôi cuốn và chưa thật sự
có hiệu quả.
II.7. Trung tâm có ba cơ sở để giảng dạy và học tâp ( một cơ sở chính và hai
cơ sở mượn các trường phổ thông ), các cơ sở này cách nhau gần 10 km, với tổng
số 29 lớp học, 1200 học viên, học từ thứ hai đến chủ nhật. Do đó việc quản lý các
học viên cũng gặp nhiều khó khăn, chưa sâu sắc triệt để, dẫn đến khó phát hiện các
lệch lạc về đạo đức của học viên ngay từ đầu
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
III.1/ Cơ sở lý luận:
1.1/ Khái niệm đạo đức:
- Đối với Xã hội:
Là một hiện tượng xã hội, phản ảnh những nguyên tắc, chuẩn mực, yêu cầu
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người
và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã
hội.
5


- Đối với cá nhân:
Là những phẩm chất nhân cách của con người, phản ảnh ý thức, hành vi, thói
quen…cách ứng xử, điều chỉnh thái độ của mình trong các mối quan hệ giữa con
người với nhau và với chính bản thân mình.

1.2/ Khái niệm về giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức là một quá trình hoạt động có mục đích, là một bộ phận của
quá trình giáo dục tổng hợp, là quá trình tác động tới học viên của Trung tâm, của
gia đình và xã hội nhằm hình thành cho học viên niềm tin, thói quen, hành vi,
chuẩn mực về đạo đức, góp phần phát triển nhân cách của của mỗi cá nhân, thúc
đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
III.2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1/ Xây dựng đội ngũ Giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về
phẩm chất đạo đức chính trị, mỗi cán bộ, Giáo viên thực sự là tấm gương sáng cho
học viên noi theo:
Đây là giải pháp rất quan trọng vì không có Thầy giỏi, thì không thể có trò
giỏi. vì thế Trung tâm thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên đủ năng lực,
nghiêm túc chấp hành qui chế, kỷ luật lao động, thông qua các hình thức sinh hoạt
tổ chuyên môn, tham gia các buổi hội thảo, tham quan, tự học…
2.2/ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học
viên:
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo
đức cho các thành viên của Trung tâm, xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ
ràng làm cơ sở cho các học viên phấn đấu rèn luyện. thường xuyên kiểm tra các
thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục, kịp thời tuyên dương, khen
thưởng, phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt, tìm ra
các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch.
2.3/ Giáo dục đạo đức thông qua các giờ học:

6


- Hiện nay môn Giáo dục công dân đã là môn học chính khóa của chương
trình Giáo dục thường xuyên, nhưng do thời lượng chỉ có 1 tiết/ tuần ( chiếm tì lệ
5- 6 % thời gian của chương trình học), Vì vậy Giáo viên dạy môn học này phải

chuẩn bị nội dung trên lớp cho linh hoạt, lôi cuốn tìm những ví dụ, câu chuyện
thực tế cho phù hợp với tâm sinh lý của độ tuổi học viên, tránh nhàm chán và coi
thường môn học này, cho là môn phụ không quan trọng. Thông qua đó truyền tải
những nội dung hành vi ứng xử có văn hóa, thực thi pháp luật, quan hệ cá nhân
với xã hội, cộng đồng, lòng yêu thương con người.
- Thông qua giờ học Lịch sử, Địa lý để giáo dục học viên lòng yêu nước, yêu
biển đảo, yêu Chủ nghĩa xã hội, tinh thẩn bảo vệ chủ quyền đất nước, nhớ công ơn
Đảng và Bác Hồ.
- Thông qua giờ Toán, Lý, hóa, Sinh….để giáo dục học viên biết quí trong
những thành tựu to lớn của con người, tính nghiêm túc, trung thực trong tư duy và
hành động….
2.4/ Giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt với Ban cán sự các lớp:
Sinh hoạt với Ban cán sự các lớp định kỳ hàng tháng để nắm bắt chặt chẻ
các hoạt động, thắc mắc của các học viên trong lớp, xây dựng Ban cán sự lớp vững
mạnh để khi thấy các bạn có những hành vi vi phạm nội qui, đạo đức nhưng Thầy
Cô chưa phát hiện thì Ban cán sự lớp báo ngay bằng điện thoại hoặc gặp riêng
người quản lý cơ sở. Thông qua hình thức này Thầy Cô, người quản lý cơ sở nắm
bắt được những học viên vi phạm để ngăn ngừa và xử lý kịp thời như: lập hội đánh
nhau, ăn cắp vặt, đe dọa xin đểu……
2.5/ giáo dục đạo đức thông qua các học viên lớn tuổi trong lớp:
Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên thì độ tuổi trong một lớp có sự
chênh lệch rất lớn, các học viên này phần lớn đã trưởng thành, rất năng động, đang
đi làm tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp và có tiếng nói uy tín trong lớp, gần gủi
với các bạn học viên nhiều hơn so với người quản lý hoặc Giáo viên chủ nhiệm.
Nên khi trong lớp có học viên nào vi phạm hoặc cá biệt, thì thông qua các anh chị
lớn tuổi để khuyên nhủ, dìu dắt, động viên các học viên này sửa đổi, quay lại quĩ
đạo của lớp, của Trung tâm. Việc này có hiệu quả tốt.
7



Cụ thể: Đầu năm học 2011-2012 ở lớp 11B1 có học viên cá biệt, vi phạm nội
qui liên tục tên là Nguyễn Văn Hưng sinh ngày 06/5/1993, Thầy Cô nhắc nhỡ
nhiều lần nhưng chưa có kết quả.
Trong lớp có hai có hai chị học viên lớn tuổi là: Nguyễn Thị Chiến sinh ngày
15/10/1984 hiện làm kế toán một cơ sở kinh tế và Trần Thị Thanh sinh ngày
27/11/1979 hiện là nữ tu của một Chùa ở Biên Hòa. Nhờ hai chị này gần gủi, động
viên, dìu dắt sau một thời gian hai tháng, học viên Nguyễn văn Hưng đã có tiến bộ
rất rõ rệt, sau đó trở thành điển hình trong lớp, tham gia tích cực các hoạt động của
lớp.

Học viên lớn tuổi Nguyễn Thị Chiến (mặc áo bông) và Học viên Nguyễn văn Hưng
(mặc áo xanh) tích cực tham gia phong trào hội diễn văn nghệ.
2.6/ Giáo dục đạo đức trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp:
Người Giáo viên chủ nhiệm lớp là trụ cột trong quá trình giáo dục học viên,
là linh hồn của lớp học, là người cố vấn tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp học viên
biết vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách, là cha mẹ thứ hai của học
viên, nên giờ sinh hoạt chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục đạo
đức cho học viên. Để kiểm tra điều này tôi đã làm một cuộc trắc nghiệm bằng cách
8


ra câu hỏi: “Các giờ học nào (giờ học môn Giáo dục công dân, giờ Sinh hoạt chủ
nhiệm, giờ học các môn còn lại) trong Trung tâm có hiệu quả cao nhất trong việc
giáo dục đạo đức cho học viên?”. Kết quả trả lời của 30 Giáo viên và 40 học viên
trong trung tâm như bảng sau:
TT

GIỜ HỌC

GV ĐÁNH GIÁ


HV ĐÁNH GIÁ

CHUNG

SL

%

SL

%

SL

%

1

Môn GDCD

9

30.0

13

32.5

22


31.4

2

Sinh hoạt CN

14

46.7

18

45.0

32

45.7

3

Các môn còn

7

23.3

9

22.5


16

22.9

30

100

40

100

70

100

lại
TỒNG

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ giáo dục đạo đức trong giờ sinh hoạt
chủ nhiệm là hiệu nhất (45.7%), sau đó là qua môn học Giáo dục công dân
(31.4%).
Để giờ sinh hoạt chủ nhiệm được vận dụng triệt để trong việc giáo dục đạo đức
cho học viên, tôi đã xếp thời khóa biểu giờ sinh hoạt cho các lớp vào giữa buổi
học chứ không vào cuối buổi học, Giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp theo chủ đề
hàng tuần và có biên bản chi tiết về nội dung thực hiện trong giờ sinh hoạt đó,
hàng tháng họp Giáo viên chủ nhiệm một lần và kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm lớp có
nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Mỗi học kỳ có Giáo viên chủ nhiệm lớp tiêu
biểu báo cáo để chia sẻ và học tập.

2.7/ Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ:
Hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ đưa đến cho học viên các loại hình hoạt
động nhẹ nhàng, hấp dẫn như vui chơi, văn nghệ, lao động công ích, thể dục thể
thao, tham quan du lịch. Hoạt động này góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục
giúp học viên đạt các mục tiêu giáo dục như:
- Thư giản sau các giờ học trên lớp;
- Xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau;
- Cách ứng xử có văn hóa hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc;
9


- Biết yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên;
- Mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành;
- Phát huy năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn…

Các học viên tham quan và tìm hiểu về lịch sử Văn Miếu Trấn Biên
2.8/ Giáo dục đạo đức học viên thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa
phương:
2.8.1/ Qua hội cha mẹ học viên
Ba yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều vào sự hình thành và phát triển đạo đức
cho học viên là gia đình, nhà trường (Trung tâm), xã hội, vì vậy cần phải phối kết
hợp với cha mẹ học viên cùng quản lý giáo dục để đạt được mục tiêu mong muốn:
- Tổ chức họp phụ huynh báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của học viên sau
mỗi học kỳ và cuối năm học.

10


- Mời phụ huynh những học viên vi phạm nội qui học tập, vi phạm các hành vi
đạo đức khác để kết hợp trong việc giáo dục.

- Thông báo website của Trung tâm để phụ huynh có thể nắm bắt các hoạt
động của trung tâm, các kết quả học tập, rèn luyện của các học viên một cách
chi tiết và cụ thể.
2.8.2/ Với Cha xứ, Công an, chính quyền địa phương
- Có cơ sở giảng dạy nằm trên địa bàn có trên 90% dân là đạo Công giáo như cơ
sở 4 đặt tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ở Hố Nai, Cha xứ là người có ảnh hưởng
rất lớn trên địa bàn đó, vì vậy cần phối kết hợp để cùng quản lý giáo dục đạo đức
cho các Học viên.
- Cùng phối kết hợp với Công an để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không để xảy
ra các hành vi vi phạm đạo đức của học viên.
- Quan hệ với chính quyền địa phương, hội khuyến học phường, các công ty xí
nghiệp để đề xuất xin học bổng cho các học viên có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn,
hiếu học, đạo đức tốt, nhằm động viên tạo điểu kiện cho các học viên được tiếp tục
theo học và là tấm gương tốt về đạo đức cho các học viên khác noi theo.
2.9/ Giáo dục đạo đức thông qua Đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo
đức, là môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý thanh niên học viên, là nơi
hình thành, nuôi dưỡng những ước mơ, nguyện vọng của tuổi trẻ. Vì vậy việc giáo
dục đạo đức cho học viên cần phải kết hợp Đoàn thanh niên , cố vấn để Đoàn
thanh niên đổi mới nội dung, tăng cường nhiều hình thức hoạt động phong phú
hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh, thu hút được đông đảo đoàn viên , thanh niên
tham gia. Qua đó góp phần giáo dục đạo đức cho học viên.
Cụ thể: Trong năm học vừa qua, kết hợp với Đoàn Thanh niên Trung tâm đã tổ
chức đêm “đón tết xa nhà” cho tất cả các học viên không có điều kiện về quê đón
tết, (khoảng gần 50 học viên) được sinh hoạt tập thể vui chơi và đón tết với bánh
chưng xanh, dưa hấu đỏ, bao lì xì lấy hên ngay tại Trung tâm vào ngày 07/2/2013
(27 tháng chạp âm lịch năm nhâm thìn), qua đó giáo dục truyền thống dân tộc, lòng

11



yêu quê hương đất nước, yêu các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo xa
xôi cũng đón tết xa nhà như mình.

Họp mặt Học viên đón tết xa nhà Xuân quý tỵ 2013
2.10/ Giáo dục đạo đức thông qua các chủ đề:
Thông qua các chủ đề cụ thể hàng tháng, hàng tuần, lập kế hoạch chi tiết phát
động phong trào thi đua có khen thưởng để lồng ghép các nội dung giáo dục đạo
đức cho các học viên theo với các chủ đề đó như:
- Đầu năm phồ biến học nội qui Trung tâm;
- Kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10), Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10);
- Tháng tri ân mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ( Phát động các phong trào thi
đua văn nghệ, báo tường với nội dung nhớ ơn Thầy Cô)
- Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ( giao lưu văn nghệ,
sinh hoạt với đơn vị bộ đội kết nghĩa );
- Mừng ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (Tìm hiểu về lịch sử Đảng)
12


- Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh 26/3 ( thi nấu ăn, nữ học viên thanh lịch trong các chi
đoàn);
- Kỷ niệm ngày giỗ Tổ Hùng Vương ;
- Kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước 30/4;
- Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 01/5, ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5.

Một buổi giao lưu kỹ năng sống tại hội trường cơ sở 4 nhân ngày thành lập Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3
IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Giáo dục đạo đức hiện nay đang gặp phải khó khăn rất lớn do nước ta đang
trong thời kỳ đổi mới rất phức tạp, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan,
nhiều yếu tố tác động đến tâm sinh lý thanh thiếu niên đã dẫn đến tình trạng trên.
Đặc biệt ở môi trường Trung tâm giáo dục thường xuyên, với đối tượng học viên
rất đa dạng, chênh lệch về tuồi tác, hoàn cảnh rất khác nhau, nhận thức tự giác
chưa cao, do đó việc giáo dục đạo đức cho các học viên lại càng khó khăn gấp bội,

13


người Giáo viên phải có tâm huyết và thật kiên trì, có lòng độ lượng bao dung,
thương yêu học viên như con em mình.
Với trách nhiệm được phân công , qua thực hiện các giải pháp trong những
năm vừa qua tôi thấy đã thu được các kết quả sau:
- Các học viên có sự tiến bộ rõ rệt về mặt nhận thức đạo đức, trong ứng xử với
mọi người, thực hiện tốt nội qui của Trung tâm, lễ phép với Thầy Cô, biết quan
tâm hơn với mọi người, không có xảy ra hiện tượng bạo lực trong Trung tâm.
- Trong năm học 2012-2013, Đoàn thanh niên Trung tâm qua các phong trào
sinh hoạt tập thể cùng với Thành Đoàn đã đạt giải nhất toàn đoàn trong ngày hội
thi nhân kỷ niệm ngày sinh viên học sinh đã thu hút và kết nạp được 184 thanh
niên ưu tú, có đạo đức tốt vào Đoàn ( theo quyết định số 08/QĐKN/ĐTN ngày
10/3/2013).
- Kết quả rèn luyện hạnh kiểm và học tập năm học 2011-2012 và 2012-2013 đạt
các tỉ lệ như sau:
S G

D CV Đ
T
Đ NG
NAI

TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA
ÁO CÁO HAI
T GIÁO DỤC
Năm học 2011-2012

10

Tổng số
học
viên
hiện
đang
theo
học
225

Tổng
số học
viên đã
được
kiểm
tra, xếp
loại
225

11

442

12

Tổng
cộng

Lớp

Tỷ lệ
(%)

Xếp loại học lực (1107)

Xếp loại hạnh kiểm (1004)

Giỏ
i

Khá

T.B

Yếu


m

Tốt

Khá

T.B


Yếu

Khôn
g xếp

3

33

145

39

5

101

87

18

0

19

442

1

78


261

90

12

245

132

20

0

45

440

440

1

46

237

138

18


265

117

19

0

39

1107

1107

5

157

643

267

35

611

336

57


0

103

0.5
%

14.2
%

58.1
%

24.1
%

3.2
%

60.
9%

33.
5%

5.7
%

0.0

%

14


S G

D CV Đ
T
Đ NG
NAI
TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA
ÁO CÁO HAI
T GIÁO DỤC
Năm học 2012-2013

10

Tổng số
học
viên
hiện
đang
theo
học
257

Tổng
số học
viên đã

được
kiểm
tra, xếp
loại
257

11

271

12
Tổng
cộng

Lớp

Xếp loại học lực (922)

Xếp loại hạnh kiểm (881)

Giỏ
i

Khá

T.B

Yếu



m

Tốt

Khá

T.B

Yếu

Khôn
g xếp

3

46

145

59

4

159

86

4

0


8

271

5

59

160

41

6

156

94

6

0

15

394

394

1


76

205

102

10

230

133

13

0

18

922

922

9

181

510

202


20

545

313

23

0

41

1.0
%

19.6
%

55.3
%

21.9
%

2.2
%

61.
9%


35.
5%

2.6
%

0.0
%

Tỷ lệ
(%)

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

Không có học viên nào bị xếp loại hạnh kiểm yếu.
Với tâm huyết của mình muốn đóng góp một số ý kiến trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức của học viên trong Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Thành phố Biên Hòa, tôi xin mạnh dạn nêu lên một số giải pháp mà chúng tôi đã
làm, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Với tinh thần luôn học tập và
cầu tiến, rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của quí Thầy Cô và các đồng
nghiệp.
15


V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Do cơ sở vật chất của Trung tâm còn rất nhiều hạn chế, khó khăn, nên cần đầu
tư hơn nữa về cơ sở vật chất, để hổ trợ các điều kiện, tạo thuận lợi cho các giải
pháp được thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẻ, đi vào chiều sâu hơn nữa.
- Đưa thêm nội dung giáo dục đạo đức cho Học viên vào chương trình bồi
dưỡng thường xuyên hàng năm của Giáo viên, trao đổi học tập rút kinh nghiệm để
thực hiện công tác này tốt hơn.
- Hàng năm nên tổ chức cho Giáo viên các Trung tâm được đi tham quan thực
tế, hội thảo để học hỏi mô hình hoạt động các Trung tâm bạn.
- Thực hiện hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi có tầm tương xứng như hội thi Giáo
viên dạy giỏi hàng năm (tối thiểu phải thực hiện được ở cấp cơ sở).

VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Giáo dục công dân và sách hướng dẫn dạy học Giáo dục công
dân - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (1998) - Lê văn Hồng - Nhà xuất
bản Giáo dục.
3. Đạo đức học (1998) – Phạm khắc Chương và PGS Hà Nhật Thăng- Nhà xuất
bản Giáo dục.
4. Những tình huống giáo dục học sinh của người giáo vien chủ nhiệm (2000) –
Nguyễn dục Quang, Lê Thanh Sử và Nguyễn Thị Kỷ Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
5. Tài liệu tập huấn Công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lý và giáo viên

Trung tâm giáo dục thường xuyên (2012) - Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục Bộ Giáo dục và đào tạo.
6. Chỉ thị số 03-CT/TƯ ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các cuộc vận động, các phong trào thi
đua của ngành.

16


7. Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23/01/2007 về qui chế đánh giá, xếp
loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và
cấp trung học phổ thông.
8. Công văn số 1561/SGDĐT- GDTX ngày 20/8/2012 về thực hiện nhiệm vụ năm
học 2012-2013.

Người thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Ngọc Anh

S GD&ĐT Đ NG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trung tâm GDTX TP Biên Hòa
17


................................, ngày


tháng

năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
Họ và tên tác giả: Đỗ Ngọc Anh

Chức vụ: Phó giám đốc.

Đơn vị: Trung tâm GDTX TP Biên Hòa.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng:
Tại đơn vị 

Trong Ngành 


1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

18


- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
Tốt 

sách:

Khá 

Đạt 


- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:

Tốt 

Khá 

Đạt 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:

Tốt 

Khá 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Đạt 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

19




×