Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Đề cương ôn tập LSVN cổ trung Đại 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.63 KB, 51 trang )

Trần Thị Nhung Sử k37 ..Nana
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ - TRUNG ĐẠI I

1. Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của thời kì nguyên thủy trên đất
Việt Nam?
a. Thời đại Đá cũ dấu vết Người Vượn ở Việt Nam và sự xuất hiện
người tinh khôn
Trong thời Đã cũ (cách đây 20 – 30 vạn năm) đã có những dấu vết người
vượn trên đất Việt Nam, đang trong quá trình chuyển biến từ vượn người thành
người, những dấu vết đó là:
Răng người vượn:
+Phát hiện ở 2 hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Bình Gia, Lạng Sơn): có
đặc điểm răng người ít hơn răng vượn, niên đại cách ngày nay 25 – 30 vạn năm.
+Ở hang Thẩm Ồm (N.An) và hang Hùm cách ngày nay 6–12,5 vạn, có đặc
điểm răng người ngang ngửa và nhiều hơn răng vượn.
Công cụ đá của người vượn: ở Núi Đọ, núi Quan Yên (T.Hóa), Xuân Lộc
(Đ.Nai), Lộc Ninh (Bình Phước)… Đó là hàng vạn mảnh tước, hạch đá, những
cơng cụ cắt, chặt,…thơ sơ.
Đặc biệt xuất hiện văn hóa Sơn Vi vào hậu kì đá cũ mà chủ nhân của nó
đã cư trú trên một địa bàn rộng lớn từ Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, qua vùng đồi của
các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ ở miền Bắc, tới vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Trị ở miền Trung và vào tận Lâm Đồng ở miền Nam; có niên đại cách ngày
nay khoảng từ trên 20.000 năm đến 11.000 năm. Văn hóa Sơn Vi là văn hóa đầu


tiên của nước ta. Hai di chỉ nổi bật nhất là hang Ơng Quyền (H.Bình) và Con
Moong (T.Hóa).
Như vậy, Việt Nam cũng là một cái nơi của lồi người. Và đến cuối thời
đại Đá cũ thì người Khơn ngoan đã xuất hiện.
b. Thời đại Đá mới
Từ khoảng 1 vạn năm cách ngày nay, cư dân nguyên thủy bắt đầu tiến vào


thời đại văn hóa đá mới ở những địa vực khác nhau.
Văn hóa H.Bình: Khảo cổ học đã phát hiện được dấu tích của văn hóa Hịa
Bình ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, T.Hóa, Ninh Bình, N.An,
Q.Bình, Q.Trị, và cả một số nơi ở ĐNÁ. Trong số 119 di tích thuộc văn hóa
H.Bình ở VN, phần lớn di tích thuộc 2 tỉnh H.Bình và T.Hóa. Cư dân văn hóa
H.Bình là chủ nhân của nền văn hóa sơ kì thời đại đá mới, sống chủ yếu trong hang
động và thức ăn ưa thích nhất là ốc núi, ốc suối.
Văn hóa H.Bình có một số đặc trưng sau:
+Họ đã biết dùng lửa, như thế con người đã tiến bộ, đây là một cách mạng
lớn.
+Họ cũng đã biết kĩ thuật ghè đẽo một mặt, làm cho công cụ sắc bén hơn.
+Biết đến kinh tế sản xuất: nông nghiệp sơ khai đã nảy sinh trong lịng
văn hóa H.Bình; biết thuần dưỡng, trồng các rau củ, quả, nuôi một số loại vật nuôi
và đặc biệt là họ đã biết trồng lúa.
+Họ cịn biết chơn người chết ở nơi cư trú: đây là tín ngưỡng thờ cúng, đã có
những ý niệm sơ khai về người chết, có tình cảm với người chết.
+Vật tổ của con người đã xuất hiện:
Biết dùng màu sắc, họ dùng màu sắc để đánh dấu.


Biết dùng đồ trang sức, biết làm đẹp.
Biết vẽ, ghi lại kí ức để lại người đời sau, trên hang động văn hóa
H.Bình có những hình vẽ.

Văn hóa Bắc Sơn:
Các bộ lạc chủ nhân văn hóa H.Bình trong q trình tiến hóa đã tạo nên văn
hóa Bắc Sơn khi họ chiếm lĩnh vùng núi đá vôi vùng đông bắc nước ta. Cho đến
nay, người ta đã phát hiện được 43 địa điểm văn hóa Bắc Sơn.
Văn hóa B.Sơn có những điểm tương tự văn hóa H.Bình nhưng có 2 điểm
mới tiến bộ vượt bậc.

Điểm tương đồng rõ nhất ở 2 nền văn hóa H.Bình và B.Sơn là cư trú trong
các hang động đá vôi, lấy đá cuội ở sông suối để chế tác cơng cụ và phương thức
kiếm sống
Cịn 2 điểm mới tiến bộ vượt bậc hơn. Bước tiến thứ nhất là người B.Sơn đã
biết đến kĩ thuật mài đá, xuất hiện bàn mài, kĩ thuật mài ra đời. Bước tiến thứ hai là
đã biết chế tạo đồ gốm (đồ đất nung), đồ gốm phần lớn là đồ đựng và đồ đun nấu
có đáy trịn miệng loe, gốm cịn thơ, độ nung chưa cao và chưa đều. Đây được xem
là phát minh đầu tiên của loài người.
Về đời sống tinh thần, họ đã biết chế tạo đồ trang sức phong phú với nhiều
loại hình hơn như phiến đá có lỗ đeo, các chuỗi hạt bằng đất nung ở giữa có xun
lỗ… Thổ hồng được mài để bơi lên cơng cụ, lên người, vẽ lên mặt, vừa biểu hiện
tính thẩm mỹ vừa là một biểu hiện của phong tục hóa trang của người nguyên thủy.
Cấu trúc xã hội của người B.Sơn vẫn là công xã thị tộc mẫu hệ.


Các văn hóa vùng biển tiêu biểu như văn hóa Quỳnh Văn (N.An), cách
ngày nay 6.000 – 5.000 năm, phân bố ở vùng ven biển N.An, H.Tĩnh; văn hóa Đa
Bút (T.Hóa), nổi bật có di tích Cồn Cổ Ngựa và Trung Sơn; di chỉ Bàu Dũ
(Q.Ngãi).
Các di tích văn hóa thuộc hậu kì đá mới phân bố rất rộng trên hầu khắp mọi
miền đất nước: văn hóa Hà Giang, văn hóa Mai Pha, văn hóa Cái Bèo, văn hóa Hạ
Long, văn hóa Bàu Tró, di chỉ Cầu Sắt, văn hóa Biển Hồ.
Vào cuối thời đại đá mới, trên khắp đất nước ta đã tụ cư nhiều nhóm bộ lạc
có kĩ thuật làm đá, làm gốm đạt trình độ khá cao và đã biết đến nghề dệt vải. Từ
đây, nông nghiệp trồng lúa đã chiếm vị trí quan trọng nhất, săn bắn và hái lượm bị
đẩy xuống hàng dưới. Đây là sự thay đổi có tính cách mạng và có ý nghĩa lớn lao,
bởi lẽ quá trình này đi liền với sự nơng nghiệp hóa đời sống cư dân các bộ lạc, là
sự bùng nổ dân số và sự đẩy mạnh các hiện tượng trao đổi sơ khai, biểu hiện rõ
ràng của một cuộc “cách mạng đá mới”.
c. Sơ kì thời đại đồ đồng

Cư dân cuối thời đại đá mới trên khắp đất nước ta, trong khi đưa kĩ thuật chế
tác đá phát triển đến đỉnh cao, đã tìm được một loại vật liệu mới là đồng. Đồ đồng
xuất hiện đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong
nhiều lĩnh vực của xã hội nguyên thủy.
Văn hóa Phùng Nguyên: 1 trong các bộ lạc có hoạt động chế tác kim loại
đồng đầu tiên là chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên, phân bố trong lưu vực sông
Hồng, tồn tại trong nữa đầu thiên niên kỉ 2 TCN.
Ở lưu vực sông Mã: các bộ lạc của văn hóa Hoa Lộc khơng chỉ biết đánh cá,
săn bắn mà cịn có nền nơng nghiệp dùng cuốc phát triển


Ở lưu vực sông Lam: đã phát hiện được một số di tích thuộc sơ kì thời đại
đồng thau như nhóm di tích Đền Đồi.
Văn hóa Tiền Sa Huỳnh – Sa Huỳnh: ở vùng Nam Trung Bộ cách ngày
nay khoảng 4.000 – 3.000 năm, chủ nhân của văn hóa Tiền Sa Huỳnh đã tiến đến
thời đại sơ kì kim khí, biết đến kĩ thuật luyện kim. Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại khá
phổ biến trong thiên niên kỉ I TCN ở ven biển miền Trung. Có các đặc trưng sau:
hỏa tán người chết, biết làm những hạt trang sức rất đẹp (mã não), có khuyên tai
hai đầu thú.
Văn hóa Đồng Nai: phát hiện nhiều di tích trên vùng đất đỏ bazan sông Bé,
vùng hạ lưu sông Đồng Nai, vùng đất ven sơng Vàm Cỏ Đơng và cả vùng ngập
nước, sình lầy ven biển, có niên đại 5.000 – 4.000 năm. Bên cạnh công cụ bằng đá
đã xuất hiện công cụ bằng đồng và bằng sắt.
Tóm lại, trong suốt thời gian lịch sử lâu dài cách ngày nay từ 25 vạn đến
trên 30 vạn năm, cư dân nguyên thủy quần tụ trên đất VN đã trải qua một cuộc đấu
tranh gian khổ để tồn tại và phát triển cuộc sống, đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng và có cả những kì tích. Đó là cơ sở cho sự hình thành nhà nước đầu tiên
trong lịch sử nước ta.
Câu 2. Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc và so sánh nó với nhà nước Văn
Lang?

a. Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc:
Vào khoảng gần cuối thời Hùng Vương, xuất hiện một liên minh bộ lạc đó là
Tây Âu hay còn gọi là Âu Việt mà thủ lĩnh tối cao đó chính là Thục Phán, nằm ở
phía bắc nước Văn Lang.


Giữa Âu Việt và Lạc Việt có quan hệ giao lưu mật thiết với nhau về kinh tế văn hóa do có mối quan hệ tương đồng về nhân chủng và văn hóa (đều thuộc Bách
Việt) nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ mâu thuẫn xung đột lâu dài.
Trong bối cảnh ấy, tình hình chính trị Trung Quốc đã có những tác động to
lớn và trực tiếp, đó là sự ra đời của một nhà nước vững mạnh hơn, bao gồm Âu
Việt và Lạc Việt, đó là Âu Lạc. Có thể nói, sự ra đời của nhà nước Âu Lạc gắn liền
với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
Cuối thời các vua Hùng, nhân dân ta phải thường xuyên đối đầu với các thế
lực xâm lược từ bên ngoài. Đặc biệt, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung
Quốc, lập nên đế chế Tần hùng mạnh. Nhà Tần mở rộng chiến tranh xâm lược ra 2
phía bắc nam. Tần Thủy Hồng cho 30 vạn qn đánh lên phía bắc, 50 vạn do
tướng Uý Đồ Thư chỉ huy chia làm 5 đạo vượt Trường Giang tiến đánh Bách Việt.
Từ đây quân Tần tràn vào nước ta.
Lúc này 2 liên minh bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt vốn gần gũi nhau về dòng
máu, về địa vực cư trú, về kinh tế và văn hóa lại có điều kiện liên kết với nhau
trong cuộc chiến chống kẻ thù chung. Nhân dân ban ngày thì trốn trong rừng, ban
đêm mới ra đánh phá quân Tần và giết được tướng Đồ Thư. Đó là hình thức phơi
thai của lối đánh du kích, làm cho quân Tần dần yếu đi và lực lượng kháng chiến
của ta thêm mạnh. Sau khi chủ tướng bị giết, Tần Thủy Hoàng đã phải ra lệnh bãi
binh ở đất Việt năm 208 TCN.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần kéo dài 6 năm này, vai trò và uy tín
của Thục Phán ngày càng nâng cao, khơng chỉ trong liên minh bộ lạc Tây Âu mà
cả trong liên minh bộ lạc Lạc Việt. Trong bối cảnh đó, Thục Phán được suy tôn lên
làm vua thay Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương, lập nên nhà nước Âu
Lạc. Như vậy, nước Âu Lạc đã ra đời, và nó tồn tại trong khoảng 30 năm (208 –

179 TCN).


b. So sánh nhà nước Âu Lạc và Văn Lang:
Nói chung, về bản chất, hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc đều là những nhà
nước cổ đại trong thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta,
nhưng có thể nói nước Âu Lạc là sự kế thừa và phát triển nước Văn Lang lên một
trình độ cao hơn.
Về lãnh thổ: Âu Lạc rộng hơn, gồm cả địa bàn Văn Lang và thêm phần đất
phía Bắc kéo dài sang tận một phần Q.Đơng, Q.Tây.
Về quốc hiệu: Quốc hiệu Âu Lạc gồm 2 thành tố Âu Việt và Lạc Việt phản
ánh sự liên kết và hợp nhất giữa hai nhóm cư dân và đất đai.
Về kinh đơ: An Dương Vương đóng đơ ở Cổ Loa, một vùng trung tâm của
đất nước, nằm giữa đồng bằng trù phú, thuận tiện về giao thương với mọi miền.
Kinh đô thể hiện vị thế của một quốc gia, ta đóng đơ ở đồng bằng chứng tỏ rằng ta
đã lớn mạnh, khơng giống như thời Văn Lang đóng đơ ở Phong Châu (Phú Thọ),
dựa vào núi, cố thủ. Nó cũng nói lên rằng An Dương Vương đã tỏ rõ niềm tự tin
mãnh liệt, thể hiện một yêu cầu phát triển mới của đất nước.
Về thời gian tồn tại thì nước Âu Lạc tồn tại trong một khoảng thời gian
ngắn, trong khoảng 30 năm (208 – 179 TCN). Mặc dù vậy, nước Âu Lạc đã có
những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Kinh tế, chính trị, văn hóa Âu Lạc khá phát triển trên cơ sở những thành tựu
của nước Văn Lang trước đó. Nền chính trị Âu Lạc vững vàng hơn thời trước.
Quyền lực của nhà vua tập trung hơn, hệ thống quan lại rõ ràng hơn, đặc biệt sử
còn ghi lại những viên tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán… Văn hóa
Đơng Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và Âu Lạc.
Về quân sự có những bước tiến quan trọng: quân đội lúc này khá đơng, có tổ
chức và kỉ luật khá chặt chẽ, đồng thời do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống



ngoại xâm, kĩ thuật quân sự có sự tiến bộ vượt bậc; tiêu biểu là nỏ Liên Châu, bắn
một lần được nhiều mũi tên, một loại vũ khí lợi hại nhất lúc bấy giờ.
Đặc biệt, có kinh thành Cổ Loa, là cơng trình kết tinh cơng sức và tài năng
đa dạng nhất của người Âu Lạc.
Câu 3. Các chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Âu
Lạc và những hậu quả của nó?
a. Các chính sách đô hộ
 Các triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược và đô hộ nước ta:
Từ sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Nam
Việt, nước ta liên tục bị thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ trong suốt 1117
năm. Những triều đại đã từng đô hộ nước ta, lần lượt là:
Nam Việt: xâm lược và đô hộ nước ta 68 năm (179 – 111 TCN), trãi qua 5
đời.
Tiền Hán: đô hộ nước ta 119 năm (111 TCN – 08).
Nhà Tân (08 - 25), do loạn Vương Mãng lập nên làm gián đoạn nhà Hán,
thay thế nhà Tiền Hán cai trị nước ta.
Hậu Hán: đô hộ nước ta trong 195 năm (25 - 220).
Đông Ngô: tồn tại trong 60 năm và đã liên tục cai trị nước ta.
Nhà Tấn: đô hộ nước ta kéo dài 140 năm (280 - 420)
Nam Triều: thay thế nhà Tấn đô hộ nước ta trong 122 năm (420 – 542)
Nhà Tùy: tồn tại trong 37 năm và đô hộ nước ta trong 16 năm (602 - 618)
Nhà Đường: đô hộ nước ta 287 năm (618 - 905)


Trong hơn một ngàn năm đô hộ, không phải lúc nào phong kiến phương Bắc
cũng có thể quản lý được nước ta một cách chặt chẽ; nhưng rõ ràng, nước ta bị mất
độc lập tự chủ hoàn toàn. Và xét ở góc độ này, có thể nói thời này là thời kì Bắc
thuộc.

 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

Không một thế lực phong kiến Trung Quốc nào lại khơng tìm đủ mọi cách
để thủ tiêu nền độc lập tự chủ của nước ta, đồng hóa nhân dân ta.
 Trước hết, đó là xóa bỏ hẳn nước Âu Lạc, mưu toan biến nước ta vĩnh
viễn trở thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc: các thế lực phong kiến Trung
Quốc chia nước ta thành các quận và sát nhập vào Trung Quốc, đồng thời đặt bộ
máy cai trị lên đất nước ta.
Nam Việt chia nước ta thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Nhà Hán
chia Nam Việt làm 9 quận.
Đến thời Nam Triều chuyển sang dùng châu, đổi các quận thành châu và đặt
các châu mới. Sang nhà Tùy, bỏ đơn vị hành chính cấp châu, lập lại cấp quận, gồm
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Nhà Đường lại bãi bỏ các quận, khôi phục các châu như thời Nam Triều, và
dưới châu là cấp huyện, đến hương, xã.
Bằng các thủ đoạn thâm độc về cơ bản nước ta đã bị chia thành các quận,
châu, huyện, biến thành một bộ phận lãnh thổ của T.Quốc, song các làng xã người
Việt thì phương Bắc khơng tài nào thiết lập được nề đơ hộ.
 Chính sách vơ vét, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc


Dựa vào chính quyền đơ hộ, các thế lực phong kiến T.Q đã thực hiện nhiều
chính sách bóc lột khai thác khác nhau. Trong đó có những chính sách xun suốt
thời gian dài. Sau đây là một số chính sách nổi bật.
Trước hết, là chính sách tước đoạt ruộng đất của nhân dân ta lập nên các đồn
điền trại ấp.
Thứ hai là chính sách thu cống phẩm. Đây là nguồn thu chính của bọn đơ hộ,
càng về sau càng đa dạng hơn.
Ba là chính sách tơ thuế nặng nề
Bốn là chính sách lao dịch cưỡng bức
Năm là chính quyền đơ hộ còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán hai mặt
hàng quan trọng là muối và sắt.

 Chính sách đồng hóa, đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Quyết tâm của phong kiến phương Bắc là sau khi thủ tiêu nền độc lập, phải
thủ tiêu bằng được ý thức về cội nguồn dân tộc và bản sắc văn hóa riêng biệt của
nhân dân ta, nghĩa là Hán hóa tồn bộ xã hội Âu Lạc. Đây là chính sách vơ cùng
thâm hiểm và được thực hiện bằng nhiều mánh khóe, lúc thơ bạo, trắng trợn, lúc
khơn khéo đến tinh vi. Có thể thấy một số chính sách đồng hóa của mọi triều đại
phong kiến phương Bắc như sau:
Trước hết là ráo riết đẩy mạnh việc di dân Trung Quốc sang ở lẫn với người
Việt, nhằm hợp huyết, tiêu diệt nòi giống dân tộc ta, biến dân ta thành dân T.Quốc.
Tìm mọi cách xóa bỏ những phong tục, tập quán của người Âu Lạc. Từng
bước truyền bá phong tục, tập quán và những quy phạm về đạo đức phong kiến
T.Quốc vào nước ta.
Tìm cách truyền bá Nho, Phật, Đạo vào nước ta.


Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đơ hộ phổ biến ở Giao Châu
nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt thành người Hán.
Trong suốt thời gian đơ hộ nước ta, để duy trì chính sách bóc lột, phong kiến
phương Bắc đã áp dụng pháp luật hà khắc tàn bạo với người Việt. Chính quyền đô
hộ từ nhà Hán về sau thẳng tay đàn áp nhân dân ta.
b. Hậu quả
Chính sách đơ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hơn một
nghìn năm đơ hộ đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước
và dân tộc ta.
Nhân dân ta phải sống một cuộc sống đói khổ, cơ cực, sống trong cảnh nô lệ,
đầy đau thương và tủi nhục; chịu nhiều chính sách đơ hộ tàn bạo.
Nước ta rơi vào thời kì đen tối, đầy đau thương và uất hận trong lịch sử dân
tộc.
Tài nguyên nước ta bị vơ vét; một số phong tục, tập quán của T.Quốc đã
xâm nhập vào nước ta, như các nghi lễ tập tục T.Quốc bắt đầu xuất hiện.

Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với phong kiến phương Bắc ngày một gay gắt,
làm bùng phát các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong suốt hơn một nghìn năm
chìm trong cảnh nơ lệ. Với chính sách đàn áp tàn bạo, các cuộc khởi nghĩa của ta
lần lượt chìm trong bể máu, hàng trăm vạn dân ta bị giết. Mặc dù vậy, nó là cơ sở
để sau này ta giành thắng lợi trong cuộc kinh dinh của họ Khúc và đặc biệt là cuộc
kháng chiến chống quân Nam Hán với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng
dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền.
Câu 4. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa nước ta trong thời Bắc
thuộc. Nguyên nhân của những chuyển biến đó?


a. Nguyên nhân
Về nguyên nhân của sự biến đổi, có hai ngun nhân, đó là:
Thứ nhất, do chính sách đơ hộ của phong kiến phương Bắc. Chúng ta không
thể phủ nhận những tác động nhất định của các chính sách thống trị đơ hộ về mọi
mặt của chính quyền đơ hộ.
Thứ hai, với nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp và khép kín cao độ
của nền kinh tế nước ta thời Bắc thuộc thì sự tự thân của nền kinh tế nước ta mới là
nguyên nhân cơ bản của mọi sự biến đổi.
b. Những chuyển biến
 Về kinh tế
-Nơng nghiệp: có sự chuyển biến khá rõ rệt
Cơng cụ bằng sắt khá phổ biến, kĩ thuật dùng trâu bò làm sức kéo cũng ngày
càng phổ biến, tạo điều kiện để mở rộng diện tích canh tác và làm thủy lợi. Các
biện pháp kĩ thuật thâm canh tăng vụ, bón phân được áp dụng.
Ngồi trồng lúa ra, dân ta còn trồng nhiều loại hoa màu, rau củ. Nghề làm
vườn cũng khá phổ biến. Nghề chăn ni có chuồng trại ni trâu, bị, gà, vịt,
ngựa…
-Thủ cơng nghiệp:
Kĩ thuật luyện và đúc đồng mai một dần, thay vào đó nghề rèn sắt ngày càng

phát triển. Nghề gốm cũng có sự phát triển, có thêm một số kĩ thuật của T.Quốc.
Nghề dệt đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kĩ thuật nhuộm màu khá cao. Việc
khai thác vàng bạc, châu báu,… được đẩy mạnh; đồ trang sức được gia công tinh
tế.


Nhân dân ta cũng tiếp thu một số kĩ thuật mới từ bên ngoài làm nảy sinh một
số nghề mới như làm giấy, làm thủy tinh. Các nghề thủ công khác như mộc, sơn,
the, nấu rượu,… cũng khá phát triển trong nhân dân.
Nghề mộc, đóng thuyền, xây dựng đền đài, lăng mộ cũng khá phát triển.
-Thương nghiệp: buôn bán trong và ngồi nước có bước phát triển mới
Để dể bề cai quản, vận chuyển cống phẩm, thuế má, phong kiến phương Bắc
đã xay dựng và tu bổ một số đường, tạo điều kiện để thơng thương.
Hàng hóa bán ra là hương liệu, lâm sản quý, vải, gấm,… Hàng nhập chủ yếu
là hàng xa xỉ, sắt. Gắn liền với nó là sự du nhập của tiền tệ T.Quốc, nhưng hình
thức bn bán chủ yếu vẫn là hàng đổi hàng. Chợ búa đã bắt đầu xuất hiện.
Như vậy, kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng đi lên mặc dù nằm ngồi
mong muốn của chính quyền đơ hộ.
 Chuyển biến về xã hội: xã hội ta ngày càng biến đổi
Nhân dân ta từ địa vị làm chủ đất nước trở thành kẻ nô lệ cho ngoại bang,
phải nộp tô thuế, cống phẩm, đi lao dịch cho chính quyền đơ hộ. Bấy giờ, mâu
thuẫn dân tộc giữa toàn thể nhân dân ta với các thế lực ngoại bang là mâu thuẫn
bao trùm nhất, chi phối mọi sự biến đổi trong xã hội.
Về mặt thiết chế xã hội, cơ cấu bộ lạc không còn, những mối quan hệ xã hội
mới ra đời và phát triển, cơ cấu xóm làng được bảo tồn và củng cố.
Sự di dân từ phương Bắc vào đất nước ta ngày càng nhiều do đi theo cùng
với bộ máy quan lại cai trị và do tình hình chính trị bất ổn ở phương Bắc.
Biểu hiện rõ nhất của sự biến đổi là sự phân hóa, tạo ra nhiều tầng lớp xã hội
mới.
Tầng lớp dân tự do trong các công xã bị thu hẹp đáng kể.



Ngoài ra, trong xã hội ta xuất hiện một số tầng lớp mới: địa chủ, quan lại,
binh lính và trí thức.
 Về văn hóa:
Nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc vẫn giữ được vị trí chủ thể và có tác
dụng Việt hóa những yếu tố văn hóa ngoại nhập, làm phong phú thêm văn hóa
truyền thống.
Từ thời Hán trở đi, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của
giai cấp thống trị và cũng du nhập vào nước ta.
Nho giáo, chữ Hán và những nét văn hóa Hán chỉ được truyền bá và phát
triển trong một bộ phận quan lại đô hộ và tầng lớp trên của xã hội. Do đó, những
phong tục, tập quán cổ truyền của ta về cơ bản vẫn được giữ gìn.
Đầu cơng ngun, Phật giáo ở Ấn Độ đã du nhập vào nước ta. Sau đó, các
Thiền phái tiếp tục du nhập vào.
Đạo giáo du nhập vào nước ta từ cuối thế kỉ II, nó có ảnh hưởng sâu rộng
hơn Nho giáo và hịa quyện vào với những tín ngưỡng dân gian cổ truyền.
Nhìn chung, Phật, Nho hay là Đạo giáo dù có bằng cách này hay cách khác
du nhập vào nước ta thì khuynh hướng thích nghi và hịa nhập vào tín ngưỡng dân
gian vẫn là khuynh hướng chủ đạo.
Câu 5. Trình bày khái qt về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của vương quốc Champa?
a. Chính trị
Nhà nước Chămpa hình thành trên cơ sở nhà nước Lâm Ấp. Cịn nhà nước
Lâm Ấp thì hình thành trên cơ sở cuộc đấu tramh chống lại đế quốc Hán của nhân
dân huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam.


Từ thế kỉ II đến thế kỉ V, nước Lâm Ấp trải qua hai chặng đường lớn gắn
liền với 2 vị thủ lĩnh nổi tiếng là Khu Liên và Phạm Văn.

Bên cạnh đó, ở phía Nam, bộ lạc Cau cũng đã hình thành một tiểu quốc tồn
tại độc lập với Lâm Ấp, và bắt đầu mạnh lên ở thế kỉ VIII.
Vương quốc Champa khơng phải là một quốc gia có thể chế chính trị trung
ương tập quyền mà là một dạng nhà nước liên bang gồm nhiều tiểu quốc.
Trong các thế kỉ V – VIII, vương quốc Chămpa bước vào giai đoạn mới, hịa
bình hơn. Tuy nhiên có 2 cuộc chiến tranh lớn vào các năm 446 – 447 và năm 605.
Năm 433, vua Chămpa yêu cầu vua Tống cho ông cai quản toàn bộ Giao
châu. Năm 446, vua Tống cho quân tiến đánh Chămpa. Năm 605, nhà Tùy cho
quân đánh vào kinh đô của Chămpa. Vua Chămpa đặt quan hệ hịa hảo với nhà
Tùy Đường đến năm 809.
Sau đó là thời kì hưng thịnh trong thế kỉ IX – X. Trong lúc này đã có một
cuộc hơn nhân giữa bộ lạc Cau và Dừa. Năm 1000 vương quốc Chămpa dời đơ về
Bình Định.
Về tổ chức nhà nước, vương quốc do một quốc vương đứng đầu và các quan
cao cấp. Có 3 cấp quan là tơn quan, thộc quan và ngoại quan. Quan lại các cấp có
phẩm phục riêng. Nhà vua tự cho mình là người được thần linh che chở. Đẳng cấp
Bà La Môn phụ trách tôn giáo và hơn nhân.
Về qn đội : vương quốc có qn đội bao gồm cấm quân, bộ bimh, tượng
binh, thủy binh. Binh lính rất thiện chiến, họ dùng giáo mác, gươm, cung tên... Nhà
vua có khoảng 5.000 thị vệ. Quân số lên đến hàng vạn. Có các thành lũy nổi tiếng
như Khu Trúc, Sinhapura...


Về đối ngoại, có quan hệ với nhiều nước trong vùng như Ấn Độ, T.Quốc,
Mã Lai,... về sau có Đại Việt, Phù Nam, Chân Lạp, vừa có hịa bình vừa có chiến
tranh. Các mối quan hệ đã góp phần tác thành văn hóa nghệ thuật Chămpa
b. Kinh tế
Về cơ bản là nông – ngư nghiệp.
Chămpa nằm trong khu vực được thiên nhiên khá ưu đãi, có nhiều sản vật,
khí hậu thuận lợi cho cây cối và các loại động vật sinh sôi. Người dân ở


đây lấy nông nghiệp làm nghề chủ yếu. Lúa Chiêm phổ biến ngày nay là thành quả
nông nghiệp của người Chăm. Họ sống quần tụ ven các dịng sơng, và có xu hướng
tiến ra biển, về núi, tấn công ra Bắc Trung Bộ (đồng bằng hẹp)
Trồng dâu nuôi tằm và trồng bông dệt vải, trồng dừa, trồng cau là những
hoạt động nông nghiệp quan trọng. Chămpa cũng là vùng có nhiều lâm thổ sản và
khống sản quý giá như trầm hương, quế, vàng bạc, đá quý...
Ngư nghiệp cũng rất phát triển, họ thạo núi quen biển, đánh cá là nghề quan
trọng thứ hai sau nông nghiệp. Họ rất nổi tiếng với nghề này, đã vượt biển đến Ấn
Độ dương, T.Quốc, Trung Cận Đông.
Các ngành nghề thủ cơng đặc biệt phát triển và khá đa dạng. Có nghề chế tác
đá, đúc đồng, chế tác đồ sắt phổ biến hơn cả đồ đồng, làm thủy tinh, tạc tượng, kim
hồn và đặc biệt là dệt, đóng gạch, làm đồ trang sức.
Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển đa canh, giỏi nghề đi biển, vượt biển,
các ngành nghề thủ công phong phú như thế, rõ ràng vương quốc Chămpa đã hình


thành các đơ thị.. Có khá nhiều những đơ thị gần sơng gần biển giao thương rộng
rãi với bên ngồi.
c. Văn hóa
Văn hóa Chăm có nguồn gốc từ văn hóa Sa Huỳnh nhưng trên đường phát
triển đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Qúy tộc Chăm đã tiếp thu và sử
dụng hệ thống thần quyền của Ấn Độ.
Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ và bắt đầu từ tấm bia Võ Cạnh với tục thờ dấu
chân của đạo Ni Càn đến dấu chân thần ở núi Hương Ấn,... một tục thờ của Ấn Độ
TCN, mà cả Bàlamôn và Phật giáo đều sử dụng. Đứng đầu các thần là thần chủ
Indra. Họ cũng sùng bái các vị thần Ấn Giáo và tiếp thu Phật giáo.
Người Chămpa đã tạo nhiều tượng tròn hoặc phù điêu về các vị thần, các
con vật cưỡi của thần... để phục vụ việc thờ cúng. Tượng Phật, tượng Bồ Tát cũng
được tìm thấy ở Đồng Dương. Họ cũng xây dựng các đền núi để chứa đựng các

thần linh.
Về chữ viết, chữ Phạn được tiếp thu cải biến và sử dụng sớm ở Chămpa từ
thế kỉ IV. Chữ Chăm cổ có 16 nguyên âm và 31 phiên âm và 6 loại chữ viết. Triều
đình Chămpa đã lấy các từ, các địa danh Ấn Độ để đặt tên cho tên nước, tên châu,
huyện của mình. Nội dung và hình thức văn bia chữ Phạn, các điển tích tơn giáo và
văn học Ấn Độ cũng được vua, chua và các học giả lĩnh hội và sử dụng.
Người Chămpa tiếp thu và sử dụng lịch Ấn Độ trong sản xuất và đời sống.
Âm nhạc với các nhạc cụ trống, sáo, đàn và múa với các tượng vũ nữ còn lại
trong trong các kiến trúc đền thờ là những nét đặc sắc trong văn hóa Chăm.
Bên cạnh đó cịn một kho tàng văn học dân gian truyền miệng ca dao tục
ngữ, truyện kể...


d. Xã hội
Là xã hội của cư dân nông nghiệp nên quan hệ trong xã hội là những quan
hệ về ruộng đất, về sở hữu và sử dụng ruộng đất đó. Chưa tìm thấy dấu hiệu chứng
tỏ nhà vua, quan lại quý tộc có lãnh địa riêng, cho thấy ruộng đất vẫn do người
nông dân giữ và canh tác, dưới sự quản lý của công xã. Công xã là nơi duy trì các
quan hệ cộng đồng và thân tộc trong đời sống của cư dân Chăm.
Do có nhiều tiểu quốc nên tầng lớp quan lại, quý tộc chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong hơn nhân và gia đình, người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Phụ nữ cưới
chồng , khi vợ chết thì chồng phải lấy em vợ, thậm chí hai chị em cùng chung một
chồng. Trong hôn nhân và cả các quan hệ xã hội nói chung, khơng thấy rõ sự phân
biệt đẳng cấp.
Xã hội có 2 tầng lớp đặc biệt là tăng lữ, tu sĩ và nô lệ. Tu sĩ có vai trị lớn
trong xã hội do chịu ảnh hưởng của Bàlamôn - Ấn Độ giáo. Họ giữ vai trị duy trì
cơng việc tế tư thần linh và cố vấn cho các vua Chăm. Các tu sĩ cũng có vị trí nhất
định. Nơ lệ phục vụ trong các gia đình quyền q và đền miếu, là tầng lớp khơng
thể thiếu của xã hội Chăm cổ.
Câu 6. Trình bày khái qt về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của

vương quốc Phù Nam?
-Chính trị :
+Phù Nam là một quốc gia gồm nhiều cộng đồng ,xã hội khác nhau,theo thể chế
quân chủ tập quyền.Vua tự xưng là Hoàng đế vũ trụ,vua Phù Nam không chỉ cai
quản lãnh thổ của mình mà cai quản cả các vùng đã xâm chiếm được .Tuy nhiên
,đây không phải là một nhà nước có tổ chức ,thống nhất mà chỉ là tập hợp của các
tiểu Quốc ,trong đó mỗi tiểu Quốc vẫn giữ nguyên tổ chức ,tên gọi và cả truyền


thống của mình .Các tiểu quốc chỉ là những nước chư hầu ,được cai trị bởi tiểu
vương và phải nộp cống phẩm cho Vương Quốc Phù Nam.
Ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa vương quyền và thần quyền .Đạo baflamon
được sử dụng làm cơng cụ hưũ hiệu hóa uy quyền của nhà vua .Những tư tưởng
công bằng và luật cịn rất thơ sơ.
Như vậy ,tuy pháp luật Phù Nam có chịu ảnh hưởng của luật pháp ấn độ nhưng
chưa thành hệ thống pháp lí như ấn độ vào cùng thời điểm đó.
-Kinh tế -xã hội :
+Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phù Nam là sự kết hợp giữa noong nghiệp
trồng lúa nước với thủ công nghiệp và ngoại thương .
+Vương Quốc Phù Nam nằm trên vungf khí hậu nhiệt đới ẩm ,đất đai vốn là đầm
lầy nên rất màu mở lại nằm trên lưu vực của các con sơng lớn .Đó là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp .Mỗi năm ,Phù Nam có thể thu hoạch ba
vụ lúa,người Phù Nam cũng trồng nhiều loại cây khác như chuối ,cam ,quýt
,mía ,đậu ,vừng…
+Bên cạnh nông nghiệp ,một bộ phận dân cư ở đây cũng sống bằng nghề săn
bắn ,hái lượm và đánh cá .Tuy nhiên ,bộ phận này rất ít,chủ yếu là bộ tộc Mơn
Cổ ,cịn đa số vẫn sống bằng nơng nghiệp trồng lúa nước.
Thủ công nghiệp đã phát triển tới một trình độ cao .
Thủ cơng nghiệp ở Phù Nam có 2 đặc điểm nổi bật :
+Thứ nhất :sự phong phú và đa dạng của các nghề thủ công .Qua các hiện vật tìm

được ở di chỉ văn hóa ĨC eo đã chứng minh cho sự đa dạnh của các ngành nghề ở
đây : nghề mộc ,nghề đá,nghề tạc tượng ,nghề kim hoàn ,nghề luyện kim…


+Thứ 2 :sự phát triển ở trình ddộ cao của một số nghề thủ công như : gốm ,luyện
kim và kim hoàn .Sản phẩm gốm cuả Phù Nam phong phú ,đa dạng về loại hình
,đạt trình độ khá cao về kĩ thuật chế tác gốm .Gốm có nhiều loại như vị ,hũ ,bình
,lọ ..Trên đồ gốm có nhiều kiểu loại hoa văn khác nhau như :hình đường kẻ song
song ,đường hinhf rawngcuwa ,đường cong uốn lượn…
Thương nghiệp ở Vương quốc Phù Nam đặc biệt phát triển .Thậm chí trong cư
dân của Phù Nam cịn có một bộ phận chun làm nghề bn bán .ĨC eo chính là
một trung tâm thương mại phát triển bậc nhất và quan trọng nhất của Vương
Quốc Phù Nam .Tại đây họ tìm được rất nhiều tiền của Phù Nam ở óc eo ,Nam
thái lan và hmawza.
Tóm lại có thể thấy ,nền kinh tế của Phù Nam là một nền kinh tế đan xen hài hòa
giữa các ngành kinh tế .Một mặt ,họ có thể ‘dùng vàng ,bạc ,châu ngọc,hương liệu
làm đồ cúng và nạp thuế « của một nền kinh tế thương mại ,mặt khác họ vẫn theo
nghề trồng trọt và thủ công nghiệp để đảm bảo lương thực và đồ dùng hằng
ngày .Nền kinh tế phù nam trong một chừng mực nhất định mang tính chất của
một nền kinh tế hàng hóa.
Tren cơ sở một nền kinh tế đa dangj và phát triển ,xã hội Phù Nam có sự phân hóa
giàu nghèo .
Trong xã hơị có các tầng lớp khác nhau ,như q tộc ,bình dân ,tầng lớp nơ tì.
Cư dân ở đây có tập qn ở trần ,xăm mình ,xõa tóc ,đi chân đất ,mặt váy chui đầu
.Cũng có ngươì đi guốc bằng gỗ.
-Văn hóa :
+Khơng chỉ phát triển về kinh tế mậu dịch hàng hải ,trở thành một cường quốc
quân sự ,chính trị ,Phù Nam cịn có một nền kinh tế rất đặc sắc ảnh hưởng đến các
quốc gia láng giềng ,để lại những dấu ấn độc đáo nhất định trong lịch sử.



Chữ viết ;người Phù Nam sớm mượn chữ cổ ấn độ ,chữ brahmi,chữ sankrit.Đây là
chữ viết của giưới quý tộc ,tăng lữ cung đình .Tuy nhiên ,qua thời gian truyền
bá ,một số chữ đã trở thành đối tượng quen thuộc với người bình dân .Điều này
này khẳng định qua các bia tìm được .Chính người Phù Nam đã dùng chữ Phạn để
khắc lời chú trên đồ trang sức như nhẫn ,mătj dây chuyền ,bia .Người ta cịn tìm
thấy 4 tấm bia chữ phạn dạng cổ thuộc thế kỉ thứ v.
-Tín ngưỡng ,phong tục ,tôn giáo ,tập quán :
Trước khi chịu anh hưởng của tôn giáo ấn độ người Phù Nam theo tín ngưỡng bái
vật giáo với truyền thống thờ đá .Bên cạnh đó ,tục thờ sinh thuực khí bằng đất
nung ,bằng cuội tự nhiên và những hình tượng thảo mộc ,cầm thú cũng khá thịnh
hành.
Người phù nam chịu ảnh hưởng của cả đạo bàlamôn và đạo phật của ấn độ .Trong
đó đặc biệt là đạo phật .
Cư dân Phù Nam cũng có những phong tucj riêng :chẳng hạn đối với người chết
họ được xử lí theo 4 cách : ném thi hài xuống sông ,thiêu cháy thành tro chôn cất
trong hầm và phơi xác cho chim mổ .Tập quán tắm rửa của người Phù Nam cũng
khá lạ môtj số gia đình cùng sử dụng chung một thùng tăms ,tục này vẫn còn được
thấy ở Campuchia.
Kiến trúc ,điêu khắc :ở phù nam khơng có những cơng trình kiến trúc lớn ,vĩ đại
đạt được trình độ thẩm mĩ cao nhưng kiến trúc nhà ơr cũng như đền ,chùa ở Phù
nam được thiết kế rất độc đáo ,theo hướng thích ứng với điều kiện tự nhiên.

Câu 7 :tình hình chinh trị đại việt thời lý


Cuối triều Tiền Lê, xu hướng cát cứ lại từng lúc nổi dậy và triều đình áp dụng
chínhsách qn sự để giữ vững sự thống trị. Cuộc sống của nhân dân trở nên vơ
cùng khổ sở. Vìvậy sau khi Lê Long Đĩnh mất, quan lại và sư tăng đã tôn Lý Công
Uẩn lên làm vua và lậpnên triều Lý vào ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu (1009). Lý

Công Uẩn lên ngôi vua, chọn niên hiệu là Thuận Thiên và lấy năm Canh Tuất
(1010) làm năm mở đầu cho triều đại của mình.


Tháng 7 năm 1010, ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn quyết định dời đô về
Thăng Long ở đồng bằng Bắc Bộ bên bờ sông Hồng thông qua Chiếu Dời Đô
.

=>> việc dời đô đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược sâu rộng của ơng trong việc
xây dựng một sự nghiệp lâu dài ,phản ánh thế đi lên cuả vướng triều và đất nước
( Rồng Bay ) .




Xây dựng bộ máy chính quyền qn chủ tập trung :
- Các vua Lý đã tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền tập trung theo mơ
hình nhà Tống bên Trung Quốc .tuy nhiên đó chỉ là trên danh nghĩa ,cịn
trên thực tế chức năng của nó đơn giản hơn nhiều .
- Trong triều các vua Lý tự xưng là Thiên Tử lập ra các ngơi Hồng Hậu và
Thái Tử ,phong tước cho các quý tộc ,định hội thể Đông Cổ hàng năm ở
Kinh đô để đảm bảo long trung thành
- Triều đình đặt hệ thống quan chức theo 9 phẩm ,lúc đầu lựa chọn chủ yếu
theo hình thức nhiệm tử ( con cháu được tập ấm ) và tuyển cử ( giới thiệu
bảo lảnh ) .đứng đầu có các chức vinh hàm Tam thái và Tam thiếu ( sư,
phó, bảo ).Chúc Thái úy có vai trị như Tể Tướng ( Lý Thường Kiệt , Tô
Hiến Thành đã giữ chức này ).Thiếu úy coi cấm binh .Giúp việc cho tể
tướng có chức hành khiển .
- ở cấp địa phương nhà nước cho chia 24 lộ -phủ ,đặt các chức tri phủ ,tri
châu dưới phủ là huyện và hương

- chính quyền nhà nước Lý là một chính quyền sung phật và thân dân
.Nhiều nhà vua quý tộc đã theo phật giáo đề cao tư tưởng từ bi ,bác ái .
Quân đội và luật pháp :
- Nhà Lý có nhiều loại quân .Ở Kinh thành có Cấm quân (Thiên tử quân )
bảo vệ triều đình .Ở địa phương có lộ qn hay sương quân lấy từ các
hoàng nam ,ở các lộ phủ .Trong làng xã cịn có dân binh, hương binh.


Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thủy ,Kỷ luật nghiêm minh huấn
luyện chu đáo .Từ thời Lý đã thi hành chính sách “Ngự binh ư nơng “cho
qn sỉ luôn phiên về cày ruộng theo tinh thần “ tĩnh vi nơng ,động vi
binh ”.Chính sách đó vừa bảo đảm sản xuất vừa bảo đảm động viên quân
đội khi cần thiết .
- Nhà Lý là vương triều VN đầu tiên ban hành luật thành văn .năm 1042 sai
quan san định luật lệ ,biên thành điều khoản soạn ra Hình thư gồm 3
quyển xuống chiếu ban hành trong dân gian : bảo vệ hoàng cung,trị mưu
phản ,quý tộc được chuộc bằng tiền ,bảo đảm trật tự ,giải quyết tranh chấp
,mua bán ruộng đất ……
- Ở làng xã hình thức luật tục (tập quán pháp ) vẩn duy trì và được mọi
người tuân theo
Xác lập chủ quyền quốc gia và dân tộc
- Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt quốc hiệu này sẻ
tồn tại mải cho đến đầu thế kỉ XIX .năm 1175 nhà tống chính thức công
nhận chủ quyền quốc gia của Đại Việt khi đổi danh hiệu sắc phong từ
Giao Chỉ quận vương Thành An Nam quốc vương .
- Ý thức dân tộc ơ mặt lảnh thổ vương triều đã được bộc lộ ra gtrong bài
thơ Thần tương truyền của Lý Thường Kiệt .Ý thức tìm về cội nguồn dân
tộc củng được biểu hienj trong tác phẩm Việt điện u linh của Lý Tế
Xuyên .
-




Vương triều Lý tồn tại gần 216 năm, trải qua 9 đời Vua:
1. Lý Thái Tổ (1009 - 1028) – Lý Công Uẩn
2. Lý Thái Tông (1028 - 1054) – Lý Phật Mã
3. Lý Thánh Tông (1054 - 1072) – Lý Nhật Tôn
4. Lý Nhân Tông (1072 - 1127) – Lý Càn Đức
5. Lý Thần Tông (1128 - 1138) – Lý Dương Hốn
6. Lý Anh Tơng (1138 - 1175) – Lý Thiên Tộ
7. Lý Cao Tông (1175 - 1210) - Lý Long Cán
8. Lý Huệ Tông (1210 - 1224) – Thái tử Sảm


9. Lý Chiêu Hồng (1224 - 1225) – Cơng chúa Chiêu Thánh
Câu 8.tinh hinh chinh trị dai viet thoi tran ,va so sanh vs thoi ly
Tình hình chính trị






Sự thành lập triều Trần :
- Nhà Lý suy vong
- Vương triều Trần tồn tại được 174 năm ,gồm 12 đời vua ( không kể
Dương Nhật Lễ ).Họ Trần quê ở hương Tức Mặc ( ngoại thành Nam
Đinh) ,từ nhiều đời sang làm nghề chài lưới ở huyện Long Hưng (Thái
Bình) .trở thành những hào trưởng có thế lực về kinh tế ,qn sự và chính
trị

- Q trình chiếm ngơi của nhà Trần ( bức tử Lý Huệ Tông ở chùa chân
giáo ) Trần Tự Khánh đem quân về chiếm được Thành Thăng Long vừa
phò tá vừa hiếp đáp vua Lý ,an hem con cháu họ Trần lần lượt nắm giử
các chức vụ quan trọng trong triều . Trần Tự Khánh chết mọi quyền lực
tập trung vào tay Trần Thủ Độ . Trần Thủ Độ bố trí cho cháu mình là
Trần Cảnh ( 8 tuổi ) vào cung vui chơi cùng Lý chiêu hoàng .đầu năm
1226 Trần Thủ Độ đạo diễn một cuộc đảo chính cung đình ,tun bố Lý
Chiêu Hồng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng Nhà Lý sụp đổ
nhà Trần lập
Bộ máy chính quyền
- Đặc điểm chung : tiếp tục mơ hình Tơng nhưng có nét đặc sắc hơn là mơ
hình qn chủ q tộc dong họ đậm đặc hơn thời lý
+ Tầng lớp quý tộc tông thất nắm độc quyền lãnh đạo quốc gia ,các chức
vụ chủ chốt trong triều đình đều do các người họ hang than cận với nhà
vua nắm giữ ,
+ Để đề phòng nạn ngoại thích nhà Trần đã thực hiện chế độ hôn nhân
đồng tộc ,nhiều nhà vua và vương hầu tôn thất nhà Trần đã lấy người
trong họ hàng đôi khi khá gần gủi ( Trần thái Tông lấy chị giâu ,Trần Thủ
Độ lấy chị họ ,Trần Quốc Tuấn lấy em họ ) Mặt khác các vua Trần cũng
hết lòng thương yêu đùm bộc các vương hầu tôn thất .
+ Để đảm bảo tính thận trọng và sự an tồn trong việc thừa kế ngôi vua
cũng như để cho các nhà vua trẻ có thời gian tập dượt điều hành việc
nước nhà Trần đã thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng .
Tổ chức chính quyền phát triển hơn thời lý


Trung ương : Thiên Tử ,Hoàng hậu ,Thái Tử , hội thề Đồng Cổ (04/4)
.gồm 9 phẩm Tam Thái ,Tam Thiếu (sư,phó,bảo ) Tam tư ( đồ ,mã ,khơng
) .Tướng quốc phần nhiều là hư hàm .mô phổng nhà tống .Các chức quan
có trách nhiệm cụ thể trong triều là hành khiến ,giúp việc sau có các

thượng thư ,thị lang ,.về ngạch võ có các chức Phiêu kỵ thượng tướng
quân ( dành riêng cho hoàng tử ).Tiết chế tướng quân >Các chức vụ quan
trọng trong triều lúc đầu phần lớn do q tộc tơng thất nắm giữ sau đó
nhu cầu chuyển dần sang giới lieu quan .
- Hành chính : 24 lô-phủ như thời Lý (dù sách viết 12 lô-phủ chỉ ở vùng
đồng bằng ) dưới lộ đến phủ (An phủ ,chánh phó sử ) huyện (Tri huyện
,chuyển vận ,tuần sát ,lạnh úy ,chủ bạ ) trong coi việc hộ và hình ở địa
phương ; xã ( xã quan ,đại tiểu ,tư xã ,xả chính ,xã sử xã giám , tất cả gọi
là xã quan ),.
- Cơ quan chuyên môn : Bí Thư Sảnh ( phụ trách văn thư thực lục ).Quốc
tử giám ( giáo dục ) .Các chức quan kinh tế như Chuyển vận sứ ,Hà đế
sứ ,Đồn điền sứ ,các chức quan văn hóa như Hàn lâm viện ,Quốc sử
viện ,Thái y viện ,Thái chúc ty ( phụ trách việc cầu đảo ,lễ nhạc )
- Phương thức tuyển dụng : Nhiệm tử ( tập ấm ) ,tuyển cử ( giới thiệu và
bảo lảnh ) ,khoa cử ( qua các kì thi ) .Nhà Trần cũng đã định ra lể khảo
duyệt (khảo khóa ) các quan theo định kì . trọng thực tài không câu nệ
khoa bảng .
Tổ chức quân đội và luật pháp .
Quân đội nhà Trần là một quân dội mạnh ,thiện chiến ,được huấn luyện tốt
và được thử thách qua các cuộc kháng chiến .
- Có các loại quân : Cấm quân bảo vệ kinh thành ,quân địa phương các lộ
và quân của các quý tộc gọi là vương hầu gia dồng gia binh .quân tứ
sương coi giửu 4 cửa thành ,quân thiên tử bảo vệ nhà vua được coi là tin
cậy nhất ,
- Quân nhà Trần được phiên chế thành quân và đô ,đông tới hang chục
vạn .nhưng vào thwoif bình thì số lượng quân thường giam nhiều qua
chính sách “ Ngự binh ư nơng “ cho quân sỉ luôn phiên về cày cấy .Nhà
Trần đã cho lập Giãng đường ở phía Tây thành thăng Long để huấn luyện
quân sỉ
-




Luật pháp cũng giống như thời Lý dưới thời Trần đã tồn tại song somng hai hình
thức pháp luật : luật thành văn do nhà nước ban hành ,và luật tục trong các làng


×