Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

skkn KHAI THÁC và TÍCH hợp các GIÁ TRỊ CHUẨN mực đạo đức vào các bài GIẢNG PHÁP LUẬT môn GDCD 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.68 KB, 23 trang )

Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
  

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Họ và tên: MAI HỮU THÀNH
Ngày tháng năm sinh: 10/7/1982
Giới tính : Nam
Địa chỉ: Ấp 4, xã Núi tượng, Huyện Tân Phú, Đồng Nai
Điện thoại: 0613 795284 ( CQ ) 0919486489 (DĐ)
Email:
Chức vụ: Giáo viên. P. Bí thư Đoàn trường
Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy GDCD
Số năm kinh nghiệm : 8 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ “Một số kinh nghiệm khai thác và giảng dạy phần đạo đức


trong bộ môn GDCD” (2007 -2008).
1.
2.
3.

+ “Góp phần tìm hiểu và nâng cao tính tích cực và hiệu quả
của giáo viên bộ môn GDCD khi khai thác nội dung công thức quy
luật lưu thông tiền tệ, GDCD 11” (2011-2012).
+ “Tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
giảng dạy GDCD 10” (2011 – 2012).
+ “Tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức vào các bài giàng
pháp luật ở môn GDCD 12” (2012 – 2013).

1
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

MỤC LỤC

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................

Tr 3

1. Đặt vấn đề:………………………………………………………….. .....

Tr 3


2. Thực trạng khai thác và tích hợp giáo dục Đạo đức trong các bài giảng Pháp
luật ở bộ môn GDCD 12 ở trường THPT ...................................................

Tr4

3. Vấn đề giáo dục đạo đức và tính cấp thiết của việc khai thác và tích hợp các
giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật ở môn GDCD
12…………………………………………………………………….......... Tr 6
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ TÍCH HỢP GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT GDCD 12…Tr 8
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................

Tr9

2. Cơ sở thực tiễn ……………… ………………… …………………….. Tr10
3. Nội dung, phương pháp khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức
đối với bài giảng pháp luật môn GDCD 12 ……………………………. .. Tr12
a. Một số phương pháp khai thác, tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức
trong các bài giảng pháp luật môn GDCD 12 phù hợp ……………………. Tr12
b. Những nội dung, chuẩn mực đạo đức nào cần được chú trọng khai thác,
tích hợp trong bài giảng pháp luật môn GDCD 12 ………………………… Tr15
C/ Một số nguyên tắc khi khai thác và tích hợp giáo dục đạo đức trong
giảng dạy pháp luật môn GDCD 12 hiệu quả………………………………..Tr18
III/ KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI ……………... …. Tr19
IV/ ĐỀ XUẤT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ……………………... …. Tr19
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………….. …... Tr20

2
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai



Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

KHAI THÁC VÀ TÍCH HỢP
CÁC GIÁ TRỊ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
VÀO CÁC BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT MÔN GDCD 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề
Con người không chỉ bị điều chỉnh bằng luật pháp, mà còn bị điều chỉnh
bởi nhiều quy tắc xử sự khác, trong đó có đạo đức.
Thông thường, ở một vài phương diện, có sự khác biệt giữa hai loại hình
quy tắc này, song đi sâu vào nội dung, chúng có mối quan hệ mật thiết và
thường tồn tại lồng vào nhau, đan xen nhau, cùng đồng thời có chung đối tượng
tác động và do đó cùng hướng tới mục cùng một mục đích là nhắm tới sự phù
hợp, đúng đắn của các hành vi do con người thực hiện.
Cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều
liên quan đến hành vi, lợi ích con người và xã hội. Pháp luật điều chỉnh quan hệ
xã hội bằng: những quy phạm, điều khoản, quy định các quyền và nghĩa vụ, kèm
theo đó là chi tiết các hành vi được phép hoặc bị cấm đoán. Pháp luật cũng xác
định cụ thể cách cư xử, những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài
ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội
bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh
các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, sự giác ngộ và thôi thúc từ bên trong. Sự
khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung, hỗ
trợ nhau. Do vậy, có thể nói pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà
nước, mà còn là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo
đức. Bởi lẽ, “khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị
đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lưong tâm của cá nhân hay do

sưc ép của dư luận xã hội, mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức
mạnh quyền lực nhà nước”1. Bên cạnh đó, đạo đức cũng có tác động ngược trở
lại đối với pháp luật: đạo đức là gốc của pháp luật, do đó việc con người thực
hiện tốt các quy chuẩn đạo đức cũng là một bước để thực thi tốt pháp luật.
Mục tiêu của pháp luật và đạo đức là điều chỉnh hành vi con người để
đảm bảo hành vi đó họp pháp, hợp lý, hợp tình. Thông thường, hành vi con
người cũng sẽ ẩn chứa cả hai phương diện: Pháp luật và đạo đức. Một người vi
phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật. Ngược lại, vi phạm pháp luật cũng
có thể vi phạm đạo đức.
Do đó, để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện
pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp
quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh
thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức
càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành
vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.
1

Bộ GD&ĐT, GDCD 12, Nxb. Giáo dục, năm 2008, tr 10

3
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết
tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. Giáo dục pháp luật cho còn người
cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Vì vậy, giáo
dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn

trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ngược lại, giáo dục pháp luật lại tạo ra khả
năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc của
đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập quan hệ bảo vệ hạnh phúc
gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự giúp đỡ đồng chí, tính lương
thiện, thật thà và không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội.
Theo một số nghiên cứu, có thể thấy một số mặt tác động nhất quán
trong giáo dục pháp luật đồng thời với giáo dục đạo đức đến học sinh như sau:
Một, tác động đến lòng tin đối với sự cần thiết tuân theo những nguyên
tắc cơ bản của đạo đức;
Hai, tác động vào lòng tin đối với giá trị xã hội của pháp luật;
Ba, tác động vào lòng tin đối với những quy phạm đơn giản về đạo đức và
pháp luật trong đời sống hàng ngày.
Khi quá trình giáo dục này diễn ra thường xuyên, liên tục, thì lòng tin sẽ
chuyển thành mục đích, định hướng giá trị và trở thành hành vi hợp pháp, hợp
lý, hợp tình. Đây cũng là sự thống nhất của giáo dục pháp luật và giáo dục đạo
đức và cũng là kết quả cuối cùng của chúng.
Nếu nhận thức sâu sắc sự thống nhất và sự tác động của tổ hợp gáo dục
trên, sẽ có ý nghĩa trực tiếp to lớn đến mục tiêu giáo dục dạy chữ, dạy người
của chúng ta.
Do vậy, trong thực tiễn khi tiến hành giáo dục cho học sinh không chỉ
ngành giáo dục, nhà trường mà từng giáo viên phải tìm tòi các biện pháp phù
hợp để không chỉ giáo dục pháp luật mà còn phải giáo dục đạo đức, và ngược lại
- với tư cách là các biện pháp bổ sung hữu cơ cho nhau.
Xuất phát từ cách đặt vấn đề trên, đối chiếu với tình hình nội dung giảng
dạy pháp luật ở môn GDCD 12, tôi nhận thấy có lý do và khả năng ứng dụng lý
luận trên, cũng như thực hành việc khai thác, tích hợp các giá trị chuẩn mực đạo
đức lồng vào khi giảng dạy các bài giảng pháp luật là nên làm,người mà chúng
ta đang hướng tới.
2/ Thực trạng khai thác và tích hợp giáo dục Đạo đức trong các bài
giảng Pháp luật ở bộ môn GDCD 12 ở trường THPT

Ở nước ta, sự nghiệp giáo dục được Đảng , Nhà nước xác định là“quốc
sách hàng đầu”. Luật giáo dục Việt Nam - Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998,
đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ”.
Sinh thời, trong lần nói chuyện với ngành giáo dục (12/6/1956), Hồ Chí
Minh từng chỉ rõ: “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà
4
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức, có tài không có đức dễ tham ô
hủ hóa, có hại cho nước, có đức không có tài…không giúp ích được ai ”.
Để đạt được mục tiêu chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước, cũng như
thực hiện lời giáo huấn của Hồ chủ tịch, thiết nghĩ bất cứ giáo viên nào trong
ngành cũng phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo
đức, cải tiến phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy. Hơn nữa, không chỉ dừng lại ở
dạy Chữ mà còn phải dạy Người, tạo những điều kiện thuận lợi cho các em
phát triển một cách toàn diện từ tri thức cho đến nhân cách.
Đối với giáo viên dạy môn GDCD, việc dạy làm Người càng có cơ sở và
có nhiều thuận lợi, do tính chất đặc thù của nó, ở chỗ; đây là môn có nội dung
giảng dạy chủ yếu góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức,
tác phong và lý tưởng cách mạng học sinh thời kì bắt đầu trưởng thành.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà
hiện nay, sự chú trọng đến giáo dục đạo đức trong các môn học nói chung và

trong môn GDCD nói riêng, có phần chưa hợp lý, hiệu quả. Cụ thể;
* Trong môi trường THPT
Có thể nói, những năm gần đây, nhìn một cách tổng thể, học sinh đầu tư
cho các môn học xã hội (trong đó có GDCD) có phần hạn chế, trong khi những
môn này có hàm lượng nội dung góp phần giáo dục học sinh về; quan niệm đạo
đức, lối sống, thậm chí các “kĩ năng mềm” cần thiết sau này khi ra ngoài xã
hội… là rất nhiều. Điều này dẫn tới một hệ quả là học sinh thường bị mất cân
bằng giữa việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức lối sống với đầu tư chuyên môn, tri
thức khác.
Về kết cấu môn GDCD THPT, ngoài phần biên soạn về đạo đức học (lớp
10), phần lớn còn lại (cả 3 khối) chủ yếu tập trung những vấn đề có tính lý luận
như; triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị, các vấn đề chung của
nhân loại. Riêng với chương trình lớp 12, nội dung thuần tuý tập trung hoàn
toàn vào giáo dục Pháp luật.
Mặt khác, do thời lượng môn học ít (1tiết/tuần), trong khi vẫn phải đảm
nhiệm việc tích hợp nhiều nội dung giáo dục khác như: An toàn giao thông,
Hướng nghiệp, sức khỏe sinh sản, môi trường, chủ quyền biển đảo … đã phần
nào làm hạn chế khả năng khai thác và tích hợp giáo dục các giá trị, chuẩn
mực đạo đức đối với những bài giảng2 GDCD cho học sinh 12, dù trong các bài
học không ít nội dung có thể khai thác hoặc tích hợp các bài học giáo dục đạo
đức học sinh.

Cấp tiểu học, tiết đạo đức 1 tiết/ 1 tuần (lớp 3 được dạy bài đạo đức tựa đề “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”; lớp 5 học bài “ Tìm hiểu về
Liên hợp quốc”). CấpTHCS, với 75 bài học từ lớp 6 đến lớp 9, thời lượng cho môn GDCD cũng chỉ 26 tiết/năm, trong số đó tiết đạo đức chỉ
có 12 – 15 tiết. Trong phần nội dung, học sinh lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở; học sinh lớp 8 học về quyền sở hữu tài sản; học sinh
lớp 9 học về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân... với nhiều từ khó hiểu, rất khó để
tiếp nhận so với lứa tuổi 12 – 15. Ở cấp THPT, học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo đức thuần túy. Riêng chương trình GDCD 10
(29 tiết/năm) chia 2 phần co bản: triết học và đạo đức. Tuy nhiên, nội dung có một số phần mang tính trừu tượng, hàn lâm (các phạm trù đạo
đức cơ bản, khái niệm và các giá trị đạo đức; vật chất, ý thức, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, phương pháp luận biện chứng... ) [nguồn: Tăng
cường giáo dục pháp luật và đạo đức trong các nhà trường (16/ 11 2010, www.bentre.edu.vn/].

2

5
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

Ngoài ra, trên phương diện là giáo viên, có không ít thầy cô vô tình thừa
nhận nội dung và nhiệm vụ môn GDCD 12 hiện nay hiển nhiên là giáo dục Pháp
luật, trong khi thực tế, ngay từ bài 1 lại khẳng định: mối quan hệ giữa pháp luật
và đạo đức là mật thiết, không chỉ ở nội dung, mà còn ở đối tượng và mục
đích điều chỉnh của nó. Vô hình chung, sự thừa nhận trên gây ra lỗ hổng lớn
trong bài giảng GDCD 12 về hàm lượng những yếu tố, giá trị, chuẩn mực đạo
đức mà bài giảng vốn có thể khai thác để giáo dục cho học sinh khối 12 – đối
tượng cần thiết phải tiếp tục truyền dạy và củng cố các giá trị, chuẩn mực đạo
đức. Điều này dẫn đến 2 hệ quả là:
Một, giáo viên có thể vô tình làm đứt đoạn quá trình giáo dục đạo đức
học sinh trong bộ môn GDCD ở các khối trước đó (K10,11);
Hai, về phía học sinh, khi không được giáo viên hướng dẫn, khai thác
hoặc tích hợp giáo dục đạo đức, các em không tự rút ra hoặc không tự củng cố
được thái độ, hành vi đạo đức từ bài học song song cùng với những kiến thức
pháp luật mà các em tiếp nhận.
* Trong môi trường xã hội
Trong những năm gần đây vấn đề sa sút đạo đức, lý tưởng sống trong một
bộ phận học sinh nói chung và học sinh THPT có diễn biến phức tạp. Thực trạng
này, một phần do sự mất cân bằng trong quan niệm giáo dục của một số gia đình
và lối sống xã hội3 khi đề cao các yếu tố nhạy cảm dễ tác động đến đạo đức, lối
sống học sinh như; đề cao vật chất, chuộng chủ nghĩa cá nhân, cổ xúy lối sống

thực dụng,….trong khi coi nhẹ phương diện rèn luyện, giáo dục con cái tư duy
và hành động theo hướng chính thống về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một
công dân mẫu mực. Mặt khác, quan niệm các môn chính – phụ trong xã hội,
cũng dẫn tới xu hướng coi nhẹ những môn có nhiệm vụ giáo dục đạo đức con
em mình. Do đó, khi bước vào trường, mục tiêu duy nhất của gia đình đôi khi
muốn con em mình thành tài, mà không hoặc ít quan tâm rèn luyện đạo đức.
Tuy nhiên, trước những dấu hiệu sa sút đạo đức của hoc sinh nói chung,
cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề giáo dục đạo đức,
pháp luật học sinh, cả xã hội cũng đã bắt đầu quan tâm đến những biện pháp
giáo dục đạo đức, với nhiều phương thức khác nhau. Đây cũng là điểm tựa cho
các sáng kiến và đề xuất trong việc giảng dạy đạo đức hoặc tích hợp, khai thác
những nội dung đạo đức trên tất cả các môn học hay ở một môn học trên nhiều
phương diện để phục vụ mục tiêu giáo dục.

3/ Vấn đề giáo dục đạo đức và tính cấp thiết của việc khai thác
và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp
luật ở môn GDCD 12

Theo một khảo sát của một đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý giáo dục đạo đức học sinh tại một cơ sơ giáo dục, thì nguyên
nhân dẫn tới việc học sinh vi phạm đạo đức [hs tự trả lời và căn cứ thực tế tình hình vi phảm đạo đức là do: Thiếu sự quan tâm của gia đình
(90.9% và 81.2%); Bản thân HS không có sự rèn luyện tốt (68.2% và 82.8%); Tác động tiêu cực của bạn bè (77.3% và 76.0%); Sự ảnh
hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games…(68.2 và 54.0) [nguồn: binhson.edu.vn/home/nghien...hoc/77-de-tai-giao-ducdao-duc.html
3

6
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….


Đạo đức là những quy tắc xử sự của cộng đồng, được hình thành trên cơ
sở các quan niệm về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, về nghĩa vụ, lương tâm,
danh dự, nhân phẩm và những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã
hội. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây
dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người.
Ở phạm vi hẹp, giáo dục đạo đức cho học sinh chính là hướng tới mục
đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng
thành và trở thành người có ích cho xã hội.
Vì vậy, ở bất cứ quốc gia, thời đại nào, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức
cho thế hệ mai sau cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành
viên xã hội. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện được Đảng và Nhà nước
ta hướng tới, nhằm tạo ra thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực tiếp nối các
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội4.
Với ngành giáo dục, việc tập trung chú ý vào khâu giáo dục đạo đức, nhân
cách là một bộ phận quan trọng trong nguyên lý bồi dưỡng thế hệ cách mạng đời
sau, đồng thời cũng là là nhiệm vụ to lớn của giáo dục5.
Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức học sinh.
Tuy nhiên, hiệu quả công tác này ở một số nơi chưa cao. Trong khi, mặt trái của
cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực, đa chiều đã dẫn
đến những sai phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô, ý
thức phấn đấu kém, sống thiếu lý tưởng, hoài bão… Nhiều người lo ngại cho sự
xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của
giới trẻ6.
Ở một khía cạnh khác, cũng phải thấy rằng giáo dục tư tưởng, đạo đức
(đức dục) khó hơn giáo dục tri thức (trí dục) vì nó không chỉ giáo dục bằng giáo
án sẵn có mà phải còn bằng nhân cách và những tấm gương sống động (điển
hình mẫu). Giáo dục tư tưởng, đạo đức không đứng độc lập mà được lồng ghép
vào từng mảng vấn đề, từng lĩnh vực, từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi
ngày.

Với tính chất đặc thù, cho đến nay, ngành giáo dục đã có những bước
chuyển đổi tư duy lí luận trong việc vận dụng và xây dựng các phương pháp
Đánh giá thực trạng GD&ĐT, Nghị quyết T 2, khóa V nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình
trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất
nước” Đảng ta cũng xác định: “Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa
Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu
cầu giáo dục toàn diện”
4

Một điều tra khác ở trường THPT Bình Sơn (Vĩnh Phú): Hầu hết HS cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà nội dung giáo dục đạo đức
mang lại: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng hòa bình (100%); Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng
tạo…(77.2%); Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng (72.0%). Đây là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá
trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của nhà trường – [nguồn: binhson.edu.vn/home/-de-tai-giao-duc-dao-duc.html]
5

Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%;
tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha, mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành an
toàn giao thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%, ... Những con số này cho thấy, càng lớn ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống.
Một cuộc thăm dò đối với 500 học sinh THCS ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy: 32,2% có thái độ vô lễ với thầy, cô; nhiều học sinh chỉ chào
thầy, cô trong trường, còn ra đường thì... không quen biết; 38,8% cho biết thường xuyên chửi thề, nói tụng; 53,6% thỉnh thoảng nói tục [Tăng
cường giáo dục pháp luật và đạo đức trong các nhà trường, 16 /11/ 2010, Phan Hồng Dương[www.bentre.edu.vn]
6

7
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….


giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, với những minh chứng như; tăng
cường giáo dục đạo đức học sinh qua tích hợp các môn như: Ngữ văn, NGLL,
Hướng nghiệp, đổi mới sinh hoạt dưới cờ, tăng cường nội dung hoạt động giáo
dục đạo đức lối sống, lý tưởng qua các mục tiêu nhiệm vụ của tổ chức Đoàn
thanh niên…..
Riêng với môn GDCD THPT thì nhiệm vụ giáo dục đạo đức là rất quan
trọng và thường xuyên. Tuy nhiên, nếu ở lớp 10 có hẳn một phần dành cho giáo
dục đạo đức, thì ở lớp 11, 12 tình hình lại không đơn giản vì hoàn toàn không có
phần dành cho lĩnh vực đạo đức. Nhất là đối với GDCD 12, toàn bộ kiến thức
giảng dạy bao hàm toàn bộ nội dụng Pháp luật, vốn rất khô khan và có vẻ ít liên
quan đến những vấn đề đạo đức. Do vậy, nếu chỉ để đảm bảo chương trình,
nhiều giáo viên sẽ không chú ý đến vấn đề này.
Thiết nghĩ với bất kì bài giảng nào, người giáo viên cũng phải hướng tới
giáo dục học sinh trên các phưong diện: tri thức và nhân cách. Ngoài ra, để
nhằm tránh rơi vào việc giảng dạy có tính chất khai thác bài học thuần tuý nội
dung chuyên ngành mà quên những vấn đề liên quan có ích cho việc hình thành
nhân cách học sinh, thì vấn đề khai thác và tích hợp giáo dục đạo đức học sinh
đối với bài giảng pháp luật dù có khó khăn đến đâu cũng là một giải pháp cần
phải được quan tâm và tiến hành.
Như một sự gợi mở, ở bộ môn GDCD 12, trong quá trình giảng dạy, tác
giả lưu tâm đến vấn đề mà bài 1: Pháp luật với cuộc sống- SGK GDCD 12, đề
cập, trong đó khẳng định: “Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn
cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát
triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật”, đồng thời cũng chỉ
rõ: “Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo
đức…”. Không những thế, tài liệu này còn nhấn mạnh: “Pháp luật là một
phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức”7.
Tác giả nhận thấy: nếu nói “trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể
hiện các quan niệm về đạo đức” và “pháp luật là phương tiện đặc thù để thể …
bảo vệ các giá trị đạo đức” như ở trên, thì về ý nghĩa giáo dục, điều đó có nghĩa

là: trong quá trình giảng dạy các nội dung của các quy phạm pháp luật, hiển
nhiên chúng ta cũng đồng thời bao hàm thêm cả hai việc: Truyền dạy và củng
cố các giá trị, chuẩn mực đạo đức có liên quan như là nhiệm vụ tất yếu.
Do đó, việc triển khai đề tài này là hoàn toàn hợp lý và hữu ích đối với
mục tiêu giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức học sinh mà toàn ngành đang
hướng tới.
Hơn nữa, với đề tài này khi triển khai, thiết nghĩ sẽ giải quyết một số vấn
đề quan trọng như:
Một, tiếp tục củng cố các giá trị đạo đức mà các em được học ở GDCD
10, 11.

7

Bộ GD&ĐT, GDCD 12, Nxb. Giáo dục, tr 9,10

8
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

Hai, giúp giáo viên nhận thức được vai trò của pháp luật không chỉ là
định hình hành vi pháp luật, mà con là công cụ hữu hiệu để hình thành nhân
cách.
Ba, bổ sung một phần đáng kể các chuẩn mực đạo đức cho học sinh tiếp
tục rèn luyện, đồng thời đáp ứng việc giáo dục đạo đức thường xuyện, không bị
gián đoạn ở các khối học, bất kể kết cấu và nội dung chương trình thuần tuý chỉ
có kiến thức chuyên ngành ở môn GDCD 12.
Bốn, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều về mỗi đơn vị kiến thức bộ môn,

đồng thời làm tăng tính hứng thú,say mê môn học.
Năm, bước đầu định hướng tích hợp giáo dục đạo đức trong bộ môn
GDCD 12 một cách hệ thống.
Tiếp nối đề tài trước của tác giả8, khi đề cập đến giáo dục đạo đức cho học
sinh ở các khối học. Đồng thời, nhận thấy cần tiếp tục khai thác và tích hợp các
nội dung đạo đức để giáo dục học sinh khi học bộ môn GDCD THPT, tôi chọn
đề tài “khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức vào các bài giảng
pháp luật ở môn GDCD 12” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ TÍCH HỢP GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT Ở MÔN GDCD
12
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục pháp luật trong chương trình giảng dạy học sinh luôn là một
phần tất yếu và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kì hiện nay,
được Đảng ta quan tâm sâu săc.
Từ chủ trương đó của Đảng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhà nước quan tâm,
ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật,
trong đó thanh niên luôn được xác định là đối tượng chính.
Như, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
từ năm 1998 đến năm 2002; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật
từ năm 2003 đến năm 2007; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật
từ năm 2008 đến năm 2012 xác định mục tiêu đến hết năm 2012 có 95% thanh
thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật...tiếp theo là Nghị
quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “xây dựng

thế hệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật; đặc biệt là Quyết

Mai hữu Thành, Sở GDDT Đồng Nai, SKKN năm 2010- 20111 “Tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM vào giảng dạy môn GDCD
10”(năm học 2010 – 2011).
8

9
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

định số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức
pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015.
Cho đến nay, nhiều sở GDĐT cũng đã tiến hành chương trình phổ biến
giáo dục pháp luật như TP.HCM, Cần thơ, Thái Bình,...
Tuy nhiên, không chỉ có giáo dục pháp luật mới là đề tài duy nhất được
quan tâm và tiến hành rộng rãi, mà hiện nay song hành cùng với công tác phổ
biến giáo dục pháp luật, công tác chú trọng giáo dục đạo đức thanh niên, học
sinh cũng được đề cập thường xuyên, rộng rãi và có tính chất sâu rộng. Bởi lẽ,
xuyên suốt các chủ trương, chính sách, Đảng, Nhà nước ta chỉ rõ: nếu chỉ chú
trọng giáo dục pháp luật cho thanh niên, học sinh thì chúng ta chưa thể làm tốt
công tác “giáo dục toàn diện”, chưa tao ra những thế hệ cách mạng “vừa hồng
vừa chuyên”, chưa thể đào tạo ra những con người vừa có “tài” vừa có “đức”, và
do đó chưa đủ sức gánh vác “sự nghiệp cách mạng đời sau”9.
Do vậy, cùng với giáo dục pháp luật cho thanh niên - những con người
thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí kiên cường
trong xây dựng bảo vệ tổ quốc, biết giữ gìn phát huy văn hoá dân tộc, làm chủ

tri thức khoa học công nghệ, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức ,kỉ luật…. thì
Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá V cũng chỉ rõ
một trong những “nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng
những con người… có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc".
Trong các mặt giáo dục, giáo dục đạo đức được đặt lên hàng đầu, "được
xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo
dục khác".
Vì thế, với tư cách là thế hệ cách mạng đời sau, thế hệ nối tiếp đảm trách
nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc, đối tượng thanh niên, học sinh - theo ý
nghĩa đó, cũng cần phải được quan tâm đúng mức trên cả hai phương diện: giáo
dục Pháp luật và đạo đức.
Thấy được tầm quan trong của cả giáo dục pháp luật và đạo đức, trong
những năm gần đây xuất hiện nhiều phương pháp giáo dục pháp luật và đạo đức
cho học sinh. Có mô hình giáo dục đạo đức nhưng tích hợp lông ghép tuyên
truyền các quy định pháp luật liên quan. Ngược lại, cũng có mô hình giáo dục
pháp luật, hoặc những chuyên đề học chính khoá có tích hợp giáo dục đạo đức.
Trong thưc tế, vấn đề khai thác và tích hợp giáo dục đạo đức cho thanh
niên, học sinh được không chỉ được Đảng và nhà nước quan tâm mà còn thu hút

9

Tại Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa V ), đã nêu: “thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng
thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh
niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng...”. Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên
giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.


10
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà giáo có tâm huyết tham gia đóng góp, thảo
luận.
Riêng với môn GDCD, trên địa bàn tỉnh, gần đây có những sáng kiến tích
hợp giáo dục đạo đức vào chương trình giảng dạy. Tiêu biếu có các sáng kiến
như:
1/ Nguyễn Đình Khoa, Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong môn GDCD lớp 12 THPT (2010 – 2011, trường THPT thống Nhất A).
2/ Mai Hữu Thành, Tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM vào
giảng dạy môn GDCD 10, THPT Đoàn Kết, Tân Phú, Đồng Nai (2010 – 2011).
3/ Trần Thị Thanh Hằng, Khai thác và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh ở một số bài học GDCD 10, THPT Nam Hà, Biên Hoà, Đồng Nai
(2010 -2011).
Nhìn chung, đây là những đóng góp quý báu của các thầy cô khi bước đầu
tiếp cận vấn đề tích hợp giáo dục đạo đức vào bộ môn GDCD ở những phần học
thuần tuý không phải là nội dung đạo đức.
Xét tổng thể, các tác giả nêu bật vị trí vai trò của thanh niên, học sinh và ý
nghĩa của giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống…cho thế hệ trẻ. Song, các đề tài
trên, do giới hạn phạm vi - chỉ mới tập trung làm rõ việc tích hợp tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh, nên có chưa đề cập đến việc khai thác các giá trị, phạm trù,
chuẩn mực đạo đức nói chung vào bài giảng pháp luật môn GDCD 12 trên diện
rộng10.
Thiết nghĩ giáo dục song hành là một phần tất yêu khi mà khối lưọng và
thời gian chương trình, tiết học không cho phép, hơn nữa vì yêu cầu giáo dục là

dạy chữ và dạy người thì việc “khai thác và tích hợp giáo dục các giá trị, chuẩn
mực đạo đức khi giảng dạy pháp luật ở bộ môn GDCD 12” là cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, việc tổ chức giảng dạy, tích hợp giáo dục đạo đức đã được triển
khai sâu rộng ở các bậc học, trong đó có bậc THPT. Các bộ môn như Ngữ văn,
NGLL, Ngoại khoá, các hoạt động chính trị, đoàn thể...là các đối tượng thường
xuyên nhất đảm trách nhiệm vụ này.
Riêng trong lĩnh vực nội dung, phương pháp giảng dạy, thời gian qua, sở
GD&ĐT Đồng Nai thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, cũng đã triển khai và
thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể:
ột, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn Đạo
đức, GDCD và môn Pháp luật cho phù hợp với thực tế về cơ sở vật chất; Kết
hợp dạy trên lớp với hoạt động ngoại khóa; Đề cao vai trò, trách nhiệm của giáo
viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy các
môn văn hóa.
Hai, triển khai đại trà việc tích hợp giảng dạy nội dung “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường ở các cấp học; Hướng
dẫn, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo làm một tấm gương
10

Không chỉ tích hợp tư tưởng đạo đức HCM, mà có thể tích hợp giáo dục đạo đức trên phạm vi rộng hơn.

11
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo; Chỉ đạo các nhà trường tiếp

tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
Ba, chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Trong đó, chú trọng: Tăng
cường phát huy vai trò, trách nhiệm các tổ chức, đoàn thể trong việc giáo dục tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho
học sinh, sinh viên; Xác lập hình thức thích hợp thường xuyên liên hệ với gia
đình để thông báo tình hình rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
học sinh, sinh viên.
ốn, tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua, khen thưởng và các hoạt
động giáo dục trong học sinh, sinh viên như: hoạt động giáo dục truyền thống;
Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Tôn vinh, khen thưởng kịp
thời học sinh, vinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập.
Năm, phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể
(T Đoàn TNCSHCM, Bộ VH, TT & Du lịch, Hội LHPNVN, Hội Khuyến học)
tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” giai đoạn 2008 -2013; triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch về tăng
cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2012….).
Riêng trường THPT Đoàn kết, những năm qua, ngoài việc thực hiện nội
dung giao dục đạo đức theo tinh thần của Sở GD&ĐT thông qua các hoạt động
như Hưởng ứng cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo làm một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo” cho học sinh noi theo Xây dựng trường học thân thiện, tích cực (từ
2010 – 2011, cấp quản lý), Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức học
sinh, thì các chương trình Mỗi tuần một câu chuyện (ban phát thanh tuyên
truyền, đoàn TNCS HCM, 2005 -2013); Tiểu phẩm sân khấu hoá GDPL, GDĐĐ
học đường (thứ 2 hàng tuần, Đoàn TNCSHCM, 2009 – 2013); Phát huy tích cực
sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy và học của nhà trường….. đã góp phần
không nhỏ về số và chất lượng giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh.

Với bản thân cá nhân tôi, tiếp nối việc thực hiện các hoạt động thực tiễn
trên, cùng với các lý do:
- Trăn trở trước thực trạng, học sinh từ chỗ tiếp cận môn GDCD - phần
giảng dạy pháp luật mang tính thuần tuý, dẫn đến hiệu quả bài dạy là học sinh
chỉ tiếp nhận được kiến thức pháp luật. Do đó, ít có cơ hội củng cố kiến thức đạo
đức, rèn luyện các phẩm chất,…. làm nảy sinh nhiệm vụ phải tìm ra giải pháp
vừa đồng thời tiến hành giáo dục pháp luật, nhưng vừa thông qua đó củng cố các
giá trị và truyền dạy các chuẩn mực đạo đức của giáo viên đứng lớp môn GDCD
.
- Từ thực tiễn nhiệm vụ bản thân được nhà trường giao phó phụ trách về
vấn đề tích hợp giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh tại trường THPT
Đoàn Kết.
12
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

Với cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn triển khai đề tài:
“khai thác và tích hợp các giá trị chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp
luật ở môn GDCD 12”, nhằm đóng góp phần nhỏ trong việc giáo dục đạo đức
lối sống cho học sinh 12 nhà trường. Đồng thời, bản thân lấy đó làm tiền đề
trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi các giải pháp giáo
dục đạo đức, pháp luật học sinh khi được nhà trường giao nhiệm vụ.
3. Nội dung, phương pháp khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn
mực đạo đức đối với bài giảng pháp luật môn GDCD 12
a. Một số phương pháp khai thác, tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo
đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD 12 phù hợp
Có thể nói, với nội dung giảng dạy chủ yếu là pháp luật thì việc khai thác

và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong chương trình GDCD 12 là rất
khó. Nhất là phải đảm bảo yếu tố hợp lý đối với một đơn vị kiến thức. Bởi đôi
khi có những đơn vị kiến thức thuần tuý các quy phạm điều chỉnh các quan hệ
xã hội không liên quan đến đạo đức như: kinh tế, chính trị, đối ngoại…
Ví dụ: Bài 6: Công dân với các quyền dân chủ; Bài 10: Pháp luật với hoà
bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
Do vậy, khi soạn giảng, giáo viên cần phải lưu tâm nội dung bài giảng
pháp luật trước khi quyêt định đưa một giá trị, chuẩn mực đạo đức vào tích hợp.
Điều này đồng nghĩa với việc phải biết chắt lọc trong các nội dung; phần nào có
thể khai thác, phần nào có thể tích hợp để soạn giảng là vô cùng quan trọng.
Để có phương pháp khai thác, tích hợp giáo dục đạo đức hiệu quả, tác giả
tam thời chia thành 2 trường hợp và đưa ra các kinh nghiệm khai thác, tích hợp
giáo dục đạo đức tương ứng:
Trường hợp 1: với đơn vị kiến thức có các quy phạm pháp luật hàm
chứa nhiều nội dung đạo đức
Thông thường, theo kinh nghiệm bản thân, với những bài học, mà các quy
phạm pháp luật của nó điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực như: dân sự, hôn
nhân và gia đình, văn hoá xã hội,… thường sẽ có hàm lượng nội dung ý nghĩa
đạo đức khá lớn, thậm chí có nhiều quy phạm pháp luật có nội dung trùng khít
với các chuẩn mực đạo đức (ví dụ: quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia
đình trong Luật hôn nhân gia đình- bài 4/trg 32).
Sở dĩ hàm lượng các yếu tố đạo đức nhiều là do các quan hệ trong lĩnh
vực này (được PL điều chỉnh) vốn có liên hệ hữu cơ và hình thành trong môi
trường có nhiều yếu tố đạo đức chi phối. Do có hàm lượng các yếu tố đạo đức
nhiều, nên mức độ khai thác, tích hợp giáo dục đạo đức là tương đối dễ.
Do đó, chúng ta có thể khai thác trực tiếp ý nghĩa về mặt đạo đức của các
quy định đó và tiến hành tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh.
Ví dụ: mục 1.b bài 4 – Nội dung bình đẳng trong hôn nhân gia đình,
phần Quan hệ nhân thân, quy định:


13
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

Nội dung pháp luật (NDPL): “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
lựa chọn nơi cư trú; tôn trong và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng của nhau; giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt….”11.
Nội dung, bài học đạo đức (NDĐĐ): Với nội dung này, ta có thể khai thác bằng việc
yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ (1) Thế nào là tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín,… của người này đối
với người khác?
+ (2) Sự tôn trọng, nhân phẩm, danh dự… có ý nghĩa gì đối với mỗi cá nhân, mà PL
phải có trách nhiệm bảo vệ? cho ví dụ cụ thể?
Kết quả tích hợp (KQTH): Rõ ràng, với các câu hỏi như trên, học sinh không chỉ
trình bày thế nào là tôn trong, nhân phẩm, danh dự, uy tín,… và vai trò của nó đối với mỗi
cá nhân… mà còn có thể liên hệ thực tiễn bằng các hành vi vi phạm pháp luật đối với các
chuẩn mực trên.

Ngoài ra, với loại đơn vị kiến thức này, để bài học trở nên hấp dẫn hơn
đối với học sinh, giáo viên cũng có thể còn cách lựa chọn hinh thức khai thác
gián tiếp từ các câu chuyện pháp luật. Với bản thân tôi, cách này có hiệu quả
thực tiễn và sinh động hơn so với cách khai thác trực tiếp như trình bày trên, do
các em tiếp cận các tình huống có vấn đề.
Ví dụ: khi khai thác nội dung PL về Bình đẳng giữa anh chị - em.
NDPL: “Anh, chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ
đùm obc5, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoăc5 trong điều kiện cha
mẹ không có điều kiện trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,…”

Tác giả dùng câu chuyện PL: “Còn đâu tình nghĩa anh em!” (Báo PL - 11/03/2013 )
Hai anh em Nguyễn Văn Thao và Nguyễn Văn là anh em ruột, yêu thương nhau hết
mức, Thành lập gia đình, ra riêng. Thao ơ lại phụng dưỡng cha già trên mạnh đất của cha.
Đột ngột cha mất, Thành đến đòi chia đất), người em không chịu dẫn đến xô xát, sau đó 2 anh
em lôi kéo anh em dòng họ chia thành 2 phe gây xung đột trong dong hò nhiều năm liền.
Trong một lần xung đột, Thao đã chém trúng vào vùng đầu của Thành, bị thương tật đến 70%
và mặt bị mùa loà. Vợ anh Thành- chị dâu, đã làm đơn tố cáo.
Thao bị tuyên phát 8 năm tù, và buộc bồi thường trách nhiệm dân sự, tổn thương cho
anh trai gần 70 triệu đồng. Ngày Thao bị bắt, hai đứa con của anh không nơi nương tựa,
không tiền đóng học phí nên chúng cũng nghỉ mà đi bán vé số kiếm tiền tự nuôi nhau (theo
Thiên Thanh)12 .
Hỏi: đối chiếu với nội dung bình đẳng trong hôn nhân gia đình đã đề cập trong SGK,
người Anh trong câu chuyện đã có hành vi ci phạm pháp luật nào ?
Theo em, từ câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta phải có cách ứng xử như thế nào
trong đời sống gia đình? Điều này có trái với đạo đức? bài học rút ra từ bản thân?
NDGDĐĐ tích hợp: anh em trong gia đình phải yêu thương, chăm sóc, đùm bọc
nhau…

Địa chỉ điển hình cho trường hợp khai thác trực tiếp từ đơn vị kiến thức
kiểu này , có thể kể đến Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh
vực đời sống xã hội; Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản…

11

12

Bộ GD&ĐT, SGK GDCD 12, Nxb. Giáo dục, 2008, tr 33




14
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

Trường hợp 2: Với các đơn vị kiến thức không đề cập nhiều đến lĩnh
vực có liên quan đến đạo đức vì phạm vi điều chỉnh chủ yếu trên các lĩnh
cực kinh tế, chính trị, Quốc phòng An ninh, đối ngoại…
Việc khai thác và tìm trong nội dung bài giảng các giá trị đạo đức phù hợp
với các quy định pháp luật là không rõ ràng và tương đối khó. Do vậy, biện pháp
có tính chất bắt buộc là giáo viên phải sưu tầm hoặc đưa ra một câu chuyện pháp
luật, một tình huống pháp luật, hay những thông tin pháp luật…. mà nội dung
đảm bảo có liên quan đến vấn đề pháp luật đang giảng dạy, nhưng đồng thời có
những quan hệ đạo đức được xác lập hoặc trong tình huống, câu chuyện đó phải
có các thông tin, tín hiệu vi phạm các chuẩn mực đạo đức, để học sinh tiếp cận.
Truờng hợp này, yêu cầu đối với giáo viên chính là khả năng tìm tòi, thậm
chí phải xây dựng các câu chuyện pháp luật phù hợp để đưa vào giảng dạy.
muốn làm được điều này, đòi hỏi giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn
có sự khéo léo và sáng tạo trong việc xây dựng một câu chuyện pháp luật điển
hình, trong đó có các mối quan hệ vừa làm phát sinh các tình huống pháp luật
vừa làm phát sinh các quan hệ đạo đức.
Đây là cách khai thác, tích hợp giáo dục đạo đức đối với một đơn vị kiến
thức pháp luật theo con đường gián tiếp – mà trung gian là câu chuyện hoặc tình
huống pháp luật được sưu tầm hoặc xây dựng có chủ đích của giáo viên.
Ví dụ: Bài 4: Mục 2: Bình Đẳng trong lao động.
NDPL: “Lao động nam và nữ… được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc
làm,… điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác”; “Lao động nữ được quan tâm đến
đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ trong lao động…”13.

Tác giả đưa ra câu Câu chuyện PL: Nữ công nhân có thai bị “đì”14
Công ty buộc nữ công nhân này phải ngồi yên một chỗ mấy tháng liền, mỗi lần
muốn đi vệ sinh phải đăng ký.
“Tháng 8-2002, chị Thanh vào làm việc tại Công ty TNHH Mamuchi Motor Việt Nam
(KCN Biên Hòa 2,Đồng Nai), đến tháng 3-2006 được ký hợp đồng lao động không xác định
thời hạn. Gần 11 năm nay, chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phòng linh kiện và
phòng lắp ráp.
Đầu năm 2013, chị có thai và bị ốm nghén nên phải đến bộ phận y tế của công ty để
được chăm sóc. Sau khi khỏe mạnh trở lại, tôi vẫn tiếp tục làm việc bình thường. Thế nhưng
không hiểu sao một lãnh đạo của công ty cứ buộc chị phải làm đơn thôi việc. Ông liên tục ép
nhiều lần nhưng tôi không đồng ý. Cũng từ đó, chị đã bị “đì” bằng cách không được sắp xếp
cho làm bất cứ công việc nào trong công ty mà phải ngồi yên trong phòng (có gắn camera) từ
sáng đến chiều, tới tháng vẫn nhận lương đầy đủ. Không những vậy, công ty còn cho nhiều
người giám sát và nếu muốn đi vệ sinh thì tôi phải điền thông tin vào một mẫu giấy đăng ký
có sẵn.

13

Bộ GD&ĐT, GDCD 12, tr36,37

14



15
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….


Chị Lê Thị Kim Thanh đã được công ty bố trí một công việc nhẹ nhàng. Ảnh: T.NHÂN

Do bụng bầu ngày càng lớn nên việc phải ngồi một chỗ suốt nhiều tháng tựa như cực
hình dẫn đến Chị bị căng thẳng, sức khoẻ giảm sút trầm trọng.
Hỏi: (1) Dấu hiệu vi phạm pháp luật trong cau chuyện PL trên là những dấu hiệu
nào? Thuộc quy những quy định PL nào (nội dung nào) thể hiện trong bài học?
(2) Theo em, hành vi nào trong câu chuyện trên vừa vi phạm pháp luật vừa vi đạo
đức?
(3) Hành vi này tiếp diễn thường để lại hậu quả gì? Cho biết ý nghĩa trên phương diện
đạo đức mà nội dung quyền bình đẳng trong lao động đem lại qua câu chuyện trên?
Kết quả dự kiến thu được:
+Học sinh xác định nội dung vi phạm pháp luật từ các quan hệ xã hội trogn câu
chuyện.
+Hoc sinh xac định những vi phạm đạo đức trong câu chuyện, và xem xét hệ quả đạo
đức do hành vi vi phạm pháp luật đó gây ra; nắm được các giá trị đạo đức nào đã được PL bảo
vệ (trong trường hợp này là các bài học về: sự công băng, nhân ái, phê phán sự vô lương
tâm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ).
Như vậy, với cách khai thác và tích hợp này, bài học trở nên hiệu quả hơn, sinh động
hơn. Vừa đáp ứng được yêu cầu bài giảng pháp luật, nhưng đồng thời đáp ứng được mục tiêu
giáo dục đạo đức cho học sinh.

b. Những nội dung, chuẩn mực đạo đức nào cần được chú trọng khai
thác, tích hợp trong bài giảng pháp luật môn GDCD 12
Đề khai thác và chọn những nội chung chuẩn mực đạo đức thích hợp và
tích hợp thành công nội dung giáo dục đạo đức đó trong giảng dạy pháp luật ở
bộ môn GDCD 12, theo tác giả cần chú ý những đặc điểm sau:
Một, về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và các quan hệ xã hội mà học
sinh tham gia
Sở dĩ phải chú đến đặc điểm này là vì lứa tuổi và các quan hệ sẽ xác định

học sinh – đối tượng của việc tích hợp đang thuộc phạm vi điều chỉnh nào của
pháp luật và của đạo đức, nhằm xác định các giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức
có thể xuất hiện trong các quan hệ đó, có như vậy việc tích hợp đạo đức mới có
tác dụng. Với lứa tuổi học sinh lớp 12 thì chủ yếu các em thuộc một số nhóm
quan hệ xã hội nhất định như: quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ dân
16
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

sự, …. Do đó, thường nảy sinh và bị điều chỉnh bới các chuẩn mực đạo đức phát
sinh trong các lĩnh vực vừa kể, như: tình cảm gia đình (tôn trọng, yêu thương,
đùm bọc, biết ơn, chăm soc...) , tình yêu, tình bạn (ganh ghet, đó kỵ, thù hằn, ích
kỷ, bao dung, tha thứ…), được - mất, lợi – nghĩa, thắng thua trong các quan hệ
xã hội khác.
Hai, về đặc điểm nội dung sách giáo khoa GDCD 12
Xét đến cùng, việc tích hợp, giáo dục đạo đức nhiều hay ít, quyết định
việc chọn giá trị, chuẩn mực đạo đức nào vào bài dạy pháp luật môn GDCD 12,
là tuỳ thuộc vào nội dung môn học.
Theo kết câu các bài học giáo dục pháp luật GDCD 12, có thể tạm chia ra
2 nhóm nội dung chính:
+ Nhóm các quy phạm điều chỉnh mối quan hệ cá nhân với cá nhân (gồm
các bài 4,5,6,8;
+ Nhóm quy phạm điều chỉnh các quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng xã
hội. Nhóm này có các bài: 7, 9, 10…
Với nhóm 1, do các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cá
nhân và người khác, nên việc khai thác và tích hợp nên tập trung vào các giá trị,
chuẩn mực đạo đức có tính chất làm rõ mối quan hệ tác động giữa cá nhân với

cá nhân hoặc có tác dụng khẳng định giá trị bản thân trong mối quan hệ với
mình và với người khác. Ví dụ; tự trọng, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, uy tín,
yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, biết ơn, tha thứ,…
Với nhóm 2, do các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ hình
thành trên cơ sở quan hệ cá nhân – cộng đồng, xã hội, nên việc khai thác, tích
hợp các giá trị đạo đức để giáo dục học sinh cũng hướng tới các giá trị chuẩn
mực hướng tới nâng tầm, vị trí, vai trò chân chính của cá nhân đó trước cộng
đồng, xã hội. Đồng thời là các chuẩn mực đạo đức đề cập đến trách nhiệm,
nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng, xã hội. Ví dụ; tinh thần trách nhiệm, sự
hi sinh, yêu lao động, yêu nước thương nòi, biết quý trọng mọi người, đấu tranh,
phê phán những thói hư tật xấu, …
Khái quát tổng thể chương trình, có thể tích hợp các chuẩn mực, giá trị
đạo đức vào giảng dạy pháp luật, môn GDCD 12 như sau:
Bài

Bài 2

Bài 4

Địa
chỉ
khai thác,
tích hợp
ND ĐĐ
Mục 1. b:

Nội dung GDPL

Ví dụ/ Clip/ Câu cuyện
PL minh hoạ khai thác


Các phạm trù đạo đức
có thể khai thác hoặc
tích hợp

*Không làm những điều
PL cấm
+ KD hàng giả, nhái, vệ
sinh kém

Câu chuyện “nửa tấn heo
thối vào thành phố”

*Bình đẳng giữa vợ chồng.
+Bình đẳng cha mẹ, con
cái
+Bình đẳng giữa ông bà,
cháu

Câu chuyện “Ghen vợ,
giết con của kẻ cuồng
sát”
Câu chuyên “Tan nát tình
anh em”.

+ Biết tôn trọng người
khác,
+ Lương tâm, chữ tín.
+ Lòng yêu lao động chân
chính.

+ Ích kỉ, cá nhân, vụ lợi…
+ Tôn trọng, danh dự,
nhân phẩm, sẻ chia, yêu
thương, cảm thông, giúp
đỡ.
+ Thương yêu, chăm sóc,
tôn trọng, quan tâm, yêu

17
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….
+Bình đẳng giữa anh chị
em

Bài 5

Mục 1b,2c

* Bình đẳng giữa các dân
tộc (kinh tế, văn hoá, giáo
dục, đào tạo, an sinh xã
hội……)

Câu chuyện “tình yêu và
niềm tin tôn giáo”

Mục 2 b


+ Công dân thuộc các tôn
giáo khác nhau, người có
tôn giáo hoặc không có tôn
giáo phải tôn trọng lẫn
nhau....
+ Là cơ sở của khối đại
đoàn kết dân tộc
* Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể
+ Không ai bị bắt nêu
không có quyết định của
toà án hoặc phê chuẩn của
VKS trừ trường hợp phạm
tội quả tang
* Quyền bảo hộ tính
mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự

thư gửi Đại hội các
dân tộc thiểu số miền
Nam tại Plây Cu
tháng 4 năm 1946

Mục 4

*Quyền được đảm bảo
an toàn thư tín, điện
tín…


Câu chuyện: “con hờn
giỗi đòi tự tử vì me đọc
nhật kí và cấm đoán con
gái không được yêu”

Mục 5

*Trách nhiệm công dân

Mục 1

*Quyên học tập
*Mọi công dân đều có
quyền học tập
+ Được đối xử bình đẳng
về cơ hội học tập
* Quyền sáng tạo:
Nhà nước bảo hộ và bảo
vệ quyền sáng tạo của
công dân

Câu chuyện “cậu bé
khuyết tật và con đường
đến lớp”
Chuyện kiện vì quyền tác
giả của NS Trần Tiến

+ Bảo vệ lợi ích của
người lao động chân
chính => thái độ lao động.


*Quyền phát triển của
công dân

Câu chuyện “con tự tử vì
bố mẹ bắt học quá sức”

+ Phê phán các hành vi
trái đạo đức như ngược
đãi, kì thị, tư lợi đi ngược
lại với các quyền được
tồn tại, phát triển của con
người
Ví dụ: đánh đập con cái,
bắt con cái lao động khi

2c. ý nghĩa
Bài 6

Mục 1:

Mục 2.

Bài 8

thương con cái, không
phân biệt đối xử, không
vụ lợi…
+ Yêu thương, quý trọng
người lớn tuổi….

+ Tương thân, tương ái;
giúp đỡ lẫn nhau khi khó
khăn.

Mục 2

Mục 3

+ Sự tôn trọng
+ Tương thân tương ái,
nhân văn
+ Tình đoàn kết, không kì
thị phân biệt đối xử…
+ Sự tôn trọng (trong tình
yêu, hôn nhân, đời sống
xã hội).

ý nghĩa từ “Đồng Bào”
và tình anh em một nhà.
Câu chuyện “Bỗng dưng
bị bắt”

+ Tình đoàn kết và ý
nghĩa của sự đoàn kết
+ Tôn trong sự tự do của
người khác.

Câu chuyện “chồng nhờ
bạn hãm hiếp vợ, thủ
đạon hèn hạ”


+ Nhân phẩm, danh dự là
gi?
+ Thương người như
thương thần.
+ Tôn trọng phẩm giá của
người khác, không nói
xấu, đặt điều…
+ Tôn trọng đời sống
riêng tư cá nhân người
khác.
+ Lòng tự trọng
+ Sự quan tâm, chia sẻ…
+ Tự liên hệ bản thân môt
số yêu cầu về mặt PL và
đạo đức
+ Thái độ tôn trọng người
khác trong việc học
+ Nhân văn

Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai

18


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

Mục 1


Bài 9

Mục 2.e

* Vai trò của PL trong
XD văn hoá (PL góp phần
xây dựng đạo đức, lối sống
tốt đẹp của con người VN)
*Trong lĩnh vực xã hội
+ Đảm bảo tiến bộ, công
bằng xh
+Giải quyêt các vấn đề dân
số, việc làm, chênh lệch
giàu nghèo, tệ nạn xã hội
*Trong lĩnh vực bào vệ
môi trường
+ PL giáo dục CD xử sự
đúng PL về BVMT; xử lý
nghiêm các hành vi vi
phạm PL về BVMT
+ PL khuyên khích người
dân tham gia BVMT
*Trong lĩnh vực QPAN
+PL quy định củng cố QP,
AN quốc gia là nhiệm vụ
của toàn dân……. Tổ chức
cá nhân có trách nhiệm và
nghĩa vụ tham gia củng cố
QP-AN…
+ Bảo vệ tổ quốc là nghĩa

vụ thiêng liêng cao quý
của công dân…Nhà nước
ban hành luật NVQS, thực
hiện GDQP, tuyên truyền,
giáo dục bảo vệ AN quốc
gia

Câu chuyện “Nguyễn thị
Loan với kiểu chụp hình
tốc váy lên LS”

chưa đủ tuổi, xúi giục con
cái làm điều trái với
lương tâm đạo đức con
người.
+ Biết quý trọng giữ gìn
thuần phong mỹ tục.
+ Văn minh, lịch sự, tiến
bộ…
+ Tiến bộ, công bằng, văn
minh, lịch sự;
+ Nhân ái, nhân văn và
trách nhiệm

Video clip ve cảnh lột da
lây lông thú; Ô nhiễm
nguồn nước và những
bênh tật phát sinh ở VN

+ Giáo dục tình yêu thiên

nhiên, quý trọng sức
khoẻ, cuộc sống của mình
và công đồng, xã hội.
+ Giáo dục tinh thần trách
nhiệm cá nhân với cộng
đồng, xã hội

Câu chuyện về “cô gái
ngồi trên mộ liệt sĩ và
những kiều chụp hình
“cợt nhả cũa những
người nổi tiếng – những
lời bình

+ Tích hợp giáo dục lòng
yêu nước qua các hoạt
động tham gia nghĩa vụ
quân sự; Tham gia phê
phán các hành động
chống phá, xuyên tạc PL
nhà nước, đường lối chính
sách của Đảng.

C/ Một số nguyên tắc khi khai thác và tích hợp giáo dục đạo đức
trong giảng dạy pháp luật môn GDCD 12 hiệu quả
+ Trước tiên phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình khai thác và tích hợp,
trong đó, tuần tự phải làm theo các bước: (1) xác định trọng tâm bài giảng, đơn
vị kiến thức trước khi chọn nội dung tích hợp; (2) xây dựng hoặc sưu tầm câu
chuyện PL phục vụ đơn vị kiến thức cần khai thác, tích hợp; (3) xây dựng hệ
thống câu hỏi khoa học, trong đó phải đảm bảo lượng câu hỏi thuần tuý khai

thác các nội dung pháp luật đang được triển khai; tiếp đến mới bắt đầu dùng câu
hỏi khai thác và tích hợp giáo dục đạo đức dưới dạng liên hệ.
+ Không nên tập trung khai thác, tích hợp giáo dục đạo đức cho toàn bài,
vì như thế dễ gây loãng, nhiễu nội dung bài dạy pháp luật.
+ Việc khai thác hoặc tích hợp giảng dạy đạo đức chỉ nên tiến hành với
những phần học thiết thực với đời sống tư tưởng đạo đức mà học sinh đang cần
được củng cố, đang quan tâm và thường gặp phải trong đời sống xung quanh. Ví
dụ các phạm trù: nhân phẩm, danh dự, tự trọng, yêu thương,tình yêu, tình bạn,
đoàn kết, giúp đỡ, tình nguyện, chăm chỉ, lười biếng, vệ sinh,sống hoài bão….
+ Khi khai thác hoặc tích hợp giáo dục đạo đức, vấn đề quan trọng là dẫn
đắt câu chuyện pháp luật, quy định pháp luật đó có liên quan đến những nội
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai

19


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

dung giáo dục đạo đức nào, do đó vai trò xây dựng câu hỏi gợi ý để khai thác
hoăc tích hợp là vô cùng quan trọng. Không xây dựng được câu hỏi không khai
thác được nội dung đạo đức.
+ Thực tiễn đã chỉ ra rằng, giáo dục đạo đức không thể thay thế giáo dục
pháp luật, cũng như giáo dục pháp luật không thể thay thế giáo dục đạo đức, vì
mỗi loại hình giáo dục có mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp riêng.
Bên cạnh đó tùy từng lứa tuổi, lớp dạy mà chúng ta có những nội dung giáo dục
đạo đức từ những bài học pháp luật phù hợp để mỗi loại hình phát huy được vai
trò của mình trong việc giáo dục nhân cách của con người hoc sinh15.
III/ KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
Trong phạm vi áp dụng ở hai lớp 12a1 và 12a2, chúng tôi nhận thấy có

các kết quả ban đầu như sau.
Về kết quả định lượng
+ Đa số các em có hứng thu hơn trong học tập GDCD. Ngoài việc nhận
biết hành vi vi phạm pháp luật, các em cũng tiếp cận được nhiều hơn các bài học
đạo đức bên cạnh kiến thức pháp luật (92,15% so với 74%).
+ Bài học được mềm hoá,có chiều sâu và sinh động nhờ liên hệ thực tiễn
nhờ các tìh huống pháp luật (86% so với 77%).
Về kết quả định tính
+ Sáng kiến trên đẽ góp phần cân bằng trang thái học và ý nghĩa bài học
GDCD 12 , thay vì phiến diện chỉ tiếp nhận thuần tuý nội dung pháp luật như
cách dạy và học trước kia.
+ Sáng kiến góp phần khoả lấp khoảng trống và đứt đoạn về giáo dục đạo
đức đối, lối sống đối với HS ở lớp 12 tron bộ môn GDCD.
+ Song song với hành thành hành vi ứng xử phù hợp, sáng kiến cũng gợi
mở và địh hướng việc hình thành nhân cách cho học sinh qua bài học. do đó, về
ý nghĩa bài giảng pháp luật không chỉ cho ta kết quả là tạo ra một “công dân
sống theo hiến pháp và PL” mà còn tạo ra “một công dân có nhân cách”.
IV/ ĐỀ XUẤT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
Vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ
quan trọng. Việc tìm ra các hướng tiếp cận có tác dụng gợi mở nhiều giải pháp
thực hiện có tính chất khả thi không chỉ chi tác giả mà còn là chủ đề cho các
đồng nghiệp tham khảo, nghiên cứu và có thể áp dụng cho các lớp khối 12 còn
lại.
Tuy nhiên, để đồng nghiệp có thể tham khảo và ứng dụng giảng dạy tích
hợp đến các lớp khối 12 còn lại, việc đầu tiên là cần phải có chủ trương của các
cấp lãnh đạo đầu ngành, nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho đề tài được triển khai rộng
rãi.
Ngoài ra, để đề tài tiếp tục hoàn thiện, bản thân tôi thấy cần phải tiếp tục
hoàn thiện hệ thống các điển hình mẫu (gồm câu chuện pháp luật, video clip,


15

Ngày 21/01/2013 (Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ).

Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai

20


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

phong sự,…) để minh hoạ, dẫn chứng…nhằm phục vụ tốt hơn cho việc khai
thác, tích hợp.
Thêm vào đó, là cần phải trao đổi với đồng nghiệp để dần đi đến thống
nhất cuối cùng các nội dung tích hợp cơ bản cho từng bài, từng tiết trước khi
triển khai rộng rãi.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm trogn quá trình giảng dạy bô
môn GDCD 12 của tác giả. Chắc chắn trong quá trình thực hiện không thể
không mắc phải những hạn chế về nhận thực và thực tiễn, rất mong được quý
đồng nghiệp đóng góp ý kiến. Chân thành cám ơn.
NGƯỜI THỰC HIỆN

MAI HỮU THÀNH

21
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai


Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD

12….

V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đừng xem GDCD là môn phụ, Bùi Minh Tuấn, ,
2013.
2. Tăng cương giáo dục PL và đạo đức trong các nhà trường, Phạm Hồng
Dương, www.bentre.edu, 2010.
3. Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Alfffred North
Whitehead, Nxb. Đại học Hoa sen, 2010.
4. Giáo dục đạo đức cho tuồi trẻ ngày nay, Nguyễn Thị Oanh,
, 2013.
5. Tiếp tục giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên hiện nay, Đinh
Công Hưng, (), 2011.
6. Những yếu tố cơ bản của nghề dạy học, James M. Banner, Jr & Harold
C.Cannon, Nxb. Đại học Hoa sen, 2009
7. Báo An ninh Thủ đô
8. Báo Công an Nhân dân
9. Bộ GD&ĐT , GDCD 12, Nxb. Giáo dục, 2008.
10.
11.
12.t
13.http:/www.tuoitreonline.org.vn
14.
15.
16.

22
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai



Khai thác và tích hợp các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các bài giảng pháp luật môn GDCD
12….

SỞ GD& ĐT DỒNG NAI
Đơn vị: THPT Đoàn Kết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA V ỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Tân Phú ngày … tháng …..năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2012-2013

Tên sáng kiến kinh nghiệm:

KHAI THÁC VÀ TÍCH HỢP
CÁC GIÁ TRỊ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
VÀO CÁC BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT MÔN GDCD 12
Họ và tên tác giả: Mai Hữu Thành
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị (Tổ): Sử- Công dân; Trường THPT Đoàn Kết
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn: GDCD
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác:
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mớ
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giả
2. Hiệu quả

- Hoàn toàn mới và đã triền khai trong toàn ngành đạt hiệu quả
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu
quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách:
Tố
Đạ
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống:
Tố
Đạ
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng:
Tố
Đạ

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TR ỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

23
Mai Hữu Thành, THPT Đoàn Kết, Tân phú, Đồng Nai




×